Giáo sư Wanstead hỏi: - Khi nào thì cô biết rằng hai phụ nữ ấy là người được giao trách nhiệm bảo vệ cô? - Chỉ mới tối hôm trước thôi, cô Marple đáp. Trước lúc đó, tôi chưa chắc gì hết. Cô Cooke đã có lúc ghé Sainte – Marie – Mead, nhưng sau tôi biết là cô ấy mượn tên khác. Sau này, gặp nhau trên xe du lịch, tôi không thể biết cô ấy giữ vai trò bảo vệ, hay ngược lại, có khi lại là thù địch, cùng với cô Barrow. Tôi chỉ dám có ý kiến chắc chắn vào tối hôm trước, khi cô ấy ngăn tôi không uống tách cà phê mà Clotilde Bradbury – Scott pha cho tôi. Tiếp đó, tôi chúc cô ấy ngủ ngon, thì cô giúi vào tay tôi chiếc còi mà mấy tiếng sau tôi đã dùng đó. - Nhưng tại sao trước khi lên giường, cô không khóa cửa phòng. - Đó là hạ sách. Phải để Clotilde vào chứ. Tôi muốn xem cô ta nói gì hoặc làm gì, vì nhất thiết cô ta phải đến xem tôi đã uồng sữa chưa, đã ngủ li bì không ngóc dậy được chưa. - Cô giúp cho cô Cooke trốn trong tủ áo? - Không. Chính tôi cũng thấy bất ngờ khi cô Cooke từ đó đi ra. Chắc cô ấy đã lén vào lúc tôi đi vào … vào phòng tắm. - Cô có biết là hai cô ấy đang ở ngay trong nhà? - Tôi chỉ biết là họ ở quanh đâu đó, vì họ đã đưa còi để gọi khi cần. Ngay sau khi rời phòng khách, họ đã quay lại, lấy cớ tìm chiếc khăn quàng và ví tay cố tình để quên; tôi chắc lúc ra họ đã thu xếp để ngỏ một cửa chớp, để một lát sau thì trèo vào, lúc mọi người bắt đầu đi ngủ. - Cô có hiểu là cô đã mạo hiểm không? - Thưa giáo sư, sống ở đời không thể không có lúc phải mạo hiểm. - Bưu kiện cô Anthea mang gửi đúng là một áo len kẻ ô vuông đen và đỏ. Nhưng sao cô đoán ra? - Vấn đề tương đối đơn giản. Người mà Joanna và Emlyn nhìn thấy trên đỉnh núi mặc áo màu nổi bật vậy, chắc chắn là nhằm ý đồ cốt mọi người nhìn thấy. Miễn là đừng để ai tìm thấy một chiếc áo như thế quanh đây, cần phải tống nó đi xa. Cách nào tốt hơn là đem gửi tặng tổ chức từ thiện qua bưu điện? Đến lúc nhìn thấy Anthea mang cái gói đi, giả thuyết đó được chính minh. Tôi chỉ còn giả vờ đóng kịch, ra bưu điện làm bộ nhầm lẫn để tìm ra địa chỉ mới nhận. - Đến lúc nào thì cô bắt đầu hiểu chuyện gì xảy ra cách đây mười năm. - Lúc đầu, tôi thấy nhiệm vụ quá khó khăn, tưởng không làm nổi, và có phần trách ông Rafiel đã không cung cấp những tin tức cụ thể. Nhưng bây giờ tôi công nhận ông đã hành động khôn ngoan, thận trọng, chỉ cho tôi những chỉ dẫn từng chặng, từng lúc, cứ như là dắt tay tôi đi từng bước. - Cô có ngờ người nào trong đoàn dính đến vụ này không? - Không hẳn. Chính là cô Elizabett Temple tự nói ra. Thế là như ánh sáng soi vào đêm tối. Cô kể Michael Rafiel đính hôn với một người con gái bà biết, và cô ta đã chết vì tình, đúng là câu cô nói như vậy. Mới đầu tôi tưởng cô ta tự tử. Nhưng hôm sau thì hiểu là không phải rồi. - « Rồi tôi đến Lâu đài cổ. Việc tôi đến đó cũng là do ông Rafiel thu xếp. Mọi người đón tiếp tôi tử tế, nhưng tôi nhận ngay trong ngôi nhà đó một không khí kỳ lạ. Một không khí lo âu, buồn bã, chết chóc, may mà còn có bà Glynne đỡ lại, bà này hoàn toàn không hợp với khung cảnh. Tin chắc là những nhân vật chính của tấm thảm kịch không nằm trong số khách cùng đi, tôi tự đặt câu hỏi: Phải chăng kẻ giết người ở trong ngôi nhà này. Trước hết tôi chú ý đến Clotilde, một phụ nữ có cá tính mạnh mẽ. Nhìn cô ta, tôi không thể không nghĩ tới nhân vật Clytemnestre trong kịch của Racine. Cô em thứ hai, Lavinia Glynne, là người cực kỳ mực thước, rất dễ có cảm tình. Nhưng tiếc thay, tôi đã có kinh nghiệm rằng nhiều tội phạm cũng có vẻ ngoài rất đáng yêu. Cô thứ ba, Anthea, rõ ràng là người tâm thần mất cân bằng, luôn có vẻ sợ hãi điều gì, hoặc sợ ai. Lần đầu tiên tôi đi thăm vườn là cùng với Anthea. Cuối vườn có một mô đất nhỏ, do nhà kính bị đổ, tất cả bị một cây leo tên gọi polygonum trùm kín. Anthea có vẻ rất buồn vì nhà kính đổ nát, đồng thời sợ hãi mô đất, muốn bỏ đi cho mau. « Rồi đến cái chết của cô Elizabett Temple. Lời chứng do Joanna Crawford và Emlyn Price kể lại khiến tôi không còn nghi ngờ: đúng là một vụ mưu sát. Có lẽ từ lúc ấy mà tôi bắt đầu thấy sáng ra, và đi đến kết luận: đây là vụ ám sát thứ ba. Một lần nữa, tôi điểm lại những gì đã biết về quá khứ của Michael Rafiel. Rõ ràng anh ta là một chàng trai hư đốn, ăn cắp, cũng là một kiểu tội phạm, song không có gì chứng minh rằng cậu ta cũng là kẻ giết người, dù tòa đã xử. Phó giám mục Brabazon, là người giàu kinh nghiệm, cho biết đôi trai gái đã đến xin ông làm lễ cưới. Ông cho cuộc hôn nhân này không hay lắm, nhưng dù sao Verity và Micheal đã yêu nhau thực sự. Michael hứa sẽ tu tỉnh, chung thủy với người mình yêu. Tất nhiên, ông Brabazon chưa tin lắm, song ông nghĩ cần để họ cưới nhau, vì một khi có tình yêu thật sự sâu sắc, ta cũng nên thử nghiệm. « Dù thế nào, có một điều tôi đã chắc: không thể có chuyện Michael đập nát mặt người mình yêu và định lấy làm vợ. Đồng thời, tôi cảm thấy Elizabett Temple đã chỉ cho tôi một hướng quan trọng khi nói tình yêu là nguyên cớ cái chết của Verity Hunt. Cô ấy nói: «Tình yêu, đó là từ cay nghiệt nhất trên đời». « Giờ thì mọi việc đã sáng tỏ. Tình yêu của Clotilde với Verity là một tình yêu độc chiếm, không muốn nhường cho ai. Nhưng cô bé càng lớn lên, tính năng phụ nữ bắt đầu phát triển, Verity muốn thoát ra khỏi cái tình yêu đó nó làm cho cô nghẹt thở, thoát ra khỏi một cuộc sống không phù hợp với cô nữa. Nhưng cô không được phép làm như thế, cô bbsp;Không, không. Tôi không muốn làm phiền. Một cốc trà là được rồi. Sau đó trước khi ăn trưa, tôi muốn đi dạo một chút trong vườn. Muốn xem lại chỗ mô đất phủ đầy hoa trắng. - Chúc cô ngủ ngon, Clotilde nói. Ngủ thật say
*
Ở sảnh dưới chân cầu thang, đồng hồ điểm ba giờ. Một vệt sáng hiện lên dưới cửa phòng cô Marple. Cô nhỏm dậy, giơ tay sở vào bật đèn ngủ. Cửa lặng lẽ mở. Giờ đây không còn ánh sáng ở ngoài hành lang, nhưng có tiếng chân khẽ. Cô Marple bật đèn sáng. - Ồ! Cô Clotilde. Có chuyện gì vậy? - Tôi chỉ lên xem cô có cần gì không? Cô Marple ngước mắt nhìn cô chủ nhà. Clotilde khoác bộ áo ngủ dài màu hoa cà, bộ tóc đen viền quanh vầng trán nhợt nhạt làm bộ dáng thêm thê thảm. - Tôi cần mang lên gì nữa không? Cô ta gặng. - Không, cảm ơn. Trời! tôi cũng chưa uống sữa. - Tại sao vậy? - Tôi nghĩ: Uống sẽ không tốt. Clotilde đứng im như tượng ở chân giừơng. - Không lành lắm, cô Marple nói thêm. - Cô nói thế là ý gì? - Giọng Clotilde gay gắt. - Cô biết rõ mười mươi. - Không biết gì hết. - Không? Trong cái từ cộc lốc ấy, chứa đựng ý mỉa mai mà Clotilde không thể không thấy. - Sữa của cô nguội ngắt. Để tôi lấy cốc khác. Cô đưa tay định cầm cốc. - Thôi, cô khỏi nhọc công. Dù cô mang lên, tôi cũng không uống. - Tôi hoàn toàn không hiểu thái độ của cô. Cô lạ thật. Tại sao cô nói vậy? Cô là ai? Cô là loại người nào? Cô Marple giật chiếc khăn len màu hồng quấn quanh đầu, chiếc khăn quàng giống như tối hôm đó ở Antilles, cô khoác lúc đến đánh thức ông Rafiel, nói: - Tôi còn có một tên nữa, là Némésis. - Némésis? Nghĩa là gì? - Tôi chắc là cô biết. Cô là một phụ nữ có học. Công lý đôi khi đến muộn, nhưng nó phải đến. - Cô định ám chỉ gì? - Một cô gái xinh đẹp mà cô đã giết. - Mà tôi giết! Thế là nghĩa lý gì? - Tôi nói về Verity. - Tại sao tôi giết nó? - Vì cô yêu nó. - Tất nhiên là tôi yêu nó. Và nó cũng yêu tôi. - Có người nói với tôi - mới đây thôi - rằng tình yêu là một điều cay nghiệt. Và đúng là thế. Cô quá yêu Verity. Với cô nó là tất cả trên đời. Nó gắn bó với cô cho đến lúc một tình yêu khác hẳn đã đến trong đời nó. Nó phải lòng một chàng trai. Không hoàn toàn đứng đắn, tôi công nhận. Nhưng nó yêu anh ta, và anh ta yêu nó, và nó muốn bay đi để có cuộc sống riêng. Sống với người mình đã chọn, lấy chồng, có con, thực hiện giấc mơ của mọi người con gái. Clotilde bước lên hai bước, ngồi phịch xuống ghế: - Cô có vẻ hiểu rõ mọi chuyện. Điều cô vừa nói là sự thật, tôi không chối để làm gì? - Cô nói đúng: Cô chối cũng vô ích. - Cô không thể tưởng tôi đã đau khổ nhường nào! Không thể hình dung nỗi đau khi hiểu là ta sắp mất cái mà ta quý nhất trên đời! Mà mất cho ai? Cho một tên khốn nạn, xấu xa, trác táng, cho một kẻ hoàn toàn không xứng đáng với Verity, Verity xinh đẹp của tôi. Nhất định tôi phải chống lại. Phải … - Phải giết nó, không để cho nó đi. - Cô nghĩ tôi có thể làm được cái việc tàn ác đó? Tôi có can đảm bóp cổ nó, đập vỡ sọ nó, làm nát khuôn mặt mà tôi yêu quý? Không ai làm nổi việc ấy, ngoài cái thằng trời đánh nọ. - Vâng, tôi cũng nghĩ cô không thể làm thế với Verity. - Vậy những gì cô vừa nói là bịa đặt vớ vẩn. - Cái cô gái mà cô đi « nhận diện » không phải là Verity. Vì Verity ở ngay tại đây, có phải không? Cô ấy nằm trong vườn nhà. Và tôi không cho là cô bóp cổ, mà chỉ cho cô ta uống cà phê hoặc sữa có pha liều thuốc mạnh. Verity chết, cô mang xác vào vườn, bới đóng gạch đổ nát của nhà kính, làm thành ngôi mộ. Rồi cô trồng cây Polygonum, cây lớn lên trùm kín tất cả. Verity vẫn ở tại đây, cô không để nó đi ….. - Đồ điên! Cô tưởng ta để yên cho người đi nói vung chuyện ấy ra mọi người hả? - Có thể. Song không chắc lắm, vì cô trẻ khoẻ hơn tôi. - Ra cô cũng có biết điều ấy. - Và cô sẽ không từ điều gì, ví ít khi người ta dừng lại ở vụ án đầu. Điều này tôi đã có kinh nghiệm. Cô đã giết hai người con gái: Một người cô rất yêu, và một người khác nữa. - Đúng, tôi đã giết Nora Broad. Một con đĩ ranh. Làm sao cô biết? - Biết tính cách của cô, tôi chắc chắn cô không thể bóp cổ chết rồi đập nát mặt một đứa trẻ mà cô vô cùng yêu quý. Tuy nhiên, cùng thời gian ấy, một cô gái khác bị mất tích, đến nay chưa thấy xác … Nhưng tôi cho là có thấy xác. Song người ta không biết đó là xác Nora Broad, vì quần áo là quần áo của Verity, và người đến nhận xác lại chính là người biết Verity hơn ai hết, tức là cô! - Và tôi làm thế nhằm mục đích gì? - Vì cô muốn đổ tội giết Verity cho chàng trai định cướp Verity từ tay cô. Nên cô đã giết cô gái nọ, lấy quần áo Verity mặc choc ô ấy, đeo them vòng cổ và vòng tay cũng của Verity, đập nát mặt, rồi đem giấu xác ở một nơi ít lâu sau thiên hạ mới tìm thấy. Cuối cùng, tuần trước đây, cô lại nhúng tay vào một vụ án mạng nữa: giết cô Elizabett Temple. Cô giết vì sợ cô ấy gặp phó giám mục Brabazon thì có thể phần nào đoán ra sự thật. Cái tảng đá ấy lay hơi khó đấy, nhưng cô có sức khoẻ, cô làm được. - Vâng, ông ấy làm việc đến ngày cuối cùng. Quả là một người có tài về tài chính. - Tôi đã nhận ra ông ấy là con người xuất sắc. - Cô có ý niệm gì về cái việc mà tôi có trách nhiệm sắp trình bày. - Tôi không thể hình dung được là việc gì. -Ông ấy đánh giá cao về cô. - Nói thế thật là quá nhã ý, nhưng chắc không chính xác. - Như cô đã biết, ông ấy chết đi, để lại tài sản rất lớn. Tuy nhiên, các điểu khoản của di chúc lại quá đơn giản, vì ít lâu trước khi chết, ông đã định đoạt tất cả qua phương thức ủy thác di sản. - Tôi không thạo các vấn đề tài chính, song cũng biết đó là cách ngày nay nhiều người thường làm. - Tôi được ủy thác thông báo để cô biết: hiện chúng tôi giữ một số tiền, số tiền đó sẽ thuộc về cô một năm sau, với điều kiện cô chấp nhận đề nghị sắp nói sau đây. Viên công chứng lấy trên bàn một phong bì dài gắn si, đưa cho cô Marple: - Tốt nhất là cô hãy trực tiếp đọc văn bản này. Xin mời. Cô Marple cầm con dao ông Broadribb đưa, rọc phong bì, rút ra một lá thư đánh máy. Cô chăm chú đọc, rồi đọc lại lần nữa, ngước mắt nhìn ông luật gia. - Thư nói không rõ. Liệu có còn phụ lục nào khác nói cụ thể hơn? - Phần tôi, tôi chỉ có trách nhiệm trao cô phong bì này và nói giá trị số tiền sẽ tặng. Số tiền sẽ trao cho cô, trừ các khoản thuế thừa kế, sẽ là hai vạn livrơ. Cô Marple sững người vì ngạc nhiên. Quả là cô không thể ngờ điều này. Cô nói: - Đây là một số tiền lớn, và tôi thú thực rất lấy làm lạ. Cô lại dán mắt vào lá thư, đọc lại thứ ba: - Tôi đoán là ông biết nội dụng văn bản này. - Vâng. Chính ông Rafiel đã đọc cho tôi viết. - Ông ấy không giải thích gì thêm? - Không. - Ít nhất ông cũng phải nhận xét với ông ấy rắng lời lẽ lấy gì làm sáng sủa? Ông Broadribb nở một nụ cười: - Cô đoán không sai. Tôi đã nói là với văn bản này, cô sẽ khó hiểu được ý đồ của ông. Song, dù sao cô không nhất thiết phải trả lời ngay. - Vâng, tôi cũng muốn có thì giờ để thư thả suy nghĩ việc này. Tôi đã già, và rất có thể không còn sống đủ lâu để mong hưởng số tiền này. Ấy là nói tôi có khả năng để thực hiện tốt nhiệm vụ được trao điều này cũng không chắc. - Dù tuổi nào, cũng không nên coi thường tiền bạc. - Tất nhiên, tôi có thể cúng số tiền đó vào những công việc từ thiện mà tôi quan tâm. Vả lại, ai mà chẳng ấp ủ trong lòng những ước muốn chưa thể thỏa mãn. Hẳn ông Rafiel đã nghĩ một người già cả như tôi sẽ rất sung sướng có điều kiện bất ngờ như vậy để thực hiện ước mơ của mình! - Đúng vậy. - Thôi, tôi xin mang thư này về để suy nghĩ. Từ hồi chia tay ông Rafiel đến nay đã hơn mười lăm tháng, ông ấy lẽ ra phải hiểu rằng thời gian ấy, với tuổi tác, tôi càng suy kém đi, có thể không còn khả năng như trước. Ông ấy đã dại dột trao cho tôi cái trách nhiệm lạ kỳ này. Thiếu gì người đủ tư cách hơn tôi để tiến hành cuộc điều tra loại này. - Cô nghĩ vậy. Nhưng ông Rafiel, ông lại cứ chọn cô. Xin lỗi vì sự tò mò, trước đây cô đã tham gia điều tra hình sự bao giờ chưa? - Đúng ra thì chưa. Có nghĩa là tôi chưa bao giờ cộng tác với cảh sát hay với một hãng thám tử tư nào. Chỉ có thể nói rằng, trong thời gian ở Antilles, ông Rafiel và tôi bỗng dưng dính dáng vào một vụ án mạng. Một vụ án khó tin, đầy bí ẩn. - Và hai người đã giải được vụ án? - Không hẳn thế. Ông Rafiel, nhờ tính cách mạnh mẽ, và tôi, nhờ ráp nối một số việc có liên quan, đã ngăn được vụ án mạng thứ hai đúng lúc nó sắp xảy ra. Mình tôi thì không làm được, vì tôi không đủ sức lực, còn ông Rafiel, công cũng không thể can thiệp một mình, vì đang ốm yếu. - Cô Marple ; tôi xin được hỏi một câu nữa, nếu cô cho phép. Cái tên Némésis với cô ý nghĩa thế nào? - Némésis, cô nhắc lại với một nụ cười thoáng nở trên môi. Phải, tôi đã nói ra tên đó trước mặt ông Rafiel, và ông rất thú vị nhận xét rằng tôi là hiện thân của Némésis(2). Lời giải thích đó hoàn toàn rất bất ngờ với ông Broadribb. Ông nhìn bà khách, cũng ngạc nhiên như ông Rafiel đã ngạc nhiên cái tối hôm đó trong văn phòng của ông tại đảo Saint - Honoré. Một bà già rất thông minh, dí dỏm. Nhưng bà ta mà là.... Nữ thần báo oán? - Cô Marple đứng lên: - Nếu ông tìm thấy hoặc nhận được những chỉ dẫn khác liên quan đến việc này, xin ông vui lòng báo cho tôi biết. Nhất định phải có những chỉ dẫn nào khác nữa, chứ chỉ một lá thư này, tôi hoàn toàn không hiểu ôngb Rafiel muốn tôi phải làm gì. - Thế ra cô cũng không biết gì về gia đình, bè bạn của ông. - Không. Tôi đã nói ông chỉ là người đồng hành với tôi trong một chuyến du lịch. Chúng tôi có quan hệ với nhau qua cái vụ việc bí ẩn ấy ở Antilles, thế thôi. Cô đã ra đến cửa, bỗng quay trở lại: - Ông ấy có một bà thư ký, Esther Walters. Nếu không có gì bí mật, xin hỏi bà ấy có được hưởng năm vạn livrơ của ông ấy không? - Các món quà tặng ông Rafiel để lại sẽ được công bố công khai. Do đó xin trả lời cô là có. Hơn nữa, bà Walters đã tái giá; giờ đây bà ấy là bà Anderson. - Thế thì mừng cho bà ấy. Bà ấy góa bụa, có một con gái. Người dễ thương. Là thư ký có năng lực nữa. Và rất hợp với ông Rafiel. Tôi mừng là ông ta đã không quên bà ấy.°
Ngay tối đó, thoải mái trong chiếc ghế bành có tựa cao, chân duỗi thẳng về phía lò sưởi tí tách lửa hồng, cô Marple một lần nữa rút lá thư từ trong phong bì: Gửi cô Marple. Cư trú tại làng Saint -Marie - Meal Thư này sẽ được ông James Broadribb, công chứng viên của tôi, chuyển tới tay cô sau khi tôi chết. Ông Boadribb là người có trách nhiệm giải quyết về mặt pháp lý các việc liên quan đến đời tư của tôi. Đó là một luật gia trung thực, đáng tin cậy. Như phần lớn người đời, ông ta cũng có tính tò mò. Song lâu nay tôi không thỏa mãn tính tò mò ấy, muốn giữ việc này chỉ giữa riêng tôi với cô. Mật mã của chúng ta là Némésis. Tôi chắc cô chưa quên lần đầu tiên cô thốt cái tên ấy trước mặt tôi trong trường hợp nào. Qua cả cuộc đời hoạt động, tôi hiểu rằng muốn hoàn thành một sứ mệnh nhất định, phải có thiên bẩm. Chỉ kiến thức và kinh nghiệm không thôi chưa đủ. Về phần cô, cô có thiên hướng tự nhiên về công lý, nên cô sớm đoán biết chỗ nào có tội ác. Vì vậy tôi muốn cô sẽ tiến hành điều tra giúp về một vụ án. Tôi đã dành riêng một số tiền, số tiền này sẽ thuộc về cô nếu cô đồng ý nhận việc này, làm cho nó sáng tỏ. Cô có cả một năm trời để hoàn thành trách nhiệm này. Cô không còn trẻ, nhưng vẫn chắc nịch - cho phép tôi dùng từ đó - và tôi nghĩ có thể tin vào số mệnh sẽ giữ cô còn sống lâu dài. Tôi hình dung thấy cô ngồi trong ghế bành, đang đan áo, khăn hay gì đó. Tôi mường tượng thấy cô đúng như tôi nhìn thấy tối hôm đó, đầu quấn khăn len hồng, lúc tôi vừa bị cô đến đánh thức dậy. Nếu cô thích cứ ngồi đan êm ả như thế hơn, xin tùy. Ngược lại, nếu cô muốn phục vụ công lý, tôi hy vọng cô sẽ lưu ý đề nghị của tôi. Công lý hỡi, hãy ào lên như sóng biển. Và Đức hạnh ơi, hãy chảy như dòng thác không ngừng. AMOS (3) Chú thích: (1) Broadribb: sườn to (2) Trong thần thoại Hy Lạp, Némésis là nữ thần của báo thù và công lý. (3) AMOS: nhà tiên tri thế kỷ thứ 9 trước công nguyên, lên tiếng chống lại những bất công của người đương thời