Tôi bực dọc, nhưng thấy mình khôi hài vì tự nhiên nóng nẩy trong khi tôi mong mỏi sự việc sẽ tiến triển một cách khác. Tôi cứ tưởng mọi chuyện sẽ diễn ra thật cảm động, trữ tình. Tôi ngỏ lời cầu hôn, Mỵ cảm động ngả đầu lên vai tôi gật gật nhận lời thay câu đáp. Nhưng kỳ, con bé lại cười chứ, và lại còn có vẻ diễu diễu thế nào. - Vũ này, em nói thật, em còn trẻ con lắm. Em sợ em sẽ gây đủ chuyện rắc rối với nhà chồng vì không biết giữ gìn lời ăn tiếng nói, không biết ý tứ trong cử chỉ của em. Vậy thì làm sao lấy chồng được? - Rồi em sẽ biết hết. Em sẽ là người lớn mà. - Nhưng cho được đến lúc đó thì chúng mình đã cãi nhau, giận nhau biết bao nhiêu lần. Tôi nói: - Không có chuyện đó đâu. Anh sẽ nhịn em. - Sợ rằng anh lại mau quên. - Đời nào. - thực sự anh đã nghĩ kỹ về chuyện hôn nhân chưa? Có thật anh đã muốn lập gia đình và thôi ăn chơi bay bướm? Tôi nghiêm nghị: - Anh nghĩ kỹ rồi. Anh yêu em và muốn lấy em. Mỵ cũng làm mặt nghiêm trang: - Anh chắc chắn? - Chắc chắn! - Vậy câu trả lời của em là em muốn lấy anh. Tôi kêu lên sung sướng, ôm choàng lấy nàng: - Em nhận lời nhé. - Ừ, với những điều anh đã hứa cơ. Tôi cúi xuống hôn chùn chụt trên má nàng: - Cám ơn em bé bỏng. Tôi hôn chụt cái nữa trên má kia: - Em dễ thương. Và một cái trên trán: - Em nhõng nhẽo. Một cái trên mũi nàng: - Em xinh xắn của anh. Nhưng khi tôi cúi xuống môi nàng thì Mỵ xô ra: - Ẩu vừa thôi. Có ai trong nhà trông thấy thì chết. - Cả nhà ngủ trưa hết mà. Tôi dìu Mỵ ngồi xuống chiếc ghế xích đu: - Mỵ này. - Gì cơ? - Anh đã hứa sẽ nhịn em khi chúng mình cãi nhau, anh cũng mong em sẽ nhịn anh khi anh cáu giận. - Được chứ. - Nhưng anh không muốn em vì nhịn mà cứ giấu những bất bình ở trong lòng. Phải nói thật cho nhau biết, em đồng ý thế không? - Đồng ý. Mỵ tiếp: - Và em không muốn anh trở nên một người sợ vợ bao giờ. Nếu em lỡ có... hỗn với anh, anh tha hồ xài xể em.. Vũ cười: - Mong thế. - Cho phép anh được đánh em nữa, nếu em hư. - Được quá. Cả hai người cùng cười thoải mái. Và lần này thì Mỵ bằng lòng cho tôi hôn môi nàng. Buổi trưa đi qua, nhẹ nhàng và dễ thương. Tôi bảo Mỵ âu yếm: - Trưa nay cũng giống như mọi buổi trưa khác, nhưng tất cả đều đã thay đổi nhỉ em? ° Nhưng mà sự thật Mỵ vẫn chưa ý thức được cuộc sống sắp tới. Mỵ vẫn ăn chơi, đùa phá nhởn nhơ trước những lăng xăng lo lắng của tôi.Khi tôi than: - Em ơi! anh nhức đầu vì phải tính toán. Mỵ hỏi: - Tính toán gì mà phải nhức đầu? - Những chi phí cho đám cưới của chúng mình. Mỵ so vai: - Tính làm gì cho mệt. Em có đòi hỏi hột xoàn, kim cương gì đâu. Em bằng lòng đeo "vàng giả" đầy người cho bà con họ hàng xuýt xoa chơi. Họ đâu có nhìn sát vào người em mà biết được em đeo nữ trang giả. Minh là dân "chịu chơi" mà. Đâu cần thiết chuyện đó. Mặt tôi nhăn như cái bị xẹp. Mỵ cười trêu tôi: - Về phần em anh đừng lo. Em sẽ có đủ hết mọi thứ. Tôi hỏi: - Ở đâu em có? Mỵ nheo mắt: - Miễn sao có thì thôi. Tôi thở dài: - Anh không muốn em phải vất vả để mượn bạn bè. Nữ trang của em để đó anh lo cho. Mỵ bĩu môi: - Em thèm vào đeo nữ trang. Quê bỏ xừ đi ấy. Tôi nhăn nhăn: - Đám cưới mà em. - Thì đám cưới chứ sao. - Em không đeo gì họ nói... Mỵ thắc mắc: - Ai nói? - Họ ấy. Bà con hai bên này, hàng xóm láng giềng này. Họ sẽ chê anh không lo cho em đầy đủ. Mỵ nhún vai: - Khỏi cần "họ". Cần em biết là đựơc rồi. Anh lấy em chứ bộ anh lấy họ hở? Tôi nhìn Mỵ chán nản buông xuôi: - Thôi, em muốn làm gì thì làm. Mỵ trợn mắt với tôi: - Thật nhé. Anh để tùy em lo cho em hở? Tôi gật đầu: - Ừ! - Cấm nhăn nhó. - Ừ! Mỵ cười thật tươi: - Em sẽ đi may sắm với nhỏ Tú. Tôi giật mình, gì chứ để nhỏ Tú cố vấn cho Mỵ may sắm thì có nước nghe bà con họ hàng nói vào nói ra chói tai thôi. Cô dâu mà mặc "soirré" đứng bên cạnh chú rể làm lễ trước bàn thờ ông bà thì quả là... kỳ cục. Tôi nói với Mỵ: - Thôi, đừng đi với Tú em ạ. Mỵ tròn mắt: - Anh vừa nói tùy em mà. Tôi gật đầu: - Thì tùy em, nhưng may sắm theo ý em ấy chứ. Mỵ mím môi trên: - Em cứ đi với Tú. Em sẽ mặc những bộ đồ "đặc biệt" nhất trong ngày đám cưới. Mình "dân chơi" mà sợ gì anh nhỉ? Mặt tôi méo đi, bỏ ra về. Mỵ theo tôi ra cửa, lầu bầu: - Chưa lấy chồng mà mệt thế này. Chừng lấy chồng xong chắc Mỵ phải trốn chồng về nhà ở quá. ° Trở về nhà tôi nằm lăn ra giường nghĩ ngợi lan man. Cũng vẫn là chuyện hai đứa lấy nhau. Tôi không thể hiểu được Mỵ, nàng làm như chuyện cưới hỏi cũng giống như bao chuyện khạc Sự thực, tôi phải lo tối tăm mắt mụi Gia đình đôi bên đều khá giả, nhưng riêng hai đứa thì rất nghẹo Tôi không muốn nhờ cậy ba mẹ anh em tôi, mà gia đình Mỵ thì lại càng không thể. Ít ra, tôi muốn tôi phải là... tôi, một thằng ngon lành, một thằng tự lập. Chả lẽ đến cái việc cưới vợ mà cũng ngửa tay ra xin gia đình nữa sao? Làm vậy thì bết quá, chỉ có những tên "ký sinh" mới làm trò đó. Tôi đã từng nói với Mỵ: - Anh để dành được ba trăm. Liệu có đủ không em? Mỵ cười hồn nhiên: - Gì mà không đủ. Đừng bầy vẽ gì nhiều, miễn cũng như người ta là xong mà. - Như người ta là thế nào? - Thì... mua nhẫn cưới đính hột xoàn nho nhỏ thôi, áo cưới kiểu Tây phương cho hợp thời trang, ăn ở nhà hàng đừng lớn quá, độ hai chục thồi.. Tôi tá hoa? tam tinh: - Nếu có thế thì chắc không khó lắm, em chỉ phải chịu khó chờ đợi anh vài ba năm nữa thôi. Mỵ cười khúc khích, cấu nhẹ vào vai tôi: - Trông mặt anh em tưởng anh trúng gió. - Anh cảm động. - Vì sao? - ý kiến em rất hay và đơn giản. - Ừ. - Chỉ tiếc anh không làm nổi. - Vậy thì thôi, đừng lấy vợ nữa. Mỵ Ôm nhẹ đầu tôi áp vào ngực nàng: - Tội nghiệp anh, em đùa đấy. Anh đừng cố gắng quá sức mình làm gì cho mệt. Riêng phần em, em cũng để dành được chút chút. Suýt nữa tôi buột miệng hỏi: - Bao nhiêu hở em? Đâu có được. Dù của riêng nàng, tôi cũng không có quyền bắt nàng chung sức góp công với tôi trong vụ này. Tôi vội vàng vung tay: - Của em thì em cứ giữ để đấy. Anh lo hết được mà. Mỵ nhỏ nhẹ: - Cho em góp phần lo lắng với anh chứ. - Anh không muốn... - Em năn nỉ anh. Tôi im lặng quay đi, ngượng với mình vì sự im lặng đầu hàng này. Như thế, việc lo đám cưới vẫn được tiến hành trong bàn tính và gặp nhiều bế tắc khác, tỉ như hôm nay chẳng hạn. Tôi miên man hình dung ra Mỵ, nghĩ về những vui buồn chia xẻ với nàng từ gần sáu năm qua. Con bé tôi yêu của những năm xưa bây giờ vẫn thế. Mỵ là một hiện tượng. Và tôi, thầy tướng số đã đoán rằng tôi có máu nghệ sĩ - tôi có máu làm thơ viết truyện ngắn lăng nhăng - nên rất nhiều đam mê. Có nhẽ đúng, vì tôi mê Mỵ như mệ. gái. Mê đến đỗi, tôi không tin mình sẽ "sống cho ra sống" được, nếu mất Mỵ. Đường duyên số đã mở ra vào một buổi chiệu Hôm ấy cách nay gần sáu năm, tôi ngồi trong tòa soạn của một tờ tuần báo quen, đấu láo với tên bạn là biên tập viên phụ trách mục văn nghê. Một truyện ngắn, hai bài thơ đăng trong ba số báo, tờ báo chỉ cho tôi năm xập Tên bạn cười cười: - Năm ngàn không đủ tiền cà phê thuốc lá cho những đêm thao thức nặn óc sáng tác. Tôi cười theo: - Thích thì viết, tiền bạc nghĩa lý gì. Tôi biết tôi nói phét. Tiền bạc nghĩa lý lắm chứ, nhất là đối với tôi giai đoạn này. Mua sách đọc, may mặc lặt vặt... tôi không muốn xin ba mẹ tôi những khoản chi tiêu đó. Tiền học, tiền nuôi ăn, tiền chi tiêu hàng tháng... tôi đã lấy của gia đình. Dù ba tôi là Chủ sự trong một công ty bề thế, dù mẹ tôi buôn bán áp phe thêm, đồng tiền kiếm được cũng rất khó khăn, rất giá trị. Tôi không có quyền đòi hơn những gì đã có. Ngồi nói chuyện trời mưa trời nắng một lúc vừa tính đứng lên ra về thì một cô bé bước vào. Quen thói ngông nghênh của những tên có chút máu nghệ sĩ, tôi nghĩ thầm: - Con bé kháu ghê. Độ mười bẩy là cùng. Con bé tiếng vào, ngượng ngập hỏi tôi: - Thưa ông, tôi xin gặp ông Huy Mạc ạ. Tôi chỉ tên bạn: - Tên này đây cô. Con bé e lệ rút ra một bao thơ, lí nhí: - Thưa ông Huy Mạc. Tôi có mấy bài thơ xin gửi để đăng trong báo... Nếu ông không chê là dở... Huy Mạc nhìn con bé bằng ánh mắt khó có thể chấp nhận. Đàn ông cái gì cũng đáng khen. Độ lượng, nghĩa hiêp, hào phóng, nhưng chỉ phải nết xấu thấy gái là mắt la mày liếc như mèo thấy mỡ. Ánh mắt Huy Mạc lúc này đang diễn tả điều đó. Hắn nhìn như xoáy vào người con bé, như thôi miên. Con bé ngượng ngập cúi mặt. Huy Mạc vồn vã: - Xong ngay. Cô đã gửi bài này cho báo lần nào chưa nhỉ? - Dạ chưa. Tôi và gia đình mới từ Nha Trang dọn vào Sàigòn nên bây giờ mới có dịp... Huy Mạc đưa tay cầm phong thư: - Bài đây hả. Tôi xem được chứ? - Dạ. Gửi ông. Huy Mạc bóc bao thư, lôi ra bốn bài thơ ngắn, mỗi bài độ hai mươi câu. Tôi cúi nhìn trong lúc Huy Mạc lăng xăng mời con bé ngồi. Chữ viết công nhận đẹp, tròn trĩnh dễ thương lạ. Chẳng biết em bé nắn nót hàng giờ mới được thế hay không? Tôi nhìn bút hiệu trước. Kiều Mỵ. Cha mẹ! Tên nghe kêu dữ, nhưng quả thật xứng với người. Huy Mạc cúi đầu đọc lư'>
- Nói gì? - Cô dâu vừa về nhà chồng đã... kém nghiêm trang. Mỵ cãi: - Nhà này ai chẳng biết em từ mấy năm nay rồi. - Bà con họ hàng cơ mà. Mỵ thở ra: - Phiền phức thế. Tôi dỗ dành nàng: - Chịu khó một tý. Chỉ còn hôm nay nữa là xong xuôi cả. Một người anh họ bước vào gọi chúng tôi: - Chú cô ra tiễn các cụ về. Tôi dạ nhỏ, đứng lên. Mỵ theo tôi ra ngoài. Bà con chúc tụng chúng tôi, có người khen cô dâu đẹp quá, có người khen tôi... tốt số. Tôi mỉm cười, bình thường mà nghe vậy là tôi đã bỏ đi vì ngượng hộ cho người khen. Nhưng bây giờ thì... được. Tôi nghe và thấy hài lòng. Tôi cám ơn mọi người và mời ăn bánh uống nước. Mấy đứa em gái và cháu gái được sung vào ban tiếp tân để phục dịch khách khứa dùm tôi, lại chỉ thích lân la gần Mỵ để trêu đùa nàng: - Chị Ơi chị xinh nhất nước. - Cô ơi, chú Vũ sắp bỏ đi làm để ở nhà canh chừng cô đó. Mỵ vuốt má, tát yêu từng đứa. Nàng có vẻ hợp với chúng nó. Gì chứ tiết mục ăn, mặc, chơi, và những trò lỉnh kỉnh đàn bà con gái khác thì Mỵ đúng mốt, đúng thời trang nhất. Ngay trong thời gian hai đứa yêu nhau Mỵ đã bị chúng nó quấy rầy vì mấy thứ đó. - Chị đóng giầy ở đâu mà đẹp thế? - Ở Paris, Phú Nhuận. - Đưa em đi nhé. - Còn cháu. Cô dắt cháu đi mua chiếc quần xì gà chứ? Ừ, ông Công Lý Tân Định lấy công hơi đắt một tý nhưng đẹp khỏi chê. -Áo dài của em nữa chị. - Được. Đến Mỹ Trang ngã ba Ông Tạ là yên trí. Con gái bây giờ... thông minh lắm. Ngày trước, một cửa hàng nào nổi tiếng và sang trọng là họ nhào vô mua sắm, may mặc. Bây giờ lại khác. Họ đi sưu tầm những cửa hàng không nổi tiếng nhưng lại rất đông khách vì may khéo hay hàng đẹp. Chính nhờ họ mà các cửa hàng không bảng hiệu ấy trở thành danh tiếng, ai cũng biết và tìm đến. Nổi tiếng chẳng kém gì cửa hàng bán đồ "phụ tùng" cho phái yếu Hồng Hoa ở Lê Lợi, hay tiếm làm tóc R. Ở Lê Qúy Đôn, hoặc cửa hàng mỹ phẩm độc đáo ở thương xá N. trong chợ lớn. Mỵ đã về làm dâu gia đình tôi trong không khí thân mật đó. Sau một tuần lễ, nàng đã thành con ruột. Mỵ đã gọi mẹ tôi bằng tiếng mẹ ngọt hơn tôi từng gọi ba chục năm qua, đùa với các em các cháu tôi thân mật hơn cả tôi từng đùa với chúng. Mỵ nói với tôi: - Em thành công rồi. Tôi trêu: - Vậy mà em đã khóc ngon lành tối tân hôn thế đó. Em nhớ nhà hay em sợ? - Cả hai. Mỵ dành những ngày đầu tiên ở nhà sau khi chúng tôi hưởng tuần trăng mật một tuần ở Đà Lạt vào việc nấu nướng và săn sóc tôi. Tôi đi làm về là hai đứa chúi vào nhàu nô đùa, phá phách. Mỵ làm bánh, nấu chè, và tôi "bị" ăn tối ngày. Đến lúc ngán quá, tôi than phiền: - Thôi em, đừng làm nữa. - Sao vậy? - Anh không ăn nổi nữa và có lẽ sắp đau bao tử mất. Mỵ phụng phịu: - Chê thì thôi. Tôi dụ: - Mình đi thăm bà con, họ hàng kẻo họ trách mình quên họ. Mỵ nói: - Đi thì đi. Anh có vẻ lệ thuộc họ dữ. - Không phải thế. Anh quý mến tất cả mọi người và anh muốn họ đối với vợ anh cũng thế. Chúng tôi lại có một cách "giải trí" mới bằng việc đó. Đi thăm độ tuần lễ là hết nơi thăm. Tôi lại ở nhà và mừng thầm rằng Mỵ đã quên các dự tính "chỉnh đốn" nhà cửa của nàng trước ngày cưới. Bàn ngày tôi đi làm hai buổi. Tối về đọc báo, coi sách hoặc coi tivi cạnh Mỵ, lòng tràn ắp niềm hạnh phúc vỡ bờ bên người vợ tuyệt vời. Tuyệt vời như giấc mơ đêm nay!