Chương hai mươi bốn
LỜI COLIN KỂ

    
au khi chia tay với Sheila, tôi khóa vali lại, đem gửi bác bảo vệ khách sạn. Rồi tôi đến đồn cảnh sát thị trấn Crovvdean tìm Hardcastle... Tôi thấy anh ta đang cầm một tờ giấy, vẻ mặt đăm chiêu.
Tối này mình đến London, Hardcastle ạ.
Anh ta ngước mắt nhìn tôi, vẫn đăm chiêu.
Cậu đọc thử cái này xem
Anh ta đưa tôi lá thư người ta gửi anh ta. Tôi đọc thấy:
Thưa ông,
Tôi thấy có điều cần nói với ông. Hôm trước, ông hỏi chồng tôi có dấu vết gì đặc biệt không, tôi đã trả lời rằng không. Nhưng tôi lầm. Tôi nhớ ra rồi, ông ấy có một vết sẹo sau tai trái: một vết cứa của dao
cạo thì phải, rất nhỏ cho nên tôi ít quan tâm và quên bẵng mất.
Xin kính chào,
MERLINA RIVAL
Tôi kêu lên:
Một bằng chứng tuyệt vời để ta có thể dựa vào. Nhưng sao cậu vẫn băn khoản thế kia?
Vụ này quá quái đản, - Thanh tra Hardcastle nói.- Quá mù mịt!
°
°
Đồng hồ nhà bên cạnh gõ báo mười giờ mười lăm phút, lúc tôi gõ cửa số nhà 62, phố Wilbraham Crescent. Người ra mở cửa là bà Ramsey, cặp mắt không nhìn thẳng vào tôi. Bà ta nói:
Ông hỏi gì?
Tôi muốn gặp bà một lát.
Bà ta dẫn tôi vào phòng khách, rồi vẻ cáu kỉnh, mời tôi ngồi.
Chồng bà vẫn chưa về?
 Tôi hỏi.
Chưa.
Hình như lần này ông nhà đi hơi quá lâu, đúng vậy không thưa bà? - Tôi lại hỏi.
Sao ông biết?
Liệu ông ấy có đang ở bên kia “tấm màn sắt”(1) không đấy?
Bà ta im lặng một lúc rồi khẽ đáp:
Vâng, đúng thế.
Bà biết hiện ông ấy ở chỗ nào chứ?
Biết,
 Bà ta im lặng một lúc rồi mới nói tiếp.
 Ông ấy muốn tôi sang đó với ông ấy.
Ông ấy đã tính việc ấy từ lâu rồi chứ?
Tôi đoán thế. Nhưng mãi lần vừa rồi, khi sắp đi, ông ấy mói nói thật với tôi.
Bà đồng quan điểm với ông ấy chứ?
Trước kia thì có. Nhưng... chắc chắn tôi không cung cấp gì thêm cho ông được điều gì khác đâu.
Bà có thể cung cấp cho tôi những thông tin rất có ích.
Không! Tôi không thể. Không phải tôi giấu, mà thật ra tôi không biết chính xác.
Chồng bà có dính vào vụ tên gián điệp Larkin, đúng vậy không?
Tôi không biết. Ông ấy không hề nói gì với tôi. Và tôi cũng không muốn hỏi.
Đột nhiên bà ta run lẩy bẩy, nói tiếp, rất khẽ:
Tôi xin khai thật ra với ông, thưa ông Colin Lamb. Tôi rất yêu chồng tôi. Dù tán thành hay phản đối quan điểm chính trị của ông ấy, thì tôi cũng đã có lần đi cùng ông ấy sang Moskva, bởi tôi quá yêu. Nhưng ông ấy lại đòi tôi đem cả hai đứa con sang. Yêu cầu này của ông ấy thì tôi không chịu. Tất cả chỉ có vậy. Tôi muốn ở lại đây với các con. Bây giờ chính tôi cũng không biết liệu tôi còn được gặp ông ấy nữa không? Hai vợ chồng đã mỗi người đi theo một ngả đường. Riêng tôi, có một điều tôi đã khẳng định: tôi muốn các con tôi được dạy dỗ trên miền đất của tổ quốc tôi. Tôi muốn lớn lên chúng thành những công dân tốt của nước Anh, giống như mọi công dân khác.
Lát sau, tôi ra khỏi nhà bà ta, vẫn chưa tìm ra được thêm điều gì.
Tôi đi dọc theo phố Wilbraham Crescent, đến đại lộ Albany, tôi gặp ông Bland, quần áo bảnh bao.
Chào ông! Thế nào? Mấy tên hung thủ vẫn bình yên chứ? Hôm trước tôi không thấy ông dự phiên thẩm vấn ở Tòa.
Hôm đó tôi đang ở nước ngoài.
Tôi cũng vậy, ông bạn trẻ ạ, tôi cũng vậy,
 Bland nói và nheo mắt cưới láu lỉnh.
Hôm trước tôi sang Pháp, nghỉ lại ở Boulogne một ngày. Tất nhiên là đi một mình, bà vợ tôi ở nhà. Tôi cặp theo một cô bồ trẻ măng, tóc vàng nhé! Còn thân hình thì... hết ý!
Chà! Đấy là kiểu “đi công cán” của cánh đàn ông chúng mình đấy!
Và cả hai chúng tôi cùng cười phá lên khoái trá, như hai “chiến hữu” thân thiết.
Lát sau, chúng tôi chia tay nhau, tôi đi về phía đại lộ Albany, còn Bland đi về phía ngôi nhà số 61.
°
°
Đột nhiên, đang đi, tôi bỗng nhớ đến câu của thám tử Poirot luôn miệng nhắc tôi: anh bạn trẻ chưa biết khai thác hàng xóm láng giềng. Và tôi thấy tự giận mình.
Tôi nhìn sang bên kia đường. Chẳng lẽ bên đó không có ai? May thay tôi nhìn thấy trên tòa nhà bê tông cao vút, có rất nhiều cửa sổ: có nghĩa có rất nhiều gia đình.
Đột nhiên, tôi thấy có ánh sáng ở một cửa sổ trên tầng nằm khoảng giữa. Tôi bèn “chấm” căn hộ ấy. Trong cửa sổ mở rộng của căn hộ đó có một bóng người đang nhìn ra ngoài. Khuôn mặt y bị một vật gì che mất phần trên. Tôi lục túi lấy ra chiếc ống nhòm một mắt kiểu thông dụng.
Tôi nhìn lên, thấy đó là một đứa trẻ đang dùng ống nhòm quan sát tôi. Tôi định vị rất cẩn thận căn hộ có cái cửa sổ đó. Bên ngoài, ta tưởng đấy chỉ là một căn hộ thông thường trong một tòa nhà chung cư, nhưng khi vào bên trong thì hết sức rối rắm. Cuối cùng tôi vẫn tìm ra được đúng cánh cửa cả hộ đó. Căn hộ số 77. Và tôi hy vọng mình không lầm. Bấm chuông xong, tôi đứng tránh sang một bên, chuẩn bị đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Chú thích:
  1. Thời đó người phương Tây dùng để gọi khối các nước xã hội chủ nghĩa (N.D)