ió fohn thổi và làm tan băng giá. Hơi ấm, ẩm ướt, rì rào ngập trong thung lũng. Tuyết mềm ra, nhỏ giọt từ mái nhà. Biểu đồ thân nhiệt lên cao. Pat phải nằm nghĩ trên giường. Cứ vài giờ, bác sĩ lại ghé vào. Càng lúc ông càng tỏ vẻ lo lắng hơn. Một hôm tôi đang ăn trưa, Antonio đến gần, và ngồi xuống bên cạnh. "Rita chết rồi," anh nói. "Rita? Hẳn cậu muốn nói tới ông người Nga?" "Không, Rita, thiếu nữ Tây Ban Nha." "Nhưng, làm sao có thể như thế được," tôi trả lời và có cảm giác máu đóng băng. Rita bệnh nhẹ hơn Pat rất nhiều. "Nơi đây vẫn xảy ra những chuyện không ngờ," Antonio buồn rầu nói. "Cô ấy qua đời sáng nay. Cũng vì sưng phổi." "Sưng phổi? Đấy lại là một vấn đề khác," tôi nói, nhẹ người. "Mười tám tuổi. Khủng khiếp. Chết vật vã." "Còn người Nga?" "Ach, đừng hỏi. Ông ấy không tin, nói rằng nàng chỉ trông như đã chết. Ông ấy ngồi rịt bên giường của nàng, không ai có thể mời khỏi phòng." Antonio bỏ đi. Tôi đăm đăm nhìn qua cửa sổ. Rita đã chết; nhưng tôi chỉ ngồi đấy, và nghĩ rằng: Không phải Pat, không phải Pat của tôi. Trong hành lang bóng bảy, tôi nhìn thấy tay nhạc sĩ vĩ cầm. Tôi chưa kịp đứng lên, hắn đã đến gần. Trông hắn thật thảm thiết. "Cậu lại hút thuốc," tôi nói, chỉ để mà nói. Hắn cười to. "Dĩ nhiên. Tại sao không? Giờ đây? Giờ đây cần quái gì nữa." Tôi nhún vai. "Vui lắm hử, thầy tu? " Hắn hỏi, cay đắng. "Cậu đang giận," tôi nói. "Giận? Không đâu, bị lừa thì có." Hắn chồm qua bàn, phà hơi thở sặc mùi cognac vào mặt tôi. "Tớ bị bán đứng. Bị phỉnh gạt. Đồ lợn. Mọi thứ đều là lợn. Cả cậu nữa, một con lợn sùng đạo." "Nếu cậu không mắc bệnh, tớ đã quẳng cậu ra khỏi cửa sổ." tôi nói. "Bệnh? Bệnh? hắn nhại lại. "Tớ đã lành, lành hẳn hòi; tớ sắp được về. Một trường hợp nang hóa cấp tính huyền diệu! Chuyện khôi hài, phải không?" "Cậu sẽ biết ơn," tôi nói. "Một khi ra khỏi đây, cậu sẽ sớm quên đi những nỗi muộn phiền của mình." "Vây sao?" hắn trả lời. "Cậu tin như thế à? Cậu là một thằng khùng đầy óc thực dụng, đồ trâu bò kéo cày. Trời phú cho cậu một linh hồn tự mãn." Hắn lảo đảo bước đi, nhưng rồi quay trở lại. "Đi theo tớ. Nhậu với nhau, nhé. Tớ sẽ bao hết. Tớ không chịu nỗi cô đơn." "Bận lắm," tôi nói. "Hãy tìm người khác." Tôi trở lên phòng của Pat. Nàng nằm, hơi thở nặng nề, với nhiều gối lót dưới lưng. "Anh không đi trượt tuyết ư? Tôi lắc đầu. "Tuyết đang tan khắp nơi, dở lắm." "Anh không đánh cờ với Antonio ư?" "Không," tôi nói. "Anh muốn ở đây với em." "Robby đáng thương!" nàng cố động đậy. "Ít ra, anh cũng thử tìm một thứ gì để uống chứ?" "Được mà!" Tôi qua phòng mình, mang về một chai cognac và một ly thủy tinh. "Em uống vài giọt nhé?" tôi hỏi. "Em có thể uống chút ít, em biết đấy." Nàng nhấp một ngụm nhỏ, và một lát sau, một ngụm khác. Rồi nàng trả lại chiếc ly. Tôi rót rượu vào và uống. "Anh không nên uống bằng ly của em," Pat nói. "Uống như thế, càng ngon." Tôi rót thêm nữa và uống cạn. "Không nên thế, Robby. Anh cũng không nên hôn em nữa. Anh lại càng không nên ở gần em. Anh không nên để cho lây bệnh." "Anh sẽ hôn em, và anh không ngại gì cả." "Không, không được. Và anh không nên ngủ trong giường của em nữa." "Được thôi, em sẽ ngủ với anh, trong giường của anh vậy." Nàng hé môi phản đối. "Đừng, Robby. Anh còn có một đời để sống. Em muốn anh khỏe mạnh, có một đàn con và một cô vợ." "Anh không có vợ con nào khác, trừ em. Em là trẻ con của anh và là vợ của anh." Nàng nằm im mói; "nhưng ông vui lòng chờ một lát được không, tôi đang bận chút việc. Mời ông vào trong kia ngồi nhé." Chàng trai đỏm đáng lắng nghe qua tiếng nổ êm ái của máy xe, lúc đầu có chê bai, nhưng sau đó nét mặt ra vẻ hài lòng, và để tôi dẫn vào văn phòng. "Thằng nỡm," tôi gầm vào mặt hắn và vội vàng quay trở lại với Blumenthal. °Trappists: một chi nhánh của dòng tu Cistercian, tuân theo luật khổ hạnh thiết lập ở La Trappe năm 1664. "Nếu ông lái nó, dù chỉ một lần, ông sẽ có suy nghĩ khác về giá bán," tôi nói. "Ông cứ thử, bao lâu cũng được. Hay một buổi tối nào đó, tôi có thể gọi điện thoại và đến nhà chở ông đi, nếu ông thấy như thế tiện hơn." Nhưng cơn phấn khởi phù du đã vụt bay. Một lần nữa, Blumenthal lại đứng ỳ ra như phỗng đá. "Đừng bận tâm," ông ta nói, "tôi phải đi ngay. Khi nào muốn thử, tôi vẫn có thể gọi lại cơ mà." Tôi nhận ra, tôi không thể làm gì hơn. Không thể thuyết phục lão một chuyện gì. "Thôi được," tôi tuyên bố, "nhưng có thể nào ông cho tôi xin số điện thoại, để tôi còn báo cho ông biết, khi có ai đó tỏ ra ưa thích chiếc xe." Blumenthal nhìn tôi một cách đầy ý nghĩa. "Từ thích đến mua là một sự cách biệt khá lớn." Ông ta lấy ra một hộp xì gà và mời tôi. Ông ta phì phèo -- hiệu Corona-Coronas hẳn hoi, trời ạ! Chắc ông ta có cả núi tiền. Nhưng giờ đây, tôi cũng chẳng màng. Tôi nhận điếu xì gà. Ông thân ái bắt tay tôi và bỏ đi. Tôi nhìn theo và nguyền rủa ông, một cách nhẹ nhàng nhưng tới nơi tới chốn. Rồi tôi quay trở lại văn phòng. "Sao rồi?" tôi được chào đón bởi chàng trai lịch lãm, Gottfried Lenz. "Cậu đánh giá tớ thế nào? Thấy cậu khổ sở quằn quại ở đấy, tớ nghĩ tớ cần giúp một tay. May làm sao Otto thay y phục ở đây để ra sở thuế. Thấy bộ đồ lớn của cậu ấy đang treo, tớ mặc vào, nhảy qua cửa sổ và trở lại -- một khách hàng nghiêm chỉnh. Tớ diễn xuất cũng khá, hén?" "Đại ngốc thì có" tôi trả lời. "Lão ấy láu cá còn hơn hai đứa mình gộp lại. Thấy điếu xì gà này không? Một đồng năm mươi xu một điếu. Cậu làm ông triệu phú co giò chạy mất." Gottfried giật điếu xì gà trên tay tôi, đưa lên mũi ngửi và châm lửa. "Tớ cứu cậu thoát khỏi một tay lừa đảo thì có. Triệu phú không hút loại xì gà này. Họ hút thứ giá hai mươi bốn shilling một điếu." "Vớ vẫn," tôi trả lời, "những đứa bịp bợm không mang tên Blumenthal. Chúng tự xưng là Bá tước Blumenau này nọ chứ." "Lão sẽ trở lại," Lenz nói, lạc quan như thường lệ, thổi phù vào mặt tôi khói điếu xì gà của tôi. "Lão không trở lại," tôi quả quyết." Nhưng cậu lấy ở đâu ra cái gậy tre và đôi găng thế nhỉ?" "Đồ mượn ấy mà. Trên đường đi, ở tiệm Benn. Tớ quen với một cô bán hàng ở đấy. Không chừng tớ sẽ mua cây gậy. Tớ thích nó." Hài lòng với chính mình, anh múa tít cây gậy to. "Gottfried," tôi nói. "Thật uổng phí. Cậu biết không -- cậu nên đầu quân vào một gánh ca nhạc tạp kỹ. Đấy mới là nơi thích hợp cho cậu." "Có người gọi điện thoại cho cậu," Frida, bà giúp việc mắt lác của Frau Zalewski nói, khi tôi bất ngờ trở về nhà, vào giờ ăn trưa. Tôi quay ngoắt lại, "Hồi nào?" "Khoảng nửa tiếng trước. Một cô gái." "Thế cô ấy nói chi?" "Đến tối cô ấy sẽ gọi lại. Nhưng tôi bảo cô ấy rằng chẳng ích gì, cậu không bao giờ có mặt ở nhà buổi tối." Tôi trố mắt. "Cái gì? Bác bảo cô ấy như thế à? Herrgott, đã đến lúc cần có người dạy cho bác cách sử dụng điện thoại." "Tôi biết cách dùng điện thoại mà," Frida ngạo nghễ. "Và hầu như cậu có ở nhà đêm nào đâu." "Chuyện ấy chẳng ăn nhập gì tới bác," tôi rủa. "Lần sau, không chừng bác sẽ bảo cô ấy là vớ của tôi thủng đầy lổ." "Tôi sẽ nói, nếu cậu muốn," Frida trả đũa, cặp mắt viêm đỏ nhìn tôi đầy ác ý. Chúng tôi là kẻ thù lâu đời của nhau. Tôi chỉ muốn nhấn bà ta vào nồi súp, nhưng cố kiềm chế, mò trong túi lấy ra một đồng mark, ấn vào tay bà ta và hỏi bằng giọng cầu hòa: "Cô ấy có xưng tên không?" "Không," Frida đáp. "Thế giọng nói của cô ng trên con đường làng. Tôi ghé vào tiệm gần nhất, mua một gói kẹo. "Hạnh nhân rang," tôi nói, đưa cho nàng. "Em thích nó, phải không?" "Robby," nàng nói, môi run run. "Đợi anh một chút," tôi đáp, và đi vào cửa hàng hoa bên cạnh. Tương đối bình tâm, tôi trở ra với một bó hoa hồng. "Robby," Pat nói. Tôi cười buồn. "Anh trở thành hiệp sĩ ở tuổi già, Pat ạ." Tôi không biết điều gì đã bất ngờ đánh động chúng tôi. Dường như chuyến tàu ly biệt ấy. Như một bóng tối nặng nề, một cơn gió xám, thổi bay tất cả những gì chúng tôi luyến tiếc. Chúng tôi là đôi trẻ trốn chạy, chẳng biết trời cao đất dầy là gì, nhưng nôn nức muốn duy trì một cuộc chơi gan góc. "Ta uống một ly, nhanh thôi," tôi nói. Nàng gật đầu. Chúng tôi vào quán cà phê gần nhất và ngồi ở bàn cạnh cửa sổ. "Em thích gì, Pat?" "Rum," nàng nói và nhìn tôi. "Rum," tôi lập lại, tìm tay nàng dưới bàn. Nàng xiết tay tôi. Rum được mang đến. Bacardi với chanh. "Anh yêu," nàng nói, nâng ly. "Em thân yêu," tôi nói. Chúng tôi ngồi một lúc. "Đôi khi, ta thấy kỳ cục, phải không?" Pat nói. "Vâng. Đúng là thỉnh thoảng ta lại có cảm giác ấy. Nhưng nó sẽ chóng qua." Nàng gật đầu. Chúng tôi tiếp tục bước, vai kề bên nhau. Những con ngựa kéo xe trượt tuyết, thở ra hơi nước, chạy nước kiệu vượt qua chúng tôi. Những người trượt tuyết da rám nắng, mệt mỏi. Một đội khúc côn cầu vận áo len hai màu đỏ trắng, hình ảnh của cuộc sống... "Em cảm thấy thế nào, Pat?" tôi hỏi. "Tốt, Robby ạ." "Phải chi chúng ta cũng được như họ, em nhỉ?" "Vâng, anh yêu." Nàng nép vào tay tôi. Phố vắng tênh. Nắng chiều như một tấm chăn hồng phủ trên dãy núi tuyết. "Pat," tôi nói. "Anh chưa nói với em là hiện nay chúng ta có khá nhiều tiền. Koster vừa gửi lên." Nàng dừng chân. "Tuyệt vời, Robby. Vậy chúng ta có thể đi chơi một lần nữa, được chứ?" "Hẳn rồi," tôi nói, "chúng ta muốn đi chơi bao nhiêu lần cũng được." "Vậy thứ Bẩy này ta đến Kursaal. Buổi dạ vũ cuối cùng trong năm sẽ tổ chức ở nơi ấy." "Nhưng em không được ở qua đêm mà." "Hầu hết các bệnh nhân đều không được ở qua đêm, nhưng họ vẫn đi." Tôi làm mặt nghiêm. "Robby, trong thời gian anh không có mặt ở đây, em luôn luôn tuân theo lời họ. Em chẳng khác gì bộ mặt điển hình cho sự lo âu. Đã không có lợi, mà còn tàn tệ hơn. Đừng ngắt lời em; em biết anh sẽ nói gì. Em cũng biết, hệ lụy sẽ ra sao. Thế nhưng, với quỹ thời gian còn lại của em, lần này có anh bên cạnh-- hãy cho em làm theo ý muốn." Ánh nắng chiều chan hòa trên mặt nàng. Nghiêm, lặng và tràn ngập dịu dàng. Chúng tôi đang nói gì? miệng tôi đắng ngắt; chúng tôi không thể đứng ở đây, thảo luận một việc không bao giờ có thể, và không bao giờ nên xảy ra. Và Pat lại là người nói lên những lời ấy! Cam chịu, gần như không hối tiếc, như không một điều gì có thể cản trở, ngay cả những manh mún đáng thương của một hy vọng dối lừa ---trong tất cả mọi người, lại là Pat, chẳng lớn hơn một đứa trẻ là bao, Pat --người mà tôi có nhiệm vụ che chắn bảo vệ-- Pat, thình lình đã xa cách tôi đến thế, đã quen thuộc và hòa giải với một điều không tên bên kia cuộc đời. "Em không được nói vậy," cuối cùng tôi khẻ đáp. "Anh chỉ nghĩ rằng, có lẽ chúng ta nên hỏi ý bác sĩ trước đã." "Chúng ta không hỏi ai nữa, không một ai." Nàng lắc cái đầu thanh tao đáng yêu và nhìn tôi trìu mến. "Em không muốn biết gì nữa. Em chỉ muốn hạnh phúc." Buổi chiều, có tiếng nói rầm rì, tiếng chân lui tới trong hành lang của dưỡng đường. Antonio mang đến một lời mời. Sẽ có tiệc ở phòng của ông người Nga. "Cứ đến dự, đơn giản vậy thôi?" tôi hỏi. "Ở đây?" Pat hỏi. "Tại đây cậu có thể làm nhiều thứ mà cậu không thể làm ở nơi khác," Antonio nói, mỉm cười. Người Nga là một ông lớn tuổi, da ngăm. Chỗ của ông gồm hai phòng, và trải nhiều thảm. Vài chai schnapps để trên một tủ áo. Phòng tối mờ, chỉ đốt nến. Trong số khách, có một cô Tây Ban Nha trẻ trung, xinh đẹp. Tiệc mừng sinh nhật của nàng. Không khí lạ kỳ trong căn phòng lung linh ánh nến --gợi nhớ một hầm trú ẩn, nửa tối nửa sáng và tình bằng hữu của những con người gắn bó với nhau trong cùng một số phận. "Cậu uống gì?" người Nga hỏi. Giọng của ông trầm, ấm. "Thứ gì cũng quý." Ông đem ra một chai cognac và một lọ đựng vodka. "Cậu khỏe chứ?" ông hỏi. "Vâng," tôi cảm thấy hơi ngượng. Ông đưa tôi một điếu thuốc lá có cán giấy dài. Chúng tôi cùng uống. "Tôi đoán, có lẽ cậu thấy nhiều chuyện ở đây kỳ cục lắm?" ông nói. "Không đến nỗi," tôi đáp. "Tôi chưa quen với những cuộc sống đặc biệt bình thường." "Vâng," ông nói, ném một cái nhìn ý nghĩa sang cô Tây Ban Nha. "Nơi đây là một thế giới riêng. Làm người ta thay đổi." Tôi gật đầu. "Một căn bệnh kỳ quặc," ông nói thêm, trầm ngâm. "Nó làm người ta ham sống hơn. Và đôi khi tốt hơn. Một căn bịnh bí ẩn. Chảy mềm xỉ sắt." Ông đứng dậy, gật đầu chào tôi và đi về hướng cô Tây Ban Nha đang mỉm cười với ông. "Như phường chèo, phải không?" có ai đứng sau lưng tôi, hỏi. Một gương mặt với chiếc càm lẹm. Trán lấm tấm mụn. Cặp mắt xục xạo không ngừng, hừng hực. "Tôi là khách của ông ấy," tôi nói. "Còn ông, không phải ư?" "Tuy thế, nhờ vào đó mà ông ta chinh phục được nhiều phụ nữ," người đàn ông nói tiếp, dai dẳng, không để ý tới lời nhắc khéo của tôi, "ông ấy chinh phục họ. Cả cô bé ở đàng kia." Tôi không trả lời. "Ai thế, em?" tôi hỏi Pat, khi ông ta bỏ đi. "Một nhạc sĩ. Kéo vĩ cầm. Yêu một cách tuyệt vọng cô gái Tây Ban Nha. Kiểu yêu đương của những người ở đây. Nhưng cô ấy chẳng buồn ngó ngàng tới hắn. Cô ấy yêu ông người Nga." "Vậy anh có nên ở vào địa vị của cô ấy?' Pat cười. "Dường như đó là một người đàn ông mà em có thể đem lòng yêu," tôi nói. "Đúng không?" "Không," nàng đáp. "Em có bao giờ yêu ai ở đây chưa?" "Không nhiều lắm," nàng nói. "Nếu có, chẳng ảnh hưởng gì tới anh," tôi nói. "Thú nhận hay nhỉ," Pat ngồi thẳng lại. "Lẽ ra, phải có chứ." "Anh không có ý nói thế. Anh không biết giải thích ra sao. Và không thể, vì anh vẫn không biết em đã thấy điều gì nơi anh." "Để mặc em với chuyện ấy," nàng nói. "Mà em có biết không?" "Không chính xác," nàng đáp với một nụ cười. "Nếu em biết rõ, thì chẳng còn là tình yêu nữa." Người Nga để lại chai rượu. Tôi rót cho mình vài ly. Không khí ngột ngạt khó thở. Tôi không thích nhìn Pat giữa những người bệnh này. "Anh không thích chỗ này sao? nàng hỏi. "Không thích lắm. Anh cần phải quen với nó trước." "Khổ thân anh yêu --" Nàng vuốt ve bàn tay tôi. "Anh không khổ khi có em ở đây," tôi nói. "Chẳng phải Rita rất đẹp sao?" "Không," tôi nói. "Em đẹp hơn nhiều." Cô gái tựa cây tây ban cầm trên đầu gối. Dạo vài hợp âm. Rồi nàng cất tiếng hát và trong phòng như có một con chim đen lượn lờ bên cao. Nàng hát những bài Tây Ban Nha, giọng âm u - thứ giọng khản đặt, yếu ớt của một người bịnh. Tôi không biết có phải vì những bài hát xa lạ não nùng, hay vì giọng ngân run rẩy huyền ảo của nàng, hay vì những khối đen của các người bệnh co rúm trong ghế bành và trên sàn, hay vì gương mặt to, sậm, cúi xuống của người Nga, bỗng nhiên tôi nhận ra, tất cả những bài hát của nàng chỉ là một câu chú trừ tà, tĩnh lặng, nức nở, để xua đuổi cái định mệnh bên ngoài màn cửa đang chực chờ -- một lời van lơn, một lời phản kháng, và nỗi lo sợ, lo sợ phải một mình với cõi Hư Không đang im ắng ngấu nghiến. Sáng hôm sau Pat có một tâm trạng phấn khởi. Nàng bận rộn với chiếc áo. "Áo gì rộng quá, lùm xùm," nàng nói khẻ, nhìn ngắm nó trong gương. Rồi nàng quay sang tôi. "Anh có mang đồ lớn theo không, anh yêu?" "Không," tôi nói. "Anh đâu biết là anh sẽ cần tới nó." "Vậy anh tìm Antonia. Anh ấy sẽ cho anh mượn một bộ. Hai người có dáng dấp như nhau." "Nhưng anh ấy cũng cần nó." "Anh ấy sẽ mặc bộ lễ phục cánh én." Nàng nhíu một nếp áo. "Và anh đi trượt tuyết đi. Em bận lắm. Em sẽ chẳng làm được gì nếu anh ở gần bên." "Antonio của em --" tôi nói. "Anh làm phiền anh ấy nhiều quá. Anh tự hỏi, nếu không có anh ấy, ta biết làm gì bây giờ?" "Anh ấy là một người tử tế, phải không?" "Vâng," tôi đáp. "Em nói đúng -- một chàng trai tử tế." "Em không biết em ra sao nếu không được anh ấy giúp, khi chỉ có một mình em." "Đừng nghĩ tới chuyện ấy nữa," tôi nói. "Đã qua từ lâu. " "Vâng," nàng hôn tôi. "Và bây giờ anh đi trượt tuyết nhé." Antonio đã chờ sẳn. "Có lẽ cậu không mang theo bộ đồ lớn nào," anh nói. "Thử cái áo này xem." Áo chật một tí nhưng cũng tạm ổn. Antonio vui vẻ huýt sáo và treo nó một bên. "Ngày mai sẽ náo nhiệt lắm," anh nói. "May phước là cô thư ký sẽ trực đêm mai. Bà Rexroth không đời nào cho chúng ta đi. Chính thức mà nói, những chuyện linh tinh thế này đều bị cấm. Nhưng dĩ nhiên, không chính thức, chúng ta đâu còn là trẻ con nữa." Chúng tôi đi trượt tuyết. Tôi đã biết kha khá, và chúng tôi không dùng bãi dành cho người mới học. Trên đường đi, chúng tôi gặp một anh chàng, tay đeo đầy nhẫn kim cương, quần thụng túm ống kẻ ô, và cà vạt hoa hòe phơi phới. "Trên này có nhiều chuyện ngộ nghĩnh," tôi nói. Antonio cười to. "Ông ta là một nhân vật quan trọng. Bạn của người quá cố." "Bạn cái gì?" tôi hỏi, kinh ngạc. "Bạn của người quá cố," Antonio đáp. "Cậu thấy mà, bệnh nhân ở đây đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhất là Nam Mỹ. Lẽ đương nhiên, thân nhân của họ muốn đem họ về nước chôn cất. Vì thế, bạn với người quá cố, như ông ta, hộ tống và đưa quan tài về đến nơi đến chốn. Điều bất ngờ là họ kiếm được nhiều tiền, và được đi đó đi đây. Cái chết làm cho ông ta trở thành một anh chàng ăn diện đỏm đáng, như cậu thấy." Chúng tôi leo dốc thêm một lúc, rồi mang thanh trượt tuyết vào và trượt xuống. Những sườn đồi phủ tuyết dợn sóng khi cao khi thấp, và sau lưng chúng tôi, sủa gâu gâu, thỉnh thoảng lại vùi trong tuyết tới ngực, Billy như một trái banh đỏ nâu đuổi theo. Nó đã thân thiện trở lại với tôi, tuy một đôi khi vẫn quay đầu và chạy như bị ma bắt, đôi tai phất phơ trong gió, về hướng dưỡng đường. Tôi tập kiểu Christianias, và mỗi lần lướt xuống đồi và chuẩn bị lượn vòng và thả lỏng cơ thể, tôi lại nghĩ: nếu lần này tôi không té, Pat sẽ bình phục. Gió bạt trên mặt tôi, tuyết cứng và dính khắn, nhưng tôi vẫn kiên trì. Tôi tìm tòi những đường trượt gắt hơn, những bãi đất khó hơn; và mỗi khi thành công, tôi lại nghĩ "nàng được cứu!" -- và tôi biết như vậy là ngu muội, tuy thế tôi vẫn thấy sung sướng hơn tôi từng cảm thấy trong một thời gian dài. Một cuộc di dân bí mật và vĩ đại xảy ra vào tối thứ bẩy. Antonio thuê mấy chiếc xe trợt tuyết, chờ sẳn ở một địa điểm dưới thấp, cách dưỡng đường một quãng ngắn. Còn anh lại ngồi vào một tấm ván trượt, hi hô vang lừng, lao xuống đồi, trong giày khiêu vũ và áo khoác hở, để lộ bên trong chiếc gi -lê trắng của bộ đồ lớn. "Anh ấy điên nhỉ," tôi nói. "Anh ấy vẫn thường như thế," Pat đáp. "Khá vô tư. Như vậy mới chịu đựng được. Nếu không, làm sao anh ấy có thể giữ được tính tình vui vẻ." "Để bù đấp, chúng ta sẽ gói ghém em kỹ càng hơn." Tôi trùm lên nàng tất cả những chăn và khăn choàng có được. Rồi cỗ xe trượt tuyết lao xuống đồi. Đó là một đoàn xe dài thượt. Người nào có điều kiện cũng đều trốn trại. Trông chúng tôi y như một toán người dự một đám cưới dưới thung lũng, các chùm lông trên đầu mấy chú ngựa dẫn đầu, phơi phới gật gù dưới ánh trăng và những chuỗi cười cùng tiếng la hò không dứt phát ra từ chiếc xe trượt tuyết này đến chiếc xe trượt tuyết khác. Kursaal được trang hoàng lộng lẫy. Khi chúng tôi đến, cuộc khiêu vũ đã bắt đầu. Một góc phòng cách biệt với các ngọn gió lùa từ cửa sổ được dành cho khách từ dưỡng đường. Góc phòng ấm áp và thơm hương của hoa tươi, nước hoa và rượu nho. Một số đông ngồi tại bàn chúng tôi --ông người Nga, Rita, chàng nhạc sĩ kéo vĩ cầm, một bà lớn tuổi, một đầu lâu mang đầy châu báu, gã trai lơ của bà ta, Antonio và một vài người khác. "Nào, Robby," Pat nói, "hãy thử xem nếu chúng ta khiêu vũ được không." Mặt đất chầm chậm quay tròn dưới chân chúng tôi. Tiếng vĩ cầm và trung hồ cầm thướt tha bay bay trên nền nhạc êm ái của giàn hòa tấu. Những cặp chân lã lướt trên sàn. "Anh yêu, em không ngờ anh khiêu vũ tuyệt vời như vậy," Pat nói, ngạc nhiên. "Ơ, làm gì được thế --" "Thật mà. Anh học ở đâu vậy?" "Gottfried dạy anh," tôi nói. "Tại tiệm sửa xe?' "Vâng, và ở quán Café International. Lẽ tự nhiên, tụi anh cần có bạn nữ. Rosa, Marian và Wally điểm xuyết cho những bí quyết sau cùng. Nhưng anh e rằng cách khiêu vũ của anh chưa thể gọi là tao nhã được." "Ô, đúng thế!" Mắt nàng long lanh. "Khi chúng ta khiêu vũ với nhau lần đầu, Robby." Song song với chúng tôi, ông người Nga đang dìu cô Tây Ban Nha trong tay. Ông mỉm cười và gật đầu với chúng tôi. Nàng Tây Ban Nha xanh mướt. Mái tóc đen nhánh của nàng lượn theo đôi mày như cánh của loài quạ. Nàng khiêu vũ với nét mặt long trọng, cố định. Trên cổ tay nàng là chiếc vòng đính những viên bích ngọc to, vuông. Nàng mười tám tuổi. Chàng nhạc sĩ vĩ cầm ngồi ở bàn, đôi mắt thèm thuồng theo dõi. Chúng tôi trở lại bàn. "Em muốn một điếu thuốc," Pat nói. "Em không nên hút, em biết đấy," tôi thận trọng trả lời. "Chỉ vài hơi thôi, Robby. Đã lâu lắm, em không hút thuốc." Nàng cầm điếu thuốc, nhưng chẳng bao lâu lại bỏ xuống. "Em không thích vị của nó, Robby. Chỉ là em không còn ưa thích nữa." Tôi cười to. "Luôn luôn như thế, khi ta đoạn tuyệt với một thứ gì trong thời gian dài." "Anh đã đoạn tuyệt với em trong một thời gian dài," nàng nói. "Câu đó chỉ đúng với độc dược," tôi nó: "Rượu chè và thuốc lá." "Con người là thứ thuốc độc còn nguy hiểm hơn cả rượu chè và thuốc lá, anh yêu." Tôi cười to. "Em là một cô bé tinh ranh, Pat ạ." Nàng chống tay lên bàn và nhìn tôi. "Anh chẳng bao giờ nghĩ về em một cách nghiêm chỉnh, phải không?" "Anh chẳng hề nghĩ đến anh một cách nghiêm chỉnh," tôi đáp. "Em cũng thế. Hãy nói thực đi, ít ra một lần." "Anh không biết điều ấy. Nhưng anh đã nghĩ đến hai đứa mình một cách cực kỳ nghiêm chỉnh, anh biết thế." Nàng mỉm cười. Antonio mời nàng khiêu vũ. Hai người đi ra sàn nhảy. Tôi ngắm họ khiêu vũ với nhau. Mỗi khi lướt ngang qua, nàng lại mỉm cười. Chiếc áo dạ hội bạc của nàng hầu như không chạm đất. Nàng có sự uyển chuyển nhanh nhẹn của một con sơn dương. Ông người Nga lại đang khiêu vũ với nàng Tây Ban Nha. Cả hai đều im lặng. Gương mặt to, da sậm của ông tràn ngập một nỗi dịu dàng. Chàng nhạc sĩ vĩ cầm đã cố mời cô nàng. Nàng chỉ lắc đầu và ra sàn nhảy với ông người Nga. Chàng nhạc sĩ bẻ gẫy điếu thuốc lá trong những ngón tay dài, xương xẩu. Bỗng nhiên tôi cảm thấy thương hại hắn. Tôi mời một điếu khác. Anh chàng khước từ. "Tớ phải chăm lo sức khỏe của mình," anh chàng nói, rấm rức. Tôi gật đầu. "Lão ấy," anh chàng nói tiếp, cười khẩy, chỉ về phía ông người Nga, "hút năm mươi điếu một ngày." "Ai làm chuyện của người ấy," tôi đáp. "Cô ấy không muốn khiêu vũ với tớ, nhưng rồi tớ sẽ mời được." "Ai chứ?" "Rita." Hắn nhích lại gần tôi. "Có dạo tớ đã kết thân với cô ấy. Chơi bài với nhau. Rồi thằng cha Nga đến, rù quến cô ấy với những lời nói tràng giang đại hải. Nhưng tớ sẽ đoạt lại cô ấy." "Vậy cậu phải nỗ lực hết mình," tôi nói. Tôi không thích hắn. Hắn bật ra một tràng cười yếu ớt. "Nỗ lực cái mốc xì, ngốc tử? Tớ chỉ phải chờ đợi mà thôi." "Vậy cứ tha hồ chờ." "Năm mươi điếu," gã thầm thì, "mỗi ngày. Tớ đã xem hình phổi của lão hôm qua. Thủng lỗ chỗ. Đời tàn." Hắn cười to. "Tụi tớ đều khởi đầu như nhau. Ta có thể hoán đổi phim phổi của mọi người. Cậu phải thấy sự khác biệt bây giờ! Tớ lên được một kí lô. Không, cậu bé, tớ chỉ cần chờ đợi, và chăm sóc sức khỏe của mình. Tớ trông cho mau đến lần chụp hình phổi kỳ tới. Y tá luôn luôn đưa tớ xem. Chờ đợi, có thế thôi. Khi lão ta không còn nữa, sẽ tới phần tớ." "Cũng là một cách, tớ đoán," tôi nói. "Một cách," hắn nhái tôi; "là cách duy nhất, thằng khờ ạ. Nếu lúc này tớ chen vào, làm kỳ đà cản mủi, thì chỉ tổ làm hỏng mất cơ hội về sau của tớ. Không -- phải thân thiện, bình tĩnh -- chờ --" Không khí trở nên rin rít và nặng nề. Pat ho khúc khắc. Tôi để ý thấy nàng nhìn tôi ra vẻ lo lắng, nên tôi giả vờ như chẳng nghe gì. Người đàn bà lớn tuổi với nhiều ngọc trai chỉ im lặng, ngồi lọt thỏm trong ghế của mình. Thỉnh thoảng bà ấy lại ré lên một tràng cười lạnh buốt. Cái đầu lâu đang cãi cọ với gã trai lơ. Ông người Nga hút liên miên, hết điếu này sang điếu khác. Người nhạc sĩ vĩ cầm mồi lửa cho ông. Một cô gái bỗng dưng nức lên, lấy khăn tay che miệng, chăm chú nhìn vào và tái mặt. Tôi nhìn quanh phòng. Ngoài kia là bàn của những du khách đến chơi các môn thể thao mùa đông; còn đây là bàn của giai cấp trung lưu thành thị, người Pháp, người Anh, người Hòa Lan ngồi đấy với những âm tiết thô thiển, tầm thường trong lời nói của họ, gợi nên những cánh đồng cỏ và biển cả -- và giữa họ là cái bầy đàn nhỏ bé này của sự bệnh hoạn và chết chóc. Tôi nhìn Pat -- những đồng cỏ và biển cả -- sóng xô lên bờ và cát và bơi lội --ach, tôi nghĩ, đôi mày thân thương! đôi tay thân thương! cuộc đời thân thương -- tôi chỉ có thể yêu mà không thể cứu. Tôi đứng dậy và đi ra. Tôi cứng nhắc với đè nén và bất lực. Tôi đi chậm trên con đường mòn. Tôi run rẩy vì cái lạnh, và cơn gió thổi sau các ngôi nhà làm tôi rùng mình sởn gáy. Tôi nắm chặt tay và trừng trừng nhìn rặng núi cứng, trắng với một cảm xúc hoang dại pha trộn những niềm vô vọng, giận dữ và đau đớn. Một cỗ xe trượt tuyết chạy leng keng trên con đường dưới thấp. Tôi trở lại. Pat đi ra đón tôi. "Nãy giờ anh ở đâu thế?" "Ở bên ngoài thôi." "Anh đang bực dọc?" "Không đâu." "Hãy vui, anh yêu! Hãy vui vẻ hôm nay. Vì em, cho em. Ai biết được, khi nào em sẽ lại có dịp tham dự một buổi dạ vũ khác?" "Em sẽ đi dự rất thường xuyên." Nàng tựa đầu trên vai tôi. "Nếu anh nói thế, chắc phải đúng. Nào, hãy khiêu vũ tiếp. Chúng ta chưa bao giờ khiêu vũ với nhau trước đây." Chúng tôi dìu nhau trong tiếng nhạc, và ánh đèn ấm cúng, mờ ảo thật nhân hậu; nó che dấu những quầng thâm mệt mỏi mà đêm khuya đã mang đến trên gương mặt mọi người. "Em cảm thấy sao, Pat?" tôi hỏi. "Được lắm, Robby." "Trông em đáng yêu lắm, Pat." Đôi mắt nàng sáng lên. "Anh thật dễ thương khi khen em như thế." Tôi cảm nhận đôi môi khô, ấm của nàng trên gò má mình. Trời đã rất khuya khi chúng tôi trở lại dưỡng đường. "Hãy nhìn xem, lão ấy bệ rạc ra sao," người nhạc sĩ cười khẩy, len lén chỉ về hướng ông người Nga. "Cậu cũng vậy," tôi bực dọc nói. Hắn giật mình, lom lom nhìn tôi. "Vâng -- dĩ nhiên --đồ lợn lành." hắn lầm bầm. Tôi bắt tay ông người Nga. Ông gật đầu với tôi, và nhẹ nhàng, trìu mến giúp cô Tây Ban Nha bước lên những bậc thang. Khi họ đi trên ấy, bóng của bờ lưng rộng, cong của ôn
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
acirc;n một mình. Hasse nói thế. Cũng đúng -- một người cô độc không thể nào bị ruồng bỏ. Nhưng thỉnh thoảng, ban đêm, toàn thể cơ cấu giả tạo bị sụp đổ, cuộc đời trở thành một giai điệu nức nở không nguôi; từ âm thanh muôn thủa rền rỉ một cách vô nghĩa của phong cầm, dâng lên một cơn lốc của những ao ước hoang dại, những thèm muốn, những nỗi buồn thê thảm và những niềm hy vọng, bơ vơ đi tìm đối tượng. Ach, một chút hơi ấm, thứ nhu cầu đáng thương này--có thể nào có đôi tay và một gương mặt cúi chào đâu đấy? Hay nó cũng chỉ là sự giả dối, đầu hàng, và trốn chạy? Như thế thì, có gì không, ngoài nỗi cô đơn? Tôi đóng cửa sổ. Không, không có gì. Bởi với bất cứ điều gì hơn thế, chỉ có rất ít đất đứng bên dưới chân ta. Nhưng sáng hôm sau tôi dậy sớm và, trước khi đi làm, gỏ cửa đánh thức ông chủ một cửa hàng hoa. Tôi chọn một bó hoa hồng và nhờ ông gởi đi ngay. Tôi có cảm giác khá lạ kỳ khi chậm rãi viết tên người nhận --Patricia Hollmann -- lên tấm thiệp.