Chương 8

ôi đứng đối mặt bà chủ nhà. "Lại chuyện gì nữa đây?" Frau Zalewski hỏi.
"Có chuyện gì đâu," tôi đáp. "Cháu chỉ muốn trả tiền nhà mà thôi."
Còn ba ngày nữa mới đáo hạn, Frau Zalewski suýt nữa ngã ngửa vì kinh ngạc.
"Chắc có âm mưu gì đây," bà nhận xét.
Bà chống tay trên bờ hông phốp pháp, sẳn sàng chiến đấu. "À ra thế! Cậu không thích phòng của cậu sao?"
"Có chứ, nhưng cháu thích mấy cái ghế bành gấm hơn."
Tôi giải thích rằng, có một cô em họ sắp sửa đến thăm và tôi muốn phòng của mình lịch sự hơn. Bà rung rúc cười đến độ ngực rung rinh từng chập.
"Em họ?" bà nhắc lại, chế diễu. "Khi nào cô ấy đến?"
"Chưa biết khi nào," tôi nói, "nhưng, nếu cô ấy đến, dĩ nhiên sẽ đến sớm; để dùng bửa tối. Và, tuy nhiên, Frau Zalewski, tại sao lại không thể có em họ cơ chứ?"
"Em họ có sao đâu," bà đáp; "nhưng không ai lại mượn ghế bành cho em họ."
"Có cháu đấy," tôi phản đối. "Cháu coi trọng bà con quyến thuộc lắm."
"Trông có vẻ thế. Cả đám hẳn là bợm nhậu mà thôi. Cậu có thể khuân ghế bành gấm về phòng. Còn ghế nhung đỏ, tạm thời dời ra phòng khách."
"Cám ơn bác lắm. Ngày mai cháu sẽ trả lại chỗ cũ. Luôn cả tấm thảm."
"Thảm?" Bà quay lại. "Có ai nói tiếng nào về thảm?"
"Cháu chứ ai. Mà bác cũng vừa nói đấy thôi."
Bà nhìn tôi, bất mãn.
"Nhưng chúng thuộc về nhau," tôi nói. "Ghế bành đặt trên thảm, bác biết mà."
"Herr Lohkamp," Frau Zalewski trịnh trọng tuyên bố, "đừng thấy được rồi làm tới. Như ông Zalewski quá cố thướng nói, ở đời cần phải giữ đức trung dung. Có lẽ cậu cũng nên lấy câu ấy làm điều tâm niệm."
Tôi biết ông Zalewski quá cố, mặc dù tôn chỉ của ông, đã thực sự nhậu nhẹt đến chết. Vợ ông thỉnh thoảng nói cho tôi biết điều ấy. Nhưng bà không lấy thế làm phiền. Bà dùng ông như người khác dùng Kinh Thánh. Ông qua đời càng lâu, bà trích lời ông càng nhiều. Hiện nay, trong bất kỳ trường hợp nào, bà cũng có thể dẫn ra một câu vàng ngọc của ông -- chẳng khác gì Kinh Thánh. 
Tôi bận rộn chuẩn bị phòng ốc. Tôi đã điện thoại cho Patricia Hollmann từ chiều. Nàng bệnh và tôi không gặp nàng gần một tuần nay. Chúng tôi có hẹn lúc tám giờ tối, và tôi đề nghị ăn ở nhà, sau đó sẽ đi xem chiếu bóng.
Ghế bành gấm và tấm thảm trông rất đẹp; nhưng ánh sáng bệch bạc, nhạt nhẽo. Vì thế tôi gõ cửa phòng của Hasse kế bên, mượn cây đèn bàn.
Frau Hasse uể oải ngồi bên cửa sổ. Chồng chị chưa về. Mỗi ngày anh tình nguyện làm thêm hai giờ, hy vọng sẽ không bị sa thải. Nhìn chị, ta liên tưởng đến một con chim ốm. Dưới những nét nhão nhề tàn tạ vẫn là gương mặt nhỏ nhắn của một đứa trẻ -- một đứa trẻ chán nản, u sầu.
Tôi lễ phép hỏi. Chị tươi tỉnh hẳn và đưa cây đèn cho tôi. "Ach
Tôi biết rõ câu truyện. Về những người có thể hỏi cưới chị, nếu chị đã từ chối Hasse. Tôi biết một truyện tương tự, nhưng dưới góc nhìn của Hasse. Trong ấy có những người con gái lẽ ra anh đã gặp, nếu anh vẫn còn đơn chiếc. Có lẽ đây là câu truyện thường xảy ra nhất trên đời. Và vô vọng nhất.
Mỗi khi Frau Hasse nhắc đến Erna, chị chỉ dùng nhóm từ "cô gái phòng bên." Chị khinh bỉ Erna vì ganh ghét nàng. Tôi có nhiều cảm tình với nàng. Nàng không phàn nàn chi về cuộc đời và hiểu rằng ta phải cố gắng, cho dù chỉ có những vụn vằn của cái gọi là hạnh phúc. Nàng cũng biết ta phải trả giá đắt cho hạnh phúc. Hạnh phúc là thứ bất định nhất và đắt giá hơn cả.
Erna quỳ trước thùng dĩa hát và chọn vài cái cho tôi. "Anh có muốn điệu foxtrot không?"
"Không," tôi đáp. "Tôi không biết khiêu vũ."
Nàng ngước lên, lạ lẫm. "Anh không biết khiêu vũ ư? Vậy khi đi chơi, anh làm gì?"
"Tôi khiêu vũ với thực quản. Cũng tốt vậy."
Nàng lắc đầu. "Nếu ông xã tôi không biết khiêu vũ, tôi cũng bỏ ông ấy mà thôi."
"Chị nguyên tắc gớm nhỉ," tôi trả lời. "Nhưng chị còn nhiều dĩa khác. Chỉ mấy hôm trước, chị có một dĩa hát dễ thương lắm  -- giọng nữ đệm với đàn Hạ Uy Di."
"A, bản ấy thật tuyệt vời. 'Làm sao em có thể sống xa anh?' -- phải không?"
"Vâng, đúng rồi. Không hiểu các ông nhạc sĩ suy tư điều gì mà viết hay như thế? Tôi đoán, họ là những người lãng mạn còn sót lại."
Nàng cười. "Nhưng tại sao không?  Anh biết đấy, một dĩa hát như thế là một loại niên biểu gia đình. Có một dạo, người ta chép thơ vào sổ lưu niệm; đời nay, người ta tặng nhau dĩa nhạc. Nếu tôi muốn nhớ lại một sự kiện, tôi chỉ cần đặt vào máy hát những dĩa nhạc thời ấy, và dĩ vãng lại ùa ạt quay về."
Tôi nhìn xuống chồng dĩa hát dưới sàn. "Dựa vào đấy, Erna, hẳn chị có cả chồng kỷ niệm."
Chị đứng dậy, hất mái tóc đỏ ra sau. "Vâng," chị nói, lấy chân đẩy chồng dĩa sang một bên. "Nhưng tôi sẽ sớm có một kỷ niệm đẹp." 
  Tôi mở những gói thực phẩm đã mua cho bửa ăn tối và cố gắng bày biện theo khả năng của mình. Tôi không nghĩ bà bếp sẽ giúp đỡ. Tôi không thuận thảo với Frida. Thể nào bà ấy cũng sẽ làm đổ vỡ một thứ gì đó. Nhưng không đến nỗi tệ, chẳng mấy chốc tôi hầu như không thể nhận ra căn phòng của mình, nó lộng lẫy hẳn lên. Nào là ghế bành, đèn để bàn, bàn ăn phủ khăn -- tôi cảm thấy lòng bồi hồi xao xuyến.
Tôi ra khỏi nhà, vẫn còn hơn một giờ chờ đợi. Ngoài trời, gió thổi từng cơn dài thậm thượt quanh các ngã tư. Đèn đường đã thắp. Bóng tối giữa các căn nhà xanh như biển, và quán International bập bềnh trên đó như con tàu chiến sẳn sàng chuyển hướng. Chỉ một bước tôi đã nhảy lên boong tàu.
"Ới kìa, Robert," Rosa nói.
"Chị làm gì ở đây?" tôi hỏi. "Chưa đi vòng nào sao?"
"Còn sớm lắm."
Alois nhẹ nhàng bước tới. "Một?" anh hỏi.
"Ba," tôi nói.
"Uống dữ thế," Rosa nhận xét.
"Cần một thứ thật nồng," tôi nói, nghiêng cốc rượu, uống cạn.
"Em không đàn một bản nào sao?" Rosa hỏi.
Tôi lắc đầu. "Hôm nay không có hứng. Giông gió quá, Rosa ạ. Cháu vẫn khỏe chứ?"
Chị cười khoe hết những cái răng vàng. "Ôi --phỉ phui! Ngày mai chị sẽ đi thăm nó. Tuần này việc làm ăn khấm khá; dê già lại cảm thấy mùa xuân. Chị sẽ đem cho cháu một chiếc áo khoác mới. Dạ đỏ."
"Dạ đỏ! Hợp thời trang lắm," tôi nói.
Rosa rạng ngời. "Em là một người hào hiệp, Bob."
"Hy vọng chị nói đúng," tôi nói. "Nào, uống một ly với em nhé. Anisette, phải không?"
Chị gật đầu. Alois đem rượu đến và chúng tôi chạm ly. "Rosa, nói cho em biết, chị nghĩ gì về tình yêu?" tôi hỏi. "Chị phải có ít nhiều kinh nghiệm."
Chị phá lên cười sặc sụa.
"Ui chà, về những thứ ấy, -- "  rồi chị nói. "Tình yêu. Ach, Arthur của chị -- mỗi khi nghĩ đến tên vô lại hoang đàng ấy, đầu gối chị lại chảy tan thành nước. Để chị nói Bob nghe điều này, nghiêm chỉnh -- Đời người quá dài cho tình yêu. Dài quá, thế đấy. Arthur của chị đã nói thế, khi bỏ đi. Và đúng vậy. Tình yêu thì tuyệt vời. Nhưng với một người, tình yêu luôn luôn quá chán chường. Còn người kia, chỉ ngồi đấy, và nhìn đăm đăm. Điên dại."
"Đồng ý," tôi nói "Một mặt khác, nếu không có tình yêu, người ta sẽ chẳng hơn gì một xác chết biết đi."
"Hãy làm giống chị," Rosa trả lời, "có một đứa con. Như thế em sẽ có một đối tượng để  thương yêu và cho tâm hồn được bình yên."
"Ý không tệ lắm," tôi nói. "Chưa bao giờ xảy đến với em."
Rosa lắc đầu, mơ mộng. "Dù Arthur của chị đã bao lần đối xử tàn nhẫn -- tuy nhiên nếu ngay lúc này anh ấy bước vào đây, với cái mũ quả dưa hờ hững trên đầu -- ôi chao, chỉ nghĩ đến thế, chị đã rưng rưng muốn khóc."
"Nào, hãy uống mừng sức khoẻ Arthur," tôi nói.
Rosa cười to. "Mong cho thằng khốn khiếp mạnh giỏi!"
Chúng tôi cạn ly. "Au revoir, Rosa. Đắt khách nhé."
"Au revoir
Cánh cửa nhà sập mạnh.
"Chào anh," Patricia Hollman nói, "đang suy tư đấy à?"
"Không. Còn cô thì sao? Khỏe hơn chưa? Cô bị bệnh gì thế?"
"Ach, không có bệnh gì đặc biệt. Cảm v&agravng anh vẫn bình tỉnh.
"Vâng, đúng thế," người thợ máy cao to ở trạm bảo trì kế bên thản nhiên quay đầu lại, vừa trả lời vừa chuyền một chai bia cho bạn hắn. Lenz lắp bắp trong giận dữ, và chuẩn bị trèo qua bức ngăn thấp. May là anh chưa thóa mạ một câu nào. Tôi nắm anh lại. "Kệ tía cái thằng thối rữa ấy," tôi chửi thề, "chúng ta cần có cậu. Cậu muốn đi nhà thương trước khi trận đua bắt đầu à?" Ù lì giằng co như một con la, anh cố lách khỏi tay tôi. Anh không cho phép ai được lăng nhục Karl.
"Xem này," tôi nói với Patricia Hollmann, "đây là con dê gàn dở tự cho mình là người lãng mạn cuối cùng. Cô có tin không, có lần anh ấy đã đề một bài thơ tặng chị Hằng?"
Có ảnh hưởng lập tức. Đấy là vết thương nhức nhối của Gottfried.
"Chuyện đã lâu lắm rồi, trước chiến tranh," anh tự bào chữa. "Ngoài ra, bé con, không phải là một tội ác nếu ta điên lên trong trận đua xe. Có phải thế không, Pat?"
"Điên mê không bao giờ là một tội ác."
Gottfried giơ tay chào. "Một câu nói cao quý."
Tiếng động cơ xe như sấm, nhận chìm tất cả. Không khí rúng động. Đất và trời rung chuyển. Bầy xe vun vút lao ngang.
"Đang áp chót," Lenz gầm lên. "Con lợn ỉ lại ngúng nguẫy lúc khởi hành."
"Không sao," tôi nói. "Khởi động là khuyết điểm của Karl. Nó có thể chậm chạp lúc khởi hành, nhưng không bao giờ ngừng lại." và khi tất cả những xôn xao lắng xuống, loa phóng thanh bắt đầu rầm rì. Chúng tôi không thể tin ở tai mình. Burger, một địch thủ nguy hiểm, chơ vơ đứng lại ở vệt khởi hành. 
Đoàn xe gầm gừ quay lại. Từ xa chúng ríu rít như bầy châu chấu trên vòng đua, lớn dần và kè sát nhau trên làn đối diện, vụt qua khán đài trung ương rồi biến vào khúc quanh lớn. Vẫn  sáu  chiếc xe, và Koster vẫn áp chóp. Chúng tôi đã sẳn sàng. Tiếng dội và tiếng dội trở lại từ khúc quanh vọng về, giành nhau cường độ lớn nhỏ. Rồi đoàn xe vọt tới. Xe Số Một dẫn đầu khá xa, rồi xe thứ nhì và thứ ba gần với nhau, và Koster. Anh đã qua mặt chiếc xe khác ở khúc quanh và bây giờ chiếm hạng tư.
Mặt trời ló khỏi mây. Những dãi băng rộng, sáng và xám đổ trên đường đua đột nhiên lốm đốm như da cọp. Bóng mây lướt trên biển người ở khán đài. Bão tố của động cơ xe thấm nhập vào máu như một loại âm nhạc quái dị. Lenz bồn chồn đi tới đi lui, tôi nhai nát điếu thuốc lá, và Patricia Hollmann ngước mặt ngửi không khí như một con ngựa non mỗi sáng. Chỉ có Valentin và Grau ngồi im, măc cho vầng thái dương rọi nắng lên người.
Một lần nữa nhịp tim mênh mông của máy nổ lại trở về, vút qua khán đài chánh. Chúng  tôi chú mục nhìn Koster. Anh lắc đầu. Anh không muốn thay lốp xe. Lần này anh đã tăng tốc độ  lên một ít. Anh bám sát bánh xe đen của chiếc Hạng Ba. Và cứ thế, họ phóng vun vút trên đường thẳng không cùng.
"Mẹ kiếp!" Lenz nghiêng chai, nốc một ngụm.
"Anh ấy đã tập luyện kỹ," tôi nói với Patricia Hollmann. "Qua mặt ở khúc quanh là sở trường của anh ấy."
"Rượu đây, Pat có muốn hớp một ít không?" Lenz hỏi.
Tôi nhìn anh, bất mãn. Anh trố mắt nhìn lại.
"Em thích uống trong ly hơn," nàng nói. "Em chưa biết cách uống từ chai."
"Cô thấy chưa," Lenz với tay, lấy một cái ly. "Đấy là chỗ yếu kém của nền giáo dục hiện  đại."
Ở vòng kế, đoàn xe tách rời ra hơn. Braumuller dẫn trước. Bốn chiếc đầu bỏ xa ba trăm mét. Xe Koster phóng song song với chiếc Thứ Ba rồi biến mất đàng sau dãy khán đài. Rồi đoàn  xe lại rần rộ quay về. Chúng tôi nhảy dựng lên. Xe Thứ Ba đâu rồi? Sau hai chiếc xe đầu, Otto một mình vụt tới. Đây rồi -- cuối cùng thì Xe Thứ Ba cũng loạng choạng chạy đến: hai bánh sau của nó bị nổ lốp. Lenz mĩm cười ranh mảnh --  nó dừng lại trước trạm bảo trì bên cạnh. Gã thợ máy hộ pháp chửi thề. Một phút sau, nó lại lướt vèo trên đường.
Vòng kế tiếp, thứ tự không thay đổi. Lenz để  đồng hồ bấm giờ sang một bên và tính toán.
"Karl vẫn còn tiềm năng," anh tuyên bố.
"Tớ e rằng, các xe kia cũng thế," tôi nói.
"Đồ vô thần!" Anh lừ mắt, muốn nghiến nát tôi.
Như một quái vật trong suốt thủy tinh, sự căng thẳng úp chụp trên sân đua và khán đài  khi đoàn xe bắt đầu vòng đua cuối.
"Tất cả hãy sờ vào gỗ," tôi nói, nắm cứng cán búa. Lenz ôm chặt đầu tôi. Tôi đẩy anh ra. "Ach, vậy sao, xin lỗi nhen; dĩ nhiên đầu cậu chỉ chứa rơm thôi," anh giải thích, rồi nắm vào rào chắn.
Khi máy xe quay số vòng tối đa, tiếng rì rầm biến thành gầm rú, gầm rú biến thành hú rít, hú rít biến thành sấm động, rồi thành tiếng hát the thé ở âm vực cao. Braumuller phóng vút sát bìa đường đua; chiếc thứ nhì theo đuôi. Phà khói mù mịt và bánh sau cày xuống mặt đường, xe thứ nhì lấn vào trong, sâu hơn; người lái rõ ràng muốn qua mặt xe thứ nhất ở  khúc quanh.
"Sai lầm!" Lenz kêu to. Koster đã lao theo họ, máy nổ vù vù, xe của anh bay tít mút rìa đường đua; trong một giây, chúng tôi cứng đờ, -- dường như anh sắp bay bổng lên không,  -- và rồi máy xe gầm rú và xe phóng vèo tới trước.
"Cậu ấy đạp lút ga!" tôi hét to.
Lenz gật đầu. "Điên."
"Anh ấy sắp bắt kịp!" nàng nói. "Anh ấy qua mặt được rồi."
"Cậu ấy sẽ đuổi theo Braumuller. Himmelbergott, beiliger Moses!" Lenz lại kêu to. "Cậu  ấy qua mặt cái xe thứ nhì rồi và đang bám Braumuller."
Trong lốc xoáy của cơn giông, ba chiếc xe lướt ra, lên cao; chúng tôi hò hét như điên, Valentin cũng thế;  và giọng nói trầm hùng của Grau cũng tham gia -- Cơn điên của Koster đã chiến thắng, anh đã qua mặt Xe Số Hai, nó hoang phí năng lực và đánh mất tốc độ ở đường cong bên trong tròn gắt hơn; và giờ đây như một con diều hâu, anh đang rình chụp Braumuller -- thình lình hiện nay chỉ còn dẫn trước hai mươi mét và động cơ xe đang sụt sịt.
"Tới luôn Otto! Tới luôn! Nuốt sống thằng Nutcracker!" chúng tôi la hét và vẫy tay.
Đoàn xe biến mất ở khúc quanh cuối cùng. Lenz lớn tiếng cầu nguyện tất cả những đấng thần linh Châu Á và Nam Mỹ và phe phẩy tượng bùa của anh. Patricia Hollman tựa vào vai tôi, chăm chú nhìn ra xa, như một bức tượng tạc ở mũi chiến thuyền buồm thời cổ.
Họ vòng trở lại. Động cơ xe của Braumuller vẫn còn khục khặc; mỗi giây phút như thế lại càng bất lợi cho anh. Tôi nhắm tịt mắt. Lenz đưa lưng ra đường đua -- chúng tôi muốn thử thách số mệnh.
Một tiêng kêu to khiến chúng tôi quay lại, vừa đúng lúc nhìn thấy Koster cán qua mức  đến, cách xe sau hai mét.
Lenz phát cuồng. Anh vứt các dụng cụ sửa xe xuống đất và trồng chuối trên mấy cái lốp xe.
"Hồi nãy anh nói gì thế? " khi đứng dậy bình thường, anh hùng hổ hỏi gã thợ máy cao to như Hercules ở trạm kế. "Một cái máy kỳ lạ?"
"Ach, ông nội, đừng quang quác nữa." gã thợ máy cáu kỉnh trả lời. Và, lần đầu tiên kể từ  khi quen biết, tôi thấy chàng lãng mạn cuối cùng không nổi giận khi bị lăng nhục, mà lại ôm bụng cười, co giật múa máy như bị phong xù. 
Chúng tôi chờ Otto. Anh còn bận bịu với ban tổ chức.
Thình lình từ sau lưng chúng tôi, một giọng khàn đục gọi, "Grottfried,"
Chúng tôi quay lại. Một con người cao lớn đồ sộ như núi, đứng đấy trong bộ đồ chật ních -- quần kẻ sọc, áo vét xám --và mũ quả dưa đen. 
"Alfons!" Patricia Hollmann reo lên.
"Chính tôi," anh nói.
"Chúng ta về nhất, Alfons ạ!" nàng kêu.
"Có thế chứ. Vậy là tôi đã đến trễ, phải không?"
"Anh chẳng bao giờ đến trễ, Alfons," Lenz nói.
"Sự thật, tôi đến cốt để đem một ít thức ăn cho các bạn. Sườn heo chiên ăn lạnh và cốt lết muối. Cắt sẳn."
"Đưa cho em, mời anh ngồi, anh quý mến," Gottfried kêu to. "Chúng em sẽ ăn ngay tức thì.."
Anh mở bọc thức ăn. "Trời ơi," Patricia Hollman nói, "đủ cho cả một trung đoàn."
"Không chắc, chừng nào ăn xong mới biết," Alfons quan sát. "Còn một ít rượu kummel nữa."
Anh chìa ra hai chai rượu mùi. "Khui sẳn."
"Thế mới phải, thế mới phải," cô gái nói. Alfons hiền hậu nháy mắt với cô.
Karl nức nở từ xa chạy đến. Koster và Jupp nhảy ra. Jupp trông như Napoleon thời trẻ, vành tai tươi nhuận hồng hào. Thằng bé ôm một chiếc cúp bạc khổng lồ, thô kệch, xấu xí. "Trong cuộc đua thứ sáu,"Koster cười to và nói, "Chưa bao giờ có một món ngoại hạng nào khác."
"Chỉ có bình đựng sữa này ư?" Alfons, rất thực tế, hỏi. "Không có tiền thưởng?"
"Có chứ, " Otto đoan chắc với anh, "có cả tiền mặt."
"Vậy coi như chúng ta sắp được tiêu xài thoải mái," Grau nói. "Coi như đêm sẽ rất vui."
"Ở quán ăn của tôi?" Alfons hỏi.
"Đương nhiên -- nhất định phải là thế," Lenz trả lời.
"Súp đậu hòa lan, tim gan, giò lợn, tai heo" Alfons kể, và ngay cả Patricia Hollman cũng tỏ vẻ nể nang ra mặt. "Dĩ nhiên, tôi thết đãi."  Alfons nói.
Braumuller lại gần, nguyền rủa vận xui củaái dành cho tôi, dĩ nhiên. Dù sao, tôi là ai chứ? Một anh bộ hành kiết xác có lần vay mượn chiếc Cadillac, một bợm nhậu ngu khờ, chỉ có thế thôi. Hạng người ta gặp nhan nhản ngoài phố. Tôi hình dung ra cảnh người gác cửa ở quán "Chùm Nho" kính cẩn chào Binding, những căn phòng trang nhã, ấm cúng, sáng sủa, khói thuốc mờ mịt như mây, những con người khôn ngoan tài giỏi. Tôi nghe âm nhạc và tiếng cười -- cười chế nhạo tôi. Lui lại, tôi nghĩ, lui nhanh. Một ý tưởng, một hy vọng -- như thế cũng đủ lắm rồi. Sẽ rất vô lý nếu tôi để cho mình vướng mắc vì dựa vào sức mạnh ấy. Không có cách gì khác, ngoại trừ tháo lui.
"Không chừng chúng ta có thể gặp nhau tối mai," Patricia Hollmann nói.
"Tối mai tôi không rảnh," tôi trả lời.
"Vậy hôm sau hay là một ngày nào đó tuần này. Trong mấy ngày sắp tới, tôi không bận gì cả."
"Khó lắm," tôi nói. "Chiều nay chúng tôi vừa nhận một đơn hàng khẩn cấp, có lẽ mỗi ngày chúng tôi phải ở lại làm việc đến khuya, suốt tuần mới xong."
Đấy là chuyện bịa, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn. Có quá nhiều giận dỗi và tủi hổ trong tôi.
Chúng tôi băng ngang công trường, đi trên con đường dẫn về nghĩa trang.Tôi trông thấy Rosa, từ phía quán International đi đến. Đôi ủng cao của chị bóng lộn. Tôi có thể ngoặt sang một con đường mới, và nếu vào một dịp khác, có lẽ tôi đã làm vậy; nhưng tôi vẫn đi thẳng về phía chị. Rosa nhìn qua vai tôi như chúng tôi là hai người hoàn toàn xa lạ. Đúng ra phải như thế; không một cô nào trong bọn sẽ chào hỏi, khi một trong hai bên có người đi kèm.
"Chào Rosa," tôi nói.
Quá ngạc nhiên, chị nhìn tôi trước, rồi sau đó, nhìn sang Patricia Hollmann; chị hấp tấp gật đầu và cuống quýt bước đi. Chỉ vài bước sau chị là Fritzi, ví xách lủng lẳng, môi đỏ chót và cặp hông đong đưa theo bước chân. Chị lãnh đạm nhìn xuyên qua tôi như thể tôi là một tấm kính trong suốt.
"Gruss Gott, Fritzi," tôi nói.
Chị nghiêng đầu như một bà hoàng và không để lộ một chút kinh ngạc nào; nhưng khi đã vượt qua, tôi nghe bước chân gấp rút của chị --chị sẽ bàn tán với Rosa về chuyện này. Tôi vẫn còn thì giờ rẽ vào một con đường nhỏ cắt ngang, tôi biết những cô gái còn lại sẽ tiếp tục đi đến - - đúng vào lượt rước khách đầu tiên của họ. Nhưng trong niềm tức giận, tôi vẫn tiếp tục đi -- tại sao tôi phải tránh né họ? Tôi  biết họ còn nhiều hơn người con gái bên cạnh với Binding của cô ấy và chiếc Buick của anh ta. Cô ấy nên nhìn thấy --  tận tường.
Họ đến kìa rồi, qua khỏi dãy đèn đường --Wally xinh đẹp, xanh xao, thon thả, thanh lịch; Lina với cái chân gỗ; Erna vạm vỡ, Marion non nớt, Margot má đỏ hồng; Kiki, anh chàng đồng tính luyến ái trong cái áo choàng lông sóc; và cuối cùng là Mimi, bà ngoại với chứng giãn tỉnh mạch, xác xơ như cú. Tôi chào từng người, và khi chúng tôi gặp Bu ở quày xúc xích, tôi lắc tay bà nồng nhiệt.
"Anh quen biết rộng nhỉ?" Một lúc sau, Patricia Hollman nói.
"Vâng, loại người ấy." tôi huỵt toẹt đáp lại.
Tôi để ý rằng nàng nhìn tôi. "Tôi nghĩ chúng ta nên quay lại." Một lúc sau, nàng nói.
"Vâng," tôi đáp. "Tôi cũng nghĩ thế."
Chúng tôi dừng lại trước cửa nhà.
"Chúc cô may mắn," tôi nói, "và có nhiều vui thú."
Nàng không trả lời. Phải khó khăn lắm tôi mới rời mắt khỏi cái nút bấm chuông để nhìn qua nàng. Và quả tình --tôi không tin được chính mắt mình --nàng đứng đấy, và, thay vì cau có bực bội, vành môi nàng khẻ run giật, đôi mắt long lanh tinh quái; và rồi nàng cười to, chân thành, không giữ kẻ -- chỉ đơn thuần thú vị bởi tôi.
"Cưng ơi," nàng nói, "Ôi trời, anh còn trẻ con quá đi thôi!"
Tôi gương mắt nhìn nàng. "Ơ kìa, nếu cô --" tôi nói. "Dù sao --" và thình lình tôi hiểu ra. "Vậy tôi đoán, cô cho rằng tôi ngớ ngẩn lắm, phải không?"
"Cũng có thể nói như vậy."
Trông nàng tuyệt vời, ánh đèn nhảy múa lunh linh trên mặt -- trẻ trung, vui tươi và xinh đẹp. Tôi nhanh nhẹn bước tới, kéo nàng lại gần, mặc cho nàng tha hồ suy nghĩ. Mái tóc tơ mềm của nàng phơn phớt trên má tôi, mặt nàng kề bên tôi, hương đào thơm của làn da nàng thoang thoảng; rồi đôi mắt nàng nhích lại gần hơn và thình lình, tôi cảm thấy môi nàng áp vào môi tôi...
Nàng đã rời đi trước khi tôi nhận thức những gì vừa xảy ra... Như  một con lừa khoang, tôi ngây dại đứng nhìn theo nàng. "Lạy thánh Moses!" rồi tôi kêu lên, thành lời. 
Tôi trở về, ngang qua quầy xúc xích của Bu một lần nữa. "Cho cháu một cái bockwurst lớn," tôi tươi cười nói.
"Có mù tạt không?" Bu, mình quàng tạp dề trắng tinh, hỏi lại.
"Thật nhiều mù tạc, bu nhé!"
Tôi ngấu nghiến ăn tại chỗ, và nhờ Alois đem một ly bia từ International. "Con người  là một sinh vật kỳ lạ, bu nhỉ?" tôi nói.
"Bu cũng nghĩ thế," Bu hăng hái trả lời. "Có một cậu, hôm qua tới đây ăn hai cái Wieners với mù tạc rồi không có tiền trả. Đã khuya lắm, lại không có ai chung quanh, bu có thể làm gì đây? Cho nên, cháu biết, bu đành để cậu ấy đi. Thử nghĩ xem, thế mà hôm nay cậu ấy đến, trả tiền mấy cái Wieners đã nợ và khao bu một ly bia nữa chứ."
"Đấy là một phẩm cách tiền chiến. Mà bu buôn bán ra sao, đắt hàng chứ?"
"Ế thiu ế chảy! Hôm qua, bu chỉ bán được bẩy cặp Wieners và chín cái Bockwursts. Cháu biết, nếu không có các cô ấy, có lẽ bu đã dẹp chuyện bán buôn từ lâu."
Các cô ấy, là những cô gái giang hồ ủng hộ bu hết mình. Khi có mối, nếu có thể, họ đưa khách đến quầy ăn một cái bockwurst trước, giúp bu kiếm thêm chút tiền.
"Chẳng mấy lúc trời sẽ ấm lên," Bu tiếp tục, "nhưng trong cái ướt át rét mướt của mùa đông-- cứ mặc thứ y phục mà ta thích, thế nào cũng bắt được một thứ gì đó."
"Cho cháu một cái bockwurst nữa," tôi nói; "cháu thấy yêu đời, tham sống lạ. Chuyện nhà bu ra sao rồi?"
Bu nhìn tôi, qua đôi mắt hẹp, sáng màu hồ thủy. "Lúc nào cũng thế. Hôm kia ông ấy bán cái giường."
Bu có gia đình. Mười năm trước, chồng bu, khi nhảy tàu, đã trượt chân té và bị cán qua  người. Phải cưa cả hai chân. Tai nạn để lại một di chứng trầm trọng. Là người tàn phế, ông cảm thấy tủi nhục đến mức không bao giờ gần gũi vợ nữa. Ngoài ra, khi ở bịnh viện, ông đã mắc chứng nghiền ma túy. Từ đấy đời ông tuột dốc rất nhanh; ông vướng vào vòng đồng tính luyến ái, và chẳng bao lâu, ông -- một người chồng bình thường suốt năm mươi năm, nay chỉ kết bạn với những chàng trai ẻo lả. Để chu cấp cho họ và ma túy, hễ chộp được vật dụng nào của bu là ông lại bán tống bán tháo. Nhưng bu vẫn gắn bó với ông, dù thường hay bị đánh đập. Mỗi đêm bu túc trực ở quầy xúc xích với con trai đến tận bốn giờ sáng. Ban ngày bu giặt giũ và lau chùi. Lúc nào bu cũng khổ sở vì một chứng bệnh ở vùng bụng và bu cân nặng không đầy bốn mươi  ký --tuy nhiên, chưa ai thấy bu kém phần thân thiện bao giờ. Bu tin rằng đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Thỉnh thoảng, mỗi khi đau khổ, chồng bu lại tìm về và khóc. Đấy là những lúc hạnh phúc nhất của bu.
"Cháu vẫn làm việc ở cái chỗ ngon lành ấy?"  Bu hỏi.
Tôi gật đầu. "Vâng. Hiện nay cháu kiếm tiền khá lắm."
"Cố mà giữ lấy."
"Cháu sẽ gắng, bu ạ."
"Chị là người con ngoan," tôi nói, vì tôi thấy lòng đầy xúc động, cần làm một vài việc thiện.
Chị nhăn nhó như khỉ ăn ớt.
"Nói nghiêm chỉnh nhé," tôi tiếp tục, "ta gây gổ nhau mãi, để làm gì? Cuộc đời ngắn ngủi lắm, Frida, đầy tai nạn và hiểm họa. Thời buổi này, người ta cần đoàn kết. Hãy giảng hòa với nhau, nhé." 
Làm như không thấy bàn tay tôi đưa ra, chị lầm bầm nguyền rủa chuyện chè chén say sưa, và, đóng sầm cửa, biến mất.
Tôi gõ cửa phòng George Block. Một vệt sáng kéo dài dưới ngạch cửa. Anh đang gạo bài.
"Ra ăn, George ơi," tôi nói.
Anh nhìn lên. Gương mặt vốn nhợt nhạt, đỏ bừng. "Tớ không đói."
Anh nghĩ, đấy là thương hại. Do đó anh không muốn.
"Cậu ạ, đến mà xem. Nếu không ai ăn, nó sẽ thiu thối. Làm ơn dùm tớ đi mà."
Đi trên hành lang, tôi để ý thấy cửa phòng Erna Bonig mở hé. Bên trong, có hơi thở rất  nhẹ. "À há", tôi nghĩ, và nghe tiếng khóa mở lách tách ở phòng Hasse và cũng y thế, cánh cửa  xê dịch vài phân. Toàn thể nhà trọ đang canh chừng, rõ ràng vậy, cô em họ của tôi.
Trong phòng, đèn trần gay gắt rọi xuống ghế bành gấm của Frau Zalewski. Đèn bàn của Hasse trình bày một cảnh tượng đẹp mắt, quả thơm vàng óng, xúc xich gan tuyệt hảo, cá hồi, rượu sherry...
Khi tôi và George -- không nói ra lời-- đã yên vị trong phòng, có tiếng gõ cửa. Tôi biết chuyện gì sắp xảy ra.
"Cậu chuẩng.
Chúng tôi ngồi bên nhau trong im lặng. Sương mù làm cho mọi thứ trở thành hư ảo --ngay cả chúng tôi. Tôi nhìn cô gái ---đèn đường lấp lánh trong đôi mắt mở to của nàng. "Nhích lại," tôi nói, "nhích gần anh -- kẽo sương mù cuốn mất em."
Nàng quay mặt lại tôi. Nàng đang mỉm cười, môi hé mở; hàng răng bóng, đôi mắt to nhìn về tôi; tuy thế tôi cảm thấy nàng không nhìn tôi một mảy may -- như thể nàng đang mỉm cười với, qua khỏi tôi, phía sau tôi, luồng sương xám bạc, như thể nàng đã bị tác động một cách ma mị bởi cơn gió lùa trên đầu những ngọn cây, bởi sương móc rỉ rả lăn trên thân cây; như thể nàng lắng nghe một tiếng gọi mơ hồ, buồn bã ẩn mình sau đám cây, sau thế giới; như thể nàng cần phải đứng lên và bỏ đi lập tức, qua màn sương, vất vưởng nhưng chắc chắn, đi theo nó, theo tiếng gọi bí ẩn, huyền hoặc của trái đất và của cuộc đời.
Tôi sẽ không bao giờ quên gương mặt ấy -- không bao giờ quên gương mặt nghiêng nghiêng của nàng, trên đó cảm xúc được tỏ bày, lòng âu yếm và thương cảm lặng lẽ dâng đầy, với sự im lặng sáng láng, như thể nở hoa  -- sẽ không bao giờ tôi quên đôi môi nàng ghé vào môi tôi, đôi mắt nàng đến gần mắt tôi, chúng ngay sát trước tôi và nhìn tôi, dò hỏi, trang nghiêm, vời vợi, long lanh -- rồi chậm rải khép lại như quy hàng...
Chúng tôi ngồi như thế rất lâu. Dần dần gió thổi mạnh hơn và những bóng đen chập chờn trong không gian xám trước mặt. Tôi nghe tiếng chân lao xao và tiếng thì thầm giữa những bước chân. Rồi tiếng Tây Ban Cầm nghèn nghẹn. Tôi ngẩng đầu lên. Những bóng đen tiến gần, hóa ra dáng người, quây thành một vòng tròn. Im như tờ. Rồi tiếng hát thình lình vang lên: "Jesus tìm ngươi --"
Tôi ngồi thẳng lên và lắng nghe. Cái gì thế? Chúng tôi đang ở đâu? Trên cung trăng? Đấy là một ban hợp ca, trời đất! -- một ban hợp ca giọng nữ hai bè.
"Kẻ tội đồ, kẻ tội đồ, hãy đứng lên!"  âm thanh vang dội khắp nghĩa trang thành nhịp quân hành.
Tôi chằm chặp nhìn Pat. "Em có biết chuyện gì không?" tôi hỏi.
"Hãy đến chốn bao dung --" bài hát tiếp tục với nhịp điệu nhanh.
Thình lình tôi hiểu ra. "Lieber Gott! Đạo Quân Cứu Rỗi!"
"Chớ để cho tội lỗi tràn lan  --" những bóng đen thúc dục, âm thanh dồn dập lên cao.
Ánh sáng chập chờn trong đôi mắt nâu của Pat. Môi nàng run giật, đôi vai so lên.
Không thể cưỡng lại, bài hát chuyển sang hùng tráng --
là phần thưởng của tội lỗi; 
Jesus gọi: -- trước khi quá trễ
kẻ hoang đàng, đến đây sám hối.
"Nín đi, trời ơi," thình lình một giọng nói phẫn nộ trong sương mù hét lên.
Một thoáng im lặng vì bất ngờ. Nhưng Đạo Quân Cứu Rỗi đã quen với những thứ rắc rối.  Ban hợp xướng lại bắt đầu hát với một sức mạnh mới.
"Người sẽ làm gì trong thế giới đơn côi --" ban nhạc đồng lọat ca.
"Ôm ấp nhau chứ còn gì nữa," tiếng nói giận dữ lại oang oang; "Ngay cả nơi đây cũng không được yên thân sao?"
"nơi quỷ kế của Satan sẽ quyến rũ  ---"  một giọng lanh lảnh bất thần đáp lại.
"Đàng ấy có ngon thì quyến rũ đây xem," từ trong sương mù, ai đó tức thì đáp lại.
Tôi phá lên cười. Và Pat cũng không nhịn nỗi. Chúng tôi cười rũ rượi vì cuộc song đấu trong nghĩa trang này. Đạo Quân Cứu Rỗi biết rằng băng ghế nơi đây là chỗ an trú cho những cặp tình nhân cần sự tỉnh mịch không tìm đâu ra trong thành phố ồn ào. Do đó họ quyết tâm hạ đòn thuyết giảng. Họ hành quân mỗi Chúa Nhật để cứu vớt những linh hồn. Ngoan đạo, cuồng tín và to họng, những giọng hát không chuyên the thé truyền giảng niềm tin của họ, trong lúc tiếng Tây Ban Cầm bập bùng, wumba-wumba.
Nghĩa trang trở nên sinh động. Tiếng cười khúc khích và tiếng hét hò vang lên trong sương mù. Dường như mỗi băng ghế đều có người ngồi. Cuộc nổi loạn đơn độc của tình yêu đã  nhận được hậu thuẩn vô hình của những người đàn ông cùng một suy nghĩ khắp nơi. Một ban hợp ca đối lập được dựng nên. Trong số đó, hẳn phải có một cựu chiến binh yêu thích nhạc quân hành -- bởi chẳng mấy lúc đã vang lên từ những buồng phổi khỏe mạnh bài ca bất tử: "Tôi đã đến Hamburg và ngắm nhìn thế giới đẹp tươi."
"Đừng giữ nguyên tấm lòng cứng rắn..," từ ban hợp xướng khổ hạnh, một lần nữa tiếng hát nheo nhéo lại vang lên, vì Đạo Quân Cứu Rỗi với những chiếc mũ to, vành kẹp cong đang cảnh giác cao độ.
Nhưng cái ác đã thắng.  "Em sẽ không cho biết tên,  " -- mười mấy cái khí quản cường tráng ngân nga một bài đối nghịch, -- "vì em là  cô gái ăn sương..."
"Anh nghĩ mình nên ra về thì hơn," tôi nói với Pat. "Anh biết bài ấy. Lời dài lắm, và mỗi câu về sau lại càng nhảm nhí hơn câu trước. Đi thôi em" 
Thành phố lại có mặt với âm thanh huyên náo -- tiếng còi xe, tiếng bánh xe lăn trên đường. Nhưng nó vẫn giữ được vẻ duyên dáng. Sương mù biến xe buýt thành những con thú trong thần thoại, xe hơi thành những chú mèo hoang mắt sáng, và cửa sổ trưng bày hàng hóa thành hang động vui mắt của thần đèn Aladdin.
Chúng tôi xuống phố, vòng quanh nghĩa trang, xuyên qua khu công viên giải trí. Những vòng đu quay vươn lên cao trong trời sương mù như những tháp nhạc xoay tròn, bánh xe của quỷ phun ra sắc tím, sắc vàng và những chuỗi cười, và mê cung óng ả ánh lửa xanh.
"Mê cung thiêng liêng!" tôi nói.
"Tại sao?" Pat hỏi.
"Có một lần chúng ta đã vào đấy."
Nàng gật đầu.
"Anh có cảm tưởng đã lâu vô tận."
"Vậy bây giờ ta nên trở lại hay không?"
"Không," tôi nói. "đừng đi nữa. Em có muốn uống gì không?"
Nàng lắc đầu. Trông nàng thật đáng yêu. Sương mù như một thứ nước hoa dịu nhẹ, càng làm nàng thêm xinh đẹp.
"Em không mệt à?" tôi hỏi.
"Không, em chưa mệt."
Chúng tôi đi qua các quán thẩy vòng. Những ngọn đèn khí đá với ánh sáng sáng trắng, lập lòe treo đàng trước. Pat nhìn tôi. "Không," tôi nói, "hôm nay anh không thảy vòng. Không thảy cái nào hết. Cho dù có thắng nguyên hầm rượu mạnh của Alexander Đại Đế."
Chúng tôi tiếp tục đi, băng qua quảng trường và công viên thành phố. "Hẳn có Daphne Indica đâu đây," Pat nói.
"Vâng, ta có thể ngửi được hương thơm của nó bay qua sân cỏ. Không còn ngờ nữa. Em có nghĩ vậy không?"
Nàng nhìn tôi. "Chắc chắn là thế," nàng nói.
"Có lẽ đang mùa hoa nở. Khắp thành phố, đâu đâu cũng nghe hương của thứ hoa này."
Tôi nhìn quanh, tìm một băng ghế trống. Nhưng không biết vì Daphne Indica hay vì hôm nay là Chúa Nhật, hay vì chính chúng tôi, tôi không thấy một cái ghế trống nào. Đâu đâu cũng có người. Tôi nhìn đồng hồ tay. Hơn mười hai giờ.
"Nào," tôi nói, "về nhà anh -- nơi ấy sẽ có một mình chúng ta." 
Nàng không trả lời, nhưng chúng tôi trở về. Ở nghĩa trang, chúng tôi thấy một chuyện bất ngờ. Đạo Quân Cứu Rỗi đã gọi viện binh. Ban hợp ca giờ đây xếp hàng tư: không phải chỉ có các bà, mà còn có hai hàng sư huynh mặc đồng phục hẳn hòi. Tiếng hát không chỉ hai bè và the thé, mà bốn bè, như tiếng phong cầm. Theo điệu luân vũ, "Jerusalem thánh địa vàng" vang dội trầm hùng giữa các mộ bia.
Bên đối phương im phăng phắc. Họ đã bị càn quét tan tành. "Kiên trì," như ngài hiệu trưởng cũ của tôi thường nói, "kiên trì và cần mẫn còn tốt hơn cả thiên tài và phóng dật."
Tôi đóng cửa. Suy nghĩ một lúc, tôi lại bật đèn. Hành lang như một cái ống dài hun hút, vàng vọt và xấu xí.
"Nhắm mắt lại đi em," tôi khẽ nói với Pat. "Đây là cảnh tượng chỉ dành cho những bộ thần kinh vững vàng." Tôi bế nàng trong tay, và bước bình thường, như thể chỉ có một mình tôi, chậm rãi qua những hòm xiểng và bếp ga, về phòng mình.
"Kinh khủng quá, hở em?" tôi ngượng ngùng nói, nhìn biển nhung mềm trãi dài chào đón. Không còn ghế bành gấm, thảm, và đèn của Hasse.
"Có gì kinh khủng đâu," Pat nói.
"Có mà," tôi trả lời, đi đến cửa sổ. "Nhưng ít ra quang cảnh cũng đẹp mắt. Chúng ta kéo ghế bành đến gần cửa sổ nhé."
Pat đi quanh phòng. "Không tệ lắm đâu. Tuyệt nhất, là phòng rất ấm."
"Em lạnh ư?"
"Em thích ấm," nàng nói. "Em không chịu được trời lạnh và mưa."
"Trời ơi -- thế mà chúng ta ngồi ngoài đường dưới sương mù cả đêm  --"
"Nhưng như thế lại càng quý hơn khi được ngồi đây."
Nàng vươn vai, và một lần nữa với dáng đi tuyệt đẹp, dạo một vòng quanh phòng. Tôi hổ thẹn, quan sát thật nhanh -- lạy trời, không đến nỗi bừa bãi cho lắm. Tôi nhanh trí đ& Nguồn: Dactrung.com - Angie
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 11 tháng 11 năm 2011


---~~~mucluc~~~---

Truyện Chiến hữu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 aacute; hậu đôi giày đi trong nhà đã hỏng, vào gậm giường.
Pat đứng trước tủ quần áo, nhìn lên. Trên nóc tủ có một cái va -li cũ Lenz đã cho tôi. Va-li dán đầy nhãn hiệu màu sắc từ những chuyến du lịch của anh. "Rio de Janeiro," nàng đọc; Manaos -- Santiago, Buenos Aires -Las Palmas --"
Nàng đẩy cái va -li vào chỗ cũ và đến gần tôi. "Anh đã đi tất cả các nơi ấy?"
Tôi ấp úng một điều gì đó. Nàng nắm tay tôi.
"Ôi, anh kể cho em nghe với, về tất cả các thành phố ấy, phải tuyệt vời lắm, được du lịch xa đến thế --"
Và tôi? Trước mặt tôi là nàng, đẹp, trẻ, mong chờ, một cánh bướm tình cờ lạc vào căn phòng tồi tàn xơ xác của tôi, vào cuộc đời vô nghĩa tầm thường của tôi, với tôi và tuy thế chưa hẳn đã với tôi  --chỉ một hơi thở cũng có thể làm nó tỉnh dậy và vỗ cánh bay đi... Cứ đổ lỗi, cứ kết tội tôi, nhưng tôi không thể, tôi không thể nào nói Không, không thể nào nói rằng tôi chưa bào giờ đến đấy; chưa kịp đến...
Chúng tôi đứng bên cửa sổ, sương mù ép lại và vỡ thành từng đợt sóng vỗ vào ô kính -- và tôi cảm thấy ẩn nấp đàng sau đó những bí mật, những thứ bị lấp liếm, những thứ đã qua, những ngày kinh hoàng ẩm ướt, những hoang phế điêu tàn, những nhơ nhớp bẩn thỉu, những mảnh vụn của cuộc đời bị hủy hoại, những phức tạp, những lãng phí sức mạnh do hướng dẫn sai lầm trong một cuộc sống vô mục đích; nhưng ở đây, trước mặt tôi trong bóng tối, gần bên tôi đến mức choáng váng, là hơi thở nhẹ nhàng, là sự hiện diện không thể nào hiểu -- một sinh vật ấm áp, trong sáng -- tôi phải giữ lấy, tôi phải chiếm được.
"Rio -- " tôi nói. "Rio de Janeiro -- một hải cảng như trong truyện thần tiên. Biển lấn cong bẩy chỗ chung quanh vịnh và thủ đô nằm trên cao, trắng và sáng chói..." Tôi bắt đầu nói về những thành phố nóng bức, những cánh đồng vô tận, thủy triều vàng của những trường giang hùng vĩ, những hòn đảo lung linh, những cá sấu, những con đường xâm lấn núi rừng, tiếng gầm của một con báo trong đêm, khi thuyền trên sông trôi êm trong sự thối rữa ngột ngạt, thơm mùi vanilla và phong lan của bóng đêm. Lenz đã kể cho tôi nghe tất cả những chuyện ấy, nhưng giờ đây hầu như chính tôi đã có mặt tại chỗ, thật lạ lùng thay sự pha trộn của ký ức và ước muốn vay mượn một chút quyến rũ cho cuộc đời tầm thường, tăm tối không có gì cả của tôi, để không đánh mất gương mặt đáng yêu khôn tả này, hy vọng đột ngột này, sự nở hoa thần diệu này mà chỉ việc ấy mà thôi, tôi cũng chẳng xứng đáng. Sau này tôi có thể giải thích tất cả, sau này khi tôi có nhiều hơn, khi tất cả mọi thứ đều vững chải hơn -- sau này, chứ không phải bây giờ.
"Manaos," tôi nói. "Buenos Aires..." Và mỗi chữ là một cam kết và một ước thề. 
Đêm. Bên ngoài mưa bắt đầu rơi. Những giọt mưa nhẹ nhàng, êm ái. Chúng không vỗ lộp bộp như một tháng trước đây khi chạm vào những cành đoan trơ trụi --  chúng đang lắt lay những chiếc lá non mềm;  ép vào mặt lá và tí tách rơi theo lá, một lễ hội huyền bí và âm thầm xuôi chảy đến rể cây, nơi đó chúng sẽ lại được đưa lên cao và biến trở thành lá, một lần nữa đợi chờ mưa đến trong những đêm xuân vừa chớm.
Không gian yên tỉnh. Tiếng ồn ào của đường phố đã lặng; ngọn đèn đường duy nhất leo lắt soi trên vĩa hè. Những chiếc lá non, chiếu sáng từ bên dưới, hầu như trắng muốt, hầu như trong veo, và ngọn cây là những cánh buồm sáng, long lanh...
"Lắng nghe tiếng mưa rơi, Pat--"
"Vâng,"
Nàng nằm bên tôi. Mái tóc của nàng nổi bật trên nền gối trắng. Gương mặt nàng trông rất xanh xao dưới màu tóc đen thẩm. Một vai của nàng nhô lên, dưới ánh sáng nào đó, óng ả như đồng chạm, và một vệt sáng dài, hẹp rọi trên cánh tay nàng.
"Nhìn đây --," nàng nói, và đưa hai bàn tay hứng vệt sáng ấy.
"Anh đoán là đèn đường ngoài kia rọi vào," tôi nói.
Nàng ngồi lên. Giờ đây, gương mặt nàng cũng được chiếu sáng, ánh sáng rơi trên đôi vai và bộ ngực nàng, vàng, như lửa mồi của những ngọn bấc vuốt sáp, thay đổi, tan chảy, chan hòa với nhau, biến thành sắc cam; những vòng tròn xanh biếc nhảy nhót xuyên qua, và rồi bất ngờ một màu đỏ ấm áp hiện lên phía sau nàng như một vầng hào quang, lướt lên cao và lang thang trên trần.
"Đó là đèn của bảng quảng cáo thuốc lá bên đường," tôi nói.
"Thấy chưa, phòng của anh rất đẹp," nàng nói.
"Nó đẹp nhờ có em," tôi nói. "Nó sẽ không bao giờ trở lại như xưa  --  bởi em đã hiện diện nơi đây."
Nàng quỳ trên giường, một vùng ánh sáng xanh tái tưới đẩm cả người. "Nhưng," nàng nói, "bây giờ em sẽ thường đến đây -- thường xuyên."
Tôi nằm im ngắm nàng. Tôi nhìn thấy mọi việc như đang xảy ra trong một giấc mơ dịu dàng, trong sáng -- thư giãn, kiên quyết, an bình và rất hạnh phúc.
"Em như thế đẹp làm sao, Pat. Đẹp hơn trong bất kỳ bộ y phục nào."
Nàng mỉm cười và cúi xuống. "Hẳn là anh yêu em, Robby. Yêu nhiều lắm. Em rất cần tình yêu. Em không biết em sẽ ra sao, nếu không có tình yêu."
Nàng nhìn tôi không rời mắt. Mặt nàng kề trên mặt tôi. Phấn khích, thẳng thắn, đầy sức mạnh của đam mê.
"Anh hãy ôm em," nàng khẽ nói, "Em cần một người giữ em trong tay. Em sợ, nếu không em sẽ ngã."
"Em không có vẻ gì là sợ hãi," tôi nói.
"Tuy thế lại có đấy. Em chỉ giả vờ không sợ hãi. Em thường hay sợ hãi."
"Anh sẽ giữ em, Pat," tôi nói, vẫn còn trong giấc mơ siêu thực nửa mê nửa tỉnh ấy, giấc mơ trong sáng lững lờ ấy. "Anh sẽ giữ em thật chặt, Pat. Em sẽ ngạc nhiên."
Nàng ấp mặt tôi trong tay nàng. "Thật ư?"
Tôi gật đầu. Đôi vai nàng sáng lục như màu nước sâu. Với tiếng kêu tức tưởi, nàng quăng mình vào, một ngọn sóng, một ngọn sóng lóng lánh, một ngọn sóng có hơi thở mềm mại, nhẹ nhàng dâng lên và dập tắt tất cả mọi thứ.
Nàng ngủ ngoan trong tay tôi. Tôi thường tỉnh giấc và ngắm nàng. Tôi nghĩ, đêm sẽ không bao giờ tàn. Chúng tôi đã trôi dạt tới một bến bờ nào đó của thời gian. Tất cả đã xảy ra rất nhanh, tôi không thể lý giải. Tôi biết, như một người đàn ông, tôi có thể là một chiến hữu tốt; thế nhưng tôi không thể tưởng tượng, tại sao một người đàn bà lại có thể yêu tôi. Tôi nghĩ có lẽ chuyện ấy chỉ xảy ra đêm nay, và tôi tin rằng khi thức dậy, tất cả sẽ chấm dứt.
Đêm đen chuyển thành xám. Tôi vẫn nằm yên. Cánh tay cho Pat gối đầu đã tê dại. Nhưng tôi vẫn để yên. Chỉ đến khi nàng trở mình và tựa vào gối, tôi mới rút tay ra. Tôi rón rén bước xuống giường, đánh răng trong im lặng và cạo râu. Tôi bôi một ít eau de cologne lên tóc và vai. Thật kỳ dị, không một tiếng động trong căn phòng xám, với những ý nghĩ ấy, và những dáng cây đen sẫm bên ngoài.
Khi quay lại, tôi thấy Pat đã mở mắt nhìn tôi. Tôi dừng chân.
"Đến đây" nàng nói.
Tôi đến bên nàng  và ngồi xuống cạnh giường.
"Tất cả vẫn là thực?" tôi hỏi.
"Tại sao anh hỏi thế?" nàng nói.
"Anh không biết. Có lẽ, bởi vì buổi sáng."
Trời sáng hơn.
"Em cần anh đưa dùm em những thứ của em," nàng nói.
Tôi nhặt những mảnh lụa mỏng trên sàn. Chúng nhẹ tâng và bé xíu. Tôi ôm chúng trong tay. Ngay cả chuyện này cũng đã khác biệt, tôi nghĩ. Người có thể mặc những thứ này hẳn phải khác biệt. Tôi không bao giờ hiểu nổi, không bao giờ.
Tôi đưa nàng những thứ ấy. Nàng quàng tay qua cổ tôi và hôn tôi. Tôi ôm nàng thật chặt. "Pat," tôi gọi tên nàng.
Rồi tôi đưa nàng về. Chúng tôi không nói với nhau nhiều nữa. Chúng tôi đi cạnh nhau trong bình minh ánh bạc. Xe chở sữa lọc cọc trên mặt đường trải đá và nhật báo đang phân phối. Ông lão ngủ gục trước căn nhà. Hàm đánh cầm cập như không bao giờ ngưng. Những người cởi xe đạp tíu tít với các giỏ bánh mì. Mùi bánh mì mới nướng, thơm ấm tỏa trên đường phố. Tít trên cao, một chiếc máy bay lướt qua nền trời xanh.
"Hôm nay?" bên ngoài cửa, tôi hỏi Pat.
Nàng mỉm cười.
"Khoảng bẩy giờ?" tôi hỏi.
Nàng không có vẻ mệt mỏi. Nàng tươi mát như vừa có một giấc ngủ tròn đầy. Nàng hôn tôi từ giã. Tôi đứng bên ngoài, chờ đến khi đèn của phòng nàng bật sáng.
Rồi tôi quay về. Trên đường, tôi chợt nghĩ ra nhiều thứ đáng lẽ tôi nên nói với nàng, những lời mỹ miều. Tôi lang thang trên đường, suy nghĩ về tất cả những thứ tôi nên nói và nên làm, nếu như tôi là một người khác. Rồi tôi đi ra chợ. Những chuyến xe ngựa chở đầy rau trái, thịt thà và hoa tươi đã có mặt. Tôi biết với cùng một số tiền, tôi có thể mua được nhiều gấp ba lần hoa ở chợ so với ở tiệm bán hoa. Tôi trút tất cả tiền trong túi, mua tulips. Chúng trông tuyệt vời, tươi thắm với những giọt nước còn đọng trong lòng. Tôi được một bó ôm đầy tay. Bà hàng hoa hứa sẽ giao tận nhà Pat vào khoảng mười một giở. Bà cười tôi trong khi hứa, và  thêm một bó to violets.
"Cô ấy sẽ có những người bạn này trong nửa tháng là ít," bà nói. "Chỉ cần thỉnh thoảng thả một viên aspirin vào nước."
Tôi trao tiền cho bà. Rồi tôi thong thả đi bộ về nhà.
--!!tach_noi_dung!!--

Truyện dịch của Lan Huệ, theo yêu cầu của một người lính
Nguồn: Dactrung.com - Angie
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 11 tháng 11 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--