PHẦN THỨ IV : Sống đức tin
Bài 28
Luân lý Ki-tô giáo

Trước khi đọc tiếp, bạn hay suy nghĩ và hoàn tất hai câu sau đây:
Cảm tưởng chung chung của tôi về luân lý Ki-tô giáo là...
Có một cái gì tạo nên cảm tưởng ấy, đó là...
ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ KI-TÔ GIÁO
Vũ trụ của chúng ta bắt đầu như thế nào?  Nhiều khoa học gia đưa ra lý thuyết “vụ nổ vũ trụ” (the big bang theory), cho rằng trong không gian đã có một “trái cầu lửa” lơ lửng.  Trái cầu lửa này đã nổ tung, văng các mảnh vỡ ra ngoài, cuối cùng tạo thành thái dương hệ của chúng ta.  Rồi dần dần sự sống con người bắt đầu phát triển trên địa cầu.  Thật là ngạc nhiên khi thánh Augustinô hơn một ngàn năm trăm năm trước đây cũng đưa ra một lý thuyết tương tự.  Ngài cho rằng có thể Thiên Chúa đã tạo nên “những hạt giống” từ đó thế giới của chúng ta được phát triển dần dần do một chuỗi tiến bộ đột ngột.  Thế giới đã tiến:
° từ không có sự sống tới sự sống thảo vật,
° từ sự sống thảo vật tới sự sống sinh vật,
° từ sự sống sinh vật tới sự sống con người.
Ở tiến bộ tới sự sống con người, tiến trình trở thành ý thức.  Nói khác đi, con người đã có thể tự hỏi một câu hỏi hết sức khác thường:  Đâu là “bước tiến” kế tiếp  trong tiến trình sự sống, và nó sẽ xảy ra như thế nào?
Ki-tô hữu tin rằng Đức Giê-su đã trả lời cho câu hỏi ấy.  Ngài nói:  “Tôi đến...  để họ được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10).  Ngài cũng nói:  “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6).  Như vậy, Đức Giê-su đã mặc khải hai sự thật khó mà chấp nhận:
° “bước tiến” kế tiếp trong tiến trình sự sống sẽ là từ sự sống con người tới sự sống của Thiên Chúa (sống vĩnh cửu), và
° trong Ngài và nhờ Ngài (Đức Giê-su) mà bước tiến kế tiếp đã và đang thể hiện.
Đức Giê-su còn mặc khải thêm nữa.  Ngài cho biết Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta tự do và trách nhiệm để chúng ta quyết định có “tiến bộ” từ sự sống con người tới sự sống của Thiên Chúa (sống vĩnh cửu) hay không.
Luân lý Ki-tô giáo là gì?
Luân lý Ki-tô giáo là lối sống để “thực hiện bước tiến” đạt tới sự sống của Thiên Chúa (sống vĩnh cửu), mà Đức Giê-su đã mặc khải và cho thấy là có thể thực hiện được.  Lấy một thí dụ để cho dễ hiểu.
Giả thiết việc suy thoái môi trường sinh sống đã đến độ chúng ta cần phải bỏ trái đất này để di chuyển tới một hành tinh khác.  Vậy lập tức chúng ta phải bắt đầu vội vã khảo cứu để tìm kiếm một hành tinh khác có thể bảo toàn sự sống.  Rồi giả thiết chúng ta đã kiếm ra được một hành tinh, nhưng lại rất khác biệt với trái đất.  Tuy nhiên với những điều chỉnh to lớn trong cách sống, chúng ta có thể tự thích nghi để sống trên hành tinh mới này.
Các kỹ sư liền chế tạo ngay trên trái đất những điều kiện mà chúng ta sẽ gặp trên hành tinh mới.  Trong những điều kiện giả này, chúng ta sẽ học làm thế nào sống được trong những điều kiện mới.
Cuộc tập luyện kỳ lạ này giúp chúng ta hiểu thế nào là luân lý Ki-tô giáo.  Tuổi già và đau yếu khiến cho mỗi người không thể sống mãi trên trái đất này.  Chúng ta có giới hạn một số năm để sống trên mặt đất.  Tuy nhiên, Đức Giê-su đã mặc khải có một nơi khác bên kia thế giới này, tức là trên trời.  Cuộc sống trên trời hoàn toàn khác với cuộc sống ở trần gian.  Nhưng chính chúng ta lại có thể điều chỉnh để sống cuộc sống mới ấy và chuẩn bị cho cuộc sống ấy ngay lúc chúng ta còn đang ở đời này.  Luân lý Ki-tô giáo là sống trên trần gian này làm sao để mở lòng đón nhận sự sống của Thiên Chúa (sống vĩnh cửu) mà Đức Giê-su đã đến chia sẻ với chúng ta.  Phận sự của chúng ta trên thế gian này là “gieo hạt” để “gặt hái” đượcsự sống đời đời trong thế giới mai sau.  Chúng ta hãy nghe thánh Phao-lô:
“Ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy.  Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịtl, là sự hư nát.  Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt hái được kết quả của Thần Khí, là sự sống đời đời”  (Gl 6:7-8).
“Tính xác thịt ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí...  Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là:  dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén...  Những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa.  Còn hoa quả của Thần Khí là:  bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ...  Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5:17.19-25).
Đó là luân lý Ki-tô giáo.  Nó đem chúng ta vào sự kiểm soát của Thánh Thần.  Nó có nghĩa là sống ở trần gian này để “gieo hạt” đưa chúng ta đến “mùa gặt sự sống đời đời” mai sau.
Luân lý Ki-tô giáo là sống như Đức Giê-su đã sống
Luân lý Ki-tô giáo được hiểu đúng nhất, đó là lời mời gọi hãy sống như Đức Giê-su đã sống.  Ngài là “con đường.”  Đức Giê-su nói:  “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em...  Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13:15; 15:12).
Nhưng bắt chước Đức Giê-su không phải là dễ.  Do tội nguyên tổ, bản tính con người chúng ta trở thành khiếm khuyết.  Chúng ta không thể lúc nào cũng làm Ļng bước này, chúng ta sẽ thẳng thắn chọn lựa với một lương tâm trong sáng bất cứ đường lối hành động nào Chúa Thánh Thần chỉ dạy cho chúng ta.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH GÂY TRANH LUẬN
Khi những đạo quân của Hitler bắt đầu tung hoành khắp Âu-châu thời thế chiến thứ hai, Franz Jagerstatter còn là một nông dân trẻ trung.  Anh có vợ và hai con.  Anh cũng được vinh dự là người duy nhất trong làng đi bầu chống lại việc sát nhập nước Áo với Đức- quốc-xã.
Tháng Hai 1943, Franz được lệnh phải trình diện làm nghĩa vụ quân sự trong quân đội Đức.  Anh phải đối phó với một tình huống khó xử.  Làm sao anh có thể chiến đấu trong một cuộc chiến anh đã coi như là vô luân khởi xướng do một chính quyền vô luân?
Franz hỏi ý linh mục giáo xứ và giám mục của anh.  Cả hai đều khuyên anh hãy phục vụ trong đoàn y tế để anh khỏi phải cầm súng.  Nhưng anh từ chối, nói rằng mang quân phục đã là dấu chỉ anh đồng lòng với chính phủ và chiến tranh rồi.
Khi một luật sư do chính phủ chỉ định hỏi Franz tại sao anh thấy trở ngại đối với nghĩa vụ quân sự trong khi hằng triệu Ki-tô hữu Đức-quốc không thấy, thì anh trả lời:  “Tôi nghĩ là họ không có ơn sủng để nhìn thấy vấn đề.  Còn tôi, tôi có ơn sủng ấy, nên tôi không thể phục vụ trong quân đội.”
Anh Jagerstatter quyết định
Cuối cùng, sau khi cân nhắc các sự kiện, suy nghĩ xem tình yêu nào mời gọi anh quyết định, và cầu nguyện xin ơn soi sáng, Franz đã làm một quyết định gây tranh luận.  Anh theo lương tâm mình hơn là theo lời khuyên của những Ki-tô hữu tốt và những vị lãnh đạo trong Giáo Hội.
Ngày 9 tháng 8 năm 1943, Franz bị hành quyết.  Lịch sử đã tôn vinh anh như là ngôn sứ và anh hùng.
Tóm lại, một quyết định luân lý gây tranh luận là sau khi đã theo từng bước của việc quyết định, chúng ta cảm thấy phải theo lương tâm mình thay vì theo những đề nghị của những Ki-tô hữu tốt khác.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH ĐỐI NGHỊCH
Sau hết là quyết định luân lý đối nghịch.  Đó là quyết định đi ngược lại giáo huấn chính thức của Giáo Hội.  Đây là quyết định luân lý trầm trọng nhất một Ki-tô hữu có thể làm.
Để thấy được tính cách trầm trọng ấy, chúng ta hãy lắng nghe Đức Giê-su nói với các môn đệ:  “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ..., dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28:19-20).
Chúng ta cũng lắng nghe những lời Đức Giê-su nói với Phê-rô:  “Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy...  Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời:  dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy;  dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16:18-19).
Sau cùng, chúng ta hãy nghe những lời Đức Giê-su nói với môn đệ ngay trước khi Ngài về với Chúa Cha:  “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em.  Nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi.  Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16:12-13).
Ba giáo huấn này của Đức Giê-su đưa ra hai chân lý quan trọng:
°  Đức Giê-su ban quyền cho Giáo Hội được dạy dỗ nhân danh Ngài;
°  Đức Giê-su bảo đảm với Giáo Hội là Chúa Thánh Thần sẽ dẫn dắt Giáo Hội trong vai trò giảng dạy.
Tuy nói như thế, nhưng chúng ta phải hiểu rằng Giáo Hội gồm những con người phàm trần, nên việc Chúa Thánh Thần dẫn dắt cũng còn tùy nghi.  Điều này có nghĩa là Chúa Thánh Thần không qua mặt trí khôn, suy nghĩ và kiến thức của con người.
Như vậy, Giáo Hội thường được ơn nhìn thấy rõ ràng những vấn đề luân lý và đức tin một cách từ từ và theo từng giai đoạn, đó là nhờ (1) mở lòng đón nhận Chúa Thánh Thần và (2) tùy mức độ phức tạp của vấn đề.
Giáo Hội giảng dạy ở hai cấp độ
Vì không thấy được chắc chắn về một số vấn đề thuộc luân lý và đức tin, nên Giáo Hội giảng dạy ở hai cấp độ khác nhau:
Ở cấp độ thứ nhất, Giáo Hội dạy về một vấn đề như là chắc chắn tuyệt đối.  Thí dụ, khi dạy rằng Bí tích Thánh Thể thực sự là Mình Thánh Chúa Ki-tô, Giáo Hội dạy với sự chắc chắn tuyệt đối.  Do đó, đối với giáo huấn này chúng ta phải hoàn toàn “chấp nhận vì đức tin”.  Nếu không chấp nhận, chúng ta sẽ không còn là người Công giáo nữa.
Ở cấp độ thứ hai, Giáo Hội dạy về một vấn đề như là không chắn chắn tuyệt đối.
Một thí dụ trích dẫn từ Thư 1 Cô-rin-tô cho thấy việc giảng dạy ở cấp độ thứ hai khi thánh Phao-lô viết:  “Về vấn đề độc thân, tôi không có chỉ thị nào của Chúa, nhưng tôi chỉ khuyên nhủ anh em tới tư cách là người – nhờ Chúa thương – đáng được anh em tín nhiệm” (1 Cr 7:25).
Hoặc một thí dụ ngày nay cho thấy việc giảng dạy ở cấp độ thứ hai khi Giáo Hội hiện thời dạy về việc ngừa thai nhân tạo, đó là thông điệp Humanae vitae (Sự sống con người).
Dù không nói lên sự chắc chắn rõ ràng về vấn đề gây nhức nhối này, Giáo Hội vẫn cảm thấy có bổn phận phải hướng dẫn về vấn đề ấy, cũng như thánh Phao-lô đã cảm thấy có bổn phận hướng dẫn tín hữu Cô-rin-tô về một vấn đề làm cho họ khó chịu.
Rồi khi đã nghiên cứu và cầu nguyện, huấn quyền của Giáo Hội (quyền Giáo Hội hành xử việc giảng dạy) theo truyền thống đã dạy và còn tiếp tục dạy rằng việc ngừa thai nhân tạo là trái luân lý cách nặng.
Tuy nhiên, vì Giáo Hội chưa chắc chắn hoàn toàn về vấn đề nên đòi chúng ta phải “chấp nhận vì lòng đạo đức” thay vì “chấp nhận vì đức tin.”
Điều ấy có nghĩa là gì?
Có nghĩa là chúng ta chấp nhận tư thế đáng tin cậy của giáo huấn do Giáo Hội về vấn đề ấy là vì (1) Đức Giê-su đã ban quyền cho Giáo Hội giảng dạy nhân danh Ngài, và (2) Đức Giê-su đã bảo đảm với chúng ta rằng Thánh Thần sẽ dẫn dắt Giáo Hội trong vai trò giảng dạy.  Vì hai lý do đạo đức này nên chúng ta chấp nhận tính cách đáng tin cậy của giáo huấn ấy.  Bởi đó mới có từ ngữ “chấp nhận vì lòng đạo đức.”
Làm quyết định đối nghịch như thế nào?
Đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai nhân tạo là một điều nặng, vì nó có nghĩa là chúng ta hành động ngược lại những người Đức Giê-su đã ủy thác và ban quyền giảng dạy nhân danh Ngài.
Đó cũng là một điều nặng vì thực quá dễ dàng để chúng ta bị đánh lừa,  chỉ tin những gì chúng ta muốn tin mà thôi.  Thánh Augustinô đã nghĩ về điều này khi ngài viết:
“Nếu bạn chỉ tin những gì bạn muốn tin và từ chối những gì bạn không thích, thì không phải là bạn tin vào Tin Mừng đâu, mà là tin vào chính bạn đó.”
Nhưng ở thời điểm hiện tại, vì không dạy về vấn đề này theo cách không thể sai lầm, Giáo Hội để cho người Công giáo cơ hội xét vấn đề theo lương tâm của mình, miễn là họ:
°  có một lý do xứng đáng để làm như vậy,
°  đã suy xét giáo huấn của Giáo Hội và những lý do để làm,
°  đã cố gắng tìm mọi cách giải quyết vấn đề mà không thành công,
°  đã chuyên cần cầu nguyện xin ơn soi sáng.
Vậy có thể sau khi đã theo những bước tiến này một cách trung thành, đôi vợ chồng Công giáo thành thực nhận thấy mình đang ở trong một tình trạng xung đột về bổn phận (thí dụ, dung hòa tình yêu vợ chồng với trách vụ làm cha mẹ, với việc cho con cái học hành, hoặc với sức khỏe của người mẹ).  Lo lắng cho đôi vợ chồng như thế, các giám mục Gia-nã-đại đã viết:
“Để cho phù hợp với những nguyên tắc thần học luân lý đã được chấp nhận, nếu những người này đã chân thành cố gắng sống theo những tiêu chuẩn hướng dẫn được đưa ra [tức là giáo huấn của Giáo Hội] nhưng không thành công, thì họ có thể chắc chắn rằng khi một người thành thực chọn phương thức hành động xem ra đúng cho họ thì người ấy đã làm theo lương tâm ngay lành rồi.”
Sau khi Đức Giáo Hoàng đọc lại tuyên ngôn của các giám mục Gia-nã-đại, thì phát ngôn viên của ngài cho các giám mục biết là Đức Thánh Cha hài lòng với cách giải thích ấy.
TÓM TẮT
Quyết định luân lý là quyết đinh những gì là đúng theo luân lý trong một tình huống.  Chúng ta có thể phân biệt bốn loại quyết định luân lý:
°  những quyết định rõ ràng, thí dụ quyết định của thánh Thomas More;
°  những quyết định không rõ ràng, thí dụ mọât gia đình với bà nội có vấn đề;
°  những quyết định gây tranh luận, như anh Franz Jagerstatter đã làm;
°  những quyết định đối nghịch, như một cặp vợ chồng Công giáo phải đối phó.
Mỗi quyết định ấy đều nhức nhối và khó khăn.  Để làm mỗi quyết định ấy, chúng ta cần học hỏi, sống tình yêu Ki-tô và cầu nguyện để biết nhận định.
ĐỌC VÀ SUY NIỆM KINH THÁNH
1 Cô-rin-tô 5
2 Cô-rin-tô 9
Rô-ma 14
Công vụ Tông Đồ 5:27-39
Công vụ Tông Đồ 15:1-31
THẢO LUẬN
Bốn loại quyết định luân lý thường gặp trong đời sống Ki-tô hữu luôn được xét dưới ánh sáng giáo huấn Giáo Hội, lời Đức Ki-tô và dẫn dắt của Thánh Thần.  Điều này Ki-tô hữu có thường làm không?  Họ gặp khó khăn nào?  Giải đáp những khó khăn ấy ra sao?
Ki-tô hữu hôm nay gặp khó khăn nhiều nhất, đó là khi phải quyết định luân lý gây tranh luận.  Hoàn cảnh xã hội ngày nay đã nảy sinh những vấn đề luân lý mới nào đáng kể?  Ki-tô hữu phải được chuẩn bị như thế nào để quyết định đúng?
Tại sao một quyết định luân lý đi ngược với giáo huấn Giáo Hội lại là một điều nặng?
CHIA SẺ
Thảo luận những tư tưởng sau đây:
°  “Lý trí thường sai lầm, nhưng lương tâm thì không bao giờ.”
(Josh Billings)
°  “Đó là một cuộc chiến cả đời người – một bên là đám đông ồn ào và một bên là tiếng lương tâm của bạn.”  (Đại tướng Douglas MacArthur, trong dịp mừng thượng thọ 84 tuổi)
°  “Chúng ta là chính những lựa chọn của mình.” (Jean-Paul Sartre)
Nhớ lại bốn loại quyết định luân lý, bạn hãy xếp những sự kiện sau đây vào loại quyết định luân lý nào:  (a) án tử hình, (b) phá thai, (c) vũ khí hạch nhân, (d) ăn cắp ở siêu thị, (e) nạn đói tại Phi-châu, (f) sử dụng kích thích tố để tranh đua thể thao.
Bạn có ba con nhỏ, năm, bảy và chín tuổi.  Đứa lớn nhất quá nhút nhát và cần được nâng đỡ.  Chồng bạn phải làm việc mười tiếng mỗi ngày tại văn phòng và lương cũng chỉ vừa đủ chi dụng gia đình.  Người ta cho bạn việc làm bốn mươi tiếng một tuần và lương cũng khá.  Bạn phải quyết định thế nào?
Bạn sống trong một thành phố nhỏ.  Trường tiểu học tại đó có chương trình định nhận vào học ba em nhỏ nhiễm bệnh AIDS.  Vì một số lý do nào đó, phụ huynh học sinh cực lực chống lại chương trình này.  Một ủy ban gồm năm người, trong đó có vợ của ông chủ sở làm của bạn đến nhà bạn để xin bạn ký vào đơn khiếu nại chống lại chương trình ấy.  Bạn sẽ làm gì?
The Catholic Vision  IV – 29
Mark Link, S.J.
Chuyển ngữ:  Lm Trần đình Nhi