(1)

Giám đốc CIA thời kỳ sau chiến tranh lạnh James Woolsey.
Giám đốc CIA thời kỳ sau chiến tranh lạnh James Woolsey.
Hiếm khi có những biến động toàn cầu phá vỡ những mẫu hình chính trị quốc tế. Một thay đổi như vậy đã xảy ra từ năm 1989 đến 1991 khi bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã. Cuộc đối đầu trong chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, diễn ra gay gắt kể từ khi kết thúc Thế chiến II, đã chấm dứt không như mong đợi.
Trên đây là dẫn nhập tiểu luận của Loch K.Johnson, giáo sư khoa học chính trị, trường đại học Georgia, về số phận và hoạt động của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Từng có thời điểm CIA được cho là nên giải tán, hoặc chỉ nhận được ít tiền thôi, nhưng cũng có ý kiến cho là cơ quan tình báo sẽ có vô khối việc để làm khi đối thủ lớn nhất đã tan rã. Những phần sau đây trích trong cuốn "Chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh", do James M. Lindsay° và Randall B. Ripley° biên soạn, nhà xuất bản Sự thật ấn hành.
Biến động đó có tác động như thế nào đối với Cơ quan Tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), một bộ máy viên chức bí mật chuyên hoạt động gián điệp và tiến hành chiến tranh bí mật chống Liên Xô trong suốt thời gian chiến tranh lạnh. Các bộ máy viên chức về chính sách đối ngoại đã phản ứng như thế nào trước một sự thay đổi đầy kịch tính trong tình hình thế giới? Loại thay đổi nào, nếu có, sẽ diễn ra trong một bộ máy tình báo bí mật khi kẻ thù bên ngoài chủ yếu của nó đột ngột biến mất?
Những động lực của sự thay đổi
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ đối mặt với một hình thái mới của các mối đe doạ. Trong mọt số trường hợp, các mối đe doạ thực sự đã tồn tạitrong một thời gian, nhưng bây giờ chúng đã nổi bật rõ nét khi việc Liên Xô biến mất cho phép các quan chức phụ trách về chính sách tại Washington hướng sự chú ý của họ vào phần còn lại của thế giới. Tìm hiểu những ý đồ của nước Nga đang có một kho vũ khí chiến lược lớn vẫn tiếp tục là mối quan tâm có ưu tiên cao. Có thêm những hiểm hoạ, trước mắt hay tiềm tàng, đòi hỏi sự chú ý bao gồm việc phổ biến các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt; một loạt các quốc gia bất hảo trong đó có Haiti, Iraq và Bắc Triều Tiên; nạn buôn bán và vận chuyển ma tuý đang phát triển; nhiều tổ chức khủng bố mà đứng đầu danh sách là các nhóm Hồi giáo cực đoan Hamas và Hezbolah; sự lan truyền các phần tử tội phạm quốc tế hoạt động trên khắp các nước cộng hoà thuộc Liên Xô (cũ) và những nơi khác; sự bùng nổ các cuộc chiến tranh sắc tộc đe doạ các lợi ích an ninh và nhân đạo của Hoa Kỳ, đặc biệt cấp bách là tại Bankans (Jonhson 1992 - 1993).
Trong bối cảnh thế giới đó, những quan chức hoạch định chính sách yêu cầu những người quản lý CIA cung cấp nhiều thông tin và phân tích hơn là trong thời kỳ chiến tranh lạnh, một tình hình mà CIA và 12 cơ quan đồng sự của nó nhìn với thái độ lưỡng lự. Một mặt, hàng loạt yêu cầu mới có thể là quá tải đối với các khả năng tình báo có giới hạn của Hoa Kỳ; mặt khác, những nhiệm vụ mới hiện nay cũng có nghĩa là hợp pháp hoá các cơ quan tình báo, trong khi mỗi cơ quan đều rất quan tâm đến ngân sách tài trợ và lý do tồn tại của mình vào lúc sự đe doạ của Liên xô đã lùi vào lịch sử.
Hơn nữa, vào lúc chiến tranh lạnh kết thúc, các nhà chính trị ở Washington đã bắt đầu đề nghị cắt giảm chi tiêu của chính phủ do sự lo lắng phổ biến về thâm hụt ngân sách và các khoản nợ quốc gia ngày càng tăng đến mức báo động, một phần lớn là do các chi tiêu bừa bãi trong những năm 1980. Đây là thời kỳ cần thu nhỏ chính phủ lại – một triển vọng không thú vị đối với các cơ quan tình báo, đặc biệt là CIA đang bị chỉ trích là đã không đoán trước được sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.
Hơn nữa, kể từ khi tiến hành những cuộc điều tra lớn về các cơ quan tình báo năm1975, Quốc hội ngày càng dính líu sâu vào chính sách tình báo và hiện nay đang có vị thế tốt để ảnh hưởng đến tương lai của CIA trong thời kỳ sau chủ nghĩa cộng sản. Nhà Trắng cũng là một nguồn ý kiến và quyền lực về vấn đề các cơ quan tình báo nên đi theo phương hướng nào. Bản thân các cơ quan này cũng vậy, mặc dù nhiều tài liệu bàn về các bộ máy viên chức đã gợi ý rằng bản năng tự nhiên của chúng ta sẽ chống lại bất cứ thay đổi nghiêm túc nào đối với cách làm quen thuộc của chúng (Rainey 1996; Rosati Hagan và Sampson 1994). Trong một nước dân chủ, bất kỳ sự tính toán nào, về thay đổi cũng không thể bỏ qua ảnh hưởng của các nhóm gây sức ép và các phương tiện truyền thông, một lực lượng có ảnh hưởng bên ngoài chính quyền mà chắc chắn sẽ phát biểu ý kiến về việc nên làm thế nào để “tái tạo” CIA.
Ở cấp độ từng cá nhân quan chức hoạch định chính sách, người ta có thể dự kiến những thay đổi trong hoạt động của CIA sẽ được định hình bởi Tổng thống và các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông, Giám đốc CIA và các nhà giám sát trong Quốc hội (thường chỉ là một số ít) có quan tâm sâu sắc đến chính sách tình báo (Johnson 1980,1996). Đôi khi, vai trò lãnh đạo của những cá nhân có quyết tâm và có ảnh hưởng lại có thể tạo ra những thay đổi quan trọng về chính sách; chứng cớ về điều đó là vai trò của các Thượng nghị sĩ Barry Goldwater (Đảng Cộng hoà - bang Arizona) và Bill Nichols (Đảng Cộng hoà - bang Alabana) trong việc xây dựng đạo luật nổi tiếng năm 1986 về cải cách quân đội mang tên họ. Ngược lại, một quan chức ít lưu tâm đến một chính sách cụ thể có thể!!!3746_3.htm!!! Đã xem 44735 lần.


Nguồn: vnexpress.net
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 25 tháng 8 năm 2004