óng tối và yên lặng khi tôi trở về. Nguyệt chờ bên cửa. Tôi hỏi, lâu không? Nguyệt lắc đầu. Tôi lách mình bước vào. Nguyệt ngã người vào lòng tôi, thân hình con gái mềm rũ. Nguyệt nói em thương anh, em yêu anh từ khi anh bước chân vào quán những buổi tối. Em thường tự hỏi, sao anh buồn vậy? Em nghĩ anh bị phụ tình phải không anh? Tôi lắc đầu. Anh có nghĩ đến mỗi lần em đem cà phê đến cho anh không? Anh có nhận thấy em pha cho anh ngon hơn những người khác không? Anh có biết sổ anh ký là sổ của em không? Ba má em không biết được nên anh còn mãi đến gặp em. Anh cám ơn em nhiều lắm. Anh đừng nói vậy, em chẳng tiếc gì với anh hết. Tôi như bị hỏa thiêu bởi tình yêu bốc lửa của người con gái, Nguyệt hiện thân của sự nóng bỏng, sôi sục. Bàn tay của thằng con trai và thân thể của đứa con gái. Thân hình Nguyệt cuộn như con rắn, đôi mắt nàng khép kín trong bóng tối. Một sự phó mặc hoàn toàn, hai tay Nguyệt buông xuôi, nàng đang lao đầu trong cơn lốc. Tôi ngửi mùi tóc nàng thoang thoảng trong không khí yên lặng của đêm khuya, hương tóc dịu dàng trong phút chốc đưa tôi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tôi cảm giác từ nơi oi bức giữa nắng trưa hay dưới một mái tôn nào đó lụp xụp, từ lò lửa hừng hực hay trong lò hấp hơi cao độ, đến một nơi mát dịu trong chiều hay trong bóng cây xanh rậm, đến hồ nước trong xanh, hay trong phòng điều hòa không khí. Hương tóc đưa tôi về hình ảnh êm đềm của ngày đã qua, đưa tôi về bóng dáng của Tuyết những chiều tan học. Tôi rủ người ra như một giải lụa.Người con gái cảm thấy sự thay đổi đột ngột, nàng mở mắt ra nhìn tôi. Đôi mắt Nguyệt ước sũng nước mắt, đôi mắt ngạc nhiên xấu hổ. Cảm ơn Tuyết, cảm ơn em, cảm ơn mối tình tôi đã giúp tôi thoát được điều lầm lỗi vô cùng. Nguyệt im lặng, nàng buông xuôi hai tay đứng yên trong bóng tối. Đôi mắt nàng mở to long lanh. Đôi mắt mèo cái. Tại sao tôi bất động thế này, hoạt động lên đi chứ. Nào! Cử động đôi tay rũ liệt, hãy làm công việc phải làm của nó xem sao. Sự yên lặng khuyến khích cho ta mà. Bóng tối đồng lõa với ta mà. Không nghe tiếng thằn lằn tiếc ra cho ta bỏ qua một dịp may hiếm có sao? Không nhớ mọi người đang say ngủ. Không nhớ nơi này, trước đó, ồn ào bao nhiêu, đông đảo bao nhiêu, bây giờ, chỉ còn đôi ta duy nhất cạnh nhau. Không nhớ ta bỏ biết bao thì giờ, ký bao nhiêu chữ ký đến mỏi cả tay, mờ cả mắt. Ta đã làm mặt dạn mày dày ngồi từ sáng đến chiều, từ chiều đến khuya, từ ngày này qua ngày khác. Ta phải giả vờ rất can đảm trước một số đông thằng đực, từ choai đến sồn, từ thằng ồn ào nhất đến thằng tính toán nhất. Không nhớ rằng ta phải khổ công học thuộc lòng những câu trau chuốt trong tiểu thuyết, phải trưng dụng tối đa trí nhớ, sắp xếp từng câu từng chữ cho đàng hoàng, lưu ý từng dấu chấm phết, để ngừng đúng lúc, lưu loát đúng lúc Tôi cố tình nhớ rất nhiều, thế nào rồi cũng bất động. Hương tóc quái ác, tôi không thể so sánh, tôi chỉ nói được, tôi phải liên tưởng đến hương dạ lý phảng phất trong đêm. Đã có lần, không lâu lắm, vì tôi còn nhớ được tôi đã ngửi hương tóc Tuyết với hương dạ lý trong đêm.Tôi xô cửa bước ra ngoài, đứa con gái bật khóc sau lưng. Tôi bỏ tay vào túi quần đi lầm lũi. Con đường vắng lặng, trăng không tròn nhưng trăng sáng vằng vặc. Mặt đường nhựa trông lạnh đến rùng mình. Mấy con chó moi những thùng rác bên đường, rượt đuổi nhau sủa ong óng làm hoảng hốt những cặp nhân tình trẻ ôm ghì nhau bên mấy cột đèn đường.Hôm sau tôi trở lại. Quán vẫn đông như thường lệ. Nguyệt lạnh lùng trong quầy như mọi khi. Tôi nhìn nàng cố gắng hết sức để tạo một nụ cười nhưng không được. Một thằng nào đó mặc áo sơ mi đỏ bó thắt, tóc dài chấm vai, đấu hót nhăn nhở với nàng. Hắn mang gọng kính cận dày, đôi cánh tay khẳng khiu săn áo phô trương nhưng sợi lông lưa thưa, trông hắn có vẻ ngôi sao sáng trong giới choai bây giờ.Cà phê được đem ra khác với những lần trước. Sự khác biệt do mảnh giấy khổ hai mươi bảy liệt kê số tiền ký sổ của tôi trong những ngày qua. Chưa đọc đã thấy mỏi mắt. Bên dưới mảnh giấy tổng kết số tiền đáng kể, kèm theo <<yêu cầu thanh toán gấp>>. Tôi lột chiếc đồng hồ trên tay gói vào mảnh giấy đến bỏ trên quầy hàng. Từ đó tôi không còn trở lại quán cà phê ấy nữa.Tôi đi dọc theo hè phố đông người. Tôi lẩm nhẩm ca một đoạn nhạc nào đó đến đúng lúc với trí nhớ khốn cùng của tôi lúc này. Tôi cảm thấy yêu đời vô cùng. Tôi đếm số tiền vụng trong túi, phải bắt đầu quen con nhỏ bán thuốc lá đầu đường, hương Bastos không thể đủ cho ngày tháng quá dài sắp tới. Tôi xóa ngay mối tình vừa qua dễ dàng hơn người ta xóa dấu chân tên cát.Khi tôi đặt mớ bạc vụn trên mặt kính, Lan, tên con bé ấy, nhoẻn miệng cười. Tôi biết nó cười chẳng phải vì mới tiền lẻ ấy và càng không phải chịu nét mặt đẹp trai của tôi. Nó thích có bồ là sinh viên, thế thôi. Tuy những tháng gần đây tôi chẳng còn ôm chồng cours dày cộm đi qua như trước nữa, nhưng Lan có trí nhớ lạ lùng, gọi đúng tên tôi khi tôi mua gói Bastos đầu tiên trong đời thả khói của tôi. Nó bảo rằng tình cờ đọc được tên tôi trên một bìa sách. Tôi chẳng cần để ý làm gì đến Lan lúc đó, nhưng bây giờ Lan trở nên rất quan trọng đối với tôi.Lan đặt gói Bastos vào tay tôi, bàn tay con gái lúc nào cũng mềm và mát cả, cho anh nợ hôm nào trả cũng được. Tôi bảo đừng cho tôi nợ, vì nợ được một lần tôi sẽ tiếp tục nhiều lần sau nữa và em nên nhớ rằng trên người tôi ngoài cây bút nguyên tử chả còn gì cho em lột để trừ nợ đâu. Lan trả lời, em chỉ mong được có thế thôi. Từ đó, tôi tháng ngày ngao du, vừa hút thuốc không mất tiền, vừa được Lan tài trợ phần cà phê. Mỗi ngày chỉ cần nắm tay con bé nói chuyện xa xôi, khuếch đại thật mạnh về những chuyện trong học đường, và hứa hẹn chuyện tương lai tươi sáng. Đời sống cứ thế qua đi thật dễ chịu. Cho đến lúc thằng bé tôi dạy kèm rớt ngay tú tài một thật dễ dàng. Bấy giờ muôn tội đổ đầu ông thầy. Bởi thằng học trò nhỏ thuộc loại đầu xanh đã sớm biết ngâm nga thi phú, chỉ chịu học duy nhất một thứ việt văn mà chuộng phần không có trong chương trình là thi văn tiền chiến. Gặp ngay ông thầy là loại thích thơ thẩn. Thôi thì bỏ hết toán lý hóa qua một bên, đem nói cho nhau nghe chuyện thơ vậy. Nói từ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Bính đến Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm, Huy Cận. Có lúc thầy trò suốt tuần lễ nói với nhau về huyền thoại T.T.KH. Thằng nhỏ mê man khi nghe nói, một buổi tờ mờ sáng vào năm 1937 khi sương mù còn ngưng đọng trên cành là, hơi lạnh còn vương vấn bên trong nhưng chiếc áo len ấm nhất. Một người thiếu phụ trẻ đẹp, xanh xao, yếu đuối mang bức thư niêm phong đến tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Bên trong là bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn, rồi sau đó thêm những bài thơ khác như Bài Thơ Thứ Nhất, Đan Áo Cho Chồng, và Bài Thơ Cuối Cùng. Bắt đầu thi đàn sóng gió nổi lên, nào T.T.KH, là Thâm Tâm Khánh, Tuấn Trình Khánh... Nhà Nguyễn Bính than thở tình người trong vườn Thanh. Đến cuối cùng tôi cho chú học trò nhỏ biết rằng nhà văn Vũ Bằng xác nhận T.T.KH là Thanh Tùng Tử tức Jean Leiba, một thi sĩ tiền chiến. Thằng bé có vẻ không bằng lòng nhưng không dám chống đối. Cứ như thế tôi dạy thơ cho học trò suốt năm, hết T.T.KH đến cuộc đời Thâm Tâm, Trần Quang Dũng, những bài thơ tình lừng lẫy của Vũ Hoàng Chương ngày xưa... Kết cục ông thầy thất nghiệp đi lang thang, học trò chạy giấy tờ giả không xong đành xuống tóc khoác áo ka ki.Nếu đời sống chỉ có thế, đủ vui vẻ quá rồi còn gì, chẳng phải thắc mắc cho vương vấn tấc lòng. Đêm nào tôi cũng gặp cô bé bán thuốc lá, phải dẫn hết chỗ này đến chỗ nọ. Khuếch đại tối đa về đời sống huy hoàng của sinh viên đại học, muốn đi học lúc nào thì đi, muốn nghỉ lúc nào thì nghỉ. Sự tự do chốn học đường là món mồi ngon cho các bạn học trò nhỏ hàng ngày phải lấm lét trước mặt giám thị, lo sợ trước tổ điểm danh. Nào phòng thực tập dùng dao, kéo, chai, lọ, ống nghiệm đủ màu. Giảng đường rộng như rạp chiếu bóng. Cô bé có biết đâu sinh viên đại học chen nhau vào giảng đường như có dạo dân chúng chen lấn mua đường sữa lúc khan hiếm. Tôi nói dối lưu loát hơn nói thật. Phải chi hồi trước tôi chỉ nói dối được một phần mười như vậy, tôi không phải mất Tuyết và chắc đời tôi nay đã đổi khác. Tình thuốc lá rồi cũng tan như bọt nước, mọi sự diễn ra như nước lớn, nước ròng."Thế nào tôi cũng giết một người".Tôi rời xa thành phố từ đó. Điều tôi dự tính lúc nào cũng đúng nhưng ước muốn của tôi bao giờ cũng không thành. Tôi từ chối khi Nha Động Viên đề nghị cấp cho tôi bản mới tình trạng hợp lệ quân dịch. Người ta mang tôi tới một nơi tôi không vừa ý chút nào, cho không tôi thật nhiều quần, áo, giày, vớ, nón, áo lót, mùng, mền, túi đeo lưng... Điều bực mình hơn hết họ gọt phăng mớ tóc dài trên đầu tôi xuống thành như một quả dừa khô bày bán ngoài chợ. Và từ đó tôi biết thú chạy bộ cộng đồng, hợp ca, đếm nhịp.Tôi bỏ lại sau lưng tôi tất cả ước mơ của tuổi học trò. Tôi đánh mất nơi thành phố tôi sống mối tình tôi không bao giờ quên được."Thế nào tôi cũng giết một người""Thế nào tôi cũng giết đời tôi"