1
Trang tử đi trong núi, thấy một cây lớn, cành lá sum suê, mà nột người đương tìm cây để đốn, đứng ngay bên cạnh lại không đụng tới. Trang tử hỏi tại sao. Người đó đáp: “Tại gỗ nó không dùng được vào việc gì”. Trang tử bảo: “Cây đó nhờ vô dụng mà hưởng hết tuổi thọ của trời”. Ra khỏi núi, thầy ghé nhà một người bạn cũ. Ông bạn mừng rỡ, sai một đứa ở giết ngỗng đãi khách. Đứa ở hỏi: - Giết con nào, con biết kêu hay con không biết kêu? - Giết con không biết kêu. Sáng hôm sau, môn đệ Trang tử hỏi thầy: - Hôm qua, cây trong núi vì vô dụng mà được hưởng hết tuổi trời mà bây giờ con ngỗng của chủ nhà vì vô dụng mà bị giết. Thầy muốn ở cảnh nào? Trang tử cười đáp: - Thầy muốn ở giữa hữu dụng và vô dụng; nhưng ở giữa trung gian như vậy, chỉ mới gần Đạo thôi chứ chưa phải là Đạo, cho nên chưa tránh khỏi luỵ. Ai mà hoá hợp với Đạo Đức, mà tiêu dao thì không vậy [không nghĩ tới hữu dụng hay vô dụng]. Vượt ra ngoài sự khen chê, hoặc xuất hiện như con rồng, hoặc ẩn nấp như con rắn, cùng biến hoá với thời, không cố chấp chuyên theo một thái độ nào, lúc lên lúc xuống mà hoà đồng với vũ trụ, trở về cái thời chưa sinh ra vạn vật, sai khiến vạn vật mà không bị vạn vật sai khiến, như vậy thì có cái gì làm luỵ mình được nữa? Đó là phép tắc của Hoàng Đế, Thần Nông. Còn người nào theo cái tình lí của vạn vật, cái truyền thống của nhân luân thì không như vậy. Có hợp thì có tan, có thành thì có bại, tôn quí thì bị công kích, hành động thì bị chê, hiền năng thì bị mưu hại, bất tài thì bị khinh bỉ. Ôi! Như vậy thì biết riêng theo cách nào? Các con nhớ lấy: [Xử thế muốn khỏi bị luỵ thì] chỉ nên tiêu dao ở cảnh giới Đạo Đức thôi!2
Một người tên là Nghi Liêu (ở phía nam chợ nên gọi là Thị3
Bắc Cung Xa được Vệ Ling Công giao cho việc thu thuế để đúc chuông, bèn sai dựng một đàn tế ở ngoài cửa thành. Ba tháng sau trên đàn đã thấy treo cả chuông trên chuông dưới. Thấy vậy, Khánh Kị, một người con vua4
Khổng Tử bị vây ở khoảng giữa hai nước Trần và Thái, bảy ngày không ăn đồ chín. Thái Công[3] Nhiệm lại an ủi, hỏi: - Thầy sắp chết chăng? Khổng Tử đáp: - Phải - Thầy sợ chết không? - Sợ. - Tôi để kể cách của tôi để không chết. Biển đông có một con chim tên là “ý đãi”, bay chậm mà thấp, cơ hồ như bay dỡ. Khi bay thì nhập đàn với con khác, khi đậu thì sát cánh với con bên. Khi tiến, nó không dám xông lên trước, khi lùi không dám ở lại sau. Lúc ăn, không dám ăn trước mà chỉ ăn đồ thừa của con khác. Nhờ vậy mà trong đoàn không bị chim khác bài xích, mà người cũng không làm hại gì nó, nó tránh được mọi tai hoạ. Cây mà thẳng thì bị đốn đầu tiên, giếng mà ngọt thì bị cạn trước hết. Thầy có ý trang sức kiến thức để loè kẻ ngu, sửa mình để làm nổi bật cái xấu của người, rực rỡ như người cầm mặt trời mặt trăng mà đi ngoài đường, như vậy mà không thoát chết được. Tôi nghe bậc đại đức bảo: “Người tự khoe thì không thành công[4], công thành [mà không thoái] thì thất bại, danh thành rồi thì bị mờ [bị chê bai]”. Ai là người bỏ công và danh đi mà trở về với đám người thông thường đây? Đạo đức lưu hành thiên hạ rồi mà vẫn ẩn danh, thuần phác, giản dị bình thường, tựa như người cuồng. Xoá hình tích của mình đi, từ bỏ quyền thế; không cầu công danh nên không trách người, cũng không bị người trách. Bậc chí nhân thì không ai biết cả. Tại sao thầy lại thích được người ta biết? Khổng Tử đáp: - Lời đó hay. Rồi ông không giao du nữa, từ biệt đệt tử, trốn vào một cái chằm lớn, bận áo cầu thô, ăn trái “trữ”, trái “lật”, nhập đoàn với bầy thú, bầy thú không kinh loạn, nhập đoàn với bầy chim, bầy chim cũng thản nhiên. Cầm thú còn không ghét ông, huống hồ là người.5
Khổng Tử hỏi thầy Tang Hô[5]: - Tôi hai lần bị đuổi ra khỏi nước Lỗ, ở nước Tống người ta đốn cây dưới đó tôi đã ngồi, tôi bị cấm đặt chân vào nước Vệ, bị khốn cùng ở nước Thương và nước Chu, bây vây ở giữa hai nước Trần và Thái. Vì gặp những tai hoạ đó mà thân thích càng ngày càng xa tôi, học trò và bạn bè ngày càng li tán. Nguyên do tại đâu? Thầy Tang Hô đáp: - Ông có nghe thời nước Cá suy vong không? Khi trốn đi, Lâm Hồi liệng một ngọc bích đáng giá ngàn vàng, cõng đứa con nhỏ mà chạy. Có người bảo Lâm Hồi: “Xét về giá trị tiền bạc thì đứa bé đó không bằng ngọc bích; xét về sự cồng kềnh thì nó cồng kềnh hơn ngọc bích nhiều. Vậy tại sao lại liệng ngọc bích mà cõng đứa con chạy”. Lâm Hồi đáp: “Người ta quí ngọc là vì lợi, mà yêu con là do tính trời”. Vì lợi mà kết hợp với nhau thì khi gặp khốn cùng hoạn nạn sẽ bỏ nhau, còn kết hợp với nhau vì tính trời thì khi gặp khốn cùng hoạn nạn sẽ nâng đỡ nhau. Nâng đỡ nhau và bỏ nhau, hai cái đó khác nhau rất xa. Người quân tử giao du với nhau, tình như nước lã; kẻ tiểu nhân giao du với nhau nồng như rượu. Tình người quân tử nhạt mà càng thân, tình kẻ tiểu nhân nồng mà sẽ tới sự tuyệt giao. Không vì lợi mà hợp nhau thì cũng không vì lợi mà chia rẽ nhau. Khổng Tử bảo: - Tôi xin kính cẩn nghe lời Thầy. Rồi ông vui vẻ đi chầm chậm về nhà, thôi không dạy học, đọc sách nữa. Môn đệ không xa ông nữa nhưng yêu ông hơn trước nhiều. Hôm khác Tang Hô lại bảo Khổng Tử: - Vua Thuấn lúc lâm chung khuyên ông Vũ: “Phải cẩn thận đấy. Dáng điệu động tác phải tự nhiên mà tình cảm phải thành thực. Dáng điệu tự nhiên thì không rời bản tính của mình[6], tình cảm thành thực thì không lao tâm. Không rời bản tính, không lao tâm thì không phải dùng lễ văn để trau chuốt bề ngoài mà không phải tuỳ thuộc ngoại vật.6
Bận áo vải thô mà vá, đi giày thủng cột lại bằng dây gai, Trang tử lại yết kiến vua nước Nguỵ. Vua Nguỵ bảo: - Sao tiên sinh khốn khổ như vậy? - Trang tử đáp: - Nghèo chứ không khốn khổ. Kẻ sĩ không thi hành đạo đức thì mới khốn khổ. Áo vá, giày thủng thì là nghèo chứ không phải khốn khổ. Như vậy là vì không gặp thời. Nhà vua có thấy con vượn nó leo nhảy không? Khi nó lên tới ngọn cây “nam”, cây “tử”, cây “dự”, cây “chương”[7], nắm chắt cành cây, tự đắc một cõi, dù Nghệ hay Bồng Mông[8] cũng không làm gì nó được. Nhưng khi nó đi trong đám những cây “chá”, cây có gai, cây bưởi đắng, cây “cẩu kỉ”[9] thì nó lo sợ, không dám ngó thẳng, trong lòng chấn động, run sợ, không phải vì gân cốt nó co lại, không mềm mại nữa mà vì hoàn cảnh bất tiện nên không thi thố được khả năng. Ngày nay kẻ sĩ ở vào cái thời hôn quân loạn thần thì làm sao mà khỏi khốn khổ cho được. Chứng cớ là Tỉ Can bị moi tim đấy.7
Khổng tử bị vây ở khoảng giữa hai nước Trần và Thái, bảy ngày không ăn đồ chín, tay phải cầm một cành khô gõ vào một khúc cây khô trong tay trái mà hát một khúc ca dao của Tiêu Thị[10]. Có nhạc cụ mà không có tiết tấu, có âm thanh mà không có âm luật. Vậy mà tiếng gỗ với tiếng người cũng làm cho những người chung quanh vui thích. Nhan Hồi đứng ngay ngắn, chắp tay, liếc mắt nhìn thầy. Khổng tử sợ Nhan Hồi[11] tự mãn mà tới nỗi tự đại, tự ái mà tới nỗi buồn cho mình[12] nên bảo: - Anh Hồi này, an phận nhận tai hoạ của trời [không để cho nó làm thương tổn tới mình] là điều dễ, không nhận lợi lộc của người mới khó. Không có bước đầu nào mà không phải là chung cục[13]. Việc người là việc trời đều như vậy. Người đương ca hát đây là ai vậy? - Con xin thầy giảng cho tại sao lại dễ an phận nhận tai hoạ của trời. Khổng Tử đáp: - Như đói khát, nóng lạnh, cùng khốn, đều thuộc vào sự vận hành của trời đất, phát hiện ra ở vạn vật, ta chỉ nên thuận ứng những biến hoá tự nhiên là được. Bề tôi không dám trái lệnh vua, huống hồ là chúng ta lại dám trái lệnh của trời sao? - Còn như không nhận lợi lộc của người mới khó, là nghĩa làm sao? - Một người mới được bổ dụng, tới đâu cũng được tiếp đón, tước lộc tới hoài, những cái đó đều là ngoại vật, không phải tự người đó có. Nhờ vận mạng ngẫu nhiên mà được vậy. Nhưng quân tử thì không ăn cướp, hiền nhân thì không ăn trộm, thế thì sao lại nhận tước lộc ở ngoài tới [vốn không phải của ta] đó? Người ta nói ý nhi[14] là loài chim khôn nhất. Chỗ nào nguy hiểm nhất không nên đâu nó không nhìn tới, dù có đánh rớt ở đó một vật gì, nó cũng bỏ mà bay đi. Nó sợ người như vậy, mà lại ở chung với người, coi nhà cửa với người là xã tắc của nó[15]. Nhan Hồi lại hỏi: - Thế nào là không có bước đầu nào mà không phải là chung cục? Khổng Tử đáp: - Vạn vật đều biến hoá, nhưng không biết cái gì làm chủ tế những diễn biến đó. Làm sao biết được đâu là kết thúc, đâu là khởi thuỷ? [Như vậy tức là có bước đầu thì có chung cục]. Chỉ thuận theo tự nhiên mà đợi thôi. - Thế nào là việc người và việc trời đều như nhau? - Việc người do trời an bài cho nên bảo là tự nhiên, mà việc trời là tự nhiên rồi. Không thể cải tiến được tự nhiên, vì cái tính của ngườibị hạn chế như vậy. Cho nên thánh nhânsuốt đời thuận ứng với tự nhiên rồi yên ổn chết.8
Một hôm Trang Chu dạo chơi trong vườn ở Điêu Lăng, thấy một con chim khách kì lạ ở phương Nam bay lại, cánh rộng bảy thước, mắt tròn một tấc, bay sát trán Trang Chu rồi đậu ở một cây giẻ. Trang Chu tự hỏi: “Loài chim nào đây? Cánh lớn như vậy mà không bay đi chỗ khác, mắt lớn như vậy mà không thấy gì cả. Ông bèn vén áo tiến nhanh lại, giương cung nhắm thì thấy một con ve đương hưởng bóng mát mà quên thân nó đi [không để ý chung quanh] và một con bọ ngựa núp sau một cái lá, rình bắt con ve mà quên chính thân nó đi; còn con chim khách kì dị kia thì muốn thừa cơ vồ mồi, tham lợi mà quên tính mạng. Trang tử kinh hoảng, bảo: “Ôi! Vật vẫn làm hại lẫn nhau, mưu hại vật khác mà khiến vật khác nữa lại mưu hại chính mình”[16]. Rồi ông liệng cây cung, trở về nhà, người coi vườn [tưởng ông là kẻ trộm] đuổi theo mắng ông. Về nhà, Trang tử ba ngày không vui[17]. Một môn đệ tên là Lận Thư lấy làm lạ hỏi: - Sao mấy ngày rồi thầy không được vui? Trang tử đáp: - Ta giữ cái hình hài của ta mà quên cái chân thân, nhìn dòng nước đục mà quên cái vực trong. Vả lại ta nghe thầy ta dạy rằng: “vô miền nào thì theo tục lệ miền đó”. Khi dạo chơi ở Điêu Lăng, ta quên mất thân ta, cũng như con chim khách kì dị kia bay sát trán ta để lại cây giẻ mà quên mất thân nó. Người giữ vườn tưởng ta ăn trôm giẻ. Vì vậy mà ta không vui.9
Truyện người đàn bà đẹp bị ghét mà người đàn bà xấu được quí, Dương tử khuyên môn đệ: làm điều tốt đừng nên khoe khoang, tôi đã đã dịch trong Liệt tử (II.16), trang 257.ĐẠT SINH, SƠN MỘC
Hai chương này đều phụ diễn một số tư tưởng của Trang tử và có thể coi tác giả thuộc môn phái Trang. Chương Đạt sinh diễn thêm những ý trong Dưỡng sinh chủ và Đại tôn sư. Theo Trang tử, thuật dưỡng sinh là thuận theo tự nhiên, cứ vô tâm mà thích ứng với mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi biến đổi, không dụng trí, không dụng tâm. Chúng ta gặp lại những ý đó trong: - bài 1: “Người nào thực hiểu được sự sống thì không quan tâm đến những cái mà sự sống của mình không làm gì được; người nào thực hiểu được vận mạng thì không quan tâm đến những cái mà trí tuệ mình không hiểu được”. - bài 2: “Không nên dùng trí tuệ mà truy cầu tự nhiên, cứ thuận bản tính mà ứng hợp với tự nhiên”. - bài 12: “Không thay đổi trong lòng, không theo ngoại vật, luôn luôn thích ứng với việc”. Người thợ mộc khéo thì ngón tay hoà hợp với món đồ mà không phải dụng tâm; người khéo dưỡng sinh cũng vậy, khéo hoà hợp với tự nhiên mà không phải dụng tâm. Không dụng trí, không dụng tâm là coi thường ngoại vật, quên ngoại vật đi vì hễ còn chú ý tới ngoại vật, tâm sẽ còn mê loạn (bài 4) Mức cao hơn nữa là quên mình đi, như người thợ mộc tên Khánh, sau khi trai giới bảy ngày, quên rằng mình có hình thể, tay chân (bài 10). Khi “quên được mình có gan, có mật, không để ý đến tai mắt, vượt ra ngoài cõi trần tục, không biết gì cả, tiêu dao ở cảnh giới vô vi” (bài 13) thì thành bậc chí nhân, “lặn dưới nước mà không ngạt, đi trong lửa mà không bỏng, bay bổng lên trên vạn vật mà không run sợ”. Trong Đại Tôn sư (bài 7), chúng ta đã gặp hai tiếng “toạ vong”: ngồi mà quên hết thảy, tức “cởi bỏ thân thể, trừ tuyệt sự thông minh, rời hình thể, bỏ trí tuệ, hợp nhất với Đại Đạo”, và tám chữ “vong kì can đảm, di kì nhỉ mục”[18] trong bài 13 chương Đạt sinh là chữ của Trang tử trong bài 4 chương Đại tôn sư. Nhưng trong Đại Tôn sư 1, Trang chỉ bảo: “Bậc chân nhân thời cổ… lên cao không run sợ, vô nước không ướt, vô lửa không bỏng”, chứ không giảng tại sao. Trong Đạt sinh 2, tác giả giảng là nhờ “bảo toàn được thiên tính, tinh thần không suy tổn, ngoại vật không làm sao xâm nhập mà làm hại được” rồi lại kể trường hợp người say rượu té xe mà không chết để chứng minh. Vậy tác giả chương này dùng một số chữ của Trang, diễn ý của Trang mà giảng cho rõ thêm, tất phải thuộc môn phái của Trang. Ngoài ra chương Đạt sinh còn chỉ cho ta vài cách luyện tập hoặc giữ mình để “dưỡng sinh”, như: - phải tiết độ trong việc ăn uống, chăn gối, giữ mực mực trung (bài 5). - đừng ham phú quí, danh lợi mà làm vật hi sinh (bài 6). - dừng lo sợ mà sinh bệnh (bài 7). - luyện cái khí để khỏi xúc động vì ngoại vật (bài 8) - đừng làm quá sức (bài 11). Tuy không sâu sắc gì, nhưng những lời khuyên đó đều thực tế mà được diễn bằng thể ngụ ngôn, có bài đọc cũng hứng thú.°
° °
Chương Sơn mộc cũng của phái Trang (bài 1, người viết gọi Trang là “phu tử”) nhưng theo tôi, không phải của một mà của nhiều người viết, vì trong ba bài về Khổng Tử, khi thì khen Khổng Tử là đạt nhân (bài 7: Khổng Tử bị vây ở giữa hai nước Trần và Thái mà vẫn vui), khi là chê là tầm thường (bài 5: Khổng Tử than thân vì gặp nhiều tai hoạ, nhất là bàu 4: Khổng Tử sợ chết khi bị vây ở Trần Thái). Hoàng Cẩm Hoành đoán chắc rằng các tác giả chương này sống trước đời Hán vì bài 1, đoạn ông bạn của Trang tử sai giết ngỗng để đãi khách, cũng chép trong Lã Thị Xuân Thu, thiên Tất kỉ, lời chỉ hơi khác một chút. Về nội dung, những tư tưởng trong Sơn mộc cũng là tư tưởng trong Nhân gian thế. Nhân gian thế bảo cây nào vô dụng thì được thọ (bài 4), hữu dụng thì bị hoạ (bài 6, 9). Sơn mộc 1 cũng bảo “cây thân thẳng thì bị đốn đầu tiên; giếng mà ngọt thì bị cạn trước hết (bài 4); con chồn vì có lớp da lông dày, con báo vì có những vằn đẹp nên bị cái hoạ mắc bẫy, mắc lưới (bài 2). Nhưng tác giả Sơn mộc còn tiến thêm một bước, bảo hữu dụng (có tài) thì gặp hoạ đã đành rồi, mà vô dụng cũng gặp hoạ như con ngỗng không biết kêu tring bài 1. Chỉ có hạng người biết cùng biến hoá với thời, không cố chấp theo một thái độ nào, lúc lên lúc xuống mà hoà đồng với vũ trụ” thì mới khỏi bị hoạ (bài 1). Bài đó hay, có thể nói là phát huy được tư tưởng của Trang. Luận về phương pháp xử thế, Nhân gian thế đưa ra tiêu chuẩn “hư” và “thuận”: hư tức là hư tâm (bài 1), thuận tức là thuận theo thiên tính của mỗi người (bài 3). Trong chương Sơn mộc này, tác giả lấy chiếc thuyền không có người (hư thuyền) làm tỉ dụ để giải nghĩa “hư tâm”, tức vô tâm (bài 2); còn “thuận” thì được diễn trong bài 3: cứ để cho dân chúng tự ý góp sức, không ép buộc, và bài 7: “ta chỉ nên thuận ứng những biến hoá tự nhiên là được”. “Hư kỉ và thuận nhân” đó là phép xử thế của Trang, nhưng thuận nhân mà vẫn giữ được bản tính của mình chứ không để cho sự vật sai khiến, trái lại thuận theo bản tính của vật chính là để sai khiến vật. “Vật vật nhi bất vật ư vật” (bài 1) đó là một đặc sắc của học thuyết Trang tử. Ngoài ra chương Sơn mộc còn khuyên ta đừng nghĩ tới danh (bài 4), lợi (bài 5), đừng theo đuổi ngoại vật (bài 8) và đừng khoe khoang (bài 9). Chú thích:[1] Tiên vương ở đây trỏ Vương Quí và Văn Vương đời Chu, còn tiên quân trỏ Chu công và Bá Cầm nước Lỗ.[2] Tức Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.[3] Có sách nói Thái Công là tên họ, có sách lại bảo thái công là tiếng để gọi một vị đại phu, hoặc một ông già.[4] Nguyên văn: vô công. L.K.h. dịch là: thì làm mất công của mình.[5] Tử Tang Hô, một ẩn sĩ, họ Tang, tên Hô. Chữ tử đứng trước là để tỏ ý trọng như thầy.[6] Nguyên văn: duyên tắc bất li. H.C.H. dịch là dáng điệu tự nhiên, thì hợp với ngoại vật.[7] Những loại cây cao.[8] Hai người bắn rất giỏi: Nghệ là thầy của Bồng Mông.[9] Những loại cây có gai.[10] Tức Thần Nông.[11] L.K.h. dịch là: Khổng Tử sợ Nhan Hồi hiểu lầm là ông tự mãn.[12] Tự đại và buồn cho mình là hai thái độ không nên có khi gặp hoạn nạn.[13] Bây giờ là bước đầu của cái sau thì lúc này là chung cục của cái trước.[14] Một loại chim én.[15] H.C.H. giảng như vậy: Tước lộc là ngoại vật, không nên lấy mà có lúc phải lấy để giúp xã tắc, cũng như con ý nhi sợ người mà vẫn ở chung với người được. Như vậy mới là khôn. Từ đấy đến cuối bài, ý hơi tối, mỗi sách giảng mỗi khác, tôi châm chước H.C.H. mà dịch.[16] Nguyên văn: vật cố tương luỵ, nhị loại tương triệu dã. H.C.H. dịch là: loài vật đều nghĩ đến cái lợi trước mắt mà quên cái hại sau lưng, hai cái đó (lợi và hại) chỉ là tương đối.[17] Có sách chép là “tam nguyệt bất đình” và dịch là ba tháng không ra tới sân. Các bản tôi có đều dịch “ba ngày không vui”, cho rằng chính ra là “tam nhật bất sinh”. [Các bản trên mạng mà tôi tìm thấy, đều chép: tam nhật bất đình 三日不庭. Goldfish][18] Tức 忘其肝胆, 遗其耳目: “quên mình có gan, có mật, không để ý tới tai và mắt”. [Goldfish]