Chương 3

     au khi vụ việc xả súng "không thành" và tiếp tục học xong đại học. Anh quay sang học cách ráp vần và hiểu tiếng Việt một ít.
 
 John đến Việt Nam vào những ngày cuối tháng ba, nơi nơi đang mở hội ăn mừng ngày Thống nhất đất nước. Đà Nẵng có bắn pháo hoa, John ở đó mấy ngày vui chơi, làm quen những người dân hiền lành. Ai cũng nghĩ John là một người Mỹ chính gốc, dáng cao to và nước da trắng. Thái độ tỏ ra vui vẻ, tha thứ...mà còn chứng tỏ rằng mọi việc trước chiến tranh, đã là chuyện của quá khứ. Gần như, thế giới ai cũng biết người Việt Nam rộng lượng, nên những người Đà Nẵng là những người như vậy. John cảm thấy họ trìu mến, ánh mắt không chứa chất lòng hằn thù, mà còn giúp sức cho John dung hoà. Họ đâu biết rằng, John là người Việt Nam và chính xác là người dân tộc thiểu số. Làm sao họ ngờ đến việc một người như John, có nước da trắng bạch lại là một người dân tộc thiểu số.
 
 John thư thả đến Hội An chơi, rồi thả về Nam thêm chục cây số nữa.  Mệnh danh là nhà thám hiểm, John một mình băng rừng lội suối để làm một bộ phim "tài liệu" cho đài Discovery...Bắt đầu dò tìm đến toạ độ vùng rừng núi hướng Tây, John đến được toạ độ mà bác sĩ SMit nói, nên lặn lội được tới con suối.
 
  Vì nhiều lý do John không thể nói ra: Nơi đó đã xảy ra một cuộc thảm sát thường dân... John muốn phanh phui một vụ việc tày trời, mà người Mỹ mong nó chìm vào dĩ vãng. Trước mắt, John cần xác định thân phận của mình, mình là bộ tộc nào của vùng rừng núi. John chắc chắn mình là người dân tộc thiểu số, là đứa con của rừng núi Trung du. Anh có mặt ở vùng đồi núi  nơi mà năm xưa cuộc hành quân của lính Mỹ giết cha mẹ mình.
*
Anh lặn lội vào vùng núi hiễm trở. Phía bên bờ suối có một ngôi làng nhỏ, nấp sau cây Si to là một thung lũng rộng. Cánh rừng John đang đứng, có thể nhìn thấy mấy túp lều bên kia làng dân sinh sống và tuy nhìn thấy được nhưng không sao băng qua ngọn núi được. Anh ta trông về ngôi làng như mong thấy những người dân tộc, rồi John thấy có một người con gái từ suối đi lên, nghêu ngao ca hát những lời lẽ khó nghe.
Anh nhảy xuống bên cô gái, hiền từ trêu ghẹo:
-  Very good!
 
Tiếng Anh tiếng Mỹ cứ nói, cô gái người dân tộc nhìn thái độ cũng biết là John trêu mình. Một cánh hoa rừng được ngắt và được cài lên tóc. John làm điệu bộ hết sức ga-lăng, nhanh chóng chiếm được cảm tình của người đẹp. John biết tên Zơ Râm và được cho là đẹp (hay là trong rừng không có ai, nên Zơ Râm đẹp là phải rồi!). Rừng hắt lên một mùi nồng nặc đặc trưng, nhưng cô gái xuất hiện như xua đi cái mùi của vùng rừng nhiệt đới gió mùa. Zơ Râm bẻ mấy chồi măng chất lên gùi, nhưng cũng muốn hỏi là người da trắng có muốn ăn gì thì nàng giúp.
 
John chỉ tay về phía ngôi làng, ý như muốn băng sang ngọn núi bên kia như thế nào?
 
 Zơ Râm dẫn John về "giới thiệu" với người làng Dơi, nhưng thái độ của mọi người làm John hết sức ngạc nhiên. Hai thằng cu đứng trần truồng, không dám bước ra khỏi cái hàng rào tạm bợ. Mặt mày quá dơ, nhưng đó là cái cảnh bình thường của làng Dơi. Hai từ làng Dơi là do người kinh gọi và họ ít vào đó lâu, chỉ mấy người vào đổi vàng cám của mấy người dân tộc Cơ Tu. Làng Dơi nằm thỏm giữa các núi đồi, xung quanh đá tảng nằm ngổn ngang, như có một chàng lực sĩ chơi trò xếp đá nhưng mấy khi lăn đùng xuống làng. Thiên nhiên kỳ bí là ở chỗ đó, mấy hòn đá cảm giác rất tạm bợ, song nó bao giờ thay đổi hình dáng, nằm tựa lưng nhau suốt bao đời nay.  Đó là những người rời nhà Gươi (một loại nhà Rông của người Cơ Tu), đi theo mấy người đãi vàng. Ai khấm khá hơn thì lập nghiệp lại đây, chứ không chịu trở về thôn cũ. Cánh rừng Quảng Nam, đang từng lúc bị những người dân chiếm đất trồng cây keo (cây tràm). Người dân thường đi đãi vàng nhưng giờ các khu có vàng đều bị nhà nước khoanh vùng giao cho các công ty khai thác khoáng. Những người dân tộc ít người, nhất là những người sống du canh du cư cũng được gom lại sống thành một quần cư.  
 
  Tạp nhạp nhiều loại người, trong đó cũng có những người du canh du cư được nhà nước thực hiện chương trình "Đại Đoàn Kết", quyên góp tiền cất được vài căn nhà nho nhỏ. Có mấy bộ tộc còn thói quen đi rừng, nên không quen với việc tập hợp chung sống với nhau. Ở đó quanh quẩn trong mấy căn nhà thấp lè tè, lúc trời nóng không thể nào chịu nổi. Cho nên cũng có người thích vào rừng lang thang như trước, mà không vào rừng thì không biết lấy gì mà ăn. Thông thường vào rừng là mấy người đàn ông, ít khi đi một mình vì có con ma rừng, nhưng đến chiều tà là trở về nhà.
 
 Thằng cha của hai đứa bé đang vót tre làm gùi đeo, ngoái nhìn thấy hai thằng cu trêu cợt Zơ Râm. Người ta kháo nhau là Zơ Râm bị con ma nhập, được nhà định cư của nhà nước cấp không ở mà cứ lang thang vào rừng suốt.  Mấy anh bộ đội biên phòng đưa về giúp cũng có, mấy người trai làng đưa về cũng có hoặc tự mò về xin cơm với nhà nào đó mình đã quen xin. Mấy đứa bé là những đứa được Zơ Râm "xin ăn" nhiều nhất, nước mũi chảy ròng ròng quệt đầy mặt dơ bẩn cũng xin. Đầu tóc luôn rối bù bù như con quái thú, Zơ Râm lang thang mấy ngày liền trông có vẻ tiều tuỵ. Zơ Râm không đủ tiền để cưới chồng, nên mẹ Zơ Râm xấu hổ bỏ con lại, đi xuống dưới miền xuôi kiếm tiền cho Zơ Râm...Không ngờ, đến nay gần cả chục năm mất biệt và không biết bà nơi đâu. Zơ Râm cũng đã lớn tuổi rồi, bây giờ không thể nào tìm chồng nữa được. Zơ Râm rất thèm có chồng, thèm như khát nước. Nhất là việc có con bồng con ẵm, đeo sau lưng như những người trong bộ tộc. Dòng họ Zơ Râm đích thực là dân du canh du cư, trong huyết quản còn máu của người  du mục.
 
Hôm đó thay vì người ta mang Zơ Râm về làng Dơi, thì Zơ Râm lại dắt một người da trắng, tóc như râu ngô lạc lõng trong rừng. Gần đây thấy có những người da trắng đi vào rừng nghiên cứu gì đó, nói chung họ không còn đáng sợ như những người da trắng trước kia nữa: Người da trắng đó có tên là John. Ai cũng cho Zơ Râm bị con ma ám không thể lấy chồng, cô chỉ tay ý như mình đã lượm được một thằng chồng.
John cúi đầu chào người đàn ông dân tộc, hai thằng cu được anh vuốt má với vẻ thân thiện. Ấy vậy mà cha nó hét lớn một tiếng, chẳng rõ câu gì. Hai thằng cu mặt mày tái mét chạy vào nhà.
-  Hello! Xin..tào xin tào...  
-  Tao không biết tiếng Kinh...
Thằng cha hết sức cau có, bỏ vào trong nhà. Tất cả mọi thứ đều rất xa lạ, tựa như John là một hạng người gì đó không nên tiếp xúc. Phía tít xa xa, có một quán chè mấy khi có người ngồi ăn. John hướng đến đó và gọi cho Zơ Râm một ly, còn anh thì không ăn. Quả tình là John sợ không dám ăn, ruồi nhặng bu đầy tô chè. Chẳng qua là anh muốn làm quen, Zơ Râm ngây thơ ngồi chờ người đàn ông Kờ-ho cho đá vào ly chè. Ở trong có mấy người ngồi uống rượu, ngay cả chủ quán chè mặt cũng đang đỏ lòm. Nhưng có vẻ một người mặt áo bộ đội, là dân quân xã cúc áo cũng phạch ra.
-  Hello!- John lại chào, và người mặc chiếc áo bộ đội gật đầu chào lại.
Thái độ người mặc chiếc áo bộ đội cũng không mấy thân thiện ngay, không biết là sự cảnh giác cao độ giặc Mỹ còn ảnh hưởng tới giờ phút này hay sao đó. Anh ta không phải dân quân hay dân phòng gì, vì áo bộ đội rẻ và chắc nên phần được mặc đại trà trong dân chúng. Anh ta còn có vẻ là một tay giang hồ, hoặc là dân lang thang tới nơi này để thiết lập "một trật tự" mới. Anh ta háy mắt như không muốn cho ai thân thiện với John, giữa hai bàn đúng là có một khoảng cách lớn. Làng Dơi tuy nhỏ nhưng hết sức phức tạp. Thái độ của anh "dân quân" cũng đúng (anh ta rất giống một người dân quân), cứ hễ nơi nào có vàng thì nơi đó sẽ có sự tranh chấp. Nhà nước muốn những người dân tộc đừng vào rừng chỉ là một lý do dễ nghe, nhưng thực sự ở Quảng Nam việc đào bới ngóc ngách ở mọi chỗ là điều không thể tránh khỏi. John là một người ngoại quốc, liền được hiểu ngay là một người đi tìm nơi đặt công ty khai thác vàng. Áp đặt nhanh nhạy như vậy có khi cũng thông minh, nhưng lần này thì tất cả đều sai bét. John chỉ muốn tìm một hang dơi, được đánh dấu hẳn hoi trên một bản đồ củ nát nhưng cụ thể đi tìm toạ độ đó là một kỳ công.
-  Chỗ này đây là làng Dơi!
-  Không muốn tìm cái hang Dơi...
Họ trao đổi với nhau rất hạn chế. Cuối cùng sau khi Zơ Râm ăn hết ly chè, cô ta hăng hái kéo John về cái nhà của mình. Ở đó được gọi là cái nhà, nhưng mới bước vào nhà John đã trúng đầu vào cửa. Căn nhà dơ chưa từng thấy, mạng nhện giăng mắc khắp nơi cũng biết chủ nhân nó bị bệnh gì rồi.