PHẦN THỨ HAI: QUYỀN MƯU
Chương 10
Thành Công Trong Việc Lập Thái Tử

Từ khi trở thành tỳ thiếp của Lã Bất Vi, Triệu Cơ đã cảm thấy Lã Bất Vi là một mảnh trời của mình, hàng ngày cô cùng sống ăn ở với các môn khách, nha dịch của phủ Lã dưới mảnh trời này. Bây giờ Lã Bất Vi đi Hoặc Dương mãi vẫn không về, cô cảm thấy thế giới như muốn sụp đổ. Hàng ngày cô vẫn đưa cơm, cung cấp thuốc men bông băng cho tên thích khách ở trong kho lương, phục hồi lại sức khoẻ và khí sắc cho hắn, hắn vẫn dùng bộ mặt trầm mặc khó hiểu để báo đáp lại sự chăm sóc của Triệu Cơ đối với hắn. Hàng ngày Tư Không Mã đến đó vài lần với dáng vẻ hấp tấp vội vàng. Ông ta chỉ để ý tới sợi dây trói tên thích khách. Sau khi đến, ông ta vòng ngay ra phía sau lưng tên thích khách để quan sát. Nói chung, ông ta không nói chuyện với Triệu Cơ, mà chỉ chào cô bằng ánh mắt. Triệu Cơ thấy khó xử, khi chỉ có cô và Tư Không Mã mỗi lần từ trong kho lương đi ra.
Triệu Cơ vẫn mong ngóng Lã Bất Vi trở về.
Hoàng Phủ Kiều lại càng nóng lòng chờ đợi Lã Bất Vi. Khi Lã Bất Vi không có nhà, cô ta đã trở thành một phần của Lã phủ. Chuyện lớn chuyện nhỏ đều do cô giải quyết. Từ chuyện ăn ở đi lại của hàng trăm con người đến việc buôn bán lời lỗ của cửa hàng Chu Bảo, tất cả đếu dồn lên đôi vai cô. Cô càng không thể coi nhẹ số lần Triệu Cơ đến kho lương. Cô biết rất rõ Triệu Cơ thường đi trước lúc hoàng hôn, và ở lại đó khoảng một canh giờ. Hoàng Phủ Kiều nghĩ, trừ thời gian nới rộng đai ở chiếc áo rộng ra, hai người chỉ có thể giao hoan với nhau trong thời gian ngắn. Cô thường đến bên ngoài cổng phủ, mon men phía đắng xa để theo dõi. Cô hận là không thể bay tới Hoặc Dương để đón Lã Bất Vi trở về, để ông tận mắt nhìn thấy ái thiếp của ông đang cùng một kẻ dâm đãng biểu diễn một màn kịch xấu xa trong kho lương. Cô lo lắng, người đàn ông dâm đãng kia sẽ có ngày không cánh mà bay và màn kịch xấu xa sẽ khép lại. Như vậy, cô sẽ rất tiếc để mất đi một cơ hội hiếm có xử lý Triệu Cơ.
Trong phòng khách của Dị Nhân, ván cờ hóc búa vẫn đang bày ra trên bàn. Nhưng Dị Nhân, Tư Không Mã và Chu Kiểm không còn tâm trí đâu mà đi bày binh bố trận ở phía sau màn trướng, cái mà đã từng đem lại niềm vui khôn nguôi cho họ. Họ vẫn ngồi đấu cờ, nhưng thậm chí lại lơ đãng, thay phiên nhau đi sai nước cờ, làm lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Đôi lúc, ngay cả người sáng suốt trong việc bày binh bố trận như Công Tôn Càn cũng phải thò cái mặt trắng bệch ra mà hỏi: “Ấy, sao quân cờ này lại bày ở chỗ như vậy?”
Họ đâu còn tâm trí nào mà chơi cờ nữa. Chuyến đi Hoặc Dương của Lã Bất Vi có can hệ tới sự hưng suy hoạ phúc của họ và ngay cả tính mệnh người thân của họ nữa. Bây giờ tin tức từ nơi xa xôi, ai mà đoán biết được. Gã thích khách thần bí kia vẫn bị nhốt ở kho lương phủ họ Lã, ngộ nhỡ hắn chạy thoát thì chẳng phải là hoạ từ trong nhà mà ra sao? Bọn họ đều nằm dưới con mắt của Triệu Hiếu Thành Vương. Vị quân vương này có đại quyền sinh sát, chẳng biết có ngày trở chứng thì sẽ chẳng đặt họ vào chỗ chết có khác gì dẫm chết một con kiến đâu!
Khi Công Tôn Càn không có ở bên cạnh, ba người bọn họ lại đoán già đoán non kết quả có thể chuyến đi Hoặc Dương của Lã Bất Vi.
Tư Không Mã dường như chỉ hỏi đi hỏi lại câu: “Điện hạ, nói xem Lã đại nhân có thể gặp được phụ vương An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân của ngài không?”
Dị Nhân lại cứ vừa đi vừa lẩm bẩm: “Quan trọng là xem Hoa Dương phu nhân nói thế nào với phụ vương của tôi?”
Điều mà Chu Kiểm quan tâm nhất là khi nào Lã Bất Vi trở về Hàm Đan. Gặp được Lã Bất Vi thì tất cả đều sẽ sáng tỏ. Càng nói càng bế tắc, lời càng bế tắc thì trong lòng càng rối rắm giống như ngọn lửa bùng cháy trong cái oi bức nóng nực. Lúc này, mọi chuyện trên trời dưới biển đều được mang ra nói, nói rồi chẳng hiểu sao lại quay trở lại vấn đề đi Hoặc Dương của Lã Bất Vi.
Dị Nhân và Tư Không Mã cùng đồng thanh nói: “Vẫn là Chu Kiểm nói đúng, đợi Lã Bất Vi trở về, chân tướng mọi việc sẽ sáng như ban ngày”.
Khi trời vừa tối Lã Bất Vi về tới thành Hàm Đan. Chiều tà, những tia sáng cuối cùng đang bao phủ lên cái không gian trầm mặc quạnh quẽ, ánh sáng yếu ớt giống như đang quét lên nóc nhà Tòng Đài nổi trội. Nước sông Phủ Dương sau một hồi quanh co uốn lượn vòng vèo qua cung vua Triệu mới chảy ra ngoài. Khi trời sáng, những làn sóng xanh biếc phản chiếu trên khu lầu các trên mặt nước của cung vua; lúc này giống như một mạch nước óng ánh chảy trên những cánh hoa đào vậy.
Việc lớn của Lã Bất Vi đã hoàn thành. Tuy có đôi chút vất vả nhưng trong lòng ông cảm thấy thoải mái và không có chút mệt mỏi nào. Ông phấn chấn đánh chiếc xe phủ đầy bụi đất chạy băng băng trên đường phố Hàm Đan. Ông nghĩ, sau khi về phủ nghỉ ngơi, ông sẽ lập tức tới chỗ ở của Dị Nhân và đem đến cho họ những tin tức tốt đẹp này, rồi cùng họ vạch kế hoạch tấu trình. Con đường từ Hoặc Dương tới Hàm Đan vắng vẻ cô quạnh càng khiến cho ông có cơ hội để suy nghĩ sâu xa hơn và chuyên tâm hơn rằng: “Làm sao có thể mua chuộc tên gác cổng thành, làm sao có thể mang tiền ra khỏi quán Chu Bảo của ông để vận chuyển về Hoặc Dương một cách bình an vô sự …”. Những chuyện này làm ông suy nghĩ rất nhiều, có những cái nằm trong tầm tay của ông, nhưng có những cái ông nghĩ mãi mà không có cách nào giải quyết. Dù có nói thế nào đi chăng nữa thì việc bắt buộc phải thành công, đầu tiên là làm cho Dị Nhân được lập thành thế tử.
Người đầu tiên nhìn thấy Lã Bất Vi trở về là Hoàng Phủ Kiều. Ngày nào Hoàng Phủ Kiều cũng đều ra ngoài để xem xét vài lần. Hoàng hôn của ngày hôm nay, trong ánh sáng yếu ớt cô nhìn thấy một cỗ xe đang lúc lắc chạy lại, cô đoán của thái tử An Quốc Quân, trong cung có toàn quyền không ai sánh kịp, ngoài sắc thái phương phi, vẻ đẹp mĩ miều còn do nàng và Tuyên thái hậu quyền trọng một thời của nước Tần, đều là thành viên gia tộc Mễ Thị nước Sở. Tuyên thái hậu là một người phụ nữ nắm quyền lực và phóng đãng nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Bà là hậu duệ của quý tộc nước Sở, lấy Tần Huệ Văn Vương, trở thành một người không mấy nổi bật trong đám phi tử. Huệ Văn Vương, chính là người đã cho xé xác Thương Ương. Tuy ông hết sức căn ghét Thương Ương nhưng cũng hết sức tán đồng biến pháp “phú quốc cường binh” của Thương Ương. Sau khi Tần Hiếu Công chết, ông tiếp tục như cha mình dốc sức tiến hành biến pháp cải cách chính trị, không giống như biện pháp vô hiệu của các nước chư hầu bấy giờ. Huệ Văn Vương năm 337 trước công nguyên lên ngôi vua. Hai mươi bảy năm sau nhường ngôi. Trong thời kỳ này liên tiếp cải cách chính trị của Tần Hiếu Công. Ngoài việc chiếm lĩnh và khai khẩn ngày càng nhiều các vùng đất, còn chú trọng thu hút sự văn minh tiên tiến của các nước láng giềng, cải biến những tập tục lạc hậu vốn có của nước Tần. Trước khi có biến pháp Thương Ương nước Tần là nước bế quan tỏa cảng, nghèo nàn lạc hậu, bị các nước chư hầu ở Trung Nguyên gọi là “Nhung Địch”. Sau khi thực hiện biến pháp Thương Ương, nước Tần dần trở nên cường thịnh. Pháp lệnh tiến bộ của nó đã thu hút các trí thức đương thời, “kẻ sĩ” môn đồ bách gia đều muốn đến Tần, nước Tần cũng mở rộng cửa chiêu hiền nạp sĩ, có một loạt các nhà quân sự, chính trị, tư tưởng, lữ thuyết, văn học cùng những kẻ lưu manh, lừa đảo… vàng thau lẫn lộn đều tụ tập đến Hoặc Dương. Trong đó không ít người chân tài thực học, văn thao võ lược, đóng góp nhiều cho sự hưng thịnh của nước Tần. Như khoa học Trương Nghi, phục Hoàng Hanh nhân vật đại biểu cho Mặc gia. Các trường phái “Sĩ” có đầy đủ kiến thức và tư tưởng tiên tiến, như một làn gió mới trong lành thổi khắp 800 dặm Tần Châu. Trong sự văn minh tiên tiến mang màu sắc phương đông này, sự lạc hậu bảo thủ vốn có của nước Tần đã dần bị thay đổi và biến mất. Do Tần Hiếu Công Huệ Văn Vương cùng các quốc vương thúc đẩy chỉ đạo trào lưu cải cách, Tuyên thái hậu và người thân trong gia tộc là Hoa Dương phu nhân cũng đương nhiên trở thành nhân vật tiên phong. Trong cuộc sống nơi hậu cung buồn tẻ của Mễ Bát Tử, Doanh Trắc là một trong ba người con bà sinh ra, đã đặt nền móng vững chắc cho ngôi vị chính cung vương phi cho bà. Vũ Vương do Huệ Văn Vương chính cung phi tử sinh ra đã chết sớm, theo tông pháp nước Tần, ngôi vua do Doanh Trắc, con trai cả do Mễ Bát Tử sinh ra sẽ kế thừa, ông chính là cha đẻ của Dị Nhân, Tần Chiêu Tương Vương nổi tiếng.Năm 325 trước CN, Tuyên thái hậu bế đứa con, vừa đầy 10 tuổi lên điện, bà hiểu rõ mình đã đối mặt với thời kỳ hạnh phúc nắm quyền thế trong tay. Rất nhiều nhà sử gia khi nói đến chuyện Tuyên thái hậu buông rèm chấp chính, trị nước an dân thường ví với Lã hậu, Võ Tắv Thiên, cho rằng bọn họ là khởi đầu tạo dựng sự nghiệp của tổ tông, kỳ thực đối với ngôi vị nữ vương, Tuyên thái hậu sớm đã đăng quang.
Nghĩa Cừ, là một nhánh dân tộc du mục phía tây nước Tần, dân tộc này tuy lạc hậu hơn Tần, nhưng do sự thiện chiến mà từ lâu đã có thể trở thành thù địch của nước Tần. Thời Hiếu Công, Huệ Văn Vương, Võ Vương đều đã gặp nhiều tổn thất trước sự tiến công của quân đội Nghĩa Cừ. Đến khi Chiêu Vương kế vị, Tuyên thái hậu chấp chính, khi vua Nghĩa Cừ đến thủ đô Tần quốc là Hoặc Dương triều kiến Chiêu Vương mới lên ngôi, Tuyên thái hậu vẫn đầy sức sống đã cấu kết với Nghĩa Cừ vương. Cũng có thể những năm tháng dài là quả phụ trong thâm cung đã khiến Tuyên thái hậu thèm một hơi hướng đàn ông, hoặc là Nghĩa Cừ vương tuấn tú khôi ngô quả thực đã thu hút thiếu phụ xinh đẹp này, đôi tình nhân dị tộc này công khai thông dâm trong thời gian dài hơn ba mươi năm, sinh được hai con trai. Trong thời gian đó, Nghĩa Cừ vương mải mê hạnh phúc cũng dần mất đi dã tâm đánh Tần, còn Tuyên thái hậu sau khi thỏa mãn cũng không hề có ý phòng thủ với Nghĩa Cừ vương. Do vậy trong ba mươi năm, nước Tần và Nghĩa Cừ không xảy ra chuyện gì.
Đến năm 272 trước Công nguyên, Tuyên thái hậu đã bảy mươi tuổi, Nghĩa Cừ vương không ham muốn tấn công Tần, cũng không phòng ngừa với Tần nữa. Nhân cơ hội Nghĩa Cừ không đề phòng, Tuyên thái hậu bất ngờ phát động tấn công dân tộc của người tình, kết quả một Nghĩa Cừ hùng mạnh trong nháy mắt bị đánh bại, quân Nghĩa Cừ đã từng uy hiếp sự an nguy bốn phía của Tần quốc cuối cùng đã bị tan rã dưới kế mĩ nhân của Tuyên thái hậu, khiến người ta kinh sợ.
Có một lần, sứ thần nước Hàn đến Tần quốc cầu viện. Lúc đó Tuyên thái hậu vẫn còn đang buông rèm nghe chính sự, trực tiếp đàm phán với sứ thần nước ngoài, đây là điều rất hãn hữu. Càng ngạc nhiên hơn nữa, trong khi đàm phán, Tuyên thái hậu điềm nhiên lấy ví dụ so sánh từ việc chăn gối của mình để mặc cả với sứ thần nước Hàn.
“Ta và tiên vương khi ân ái, tiên vương đem cả cơ thể mình đè lên người ta, ta không hề cảm thấy nặng. Thế là tại sao?”. Bà tự chất vấn nói, sắc mặt không chút ngượng ngùng: “Đó là bởi vì có lợi cho ta, ta cảm thấy toàn thân rất dễ chịu”. Sứ thần nước Hàn trợn mắt, há hốc mồm, không nói được câu nào, không biết vị thái hậu này định nói gì. Nhưng mà Tuyên thái hậu nói tiếp: “Khi tiên vương không ân ái với ta thì đó chính là một cái chân nặng nề đè lên người ta, ta cảm thấy không thể chịu nổi”. Nói đến đây sứ thần nước Hàn hoàn toàn hiểu rõ: Nếu không có lợi cho nước Tần, nước Tần sẽ không cứu viện nước Hàn. Cuộc thương thuyết này kết quả ra sao không cần phải nói.
Thái hậu cuối cùng cũng hiên ngang tuyên bố với sứ giả nước ngoài về cảm xúc tình yêu của mình. Những lời lẽ này quá là hạ lưu thấp hèn chăng? Hay để khai thông trước? Nhưng kết quả đàm phán thì nước Tần vẫn chiếm ưu thế.
Vị Tuyên thái hậu phong lưu mà bạo gan này cũng là một bà lão sống lâu. Mãi cho đến năm 42 Tần Chiêu Vương Dị Nhân đến Hàm Đan làm con tin, mới lưu luyến từ giã trần thế. Đến lúc sắp chết, vị thái hậu phong lưu một đời vẫn còn tơ tưởng không qu='height:10px;'>
Hoa Dương phu nhân ngắm nhìn một lượt trang phục của Dị Nhân rồi lại ngắm nhìn trang phục của Lã Bất Vi, nhìn mãi mà không thấy chán.
An Quốc Quân bông đùa nói: "Ái phi của ta, hãy cẩn thận kẻo cứ nhìn vào đó rồi không thu lại ánh mắt về được đâu!"
Hoa Dương phu nhân nói: "Con trai ta, con và Thái phụ ở Hàm Đan đã bao năm nay, vì sao toàn mặc trang phục của nước Sở?"
Dị Nhân nhìn Lã Bất Vi một lượt rồi trả lời: "Dị Nhân bất hiếu không thể ở lại Loan Minh Các hầu hạ Phụ Quân và Mẫu Hậu, trong lòng cảm thấy áy náy, bèn mua về hai bộ trang phục nước Sở để ở trong cấm cung, mỗi lần nhìn thấy, cảm thấy như được ở bên cạnh Phụ Quân và Mẫu Hậu rồi!"
Lã Bất Vi cũng đứng ở một bên liền nói: "Mỗi khi đến ngày sinh nhật của Phụ quân và Mẫu hậu, Dị Nhân đều mặc lên bộ trang phục của nước Sở, thiết đàn chúc thọ cho hai người ở trong Phủ Đệ, chúc phúc cho hai người ở tứ đường phía ngòai thành."
Nghe Dị Nhân và Lã Bất Vi nói như vậy, Hoa Dương phu nhân cảm động lệ chảy ướt đẫm gò má, nghẹn ngào khen ngợi: "Dị Nhân, tấm lòng hiếu nghĩa của con cơn hơn nhiều lần con đẻ. An Quốc Quân, tiện thiếp nhận con kế nghiệp, đó là sự nhìn xa trông rộng!"
An Quốc Quân gật đầu cho là phải.
Lã Bất Vi nhân cơ hội cúi đầu làm lễ Hoa Dương phu nhân nói: "Khởi bẩm An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân, tiểu nhân và Thái tử điện hạ đều có một suy nghĩ, không biết có nên nói ra hay không? xin được tha tội."
Hoa Dương phu nhân nói: "Thái phụ, sau này chúng ta đều là người nhà cả, việc gì phải khách khí, cứ nói đi!"
Lã Bất Vi nói: "Điện hạ Dị Nhân muốn đổi tên thành Tứ Sở, là con của nước Sở, thứ nhất là thể hiện chữ hiếu của Thái tử, thứ hai là để kỷ niệm ngày cha mẹ con cái đoàn tụ."
Một câu nói làm cho An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân lòng vui như mở cờ, nói: "Ý hay, ý rất hay!"
An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân nói cười vui vẻ, quyết định để Dị Nhân và Lã Bất Vi tạm thời ở trong phủ trại của An Quốc Quân, đợi sau khi bẩm tấu Triệu Tương Vương sẽ xây dựng cung điện Thái tử và Phủ viện Thái phụ. Không biết ai khởi xướng lên việc Dị Nhân lấy vợ sinh con, chuyện An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân tìm kiếm Triệu Cơ và tiểu Doanh Chính, Dị Nhân không khỏi nghẹn ngào, lòng dạ trăm sầu.
An Quốc Quân an ủi nói: "Con trai ta không phải buồn rầu nữa, bởi cha muốn tìm cách làm cho mẹ con bình an đoàn tụ. Nếu như việc không thành, con gái trong thành Hàm Dương đều đẹp như hoa như ngọc, chọn trong số họ làm thê thiếp, làm trò tiêu khiển cho con trai ta!"
Hoa Dương phu nhân nói: "Thời gian không còn sớm nữa, Dị Nhân mau đi khấu kiến Hạ Phi, mẹ đã sinh ra con."
Buổi chiều một ngày mùa thu, mặt trời yếu ớt, tia nắng mệt mỏi từng lúc từng lúc chiếu trên những hoa tàn tạ, cánh hoa rơi khắp mặt đất, giống như cõi mộng tan vỡ mà khiếp sợ.
Mờ sáng hôm nay, Triệu Cơ uể ỏai nằm trên chiếc chõng, nhìn chiếc chăn bên cạnh bà trống trải còn ở đó, biết rằng Dị Nhân đêm qua chưa trở về. Lòng bà vừa oán trách vừa lo lắng: "Tiệc tùng gì lung tung ở đâu rồi."
Sau khi dậy, cũng như mỗi sáng theo trình tự bà đang trang điểm, chải chuốt khuôn mặt của mình, Lận Bửu bí mật chạy vào ghé sát tai bà nói: "Lã Bất Vi bảo tôi đến báo với Thái tử phi, ông cùng Điện hạ Dị Nhân đêm qua đã trốn khỏi Hàm Đan trở về nước Tần rồi. Bảo bà trốn đi, bảo trọng lấy mình, có cơ hội họ sẽ cứu mẹ con bà!"
Lận Bửu sau khi nói xong, nhìn rõ trên khuôn mặt của Triệu Cơ hiện ra sắc mặt nhợt nhạt, sau đó lẩm bẩm: "Các ngươi.." tiếp theo là "bọn đàn ông lòng lang dạ sói này.." Chưa dứt lời, Lận Bửu vội vàng bịt miệng bà nói: "Hiện giờ quân thần của nước Triệu vẫn chưa biết điện hạ Dị Nhân và Lã Bất Vi bỏ trốn, Công Tôn Càn mất cảnh giác, bà cùng với Chu Kiệm nhân cơ hội này mà trốn đi. Nếu như bà to tiếng như vậy việc sẽ bại lộ, lập tức Bình Nguyên Mã sẽ bắt mẹ con bà và Chu Kiệm, trở thành con tin của những con tin, đến lúc đó dù có cánh mọi người cũng khó lòng thóat được."
Triệu phi thấy lời nói của Lận Bửu có lý, bèn vuốt nước mắt. Sau khi Lận Bửu đi rồi, bà vội tìm đến Chu Kiệm bàn bạc tìm cách. Chu Kiệm nói với Triệu phi: "Đợi lát nữa tôi và Công Tôn Càn chơi cờ, bà nhân cơ hội đó mà dẫn tiểu Doanh Chính trốn chạy, thay họ dấu tên trú ngụ ở nhà dân thường, sau đó tìm cơ hội trốn khỏi Hàm Đan."
Triệu phi nói: "Tôi thay quần áo, đeo một chiếc đai."
Chu Kiệm nói: "Không được, làm như vậy Công Tôn Càn nhìn thấy sẽ nghi ngờ. Bà và tiểu Doanh Chính cứ ăn mặc thế này, đợi tôi và Công Tôn Càn đặt bàn cờ ở trên bàn, hai người sẽ lập tức đi ngay."
Triệu Phi nói: "Vậy thì..."
Chu Kiệm nói: "Bà làm Thái tử phi, tiểu Doanh Chính là Công tử, tính mệnh hai người ngàn vàng, tiền đồ còn sáng lạng, bất kể thế nào cũng phải trốn về Hàm Dương."
Triệu phi nhận thấy trong mấy tiếng gọi đầu tiên của Chu Kiệm, Công Tôn Càn tỏ ra phớt lờ, chẳng chút mảy may. Triệu phi phán đoán mấy tiếng gọi đó đủ để thấy được cự ly giữa Chu Kiệm và Công Tôn Càn rồi. Phải chăng Công Tôn Càn đã phát giác ra điều gì.
Tiếp đó một tiếng gọi nữa của Chu Kiệm: "Đại ca Công Tôn Càn lại đây chơi cờ với tôi nào!" Công Tôn Càn mới chậm chạp nhúc nhích tấm thân béo tròn đi về phía đó.
Triệu phi nhìn đích xác Công Tôn Càn đã ngồi ngay trước bàn cờ, mới ôm tiểu Doanh Chính vụt chạy qua như lá rơi trong gió giật.
Đi trên ngõ phố người ngựa qua lại nhộn nhịp, Triệu phi không ngớt tự khuyên mình "không nên sợ hãi luống cống, không nên sợ hãi luống cuống!" Cho dù như thế, nhưng bà vẫn cảm thấy tâm can hồi hộp, có lúc như con chim bị dính tên, cuống cuồng lật đật chạy về phía trước.
Công Tôn Càn luôn đi nhầm nước cờ, đem lại cho lòng mình một cảm giác như đãng trí.
Quả thực Công Tôn Càn đãng trí, ông đã có cảm nhận phải cảnh giác về việc đêm qua Dị Nhân đi dự tiệc ở Tùng Đài. Một là vì sao tiệc lại tổ chức trước một ngày, hai là tiệc sẽ thâu đêm suốt sáng, bây giờ đã là buổi chiều ngày thứ hai rồi, tiệc cũng phải tan. Đến giờ này Dị Nhân vẫn chưa về, không biết đã xảy ra chuyện gì đây?
Nghĩ tới đó, Công Tôn Càn thu cờ vào nói: "Để hôm khác sẽ quyết một trận sống còn nhé!"
Công Tôn Càn từ trong phòng của Chu Kiệm đi ra, bỗng nghe thấy tiếng trống kèn kinh thiên động địa từ phía Tùng Đài, người đi trong ngõ phố đều đứng lại nghe ngóng gần xa rồi cụm đầu nhỏ to bàn luận điều gì đó.
Công Tôn Càn cũng chạy ra phố đứng trong một đám người nhìn về phía Tùng Đài. Nghe đám luận giữa những người qua lại, mới biết rằng tiệc mừng ngày lập nước của Bình Nguyên Quân chính thức bắt đầu. Giật mình, ông mới nghĩ tới, tại sao Dị Nhân nói tối qua nó đi dự tiệc nhỉ? Ông quay người trở về trong cung, nhìn ngó khắp nơi cũng chẳng thấy bóng dáng mẹ con Triệu phi, xét đoán là có điều gì không hay xảy ra.
Công Tôn Càn hỏi Chu Kiệm: "Thái tử phi và tiểu Doanh Chính đâu?"
Chu Kiệm cố ý tỏ ra vẻ không biết nói: "Thế à? tôi cũng đang tìm họ, vừa nãy Thái tử phi và tiểu Doanh Chính còn ở đây, nháy mắt một cái đã không thấy đâu rồi!"
Công Tôn Càn đợi người quản gia về, dặn anh theo dõi Chu Kiệm còn mình thì bước vội đến Tùng Đài, tìm tới một tên quan gác cổng quen biết, hỏi thăm xem bên trong có Tần Vương Tôn Dị Nhân và Lã Bất Vi không? tên quan gác cổng nói, ông ta không thấy Tần Vương Tôn Dị Nhân và Lã Bất Vi nào cả! Công Tôn Càn nhờ tên quan gác cổng vào trong phòng tiệc thăm dò tìm giúp. Tên quan gác cổng quay người đi vào, quá nửa buổi mới chạy ra nói với Công Tôn Càn bên trong cũng chẳng thấy Tần Vương Tôn Dị Nhân và Lã Bất Vi.
Lúc này Công Tôn Càn mới bắt đầu hoảng hốt và sợ hãi. Ông đoán chắc đến tám - chín phần là Dị Nhân và Lã Bất Vi bỏ trốn. Khi Công Tôn Càn nghĩ như vậy, ông cảm thấy mồ hôi đang chảy lã chã sau lưng, giống như chó mất đuôi. Ông lại chạy đến phủ đệ của Lã Bất Vi, hỏi han bọn người hầu và các môn khách, thì họ đều nói lão gia nhà họ đêm qua đi dự tiệc ở Tùng Đài.
Công Tôn Càn không dám chần chừ. Lại quay người tìm đến Tùng Đài, bẩm báo với Bình Nguyên Quân sự thể tìm mọi nơi mà chẳng thấy Dị Nhân và Lã Bất Vi đâu. Bình Nguyên Quân đang dương dương tự đắc trong ánh đèn tiệc rượu, sau khi nghe xong thất kinh trách mắng Công Tôn Càn rằng: "còn tìm gì nữa, e rằng họ đã trốn khỏi thành Hàm Đan này rồi!"
Tin Dị Nhân và Lã Bất Vi bỏ trốn, từ bữa tiệc mừng ngày lập nước mà nói, quả là như một cơn gió độc. Bình Nguyên Quân tức giận đùng đùng, lòng dạ rối bời đạp đổ bàn tiệc. Ngày hôm đó, sau khi gửi thiếp mời đến Dị Nhân và Lã Bất Vi, ông đã cẩn thận đưa ra kế
sách làm sao trong bữa tiệc làm cho Tần Vương Tôn và thái phụ của hắn trói tay chịu bị bắt, sau đó đưa ra một tội danh để giết họ. Tối hôm qua thấy Chu Kiệm phụng mệnh Dị Nhân và Lã Bất Vi đem lễ mừng đến Bình Nguyên Quân vui mừng hể hả. Một là họ không có cảnh giác khi bị giết hại, hai là nước láng giềng của Triệu Vương nhiếp chínhe='height:10px;'>
Lã Bất Vi lại hỏi: “Gặp được Hoàng Phủ Nghĩa cùng em gái lâu ngày không gặp trùng phùng có phải là một việc vui không?”
“Là một việc vui”.
“Thêm vào đó ái thiếp lại có tin vui, vậy là mấy tin vui rồi?”
“Là ba việc. Nhưng Lã đại nhân còn quên một chuyện vui”. Lã Bất Vi kinh ngạc hỏi: “Còn việc gì vui nữa?”
Triệu Cơ nói: “Thiếp và chị Hoàng Phủ bỏ hiềm khích trước đây, hoà thuận trở lại, thê thiếp hoà hợp, không phải là một việc vui sao?”
Lã Bất Vi tán thành: “Là một việc vui, là một việc vui!”
Triệu Cơ nói: “Vây là tứ hỉ lâm môn!”
Lã Bất Vi khen: “Ái thiếp còn nhiều trò hơn ta!”
°

*

Khi Đỗ Thương triệu kiến Triệu Hiếu Thàninh của Công Tôn Càn và tên quản gia kia hết sức căng thẳng. Mặc dù Bình Nguyên Quân cắt cử rất nhiều lính canh ở đó, chỉ bỏ tù Chu Kiệm, nhưng Công Tôn Càn không dám có một sơ suất nhỏ ngay cả khi ngủ cũng phải mở một mắt.
Hôm đó, Công Tôn Càn đang trừng mắt nhìn Chu Kiệm đi lại dưới hành lang như không có chuyện gì xảy ra, bỗng nghe có một tiếng trẻ chưa vỡ giọng đang gọi ông; "Công Tôn thúc thúc ơi! Công Tôn thúc thúc!"
Công Tôn Càn nhìn theo hướng tiếng gọi, cho đó là giấc mơ, đứa bé trai thông minh sáng dạ, nhanh nhẹn họat bát đang đứng trước mặt ông không phải là công tử tiểu Doanh Chính của Dị Nhân sao? nó vẫn ở trong thành Hàm Đan, nói rõ rằng bố mẹ nó cũng chưa trốn khỏi. Lần theo dấu vết thì có thể truy nã được hai tên tội phạm của Bình Nguyên Quân, bắt về sẽ được một khoản tiền thưởng lớn.
Chu Kiệm vừa nhìn thấy tiểu Doanh Chính, sợ hãi mặt không còn giọt máu, thất thanh kêu lên: "Tiểu công tử, sao lại chạy về đây?"
Tiểu Doanh Chính hào hứng nói: "Mẫu thân nhốt ta ở trong nhà một bà lão, ngột ngạt đến chết đi được!"
Sắc mặt Chu Kiệm thần hồn nát thần tinh nói: "Tiểu công tử, mau chạy đi, Công Tôn Càn là người xấu, muốn bắt mọi người hãm hại đấy!"
Tiểu Doanh Chính cãi lại nói: "Ngươi lừa ta, Công Tôn thúc thúc là bạn tốt của ta."
Thì ra, Triệu phi dẫn tiểu Doanh Chính trốn đến ngòai thành ẩn náu, tìm đến một nhà bà lão hiền lành tốt bụng, nói là từ Biên Ấp đến thành Hàm Đan tìm người thân bị lạc đường. Bà lão rất cảm thông bèn để cho mẹ con Triệu phi ăn nghỉ ở đó. Triệu phi sợ để lộ tin tức, bèn nhốt tiểu Doanh Chính trong phòng như chim trong lồng cá trong chậu, khó chịu sự vắng vẻ và tĩnh mịch trong căn phòng tăm tối, phải đi ra ngòai chơi cho thích mới được. Triệu phi một chút sơ xuất, cậu liền chạy ra ngòai.
Công Tôn Càn ôm tiểu Doanh Chính vào lòng, như bắt được vàng dụ dỗ nói: "Nào, Công Tôn thúc thúc dẫn vậy cũng phải gật đầu suy nghĩ.
Hoa Dương Quân thừa cơ nói: “Lời của Lã Bất Vi thật chính xác, đúng là những lời vàng ngọc giúp chị em ta giải họa tạo phúc. Thưa chị, một khi chị đã già, thì số mệnh của chúng ta cũng không lường được. Bây giờ nhân lúc Đại Vương sủng ái một mình chị, còn nghe lời chị, chị hãy chọn một trong hai mươi ba hoàng tử nhận làm con nuôi khuyên An Quốc Quân lập thái tử. Có như vậy khi Đại Vương băng hà, chi em chúng ta quyền cao không ai bì. Sau khi Đại Vương nàgn thu, thì người làm vua là con trai trung hiếu của chị, chẳng phải lúc ấy quyền của chúng ta càng thêm vững chắc sao? Nếu chị nhân lúc Đại Vương sủng ái làm thành công chuyện này thì hưởng phúc mãi mãi, ngược lại đợi đến khi sắc tàn tình phai, sức suy lực kiệt, Đại Vương không ngó ngàng gì đến thì còn thực hiện được theo ý nguyện của chị được không?”
Hoa Dương phu nhân nói: “Nghe hai vị nói cũng có lý, rất có sức thuyết phục, đã khiến ta như tỉnh cơn mê, vậy không biết là vị hoàng tử nào?”
Hoa Dương phu nhân vẫn chưa nói hết, Hoa Dương Quân vội vàng ngắt lời: “Còn do dự gì nữa, Dị Nhân rất thích hợp”.
Lã Bất Vi nói: “Dị Nhân luôn một lòng tưởng nhớ đến Đại Vương và phu nhân, Dị Nhân tự biết mình không phải là con trưởng, mẹ là Hạ Cơ cũng không được Đại Vương sủng ái, rất muốn được nương nhờ ở cửa phu nhân, tình nguyện được làm con trai của phu nhân, để tương lai được một chỗ đứng trong triều. Phu nhân hãy nhân cơ hội này khuyên Đại Vương lập Dị Nhân làm thái tử, sau này có thể giải trừ được nỗi lo của chị em phu nhân rồi”. Hoa Dương phu nhân nói chắc như đinh đóng cột: “Được”.
°

*

Tư Không Mã tâm tư ngổn ngang đứng một lúc ở đại môn Lã phủ. Mọi người đều cho rằng chàng đã chết ở Trường Bình, sao hôm nay lại hồi sinh quay về đây được? Còn Triệu Cơ tối hôm trước khi sắp ra đi, vui vầy cùng chàng một đêm, còn bao nuối tiếc. Nàng sẽ dõi ánh mắt trông chờ chàng không? Nắng thu không gay gắt như ánh nắng mùa hạ, làn gió thu như đang vuốt lên khuôn mặt đỏ gay của chàng Tư Không Mã. Chàng đẩy cánh cửa vẫn đỏ tươi như trước đây, mang theo cả cái bóng và luồng gió hiu hiu vào theo.
Tư Không Mã nhìn một lượt gian phòng, lối đi, giếng nước, mọi nơi với ánh mắt thân quen ấm áp. Mọi thứ vẫn như cũ, mấy bụi dâu trước đây râm ran tiếng ve, nay đã thưa thớt. Những chiếc lá dâu màu vàng rơi lả tả. Tư Không Mã nghĩ đến đây tự hỏi, đây chính là “phiêu linh” sao? Mấy môn khách và bọn nô bộc đi từ trong đình ra, lúc đầu không ai để ý đến con người từ chỗ phiêu linh trở về.
Bỗng nhiên, từ Tiền Đình phát ra tiếng hét thất thanh của người nào đó “Có ma”. Nghe thấy tiếng kêu này, mọi người đổ xô ra sân, sững sờ khi trông thấy Tư Không Mã đứng dưới cổng.
Anh ta chẳng phải đã chết rồi sao. Lã Bất Vi vừa lập ban thờ cho anh ta, làm sao anh ta lại có thể xuất hiện được? “Đúng là ma, có ma”. Mọi người lần lượt kêu lên rồi chạy vào trong nhà trốn, sợ sệt giương mắt nhìn Tư Không Mã. Tư Không Mã cảm thấy rất kinh ngạc, sau đó hiểu ra, liền tiến lên một bước, cười lớn nói: “Làm gì có ma quỷ nào. Tôi là Tư Không Mã đây!”
Có người nói: “Không đúng, ngươi không phải là Tư Không Mã, là ma”. Để phòng “ma” đột nhiên xông đến, rất nhiều người vác cung, kiếm, gậy gộc ra. Không rõ tiếng ai hét lên: “Hãy dùng tên bắn chết con ma này đi”. Tư Không Mã vội nhảy tránh vào cái hốc ở cửa kêu lên: “Đừng bắn, đừng bắn”.
Triệu Cơ ở sau vườn, nghe có người hô lên có quỷ, liền chạy ra. Diện mạo và xiêm y nàng mặc vẫn đẹp như trước. Nàng thướt tha trong làn gió thu nhè nhẹ, hỏi xong mới biết là đã xảy ra chuyện gì. Nàng nghĩ lại, trứoc khi Lã Bất Vi đi Hoặc Dương đã dặn: “Mọi việc đều cần phải thận trọng, khi ngủ cũng cần phải mở một mắt”. Nàng thấy chuyện này thật lạ, giữa thanh thiên bạch nhật làm sao lại có quỷ được đây? Nếu đúng là có ma, thì trốn cũng không thoát được,sợ cũng chẳng ích gì, nghĩ vậy nàng liền kêu lên: “Ai là ma thì hãy ra đi, ta muốn hỏi ngươi, đừng sợ, chúng ta sẽ không hại ngươi đâu!”
Tư Không Mã vừa nghe thấy tiếng của Triệu Cơ, vô cùng cảm động liền nhảy ra, ngẩng cao đầu nói: “Triệu Cơ, ta không phải là ma, ta là Tư Không Mã”. Triệu Cơ lại hỏi: “Ngươi là Tư Không Mã ư? Chẳng phải Tư Không Mã đã bị quân Tần giết chết ở Trường Bình rồi sao?”
Thế là Tư Không Mã cất cao giọng kể lại việc chàng ở Trường Bình làm thế nào thoát chết, cùng với Triệu Hoảng đi tạ ơn Khương Đào Hoa ra sao, rồi làm sao gặp được Lã Bất Vi và Dương Tử. Triệu Cơ nghe xong thấy hợp tình hợp lý. Nàng đã nghe nói: “Ma thì không có bóng, chỉ có người mới có bóng”. Nàng liền bảo Tư Không Mã: “Nếu ngươi nói ngươi là Tư Không Mã, là người thì phải có bóng, ngươi qua đây ta xem”. Tư Không Mã tiến lại, trông thấy rõ cái bóng của mình dài ra rõ ràng trên mặt đất. Mọi người hồi hộp thò đầu ra nhìn theo cái bóng của Tư Không Mã di động trên mặt đất. Triệu Cơ mạnh dạn tiến lại gần, nhìn cái bóng di chuyển theo Tư Không Mã để phán đoán là người hay là ma.
Nàng nhìn rõ cái bóng đem của Tư Không Mã in trên nền đất, sau đó nhìn rõ khuôn mặt quen thuộc, đôi mắt đã từng nhìn nàng chan chứa tình cảm. Chàng làm sao là ma được, chàng nhất định là Tư Không Mã rồi!
Tư Không Mã nói: “Triệu Cơ, ta không phải là Tư Không Mã sao? Ta là Tư Không Mã, tất cả những gì xảy ra trước đây ta đều nhớ rất rõ”. Triệu Cơ hỏi: “Vậy ta hỏi ngươi, cái đêm trước khi ngươi đi Trường Bình ngươi đã ở đâu, làm gì?”. Tư Không Mã có phần xấu hổ nói: “Triệu Cơ, nàng đừng hỏi nữa, có những chuyện tình cảm thật khó nói ra”.
Câu nói này đã chứng minh Tư Không Mã nhớ tất cả những gì xảy ra trong đêm đó. Triệu Cơ xúc động, nghẹn ngào nói: “Mọi người hãy ra đi, Không Mã đại ca của chúng ta đã trở về rồi”.
Sau khi gặp lại mọi người trong Lã phủ, Tư Không Mã liền đến Liêu Cảng gặp Dị Nhân. Tư Không Mã nhìn kỹ Dị Nhân một lượt, nghĩ đúng là người không thể nhìn tướng mạo xét đoán, nước biển cũng không thể dùng đấu để đong. Người này hai hàng lông mày không tập trung, mắt thì lồi đúng là Tần vương tôn rồi, Lã Bất Vi đã dặn chàng, phải bảo vệ người này. Dị Nhân và Chu Kiểm thấy Tư Không Mã đến thì rất vui mừng, nét mặt tỏ vẻ hân hoan, hơn nữa cũng đỡ cảm thấy cô đơn. Sau lần Dị Nhân bị làm nhục, không dám ra ngoài sợ lại gặp phải phiền phức mới. Bọn họ chỉ mỗi một việc là chơi cờ, lúc đầu là hai người, sau đó là ba người, có lúc gọi cả Công Tôn Càn đến làm vài ván, hai người “giết nhau”, hai người ở ngoài xem “chiến”. Kỳ thực Tư Không Mã không có hứng thú cờ vây nhưng vì ở nhà trọ cả ngày lại không có trò gì để tiêu khiển, đành phải làm thân phận phục vụ Dị Nhân chơi cờ, chàng cố tập tính nhẫn nại, điều binh khiển tướng để hạ đối phương. Công Tôn Càn từ trước đều ăn hối lộ, không chỉ không lạnh nhạt như trước mà có lúc còn cùng bọn Dị Nhân tụ tập bày trò tiêu khiển. Nhưng đại cục, ông ta biết mình cần phải có lập trường kiên định, phương hướng rõ ràng như thế nào. Nếu Dị Nhân ngươi muốn chạy trốn, thì ta cũng không thể làm ngơ, phải tùy cơ quyết đoán, phải bẩm báo, phải ngăn cản. Trong thời khắc then chốt nếu cần cũng phải dồn người đến chỗ chết.
Chơi cờ đến nỗi chán ngán rồi, Tư Không Mã cùng với Chu Kiểm lần lượt ra phố xem quang cảnh mọi người mua bán tấp nập, không khí nhộn nhịp khiến họ không muốn quay về. Chu Kiểm là người có tâm kế, không phải có thú nhàn tản mà đi ra phố, mà muốn bỏ ít tiền lẻ ra để lấy tiếng tăm. Trông thấy những kẻ nghèo khó, ăn mặc rách rưới chìa tay xin cứu giúp, ông liền cho ít tiền rồi tuyên truyền “Công tử Dị Nhân của chúng ta không thể cầm lòng trước cảnh ngộ khó khăn của dân nước Triệu. Nếu gặp phải thương binh què chân gãy tay, Chu Kiểm nói với họ rất kẳhng khái: “Vài đồng lẻ này, cũng không làm được việc gì lớn, nhưng cũng coi là thành ý của ta và công tử Dị Nhân đối với công lao bảo vệ tổ quốc của các ngươi. Không lâu tiếng tăm của Dị Nhân nào là nhân đức thương người lan truyền khắp xóm trên ngõ dưới ở thành Hàm Đan, thậm chí mỗi ngày đều có kẻ ăn mày nghèo khó đến quán trọ cầu xin Dị Nhân giúp đỡ. Lúc đầu Dị Nhân lấy làm lạ, sau đó mới biết là Chu Kiểm giúp hắn ta tạo hồng phúc.
Tư Không Mã không giống Chu Kiểm, chàng luôn ở trong nhà toàn tâm toàn ý bảo vệ Dị Nhân. Đặc biệt là khi đánh cờ chàng cũng không rời mắt khỏi thanh kiếm treo trên tường. Khi đi ra phố, chàng chỉ thích xem trò tiêu khiển, chỗ mà người tập trung nhiều nhất diễn trò nhảy múa, chọi gà, chàng xem trăm lần cũng không thấy chán. Chàng thích nhất là xem chọi gà, hai chú gà mặc áo sặc sỡ, giương những cái cưa sắc nhọn khi nghe tiếng hô, chúng nhảy khỏi vòng tay chủ xông ra quyết liệt. Rất nhanh chúng đã phân thắng bại. Mày đá tao tao đá mày, mấy con bị thua lông lá tả tơi, máu chảy ròng ròng. Cuối cùng cũng có một con thắng trận. Tư Không Mã cảm thấy rất giống binh sĩ trong những trận đấu. Kẻ thua thì căm hận, còn kẻ thắng lại ăn mừng khi dồn đối thủ đến chỗ chết.
Mấy hôm nay, có một người làm trò ảo thuật dạy rắn trên phố khiến Tư Không Mã bị hút hồn, xem mãi không chán. Đã xem đến ba lần mà chàng cũng không chú ý đến bộ mặt của người huấn luyện rắn. Chàng chỉ để ý đến những con rắn ngóc đầu ngoe nguẩy trên cổ, lên vai, lên tay chủ nhân. Người huấn luyện rắn như một khúc nam châm hút chặt lấy những con rắn, trườn lên người anh ta mà không hề rơi xuống. Có lúc lại cho những con rắn dài hơn một mét bò vào trong cổ họng, chỉ thò một đoạn đuôi ngắn ở ngoài, sau đó lại từ từ lòi ra khỏi miệng. Sự trình diễn của anh luôn làm người xem phải trầm trồ thán phục. Càng khiến Tư Không Mã khâm phục hơn là người huấn luyện rắn này không giống với những thuật sĩ trên giang hồ, sau khi diễn một bài rất ngoạn mục, thì xin tiền, bán thuốc, còn người này sau khi diễn xong, mồ hôi nhễ nhại, thì thu dọn sạch sẽ rồi đi. Xem ra, anh ta không phải là giàu có gì, thậm chí có thể nói là bần hàn. Sau khi xem đến hai lượt, Tư Không Mã mới chú ý dưới chiếc nón rách tả tơi là khuôn mặt gầy dãi dầu sương gió.
Về đến nhà trọ, Tư Không Mã không ngớt ca ngợi tài nghệ của người luyện rắn với Dị Nhân, Chu Kiểm và Công Tôn Càn. Đối với một Chu Kiểm không có hứng thú gì lắm với trò này cho nên ông ta chỉ nghe mà thôi. Còn Dị Nhân thì có vẻ rất ngưỡng mộ, muốn tận mắt chứng kiến, nhưng chỉ sợ ra cửa không được xem đã lại gặp chuyện rắc rối đến thân.
Tư Không Mã rất hiếm khi quay về Lã phủ, một là chàng không muống giáp mặt Triệu Cơ. Sống ở đây, chỉ có đôi chút khó chịu, ấy là cứ đến tối, khi nằm trên giường, Dị Nhân và Chu Kiểm lại đòi anh ta kể chuyện, làm phiền mãi không thôi. Chỉ đến khi Tư Không Mã đã khô rát cả họng, mắt díp lại thì họ mới buông tha. Mấy hôm nay, họ không hay kể chuyện cho nhau nghe nữa mà thường nhắc tới việc Lã Bất Vi tại sao mãi chưa thấy về. Không hiểu ông ta có bình an đến được Hoặc Dương hay không, ông ta có gặp được chị em Hoa Dương như dự tính không, không biết nước Tần có cho ông ta là gián điệp, thích khách nước Triệu phái tới mà bắt giam không, không biết ông ta có đem được tin mừng gì về không?
Màn đên tịch mịch, lũ dế quanh tường xướng lên những tiếng ca râm ran, Tư Không Mã lặng lẽ trôi vào giấc ngủ, có một con rắn từ khe song cửa thở lửa phì phì, từ từ bò vào. Có lẽ hôm nay xem người ta biểu diễn rắn nhiều quá cho nên ngay cả khi nằm mơ cũng thấy rắn. công tử điện hạ rắn đã trườn tới mép chăn gần đầu Tư Không Mã, anh ta đã cảm thấy lạnh gáy, lúc này mới biết không phải là mình nằm mơ. Tư Không Mã chộp lấy con rắn quay mạnh mấy vòng rồi ném xuống đất. Theo bản năng anh ta nhìn ra ngoài cửa sổ, lại một con rắn nữa đang bò vào. Bỗng có bóng người vọt qua. Tư Không Mã theo phản xạ nhảy xuống giường, với thanh kiếm treo trên tường, nói nhỏ với Chu Kiểm: “Không xong rồi, dậy mau, có thích khách!”
Tư Không Mã và Chu Kiểm rút gươm xô cửa xông ra, cũng vừa lúc tên thích khách xông tới. Người này đội chiếc nón tre, che kín gần khuôn mặt. Nhớ lại con rắn vừa bò vào trong phòng thì biết thích khách là kẻ hay biểu diễn trò rắn ở chợ.
Tư Không Mã cùng Chu Kiểm vừt cô trông khá khẩm vào, đừng có đưa mấy cô sứt môi lồi rốn để bịp bọn ta đấy!”. Tư Không Mã vênh mặt, hất hàm nói.
Lạc Dương Cốc chỉ nghe nói Dị Nhân con tin nước Tần sống ở thành Hàm Đan, nhưng từ trước đến giờ chưa từng gặp mặt. Vừa thấy cái người mặt mũi quái dị trước mặt là Dị Nhân, liền cúi người hành lễ nói: “Lạc Dương có mắt không nhận ra Kim Ngọc tướng, xin Dị Nhân điện hạ trị tội! Tiểu nhân xin đảm bảo tìm cho hai vị hai nàng đẹp như hoa, như ngọc để Dị Nhân điện hạ và vị đại nhân này vui chơi tràn trề!”
Dị Nhân được đưa đến một gian phòng xa hoa tràn đầy tiêu hương phấn khí, một mỹ nữ lướt đến trước mặt ông ta. Dị Nhân như người khát được nước, hấp tấp xé y phục của người kỹ nữ, vồ vập như mãnh hổ trên cơ thể nhẵn mịn như cá …
Mấy lần đầu, Dị Nhân cảm thấy phấn chấn tươi mới, mấy ngày sau lại thấy rằng mỹ sắc trong kỹ viện chẳng qua cũng chỉ như vậy thôi. Ông ta muốn thay đổi khẩu vị, tìm một kỹ nữ biết hát múa Ba Thục Tần Phong. Lạc Dương Cốc nói, hiện giờ chưa có một kỹ nữ nào biết hát múa những bài hát của Tần, nhưng sau hai ngày, đảm bảo sẽ tìm được một mỹ nữ giỏi ca vũ nước Tần, nhất định sẽ làm Dị Nhân điện hạ vừa ý.
Hai ngày sau, khi Dị Nhân đến, Lạc Dương Cốc nói với Dị Nhân là theo yêu cầu của điện hạ, cuối cùng đã thoả nguyện tìm được một mỹ nữ đẹp như tiên. Dị Nhân được đưa đến một căn phòng, có tên gọi: “Duyệt Linh các”. Đẩy cửa vào, đã thấy một cô gái diễm lệ tuổi cập kê kính cẩn chờ đợi ở đó. Thấy Dị Nhân bước vào, khởi thân thi lễ, sau đó đi nhẹ như lướt đến đóng chặt cửa lại. Dị Nhân thấy nhất cử nhất động của cô đều nhẹ nhàng, uyển chuyển, không giống người thường.
Cô gái nhoẻn miệng cười, lộ ra hai hàm răng trắng như thạch nói: “Tiện dân tên gọi Di Hồng, xin hầu hạ công tử điện hạ. Nghe Lạc Dương Cốc nói, công tử điện hạ có tâm hướng về ca vũ nước Tần. Di Hồng xin ngâm một khúc: “Tần Phong- Kiêm Hà” để mua vui cho điện hạ”. Di Hồng nói xong, cất giọng ngọt ngào lưu loát:
Lau sậy xanh xanh
Giọt sương long lanh
Ôi người con gái
Giữa dòng mong manh.
Ngược theo dòng nước
Con đường trắc trở
Ngược theo dòng nước
Giữa dòng bơ vơ.
Lau sậy thê thê
Khí thu sắc ghê
Ôi người con gái
Ven dòng sông quê.
Ngược theo dòng nước
Con đường lên cao
Ngược theo dòng nước
Đá ngầm nhô cao.
Giọng nói quê hương trầm bổng réo rắt, ca từ tình chân ý thật, Dị Nhân như được trở về bên bờ sông Vị cách đã lâu, Chương đài nội cung. Tiếng đọc rung động đến tận tâm can, những tôi tớ cười tươi như được mùa, khuôn mặt hiền hậu thân thương của mẹ - Hạ Cơ, những thức ăn đủ các phong vị, những bạn bè quyền quý tẩu khuyển đấu kê … những kỷ niệm, mộng tưởng về quê hương tràn trề trong đầu Dị Nhân, bất giác Dị Nhân buột tiếng than: “Có nhà khó về, có mộng khó vẹn …”
Nghe thấy Dị Nhân nói như vậy, tiếng hát Di Hồng bỗng im bặt: “Tiện dân ca bài “Tần Phong – Kiêm Hà” đã khơi dậy nỗi buồn nhớ quê hương của điện hạ, thất lễ, thất lễ!”
Cử chỉ của Di Hồng thanh thoát, uyển chuyển, nho nhã, xuất thân không phải là người hầu hạ nơi tướng phủ, thì cũng là gia đình nho sĩ.
Khi chú gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh, Dị Nhân mới rời kỹ lư.
Ông ta cảm thấy lời ca của Di Hồng như còn văng vẳng bên tai … Những ái ân nồng thắm trên chiếc giường êm ái đó còn như hiện ra mồn một trước mắt. Sau này được làm Tần Vương, tìm được một kỹ cơ như vậy cũng coi là mãn nguyện lắm rồi. Tiếc là lần đầu gặp mặt, chỉ chú ý đến việc chăn gối trên giường mà không kịp thổ lộ tâm tình …
Bến đò Chương Yên thông qua dòng sông Phủ Dương, đem rất nhiều hàng hoá và truyền thuyết đến thành Hàm Đan cách xa hai trăm dặm. Bến đò bị che khuất sau đám cây sum suê um tùm, tiếng chim sẻ hót líu lo trong đám lá xanh biếc, dưới bóng cây um tùm, dòng nước róc rách trôi. Bến đò rộng hơn mười trượng, cũng được coi là một bến cảng lớn. Ven bờ được đắp bởi những phiến đá sần sùi một màu, những đám rêu xanh đã kết gắn các phiến đá với nhau một cách tự nhiên. Dọc theo bến cảng là các nhà trọ, quán rượu. Đây là một thị trấn nhỏ phồn hoa và lâu đời.
Dương Tử vuốt mồ hôi lấm tấm trên trán, chỉ huy một số phu dịch dỡ những tấm gỗ dựng nhà từ xe kéo vào bến cảng. Những vật liệu này là mua để dựng nhà trọ cho Dị Nhân, lát nữa sẽ được chuyển đến Hàm Đan.
Dương Tử thấy những tấm gỗ nằm lung tung khắp bến cảng, xa xa có tàu sắp cập bến và những vật đó có thể ảnh hưởng đến đường đi lại của người xe.
Lúc đó, Lạc Dương Cốc hô hào sai khiến mười mấy người phu khuân vác đang hướng về phía bến cảng. Mỗi người phu khuân vác đều vác một hòm gai lớn nặng chình chịch, bên trong là những hoa tiêu thượng hảo, tường vách ở các phòng trong kỹ lư đều được trát bằng bùn tiêu, như vậy trong phòng luôn tràn ngập mùi hương quyến rũ. Để loại hương thơm này luôn đậm đà, tươi mới, bùn tiêu trát tường mỗi năm được thay một lần. Thấy những tấm gỗ chắn đường đi, Lạc Dương Cốc cất tiếng chửi: ‘Thằng nào có mắt không tròng, vứt gỗ lung tung ra thế này?”
Trước khi đi, Lã Bất Vi đã dặn Dương Tử, trên đường phải tạo dư luận làm mọi người đều biết rằng Dị Nhân đang dựng một nhà nghỉ thượng hạng chính thức làm ăn, định cư ở Hàm Đan. Do vậy, nhìn thấy có người, Dương Tử bèn hoà nhã bẩm thưa: “Xin lỗi đại ca, những vật này là để vận chuyển về Hàm Đan xây nhà trọ cho Vương tôn nhà Tần – Dị Nhân điện hạ”.
Lạc Dương Cốc khinh khỉnh nói: “Đừng có lấy Vương tôn Tần Vương ra dốược đằng chân lẫn đằng đầu, quan hệ giữa nước Nguy và Tần sẽ sớm cùng thủy tận, chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Trần Thành đứng mũi chịu sào sẽ trở thành mục tiệu đánh phá của nước Tần, oan gia dễ gì gỡ được, không nên cạn tàu ráo máng.
Đã là người bạn thân thiết với Bình Nguyên Quân, phải nói thẳng sự lợi hại của việc này một cách trực tiếp cho rõ ràng. Thế là Tin Lăng Quân chẳng giấu giếm nói ra cách nghĩ từ đáy lòng mình. Bình Nguyên Quân nghe xong, tuy miệng nói: "Có lý!" Nhưng trong bụng lại mắng rằng: "Gan không bằng con chuột, nước Tần lòng lang dạ sói sẽ không tươi cười hớn hở đồi với nước Nguy, không lễ nghĩa đón tiếp bởi Tin Lăng Quân nhà ngươi không tiếp nhận Triệu phi đâu." Sẽ có ngày quân lính đến chân thành, phá thành chiếm đất đó!"
Sau khi Tin Lăng Quân đi rồi, Bình Nguyên Quân suy sụp tinh thần đi đi lại lại trong điện, khuôn mặt ngọc ngà tươi như hoa của Triệu phi bất chợt ẩn hiện trước mặt ông, ông nổi giận đùng đùng nghĩ: "Triệu phi ơi! Triệu phi! Thả một tiểu mỹ nhân như ngươi trở về nước Tần quá dễ dàng, không làm nhục được ngươi cũng phải sai ngươi đi làm một cái gì có ích!"
Trận tuyết đầu tiên của thành Hàm Dương, trắng trong làm mê hồn người như bộ ngực của đứa bé gái, nhưng đối với một cô gái chạy nạn trong gió rét, chẳng có chút yên vui nhàn tản để thưởng thức cảnh tuyết rơi.
Di Hồng vác cái gói, tay ôm hai vai đi trong gió bấc lạnh gía của Hàm Dương, có hai thứ đang được giấu trong bụng cô gái chật chội đến nỗi tưởng như cô không bước đi được, một cái là ngọc tỉ của Triệu Vương, sau khi từ nhà chứa trở về cung làm thiếp của Triệu Hiến Thành Vương đã trở thành con sen chẳng đáng gì. Do một buổi chiều khi đem áo dài cho Triệu Hiến Thành Vương, ăn trộm cái ấn tin thay trời đổi đất - quyền sinh quyền sát kia. Cô muốn đem bảo vật này làm lễ vật ra mắt Dị Nhân. Bây giờ cô nghĩ về sự việc lúc đó, vẫn là nỗi sợ hãi giống như con rắn đang chui luồn trong người cô.
Một thứ nữa mà Di Hồng mang đó là thai nhi trong bụng. Cô có thể tính toán chính xác nó xảy ra khi nào. Sau khi ngủ với Dị Nhân trong nhà chứa, mỗi tháng có như hẹn mà đến. Thai nhi cô mang là cốt nhục của thái tử nước Tần, đạo lý muôn đời là muốn được ở bên cạnh Dị Nhân. Mặc dù có được làm phi tử chính thức hay không. Có được hưởng thụ vinh hoa phú quý hay khôg, cô cũng chẳng cần coi trọng, cô muốn nắm giữ số phận của mình, cô muốn cáo biệt thân phận thiếp hầu với Triệu Hiến Thành Vương, cần thì đến, không cần thì đi. Cô nhìn thấy những cảnh như thế ngay bên cạnh mình. Một số thiếp hầu của quân vương kia, một khi người đàn ông chủ nhân của họ quá bộ ngó tới, không đến Chúc Từ trông coi đèn xanh thì cũng thay thế những hậu phi canh mộ cho người quá cố. Nếu được giữ lại trong cung, cũng phải khổ sở đến nhạt phấn phai hương, sau đó giống như đồ đạt lâu ngày bị vất bỏ ra khỏi cung.
Hỏi thăm nơi ở của Dị Nhân ở Hàm Dương, già trẻ lớn bé đều biết cả. Di Hồng không mấy khó khăn tìm đến Điện Thiện Thanh phủ đệ của Dị Nhân. Khi cô đứng dưới bức hoành phi lớn đưa tay ra mở cổng, bất chợt trăm ngàn cảm xúc xốn xang, bỗn tuôn trào nước mắt.
Tên quan đứng canh cổng nhìn thấy rõ mái tóc bay phất phơ trong gió lạnh đầu mùa đông của một người con gái.
Tên quan gác cổng đi tới hỏi Di Hồng tìm ai. Di Hồng hỏi đây có phải là phủ đệ của điện hạ Dị Nhân không? Tên quan gác cổng nói là đúng rồi. Sau đso hỏi cô là ai, Di Hồng hùng hồn nói, ta là phi thiếp của điện hạ Dị Nhân, đến từ Hàm Đan của nước Triệu.
Tên quan gác cổng vừa nghe thế, không dám chậm trễ, vội mời Di Hồng vào ngôi điện cạnh cổng, sau đó quay người lật đật đặt bước vào phòng của Dị Nhân, bẩm báo nói rằng phi tử ở Hàm Đan của điện hạ Dị Nhân đã trở về.
Dị Nhân nghe thấy thế, nghĩ là Triệu phi và tiểu Doanh Chính trở về, vui mừng khua chân múa tay kêu lớn: "Triệu Cơ phi của ta và Doanh Chính của ta, hai người đã trở về rồi!"
Bởi vì phủ đệ của Lã Bất Vi chưa xong, ông cũng tạm thời ở trong điện Thiện Thanh. Dị Nhân vội bước - tìm đế phòng của Lã Bất Vi, lớn tiếng kêu lên: "Thái phụ ơi! Lã Thái phụ! thái tử phi Triệu Cơ và Doanh Chính nhi trở về rồi."
Đám người hầu nói với Dị Nhân, Thái phụ vừa đi ra ngòai. Dị Nhân lúc này mới quay người tìm tên quan gác cổng, vội vàng hỏi thái tử phi đang ở đâu. Tên quan gác cổng trả lời nói, đang ở trong ngôi điện bên. Dị Nhân trách mắng nói: "Ngươi không có mắt hay sao? còn không mau mời vào Đại đường chính điện."
Khi tên quan gác cổng đưa Di Hồng vào chính điện. Điều bất ngờ mà ông nhìn thấy không phải là Triệu phi và Doanh Chính như ông nghĩ. Ông trau mày hỏi Di Hồng, ngươi là ai?
Di Hồng khẩn thiết nói: "Thái tử điện hạ, ngài không nhận ra tiện thiếp hay sao? Tiện thiếp là Di Hồng, là Di Hồng cùng chung chăn chung gối với điện hạ ở nhà chứa Hàm Đan!"
Dị Nhân nghĩ ra! Người đàn bà lăng nhăng này quả đúgn là Di Hồng. Người con gái thướt tha yểu điệu, phong tinh vạn trạng lúc đầu kia và Di Hồng đang đứng trước mặt thật rất khác nhau, trong lòng dâng lên một sự ghét giận.
Di Hồng rất nhanh thấy cái nhìn của Dị Nhân là thứ tình cảm gì, vội nói: "Trong bụng của tiện thiếp đang mang giọt máu của điện hạ."
Dị Nhân chẳng thèm để ý nói: "Vợ chồng sông nước, vì sao gọi là dòng giống của ta? chẳng qua là ta nhất thời hồ đồ mà thối!" Dị Nhân nói xong, sai người đuổi Di Hồng ra.
Di Hồng khóc lóc kêu trời kêu đất nói: "Tiện thiếp không sợ sống chết, bất chấp hiểm nguy trôi nổi mấy trăm dặm đường tìm đến điện hạ, vì sao điện hạ lại tuyệt tình đoạn nghĩa như vậy."
Dị Nhân lòng gang dạ thép, thẳng tay chỉ mắng nói: "Hãy đuổi bà ta đi cho ta."
Di Hồng kéo lê tấm thân ục ịch, la lối om sòm với bọn a hầu ở dưới môn khách, bước đi trong nước mắt đầm đìa.
Cơn giận của Dị Nhân chưa nguôi, ông lẩm bẩm nói: "Sao có thể như thế được. Ta vui đùa với ngươi, y là thiếu suy nghĩ, tục ngữ có câu: “Bắt trộm bắt tang vật, bắt gian bắt cả đôi”. Bây giờ vẫn chưa bắt được quả tang, Triệu Cơ lại chối cãi thì làm thế nào? Hơn nữa, Lã Bất Vi lại không tận mắt nhìn thấy. Cô ta cần phải để Lã Bất Vi thấy cảnh Triệu Cơ và tên nghiệt chủng đó hoan lạc, cho Lã Bất Vi mất hết thể diện, và cuối cùng phải dằn lòng đuổi con yêu tinh này ra khỏi cửa…
Mỗi tối Hoàng Phủ Kiều lại nằm trên giường như chiếc bánh trong nồi, lăn bên nọ lại lật bên kia chịu sự dày vò của thời gian. Trong lòng cô ngày đêm cầu khẩn: “Lã đại nhân, ngài mau về đi”.
Mùa thu đem cái lạnh phủ đầy dòng sông Vị Thủy, cuối cùng thì cái lạnh lẽo, thê lương đã kề gần An Quốc Quân Doanh Trụ. Vị công tử tuổi đã gần năm mươi này bị mắc chứng hen suyễn, cứ đến giữa thu bệnh của ông ta lại trầm trọng.
Đờm kết đặc trong cổ, ông ta khò khè khạc nhổ vào trong chiếc bình trên tay người nữ tì. Dù vậy ông ta vẫn lọm khọm cùng với người cha già nua ốm yếu Chiêu Tương Vương của mình xử lý triều chính. Với tinh lực không lấy gì làm dồi dào, ngày đêm cùng với phụ thân phê đọc đến tấu chương của các đại thần và hỏi han không ngớt. Hai năm trước, Chiêu Tương Vương còn khoẻ, ông đã không cho Doanh Trụ tham chính. Vị thái tử này như một đôi giày rách bị bỏ xó. Bây giờ không thể như thế được nữa. Chiêu Tương Vương không thể cưỡng được tuổi già. Ông ta không chỉ cần con trai gánh vác, nhắc nhở lập kế hoạch mà còn phải chỉ bảo, dạy dỗ Doanh Trụ nếu như muốn cai quản giang sơn nước Tần. Vậy nên, thời giờ Doanh Trụ và Hoa Dương ôm ấp bên nhau không được nhiều như trước nữa. Hôm nay liều thuốc tiêu viêm của thái y có vẻ như rất có hiệu quả. Cái họng của ông ta trở nên thông thoáng như ruộng hoang sau khi được nhổ sạch cỏ. Buổi triều hôm nay bãi sớm, ông như con thú đói vồ vập lấy Hoa Dương phu nhân.
Giờ đây, cái mà Hoa Dương phu nhân cần không phải chỉ là sự khoái lạc được sinh ra sau khi được thoả mãn dục vọng từ một người đàn ông, nó là niềm hạnh phúc bột phát trong chốc lát. Cái cô cần là hạnh phúc ổn định vĩnh hằng. Đó chính là việc khiến An Quốc Quân đồng ý lập Dị Nhân làm thái tử. Lúc này, ở nơi Hàm Đan xa xôi như Dị Nhân hay ở gần kề bên cạnh như Hoa Dương phu nhân, hay đứng ngồi không yên ở trong phủ như Hoa Dương Quân, và đang ở trong nhà khách như Lã Bất Vi đều đang tưởng tượng tới thái độ, cử chỉ của Doanh Trụ trước vấn đề này, chờ đợi một lời nói sẽ quyết định lịch sử của ông ta. Đây là việc lớn quyết định đến sự hưng thịnh, suy vong cũng như sự sống còn của họ.
Theo bước chân gấp gáp của Doanh Trụ đi về phía lầu loan ô, tâm trạng của Hoa Dương phu nhân cũng bồn chồn lo lắng. Cô ta cùng với Doanh Trụ làm tình với nhau một cách suồng sã, như những buổi sáng với buổi chiều mà cô ta đã trải qua. Cô luôn tỏ ra thành thạo, đón tiếp ông không hề vồn vã. Hôm nay, Hoa Dương phu nhân lại cảm thấy căng thẳng, ngoài những chiêu thức của đàn bà như chiều chuộng, ngọt ngào hay hờn dỗi ra, liệu còn có cách gì hữu hiệu hơn để khiến Doanh Trụ dễ dàng chấp nhận lập Dị Nhân làm thái tử hay không?
An Quốc Quân vừa vào đến cung của Hoa Dương phu nhân đã vội hỏi: “Người đẹp của ta, hòn ngọc của ta, đêm qua nàng đã mơ thấy gì?”. “Điện hạ, thần thiếp nằm mơ thấy khí sáng đầy trời, tống tử nương nương cho thần thiếp một đứa con”. Hoa Dương nói. “Đứa con? Không lẽ nàng đã có thai, nàng sẽ sinh hạ cho ta hoàng tử thứ hai mươi tư?”. An Quốc Quân vui vẻ nói. “Không phải đứa bé mà là một thiếu niên tinh anh”. Hoa Dương giải thích. An Quốc Quân nói: “Chẳng cần biết bà ấy tặng nàng cái gì, để ta tặng cho nàng một chút ấm áp”.
Thế là hai đôi giày quăng xuống dưới chân giường. Những cảm giác ngây ngất, đê mê, vờn vũ mây mưa. Trời đất tương hợp, càn khôn tương giao.
Đêm nay, Hoa Dương có việc muốn cầu xin An Quốc Quân nên hết sức chiều chuộng, còn vị thái tử đa tình thì muốn thử loại thuốc hồi xuân xem có linh diệu đến mức nào, và quả thực ông rất sung mãn.
“Điện hạ, đôi chim uyên ương kia vui say quấn quýt, tình cảm dạt dào, nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang! Sự ân sủng của điện hạ đối với thần thiếp, thiếp xin nguyện kiếp sau làm trâu ngựa cũng khó đền đáp hết được”. Hoa Dương thăm dò tình cảm của thái tử đối với mình sâu đậm đến mức nào. “Không cần đợi đến kiếp sau! Kiếp này không có nàng ta cũng sẽ chẳng còn thiết sống nữa”. Thái tử nói.
Sau cơn “mưa gió” lần thứ hai, Hoa Dương lòng yêu của thái tử chưa thoả, bèn nũng nịu nói: “Điện hạ ân chuẩn cho thần thiếp một việc, thần thiếp sẽ khiến cho điện hạ được thoả mãn!”. “Được! Mọi yêu cầu của nàng ta đều đồng ý!”. Thái tử nói. “Điện hạ, thần thiếp vô tài vô đức, được sung vào hậu cung, may mắn được hầu hạ điện hạ. Bất hạnh không có con, thần thiếp thấy trong các hoàng tử duy có Dị Nhân hiếu đức nhất, năm năm trước xin đi làm con tin nước Triệu. Năm năm qua, giải nguy cứu nạn được tấm biểu “Hiền đức ân công”, cứu giúp dân chúng, được nhân dân tôn kính; kết giao với bổn công tử các nước, chiêu nạp môn khách hơn ngàn người. Tân khách các nước ngợi khen không ngớt, nếu nhận nó làm đích tử thần thiếp cũng được nhờ”. Thái tử đương lúc vui say, vội vã đồng ý.
Hoa Dương phu nhân tiếp luôn: “Hôm nay điện hạ ân chuẩn, ngày mai lại nghe lời các cung phi khác, e rằng sẽ quên những lời đêm nay”. Thái tử nói: “Phu nhân chưa tin, nguyện khắc Phù làm thề”
Thái tử nói xong bèn lấy ngọc Phù sai người khắc bốn chữ “Đích tự bị nhân”, sau đó chia làm hai phần. Thái tử và Hoa Dương mỗi người giữ một nửa, lấy vật đó làm tin.
Tử Hề đờ đẫn đứng trên thềm cửa sơn đỏ của phủ đệ, gió thu thổi mạnh làm xoã tóc và vén tung tà áo làm anh ta cảm thấy cái lạnh như cắt vào xương thịt. Một ngày, anh ta thấy khuôn mặt của mình hiện ra đôi chút đặc điểm giống phụ thân An Quốc Quân. Trên khuôn mặt tròn trịa có cài mũi đẹp bằng, đôi mắt to ánh sáng không bao giờ tập trung đầy đủ trên con ngươi. Khi nhìn lên hầu như không có sinh khí, những hình tượng này kheight:10px;'>
Triệu Cơ lo lắng hỏi: “Hay là Triệu Vương đã có bằng chứng gì, muốn hỏi tội đại nhân?”
“Ai mà biết được? Dân gian có nói, là phúc thì không phải là hoạ, là hoạ thì tránh cũng không được. Bất luận là hoạ thiên tửu địa, hay là biển lửa, ta cũng phải đi. Nếu thấy một hồi lâu ta không quay lại thì nàng hãy bảo Dị Nhân là ta bị Triệu Hiếu Thành Vương triệu vào điện”.
Chiếc xe chạy qua các ngõ phố, Lã Bất Vi ngồi trên xe suy nghĩ trả lời các loại chất vấn của Triệu Hiếu Thành Vương như thế nào. Ông ta đoán tám, chín phần là về việc ông ta giúp Dị Nhân lập thế tử.
Chiếc xe dừng trước cửa Tòng Đài, Lã Bất Vi vừa xuống xe nhìn thì đã thấy kinh ngạc, hai lần trước đến, một bên cửa có một quân sĩ khoác đao, hôm nay lại bốn người, đều cầm khiên đao. Bước vào, Lã Bất Vi thấy phía trước điện ngày thường có người qua lại, hôm nay lại vắng lặng không người. Các cửa cũng có binh sĩ đứng, đây là điều chưa từng có. Lã Bất Vi thấy không khí trong cung thiếu vẻ thâm nghiêm thì tim đập chân run: Hay là Triệu Hiếu Thành Vương thật là muốn hỏi tội mình sao?
Lã Bất Vi bước vào, thấy quang cảnh càng khác thường. Triệu Hiếu Thành Vương ngồi trên đường, sau lưng không phải là các cung nữ cầm quạt mà là những lực sĩ cầm đao. Lã Bất Vi run lẩy bẩy quỳ lạy Triệu Hiếu Thành Vương.
Triệu Hiếu Thành Vương kéo vạt áo ngồi thẳng lên, nhìn Lã Bất Vi hồi lâu không lên tiếng. Ông đặc biệt bày bố một quang cảnh sát khí để đe doạ tên thương nhân này, kỳ thực Triệu Hiếu Thành Vương như đứng trong màn sương năm dặm nhìn không rõ diện mạo thật của Lã Bất Vi. Di Hồng về báo cáo nói rằng cô ta không hề phát hiện ra Dị Nhân có lòng thù ghét Triệu Vương và mưu đồ chạy trốn về Tần; Lã Bất Vi lại mua gỗ về xây quán tệ cho Dị Nhân, đây là một hành động định để Dị Nhân cư trú lâu dài ở Hàm Đan; Công Tôn Càn cũng nói rằng Lã Bất Vi không hay thường đến gặp Dị Nhân, dù đến thì cũng là để chơi cờ chứ không có việc gì khác …
Lần này Triệu Hiếu Thành Vương quyết định “lễ trước binh sau” phải truy hỏi la ra ngọn nguồn.
Hồi lâu sau, Triệu Hiếu Thành Vương cất tiếng hỏi: “Quý thương dạo này bận lắm phải không?”
“Dạ, bận lắm ạ”.
Triệu Hiếu Thành Vương vẫn giữ giọng dửng dưng: “Bận gì vậy? Có thể cho quả nhân biết một chút không?”
Lã Bất Vi liếc mắt nhìn trộm, rồi nói: “Dạ, cách đây không lâu, đi Hoặc Dương một chuyến, chạy đông chạy tây về việc Vương tôn Dị Nhân có thể trở thành Vương hầu”.
Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Quý thương không an phận thủ thường làm ăn mà lo chuyện thiên hạ, tham dự vào việc triều chính nước Tần làm gì?”
Lã Bất Vi đáp: “Đại Vương chỉ biết một ma không biết hai. Tiểu nhân đến Hoặc Dương vì Dị Nhân cũng là để làm ăn. Người ta thường nói, thêm một người bạn thêm một đường đi, thêm một kẻ thù thêm một bức tường. Sau này một khi ông ta làm Tần Vương, một quân vương mà phải sống cuộc sống cơ hàn, đói rét thì cũng đáng thương. Thần nghĩ anh ta không ở Hàm Đan một năm, hai năm nên sửa lại nơi ở cho anh ta”.
“Nói như vậy thương nhân còn có một tấm lòng phổ độ thiên hạ, thương kẻ nghèo khó, cô độc!”
Lã Bất Vi nói: “Tiểu nhân giúp Dị Nhân làm thế tử, đối với Đại Vương cũng có điểm tốt!”
Triệu Hiếu Thành Vương châm biếm: “Thương nhân các người đều biết vương bà bán dưa, tự bán tự khoa! Dị Nhân mà làm vương hầu thì có lợi gì cho quả nhân?”
Lã Bất Vi nói: “Đại Vương thử nghĩ xem, Dị Nhân là một ma vương hỗn thế, ham chơi, một khi làm quân vương, không giống như Chiêu Tương Vương văn võ song toàn, hừng hực hùng tâm, chiêu binh mãi võ, không ngừng tấn công vào thành quách nước Triệu, thôn tính đất đai của nước Triệu; còn nữa, ông ta làm con tin ở nước Triệu, sẽ nhớ đến ân tình sâu nặng của Đại Vương đối với ông ta, cũng có thể gần gũi với nước Triệu, mong cùng Đại Vương kết minh để cùng đối phó với chư hầu thiên hạ”.
Triệu Hiếu Thành Vương cảm thấy Lã Bất Vi nói rất có lý, liên tưởng đến tình hình Di Hồng và Công Tôn Càn báo cáo với mình, thấy rằng lời Đỗ Thương chỉ là khuếch đại sự việc, mê hoặc tâm thần. Dị Nhân có về Tần làm Vương hầu, thì cũng làm gì có việc căm hận nước Triệu, mưu đồ bỏ trốn về Tần, chắc gì ở chỗ Chiêu Tương Vương lại không chịu cảnh chim lồng cá chậu, đến đây để khiêu chiến! Nghĩ đến đây, ông mới thay đổi thái độ, thân thiện hỏi Lã Bất Vi: “Việc xây dựng quán xá mới tiến hành tới đâu rồi?”
Lã Bất Vi nhân cơ hội này trả lời: “Bẩm Đại Vương, đang tiến hành xây dựng ngày đêm không nghỉ. Có một việc nhỏ tiểu nhân muốn thỉnh cầu cho Dị Nhân, mong Đại Vương ân chuẩn”.
“Chuyện gì?”
“Hiện tại chỗ ở của Dị Nhân không ngừng bị xuống cấp, anh ta muốn đến ở trong phủ của tiểu nhân vài ngày, đợi tới khi quán xá mới được sửa xong thì lại chuyển về”.
Triệu Hiếu Thành Vương nghĩ: “Tuy rằng Dị Nhân không có ý định trốn chạy về nước Tần, nhưng cũng không thể sơ suất được. Phải quản nghiêm như quản phạm nhân, không thể để điều gì sai sót xảy ra”.
Lã Bất Vi nói: “Vì việc này Dị Nhân có cần phải đích thân tới tiếp kiến Đại Vương không?”
Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Vậy thế này nhá, Dị Nhân tạm thời tới ở chỗ quý thương cũng được. Nhưng thứ nhất là phải có Công Tôn Càn đi cùng; thứ hai là khi quán xá mới xây dựng xong, Dị Nhân lập tức phải chuyển về ngay”.
Lã Bất Vi cảm tạ ân đức của Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Tiểu nhân thay mặt Dị Nhân cảm ơn Đại Vương!”

Xem Tiếp: Chương 11

Truyện Lã Bất Vi Lời nói đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Đoạn kết