Trước khi đọc bài này, bạn hãy suy nghĩ và trả lời hai câu hỏi sau: 1. Trong đời tôi, lúc nào đó tôi đã cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa một cách đặc biệt, đó là khi... 2. Một số lý do tại sao tôi muốn học hỏi thêm về đức tin Công giáo, đó là...CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THIÊN CHÚA Vào thập niên 1960, Paul Stookey nổi tiếng với nhóm tam ca "Peter, Paul, and Mary." Ít có thính giả hâm mộ biết được Stookey đã trải qua một cuộc đổi đời trong những năm này. Dù thành công, nhưng anh đã cảm nghiệm một cơn đói thiêng liêng. Rồi một ngày cơn đói đã trở nên trầm trọng đến nỗi anh phải đến cầu cứu ca sĩ Bob Dylan. Sau này Stookey phát biểu người thực sự biết được thiêng liêng nghĩa là gì thì đó phải là Dylan. Stookey và Dylan đã nói chuyện với nhau thật lâu. Dylan đưa ra hai đề nghị. Đề nghị thứ nhất, anh bảo Stookey hãy trở về thăm ngôi trường trung học cũ của mình, hãy đi hết các dãy hành lang của trường và hãy tìm lại nguồn gốc của mình. Thứ hai, anh xin Stookey hãy bắt đầu đọc Kinh Thánh, nhất là Tân Ước. Stookey làm theo lời khuyên của Dylan. Anh bắt đầu mang theo bên mình cuốn Kinh Thánh. Sau này anh bảo cuốn Kinh Thánh tựa như người anh em của anh. Rồi dần dần một điều gì đó bắt đầu xảy đến. Trong một cuộc phỏng vấn, Stookey đã giải thích rằng anh bắt đầu khám phá thấy mọi chân lý anh đi tìm đều tiềm tàng trong cuộc đời Đức Giê-su. Stookey hứng khởi với khám phá của mình. Anh đã biết Đức Giê-su là gương mẫu, nhưng anh vẫn chưa nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa. Thế rồi một buổi tối kia anh trình diễn tại Austin, Texas. Có một thanh niên đã vào hậu trường và bắt đầu nói với anh về Đức Giê-su. Hết sức giản dị, chàng thanh niên đã chia sẻ với Stookey những gì anh hiểu về Đức Giê-su. Rồi điều gì xảy ra sau đó thật khó diễn tả được. Stookey kể rằng anh bắt đầu cùng với chàng thanh niên cầu nguyện, xin phó thác đời anh cho Đức Giê-su. Rồi cả hai cùng nức nở khóc. Tối hôm đó ơn sủng Chúa đã đánh động Paul Stookey. Anh còn cả một con đường dài để đi, và anh cũng có thể vấp ngã trên cuộc hành trình ấy. Nhưng ơn sủng đã biến đổi anh một cách kỳ diệu. Sau này anh nói dù chúng ta có xin Chúa nắm lấy mạng sống chúng ta thì chúng ta vẫn có thể vuột trở lại với trần gian và với lối sống của nó. Câu truyện đức tin của Paul Stookey vừa hứng thú lại vừa dạy chúng ta một bài học. Hứng thú vì nó thúc giục chúng ta hãy theo gương anh. Dạy một bài học vì nó cho chúng ta một cái nhìn về những gì diễn tiến trong một cuộc hành trình đức tin như vậy. Chúng ta biết cuộc hành trình đức tin có nghĩa là: ° mở lòng đón nhận ơn sủng Chúa, ° đến với người khác để xin họ giúp đỡ mình, ° lắng nghe lời Chúa, ° cầu nguyện với Chúa, ° cảm nghiệm những thăng trầm. Giờ đây chúng ta hãy xét từng điểm một.MỞ LÒNG ĐÓN NHẬN ƠN SỦNG CHÚA Mỗi hành trình đức tin là một công cuộc của ơn sủng. Hành trình bắt đầu với lời gọi của Chúa. Lời gọi này có thể mang nhiều hình thức. Nó có thể là một cơn đói thiêng liêng sâu đậm, giống như trường hợp của Stookey. Hoặc có thể do một người bạn hay người vợ hoặc chồng. Dù mang hình thức nào thì lời gọi của Thiên Chúa cũng không phải là những gì chúng ta hoàn toàn xứng đáng lãnh nhận. Chúng ta không thể làm gì để bắt buộc Chúa phải gọi chúng ta, mà chúng ta chỉ cần biết mở lòng đón nhận lời gọi ấy. Lời gọi ấy là một quà tặng. Đó là hoàn toàn do ơn sủng. Một khi đã bắt đầu, cuộc hành trình đức tin sẽ tiếp diễn như một tiến trình lần hồi, một tiến trình trở về. Thiên Chúa dẫn chúng ta đi từng bước một, từ nơi Ngài gặp chúng ta tiến tới nơi Ngài muốn chúng ta đến. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta trong từng chặng đường. Ngài soi sáng nẻo đường chúng ta đi khi đường tối. Ngài làm tinh thần chúng ta phấn khởi khi tâm hồn chúng ta mệt lả. Ngài đỡ chúng ta dậy khi chúng ta vấp ngã. Ơn sủng của Chúa bao bọc chúng ta từng gang tấc trên cuộc hành trình đó.Thiên Chúa để chúng ta được tự do Nhưng Chúa không ép buộc chúng ta. Ngài tôn trọng sự tự do của chúng ta. Có nghĩa là nếu muốn để cho ơn sủng đến và biến đổi chúng ta, chúng ta phải mở lòng cho ơn sủng. Chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn để đón nhận ơn sủng. Nói cách khác, chúng ta phải làm phần dành cho chúng ta. Chúng ta phải hành động như là mọi sự tùy thuộc chúng ta, nhưng phải tin tưởng như là mọi sự tùy thuộc Thiên Chúa. Điều này đưa chúng ta sang điểm thứ hai nói về cuộc hành trình.ĐẾN VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ XIN HỌ GIÚP ĐỠ Cách Thiên Chúa ban ơn sủng cho chúng ta, đó là qua người khác, nhất là qua cộng đồng Ki-tô. Chúng ta hãy nhớ lại vai trò của Bob Dylan và chàng thanh niên Texas trong cuộc hành trình đức tin của Stookey. Chúng ta cũng có thể nhớ lại một số thí dụ khác trong Kinh Thánh. Gio-an Tẩy giả đã giới thiệu An-rê với Đức Giê-su (Ga 1:35-40). An-rê đem Si-mon Phê-rô đến với Đức Giê-su (Ga 1:40-42). Phi-líp-phê dẫn Na-ta-na-en tới Đức Giê-su (Ga 1:45-51). Mỗi cuộc hành trình đức tin đều có bàn tay giúp đỡ của cộng đồng tín hữu.Đức Giê-su là gương mẫu về sự giúp đỡ của cộng đồng Một thí dụ về người khác giúp đỡ chúng ta trong cuviên phải nói lên lòng tin của họ vào Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần. Giờ đây đến giây phút linh thiêng nhất của nghi thức.Các ứng viên được rửa tội Mỗi ứng viên tiến đến bên giếng rửa tội. Chủ tế đổ nước trên từng người ba lần trong khi đọc: “Tôi rửa (ông/bà/anh/chị/con) nhân danh Cha (đổ nước lần thứ nhất), và Con (đổ nước lần thứ hai), và Thánh Thần” (đổ nước lần thứ ba). Rồi cha mẹ đỡ đầu mặc cho người mới được rửa tội một chiếc áo rửa tội mầu trắng đang khi chủ tế nói: “Con hãy nhận lấy chiếc áo này và giữ nó tinh tuyền cho tới ngày Đức Giê-su Ki-tô lại đến phán xét, để con được sống đời đời.” Chiếc áo rửa tội tượng trưng cho việc người mới được rửa tội giờ đây mặc lấy Chúa Ki-tô. Thánh Phao-lô viết: “Bất cứ ai trong anh em được thánh tẩy để thuộc về Đức Ki-tô, đều mặc lấy Đức Ki-tô” (Gl 3:27). Bí tích Rửa tội kết thúc với việc các cha mẹ đỡ đầu thắp lên cây nến rửa tội từ lửa nến Phục Sinh (tượng trưng cho Chúa Ki-tô) và trao cho người mới được rửa tội. Đang khi đó, chủ tế đọc: “Con đã được Chúa Ki-tô chiếu sáng. Giờ đây con hãy bước đi như con cái sự sáng và giữ cho ngọn lửa đức tin của con cháy sáng trong tâm hồn. Khi Chúa đến, con được ra nghênh đón Ngài cùng với các thánh trên trời.”NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ ĐỨC KI-TÔ Một đoạn huấn dụ viết vào thế kỷ thứ ba cho các Ki-tô hữu mới được rửa tội cho chúng ta một kết luận thích đáng cho bài học về Bí tích Rửa tội: “Anh chị em đã được dẫn xuống giếng rửa tội tựa như Chúa Ki-tô đã được đem xuống khỏi thập giá và đặt trong mồ... Anh chị em được dìm xuống nước và ba lần chỗi dậy khỏi nước. Điều này tượng trưng ba ngày ba đêm Chúa Ki-tô đã ở trong mồ. “Như Chúa Cứu Thế đã ở trong lòng đất ba ngày ba đêm thể nào, cũng vậy, anh chị em chỗi dậy khỏi nước lần thứ nhất biểu tượng cho đêm thứ nhất... “Ban đêm người ta không nhìn thấy được, nhưng ban ngày họ bước đi trong sự sáng. Vậy khi anh chị em được dìm xuống nước cũng giống như ban đêm anh chị em không thể nhìn thấy. “Nhưng khi anh chị em chỗi dậy, cũng giống như bước ra ngoài ánh sáng ban ngày. Chính trong lúc chết đi là lúc anh chị em tái sinh. Nước cứu rỗi vừa là ngôi mồ vừa là mẹ sinh ra anh chị em” (Giáo lý Giê-ru-sa-lem).ĐỌC VÀ SUY NIỆM KINH THÁNH THẢO LUẬN Những diễn tả Kinh Thánh về nước nói với bạn về vai trò của nước như thế nào? Bí tích Rửa tội cần được cử hành trong khung cảnh cộng đoàn. Vậy bạn mong muốn cộng đoàn làm gì cho bạn và ngược lại?CHIA SẺ Hãy thảo luận những tư tưởng sau đây: ° “Trong Bí tích Rửa tội, hướng đi được đặt ra chứ không phải đích tới được đặt ra.” (Frederich Rest) ° “Một cử chỉ khi cử hành Bí tích Rửa tội tại Ấn-độ là ứng viên đặt bàn tay lên đầu của mình và nói: ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!’” (E. Paul Hovey) Truyện ngắn “The River” của Flannery O’Connor viết có một đoạn thật hay kể lại việc rửa tội cho chàng thanh niên Bevel tại một dòng sông. Rửa tội xong, vị mục sư nói với anh ta: “Bây giờ anh mới là đáng kể. Trước kia thì không.” Bí tích Rửa tội làm cho bạn “đáng kể” theo nghĩa nào? Một người kia hỏi một em nhỏ: “Ai làm ra em?” Đức nhỏ suy nghĩ một chút rồi trả lời: “Thiên Chúa làm ra em một phần.” Người kia hỏi lại: “Chỉ một phần thôi à? Em muốn nói thế nào?” Đứa nhỏ trả lời: “Chúa làm ra em nhỏ thôi. Còn bao nhiêu chính em phải làm.” Bí tích Rửa tội làm sao giống như vậy? Mọât người kia nói: “Khi bạn được rửa tội xong, đừng có lảng vảng bên dòng sống ấy quá lâu.” Người ấy muốn nói gì? Đối với một người lớn vừa được rửa tội, bạn sẽ cho họ lời khuyên gì? Tại sao bạn khuyên như vậy?The Catholic Vision III – 19Mark Link, S.J.Chuyển ngữ: Lm Trần đình Nhi