Gessan là một nhà sư nghệ sĩ. Trước Gessan bắt đầu vẽ hay họa, Gessan luôn luôn bắt trả công trước và giá công Gessan rất cao. Gessan nổi tiếng là “ Nghệ Sĩ Bần Tiện ”. Một lần kia, một cô gesha nhờ Gessan họa. Gessan hỏi: “ Cô có thể trả tôi bao nhiêu?” Cô geisha đáp: “ Bất cứ cái gì ông đòi, nhưng tôi thích ông làm việc trước mặt tôi.” Như thế một hôm cô geisha mời Gessan đến. Nàng đang dọn tiệc cho chủ nàng. Với cây cọ tốt Gessan vẽ tranh. Khi bức tranh vẽ xong, Gessan đòi một giá cao nhất trong đời ông. Gessan nhận tiền công. Cô seisha quay lại nói với người chủ: _ “ Ông nghệ sĩ này chỉ có tiền là trên hết. Những bức họa của ông đẹp nhưng tâm hồn của ông bần tiện; tiền đã làm tâm hồn ông thành bùn. Ðược vẽ bằng một tâm hồn bẩn thiểu như thế, tác phẩm của ông không đáng đem trưng bày. Nó chỉ đáng giá bằng một cái áo lót của tôi thôi.” Nàng cởi váy ra, xoay lưng lại bảo Gessan vẽ một bức khác về phần sau chiếc áo lót của nàng. Gessan hỏi: “ Cô trả tôi bao nhiêu?” Cô gái đáp: “ Ối, bất cứ giá nào! ” Gessan kêu một giá rất thích thú, vẽ bức tranh theo cách thức đòi hỏi. Xong rồi, bỏ đi. Sau này, người ta biết rằng Gessan có những lý do sau đây để cần tiền: Nạn đói khốc liệt thường viếng tỉnh Gessan ở. Người giàu không giúp kẻ nghèo, vì thế Gessan có một ngôi nhà chứa bí mật, không ai biết, nơi đó Gessan chứa thóc, chuẩn bị chi những trận đói xảy ra. Từ làng Gessan đến Thánh Ðiện Quốc Gia, con đường đi rất khó khăn và nhiều du khách khổ tâm khi phải đi qua đó. Gessan muốn làm một con đường tốt hơn. Thầy Gessan qua đời, không biết Gessan muốn xay một ngôi đền, và Gessan muốn làm xong ngôi đền này cho thầy mình. Sau khi hoàn thành ba ý muốn của mình, Gessan vất cọ và những vật dụng nghệ sĩ, rút lui vào núi ẩn tu, không bao giờ vẽ nữa.