guyễn Đoàn từ từ tỉnh dậy. Mình mẩy chàng đau như rần. Thấy nghèn nghẹn ở cổ, chàng nhớ ra hồi tối bị chẹt cuống họng đến bất tỉnh. Đảo mắt xung quanh, chàng chỉ thấy bốn bức tường sơn hắn ín đen sì. Bức tường dựng đứng cao vút, trông không thấy mái ; ở tít trên cao, lờ mờ một khung sáng nhỏ. Ánh điện bên ngoài hắt qua tấm thép đan mắt cáo, vờn lung linh trên tường.Nguyễn Đoàn gượng ngồi dậy nhưng không nổi. Hai chân chàng như dán chặt xuống đất, tay chân chàng bị trẹo khớp. Chàng hít một hơi dài lấy sức. Tuy không khí trong phòng sặc mùi hôi thối, gồm phân người, nước tiểu lẫn mùi rêu mốc, chàng vẫn có cảm giác vừa hút thở không khí trong sạch, và lành mạnh. Khoảng 15 phút sau, chàng mới ngồi lên nổi và dựa lưng vào tường.Miệng chàng đắng và khát. Gõ tay vào tường nghe coong coong, chàng mới biết phòng giam là sà lim, và đó là tiếng kêu của cửa sắt. Đèn bên ngoài bỗng bật sáng và có tiếng giầy đinh lộp cộp. Rồi tiếng khóa lách cách. Cửa mở, dưới ánh điện vàng ệch hắt vào sà lim, chàng thấy hai nhân viên công an cao lớn, mặc đồ cán bộ và đội mũ bọc lưới. Một người cắp khẩu tiểu liên Trung Cộng, còn người kia thủ trong tay cây còng và chùm chìa khóa. ‘’Rộp’’ một tiếng, chiếc còng kia bao kín cổ tay Nguyễn Đoàn và chàng bị kéo ra ngoài.Nguyễn Đoàn được đưa lên phòng thẩm vấn của Sở Công an Hà Nội. Chàng biết chắc là Sở Công an vì cách đấy một năm có dịp vào xin giấy tờ chàng đã để ý đến hai cây to sừng sững trước khu giam can phạm, cạnh phòng lấy cung.Chàng bước vào căn phòng rộng, quét vôi sậm, trên trần treo lủng lẳng nhiều bòng đèn sáng quắc. Nhân viên thẩm vấn quay ngọn đèn sáng chói, ít nhất 500 nến, vào giữa mắt Nguyễn Đoàn khiến chàng phải nhắm mắt lại. Tiếng Phạm Linh sau bàn đập mạnh vào tai chàng:-Mở mắt ra. Ngồi xuống.Phạm Linh giấu thân hình trong bóng tối, nói tiếp, giọng dữ dằn:-Sở Công an theo dõi các anh từ lâu. Bây giờ, trọn ổ đã bị bắt. Anh là thằng đầu sỏ. Nếu anh chịu khai hết, chịu trả lời rành rọt những câu tôi hỏi, mai kia ra tòa anh sẽ tránh được tội chết. Anh chỉ bị xử vào tội đồng lõa dại dột.Nguyễn Đoàn không đáp. Phạm Linh gằn giọng:-Câu hỏi thứ nhất: tổ chức do anh cầm đầu gồm những ai?Nguyễn Đoàn vẫn im lặng. Phạm Linh cười nhạt:-Giỏi lắm. Anh không trả lời, tôi cũng có cách hỏi. Tôi sẽ hỏi người bạn từ trong Nam ra gặp anh.Nguyễn Đoàn buông thõng:-Thì anh cứ hỏi.Một cái tát in trên mặt Đoàn làm nẩy đom đóm. Chàng lạng người trên ghế suýt ngã. Trừng con mắt nẩy lửa nhìn tên công an vừa đánh chàng, Nguyễn Đoàn lấy lại sức mạnh bình thường, vụt đứng lên đạp thật mạnh giữa bụng hắn. Tên công an la một tiếng rồi ngã chúi xuống đất, đầu đập vào tường. Một đám đông xô đến bên Đoàn. Phạm Linh khoát tay:-Hãy bình tĩnh. Để can phạm cho tôi.Mọi người buông tay. Tên công an bị Nguyễn Đoàn đánh trọng thương được đưa ra ngoài. Giọng Phạm Linh đổi ra ôn tồn:-Anh thấy chưa. Nếu tôi không can ngăn, anh sẽ bị vằm ra hàng ngàn mảnh. Con người ai lại muốn chết bao giờ? Anh khai sự thật, tôi sẽ vận động giảm án cho anh. Sau một vài năm học tập lao động anh sẽ được trở về, có phải hơn là câm lặng rồi bị tra tấn, bị xử tử không?Ngước nhìn Phạm Linh qua ánh đèn sáng quắc, Nguyễn Đoàn đáp:-Tôi chống lại các anh và không may bị các anh bắt. Dầu bị anh xẻo tai, cắt mũi tôi cũng không nói. Mà muốn nói, tôi cũng không biết gì mà nói. Anh còn lạ gì phương pháp tổ chức bí mật. Một người chỉ biết một hay hai đồng chí là cùng. Trong tiệm sách có ba người cùng tiểu tổ với tôi, các anh đã bắt được hết, ngoài ra tôi không còn biết ai.Phạm Linh ngạo nghễ:-Tôi biết tổ chức của anh đang còn nhiều người nữa. Chẳng hạn Anh Cả là ai? Z.199 là ai ? Z.28 là ai ? Nhân viên do thám Sàigòn ra đây gặp anh làm gì ?- Anh Cả, Z.199 và Z.28 là ai, tôi không biết. Lẽ giản dị tôi chưa gặp những người này. Còn vấn đề người nhân viên ở Sàigòn ra tôi chưa tiếp xúc thì bị bắt nên không biết hắn mang theo chỉ thị nào. Vả lại anh hỏi hắn có tiện hơn không ?Phạm Linh lạnh lùng :-Tôi không cần chơi trò ú tim với anh nữa. Hắn đã nhanh chân trốn thoát ? Nhưng hắn cũng không chạy đâu xa, sớm muộn sẽ bị thộp cổ. Đêm qua hắn nhảy dù xuống Hà Nội : giữa hắn và anh có một nhân viên liên lạc. Tôi cần biết trung gian này là ai ?Nguyễn Đoàn lắc đầu :-Tôi không hoạt động với ai ngoài Đỗ Hội và Trần Tính. Không tin anh hỏi lại.Phạm Linh đập bàn:-Hội và Tính đã khai hết.-Vậy anh cho Hội và Tính đối chất với tôi.Phạm Linh vô tình mắc mưu. Vì không biết hai bạn sống chết ra sao nên Nguyễn Đoàn mới đòi đối chất. Chàng dư biết không bao giờ Hội và Tính chịu phanh phui bí mật của Tổ chức. Phạm Linh nghiến răng một cách hiểm độc:-Hội và Tính đã bị hành quyết. Chúng không đáng được khoan hồng. Tuy anh cầm đầu nhưng xét ra anh còn có tinh thần tiến bộ hơn chúng. Giờ đây chỉ có tôi và anh trong căn phòng này, anh nói đi, không ai nghe đâu. Tôi cam đoan sẽ không tiết lộ cho ai biết.Nguyễn Đoàn cười thầm. Không cần lục lọi chàng đã nhìn thấy cuộn băng nhựa quay từ từ dưới bàn giấy của Phạm Linh và nếu chàng không lầm thì đâu đây, trong góc tối hoặc ở phòng bên ngồi sau ống nghe đặc biệt hai tốc ký viên chuyên môn của Sở Công an đang cặm cụi ghi chép. Bản điều lệ của người điệp viên hoạt động trong vùng địch hiện lên trong trí thành những giòng chữ vàng chói lọi. Điền 5 của bản điều lệ căn dặn không được phép mềm yếu thú tội với địch và khai rõ về tổ chức. Chàng thừa hiểu theo truyền thống của nghề do thám bạc bẽo này dầu chàng khai thật, địch cũng thủ tiêu chàng để bảo vệ bí mật.Nguyễn Đoàn ngậm ngùi nhớ đến ống xy-a-nuya chàng không kịp dùng hồi chiều, khi bị Phạm Linh hạ độc thủ bất thần. Phạm Linh nói tiếp giọng vỗ về:-Nếu anh thật tâm cộng tác, tôi xin hứa danh dự trả tự do cho anh, bằng không …Hắn cố tình bỏ lửng câu nói để Nguyễn Đoàn lo sợ. Nhưng nét mặt chàng vẫn thản nhiên.Một giờ trôi qua.Chiến dịch dỗ dành của Phạm Linh thất bại. Hắn gầm rít như con hổ bị thương:-Giỏi, giỏi thật. Nhưng rồi coi mày sẽ giỏi tới mực nào?Nguyễn Đoàn bị lôi sang phòng tra tấn. Chàng rợn tóc gáy mặc dầu trong thời gian huấn luyện ở trường điệp báo, chàng đã học cách chống đỡ trong các cuộc tra tấn.Khi bị tra tấn, một trong các phương pháp để khỏi đau đớn là nghĩ lan man đến chuyện khác, nhất là nghĩ đến cái mông đầy đặn, cong cớn của một cô ả xinh xinh, tới bộ ngực nhọn hoắt ( thứ thật ) trăm phần trăm, không phải thứ giả mập mờ đánh lận con đen bằng cao su mút. Đoàn được chấm ưu hạng về môn chịu đòn trong trường. Song những hình cụ dã man được bày biện trong phòng tra tấn, đầy máu đen sịt và đầy tử khí vẫn làm chàng lạnh người.Những hình cụ rùng rợn này, mật thám đế quốc đã dùng để bắt chiến sĩ cách mạng phải khai, và nhiều người chịu không nổi đã phải đầu hàng. Thời Nhật, thời phát xít Đức, những hình cụ tương tự được đem dùng lần nữa. Lần này đến lượt Nguyễn Đoàn trong Sở Công an Hà Nội.Phạm Linh chỉ một thùng gỗ đựng đầy nước ở góc phòng nói với Nguyễn Đoàn:-Trong trường hợp anh cứng đầu, bắt buộc tôi phải cho anh ‘’ đi tầu thủy‘’.Nguyễn Đoàn không nhếch mép. Chàng đã nghe anh em thuật lại món ‘’ đi tầu thủy‘’ trong nha Công an Bắc bộ. phạm nhân bị trói gô như khúc giò, bị treo ngược hai chân, đầu thả xuống bể nước trong khi nước dâng lên từ từ, dâng lên ngập tóc, ngập mắt, ngập mũi, ngập miệng tới khi phạm nhân bị ngộp phải cung khai. Nguyễn Đoàn lẳng lặng nhìn hai công an loay hoay buộc vào ngón chân cái của chàng một sợi giây thép nhỏ xíu. Chúng đẩy chàng ngã. Một tên đỡ lấy chàng, tên kia từ từ kéo sợi thép móc vào pu-li cho hai chân chàng chạm mái trần.Phạm Linh mở cái vòi ở thùng gỗ cho nước chảy vào từ từ. Nguyễn Đoàn có cảm giác như bị lưỡi dao sắc tiện đứt hai ngón chân cái. Nỗi đau đớn đọng lại ở hai bàn chân và trên đầu bị dốc ngược. Làn nước lạnh như băng xẹt chạm tóc chàng.Nước vẫn dâng lên từ từ …Nguyễn Đoàn dồn hết tâm trí để nghĩ đến đàn bà với hy vọng quên được nỗi đau ở ngón chân và ngực.Và chàng hình dung lại người đàn bà lạ lùng chàng gặp ba năm trước ở Sàigòn, trước ngày ra Hà Nội hoạt động. Chàng đã quen nhiều đàn bà, song vẫn ngất ngây trước sức hấp dẫn kỳ quặc của nàng. Đặc điểm của nàng là không ai đoán được nàng bao nhiêu tuổi, hai mươi hay bốn mươi, đã có chồng hay còn hơ hớ đào tơ. Thân thể nàng là sự phối hợp tuyệt diệu của những đường cong căng cứng, vai tròn, cổ tròn, đầu gối tròn, bộ ngực rắn chắc mà mềm mại, gã đàn ông háo sắc nào bị bệnh dư máu vô phúc nhìn thấy là đứt mạch máu mà chết. Làn da trắng muốt của nàng cũng là kỳ quan của vũ trụ, từ đầu xuống chân không một vết răn, không một nốt tàn nhang, không mụn trứng cá, không một cái thẹo nhỏ. Khuôn mặt nàng dịu dàng mà đắm đuối, vui tươi mà trầm mặc, nhí nhảnh mà trang nghiêm, thơ ngây mà già dặn. Nguyễn Đoàn sống đúng một tuần với nàng trên bãi biển Thuận An, rồi mỗi người đi một ngả. Chàng lên đường vì nhiệm vụ, còn nàng dường như bị chết đuối trong một cuộc tắm biển. Có lẽ ở dưới đáy biển nghe danh nàng, Long Vương nổi sóng đa tình, gây trận cuồng phong, lôi nàng xuống thủy cung ép nàng làm vợ.Mực nước mấp mé ở lông mày. Làn nước mùa đông lạnh ghê răng. Hàng trăm hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt Nguyễn Đoàn.Nước vẫn lên. Đôi mắt Nguyễn Đoàn đã chìm dưới làn nước giá buốt. Chàng nhắm nghiền mắt, tưởng tượng đến một người đẹp khác. Người này gầy gầy, xương xương, trên người nàng cái gì cũng nhỏ. Miệng nhỏ, mũi nhỏ, ngực nhỏ, tay chân đều nhỏ song chính cái nhỏ thần diệu ấy đã làm đàn ông say mê, hễ vướng vào là không rút ra được nữa.Nếu nước lạnh cứ dâng lên mãi thì chỉ mấy phút nữa sẽ ngập mũi, ngập miệng và chàng sẽ tắt thở. Tai chàng đã ngập nước, tuy vậy chàng còn nghe rõ mồn một tiếng tích tắc đều đều, ảm đạm của chiếc đồng hồ Oét-min-stơ treo trên tường. Mắt chàng không thấy gì nữa, nhưng chàng vẫn thấy nét mặt đanh ác của Phạm Linh đang cúi gần thùng nước, và trên cặp môi thâm sì của hắn, nở một nụ cười sát nhân.Tích tắc. Tích tắc… Tiếng tích tắc đồng hồ như tiếng chuông đếm giờ, báo hiệu với chàng giờ chết sắp lại. Nước lên đến mũi. Chàng thu hút hết sức lực, lạng đầu sang bên cho mũi vọt lên cao, cố tranh thủ lấy chút dưỡng khí. Vô ích. Nguyễn Đoàn quẫy mạnh, đụng đầu vào vỏ thùng. Ý định của chàng là đẩy ngã cái thùng. Chàng không biết rằng cái thùng quái ác này đã được chôn chặt xuống nền phòng và mỗi lần đụng mạnh Nguyễn Đoàn càng đau thêm.Thiếu không khí, hai lá phổi của chàng như bị xé nát. Chàng cố nhịn nhưng không thể nhịn được nữa. Nước dâng lên mũi, dâng lên miệng. Thôi hết. Hồi nãy, miệng chàng còn được há rộng để hớp tạm ít không khí hoàn sinh và để phun nước ra bằng lỗ mũi, nhưng nó đã chìm dưới nước. Nước ùa vào ruột Nguyễn Đoàn. Chàng đu đưa trên sợi giây thép một cách tuyệt vọng. Nguyễn Đoàn đợi chết. Tuy vậy óc chàng vẫn còn tỉnh táo.Phạm Linh ra lệnh cho một công an viên tắt vòi nước. Một tên khác nhấc đầu Nguyễn Đoàn, lôi ra ngoài. Thân thể Đoàn cứng đơ như khúc gỗ. Đầu chàng nặng chình chịch như đeo tảng đá lớn. Nhiều mũi dao vô hình đâm sâu vào óc chàng. Chàng muốn thét to, song tiếng kêu mắc cứng ở cuống họng, rồi chàng ngất lịm …Phạm Linh quỳ bên cạnh Nguyễn Đoàn, làm hô hấp nhân tạo cho chàng. 5 phút sau chàng tỉnh dậy. Nguyễn Đoàn được đỡ ngồi rồi bị trói nghiến vào lưng ghế.Phạm Linh cười riễu cợt:-Chắc anh muốn chết ngộp lắm. Nhưng không, anh còn nặng nợ trần ai! Tôi chỉ cho anh gần chết, rồi cứu sống để nếm món khác.Nguyễn Đoàn nhổ nước bọt vào mặt Phạm Linh:-Anh đừng tưởng vậy là đại thắng! Tra tấn dã man hơn nữa tôi cũng không khai đâu.Phạm Linh đưa tay áo chùi mặt, trên môi vẫn điểm nụ cười sâu độc:-Không khai rồi cũng phải khai.Rồi hắn ngoảnh sang một công an viên:-Ra dẫn mụ ấy vào đây.‘’Mụ ấy‘’ là ai? Tia điện giật mạnh trong thớ thịt Nguyễn Đoàn. Thúy Liễu tức Z.199 bị bắt rồi ư ? Chàng đâm ra ái ngại, không phải cho số phận chàng mà cho số phận của người thiếu phụ trẻ, đẹp, mà chàng tận tình bênh vực. Chàng đã thận trọng, không lẽ địch phăng ra sợi dây liên lạc mau chóng như vậy.Chàng đã đoán lầm. ‘’Mụ ấy‘’ không là Thúy Liễu mà là bà cụ già trên 70 tuổi. Nguyễn Đoàn bật ra một tiếng căm tức. Bà cụ già mới vào, do hai người xốc nách, có một dáng điệu vô cùng buồn thảm. Tóc bà bạc phơ, da dẻ nhăn nheo trông như trái cây chín héo, đôi mắt thâm quầng, ướt nhòe nước mắt. Vừa ngồi xuống ghế đối diện chàng, bà lão đã òa khóc.Nguyễn Đoàn tưởng như nước mắt của chàng cũng chảy theo. Chưa lúc nào chàng xúc động bằng lúc này v&iocirc;ng bày trong tủ kính. Tấm gương trong vắt không phản chiếu hình bóng nào khả nghi.Còn một phút đúng 6g30. Văn Bình trở sang hè bên kia, ung dung đến trước tiệm sách. Nhân viên sau quầy hỏi chàng:-Thưa, ông mua sách?Văn Bình khoát tay:-Không, tôi muốn mua giấy than. Thứ của Tiệp Khắc.Người kia đáp giọng đều đều:-Không có. Chỉ còn cạc bon Hung ga ri thôi, ông có dùng không?Văn Bình gật đầu. Người kia chỉ vào cửa trong:-Mời anh lên gác. Z.61 đợi anh từ nãy.Văn Bình mỉm cười, rẽ tấm màn cửa, nện gót lên cầu thang xi măng. Trong đời, chàng nhảy xuống đất địch nhiều lần và đã chạm trán nhân viên do thám hoạt động trong đất địch nhiều lần khác nhau. Lần nào chàng cũng vui vẻ như đến chỗ hẹn với một người bạn thiết. Nhưng lần này chàng lại cảm thấy cổ họng khô queo và ruột nóng như lửa đốt. Chàng khép tay trái sát nách vô tình đụng khẩu súng Mannlicher 9 ly của Áo quốc, một trong cái loại võ khí thông dụng ở Hà Nội.Cánh cửa lên lầu hé mở. Chàng từ từ tiến vào. Đối diện chàng là một thanh niên, trên ba mươi tuổi, dong dỏng cao, mặt như sinh viên đại học, giọng nho nhã:-Mời anh ngồi.Một tia chớp lóe trong óc Văn Bình. Hôm qua, chàng đã xem kỹ tấm hình Z.61. Tuy trong lòng xốn xang, ngoài mặt chàng vẫn bình tĩnh như không xảy ra chuyện gì. Chàng bắt tay người tự nhận là Z.61, và trong khi nắm tay chàng biết đối phương là kẻ võ nghệ siêu quần. Văn Bình không nói mật khẩu thứ hai như thường lệ. Chàng mỉm cười tỏ thái độ tự nhiên và nói với người lạ:-Lâu lắm mới gặp anh. Dạo này anh mạnh không?Phạm Linh, vâng, người lạ mặt là Phạm Linh vô tình đáp:-Cũng lâu rồi nhỉ? Cám ơn anh, tôi cũng thường.Rồi đổi giọng:-Ta vào việc đi thôi. Gớm, tôi cứ tưởng anh không đến được, lo quá Anh đến Hà Nội hồi mấy giờ và bằng cách nào?Văn Bình đáp lững lờ:-Bằng xe hơi quốc doanh.-Ông Hoàng gửi những chỉ thị nào cho Tổ chức, yêu cầu anh trao cho tôi.Văn Bình gật đầu. Chàng lặng lẽ bỏ tay vào túi áo trong, miệng nói:-Vâng, có một bản mật lệnh, viết bằng mực hóa học.Bản mật lệnh chàng rút ra là khẩu Mannlicher. Văn Bình bước xéo sang bên :-Phiền anh giơ tay lên?Phạm Linh cố tạo bộ mặt ngạc nhiên thành thật:-Ơ kìa, tại sao anh rút súng?-Đó là thói quen nghề nghiệp. Giơ tay lên khỏi đầu, nghe chưa ?Thái độ bình tĩnh đến ngạo mạn của Phạm Linh làm chàng hoài nghi ; Nhanh như cắt chàng hoành thân một nửa về phía sau vừa vặn nhìn thấy họng súng tiểu liên đen ngòm. Bàn tay người cầm súng chưa kịp lảy cò thì khẩu Mannlicher đã nhả một viên đạn trúng mục tiêu. Phạm Linh định nhúc nhích nhưng mũi súng của Văn Bình đã trở ngược :-Đừng dại dột. Giơ tay lên.Văn Bình lượm khẩu tiểu liên cặp ngang nách. Khẩu súng này tạo cho chàng một cảm giác an ninh và ấm áp. Biết bị sa bẫy chàng vẫn giữ thái độ vô cùng bình tĩnh.Một bóng nữa vụt lên gác. Một phát trúng tim. Một xác nữa vật xuống. Mắt Văn Bình không rời Phạm Linh trong khi chàng lùi sát tường. Một loạt tiểu liên bắn qua cửa kính khiến chàng phải cúi đầu để tranh mảnh vỡ. Một loạt đạn khác bắn tréo tới.Khẩu súng của chàng chưa kịp nhả lửa thì đèn điện trong nhà đã tắt phụt. Chàng bắn hai phát hú họa rồi nhảy vào góc. Ngay khi ấy một loạt súng bắn như tưới nước vào chỗ chàng đứng trước đó 5 giây đồng hồ.Văn Bình cảm thấy nong nóng ở gáy, Chàng rút bật lửa ném lên sàn gác. Tiếng kêu vừa dội lên, khẩu súng lục của người lạ đã khạc đạn. Văn Bình quay đầu súng lại và trong nháy mắt chàng biết là bắn trúng. Chàng nghe người lạ kêu rú rồi im lặng. Im lặng hoàn toàn. Im lặng như chưa bao giờ súng nổ.Đột nhiên, tiếng máy xe hơi gầm vang rồi một vừng sáng đèn pha công an từ bao lơn phía trước chiếu sang thư quán, kèm theo khẩu lệnh gay gắt :-Buông súng ngay, đầu hàng đi thì khỏi chết.Văn Bình nhắm ngọn đèn pha xả đạn. Một tiếng hét dữ dội, tiếng hét của nhân viên chiếu đèn. Tiếng hét của người chết. Chiếc đèn pha hết sáng. Chàng lại nghe một khẩu lệnh khác, truyền qua loa phóng thanh ;-Bắn ! Bắn !Súng nổ tứ phía. Trước mặt, sau lưng, bên tả, bên hữu. Chàng bị giam giữa biển lửa thép. Chàng dùng đầu súng tiểu liên xô cánh cửa ra sau gác rồi nhả vu vơ một loạt đạn. Qua lằn đạn của công an đáp lại, chàng thoáng thấy nhiều bóng đen trên mái nhà gần bên. Tacata, tacata … Địch ngã như sung rụng. Chướng ngại được dẹp bằng. Văn Bình co chân nhảy lên mái ngói, chạy vụt sang đầu bên kia. Vừa khi ấy toán công an cảm tử đã bắc thang trèo lên ban công trước nhà, phá cửa, rọi đèn pha sáng ngập căn phòng mà Văn Bình gặp Phạm Linh hồi nãy.Văn Bình vượt sang một mái nhà khác. Đã quen với lối thoát thân trên mái nhà nên trong nháy mắt Văn Bình đã đến phố Hàng Chiếu. Chàng tụt xuống ngõ hẻm gần rạp chiếu bóng Long Biên. Ngoài ngõ, hàng rào công an vây đặc. Văn Bình rũ áo, đeo lại xà cột ngay ngắn, cất khẩu Mannlicher vào túi vải trên nách, ném tiểu liên xuống rãnh rồi thản nhiên ra đường Hàng Chiếu.Ánh điện nê ông xanh đỏ của rạp Long Biên hắt vào mặt chàng. Dân chúng hầu như không để ý đến sự hiện diện của nhân viên công an đông đảo. Văn Bình quẹo sang tay phải, bách bộ về phía bờ sông.Một phen thoát chết. Thoát chết trong đường tơ kẽ tóc sau khi đặt chân lên đất Thăng Long yêu quí. Đến bờ sông Văn Bình vẫy xích lô, dặn đạp về ga Hàng Cỏ. Người xích lô già thủ thỉ :-Đồng chí không bắt Việt gian à ?- Việt gian nào ?- Việt gian mà các đồng chí công an bao vây ở Hàng Gạo ấy ! -Thế à ? Sao gọi là Việt gian ?Bác xích lô ngạc nhiên :-Ông không biết ư ? Một tên do thám của đế quốc vừa mang bom đến giật nổ thành phố Hà Nội! Đồng lõa của hắn đã bị công an tóm cổ trong nhà sách Tiến Bộ.Văn Bình ừ hữ :-Thế à ?Từ sông đến ga Hàng Cỏ người xích lô già phải đạp nửa tiếng đồng hồ và trèo giốc đường Hai Bà Trưng thì ì-à ì-ạch một cách thương hại. Văn Bình định nói cho bác xích lô biết chàng là tên do thám để cùng cười một hồi cho vui, nhưng lại nín lặng. Nín lặng vì thấy trò đùa này không hợp với tình hình hiện tại. Trong những công tác ở Âu Châu, chàng có thể đùa như vậy vì màng lưới công an không chặt chẽ, còn ở đây, bất cứ ai cũng có thể là tai mắt nhà cầm quyền, nên thận trọng là hơn hết. Chàng ra lệnh cho xích lô hạ xuống trước cửa ga rồi chàng trèo bực cấp. Chàng mua một tờ Nhân dân mới phát hành, ngồi xuống ghế đợi giả vờ đọc. Đợi một lát khi người xích lô đạp khuất về phía Hàng Lọng, chàng mới bách bộ trở về khách sạn Hòa Bình.