Thanh mở hé cánh cửa phòng thiết kế. My My đang dùng lưỡi lam cắt từng miếng mốp dán lên mô hình sa bàn khách sạn. Cô mặc trong chiếc áo pun kẻ sọc ngang xanh trắng thủy thủ, chiếc quần gin ôm chặc đùi, bên ngoài khoác chiếc áo blu xanh, trong cô như một bức tranh biển thu nhỏ, một cái gì đấy vừa thoáng mát, vừa bao la, vừa ẩn chứa một tiềm lực dồi dào. Thanh nhìn không chán mắt. Anh không muốn đánh động, sợ hình ảnh đẹp của cô như chiếc bình pha lê tự nhiên rơi vỡ. Nhưng anh đã lầm, khi cô chợt ngước mắt lên, bắt gặp anh, cô mỉm cười, ngún nguẩy đôi bím tóc, cô càng trở nên rực rỡ và lộng lẫy. Thanh mở tung cửa chạy vào, sao anh muốn hôn cô quá chừng, nhưng anh không dám. - Bây giờ anh phải ra công trường, chắc trưa nay ăn cơm ngoài đó luôn. - Sao? Đôi mắt bồ câu ngước tròn xoe, vừa ngạc nhiên vừa như hờn giỗi. - Em có muốn ra công trường ăn cơm luôn không? - Ăn cơm ngoài công trường? Được thôi. Nói chung là ăn ở chổ nào cũng được miễn có anh. Thanh móc trong túi một trái quýt vàng ươm, đặt xuống bàn trước mặt cô. Mắt cô reo lên. Cô nhẹ đưa năm ngón tay búp măng xuống cầm trái quýt đưa lên mũi, cô cảm nhận một mùi hăng hăng thơm thơm. - Thôi anh phải đi nghe. Thanh định quay ra, My My khẽ gọi giật lại, một cái huýt gió nơi những ngón tay, anh cũng đáp lại bằng những ngón tay gửi hôn trong gió, rồi ra nhanh. Cô ấy đã nhận thấy gương mặt cuộc đời. Thanh nghĩ. Là họa sĩ gương mặt cuộc đời đối với cô ấy tượng hình bằng màu sắc. Cũng có thể là màu đỏ cờ, màu đỏ cam, cũng có thể màu xanh lá cây, màu xanh biển, cũng có thể màu tím viôlét, màu tím hoa mua, cũng có thể màu trắng sáng của nắng, màu trắng nhờ nhờ của giấy, cũng có thể là màu đen của đêm, mùa đen của mộ huyệt. Cảm nhận cuộc đời qua những sắc màu là cả một quá trình biến động của tâm hồn và sự trả giá qua thời gian. Rất may mắn là cô ấy còn tươi trẻ như một ban mai, thêm vào đó tình yêu đã tạo bồi cho cổ một nghị lực, một sức mạnh. Chỉ biết rằng cuộc đời trong mắt nhìn cô ấy đã đẹp lên rồi, hai bàn tay cô ấy đang họa lại gương mặt đó. Còn với mình, mọi sự đối với mìn không khó hiểu và cầu kỳ lắm, bởi mình cứ thấy những hình khối kiến trúc hiện ra, đầu óc mình được tư duy theo hình khối đó và bàn tay mình được thể hiện hình khối trên giấy thành hiện thực cho cuộc đời là mình thấy sống có ý nghĩa. - Kiến trúc sư Thanh. Thanh đứng sựng lại theo thói quen tự nhiên. Người gọi Thanh là Luận. - Nom anh có vẽ nhà thơ hơn là một người lao động. Thanh cười: - Thì đúng là mình đang làm thơ.- Anh vỗ vai Luận thân tình,- Mình nghe cậu nói đây. - Hôm qua tụi này tính lại kiếm anh. - Tụi này là những ai? - Tổ hồ 6. - Chuyện gì vậy? - Tổ chức có kêu tụi này lên nói làm hồ sơ lý lịch để xét vô biên chế. - Mình cũng vậy. - Có nghĩa là anh Thanh cũng xin vô biên chế Nhà nước? - Chẳng lẽ chúng ta đi làm cho Nhà nước lại không mong muốn chuyện đó sao? - Vậy mà tụi này cứ nghĩ là anh không thích. Dù sao là một kiến trúc sư cho nhà thầu, anh Thanh vẫn kiếm được nhiều tiền hơn. Về nỗi băn khoăn đó không phải Thanh không ray rứt. Thanh biết phải nói với những anh em của mình như thế nào. Đúng là làm cho nhà thầu, từ kỷ sư tới công nhân, lương hướng đều hơn Nhà nước, mà đồng tiền bao giờ cũng là một cần thiết. Người không thể sống mà không có tiền, bởi ai cũng phải ăn mặc và vun vén những cái thuộc về cuộc sống. Nhưng đồng tiền như thế nào, đó lại là vấn đề. Chấp nhận chế độ này tức là chập nhận cuộc sống bằng lao động, chứ không phải sự chụp giựt làm giàu. Thanh cứ muốn nói với Luận như thế, nhưng anh không dám, bởi mọi người sẽ cho là anh lên gân, anh học nói chứ theo cách mạng. Thanh đã chứng kiến, những người thợ như Luận lo lắng hỏi Thanh mỗi khi công trường thiếu xi măng, cát sỏi. Nỗi lo lắng rất thực của họ. Bởi không có vật tư, họ sẽ phải nghỉ làm việc, mà nghỉ sẽ không có lương, nối cơm của họ sẽ bị đụng tới ngay. Cũng những anh em đó, nhưng trong biên chế Nhà nước. Họ dửng dưng, có vật tư thì làm, không có thì nghỉ. Đấy là chứ nói tới một số người chỉ vừa nghe nói không có vật tư, đã reo lên sung sương. Vấn đề là làm thế nào để vô biên chế Nhà nước, những công nhân này cũng giữ được nỗi lo khi làm cho nhà thầu, làm theo hợp đồng, bởi từ nỗi lo đó họ sẽ đóng góp những ý kiến những cách làm sao cho có vật tư để hoạt động. - Cậu bằng lòng với ý kiến đó của mình chư? Luận ngơ ngác: - Anh nói ý kiến gì? Thanh cười, anh sực nhớ là mình đâu có trao đổi điều gì với Luận, anh đang nghĩ trong đầu. Anh bỗng cảm thấy thương mến những người bạn thợ của mình vô cùng và bỗng hiểu ra rằng họ rất tin anh và đang chờ làm theo. - Vào biên chế Nhà nước để chúng ta mãi mãi gắng bó với công việc của mình. - Nhưng…- Luận vẫn băn khoăn điều gì đó. - Tôi vẫn là một kiến trúc sư, còn cậu là tổ trưởng tổ 6, chẳng có gì thay đổi cả, chúng ta cẩn phải gắng sức hơn nữa. - Tôi hiểu, tôi sẽ nói lại với anh em trong tổ để mọi người yên tâm. Họ chia tay nhau. Luận trở về với tổ 6 của mình. Còn Thanh len vào những hàng cây chông cốp pha, anh men lên giàn giáo, ở đó mọi người đng hối hả trong chiến dịch đổ bê tông dầm. Cứ tithi công, chúng tôi cũng có bổn phận phải làm tròn, làm tốt công việc được giao. Anh Tư cần thực hiện ngay chính điều anh Tư chỉ định cho cấp dưới, - Châu vừa nói vừa đặt chiếc phong bì trước mặt Tư Lịch, - Quyết định có kèm văn bản công khai, chứ không phải mờ ám… - Bao nhiêu đây? – Tư Lịch hóm hỉnh nhìn Châu, tay mở phong bì, lòi ra một xấp tiền, - Chu cha, nhiều vậy hả? - Thưa, anh Tư được bình thưởng loại ba. Loại nhất bốn chục ngàn, loại hai ba chục ngàn, loại ba hai chục ngàn. - Cả giấy quyết định khen thưởng nữa, các cậu bài bản thật, - Tư Lịch bỏ tiền và giấy quyết định lại trong phong bì, đặt trở lại trước mặt Châu, - Cậu coi như mình đã nhận số tiền thưởng này, nhưng mình tặng lại cho các cậu để bồi dưỡng cho anh em. - Anh Tư, mọi người đều có phần cả mà… - Mình biết, mình rất cảm ơn các cậu đã nghĩ đến mình, mình xin tặng lại các cậu… Hay thế này vậy, lớp nghiệp vụ của anh em cần tiền bồi dưỡng giáo viên, tiền phấn, tiền giấy và cả nước uống nữa, cậu cho mình được tặng anh em. Tư Lịch không nói gì thêm, anh bước ra khỏi phòng làm việc của Châu. Anh trở về phòng làm việc của mình, (Cách xa văn phòng xí nghiệp chừng hai trăm mét) Như và Lan đang ngồi nói chuyện với nhau. Anh không muốn làm nhưng đọng bất chợi cái vui của họ. Như mới đi công tác Tây Nguyên về, còn con nhỏ Lan chừng như đã phải lòng cu cậu, những ngày Như đi công tác, ngồi đứng không yên, cứ thắc thỏm mong đợi. Tất cả những cử chỉ ấy không thể lọt qua mắt anh được. Nhưng họ đã nhìn thấy anh, im bặt tiếng cười. - Thưa anh Tư, em mới về. - Vui lắm phải không? - Dạ. Tư Lịch quay qua Lan, lúc này mặt đã đỏ ửng có lẽ vì mắc cỡ. Tư Lịch nhấp nháy một mắt với Lan, cô bé càng lúng túng hơn. Và chính Tư Lịch kịp thời gỡ cho Lan sự lúng túng ấy. - Cho chú xin hai ly nước và gói thuốc lá để chiêu đãi người thắng lợi trở về. Lan dạ rất ngọt và vội chạy ra. - Nào, kể cho mình nghe đi. - Thưa anh Tư, em tới Tỉnh ủy, các đồng chí rất hoan nghênh chủ trương liên kết của chúng ta, các đồng chí giới thiệu xuống Huyện. Các đồng chí ở Huyện tiếp đón em như là tiếp đón khách quý từ xa về. - Như vậy là tiền đầu thích hợp? - Thưa, phải nói là rất tốt đẹp. Cơ chế làm ăn bây giờ bùng nhùng quá. Huyện lúng túng mãi về những quy định của Tỉnh, đất của Huyện là đất đỏ badan, vậy mà Tỉnh cấm không trồng cà phê, cấm từ sáu tháng nay rồi, bắt trồng lúa, và phải chờ đợi quy hoạch chung. Chờ đợi hoài, chờ đến chết đói. Ai cũng biết một ký cà phê giá trị xuất khẩu bằng mười lăm ký gạo. Vậy mà cấm trồng cà phê, bắt trồng lúa. - Huyện nhận lời liên kết với chúng ta chứ? - Thưa nhận lời về nguyên tắc, nhưng lại giới thiệu xuống xã. - Sao lại vòng vo vậy? - Các đồng chí giới thiệu xuống một xã anh hùng, xã xa nhất huyện, gần sát biên giới. Em đã hơi nản, nhưng cũng gắn đi coi sao. Lên trển gặp đồng chí bí thư xã, anh Tư biết không, sau khi nghe trình bầy, đồng chí ấy cứ ôm lấy em mà khóc. – Như lắng một lát, - Đời sống đồng bào trên đó cực lắm, quần áo không đủ mặc, cơm không đủ no, muối cá đều thiếu. Một xã anh hùnh trong khán chiến mà bây giờ phải chịu vậy. - Mình hiểu, - Tư Lịch gật gù, - Những người anh hùng bị bỏ đói. - Các đồng chí yêu cầu chúng ta chi viện cho gạo, mắm, cá, và vải. Nếu được thì dựng cho một số căn nhà theo dạng cải tiến dưới mình. Còn phần các đồng chí ở trển sẽ dành cho chúng ta một ngàn héc ta trồng cà phê. - Tuyệt lắm. Với ngàn héc ta cà phê đó, sau ba năm bộ mặt của xã ấy nhất định sẽ thay đổi. Tư Lịch thấy hiện ra trong đầu óc mình những cánh đồng cà phê bạc ngàn. Đây không phải công việc liên kết đầu tiên của chúng ta, anh tự nói với mình, chúng ta lấy xuất nhập khẩu làm chổ dựa cho việc đầu tư trang thiết bị cho khách sạn để phục vụ các chuyên gia dầu khí và khách du lịch. Nhưng chúng ta không làm xuất nhập khẩu theo kiểu thương nghiệp, mua đầu này, bán đầu kia, mà chúng ta liên doanh, liên kết cùng các đơn vị kinh tế bạn, đầu tư trang thiết bị, vật tư cho bạn, để cùnh nhau sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, để làm công tác xuất khẩu. Xí nghiệp nuôi tôm Cam Ranh, nuôi được tôm mà không có nhà lạnh, năng suất, chất lượng vì thế không thể tăng. Tại sao không đầu tư mua thiết bị làm lạnh. Nhà máy đường Ninh Hòa, có mía, rất nhiều mía mà không có máy kết tinh và thiết bị làm đường trắng. Cần bao nhiêu đô la để nhập loại máy đó, để có đường? Các nhà máy dệt Thành phố Hồ Chí Minh, có khả năng dệt loại vải khổ mét sáu, nhưng không có máy, có khả năng dệt loại catê đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, mà không có sợi, trong khi khách sạn cần rất nhiều khăn bàn, riđô cửa, mà lại phải nhập từ nước ngoài. Nhà máy sứ chỉ thiếu nhũ vàng và bút vẽ, vậy mà không thể nâng được sản lượng và sản xuất các loại đồ sứ đạt tiêu chuẩn cao. Đô la để nhậm nhũ, nhập bút vẽ là bao nhiêu? Còn xí nghiệp bò sữa, có bò Cuba giống tốt, vắt được nhiều sữa, nhưng sữa không thể chế biến thành pho mát, không thể đóng hộp chỉ bởi không có thiết bị, chỉ vì thiếu đô la. Công ty mình có điều kiện tạo ra đô la, phải dùng số đô la vốn đó đầu tư cho đơn vị bạn. - Cậu thành lập ngay một đoàn cán bộ lên trên xã anh hùng triển khai việc trồng cà phê ngay. Cậu tính toán những yêu cầu cụ thể của những người anh em mình trên đó, để trình bày trong hội nghị giám đốc, tôi muốn ngay chuyến đầu tiên chúng ta lên đó với vải, mắm và gạo. Lan đem vào hai ly nước cam và một gói thuốc Sài Gòn xanh. - Cháu kéo ghế ngồi xuống đây, chú có chuyện muốn nói với cháu. Lan kê chiếc ghế tựa cạnh bàn làm việc của Tư Lịch. Cô hồi hộp, pha chút lo lắng, nh trẻ lại. - Được như vậy thì rất tuyệt anh Châu ạ, mọi người sẽ có thêm đất để tung hoành, chúng ta không còn lo đời sống của anh em gặp khó khăn đâu. - Tối nay nếu cậu không bận thì chúng ta cùng bàn thêm. Đi ăn cơm đi. My My tới rồi kìa. Thanh ngước mắt theo tay của Châu, My My xách cạp lồng cơm đi lại, nụ cười ngượng ngiụ. - Anh ăn cơm với tụi em. - Cảm ơn, lính tráng có xuất. Hơn nữa… Châu bỏ lững câu nói, bước vội vào lán công trường, nói đó tưng bàn năm người một, công nhân và các loại cán bộ công nhân viên gián tiếp đã tự xếp chổ ăn với nhau. Bữa cơm trưa công trường đài thọ. Từ dạo Na đi làm tiếp viên khách sạn, Luận cũng ăn cơm tập thể tại công trường. Chỉ riêng My My là chưa quen với hình thức ăn đông người, cô mắc cỡ, nên hàng ngày, tuy đem cơm theo, nhưng cô và Thanh vẫn ăn ngày trong phòng thiết kế. Hôm mày, lần đầu tiên, chẳng hiểu do cố ý của Thanh hay do sự mong muốn của cô, cô xách cạp lồng cơm xuống công trường và cùng Thanh vào ăn trong nhà ăn tập thể. Họ ngồi vào chiếc bàn trống gần cuối nhà ăn.