Câu 400 - 599

Thể Loan đứng trước lê đình liễm dung

Thưa rằng: Quân tử phó công
Xin thương bồ liễu chữ tòng ngây thơ
Tấm lòng thương nhớ gió mưa
Ðường xa ngàn dặm xin đưa một lời
Ngày nay thánh chúa trị đời
Nguyền cho linh phụng gặp nơi ngô đồng
Quản bao chút phận má hồng
Phòng khuê vò võ đợi trông khôn lường
Chàng dầu cung quế, xuyên dương
Thiếp xin hai chữ tào khương cho bằng
Xin đừng tham đó bỏ đăng
Chơi lê quân lựu, chơi trăng quên đèn.
Tiên rằng: Như lửa mới nhen
Dễ trông một bếp mà chen mấy lò
May duyên rủi nợ dễ phô
Chớ nghi Ngô Khởi, hãy lo Mãi Thần
Thể Loan vội vã lùi chân
Vân Tiên từ biệt trông chừng Trường An
Xa xa vừa mấy dặm đường
Gặp Vương Tử Trực vầy đoàn đều đi.
Trải qua thủy tú sơn kỳ
Phỉ lòng cá nhảy gặp thì rồng bay
Người hay lại gặp kiểng hay
Khác nào tiên tử chơi rầy Bồng Lai
Cùng nhau tả chút tình hoài
Năm ba chén rượu một vài câu thơ
Công danh ai chẳng ước mơ
Ba tầng cửa Võ một giờ nhảy qua
Cùng nhau bàn bạc gần xa
Chữ tài chữ mệnh xưa hòa ghét nhau
Trực rằng: Rồng xuống vực sâu
Mặc dầu giỡn sóng mặc dầu chơi mây
Tiên rằng: Hồng hộc đều bay
E khi mỏi cánh lạc bầy về sau
Mảng còn trò chuyện với nhau
Trông chừng kinh địa đã hầu tới nơi.
Chênh lệch vừa xé mặt trời
Hai người tìm quán nghỉ ngơi đợi kỳ
Phút đầy gặp bạn cố tri
Ðều bày tên họ một khi đăng tường.
Một người ở quận Phan-Dương
Tên Hâm họ Trịnh tầm thường nghề văn
Một người ở phủ Dương-Xuân
Họ Bùi tên Kiệm tác chừng đôi mươi.
Hai người kại gặp hai người
Ðều vào một quán vui cười ngả nghiêng,
Kiệm rằng: Nghe tiếng anh Tiên
Nay đà thấy mặt phỉ nguyền ước ao.
Hâm rằng: Chưa biết thấp cao
Làm thơ mới rõ bậc nào tài năng
Bèn kêu ông quán nói rằng:
Khá toan sắm sửa đồ ăn cho bề
Quán rằng: Thịt cá ê hề
Khô lân, chả phụng bộn bề thiếu đâu.
Kìa là thuốc lá ướp ngâu
Trà ve tuyết điểm, rượu bầu cúc hương
Ðể khi đãi khách giàu sang
Ðãi người văn vật, đãi tranh anh hùng.
Bĩ bàng trà rượu đã xong
Bốn người ngồi lại một vòng làm thơ
Kiệm, Hâm còn hãy ngẩn ngơ
Phút thơ Tiên, Trực, một giờ đều xong.
Kiệm, Hâm xem thấy lạ lùng
Gẫm nghi Tiên, Trực viết tùng cổ thi
Chẳng hay ông quán cười chi
Vỗ tay xuống chiếu một khi cười dài.
Tiên rằng: Ông quán cười ai?
Quán rằng: Cười kẻ bất tài đồ thơ
Cười người Tôn Tẫn không lừa
Trước đà thấy máy, chẳng ngừa Bàng Quyên.
Trực rằng: Lời nói hữu duyên
Thế trông Kinh sử có tuyền cùng chăng?
Quán rằng: Kinh sử đã từng
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa
Hỏi thời ta phải nói ra
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
Tiên rằng: Trong đục chưa tường
Chẳng hay thương ghét ghét thương lẽ nào?
Quán rằng: Ghét việc tầm phào
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ, mê dâm
Ðể dân đến nỗi sa hầm sảy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ Bá phân vân
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn
Ghét đời Thúc Quý phân băc
Sớm đầu, tối đánh, lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông
Thương thầy Nhan Tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha
Thương thầy Ðổng Tử cao xa
Chí đà có chí, ngôi mà không ngôi
Thương người Nguyên lượng ngùi ngùi
Lỡ bề giúp nước, lại lui về cày
Thương ông Hàn Dũ chẳng may
Sớm dâng lời biểu tối đầy đi xa
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân
Xem qua kinh sử mấy lần
Nửa phần lại ghét nửa phần lại thương.
Trstyle='height:10px;'>
Quỉ thần người ở trên cao
E khi đường sá lẽ nào biết đâu
Tiểu đồng ngươi khá qua cầu
Cùng ông thày bói ở đầu Tây Viên
Tiạu đồng nghe nói đi liền
Gặp ông thầy bói đặt tiền mà coi
Bói rằng: Ta bói hẳn hoi
Bói hay đã dậy, ngươi coi đã đầy
Ta đây nào phải các thày
Bá vơ, bá vất, nói nhây không nhằm
Ôn nhuần Châu Diệc mấy năm
Sáu mươi bốn quẻ, ba trăm dư hào
Huỳnh kim, Dã hạc sách cao
Lục nhâm, Lục giáp chỗ nào chẳng hay
Can chi đều ở trong tay
Ðã thông trời đất, lại hay việc người
Ðặt tiền quan mốt bốn mươi
Khay trầu, chén rượu cho tươi mới thành
Thày bèn gieo quẻ đặng linh
Chiêm tên tuổi ấy lộ trình mắc chi
Ứng vào rùa với cỏ thi
Rồi thày coi quẻ một khi mới tường
Ðồng rằng: Người ở Ðông phương
Nhân đi buôn bán giữa đường chẳng an.
Con nhà họ Lục là chàng
Tuổi vừa hai tám, còn đàng thơ ngây.
Bói rằng: Ðinh Mão năm nay
Hàn chi Giáp tí ngày rầy chẳng an
Mạng kim lại ở cung càn
Tuổi này là tuổi giàu sang trên đời
Cầu tài quẻ ấy xa vời
Khen người khéo nói những lời phỉnh ta
Cầm tiền gieo xuống xem qua
Một giao, hai sách, lại ba Hào trùng
Trang thành là quẻ lục xung
Thấy hào phụ mẫu khắc cùng tử tôn
Hóa ra làm kẻ du hồn
Lại thêm thế động khắc dồn hào quan
Cứ trông quẻ ấy mà bàn
Tuổi này mới chịu mẫu tang trong mình
Xui nên phát bịnh thình lình
Vì chưng ma quỉ lộ trình rất thiêng
Muốn cho bệnh ấy đặng yên
Phải tìm thày Pháp chữa chuyên ít ngày
Ðồng rằng: Pháp ở đâu đây
Bói rằng: Cũng ở chốn này bước ra.
Pháp hay dậy tiếng đồn xa
Tên là Ðạo sĩ ở Trà Hương thôn
Tiểu đồng mới chạy bôn bôn
Hỏi thăm đạo sĩ Hương thôn chốn nào
Chợ đông buôn bán lao xao
Người ta chỉ vào nhà ở chẳng xa,
Ðồng đi một buổi tới nhà
Ðạo sĩ xem thấy, lòng mà mừng thay
Ðồng rằng: Nghe tiếng thày đây
Trừ ma, ếm quỉ, phép thày rất hay
Pháp rằng: ấn đã cao tay
Lại thêm phù chú xưa nay ai bì
Qua sông cá thấy xếp vi
Vào rừng cọp thấy phải quỳ lạy đưa
Pháp hay gió hú kêu mưa
Sai chim, khiến vượn, đuổi lừa, vật trâu
Pháp hay miệng niệm một câu
Tóm thâu muôn vật vào bầu hồ linh
Phép hay sái đậu thành binh
Bện hình làm tướng phá thành Diêm Vương
Phép hay đạo hỏa phó thang
Ngồi gươm, đứng giáo khai đàng thiên hoang
Có ba lượng bạc trao sang
Ðặng thày sắm sửa lập chữa cho
Ðồng rằng: Tôi chẳng so đo
Khuyên thày ra sức chớ lo kho giàu
Bấy lâu thày tớ theo nhau
Bạc dành hai lượng phòng sau đi đàng
Chữa chuyên bệnh ấy đặng an
Rồi tôi sẽ lấy đem sang cho thầy
Pháp rằng: Về lấy sang đây
Cho thầy toan liệu lập đàn bày ra
Ðồng rằng: Tôi đã lo xa
Cực vì người bệnh ở nhà chẳng yên
Xin thày gắng sức chịu phiền
Ra công bùa chú chữa chuyên cách nào,
Pháp rằng: Có khó chi sao
Người nằm ta chữa rồi trao phù về
Ðồng rằng: Tôi vốn thằng hề
Bệnh chi mà khiến chịu bề chữa chuyên?
Pháp rằng: Ta biết kinh quyền
Ðau Nam chữa Bắc mà thuyên mới tài
Tiểu đồng nghe lọt vào tai
Lòng mừng vội vã nằm dài chữa chuyên
Pháp bàn cất tiếng hét lên
Mời ông Bàn cổ tọa tiền chứng miêng
Thỉnh ông Ðại thánh Tề thiên

Chú thích:
1.Mây bạc: Ðịnh Nhân Kiệt đời Ðường, khi đi làm quan xa, thường hay nhớ cha mẹ, một hôm lên núi Thái-Hàng trông về quê hương, thấy đám mây trắng bay lững lờ, ông bùi ngùi nói: "Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây kia". Do đó, danh từ "mây bạc". Do đó, danh từ "mây bạc" (mây trắng) được dùng để chỉ sự mong nhớ cha mẹ.
3.Bôn ba: nghĩa chính: làn sóng chảy mạnh (chảy xiết); nghĩa bóng: chạy đuổi theo vất vả làm một việc gì hoặc có cầu cạnh điều gì
4.Câu này: nói lòng này còn lo ngại, chưa biết việc biến đổi như thế nào.
5.Tị trần: tránh bụi, tức tránh cuộc đời huyên náo, xấu xa.
6.Thị phi: phải trái, lời khen chê.
7.Quầy quả: vội vã.
8.Dưỡng dục sinh thành: công cha mẹ sinh ra, nuôi lớn, dạy dỗ nên người.
9.Phận bạc: Phận mỏng. Tiếng bạc ở đây không phải là trắng nhưng khi dùng tiếng này thì liên tưởng đến bạc là trắng nên đem ví với vôi. Truyện Kiều: "Phận sao bạc như vôi".
10.Ðường mây: con đường ở trên mây, tức đường công danh (được lên địa vị cao, nên gọi là mây).
11.Lâm việc: tới khi vó việc (lâm là tới)
12.Thêm nhuần: ướt thêm. Nói mình đã mỏi mệt mà lại thêm khóc mãi.
13.Ðã lấy mang sầu: nói mắt đã bị bệnh.
14.Ðồng Văn: ở tỉnh Biên-Hòa, huyện Phước-Chánh xưa có cái chợ Ðồng-Văn.
15.Ðầu thang: cho uống thuốc.
16.Ðiều:
1)điều hòa: dùng thuốc thang được đúng mức đúng phép.
2) điều trị: dùng thuốc thang để chữa trị bệnh (điều trị bằng thuốc thang). Hai nghĩa cùng được cả.
17.Nội kinh: một pho sách thuốc cổ nhất, dạy về nguyên lý căn bản và phép châm cứu của Ðông y.
18.Ngoại khoa: những sách thuốc dạy chữa các bệnh ở thân thể bên ngoài.
19.Y học: tức Y học nhập môn, sách thuốc của Ly Duyên đời Minh, những người làm thuốc nước ta trước đây, thường bắt đầu đọc sách này trước.
20.Thọ Thế: Thọ Thế Bảo Nguyên, sách thuốc của Cung Ðình Hiển đời Minh.
21.Ðông y: Ðông y bảo giám, do Hứa Tuấn nước Triều Tiên thâu thái những lý luận và phương pháp của các sách thuốc Trung quốc mà soạn ra.
22.Ngân hải tinh vi: tên một sách thuốc nói về chữa bệnh đau mắt của Tôn Tử Mạc đời Ðường. Ngân hải: bể bạc, tức là con mắt.
23.Cang mục: tức Bản thảo cương mục của Lý Thì Trân đời Minh, sách nói về tính chất các vị thuốc (dược tính).
24.Thanh nang: túi xanh. Hoa Ðà đời Hán, có pho sách ghi chép những bí quyết chữa bệnh, thường đựng trong túi xanh, nên gọi là Thanh nang, nhưng sách này khi Hoa Ðà bị Tào Tháo giết, vợ Ðà ở nhà tức giận, đã đem đốt đi mất.
25.Tập nghiệm lương phan: sách tập hợp lại những phương thuốc hay đã kinh nghiệm
26.Ngự toản, Hồi xuân:
- Ngự toản: tức sách Ngự toản y tông kim giám đời Kiển long nhà Thanh, do tòa Thái y viện phụng mệnh vua thâu thái các sách thuốc cổ kim và sưu tầm các sách cùng phương thuốc bí truyền của dân gian mà soạn nên (Ngự toản: vua làm, sách này không phải vua làm, nhưng theo lối phong kiến, để tên sách như thế, để tôn sùng và qui công cho vua).
- Hồi xuân: Vạn bệnh hồi xuân, sách thuốc của Cung Ðình Hiển đời Minh, cũng như Thọ thế bảo nguyên.
27.Vị: vị thuốc.
28.Quân thần: vua tôi. Các vị thuốc theo tính chất và công dụng của nó, chia ra vị và vua, vị là tôi, vị là người giúp việc, vị là người liên lạc (quân,thần, tá, sứ), một đơn thuốc cũng như một tập thể, phải đủ thành phần mới có công dụng.
29.Nỏ nan (nang): nói thuốc khô, không ẩm ướt.
30.Lư san: bài phú Lư san nói về phép xem mạch (Lư san mạch phú).
31.Lục quân, tứ vật: hai bài thuốc căn bản để chữa khí và huyết. Thanh danh: tên bài thuốc.
32.Thập toàn, bát vị: hai bài thuốc bổ căn bản để chữa bệnh nội thương, nghĩa là bổ tạng phủ suy yếu.
33.Bát trận tân phương: Trương Giới Tân hiệu Cảnh Nhạc, một danh y đời Minh, có lập ra các phương thuốc mới, chia là tám loại đội ngũ, gọi là "Tân phương bát trận" (tám trận phương mới). Chữ bát trận này có nhắc lại "Bát trận đồ" của Khổng Minh. Tác giả cho việc dùng thuốc chữa bệnh cũng như dùng binh đánh giặc.
34.Ngoại cảm: mắc bệnh vì khí hậu thời tiết ở ngoài, như gió, mưa, nóng, lạnh, ẩm thấp. Lúc mới lâm bệnh, nên cho uống thang "ngũ sài" một thang thuốc trong Tân phương bát trận có vị 'sát hồ" giải cảm.
35.Lục bộ: sáu bộ mạch. Ðông y nghe mạch ở chỗ cổ tay, chia bên trái và bên phải, mỗi bên có ba bộ "thốn", "quan", "xích", hai bên thành sáu bộ.
36.Bộ quan bên tả: có mạch gan, mật.
37.Phù hồng: mạch đi nổi và bốc lên.
38.Kinh lạc: các đường truyền dẫn khí huyết trong thân người, đường dọc là kinh, đường ngang là lạc.
39.Mạng môn tướng hỏa: theo thuyết Ðông y thời trước, mạng môn là một điểm ở giữa hai quả thận, cấp dương khi (ôn độ) cho người cả.
40.Tam tiêu: thượng tiêu ở khoảng bụng trên, chủ về phổi, tim; trung tiêu ở khoảng bụng giữa, chủ về tì, vị; hạ tiêu ở khoảng bụng dưới, chủ về gan, thận. Thích nhiệt: chứa chất khí nóng.
41.Giáng hỏa: dẹp hỏa (khí nóng) xuống. Tư âm: làm cho âm (như các chất nước, huyết, tân dịch...) sinh ra nhiều. Cổ phương có bài "tư âm giang hóa" làm cho âm sinh nhiều để dẹp hỏa xuống.
42.Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm: ba vị thuốc mát để chữa nóng. Nói phải dùng gấp bội ba vị này để chữa nóng.
43.Vạn linh, hoàn tinh: hai phương thuốc chữa đau mắt: vạn linh để điểm vào mắt, hoàn tình để uống cho sáng mắt.
44.Ðàn: đặt đàn cho thầy thuốc: chủ bệnh đưa trước một số tiền, thầy thuốc cam đoan sẽ hoàn lại nếu không chữa lành. Ðòi cuộc đòi đàn: đòi chủ bệnh phải đặt cuộc đàn với thầy.
45.Thật tài: gốc chữ Hán, có nghĩa là thực tài, có tài thực sự.
46.Cầu: nhờ làm một việc gì đó. Qua cầu: đến nhờ giúp việc.
47.Bói hay đã dậy: dậy là nổi tiếng.
48.Nói nhây: nói dai dẳng, nói dai như đỉa, như rẻ rách.
49.Ôn nhuần: xem đi xem lại cho thấm. Châu Diệc: Chu Dịch đọc chệnh. Kinh dịch đời nhà Chu, sách triết học rất cổ của Trung Quốc. Sách có tám quẻ chính (bát quái), mỗi quẻ nguyên có ba hào (ba vạch), sau chồng lên thành sáu hào. Tám quẻ có sáu hào này, lại giao đổi với nhau, thành 64 quẻ, 384 hào. Thể hiện sự biến chuyển của vũ trụ và xã hội loài người.
50.Huỳnh kim, Dã hạc: hai sách nói về thuật bói toán.
51.Lục nhâm, Lục giáp: hai môn thuật số bói toán. Lục nhâm có sách "Lục nhâm đại toàn" nói về cách xem "nhâm". Lục giáp có sách "Kỳ môn độn giáp" nói về cách xem "độn".
52.Can, chi: can là thập can (mười can), tức: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí; chi là thập nhị chi (mười hai chi), tức: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Thập can là mười dấu hiệu thuộc về trời (thiên can) hợp với thập nhị chi là mười dấu hiệu thuộc về đất (địa chi) để chỉ ngày giờ tháng năm. Ví dụ năm giáp tí, năm đầu tiên của can chi, rồi lại đến ất sửu... cứ như thế luân chuyển trong 60 năm lại quay trở lại. Can chi còn phối hợp với "ngũ hành": thủy, hỏa, thổ, mộc, kim, theo tính chất của nó. Ðây nói: trong tay nắm vững qui luật can chi, tính toán được ngày giờ và ngũ hành sinh khắc, nên việc trời đất, việc người đều tỏ cả.
53.Chiêm: bói xem.
54.Lộ trình: khoảng đường đi; trong lúc đi đường.
55.Rùa, thi: mai rùa và cỏ thi, hai thứ dùng để bói toán.
56.Ðinh Mão: năm vận hạn của Vân Tiên, gặp ngày Giáp tý là ngày xung nên mắc bệnh (nguyên tắc về bói toán ).
57.Mạng kim: bản mệnh thuộc kim (vàng), một trong ngũ hành. Cung càn (kiền, cung thuộc quẻ (kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, li, khôn, đoái), thuộc về kim. Mệnh kim ở cung là đắc địa (ở được chỗ hay), nên số sẽ giàu sang.
58.Cầu tài quẻ ấy xa vời: nói quẻ này không phải ứng vào người đi buôn bán (cầu tài).
59.Phỉnh: lừa dối. (theo nghĩa miền Nam)
60.Giao, sách, trùng: cách bói Dã-bạc (bói Dịch), cầm ba đồng tiền gieo xuống cái đĩa, một đồng sấp là "sách", ba đồng sấp là "trùng", ba đồng cùng ngửa là "giao". Mỗi lần gieo tiền sấp ngửa như thế, ghi làm một hào, gieo đủ sáu lần là sáu hào thành một quẻ, sẽ theo tính chất mỗi hào trong một quẻ mà đoán sự việc. Quẻ bói ở đây, lần thứ nhất gieo được hào giao (ba ngửa), lần thứ hai hào sách, lần thứ ba hào trùng...
61.Trang: sắp đặt ra, trình bày ra. "Trang quẻ, trang lá số": trình bày nội dung cái quẻ, lá số.
62.Lục xung: sáu hào trong quẻ bói đều xung khắc với nhau.
63.Phụ mẫu, tử tôn: theo sách bói Dã-hạc: sáu hào trong quẻ bói, mỗi hào chủ về một sự việc, nên có nhưng tên hào: phụ mẫu (cha mẹ), huynh đệ (anh em), thê tài (vợ và tiền của-gọi tắt là hào "tài"), tử tôn (con cái), quan quỉ (quan sự và quỉ thần-gọi tắt là hào "quan"), trong đó lại có một hào đại biểu cho bản thân gọi là "thế", một hào đại biểu cho người hay việc bên ngoài trực tiếp quan hệ đến bản thân gọi là "ứng". Những hào này, theo ngũ hành, có tính chất tương sinh hay tương khắc nhau. ở đây, hào phụ mẫu khắc hào tử tôn, ứng vào việc cha mẹ gặp nạn mà con cháu đau thương.
64.Du hồn: tên quẻ bói (hồn đi chơi vẩn vơ).
Quẻ bói hóa ra quẻ du hồn, chỉ việc Vân Tiên bị long đong bệnh hoạn nơi đường xa đất khách.
65.Thế động: hào"thế" tức hào bản thân bị xung động. Hào quan: tức hào "quan quỉ" gọi tắt, quan chỉ chung những sự việc: thi cử, công danh, văn thư, kiện tụng. Thế động khắc hào quan, chỉ cuộc đời của mình bị biến chuyển mà công danh trắc trở.
66.Mẫu tang: tang mẹ.
67.Thày pháp: pháp sư, thày phù thủy.
68.Bôn bôn: bon bon.
69.ấn: phù phép của thày pháp để bắt ma, trừ tà.
70.Phù chú: lá bùa và câu chú.
71.Hồ linh: bầu thiêng liêng.
72.Sái đậu thành binh: rảy hạt đậu thành binh lính đi đánh trận được
73.Diêm vương: vua ở âm phủ. Hai câu này nói: sai được âm binh bằng đậu, bằng rơm xuống phá thành vua âm phủ.
74.Ðạo hỏa phó thang: Dẫm chân lên lửa cháy, dấn mình vào nước sôi.
75.Ngồi gươm, đứng giáo: ngồi trên gươm, đứng trên giáo. Khai đàng thiên hoang: mở lối đi ở cõi trời xa vắng chưa có ai tới.
76.So đo: có nghĩa là suy hơn tính thiệt.
77.Hề: người theo hầu, như nói "hề đồng": chú bé theo hầu.
78.Kinh quyền: hành sự theo lẽ thường là kính, theo lẽ biến là quyền. Hai chữ này thường dùng chung là một danh từ để chỉ sự hành động biết tùy thời, không cố chấp câu nệ.
79.Thuyên: bớt đau, khỏi bệnh.
81.Bàn cổ: theo truyền thuyết Trung-quốc. Tọa niền chứng miêng (minh): chứng tỏ trước bàn thờ
82.Ðại thánh Tề thiên: tức Tôn Ngộ Không, một nhân vật chính trong chuyện Tây Du Ký. Ngộ Không nguyên là một con khỉ đá tinh quái, đi cầu tiên học đạo, có nhiều phép lạ, từng xuống thủy cung yêu sách Long vương, và xuống âm cung xóa sổ Diêm vương, Trời vời lên làm Bật Mã Ôn (chức coi ngựa nhà Trời), Ngộ Không bất mãn, làm náo động thiên cung rồi bỏ về, mấy tướng nhà Trời xuống bắt, đều bị Ngộ Không đánh bại, Trời phải phong y là Tề thiên đại thánh (thánh to bằng trời). Sau Ngộ Không qui Phật, theo Ðường Tam Tạng sang Tây trúc lấy kinh. Nhân vật Tề thiên đại thánh ngày này được coi tượng trưng cho sức mạnh vô địch của nhân dân.