Chương 26
Nhà Máy Điện

    
ọc mơ xong, tôi cho cô thủ thư biết ý định muốn đến nhà máy điện. Cô sầm mặt. “Nhà máy điện ở trong rừng!”, cô nói và xúc những hòn than đỏ hồng vào xô để dập lửa bằng cát.
“Ừ, nhưng ở ngay cửa rừng”, tôi nói. “Ông gác cổng nói là hoàn toàn không có gì nguy hiểm cả.”
“Có trời mà biết ý ông gác cổng nói gì! Nhà máy điện trong rừng, không cần biết ở cửa rừng hay trong rừng, nhưng rừng thì nguy hiểm.”
“Anh không ngại. Anh sẽ đến đó. Anh phải tìm cho được một nhạc cụ.”
Cô thủ thư đã lấy hết than khỏi lò. Cô xúc hộc xỉ ra và vừa đổ vào xô vừa lắc đầu quầy quậy.
“Em sẽ đi cùng”, cô nói.
“Tại sao? Em vẫn sợ rừng cơ mà? Vả lại anh không muốn lôi em vào chỗ nguy hiểm.”
“Em không thể để anh đi một mình được. Hình như anh vẫn chưa hiểu là rừng nguy hiểm đến mức nào!”
Vào một buổi sáng nhiều mây chúng tôi đi dọc bờ sông về hướng Đông. Trời ấm như trong tiết xuân. Lặng gió. Tiếng nước réo cũng không trong trẻo và lạnh, mà trầm đục hơn. Đi được mười lăm phút, tôi cởi găng và khăn cổ ra.
“Như mùa xuân ấy nhỉ?”, tôi nói.
“Vâng. Nhưng trời chỉ ấm được một hôm thôi. Năm nào chẳng thế. Sau đó lại lạnh ngay”, cô đáp.
Chúng tôi bỏ lại sau lưng khu thưa dân cư phía nam cây cầu. Bên phải chỉ thấy đồng ruộng. Đường không còn lát đá cục, chuyển sang đoạn hẹp và lầy lội. Giữa các bờ ruộng, vài rẻo tuyết đóng cứng chạy ngoằn ngoèo trên đồng như những vết cào. Bờ sông bên tay trái chúng tôi viền một hàng dương liễu, cành cây mềm oặt chấm xuống nước. Một con chim nhỏ muốn đậu lên nhưng cành cây bập bềnh đung đưa, rốt cuộc nó bỏ đến một cây khác. Ánh nắng mờ đục và ấm áp. Tôi liên tục ngẩng mặt lên đón hơi ấm dịu dàng ấy. Cô thủ thư đút tay phải vào túi áo măng tô, tay trái vào túi áo tôi. Tay trái tôi cầm một cái hộp, tay phải đút vào túi măng tô của cô. Hộp đựng đồ ăn trưa và quà cho ông quản lý.
Tôi cảm nhận được bàn tay ấm của cô trong túi mình và nghĩ thầm: khi mùa xuân đến, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Nếu tâm hồn tôi qua được mùa đông và bóng còn chịu đựng được thì tôi sẽ giữ được tâm hồn. Bóng đã nói là tôi chỉ phải chiến thắng mùa đông.
Chúng tôi chậm rãi đi ngược dòng chảy và tận hưởng phong cảnh. Suốt buổi không ai nói gì. Không phải là vì chúng tôi không có gì để nói với nhau, mà vì câu chữ trở nên thừa thãi. Vài vệt tuyết trắng còn sót nằm dọc bờ hào, những trái dâu đỏ cặp trong mỏ chim, đám rau mùa đông cứng và mập ngoài ruộng, những vũng nước trong vắt dọc bờ sông – chúng tôi ghi nhớ tất cả những hình ảnh ấy trong khi đi qua. Những gì chúng tôi nhìn thấy đều có vẻ như cố hút lấy hơi ấm mỏng manh đột ngột xuất hiện, cho nó tràn vào từng chân tơ kẽ tóc của mình. Ngay cả bầu trời phủ đầy mây cũng mất đi vẻ nặng nề ngột ngạt. Tôi cảm thấy một sự đầm ấm lạ lùng, tựa như thế giới nhỏ nhoi của chúng tôi đang yên vị trong một bàn tay dịu dàng.
Chúng tôi cũng thấy vài con thú lang thang tìm thức ăn trên đồng cỏ khô quắt. Một quầng trắng đục phủ lên lớp lông vàng óng của chúng, nay đã dài và rậm hơn nhiều so với hồi mùa thu. Mặc dù vậy có thể nhận rõ những con thú đã gầy đi nhiều. Xương gáy chúng gồ lên như cụm lò xo của một chiếc sofa cũ, đầu chỉ còn da bọc xương, da má chảy xệ. Mắt chúng đã hết long lanh, xương khớp gối đã lồi ra tròn xoe. Chỉ chiếc sừng trắng mọc giữa trán là không thay đổi, nó vẫn oai hùng chĩa thẳng lên trời như mọi khi.
Những con thú đi thành từng nhóm ba, bốn con trên bờ ruộng, tìm từ bụi cây này sang bụi cây khác. Nhưng những trái cây hay lá xanh non khả dĩ làm thức ăn thì nay hầu như không còn nữa. Trên những cành cây cao chỉ còn vài trái cây, song chúng không với tới được. Chúng đành uổng công tìm dưới đó những trái rụng hoặc buồn bã nhìn lên những con chim đang mổ trái cây.
“Tại sao chúng không ăn những thứ còn sót trên đồng?&rd giống nhau. Tuy nhiên con người hầu như không hiểu được cấu trúc tâm lý của mình. Tôi cũng thế, và anh cũng chẳng khác. Cái mà chúng ta hiểu được hay tưởng rằng hiểu được thì cùng lắm chỉ là năm đến bảy phần trăm của cấu trúc đó. Còn ít hơn hình ảnh quen thuộc mà ta vẫn gọi là chóp nhọn của núi băng. Ta hãy thí nghiệm với một câu hỏi đơn giản: anh là người dũng cảm hay hèn nhát?”
“Tôi không biết”, tôi trả lời thành thực. “Thỉnh thoảng dũng cảm, thỉnh thoảng hèn nhát. Không thể nói một cách tuyệt đối.”
“Cấu trúc tâm lý cũng giống hệt như vậy. Chẳng có gì tuyệt đối cả. Tùy theo tình thế và nhu cầu mà anh chọn một cách bất giác và hầu như ngay tắp lự một điểm nào đó nằm giữa hai thái cực dũng cảm và hèn nhát. Sơ đồ nội tâm của anh chính xác như vậy. Nhưng anh hầu như không hiểu gì về nội dung và cơ cấu của sơ đồ ấy. Anh cũng chẳng cần hiểu làm gì. Anh hành động như chính anh, đâu cần phải hiểu tại sao. Đó là quan niệm của tôi về hộp đen. Trong óc chúng ta có một cái gọi là nghĩa địa voi khổng lồ mà chưa người nào đặt chân tới, đó là miền đất lạ cuối cùng của nhân loại – trừ vũ trụ.
Không, nghĩa địa voi không phải là danh từ chính xác. Vì ở đó không tàng chứa những ký ức chết. Có lẽ gọi đúng hơn là nhà máy voi. Ở đó có hằng hà sa số các con chip ký ức và kiến thức được phân loại và kết nối thành các dây phức hợp và sau đó bện thành các bó phức hợp để tạo nên mọi hệ thống. Quả thực nên gọi đó là một nhà máy. Một nhà máy sản xuất. Giám đốc nhà máy đó là anh. Nhưng tiếc là anh không vào tham quan nhà máy được. Muốn thâm nhập vào đó anh cần một dược liệu đặc biệt, như Alice ở xứ sở diệu kỳ vậy. Lewis Carroll quả đã cho ra một tác phẩm bậc thầy.”
“Vậy là mọi hành xử của ta được quyết định bởi những mệnh lệnh từ nhà máy voi đó hay sao?”
“Chính thế”, ông già nói. “Nghĩa là…”
“Khoan đã”, tôi ngắt lời ông. “Tôi có một câu hỏi.”
“Cứ việc, cứ việc.”
“Về cơ bản thì tôi đã hiểu. Nhưng hành xử không thể thực sự bị quyết định đến tận cùng các hành vi diễn ra ở bề mặt ngoài cùng. Khi ăn bánh mì buổi sáng, tôi uống kèm sữa, cà phê hay trà thì chỉ phụ thuộc vào tâm trạng tức thời thôi chứ?”
“Thật vậy”, giáo sư nói và gật đầu. “Tiềm thức tuân thủ một sự biến đổi thường trực, đó là một vấn đề nữa. Nói như một ẩn dụ, nó là cuốn tự điển bách khoa toàn thư mà mỗi ngày ra một ấn bản có hiệu đính. Đó là hai vấn đề cần được khắc phục khi ta muốn ổn định tâm thức của người.”
“Vấn đề?”, tôi nói. “Sao lại gọi là vấn đề? Chẳng phải đó là hành xử hoàn toàn bình thường của con người hay sao?”
“Từ từ, từ từ đã nào”, giáo sư xoa dịu. “Cứ thế này thì ta sa vào lạch thần học mất. Tiền định và định mệnh. Mọi hành vi của con người đều được Thượng đế quyết định trước, hay con người quyết định hành vi theo ý chí riêng? Trong thời hiện đại, các nhà khoa học nhấn mạnh tính bột phát sinh lý của con người. Dù vậy chưa ai tìm được câu trả lời thấu đáo cho câu hỏi, ý chí tự do là gì. Vì sao? Vì chưa ai hiểu được bí mật của nhà máy voi trong chúng ta. Freud và Jung đã nêu ra nhiều lý thuyết, song nói cho cùng cũng chỉ là các trình bày mang tính khái niệm không hơn không kém. Chúng chỉ tạo ra một dịp để bàn về các hiện tượng đó mà thôi. Vấn đề đã đơn giản đi, đồng ý, nhưng qua đó có hiểu được bản chất sự bột phát của con người không? Hoàn toàn không. Theo tôi, người ta chỉ tráng lên môn tâm lý học một lớp màu kinh viện mà thôi.”
Đến đây giáo sư lại phá lên một tràng cười sang sảng. Cô bé và tôi kiên nhẫn đợi đến lúc ông cười xong.
“Về bản chất, tôi là người thực dụng”, giáo sư tiếp lời. “Như lời người xưa nói, cái gì của Ceasar thì trả lại cho Ceasar, đừng mó máy vào làm gì. Lý luận siêu hình nói cho cùng chỉ là tán gẫu kiểu triệu chứng học. Trước khi mê đắm vào nó thì hãy làm cho xong núi công việc đang chờ ta ở những lĩnh vực cụ thể đi đã. Chẳng hạn như vấn đề hộp đen của chúng ta. Hãy coi cái hộp là một cái hộp và tận dụng nó như một cái hộp là đủ lắm rồi. Nhưng muốn thế”, giáo sư giơ ngón trỏ lên, “ta phải giải quyết hai vấn đề mà tôi vừa nêu lên. Vấn đề thứ nhất là tính ngẫu nhiên của các hành vi diễn ra ở bề mặt ngoài cùng, vấn đề kia là sự biến đổi của hộp đen xảy ra sau mỗi trải nghiệm mới. Đây không phải là chuyện đơn giản. Đúng như anh nói, đây là hành động hoàn toàn thường nhật của con người. Con người thu thập kinh nghiệm suốt cuộc đời, từng phút, từng giây một. Gạt bỏ việc đó chẳng khác gì ký vào bản án tử hình của mình.
Dù vậy, theo giả thuyết của tôi, sẽ có gì xảy ra khi hộp đen của một người được ghi nhớ vào một thời điểm nhất định? Sau đó có thay đổi gì khác cũng được. Trạng thái được ghi nhớ của hộp đen tại thời điểm đó là một trạng thái bền vững và có thể gọi ra bất cứ lúc nào. Một bức ảnh chụp vào thời điểm cố định.”
“Khoan đã”, tôi nói. “Giống như cấy vào người một ý thức hệ thứ hai, đúng không ạ?”
“Đúng thế, đúng thế”, ông già nói. “Anh nói rất đúng. Anh là một người nhanh trí. Tôi vẫn biết thế. Cấu trúc A vẫn liên tục tồn tại, trong khi trên một bình diện khác nó liên tục biến thành A’, A’’, A’’’, vân vân. Người ta đút một cái đồng hồ chết vào túi quần bên phải, một đồng hồ khác đang chạy vào túi trái. Đại khái thế. Muốn xem đồng hồ nào vào lúc nào thì tùy. Đó là cách giải quyết vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai cũng được thanh toán theo cùng nguyên tắc. Ta chỉ cần triệt tiêu các lựa chọn mở của ý thức hệ nguyên thủy A trên bề mặt ngoài cùng. Anh hiểu chứ?”
Không, tôi chẳng hiểu gì cả.
“Ta tách bỏ bề mặt ngoài cùng, như nha sĩ cạo men răng đi vậy. Chỉ chừa lại những nhân tố cơ bản, những gì ta cần, nghĩa là cốt lõi của ý thức hệ. Khi đó sẽ không thể phạm lỗi lầm nào nữa. Ta cố định cấu trúc tâm lý đó và quẳng vào két sắt. Xong. Đó là dạng thô của kỹ thuật xáo dữ liệu. Lý thuyết của tôi lúc bước chân vào Hệ thống là thế.”
“Vậy thì phải mổ óc ra.”
“Không tránh được”, giáo sư nói. “Trong tương lai có thể một ngày nào đó người ta không cần phẫu thuật nữa. Có thể người ta thông qua một phẫu thuật ngoại vi, một dạng thôi miên, để đạt mục đích mong muốn. Nhưng trình độ hiện tại chưa cho phép. Bộ não vẫn còn được kích thích bằng điện. Nói cách khác là các bảng mạch phải được chỉnh đổi bởi bàn tay người. Không có gì lạ. Nó cũng tương tự như kỹ thuật chuẩn đang được áp dụng để chữa chứng động kinh vì lý do tâm lý. Người ta cắt các dây thần kinh đại não bị lệch luồng và – hừm, tôi có nên bỏ các chi tiết chuyên môn đi không?”
“Có lẽ thế”, tôi nói. “Chỉ các ý chính là đủ.”
“Nói ngắn gọn, người ta tạo ra các điểm nối cho dòng thần kinh. Như tiếp điểm của đường ray. Cấy vào đó các đèn cực và pin cực nhỏ. Mỗi khi có tín hiệu là bẻ ghi.”
“Nghĩa là tôi có các điện cực và pin cực nhỏ trong não?”
“Dĩ nhiên.”
“Giỏi”, tôi nói. “Giỏi thật đấy.”
“Cũng không có gì ghê gớm và tồi tệ như anh tưởng tượng ra đâu. Mấy thứ đó không lớn hơn hạt đậu xanh, thiếu gì người mang máy điều hòa nhịp tim hay những thứ tương tự trong cơ thể. Tuy nhiên, có một điểm mà tôi phải nhắc đến. Các mạch dẫn của cấu trúc tâm lý nguyên thủy, nghĩa là của chiếc đồng hồ đang chạy, đều là mạch chết. Nếu anh kích vào đó thì sẽ không có hiệu quả gì. Nói cách khác là anh sẽ không biết mình nghĩ gì hay làm gì. Bắt buộc phải làm thế, vì nếu không sẽ sinh ra nguy cơ là anh tự thay đổi cấu trúc.”
“Ngoài ra có vấn đề gì bởi phát xạ hay phát quang của lõi ý thức hệ từ bề mặt không? Một cộng tác viên của ông có nói về chuyện đó sau khi tôi được phẫu thuật. Việc phát quang có thể gây ảnh hưởng đến não.”
“Đúng vậy. Về điểm này thì có nhiều quan niệm khác nhau. Chỉ có thể phỏng đoán. Do chưa có thí nghiệm nào trước đó nên người ta chỉ đoán mò mà thôi.”
“Anh vừa nói đến dùng người làm khỉ thí nghiệm – thực sự là chúng tôi có làm vài thí nghiệm trên người. Chúng tôi không thể áp dụng ngay vào các toán sư như anh, vì các anh là tài sản lớn. Hệ thống đã lựa ra mười người để chúng tôi phẫu thuật và quan sát diễn biến.”
“Những người đó là ai?”
“Họ không cho chúng tôi biết. Nói chung đó là các thanh niên khỏe mạnh. Họ không có bệnh tâm thần và phải có chỉ số thông minh từ 120 trở lên, đó là điều kiện. Chúng tôi không rõ họ là ai và từ đâu đến. Kết quả rất khả quan. Các đoạn bẻ ghi hoạt động tốt ở bảy trong số mười người. Ở ba người có vấn đề, có thể vì cấu trúc tâm lý bị hạn chế vào một hệ thống duy nhất, hoặc có hiện tượng tư duy bất đồng nhất. Nhưng số bảy là một kết quả chấp nhận được.”
“Chuyện gì xảy ra với những người tư duy bất đồng nhất?”
“Chúng tôi khôi phục lại trạng thái ban đầu. Không ai bị tổn hại gì. Ở bảy người còn lại thì trong quá trình tập huấn tiếp theo có một vấn đề mang tính chất kỹ thuật hoặc cá nhân. Một vấn đề là mật mã để bẻ ghi bị trục trặc. Thoạt tiên chúng tôi dùng chuỗi năm số bất kỳ làm mật mã, nhưng một số người thí nghiệm bị lỗi mạch khi họ ngửi nước nho nguyên chất. Tôi không rõ tại sao. Hiện tượng này xảy ra khi họ uống nước nho trong bữa ăn trưa.”
Cô gái mũm mĩm bên cạnh tôi cười khúc khích, nhưng tôi chẳng thấy có gì khôi hài cả. Sau cuộc phẫu thuật và tập huấn trộn số, rất nhiều thứ mùi làm tôi bối rối. Ví dụ như nước hoa có hương dưa bở của cô gái khiến tôi tưởng là nghe thấy âm thanh trong đầu. Nếu mùi này mùi kia gây ra lỗi mạch trong nhận thức thì quả là một thảm họa!
“Chúng tôi tìm ra giải pháp là đệm giữa các số bằng sóng âm thanh đặc biệt. Phản ứng với một số mùi giống như phản ứng với mật mã. Một vấn đề nữa là cấu trúc nguyên thủy của một số người thí nghiệm không hoạt động chính xác nữa. Chúng tôi nghiên cứu kỹ hiện tượng ấy và rút ra kết luận rằng lõi ý thức hệ của những người ấy ngay từ đầu đã quá mỏng manh và bất ổn định về chất lượng. Những thanh niên đó khỏe mạnh và thông minh, nhưng bản thể tâm lý của họ không định hình, họ không có cá tính mạnh. Ngược lại, cũng có khi tính tự chủ kém. Có bản thể tâm lý, nhưng cơ cấu của nó không phát triển đủ mạnh để sử dụng được trong chuyện này. Tóm lại, người ta không thể phẫu thuật một người bất kỳ và dạy họ xáo dữ liệu được, mà phải có tố chất tương thích.
Cuối cùng còn lại ba ứng viên. Ở ba người này, hễ có tín hiệu mật mã là bẻ ghi, cấu trúc tâm lý nguyên thủy được cố định cũng hoạt động tốt, có thể dùng được. Sau một tháng làm thêm một số thí nghiệm chúng tôi được bật đèn xanh.”
“Để tìm ứng viên xáo dữ liệu?”
“Đúng thế. Chúng tôi thẩm định và phỏng vấn trực tiếp gần năm trăm toán sư để cuối cùng lựa chọn được hai mươi sáu đàn ông có tâm lý vững vàng, ngoài ra còn biết chế ngự hành vi và cảm xúc, cơ thể khỏe mạnh và chưa bao giờ phải điều trị tâm thần. Quá trình tuyển chọn vô cùng phức tạp và tốn thời gian. Nói cho cùng là nhiều điểm không thể tìm ra được qua sát hạch và phỏng vấn. Sau đó Hệ thống lập hồ sơ cá nhân chi tiết của từng người trong hai mươi sáu ứng viên đó, ghi rõ mọi chi tiết về cá nhân, xuất xứ, khả năng học vấn, gia đình, đời sống tình dục, thói quen ăn uống, tóm lại là đủ mọi thứ. Họ thuộc các anh như lòng bàn tay. Vậy nên tôi biết rõ anh như chính mình vậy.”
“Có một điều tôi không hiểu được”, tôi nói. “Như tôi được nghe kể lại thì các lõi ý thức hệ hay hộp đen của chúng tôi được bảo quản ở thư viện của Hệ thống. Họ làm chuyện đó ra sao?”
“Chúng tôi lần theo đến tận hang cùng ngõ hẻm trong cấu trúc tư duy của các anh, mô phỏng chúng và giữ lại như một ngân hàng dữ liệu trung ương. Nếu không thì chúng tôi sẽ bó tay nếu có chuyện gì đó xảy ra với các anh. Một dạng bảo hiểm.”
“Mô phỏng có hoàn hảo không?”
“Không, dĩ nhiên là không được hoàn hảo, nhưng bóc tách trơn tru được lớp vỏ ngoài đã đơn giản hóa mọi chuyện, nhờ vậy mà mô hình mô phỏng hoạt động gần đạt tới mức hoàn hảo. Về chi tiết thì mô hình này bao gồm ba hệ tọa độ hai chiều và một ảnh giao thoa laser. Tất nhiên không thể sử dụng một máy tính bình thường để tạo ra, nhưng thế hệ máy tính bây giờ có những nguyên tố gần giống một nhà máy voi và có thể tiếp cận những cấu trúc tâm lý phức hợp như vậy. Nói một cách khác thì vấn đề là làm sao cố định được sơ đồ cấu trúc, song tôi sẽ không đủ thì giờ để giải thích. Để cho dễ hiểu, người ta theo dõi các quá trình tâm lý như sau: trước tiên các hình mẫu của dòng chảy trong não do anh tạo ra được liên tục đưa vào máy tính. Giữa các hình mẫu đó có sự khác biệt rất tinh ti, vì anh luôn liên tục tráo các con chip trong dây thần kinh và các dây trong cùng bó dây. Một vài quá trình hoán đổi diễn ra ở quy mô có thể đo được, các quá trình khác thì không. Máy tính phân biệt điều đó. Nó bỏ các quá trình không đo được, còn các quá trình đo được thì nó ghi lại là hình mẫu cơ bản. Việc này được máy tính lập đi lập lại liên tục, với đơn vị đo là hàng triệu. Giống như các lớp chất dẻo dán đè lên nhau và n lở ra.
Mặt lưng ngôi nhà nối với một nhà ở bình thường xây bằng gạch, to như trạm canh. Nó có cửa vào và cửa sổ bình thường được che kín bằng bao đựng lúa thay cho màn cửa, ống khói trên mái ám muội đen. Ít nhất thì cũng có hơi người! Tôi gõ ba lần vào cửa gỗ, sau đó lập lại hai lần nữa, nhưng không có ai đáp. Cửa khóa.
“Đầu kia còn một cửa nữa vào nhà máy điện”, cô thủ thư nói và nắm tay tôi. Tôi nhìn theo hướng cô chỉ - đúng thế, ở một góc tường hậu nhà máy điện có một cánh cửa sắt mở toang.
Đứng trước cửa sắt, tai chúng tôi ù đặc vì tiếng ồn kỳ lạ. Bên trong ngôi nhà tối hơn tôi tưởng. Chúng tôi khum tay che ánh sáng bên ngoài để quen mắt với bóng tối và nhòm vào trong, nhưng tuyệt nhiên không thấy gì cả. Không có ánh sáng – một nhà máy điện không có lấy một bóng đèn thì tương đối lạ. Trên trần nhà có ánh sáng trời mờ mờ xuyên qua các ô cửa nhỏ. Chỉ có tiếng động kỳ lạ dâng lên, tựa như mình nó là chủ ngôi nhà.
Chúng tôi gọi. Hình như không có ai nghe tiếng cả, vì vậy tôi đi qua cửa, bỏ kính râm xuống và đợi đến khi mắt làm quen với bóng tối. Cô thủ thư dừng chân sau tôi vài bước, dường như cô không muốn vào sâu trong nhà. Tiếng động và bóng tối làm cô sợ.
Do bóng tối không có gì lạ đối với mắt tôi nên tôi chẳng mất nhiều thì giờ để phát hiện ra một người đàn ông đứng giữa phòng. Đó là một người đàn ông gầy guộc, nhỏ thó. Trước mặt anh ta là một cột sắt có đường kính chừng ba, bốn thước vươn thẳng đến tận trần nhà. Anh ta đang chăm chú nhìn nó. Ngoài chiếc cột này, trong nhà trống trơn như một phòng tập cưỡi ngựa, không có máy móc hay kỹ thuật nào cả. Sàn nhà lát cùng một loại gạch như tường bao. Toàn bộ ngôi nhà trông như một cái lò nướng bánh mì khổng lồ.
Tôi để cô thủ thư đứng một mình ở cửa và bước vào nhà. Khi tôi đi được nửa quãng đường từ cửa đến cột sắt, có vẻ như người đàn ông nhận thấy tôi lại gần. Anh ta chỉ ngoảnh đầu về phía tôi – người anh vẫn im phăng phắc – và nhìn tôi chằm chằm. Người đàn ông còn trẻ, có lẽ kém tôi vài tuổi. Dáng người anh ta hoàn toàn trái ngược với ông gác cổng. Tay chân, gáy và cổ hom hem, mặt nhợt nhạt, da trơn nhẵn không thoáng một sợi râu, hàng tóc trên vầng trán cao lui tít về phía sau. Quần áo sạch sẽ và chỉnh tề.
“Xin chào”, tôi nói.
Anh ta vẫn nhìn tôi chằm chằm, môi mím chặt và chỉ khẽ gật đầu.
“Tôi có quấy rầy anh không?”, tôi hỏi. Để át tiếng động chói tai tôi buộc phải gào lên.
Người đàn ông chỉ lắc đầu, ra hiệu là tôi không quấy rầy anh ta và lấy tay chỉ vào ô cửa kính to bằng tấm bưu thiếp trên cột sắt – có lẽ là dấu hiệu bảo tôi nhìn vào đó. Tôi chăm chú nhìn vào và nhận ra ô cửa nhỏ đó là một phần của cánh cửa trên cột sắt được cài then bằng một thanh sắt. Sau cánh cửa là một vật giống hình cái quạt khổng lồ gắn song song với nền nhà, nó đang quay với tốc độ chóng mặt, tựa như trong đó có một động cơ hàng ngàn mã lực. Rõ ràng nó sử dụng sức gió – chẳng rõ từ đâu đến – để chuyển động và qua đó sinh điện.
“Phong điện?”, tôi hỏi.
Người đàn ông gật đầu. Rồi anh ta khoác tay dẫn tôi trở lại cửa ra vào. Anh ta thấp hơn tôi nửa đầu. Như hai người bạn thân, chúng tôi nhịp bước cùng đi đến cửa, nơi cô thủ thư đứng đợi. Người đàn ông cũng khẽ gật đầu chào cô như vừa chào tôi ban nãy.
“Chào anh”, cô đáp.
“Xin chào”, lần này anh ta đáp lời.
Anh dẫn chúng tôi ra sau nhà, nơi tiếng gió bớt ồn hơn. Chúng tôi ngồi trên những gốc cây được chừa lại sau khi đốn rừng.
“Xin lỗi anh chị, tôi không nói to được”, viên quản lý nói như thanh minh. “Anh chị từ thành phố đến phải không?”
Tôi xác nhận.
“Như anh chị đã thấy”, người đàn ông trẻ nói, “thành phố được cấp điện từ năng lượng gió. Người ta tận dụng luồng gió thổi lên từ lòng đất qua một lỗ khổng lồ.” Người đàn ông đăm đăm nhìn xuống nền đất dưới chân mình một hồi. “Cứ ba ngày lại một lần có gió. Ở dưới nền này có gió và nước dịch chuyển giữa vô số hang động. Tôi chăm sóc phần kỹ thuật. Ví dụ như khi lặng gió thì tôi khóa quạt lại hoặc tra dầu mỡ. Và tôi chú ý không để các cần gạt bị đóng băng. Dòng điện tạo ra được dẫn qua đường cáp ngầm vào thành phố.”
Viên quản lý đưa mắt nhìn ra cánh đồng nằm giữa những hàng cây cao. Đất đã cày xới kỹ nhưng chưa trồng gì. “Cứ mỗi khi rảnh rỗi tôi lại đốn một ít cây để lấy đất canh tác. Không có gì đáng kể. Vì tôi có một mình thôi. Tôi chừa lại những cây thật lớn và chỉ chọn những diện tích có thể tự mình đảm đương được. Tôi rất thích tự tay làm được cái gì đó. Vào mùa xuân thậm chí có thể trồng rau. Anh chị đến đây để tham quan à?”
“Vâng, đại khái như vậy.”
“Người ở thành phố nói chung không để ý đến chỗ này”, viên quản lý nói. “Không ai vào rừng làm gì, tất nhiên trừ người tiếp phẩm. Tuần nào ông ấy cũng đem cho tôi đồ ăn và những thứ cần thiết khác.”
“Anh sống một mình ở đây lâu chưa?”
“Lâu lắm rồi. Tôi thuộc lòng từng chi tiết máy. Chỉ cần lắng nghe là tôi biết nó chạy ra sao. Tựa như ngày nào tôi cũng trò chuyện với nó. Khi người ta làm việc đó lâu năm như tôi thì sẽ thông thạo. Máy chạy tốt thì tôi cũng khỏe. Tôi cũng thông thạo các âm thanh của rừng. Nó có nhiều giọng khác nhau, cứ như một sinh thể vậy.”
“Anh sống hoàn toàn một mình trong rừng không thấy khó chịu sao?”
“Tôi chẳng thấy có gì khó khăn hơn cuộc sống ở một nơi khác”, anh ta trả lời. “Rừng đã có sẵn, và tôi sống ở đây. Chấm hết. Phải có ai đó trông coi máy móc chứ. Ngoài ra, nhà máy điện ở ngay bìa rừng, còn đi sâu hơn vào đó thì tôi cũng không thạo.”
“Ngoài anh ra không có ai sống trong rừng nữa à?”, cô thủ thư hỏi.
Viên quản lý ngẫm nghĩ một chút và khẽ gật đầu mấy lần liền. “Có chứ. Ở tận trong rừng còn có một số người nữa sống, tôi biết. Họ đào than, phá rừng làm rẫy. Nhưng tôi chỉ mới gặp mặt vài người thôi, và cũng không nói chuyện với họ quá một câu. Vì họ không chấp nhận tôi. Đối với họ thì rừng là quê hương, còn tôi chỉ là người cư trú ở đây, đó là lý do. Ở sâu trong rừng nghe nói còn nhiều người nữa, đó là tất cả những gì tôi biết. Tôi không đi sâu vào rừng, còn họ thì hầu như không bao giờ ra đến đây.”
“Đã bao giờ anh thấy một người phụ nữ?”, cô hỏi. “Độ khoảng trên dưới ba mươi tuổi?”
Viên quản lý lắc đầu. “Không, chưa bao giờ tôi thấy phụ nữ. Toàn đàn ông thôi.”
Tôi nhìn cô, nhưng cô không hỏi gì thêm.

Nhưng nhàn cư vi bất thiện. Nhiều thì giờ rảnh khiến tôi nảy ra ý định ghép thêm một bảng mạch nữa vào các anh – những người tham gia thí nghiệm. Trong bảng mạch này tôi cấy thêm lõi ý thức hệ do tôi cắt ghép được.”
“Nhưng để làm gì cơ?”
“Thứ nhất là để xem nó có hiệu quả gì đối với người tham gia thí nghiệm. Tôi muốn biết một ý thức hệ do người lạ cắt ghép và sắp xếp hoạt động ra sao. Đây là một trường hợp chưa hề có tiền lệ trong lịch sử loài người. Và dự định thứ hai của tôi – tất nhiên chỉ là một tác dụng phụ - một khi Hệ thống đã cho phép tôi muốn làm gì tùy thích thì tôi sẽ hiểu câu đó theo đúng nghĩa đen và làm những gì tôi thích. Tôi định cấy thêm ít nhất một chức năng mà Hệ thống không hề biết.”
“Đó là động cơ duy nhất của ông hay sao?”, tôi hỏi. “Chỉ vì thế mà ông nghí ngoáy trong não chúng tôi và đặt thêm vài đường ray cho cái tàu hỏa đồ chơi của ông?”
“Anh có quyền nghĩ thế, và tôi rất xấu hổ. Tôi xấu hổ không lời nào tả xiết. Tôi không rõ anh có hiểu không, nhưng trí tò mò khoa học khó bị kiềm chế dễ dàng. Tất nhiên tôi phản đối những thí nghiệm trên người và sinh vật sống mà các nghiên cứu nhân chủng học cộng tác với bọn Nazi đã tiến hành ở trại tập trung, nhưng đồng thời tôi cũng tự vấn trong lương tâm, tại sao khi đã làm các thí nghiệm đó người ta không làm cho khéo hơn và hữu hiệu hơn. Các nhà khoa học lấy cơ thể người làm đối tượng nghiên cứu đều nghĩ như vậy. Vả lại công việc của tôi không bao giờ làm tổn hại đến sinh mạng nào. Tôi chỉ cộng một vào hai cho thành ba. Tôi thay đổi bảng mạch một chút, nhưng qua đó không gây thêm áp lực cho não. Tôi lấy những chữ cái đã có sẵn để lắp thành một khối mới, không làm gì hơn.”
“Sự thật là ngoài tôi ra, các ứng viên khác trong dự án xáo dữ liệu đều chết cả. Tại sao?”
“Tôi không biết”, ông nói. “Trong hai mươi sáu ứng viên được chuẩn bị cho hệ thống xáo dữ liệu, hai mươi lăm người đã chết, đúng thế. Tất cả cùng chết một kiểu, hệt như đúc một khuôn. Họ lên giường, ngủ thiếp đi và không tỉnh dậy nữa.”
“Vậy thì tôi sẽ ra sao?”, tôi hỏi. “Có thể mai cũng đến lượt tôi.”
“Chuyện không đơn giản như vậy”, giáo sư nói và ngọ nguậy dưới tấm mền. “Thời điểm chết tập trung vào nửa năm. Trong khoảng tháng thứ mười bốn và hai mươi sau khi phẫu thuật. Tất cả hai mươi lăm người đều chết trong nửa năm đó. Trái lại thì anh vẫn xáo được dữ liệu mà không thấy tác hại nào, đến nay đã được ba mươi chín tháng. Có nghĩa là anh có một cơ địa đặc biệt mà những người khác không có.”
“Ông nói vậy nghĩa là sao, đặc biệt theo nghĩa nào?”
“Từ từ đã nào. Sau khi phẫu thuật anh có thấy xuất hiện một số triệu chứng khó hiểu không? Ảo giác, ù tai, ngất, hay tương tự thế?”
“Không”, tôi nói. “Không có những triệu chứng ấy. Tôi nghĩ là từ đó tôi phản ứng nhạy hơn với một số mùi nhất định. Chủ yếu là mùi trái cây.”
“Những người kia cũng vậy. Hương vị một số trái cây tác động vào bảng mạch đã được cấy trong não. Tôi không biết nguyên nhân, nhưng đó là sự thật. Anh không bị ngất, ù tai hay ảo giác chứ?”
“Không”, tôi đáp.
“Ra thế.” Giáo sư ngẫm nghĩ một hồi. “Anh còn nhận ra điều gì nữa không?”
“Tôi cũng vừa nhận ra một điều. Ý tôi là một số ký ức đã bị lãng quên, nay xuất hiện trở lại. Thoạt tiên chỉ là các nét thoáng qua, không khiến tôi để ý lắm, nhưng lúc này nó hiện ra rõ rệt và trụ lại lâu hơn. Nguyên do chắc chắn là tiếng nước gầm. Song đó không phải ảo giác, mà là ký ức, chắc chắn như vậy.”
“Không, không phải ký ức”, giáo sư phủ định. “Anh tưởng là ký ức, nhưng kỳ thực là những cầu nối nhân tạo do chính anh tạo ra. Giữa cấu trúc nhân cách nguyên thủy của anh và ý thức hệ do tôi cấy ghép dĩ nhiên là có những điểm vênh, và anh muốn san bằng điểm vênh ấy, như thể để công nhận chúng tồn tại.”
“Tôi không hiểu. Chuyện đó chưa hề xảy ra ở tôi, tại sao vào thời điểm này?”
“Vì tôi đã bẻ ghi và cho chạy bảng mạch thứ ba”, giáo sư nói. “Nhưng ta hãy đi theo đúng thứ tự. Như thế sẽ dễ kể hơn, và anh sẽ hiểu câu chuyện rõ hơn.”
Tôi lôi chai whiskey ra uống một ngụm. Cam đoan lại sắp đến một chuyện khủng khiếp nữa.
“Sau cái chết của tám ứng viên đầu tiên, Hệ thống gọi tôi đến. Tôi phải tìm nguyên nhân tử vong. Thú thực là tôi không muốn dây dưa gì với Hệ thống nữa, song nói cho cùng thì kỹ thuật này do tôi làm, và khi động đến tính mạng người thì tôi không thể từ chối được. Vậy là trước tiên tôi đến để lấy thông tin. Họ miêu tả bối cảnh khi chết và cho tôi xem báo cáo xét nghiệm tử thi. Cả tám người, như tôi vừa nói, chết giống nhau, không rõ nguyên nhân. Cơ thể và óc không cho thấy dấu vết vũ lực, hô hấp cứ thế nhẹ nhàng chấm dứt. Tựa như bị đánh thuốc mê vậy. Trên khuôn mặt họ không thấy dấu vết vật lộn.”
“Ông có xác định được nguyên nhân tử vong không?”
“Không. Dĩ nhiên người ta có thể đoán này đoán nọ và đưa ra giả thuyết. Khi tám toán sư được huấn luyện để xáo trộn dữ liệu lần lượt chết thì không thể coi đó là tình cờ được. Phải có biện pháp. Đó là nghĩa vụ của người làm khoa học. Phỏng đoán của tôi như sau: hoặc là một tiếp điểm bị lỏng, tắt hay hỏng đã hủy hoại hệ thống não bộ, các chức năng lão không chịu đựng nổi năng lượng được giải tỏa. Hoặc bộ phận cấy vào vẫn tốt, vậy thì vấn đề phải nằm ở lõi ý thức hệ được kích hoạt trong một thời gian rất ngắn không cần thiết để xáo dữ liệu, và sự kích hoạt ấy quá sức chịu đựng của não người.” Giáo sư kéo chăn lên tận cằm và ngừng một lát mới tiếp lời: “Tôi thì phỏng đoán như vậy. Không nhất thiết là đúng. Nhưng khi ta quan sát toàn bộ tình thế thì hai nguyên nhân ấy có xác suất lớn nhất, thậm chí đồng thời cả hai.”
“Khám nghiệm não không đem lại kết quả nào?”
“Não không phải là cái máy nướng bánh mì hay máy giặt. Người ta không thấy dây điện, không thấy công tắc. Nếu có gì thay đổi thì đó là các dòng chảy vô hình trong não, khám nghiệm các tiếp điểm sau khi chết chẳng có ích gì. Có thể theo dõi các trục trặc khi não còn sống, đúng, nhưng chết rồi là hết. Có thấy thì chỉ thấy tổn thương hoặc ung bướu, nhưng ở họ không có. Tất cả đều nguyên vẹn.
Vì vậy chúng tôi gọi mười người trong số tham gia thí nghiệm còn sống đến phòng thí nghiệm để khám lại lần nữa. Chúng tôi làm điện não đồ, bật đi bật lại giữa các cấu trúc tư duy để tin chắc là các tiếp điểm hoạt động tốt. Chúng tôi trò chuyện chi tiết, hỏi xem họ có vấn đề về cơ thể hay thần kinh, vấn đề về thính giác hay ảo giác – hoàn toàn không. Không có gì đáng phải lo ngại. Tất cả khỏe mạnh, tất cả xáo dữ liệu ổn thỏa. Chúng tôi đoán là ở tám toán sư bị chết đã có sẵn lỗi não bộ, không thích hợp với công tác xáo dữ liệu. Không rõ đó là lỗi gì, nhưng chắc chắn sẽ nghiên cứu ra, chỉ cần giải quyết vấn đề này trước khi giải phẫu thế hệ xáo dữ liệu thứ hai.
Đó chính là sai lầm. Tháng sau có thêm năm người nữa chết, trong đó có ba người vừa được chúng tôi khám nghiệm kỹ lưỡng. Những người mà trước đó đã được chúng tôi chăm sóc theo đúng mọi quy tắc của y tế và cho rằng khỏe mạnh. Quả là một cú sốc. Một nửa trong số hai mươi sáu người tham gia thí nghiệm đã chết mà nguyên nhân không thể tìm ra. Đây không phải là chuyện tương thích hay không nữa, mà là vấn đề sống còn. Nói một cách khác, ý tưởng bật tắt giữa hai ý thức hệ khác nhau đã là chuyện bất khả thi cho não bộ ngay từ đầu. Tôi đề nghị Hệ thống ngừng ngay dự án. Chấm dứt việc xáo dữ liệu và lấy ra các thứ đã cấy vào những người tham gia thí nghiệm còn sống. Bằng không sẽ phải tính đến khả năng cả hai mươi sáu người sẽ chết. Hệ thống không tin, và bác bỏ đề nghị của tôi.”
“Vì sao?”
“Hệ thống xáo dữ liệu hoạt động xuất sắc, nay không thể đột ngột chấm dứt, vì tất cả sẽ bị đình trệ. Thêm vào đó không ai biết chắc là cả hai mươi sáu người sẽ chết, và nếu có ai sống sót thì đó sẽ là nguồn tài liệu nghiên cứu thích hợp cho các nghiên cứu tiếp tục. Lập tức tôi từ bỏ họ.”
“Và tôi là người duy nhất sống sót?”
“Đúng thế.”
Tôi đựa đầu vào vách đ&aacu
Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40