PHẦN THỨ III : Phụng tự
Bài 19
Bí tích Rửa tội

Trước khi đọc tiếp, bạn hãy hoàn tất hai câu hỏi sau đây:
Bí tích Rửa tội đặc biệt đối với tôi, vì…
Bí tích Rửa tội phải là một việc cử hành của cộng đoàn, vì…
BÍ TÍCH DẪN NHẬP (KHAI TÂM)
Trong những năm đầu của chương trình không gian, một phi thuyền được phóng vào quỹ đạo theo ba giai đoạn.  Mỗi giai đoạn hoàn tất một công việc đặc biệt thuộc tiến trình bay trong quỹ đạo.
Chúng ta có thể sử dụng hình ảnh về thời đại không gian ấy để diễn tả một người trở thành Ki-tô hữu như thế nào.  Ba giai đoạn là Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể.
Ba giai đoạn này được gọi là Bí tích Dẫn nhập (hoặc Khai tâm).  Chúng ta đừng nghĩ đó là ba nghi thức tách biệt, nhưng là một nghi thức với ba giai đoạn.
Cả ba giai đoạn này đều cần thiết để đưa một người vào “quỹ đạo của Chúa Ki-tô,” nếu có thể nói tương tự như vậy.
Giai đoạn thứ nhất là Bí tích Rửa tội
Hãy tưởng tượng bạn được đưa trở lại khoảng năm 300 sau công nguyên.  Tình cờ bạn đang ở trong một ngôi nhà lớn tại Rô-ma.  Hôm ấy là ngày Thứ Bảy Tuần Thánh.  Khoảng một trăm Ki-tô hữu hiện diện.
Đang lúc chờ xem điều gì xảy ra thì bạn thấy có dăm bảy người sẽ được gia nhập cộng đoàn Ki-tô đêm nay.  Các ứng viên tụ tập chung quanh hồ nước tại vườn hoa bên cạnh một phòng lớn.  Một kỳ lão (linh mục) và hai phó tế đang giúp họ chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Dẫn nhập.  Một vị giám mục chủ tọa buổi lễ.
Giai đoạn thứ nhất trong nghi thức là Rửa tội.  Để khởi sự việc rửa tội, các ứng viên phải hứa từ bỏ Sa-tan và tội lỗi.  Tiếp đến, một phó tế dẫn họ qua các bậc đá bước xuống nước.  Linh mục hỏi các ứng viên có tin Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần không.  Trả lời mỗi câu hỏi, ứng viên sẽ thưa:  “Tôi tin.”  Sau mỗi lần trả lời, ứng viên được rửa tội trong nước.  Rồi người ấy được mặc một tấm áo trắng.
Sau khi mọi người đã được rửa tội, họ được dẫn vào một phòng lớn nơi cộng đoàn đang tụ họp chờ đợi giai đoạn thứ hai.
Giai đoạn thứ hai là Bí tích Thêm sức
Giai đoạn Thêm sức bắt đầu với việc giám mục gọi tên từng người mới được rửa tội hãy tiến lên.
Tiếp theo, ngài đặt tay trên họ, cầu nguyện cho họ xứng đáng lãnh nhận Thánh Thần.  Rồi ngài xức dầu thánh cho họ, ôm hôn họ và nhận họ vào cộng đoàn Ki-tô hữu.
Giai đoạn thứ ba là Bí tích Thánh Thể
Giai đoạn thứ ba của tiến trình dẫn nhập là Bí tích Thánh Thể.  Bí tích Thánh Thể bắt đầu với bài hát và đám rước gồm những người bưng bánh và rượu, đem lên đặt trên một bàn lớn đặt ngay giữa phòng.  Tại đó những lễ vật được chuẩn bị cho Phụng vụ Thánh Thể.
Khi mọi sự đã sẵn sàng, giám mục cầu nguyện trên bánh và rượu, giống như Đức Giê-su đã làm trong bữa Tiệc Ly.
Sau hết, linh mục và các phó tế phân chia bánh và rượu (đã trở thành Mình và Máu Chúa Ki-tô) cho toàn thể cộng đoàn, kể cả những người mới nữa.
Khung cảnh này cho thấy Giáo Hội sơ khai đã cử hành Bí tích Dẫn nhập như thế nào.  Họ cử hành trong một lễ nghi gồm ba giai đoạn.
Nghi lễ nguyên thủy bị thay đổi
Khi Giáo Hội đã phát triển, giám mục không thể chủ tọa mỗi nghi thức tại từng giáo xứ vào đêm vọng Phục Sinh nữa.  Nhưng vì giám mục vẫn muốn đích thân tham dự vào việc dẫn nhập cho từng Ki-tô hữu, nên ngài dành riêng cho mình lễ Thêm sức gồm nghi thức xức dầu cho những người mới được rửa tội.  Ngài làm lễ này tùy tiện vào một ngày nào đó sau lễ Phục Sinh.  Do đó, giai đoạn Thêm sức đã bị tách rời khỏi nghi thức Dẫn nhập.
Khi Giáo Hội phát triển hơn nữa thì lại thêm một thay đổi mới.  Nhiều thành phần mới để được gia nhập cộng đoàn lại là những trẻ sơ sinh, con cái của những người thuộc cộng đoàn.  Do đó đưa tới việc cho các em vào cộng đoàn qua giai đoạn thứ nhất của tiến trình dẫn nhập, nhưng hoãn lại hai giai đoạn sau chờ đến khi em nhỏ tới tuổi khôn.
Nghi lễ nguyên thủy được phục hồi
Tình trạng nói trên kéo dài cho tới thời kỳ mới đây khi Giáo Hội lập lại nghi thức dẫn nhập dành cho các ứng viên trưởng thành, giống như ban đầu.  Hiện nay người lớn thường được đưa vào cộng đoàn trong một nghi thức vào đêm vọng Phục Sinh.
Ngày nay, nghi thức này là phương cách để đưa những thành phần mới vào Giáo Hội.  Lãnh nhận các Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể qua ba lễ nghi riêng rẽ không phải là việc lý tưởng.
Giờ đây chúng ta hãy xem kỹ hơn nghi thức được cử hành như thế nào trong đêm vọng Phục Sinh.  (Chú ý:  Khi những bí tích này được cử hành riêng biệt thì phụng vụ có hơi khác đi một chút).
GIAI ĐOẠN RỬA TỘI
Nhiều năm trước đây, một nhà nhân chủng học đã đưa ra lý thuyết là những người Nam Mỹ ngày xưa có thể từ quần đảo Nam Dương dùng bè mà tới.  Họ chỉ cần để mặc cho dòng nước chảy đem họ đi.  Để chứng minh lý thuyết này, ông ta đã đóng một cái bè nhỏ và thả trôi từ Nam Mỹ tới quần đảo Nam-dương.  Có điều ngạc nhiên trong câu truyện này là nhà nhân chủng học ấy lại rất sợ nước.
Ai mà chẳng sợ khi phải vượt 4,300 dặm đường biển trên một cái bè nhỏ xíu?
Một biến cố đã xảy tới cho nhà nhân chủng học hồi thế chiến đệ nhị khiến ôn!!!4837_2.htm!!! Đã xem 42779 lần.


Nguồn: www.simonhoadalat.com
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 7 tháng 2 năm 2005