Đó là điều Lã Bất Vi không hề ngờ tới. Phong ấp Lạc Dương kết đèn giăng hoa, khua chiêng gõ chóng nghênh đón Lã Bất Vi. Phủ đệ ở đây chẳng khác nào phủ đệ ở Hàm Dương – hào hoa khí thế, trong chiếc sân rộng thoáng có một cỗ xe tư mã. Các gia quyến thân thuộc và đầy tớ vẫn ăn mặc diêm dúa như cũ, ngẩng đầu sải bước ra ra vào vào; đại điện, chính thất, tẩm thất, thư phòng, nhà bếp, tất cả đều có cửa màu sơn đỏ, một mảng nhẵn bóng.... Việc Lã Bất Vi di cư đến phong ấp Lạc Dương đã trở thành một tin tức mới quan trọng cuối đời chiến quốc. Trong sự bận bịu bởi những cuộc gặp gở, nói chuyện vui vẻ và trù hoạch mưu lược, Lã Bất Vi thấy mình không bị bỏ phế lại không và những ngày tháng cô đơn. Các hào kiệt trong vùng đến thăm hỏi ông như đèn kéo quân. Lã Bất Vi phi thường bàn luận với họ việc làm sao để lãnh địa của ông được thịnh vượng giàu sang. Những việc như cầu trời tế đất, hồi hoa mẫu đơn quốc sắc thiên hương hay những việc hiếu hỉ, ông đều là nhân vật chủ chốt không thể thiếu được. Trong những cuộc tiêu khiển thể diện đó tâm trạng vui vẻ nơi ông lại xuất hiện như đài hoa mẫu đơn. Chiêu hiền nạp sĩ, Lã Bất Vi có thể đẹp ngang với Mạnh Thường Quân nước Tề, Bình Nguyên Quân nước Triệu, Tín Lang Quân nước Ngụy, Xuân Thân Quân nước Sở. Sau khi ông đến Lạc Dương thì Lạc Dương lại trở thành Thánh điện của nhiều, trung tâm văn nhân học tri. Người đến Lạc Dương không ngớt. Ông đều khiêm tốn lễ phép tiếp nhận họ. Những môn khách mới và cũ thì tập trung lại hoặc là phân tích nói chuyện vui vẻ kết cấu và cách thức thời sự và đưa ra kế sách cho ông học là biên soạn sách vở, cả công ban đức cho ông Điểu khiến người ta phải vô cùng xúc động đó là chư hầu sau nước Quan Đông đều sai những nhân vật thần bí đến gặp Lã Bất Vi. Có người thì lòng vòng hỏi ông về hư thực động tĩnh của Tần Quốc. Có người thì chân thành ban thưởng ngàn vàng mời ông Hàm mưu khách khanh. Một người lão luyện như ông thì không dễ dàng gì chấp thuận cả. Ông luôn thỏa đáng đúng mức để không làm gì hại đến mọi người và cũng không làm hại đến sự đền đáp của Tần Quốc đối với ông. Cho dù như thế nhưng các chư hầu vẫn không cam lòng và vẫn sai người đến. Họ mang tâm lý gặp may chờ đợi một điều gì đó ngoài lòng mong đợi. Con dao bằng đồng thau của Thanh quả phụ lúc nào cũng được cất trong túi áo Lã Bất Vi. Điều đó khiến ông mang bên mình một tình cảm quý mến thơm thảo và cũng chan hòa hứng thú về đồng tiền của ông.Nhưng ông có một sự lưu luyến bẩm đối với kinh doanh. Ông vẫn mở mấy cửa hàng châu báu ở các nơi và làm ăn vẫn phát đạt như cũ. Có lúc ông gọi Dương Tử, Triệu Khả Tiến đến bên. Và tình hình, con số, màu sắc, hoa văn sản phẩm là những chủ đề mà ông nói đến lúc đó. Một gánh thê thiếp khiến con cái của Lã Bất VI thành đàn thành đống. Một thời gian những người con này dường như đã trở thành nguồn suối trong niềm vui gia đình của ông và họ cũng là trung tâm của sự chú ý. Đặc biệt là đối với mấy vị công tử, ông dồn vào họ lòng yêu thương và niềm hy vọng vô hạn. Ai đã đủ tuổi trưởng thành ông liền cho họ ra ngoài va chạm và học hỏi thể hiện. Ai chưa đến tuổi trưởng thành thì ông cho theo bên người mà ân cần dạy bảo kiến thức cho họ, để họ tiếp thu kiến thức và rèn luyện bản lĩnh. Những đứa còn nhỏ chưa biết gì thì ông mời thầy kiến thức phong phú đức cao vọng trọng về dạy vỡ lòng cho họ. Những tin tốt lành không ngừng được truyền đến, điều đó làm Lã Bất Vi vô cùng mừng rỡ và phấn khích. Doanh Chính đích thân dẫn đại quân, thể như chẻ tre đã đánh đến chân thành Hàm Đan.... Lý Tư được tín nhiệm nhất mực đã trở thành thành viên phải kể đầu tiên trong phủ Tần Vương.... du thuyết của Đệ Tiều người nước Tề đã khiến cho Doanh Chính hồi tâm chuyển ý đón Thái hậu Triệu Cơ về ở, điện Chiêu Thanh cung Cam Tuyền...Trịnh Quốc người giám sát công trình thủy lợi của nước Hàn đã không bị giết và cuối cùng đã hoàn thành xong công trình khai kênh Kinh Hà và được Tần Vượng thưởng danh là Trịnh Quốc Cừ (« Cừ » có nghĩa là kênh mương). Dòng kênh tựa như một dòng ngọc đang từ nơi xa xôi ngọt ngào chảy vào lòng Lã Bất Vi.... Trong thời gian dài, sự trầm tư mặc tưởng đã trở thành một bộ phận và đặc trưng tính cách trong nội dung cuộc sống của Lã Bất Vi. Ông thường ngồi buồn trong thư phòng tập trung tinh thần để nghĩ ngợi. Bỗng nhiên ông để ánh mắt hướng vào một hang trống nơi phong cảnh mờ nhạt phía ngoài cửa hoặc của một nơi nào khác. Đối với một người già sáu mươi mấy tuổi thường để lòng mình trôi nổi trong những chuyện cũ hoặc niềm mơ ước thì mọi người cũng không lấy làm ngạc nhiên và xoi mói bắt bẻ. Trên khuôn mặt đầy những nếp nhăn tựa như mạng nhện của ông tràn đầy sự an tường và tôn kính. Ông đang nghĩ đến hoàn cảnh của ông, tương lai của ông. Ông đang nghĩ đến con cái ông, sự nghiệp của ông. Một hôm, bỗng nhiên Lã Bất Vi dường như sực nhớ đến một việc gì đó, đại để như có họa lớn sắp giáng xuống. Ông tìm Tư Không Mã đến rồi hoảng hốt luống cuống mà rằng: «Mau, mau giải tán các môn khách đi, truyền thư đến lục quốc chư hầu, ta không tiếp nhận sứ thần của họ nữa ; hãy bán đi một số tuấn mã và xe lọng, không rời nhà đi xa, chúng ta sẽ đi bộ cũng xong; đóng cửa không tiếp khách, để cho sân của chúng ta vắng vẻ đi. Ngươi mau làm nhanh việc này, không thể coi thường được ». Tư Không Mã cho rằng thần kinh Lã Bất Vi xuất hiện sự rối loạn nào đó thì hỏi: « Thưa đại nhân, ngài làm sao vậy? » Lã Bất Vi sợ hãi nói: «Tư Không Mã, người thử nghĩ xem chúng ta ở đây phát đạt, khách đến đầy cửa, lại liên lạc với các chư hầu, bàn luận thế thời, chính trị. Như thế Đại vương sẽ nghi ngờ chúng ta sẽ khôi phục địa vị! Ta biết rất rõ Đại vương của chúng ta. Nhất định ngài sẽ không cho phép nơi đây trở thành một loại trung tâm cùa thế lực đâu! » Những điều Lã Bất Vi nói quả không sai. Chỉ tiếc rằng ông nhận ra điều đó hơi muộn. Còn chưa để cho Tư không Mã biến những điều ông nhắc nhở dặn dò thành sự thật thì vào một buổi trưa hè nóng ẩm ngột ngạt có hai viên họan quan mặt mũi đầm đìa mồ hôi từ Hàm Dương đến Lạc Dương tuyên bố chiếu lệnh của Doanh Chính đối với ông: «Ngươi có công lao gì đối với Tần Quốc mà được phong ấp Hà Nam, Thực Ấp mười vạn hộ! Ngươi có máu mủ gì với Tần Vương mà xưng là trọng phụ » Ngươi hãy mau cùng gia quyến thân thuộc dời đến đất Thục đi!. Hoạn quan vừa đọc xong, Lã Bất Vi liền ngồi lặng đi dưới đất như bị sấm sét đánh trên đầu vậy. Doanh Chính muốn đầy gia đình ông đến đất Thục xa xôi hẻo lánh. Ở đó rừng sâu núi cao, đường đi ách tắc, sói hổ chạy tứ tung, chướng khí mịt mùng. Tấm thân già nua cằn cọc của ông đến đó ở nhà lợp cỏ, cơm rau toàn là gạo lứt, rau lê, lá đậu, lòng không được vui, chí không được bày tỏ, cơ thể không được hoạt động, ốm không được cứu chữa. Cũng chẳng được bao nhiêu ngày là sẽ dằn vật mà chết. Những tội phạm áo đỏ bị đày đến đó được mấy người sống sót. Cả gia quyền thân thuộc cũng chuyển đến đó, không chỉ ông sẽ bị phơi thây ngoài đồng mà vợ quý con yêu của ông cũng sẽ trở thành oan hồn. Cho dù ông tìm ra lối thoát thì Doanh Chính cũng sẽ không để ông được thở chút hơi tàn mà nhất định sẽ tìm một cách khác đưa ông vào chỗ chết và còn chết nhanh hơn. Chung quy lại là chết, chi bằng chết ở đây lại có thể đỡ phải chịu cảnh sức cùng lực kiệt và sự đau khổ chòng chành nghiêng ngả của sự đày ải, và lại có thể để vợ quý con yêu không phải chịu sự dây dưa đi đày. Lã Bất Vi nghĩ đi, nghĩ lại mấy ngày đêm và ông đã quyết định dùng phương thức tự vẫn để chấm dứt sinh mệnh của mình. Vào một đêm yên ả sao thưa, trên thư án trong thư phòng của Lã Bất Vi được để lên đó cuốn « Lã thị xuân thu ». Lã Bất Vi uống một cốc rượu độc mà ông đã chuẩn bị từ lâu. Khuôn mặt ông bình tĩnh để thuốc trong bụng ông ngấm vào gan ruột. Đang khi đau đớn vô cùng và ngã xuống đất thì bị một vật gì sắc đâm vào. Ông nằm lại và nhìn – thì ra đó chính là con dao mà Thanh quả phụ đã tặng cho ông. Trong cơn rên rỉ co giật cuối cùng, Lã Bất Vi đã hiểu rõ một sự thực rằng: Ông đã dùng tiền vàng của chính mình giết chết mình. Lúc đó ông hoảng hốt nhận ra mọi đau khổ đã qua, linh hồn và biết bao chuyện ân oán khác đều ra khỏi cơ thể ông? Ông cảm nhận được sự nhẹ nhỏm, như mình mọc cánh thành tiên rồi bay về cỏi phiêu diêu. Mấy hôm sau, dưới núi Bắc Mang Lạc Dương theo sự chỉ dẫn của một vị thuật sĩ giang hồ trầm mặc ít nói, ở một nơi oai phong hướng dương có mạch nước chảy ra xuất hiện một gò đất vàng mới tinh. Trên đầu gò hoàng thổ nhô lên một bia mộ có khắc năm chữ sơ sài: « Lã Bất Vi chi mộ » ( Mộ của Lã Bất Vi). Mùa đông năm 240 trước Công nguyên, trên con đường đông kết lại như sắt từ Hàm Dương về phía Bình Dương. Một đoàn người ngựa xa kỵ chật chội chen chúc, cờ rồng phần phật đang hăng hái tiến phía về phía trước, Tần Vương Doanh Chính đang ngồi trên xa ngự tứ mã, chuỗi ngọc trên mũ vua hình đầu báo trâm anh như lửa ; trên chiến mãnh bào màu tím có phủ giáp trụ tựa như vảy cá, nụ cười mừng vui thanh thản dường như đông cứng lại trên mặt Doanh Chính. Vì vừa rồi quân hầu đến báo: Tần Tướng quân Hoan Ỷ đã đánh thắng thành Binh Dương của nước Triệu. Đang khi Doanh Chính mừng vui hớn hở ngắm nghía ngôi thành trì đó thì có ba đóm đen xuất hiện trong tầm nhìn của ông. Trên đống tuyết trắng xóa, bất cứ một vật thế khác màu nào đó đều hướng vào mắt. Doanh Chính chẳng bao lâu đã rõ mọi chuyện. Ba đóm đen đó chính là ba người đang cưỡi ngựa. Trong chốc lát, ba con ngựa đã lao đến trước xa ngự của Doanh Chính. Ba người đó nhanh nhẹn nhảy xuống ngựa. Doanh Chính định thần nhìn kỹ thì ra hai quân úy của Tấn Quốc đang kẹp một thường dân. Quân úy quỳ trước Doanh Chính bẩm báo: « Đại Vương, đây là người ngài treo bảng cần tìm ». Doanh Chính rất lạnh lùng với điều đó, ông tự nghĩ thầm rằng: « Quả nhân treo bảng tìm người bao giờ? Người bị hai quân úy kẹp vào giữa có hai vết dao nổi bật trên mặt. Doanh Chính thất kinh: “Ồ! Đây chẳng phải là Xú Y mà ta phải trọng thưởng đó sao”. Người có vết dao trên mặt chính là Xú Y Triệu Hoảng. Doanh Chính nói: “Ngươi là ân nhân cứu mệnh của ta mà ta còn chưa báo đáp. Năm năm nay ta tự hỏi lòng thấy hổ thẹn. Mau lên xe đi cùng với ta” Đợi Xú Y Triệu Hoảng lên xe xong, Doanh Chính lại hỏi: « Xú Y, lúc ấy sao ngài chưa từ biệt mà bỏ đã đi rồi?. Thế là Triệu Hoảng kể cho Doanh Chính nghe câu chuyện chân thực do Lã Bất Vi đạo diễn. Doanh Chính nghe xong thì trầm mặc hơi lâu. Ông cho tìm Triệu Cao đến rồi, nói: «Hoạn giả lệnh, bây giờ ngươi làm thay ta một việc. Hãy đến trước mộ Lã Bất Vi dưới núi Bắc Mang, Lạc Dương tưới rượu giúp ta. Nhưng không được để ai biết là ta sai ngươi đi ». Một người làm việc cần mẫn như Triệu Cao lúc đó thấy trong đôi mắt rực sáng, long lanh khí phách xưa nay của Doanh Chính là một khoảng mờ tối, ưu tư.
HẾT