àng quê Bom Bo, núi đồi nhấp nhô trông yên bình. Bên cạnh uỷ ban xã luôn luôn tuyên truyền vận động mọi người sống và làm việc theo pháp luật, loa truyền thanh giăng mắc khắp núi đồi và mọi người đều cần cù bên trong trang trại trồng điều, cà phê hay hồ tiêu. Trong gió hương điều ngào ngạt, màu xanh có vẻ thẳng tấp do bàn tay con người cải tạo. Hình thành nơi đây một khu cây công nghiệp, thoáng chốc dễ nhận thấy nhà cao cửa rộng. Những người dân tứ xứ đến đây lập nghiệp, mua lại đất hoang hoá của người STiêng để canh tác. Người Thanh Hoá, người Cao Bằng, Lạng Sơn, cũng như người miền tây, cứ thế mà sang nhượng lại nhau. Hình thành giá cả có khi cao đến chóng mặt. Một trăm triệu mét mặt tiền và đó là giá ở thời điểm cây cao su chưa vào mùa. Giữa hai con suối Dak Nhau và Dak Liêng, một con đường còn ngoằn ngoèo chưa tráng nhựa: “Con đường thấy mà ghê!”(Lời một bài viết trên mạng). Một lúc nào đó sẽ nhận thấy có điều gì đó bất ổn giữa dân tứ xứ và đám thanh niên choai choai mới lớn. Con đường bị cày sâu hai bên, lớp do xe máy kéo máy cày, lại thêm dóc thoai thoải nước mưa bào mòn. Đám thanh niên rồ ga phóng xe bạt mạng như Việt Nam thắng Thái Lan trận chung kết vậy. Một chiếc xe đi qua là đám đất đỏ tung lên mù mịt, mãi lúc lâu sau mới nhìn về phía trước cảm nhận được có một chiếc xe khác đang lũi xuống, khôn hồn nhảy xuống rãnh bên lề là chắc ăn nhất, nếu không muốn bị tai nạn. Đó là cảnh tượng chung của những nơi có giá đất tăng bất thường. Tựa như ngựa bị kiềm cương bấy lâu nay, bán một miếng đất trên đồi là có ngay nhà cửa đẹp xe mua hàng chục chiếc, nên cái tâm lý biểu dương nhà mình giàu có đám thanh niên đang cố thi thố. Lối sống bạt mạng ấy, cũng gây ra mâu thuẫn giữa người kinh và người dân tộc, rất làm phiền lòng những người có trách nhiệm. Sóc Bom Bo không còn tiếng giã gạo như ngày xưa, Sóc Bom Bo cũng bị dời tới dời lui nên dấu tích xưa cũng không còn. Do vậy nói về “Sóc Bom Bo” cũng không biết nói về nơi nào: Cũng có thể xã Bom Bo, cũng có thể là địa danh nằm giữa con suối Dak Nhau và Dak Liêng, mà cũng có thể là Thôn 1 xã Bình Minh (Vì người ở căn cứ Nửa Lon về trú ngụ nơi đó). Người đến chơi Sóc Bom Bo mong gặp buôn sóc thì đừng hòng thấy đâu. Hoạ chăng lát đát vài người Stiêng qua lại, nhưng họ cũng giàu nức tường đổ vách và mặc quần áo pha chút người kinh. Âu cũng là “thời buổi này mà”, như mọi người thường nói. Do vậy, các tệ nạn xã hội không phải là không có, nhất là dân tứ xứ mọi nơi đổ về. Nhà nghỉ mọc lên rất nhiều và đương nhiên có nhu cầu nó mới mọc. Cái cửa sổ nhà Nghỉ trông ra con suối, nhìn thấy tảng đá khi xưa hai người gặp nhau. Là của ông tư Hùng và bà Điểu Mi, một người “bộ đội” yêu người con gái dân tộc Stiêng khi xưa, rồi lập nghiệp ở sóc Bom Bo được mọi người truyền miệng là thành công của sự pha tạp giữa các dân tộc. Được mọi người nêu gương, tuy có chút thắc mắc về tính kín đáo của họ nhưng chung qui mọi người đều tin họ không phải là hạng người xấu xa. Thoáng biết thì cho là gia đình văn hoá, nhưng mọi người đã bị lầm tưởng với vẻ bề ngoài ấy. Thời chiến tranh, Sóc Bom bo nằm trong tuyến lửa cuối dãy trường sơn thuộc Nam Trung bộ. Nó rất quan trọng cho chiến trường miền Nam, nên Mỹ và quân đội Miền Nam Cộng Hoà luôn luôn tìm cách phá hoại, lập hàng rào điện tử hòng kiểm soát, ngay cả thải chất độc màu da cam cho cây rừng trụi lá. Bộ đội ta còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh, một con đường huyết mạch chi viện lương thực và vũ khí vào miền Nam. Quân Giải Phóng lập các chốt trạm, khu căn cứ và được kiểm soát cẩn thận. Hệ thống đường Trường Sơn phát triển thành một mạng lưới hết sức phức tạp, có giao liên, có kho chứa lương thực, chỗ trú quân và cả bệnh viện. Tất cả được giữ bí mật và ngụy trang tự nhiên khó mà phát hiện. Bộ đội hành quân trong rừng, không phải chỉ có hành quân. Họ được các chính trị viên dạy học chính trị, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, đôi khi còn học qua lịch sử Bốn nghìn năm dựng nước. Việc thành công chống lại giặc Mỹ xăm lăng là ở chỗ đó, mà không có quân đội nào trên thế giới có thể làm được. Ngoài ra, phần hậu cần họ lo rất chu đáo. Tuy gọi là hậu cần nhưng các cánh quân hành quân đến đâu hoàn toàn có nhu yếu phẩm cần thiết đến đấy. Gần như đã được đặt kho thóc trước ở khắp nơi trong rừng, hoặc được những người dân tộc tiếp sức. Dãy Chu Pông ở điểm cuối miền Nam, cũng có nhiều dân tộc sinh sống. Tất cả đều ủng hộ bộ đội, cung cấp lương thực mà còn tình nguyện theo bộ đội chiến đấu. Trong đó có người dân tộc Stiêng ở sóc Bom Bo, giã gạo cất giấu chờ bộ đội đến tiếp tế lương thực, trai trẻ tình nguyện theo với một niềm tin thắng lợi rất lớn. Người Stiêng ở Bình Long tập trung ở bắc thượng nguồn Dak Glung, tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Á và có những người rất giỏi tiếng kinh hoặc Mnông. Người Stiêng Bù lơ sống trên vùng núi cao, làm nhà nền đất mái tranh và vách bằng tre nứa dập dẹp đan xen, cửa ra vào ở hai đầu nhà. Các ngôi nhà được cất xoay tròn hoặc theo nửa vòng bán nguyệt dựa theo con suối tạo thành một sóc nhỏ và được gọi là sóc Bom Bo. Người già làng đứng đầu gọi là Tom yau, chuyên lo việc cúng tế ở một ngôi nhà dài nằm giữa sóc. Con trai muốn lấy vợ phải nộp ché rượu, trâu bò…tổ chức ăn nhậu ba ngày ba đêm ở nhà dài và ở rể ba năm để trả nợ. Sóc Bom Bo vẫn thường bị ruồng bố, nên một số chạy vào rừng. Nơi có một căn cứ được gọi tên là “Nửa lon”, chính vì đói khổ nhường nhau nửa lon gạo thường mọi người nhắc đến nên cái tên ấy được hình thành. Căn cứ Nửa Lon nằm giữa hai con suối Dăk Nhau và Dăk Liêng, cũng có một cái sóc và cũng được gọi là sóc Bom Bo. Ở đây mới chính là nơi cất lên tiếng chày giã gạo: “cắc cum cum cụp cum”, giúp bộ đội vì ngày bận làm mùa. Ở đây, người Bom Bo sẵn có cối chày đây, người Bom Bo sẵn có đôi bàn tay, với tình yêu nước và thù giặc ngày ngày(1). (Lời (1) dựa theo bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của nhạc sĩ Xuân Hồng). Ở đây, bộ đội nằm vùng không phải lính ngụy không biết nên mở nhiều đợt khủng bố và xảy ra nhiều trận đánh không cân xứng. Tháng 3 năm 1964, lính Việt Nam Cộng Hoà điều động xe tăng thiết giáp và Biệt động quân Anh Cả Đỏ. Nhưng bị lừa vào các khe suối và bị đánh úp. Đến mùa khô năm sau, chúng đột ngột từ hướng Đăk Nhau vào, bắt được Điểu Xinh- Một người lãnh đạo đội du kích. Những hoạt động ở sóc Bom Bo bên lính Việt Nam Cộng Hoà luôn quan tâm, bọn chúng vẫn luôn theo dõi và nhảy dù vào khu căn cứ. Chúng gọi nơi đây là tiểu khu 32 chiến thuật, còn thuộc luôn bài “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” thường phát trên đài Tiếng nói Hà Nội. Khoảng trước năm 1973, thời gian chuẩn bị ký hiệp định Giơ neo vơ. Giữa chính quyền Nguỵ quân Sài Gòn và quân Giải phóng ngấm ngầm tiến hành giành đất, giành dân. Bộ đội để lại trong lòng người dân Bom Bo nhiều kỷ niệm. Bộ đội còn lo đường xá và cất dấu lương thực suốt dọc đường Trường Sơn. Những hoạt động này bọn lính Việt Nam Cộng Hoà theo dõi sát sao, nhưng vấn đề là muốn trà trộn vào quân giải phóng là cả một nghệ thuật của biệt đội Delta. Toán lính ngụy nhảy dù vào sóc Bom Bo. Tiểu đội có 15 người, tất cả đều cải trang thành bộ đội. Sóc Bom Bo có một nơi thờ mãng xà, bộ đội không bao giờ đụng đến tín ngưỡng của người dân tộc. Trong khi đó bọn lính lại chọn phiến đá bằng phẳng để nằm trườn trên đó. Sau đó, bọn chúng cứ bị đi lẫn quẫn quanh phiến đá đó mãi, thế mới biết rừng núi thiêng liêng dường nào. Bọn lính chia nhau từng tốp ba người, tiểu đội trưởng Thanh Dần, Cao Xuân Sơn và một người nữa đi tốp đầu hướng về bờ suối. Tiếng nước chảy reo vui, tiếng chim hót thánh thót. Cao Xuân Sơn bỗng nhiên thấy có một cô gái thượng đang quấn khố tắm. Anh ta chem chép cái miệng đang bị khát nước, uống ực một cái như thèm khát cái gì ấy. Tiểu đội trưởng của anh ta là Thanh Dần, căn dặn:- Mày có muốn cặp bồ với nó cho vui, nhưng tao căn dặn rằng: “Nhớ là chỉ ôm ấp cho vui thôi đó. Còn chung chạ mà không lấy nó làm vợ, là coi chừng bị thư cái bụng to bè nghe. Tụi người Thượng này có bùa chú đó, phải tin điều tao nói đấy!”. Tiểu đội trưởng nói xong, ngồi tựa lưng vào cây Đề. Gốc to ba người ôm không xuể, đôi khi cũng cho lính tráng đi lang bạt, níu kéo hắn lại cũng chẳng làm gì. Cao xuân sơn ra suối, ho mấy tiếng và cười nụ cười nham nhở. Điểu Mi quay lại nhìn, thấy “bộ đội” nên làm dáng e thẹn.- Lấy nước sao?- Lấy nước, rồi tắm ở con suối nữa!- Anh tên là chi?- Sơn.- Sên à? Anh Sên đưa cái ống nước ra đây… Cao Xuân Sơn nghe nàng gọi, giọng tiếng kinh ngọng nghịu. Hoàn toàn nàng chủ động, tức là bộ đội đến đây thường xuyên. Anh ta nhìn lên các triền núi, nhưng rừng cây bạt ngàn không phân biệt rõ ràng. Lí lắc, Cao Xuân Sơn đưa cái bi-đông, rồi còn cố tình níu vào tay Điểu Mi. Điểu Mi mới tuổi mười sáu, gái mới lớn ngực căng tròn. Giữa cánh rừng vắng vẻ, không có ai. Nàng nghe rạo rực không khác gì Cao Xuân Sơn, tìm nơi nước mát sạch hứng đầy bình. Nàng đưa tay ra:- Sao anh không hỏi tên Điểu Mi?- Í à, quên…Điểu Mi tên gì?- Anh biết tên Điểu Mi rồi à?- Í à, mình biết rồi…Mình cám ơn Điểu Mi nha… Mà cám ơn như thế này nè… Chẳng qua Cao Xuân Sơn muốn sấn tới là vì ngực trần, trong chiếc Sà- rông viền nhiều màu. Điểu Mi không quan tâm việc đó, ở đây ai yêu nhau mới “dở trò”. Cao Xuân Sơn muốn có cái gì đó ngay tức thì, giữa cánh rừng hoang vắng khó lòng mà không dở trò đồi bại. Nhưng phía trên vẫn còn tiểu đội trưởng, nên vội vã cũng không được. Anh ta cầm bi-đông nước vừa vặn nắp, vừa cám ơn vừa “ kiềm chế”:- Ở chỗ mình, cám ơn như thế này đây! Nói xong, Cao Xuân Sơn kê môi sau vai nàng. Cứ ngỡ đó là thật nên Điểu Mi đứng yên, rồi nghe phía sau gáy hơi nhột nhạt. Cao Xuân Sơn quá đà chìa cằm đầy râu, ra phía sau ót nàng nhiều lần đến nổi da gà.- Được chưa?- Nàng hỏi- Kiểu cám ơn của anh, Điểu Mi nghe nhột quá…- Ừ! Vì mình cũng có thương Điểu Mi, nên mình “cám ơn” hơi lâu.- Sạo quá! Biết anh rồi…- Ngày mai, buổi này Điểu Mi xuống suối nghe…- Lúc nào cũng vậy…Anh đến không?- Đến chứ…- Cao Xuân Sơn vội vã thốt ngay câu ấy, như vậy chắc là còn gặp nàng nhiều lần rồi. Hẹn hò xong, Cao Xuân Sơn leo trở lên. Tiểu đội trưởng ngủ say không thấy gì. Cao Xuân Sơn vui vẻ trong lòng nên lấy thức ăn bày biện, lấy cà- mèn nấu ít nước chín là có ăn ngay. Đem theo gạo sấy nấu với sữa, chỉ cần có người thấy là lộ tẩy ngay, nằm vùng tại đây xem ra hay đấy. Cứ hai tuần một lần thay đổi tốp lính khác, làm theo lệnh trên chứ mấy thằng lính Cộng Hoà nhảy dù vào đây“giành đất” con mẹ gì.