- 12 -


- 23 -

     my ngừng nói. Tôi thấy khuôn mặt của bà ràn rụa nước mắt. Bà không khóc thành tiếng song nước mắt cứ lặng lẽ ứa ra, chảy ra.
- Tôi đã lên Pleiku, ra Tuy Hoà tìm kiếm nghe ngóng về tin tức của chồng tôi. Có một số ít dân may mắn trốn thoát khỏi Ban Mê Thuột đã nói với tôi rất nhiều điều thê thảm và bi đát sau khi cộng quân chiếm đóng thành phố. Linh cảm điều bất tường xảy ra cho Quân, song tôi chưa hết hi vọng và vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm. Giữa tháng 4, tôi được Julia nói cho tôi biết về sự xụp đổ của Miền Nam và khuyên tôi hãy trở về Mỹ càng sớm càng tốt. Nhưng tôi không chấp nhận và đầu hàng số mệnh nghiệt ngã dành cho mình. Vả lại tôi đang cố gắng thuyết phục cha mẹ Quân hãy cùng tôi rời Việt Nam. Tôi cố gắng làm mọi điều để giúp gia đình chồng. Tuy nhiên ông bà nhất định không đi viện lý do ở lại để chờ con trai. Cuối cùng sau nhiều lần giảng giải và năn nỉ, ông bà thuận cho hai đứa em của Quân theo tôi sang Mỹ. Cuối cùng việc gì đến đã đến. Việc gì phải xảy ra đã xảy ra…
11 giờ trưa ngày 30-4-1975. Ngồi trong lòng chiếc trực thăng từ từ bốc lên cao, tôi đưa tay áo lên lau nước mắt càng lúc càng ứa ra nhiều hơn để chào từ biệt Quân. Thành phố Sài Gòn mờ dần. Hàng cây, mái nhà, bóng người lung lay gãy đổ. Vài cụm khói bốc lên cao. Qua màn nước mắt, tôi như thấy bóng của người chồng thân yêu đứng đâu đó trong đám đông đưa tay lên vẫy chào kèm theo lời thì thầm " Goodbye Amy… I'll see you another time… ". Tôi nghe lòng mình quặn đau vì không thể cứu vớt người chồng thương yêu dù đã làm hết những gì có thể làm. Tôi nghĩ ít nhiều gì tôi cũng có trách nhiệm trong sự mất tích của Quân. Nếu tôi đừng trở về Mỹ mà ở lại Ban Mê Thuột thì liệu Quân có bị mất tích không? Tôi nghĩ hoài về câu hỏi hầu như khó trả lời đó. Rồi tôi lại nghĩ thêm. Việc gì cũng có kết cục của nó. Cuộc chiến tranh tương tàn cũng phải kết thúc dù sớm hay muộn. Tuy nhiên tôi nghĩ kết thúc theo cách này tàn nhẫn quá vì gây ra quá nhiều chết chóc và đau thương cho những người vô tội trong số đó có Quân của tôi…