Ánh mắt Hải Đăng nói rằng ông ta không nhận ra nó và không thây có điều gì bất thường. Chiếc kẹp, ồ không, và cả chiếc áo là của một người phụ nữ nào đấy. Ấm ức vì sự im lặng của Hải Đăng, cô muốn ít ra ông ta phải nói một điều gì đó vào lúc này. - Tôi có thể sự dụng nó không? - Nó đang ở trong tay Du mà. Nguyên Du mím môi: - Nhưng nó là của một người khác, làm như thế có bị xem là tham lam quá không? Hải Đăng nhếch môi: - Theo tôi thì không nhất là khi nó tự nguyện lăn vào tay Du như thế. Câu chuyện được chuyển theo hướng khác. Nguyên Du muốn kếp thúc, tiếp tục nó và lúc này không có lợi cho cộ Có vẻ như Hải Đăng chỉ nói, còn việc người khác hiểu hay nghĩ về nó thế nào không phải là điều ông quan tâm. - Tôi cho rằng cần phải có thời gian tôi mới thích ứng với lối suy nghĩ kiểu này. - Đừng cố gò mình như thế. Lúc nãy không pảhi chỉ cô hai nhìn thấy Du buồn đâu. Nếu không học được cách che giấu thì hãy tập tính thích nghi và quen dần với việc delete những thứ nằm quá lâu trong đầu. Thích nghi và lãng quên là những thứ rất quý giá mà thượng đế ban cho con người. Nguyên Du nhíu mày: - Tôi không phải là người sáng dạ cũng không muốn tỏ ra uyên bác khi đoán già đoán non ý nghĩ của người khác mà cho rằng mình đã hiểu rõ. Vì vậy chú có thể giải thích những điều vừa nói không? Nó có nghĩa là gì vậy? - Ừm... tôi đã dùng từ "cố" trong ý nghĩa phủ định vì thực tế không hề có việc này. Nó tương đương với câu "dừng cố tỏ ra gò mình nhưng thế". Tôi nói như vậy có đúng không? Du vẫn chưa giấu nổi mình đâu vì ánh mắt Du phản ảnh rất thật những gì có trong suy nghĩ cho nên đừng phí sức vì những việc này, cô bé. Nguyên Du cười bâng quơ: - Vậy chú đã sự dụng những điều qúy giá ấy vào việc gì rồi? Tôi muốn nói đến thích nghi và sự lãng quên mà chú vừa nói? Mắt Hải Đăng lóe lên những tia rất lạ nhưng khi chạm phải cái nhìn của Nguyên Du thì biến mất. Ồ không, không biến mất nó chỉ chuyển sang một sang trạng thái khác. Nguyên Du nghĩ thầm, nhanh như việc người ta dùng remote thay đổi liên tục cáci kênh trên TV vậy. - Du tò mò muốn xem những vết sẹo trên lưng người khác và muốn chính họ phải tự vạch áo mình lên. Việc này khó đấy, để làm được cần phải có bản lĩnh - Anh ngắm nghía gương mặt Nguyên Du - Xem nào... lúc này thì chưa nhưng có lẽ không lâu lắm đâu. Chỉ duy một điều mà tôi có thể chắc chắn, người làm việc này không phải là tôi. Nguyên Du buồn cười: - Nói lòng vòng như vậy chú có thấy mệt không? Hải Đăng nhìn Nguyên Dụ Cái nhìn lướt đọc thân thể như nhìn một món hàng mà mình ưng ý. Anh biết rõ tác dụng của nó, bao giờ cũng làm phụ nữ khó chịu thậm chí tức giận. Không ai trong số họ thích cái vẻ ương ngạnh và sỗ sàng trong ánh mắt ấy cả. Phản ứng của họ đều giống nhau, người có phản ứng khác thì anh chưa gặp và Hải Đăng tin là không có ngoại lệ. Nguyên Du không nói thậm chí không nhúc nhích cho đến khi cái nhìn của anh trở lại gương mặt cộ Mắt Nguyên Du nhướng lên như ngầm hỏi "Anh đã xem xét chán chưa?" Không tưởng tượng được "ngoại lệ" đang đứng trước mặt mình, Hải Đăng bất ngờ nổi giận dù không chắc có phải anh tức giận vì điều này không. Buông thõng từng lời, Hải Đăng muốn cô đỏ mặt hoặc ít nhất phải bối rối quay đi như vài giây trước đó. - Chỉ những thứ thẳng đuột thiếu đường cong hoặc phẳng lì không kích thích nổi trí tưởng tượng mới làm tôi mệt và chán - Anh nhún vai - Rất may, đứng trước tôi bây giờ không phải là những thứ tương tự như thế. Không có phản ứng nào hay nói chính xác là không có phản ứng mà anh mong đợi. - Tôi có thể xem đây là lời khen không nhỉ? Ồ, xin cảm ơn, nhưng để nói những lời này chú nên chọn cách diễn đạt tế nhị và dễ nghe hơn. Như vừa rồi có thể làm phụ nữ hoảng sợ đấy. Hải Đăng càu nhàu: - Đó là cách phân biệt tôi với những người khác. Nếu nói giống như họ, tôi có cảm giác phụ nữ sẽ đề phòng mình như đang đứng trước mặt lão già sắp giở trò trống bởi vậy. Lần này Nguyên Du mới đỏ mặt như sau đó lại phá lên cười thật tọ Bất giác Hải Đăng cũng cười theo. Tiếng cười đuổi nhau trong gió, không, tiếng cười quyện vào nhau được gió đẩy ra xa, cuốn lên cao. Không gian quanh họ dường như đang rộn rã. Hai người chia tay thì trời đã khá khuya. Trước khi quay đi Nguyên Du nói khẽ nhưng rành rọt. Anh biết cô phải cân nhắc rất lâu: - Thú thật là tôi cảm thấy bối rối với kiểu xưng hô này quá. Nó làm tôi ngượng nghịu và không thoải mái chút nào. Nếu gọi bằng chú xưng tôi cùng với lối nói như vừa rồi tôi thấy mình vô lễ nhưng nếu gọi xưng khác hơn để phải đứng xa kính trong chú như một bật trưởng thượng tôi lại thấy tiếc. Sự thành thật của Nguyên Du làm anh phục: - Vậy hãy xem tôi như người bạn và gọi thế nào cũng được, tùy Du, miễm đừng quên gọi tôi vào những dịp thế này vì đêm nay tôi thất rất vui. Nguyên Du lè lưỡi: - Thật khó tưởng tượng tôi và ba tôi có chung một người bạn. Hải Đăng nói bâng quơ nhưng trong suy nghĩ anh lại xem đây là hành động thiện chí để đáp lại sự thành thật vừa rồi của cô. - Vậy có khó tưởng tượng hơn việc tôi và ba Du đã từng yêu cùng một người không nhỉ? Nguyên Du thì thầm: - Là mẹ tôi à? Hải Đang nhún vai: - Tất nhiên là không và rất may là không phải thế. Vì vậy thì chấp nhận một người bạn như tôi, Du phải vận dụng đến trí tưởng tượng để khỏi bỡ ngỡ khi đối diện với những điều vượt xa nó trong thực tế. Bóng tối khá dày, ngoài giọng nói đầy ẩn ý cô không nhìn rõ mặt Hải Đăng để xem trên ấy có nét nào đáng tin không. Nguyên Du không nghĩ chỉ vài ngày sau, khi trở về nhà sớm hơn dự định, cô đã nhận được câu trả lời. Hải Đăng bắt kịp Nguyên Du lúc xe ra khỏi thị trấn một đoạn khá xạ Chưa có điều gì làm cô bất ngờ và cảm động hơn khi nhận món quà từ anh. Đó là đĩa hòa tấu chỉ duy nhất bài "Dòng Đa-Núp Xanh" và mô hình cầu Mỹ Thuận thu nhỏ. Khi trao nó cho Nguyên Du, Hải Đăng đã nhìn sâu vào đôi mắt có ánh sáng màu xanh ấy nói thật khẽ: - Giờ tôi lại muốn xây những thứ kiên cố và đẹp đẽ nhé thế này. Du có đồng ý nhận nó không? Nguyên Du đón lấy. Sự im lặng làm Hải Đăng phật ý vì anh đã nhận được câu trả lời đầy đủ nhất từ ánh mắt cộ Suốt đoạn đường quay về thành phố, Nguyên Du cẩn thận giữ nó trên tay và lắng nghe quanh cô mọi vật đang ca hát, ánh ban mai, ngọn gió sớm và những giọt sương còn đọng trên lá. Với Hải Đăng, đây lại là lần đầu tiên anh chú ý đến mặt trời ở yếu tố thẩm mỹ. Nó có bộ mặt đỏ ửng đầy vẻ láu lỉnh và tia nắng sớm là ánh mắt nheo lại, rất tinh quái. Cũng chỉ có anh mới nhận ra một điều như một người nhàn rỗi, mặt trời đủng đỉnh lên cao những chút vội vã vì biết rất rõ mình đang chiếu sáng những gì. Nguyên Du không muốn quay vào dù cả hai đã đến đầu hẻm và đứng đó khá lâu. Cô nằn nì: - Hay vào nhà một chút đi ba. Có lẽ mẹ con cũng sắp về rồi đấy. - Thôi nào, ba có cuộc hẹn vào lúc năm giờ phải đi ngay mới kịp. Vả lại vào ngày này mà cậy quyền ỷ thế giành quá nhiều thời gian của con thì có được xem là cạnh tranh lành mạnh với những chàng trai khác không nhỉ? Đừng buồn con gái, ba mẹ còn nhiều dịp khác. Giờ con hãy vui chơi, gặp gỡ bạn bè và làm những việc mà người ta vẫn thường làm trong ngày sinh nhật của mình đi. Chúc con vui vẻ. Nguyên Du biết mình vô lý khi giữ cha thế này. Cả hai đã chờ mẹ cô suốt ngày hôm nay còn gì. Bà không trả lời điện thoại cũng chẳng đến. Mẹ không quên đâu. Điều này Nguyên Du chắc chắn, mẹ không muốn gặp cha đấy thôi. Cô thở dài, lý do này xem ra rất chông chênh vì bà vốn không phải là người thiếu rạch ròi đến thế. Vậy thì vì lẽ gì? Tuần trước Nguyên Du úp mở bảo rằng mình có một chương trình rất hay sẽ giành cho mẹ vào ngày này. Nguyên Du chắc lúc ấy mẹ nhớ ngay đến sinh nhật của cô dù không tỏ ra. "Gần đến ngày ấy con nhắc mẹ lần nữa nhé Du". Cô nhớ đến gương mặt đượm buồn và ái ngại của cha. "Có lẽ mẹ con bận nhiều việc nên không đến được. Không sao, chúng ta sẽ mừng sinh nhật con như mọi năm". Cô cười buồn, vì sự vắng mặt của mẹ mà hai cha con cứ như hai diễn viên đóng kịch với nhau vậy. Ông Nguyên giục: - Vào nhà nhanh lên, ba chắc bạn bè chờ con đầy cả nhà rồi đấy. Cô gượng cười: - Ba về ạ. - Ừ, vào đi con. Đừng giận mẹ nhé. Quày quả bỏ đi, ông sợ nhìn vào ánh mắt ấy, ánh mắt của Quỳnh Thy ngày xưa, không khóc nhưng cắt vào ruột gan người khác. Nguyên Du chầm chậm về nhà, không ai chờ cô cả. Nguyên Du dành ngày này cho hai người mà cô yêu quý nhất nhưng xem ra không được ai nhận trọn vẹn. Mình sẽ làm gì cho hết ngày nhỉ? Nguyên Du thở dài, không cần làm gì thì nó cũng trôi qua. Cửa không khóa chỉ khép hờ. Nguyên Du dừng lại, mẹ đã về. Cô quyết định không nhắc đến buổi họp mặt. Vốn nhạy cảm và tinh tế chắc chắn bà hiểu đã làm tổn thương cha con cô thế nào. Nguyên Du muốn thấy mẹ dằn vặt để nói hộ cha vài lời "Con không sao nhưng ba buồn lắm. Ba đã mong chúng ta có một ngày vui vẻ bên nhau". Nhìn qua khe hẹp, tim Nguyên Du đập thình thịch. Không phải mẹ vì cánh tay xoãi dài trên thành ghế ở ngón áp út mang chiếc nhẫn lớn. Mặt nhẫn đính hạt đá hình giọt nước có màu đỏ sẫm như máu. Một giọt máu lớn, Nguyên Du lẩm bẩm, nó đâm vào mắt cô nhoi nhói. Nhận ra người này là ai, ngực Nguyên Du nghẹn lại như có vật gì chèn cứng. Ông ấy hơn cả ba và mình cộng lại. Thế đấy. - Con đã về rồi à? - Vâng, thưa mẹ. Không nhìn đến khách, Nguyên Du đi thẳng vào trong. Mẹ cô không phải là người dễ dàng bỏ qua những biểu hiện như thế. Từ lâu rồi không còn điều gì có thể gây áp lực với bà, nhất là trong tình huống này và ngay khi có sự hiện diện của người đàn ông. - Mẹ không hài lòng vì thái độ của con, Du. Mẹ muốn con cư xử như một người có giáo dục. Nguyên Du quay lại: - Vâng, thưa mẹ. Người đàn ông quan sát cả hai, chợt thấy thú vị với ý nghĩ Quỳnh Thy không biết mỗi khi tỏ ra ương ngạnh, bà ấy cũng có gương mặt giống y như thế. - Mẹ muốn biết cả ngày hôm nay con đã đi những đâu. Dì Bảy nói với mẹ con rời nhà từ rất sớm. Giờ đây sựvắng mặt của bà không còn làm Nguyên Du quan tâm bằng sự hiện diện của nhân vật đang ở trong nhà cô, ngồi vào chỗ của cha cô và quan sát mẹ con cô bằng vẻ mặt vô can. Gương mặt, ánh mắt của người đàn ông này làm Nguyên Du tức giận nhưng không hiểu sao cô lại muốn trút cơn phẫn nộ ấy vào mẹ. Nguyên Du có cảm giác giờ đây ông ấy và cả mẹ đều là người phía bên kia trận tuyến và cô chiến đấu một cách đơn độc, không phải chỉ vì mình. - Con có công việc cần phải giải quyết ngay ngày hôm nay, không thể làm vào một ngày khác. Dù sao con cũng xin lỗi vì đã để mẹ lo lắng. Con hứa không có lần sau đâu ạ. Làm như không nhận ra vẻ gai góc trong giọng nói ấy, bà Quỳnh Thy khoát tay: - Thôi được, con về phòng đi. Lần sau, trong những trường hợp tương tự, con phải được sự đồng ý của mẹ. Ở tuổi con mẹ không nghĩ ra có việc gì đó quan trọng đến nỗi con phải làm cả ngày mà không về nhà. Chưa bao giờ Nguyên Du thấy mẹ xa lạ như bây giờ. Cô nói chầm chậm, nặng nề như đang nghiêng người trút tảng đá trên lưng xuống dù hiểu rõ ở vị trí nào thì người bị đau vẫn chính là cô. - Con nghĩ ai cũng có nhiều việc phải làm trong ngày sinh nhật của mình, mẹ ạ. Nét sững sờ trong ánh mắt bà làm Nguyên Du ân hận. Bà quên. Điều này đâu phải là trọng tội mà cô đặt mình vào vị trí một quan tòa. Nguyên Du nhăn mặt, cô không nên dùng thái độ vừa rồi để nói với mẹ những lời nói đó. Ánh mắt của mẹ xoa dịu mọi uất ức trong lòng Nguyên Du. Giờ cô lại muốn an ủi bà. Vào lúc này giọng người đàn ông cất lên và mọi hành động dù khôn ngoan đến đâu nhưng không chọn đúng thời điểm thích hợp đều tệ hại như nhau. Ông đã làm tất cả trở lại màu xám xịt khi đưa chúng quay về điểm xuất phát ban đầu. - Ồ, sinh nhật à? Bác rất tiếc vì đã không biết sớm hơn nhưng không sao chúng ta còn cả buổi tối. Đến một nhà hàng nào nhé, nơi có thức ăn ngon và không khí ấm cúng, chúng ta sẽ tổ chức tiệc sinh nhật dù muộn một chút để đền bù cho cháu. Nguyên Du nhìn thẳng vào người đàn ông trước mặt rồi nhớ đến một người khác đang trở về nhà trên đoạn đường gần một trăm cây số. Đầu cô nhức như búa bổ. - Bác vừa nói đến đền bù, cháu lại không thấy mình chịu thiệt thòi hay bị một tổn thất nào để nhận sự đền bù cả. Ông cười, không hề gượng gạo: - Bác sẽ thử cách khác... à, xem như đó là món quà sinh nhật mà bác tặng cháu vậy. - Cảm ơn bác. - Chúng ta thỏa thuận thế nhé - Quay sang mẹ cô, ông nói với vẻ tự hào như vừa dỗ xong một đứa trẻ vòi vĩnh và việc còn lại chỉ là đút bình sữa vào miệng nó - Giờ em chuẩn bị đi, Quỳnh Thy. Nguyên Du nói lớn: - Cháu nghĩ là có sự nhầm lẫn ở đây. Cháu thành thật cảm ơn bác về món quà nhưng đã là món quà thì người ta có quyền nhận hay từ chối. Cháu muốn nói lời từ chối, thưa bác. - Có thể cho bác biết lý do được không? Vẻ trầm tĩnh của ông làm cô nổi giận: - Trong trường hợp này hoặc là người ta không thích món quà hoặc không thích người tặng, ở đây cháu không thích cả hai. Bà Quỳnh Thy không tưởng tượng được Nguyên Du dám nói những lời này bằng vẻ mặt bình thản như thế. Giống như đây là việc nó vẫn làm hàng ngày vậy. Sự vô lễ ấy vượt xa sức chịu đựng của bà và át luôn cảm giác ân hận ban nãy. Bà lùi lại lấy hết sức tát mạnh vào mặt con gái. Hành động này làm chính bà cũng ngạc nhiên. Loạng choạng suýt té nhưng Nguyên Du từ chối bàn tay của người đàn ông đang chìa ra cho mình. Mặt cô đỏ ửng và sự ngạc nhiên làm tê liệt mọi phản ứng như vòi nước đột ngột bị khóa lại. Không òa khóc, không giận dữ, không đau đớn, trong mắt Nguyên Du chỉ sự ngạc nhiên kỳ lạ. Môi run run, mắt mọng nước đỏ hoe nhưng không khóc, cô cẩn thận tránh sang một bên không để bà chạm tay vào người, thì thầm: - Xin lỗi mẹ. Bà Quỳnh Thy rụt tay về đứng yên. Khoảng cách giữa hai mẹ con làm bà hoảng sợ. Mình không nên làm thế, chắc chắn Nguyên Du đang nghĩ rằng vì người đàn ông này mà bà đánh nó. Bà muốn giải thích, muốn Nguyên Du ào vào lòng và khóc òa lên nhưng không muốn thu ngắn khoảng cách, nó đang đứng rất xa, ngoài tầm tay và nhìn bà bằng đôi mắt lạc lõng, như không trông thấy. - Con rất ân hận. Con xin lỗi mẹ. Nguyên Du nói bằng giọng như không phải vừa bị mẹ đánh mà chính cô đã làm việc đó với bà vậy. Trước khi mẹ cô có hành động nào khác Nguyên Du bước vụt ra ngoài. Bà hốt hoảng gọi to, nếu không bị Ông giữ chặt chắc bà đã chạy theo nó. - Không, em ạ. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là để con bé yên. Nó đang uất ức vì tình cảm bị tổn thương mà anh và ngay cả em dù biết cũng không thể nào giúp được. Lý do rất đơn giản, chúng ta chính là khúc mắc trong lòng nó và lúc này chúng ta làm việc gì cũng chỉ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ thêm mà thôi. Đưa tay vuốt mặt như cố nhớ hành động vừa rồi, vẻ yếu đuối làm ông cảm động. Ông đã gặp và yêu ngay người phụ nữ này chính vì sự mạnh mẽ trong tính cách, ý chí và cả nghị lực. Giờ ông lại thấy nét yếu đuối đầy nữ tính càng làm bà hoàn thiện hơn trong mắt ông. Ông không để mất bà vì những trở ngại thế này và thật lòng ông cũng thấy tội nghiệp con bé. Nó là bản sao của Quỳnh Thy chỉ khác nhau ở nét trầm tĩnh, chín chắn của một phụ nữ từng trải và sự trong sáng, nhạy cảm của một đứa trẻ vẫn còn nét ngây thơ. - Em phải làm gì bây giờ? Không muốn xem đây là vấn đề của riêng bà, ông nhấn mạnh: - Chúng ta sẽ không làm gì trước khi Nguyên Du bình tĩnh trở lại nhưng không có nghĩa là để mặc nó. Chúng ta đã không có sự chuẩn bị về tâm lý cho Nguyên Du, đột ngột rơi vào hoàn cảnh thế này thì phản ứng vừa rồi của nó cũng là điều dễ hiểu. Anh hoàn toàn thông cảm với Nguyên Du. Chúng ta phải làm lại từ đầu việc mà lẽ ra chúng ta đã làm từ lâu. Ngơ ngác nhìn như ông đang nói thứ ngôn ngữ nào đó mà bà không hiểu nổi. Từ lâu dù không nói ra nhưng bà biết rõ tình cảm của ông. Không tiếp nhận và chưa chuẩn bị cho sự thay đổi nào khác, thiện chí của bà chỉ thể hiện ở chỗ không phá hỏng cũng không làm điều gì để duy trì nó. Tình cảm này là nhân vật có số phận hẳn hoi trong suy nghĩ của bà. Da diết, sâu lắng, trách móc, hờn giận, nồng nàn nhưng rất công tâm nó không tạo áp lực trong công việc. Với bản lĩnh, ông đã tách tình cảm ra khỏi ý nghĩ tầm thường ấy. Bà cảm phục ông về điều này. Tất cả chỉ có thế. Nó, bà và ông là ba nhân vật dàn hàng ngang đang cùng di chuyển về phía trước. Không ai cản trở ai, cùng nhìn thấy sự tồn tại của nhau. Giờ đây theo cách nói của ông dường như hai người đã yêu nhau rất lâu kèm theo những dự định nghiêm túc và đang cần đến sự chấp thuận của con gái bà vậy. Không hài lòng nhưng bà không đủ sức phản đối. - Em gọi điện cho ba của Nguyên Du xem sao, có thể nó sẽ liên lạc hoặc đến chỗ anh ấy. Bà lắc đầu: - Vốn yêu quý và không muốn làm anh ấy buồn, nó sẽ không đến đấy đâu. - Nếu Nguyên Du còn tỉnh táo để nghĩ đến điều này thì không có gì phải ngại. Anh nghĩ lúc này con bé không muốn nhìn thấy chúng ta và đó là con gái của em nên anh tin nó biết mình phải làm thế nào. Bà cười buồn: - Nguyên Du sẽ làm thế nào khi hôm nay là sinh nhật của nó và tất cả những gì em làm được là tát vào mặt con gái mình. Ông muốn an ủi bà, muốn ôm bà vào lòng và hôn lên nụ cười buồn bã ấy. Nhưng ông chỉ ngồi cạnh và nhìn vào mắt bà. Đôi mắt lúc nào cũng đầy ắp những ý nghĩ, những suy tư. Nó không ngừng chuyển tải điều gì đó mà ông chưa khám phá hết. Giờ đây với đôi đồng tử mở rộng choán gần kín con ngươi, đôi mắt ấy mang nỗi niềm khắc khoải của một người mẹ. Ông bỗng nhận ra đây chính là mẹ của các con ông. Ông xiết chặt tay bà trong niềm xúc động vô biên. Nguyên Du lang thang qua nhiều con đường. Cô đi thẳng rồi quẹo trái, quẹo phải theo một giác quan duy nhất nào đó còn tỉnh táo đang điều khiển toàn bộ con người cô. Trôi theo dòng người xe đông đúc, tâm hồn Nguyên Du cũng chứa đầy sự huyên náo. Cô bừng tỉnh khi một đứa trẻ lao ra như mũi tên và va mạnh vào người. Luống cuống đưa tay đỡ lấy nó nhưng không giữ được thăng bằng nên cả hai té lăn ra đất. Vì là trẻ con nên thằng bé lồm cồm ngồi dậy trước rồi tò mò nhìn vẻ lo lắng của nạn nhân. - Em có sao không? Đưa chị xem nào. Nó lắc đầu, ánh mắt dừng lại sau lưng Nguyên Du. Cô ngoái nhìn, người đàn ông đang hốt hoảng chạy đến. - Con đau ở đâu? Ba đã dặn không được chạy nhanh như thế kia mà. Xin lỗi cô, cô có làm sao không? Nguyên Du chùi khuỷu tay rớm máu, lắc đầu: - Tôi không sao. Người đàn ông kéo đứa bé về phía mình, phủi chiếc quần lấm lem của nó: - Con đến xin lỗi cô đi. Thằng bé lí nhí: - Con xin lỗi cô. Cô có đau không ạ? Nguyên Du khom người xuống, chân khá đau nhưng cô gượng cười: - Cô không đau. Em về nhà đi. Lần sau không được chạy nhanh và bất cẩn như thế nữa nhé. Thằng bé ngoái lại nhìn cho đến khi cô chỉ còn là cái chấm nhỏ xíu. Bảo rằng không đau nhưng sao cô ấy lại khóc nhỉ? Chắc cô chỉ nói vậy thôi chứ nặng như nó mà đè cả lên người thì đau lắm. Thằng bé đem điều này thắc mắc với ba. Ba nó giải thích vì người lớn không muốn trẻ con biết mình đau. Nguyên Du khập khiễng bước đi. Giờ cô mới nhận ra mình đứng trước cổng trường giờ tan học. Phụ huynh đón con tràn xuống lòng đường. Nguyên Du cúi đầu, không ai hong hóng chờ mình như những gương mặt cô đang nhìn thấy ở đây. Những đứa trẻ quyến luyến chia tay bạn bè, cố nói thêm vài câu dù ngày mai gặp lại rồi quay sang tíu tít với bố mẹ, huyên thuyên đủ điều dù chỉ vài giờ không gặp nhau. Những tình cảm rất xa lạ với Nguyên Du. Cơn nhức đầu lan rộng ra hai mí mắt khiến chúng trĩu xuống. Bước thấp bước cao trên vỉa hè bằng phẳng, cô nghĩ, phải làm việc gì đó thì ngày hôm nay mới chịu kết thúc, không thì nó cứ kéo dài lê thê mãi thế này. Nguyên Du rẽ vào quán ăn mà cả hai đã chờ mẹ cô suốt buổi trưa. Quán đông khách. Cô lơ ngơ tìm một chỗ trống. Chiếc bàn mà Nguyên Du ngồi giờ là nơi quây quần của một gia đình đầy đủ các thanh viên. Họ cười nói, ăn uống ồn ào. Sau chuyện buồn thường là một câu chuyện vui, điều này có đúng không nhỉ? - Xin cho hỏi chị đi mấy người? Nguyên Du lúng túng: - Tôi muốn uống một tách cà phê. - Mời chị đi lối này. Quầy giải khát đặt ở tầng lửng. Ngồi ở đây Nguyên Du nhìn được dưới nhà. Sau gia đình đông đúc là một đôi tình nhân. Ăn uống mà họ chụm đầu vào nhau kể cũng lạ. Chỉ với khoảng thời gian ngắn mà mọi hỉ, nộ, ái, ố trên đời này đều đã diễn ra ở chiếc bàn ấy. Quán đông thật, cứ tấp nập người ra vào. Không muốn rời khỏi chỗ này, Nguyên Du gọi thêm tách cà phê. - Cô có thể ngồi chờ mà không cần phải uống nhiều cà phê đến thế. - Dạ? - Nguyên Du trợn mắt nhìn. Không phải người phục vụ mà là một gã đàn ông có bộ ria vắt qua mép trông đến chướng. - Có gì không ổn à? - Không. Nguyên Du cúi xuống: - Vậy thì vui lòng mang thêm cho tôi một tách cà phê nữa. Cảm ơn. Gã đàn ông nghiêng người đặt tách cà phê xuống bàn bằng điệu bộ rất khoa trương. Nguyên Du đưa mắt nhìn, chà, cô đã cho vào bụng đến tách thứ tư rồi đấy. Mình sẽ thức cả tháng chứ chẳng chơi. Cô nhấp một ngụm nhỏ và không ngẩng lên: - Anh chưa từng trông thấy chuyện này sao? - Với một cô gái thì chưa. - Đó có phải là lý do khiến anh trợn tròn đôi mắt và nhìn chăm chăm vào mặt người khác không? - Tôi chỉ ngạc nhiên vì sao hắn không đến. Chà, mắt cô buồn quá đấy. Cô sẽ không khóc chứ? Nguyên Du nhìn quanh: - Anh là ai vậy? - Tôi là ai à? Điều này đâu có gì quan trọng. Đôi khi nói chuyện với người mình không quen lại dễ dàng hơn rất nhiều. Cô có thể tâm sự mà không sợ hắn thóc mách với ai. Vì thế chủ quán rượu và những người phục vụ là đối tượng được nghe nhiều câu chuyện kín đáo và ly kỳ nhất. Khách đến rồi đi còn họ vẫn ngồi đấy. Nguyên Du gật gù: - Vậy ra anh là chủ cái quán này. Và tôi có hai sự lựa chọn hoặc là kể cho anh nghe những câu chuyện kín đáo, ly kỳ nhất để được ngồi lại uống hết tách cà phê này hoặc là rời khỏi nơi đây trong khi anh vẫn ngồi đấy. Ý anh có phải như vậy không? Hắn xua tay: - Không phải thế đâu. Tôi chỉ muốn gợi ý cô chọn một món khác trong khi chờ đợi. Cà phê ở đây rất đặc biệt nhưng không thích hợp uống liền một lúc mấy tách thế này đâu. Kem nhé? Kem cũng rất ngon. Mà này, với sự suy diễn vừa rồi tôi thấy tội nghiệp cho người nào đó không may bị cô kết án, không nặng thì nhẹ chắc chắn không thể vô tội được. Nguyên Du phì cười: - Được rồi, cho tôi một ly kem... Ờ kem cà phê đi. - Lại cà phê? Kem sầu riêng nhé, bạn gái tôi rất thích kem sầu riêng. - Vậy thì mang ra cho tôi tất cả những gì mà bạn gái anh thích. Mà này, ý thức sở hữu của anh cao quá đấy, nào là quán của tôi, bạn gái của tôi... Hắn xoa tay: - Cô không sợ mất phần đâu, tôi sẽ gọi cô là khách hàng của tôi. À, cô vừa bảo gì nhỉ? Mang ra tất cả những gì mà bạn gái tôi thích à? Chà, trong đó có cả tôi nữa đấy. Cô có ngại không nhỉ? Ồ không... tôi xin lỗi, cô đừng giận... tôi sẽ đi ngay đây. Chẳng qua tôi không muốn khách hàng của mình lại phải buồn bã trong một buổi tối cuối tuần đẹp đẽ thế này chỉ vì một người nào đó đã trễ hẹn. "Một người nào đó", Nguyên Du nghĩ ngay đến người ấy. Sao lại không nhỉ? Chỉ để nói vài câu vui vui giải khuây thôi mà. Ánh mắt đó đã bảo với Nguyên Du rằng, cô rất quan trọng. "Hãy gọi cho tôi lúc nào Du muốn", Nguyên Du đứng lên. Người ta có thể làm bất cứ điều gì trong ngày sinh nhật của mình và việc của cô bây giờ là kiểm tra một tình cảm, một ánh mắt hãy còn mơ hồ. Cứ đánh cuộc với chính mình xem sao. Vờ như không thấy cái nhìn đầy vẻ hiếu kỳ của gã ria mép, Nguyên Du nhẩm lại dãy số quen thuộc, dù chưa gọi lần nào, trước khi nhấc máy. Lúc ngón tay lướt trên các phím số là lúc Nguyên Du có cảm giác mình đang nhấc các quân bài lên. Người bên kia trả lời gần như lập tức: - Dạ, tôi nghe đây. Nguyên Du ngớ ngẩn: - Alô. Cô thấy ân hận nhưng ý nghĩ này cùng với áp lực mà Nguyên Du đang chịu đột ngột giảm xuống khi giọng trầm tĩnh ấy hỏi lại: - Nguyên Du phải không? Rất bình thường. Bất kỳ ai hay một thiết bị lọc âm hiện đại nào dù phân tích cẩn thận đến mấy cũng nhận ra giọng nói đó hoàn toàn bình thường. Chỉ Nguyên Du với sợi dây kỳ diệu nối từ cơ quan thính giác đến trái tim và tín hiệu được giải mã tại đây mới nhận ra có sự bất ngờ và cả niềm vui hòa vào trong đấy. Cô không lầm. Tình cảm này là có thật vì so với dự đoán việc Nguyên Du gọi vào lúc này là quá sớm. Hải Đăng tưởng rằng mình phải chờ lâu hơn thế. - Sao chú biết ngay là Du vậy? - Tôi có rất nhiều lý do, Du muốn nghe cái nào đây, thành thật hay do tôi bịa ra? - Lý do mà chú bịa ra à? Thú vị đấy có thể sau khi nghe xong Du sẽ biết thêm một lý do khác, đó là vì sao chú phải bịa ra nó. Hải Đăng cười khẽ. Nói chuyện thế này Nguyên Du lại thấy gần gũi hơn là lúc ngồi bên cạnh. - Du đang ở đâu vậy? - Ừm... Ở một quán cà phê. -... và gọi điện thoại cho tôi? - Anh dừng lại một chút - Có nhiều người ở đó không? - Quán rất đông khách. - Không, tôi muốn biết những người ngồi bên cạnh Du kìa. Nguyên Du không hay giọng mình chùng xuống: - Không ai cả. Du buồn quá nên gọi cho chú. Du muốn có ai đó trò chuyện với mình. - Tôi đến đấy được không? Nguyên Du vui vui. Cô đùa lại: - Ngay bây giờ thì được. Hải Đăng ậm ừ: - Tôi không muốn làm Du thất vọng nhưng muốn đến đấy tôi chỉ có một cách duy nhất là dắt xe ra chứ không phải lắp vào đôi cánh. - Vậy chú cần bao nhiêu thời gian cho hàng trăm cây số ấy? - Khoảng ba mươi phút, Du đang mặc màu gì nhỉ? À... để dễ dàng nhận ra từ xa ấy mà. - Xem nào... quần xanh áo đỏ. Anh nhớ đến bộ đồ ngắn cũn cùng đôi guốc cao lênh khênh của cô và bật cười thành tiếng. Màu sắc đối nhau chan chát, thẩm mỹ của người này tệ thật. Trong suy nghĩ của Hải Đăng phụ nữ như thế thường kém tinh tế. - Chà, với trang phục ấy chắc là Du nổi lắm nhỉ? -... Hình như thế. Giờ đã thấy khá hơn rồi, Du cúp máy đây. Cảm ơn chú. Nguyên Du trở về bàn. Trong ly những thỏi kem hình vuông nho nhỏ xinh xắn với các cạnh sắc nét giờ đã chảy thành một khối nhão nhoẹt chẳng có hình thù gì cả. Lơ đãng múc từng muỗng cho vào miệng, Nguyên Du nhớ hương vị và màu nâu nâu quyến rũ của tách cà phê ban nãy. Đèn trong quán được thắp lên, khung cảnh trong hay hay nhất là chiếc đèn có chụp hình tròn treo lơ lửng ở quầy rượu. Ánh sáng lung linh nhảy múa trên trên thớ gỗ đánh vec ni bóng loáng. Những chiếc ly thủy tinh mỏng manh phản chiếu sắc màu của cầu vồng khi chiếc đèn chao nghiêng. Nguyên Du ngắm màu vàng cam nóng bỏng, nồng nhiệt như ngọn lửa trong quanh phổ ấy chợt thấy lòng se lại. Cô thấy nhớ mẹ da diết như nhiều năm rồi không gặp lại. Sự hiện diện của người đàn ông ấy chiều nay khiến Nguyên Du đau đớn nhận ra một sự thật mà từ lâu cô không chấp nhận. Con tàu chở tình yêu của ba mẹ cô bị đắm khi vừa rời bến và giờ đây không có cách nào trục nó lên cả. Nguyên Du không biết có người đang nhìn hút vào đôi mắt long lanh như được chưng bằng nước cất của cô thầm rủa tên đàn ông tốt số nào đó để cô bé phải chờ lâu đến thế. Chậc, cái lũ đàn ông mà nhất là những thằng, đàn ông được yên thường tự cho mình cái quyền khinh thường vô lý đó, ngay cả gã cũng không ngoại lệ. Cô bé đã đứng lên, cô nhìn về phía gã, nụ cười mơ hồ nở trên môi. Gã vừa thấy tiếc vừa thấy nhẹ nhàng. Sự hiện diện của vị khách này tự nhiên làm lương tâm gã cắn rứt quá. Thôi không nhìn cô nữa gã muốn xua đi cái cảm giác kỳ lạ ấy. Nguyên Du liếc nhìn đồng hồ. Vẫn chưa hết thời hạn ba mươi phút nhưng không sao, nếu cô bảo đã chờ ngần ấy mất cả ngày hôm nay giờ dánh cắp dăm 30 phút của người khác chẳng phải là điều khó tha thứ. Dù sao cũng chỉ vài câu nói đùa. Nguyên Du rời khỏi quán. Trong một thoáng cô thấy chông chênh như người mất phương hướng. Vẫn chưa hết ngày, giờ đi đâu nhỉ? Nguyên Du tựa vào cánh cổng cao ngất ngưỡng cô lập căn nhà vào thế giới riêng biệt không có tiếng ồn. Dày nan hoa bằng sắt như những móng vuốt cứa vào nền trời ảm đạm. Ở đó vài ngôi sao run rẩy nhấp nháy ánh sáng yếu ớt, nghiêng người như muốn rơi ra khỏi cái tấm màn màu đen xám xịt. Cái lành lạnh của kim loại thấm vào da thịt. Rời khỏi chỗ đứng Nguyên Du đi dọc theo con phố. Cô muốn làm việc gì đó để quên di ý nghĩ trở về nhà đang thôi thúc trong đầu. Nhìn thấy công viên nhỏ ở cuối đường. Nguyên Du rảo bước. - Ê... ê... Cô quay lại: - Ôi chú... - Du ăn gian nhé, chỉ mới có hai mươi bay phút rưỡi thôi mà... - Vì Du nghĩ chú chỉ nói đùa. Chú ở đâu lúc Du gọi đến vậy? - Điều đó có cái gì quan trọng vì bây giờ tôi đã ở đây rồi. Và giống như sau khi cọ vào chiếc đèn thần thì câu hỏi luôn luôn là "Người cần gì, thưa chủ nhân?" Hải Đăng nghiêng người trước cô rất lễ độ. Nguyên Du tự hỏi tại sao một người đàn ông đẹp và mạnh mẽ dường này lại phải chịu tiếng xấu như những điều cô từng nghe. Nhưng giờ đây khi nhìn vào đôi mắt đen thẳm như mặt biển về đêm, nó đe dọa bằng vẻ bí ẩn, nguy hiểm và thất thoáng nét tàn bạo nhưng lại có tác dụng kiêu gợi trí tò mò, kích thích óc tưởng tượng và sự khao khát khám phá ở người khác thì Nguyên Du đã hiểu. Hải Đăng nhếch mép, lẫn trong nụ cười thú vị và vẻ đắc thắng vì lúc này anh đã trông thấy sự ngưỡng mộ và thoáng cảm động hiện ra trong mắt Nguyên Dụ Cô vẫn bước đều. - Sao chú biết Du ở đây vậy? - Có khó gì đâu. Tôi bấm lại số Du vừa gọi và nhận được ngay lời giải đáp. Chỗ ấy có nhiều người vận quần xanh áo đỏ không nhỉ? Nguyên Du cười. Trong chiếc quần jean màu xanh da trời nhạt, chiếc áo thun màu hồng cổ rộng kết hợp với đôi giày thể thao đế cao, Nguyên Du toát lên vẻ khỏe mạnh và quyến rũ như thân cây non căng đầy nhựa sống đang rướn người lên đón nhận mọi tính hoa của đất trời. Từ lâu nét đẹp đàn bà không còn là điều bất nờg đối với Hải Đăng, điểm duy nhất lôi cuốn anh bây giờ chính là vẻ trong sáng và nét tin cậy trên gương mặt ấy, Nguyên Du ngồi xuống chiếc ghế đá. - Trước khi gặp Du vài phút tôi gọi lại lần nữa để hỏi thăm vị khách vận trang phục xanh đỏ. Sự sốt sắng của người nhận điện thoại khiến tôi bất ngờ và bất ngờ hơn nữa là anh ta nói chính xác cô bé tôi đang tìm. Anh ta bảo Du đợi tôi lâu lắm rồi. - Anh hạ giọng - Du có thường đến đây không nhỉ? Mặt Du thoáng buồn hiu: - Không, nếu sáng nay là lần đầu tiên thì đây là lần thứ hai nhưng có lần thứ ba đâu vì nếu trở lại nơi ấy tôi sẽ bị ám ảnh bở cảm giác ngột ngạt của sự chờ đợi. Hải Đăng dịu dàng: - Vì hôm nay là sinh nhật của Du, đúng không? - Sao chú biết vậy? - Tuần trước lúc chúng tôi bàn công việc anh Nguyên có nhắc đến và bảo sẽ vắng mặt vào ngày này. Nguyên Du cắn môi: - Nhưng mẹ tôi đã không đến - Giọng cô nghẹn ngào - Tôi đã nghĩ đây là một dịp mà... mà tôi có thể... tôi thật vô dụng. Không gặp được mẹ chắc cha tôi buồn lắm. Hải Đăng thấy tội nghiệp cho ý nghĩa chủ quan của Nguyên Dụ Nếu buồn ông ấy sẽ tìm đến sự an ủi trong vòng tay một người đàn bà khác. - Tình cảm là vấn đề của một người nhưng phải có hai mới nói đến chuyện tình yêu vì thế Du không nên phí sức và cũng đừng tự trách mình như thế. Theo tôi, mối liên kết bền vững nhất trong hôn nhân chính là tình yêu và lòng tin. Nếu không còn điều này thì dù hai người có gắng gượng sống với nhau vì cái gì đi nữa, kể cả những thứ thiêng liêng mà người ta vẫn thường nói như vì nghĩa, vì con cái nhưng với thời gian chúng đều là những thứ không đáng tin. Chẳng nên kéo lê cuộc sống theo kiểu ấy. Du đừng biến mình thành cái cớ để trói họ lại. Du giá trị hơn thế rất nhiều. - Về mặt luân lý tôi chẳng có quyền gì trách cứ cha mẹ mình. Tôi yêu cả hai và ở họ có những biểu hiện khiến tôi tin rằng vẫn còn hy vọng. Có lẽ cũng chính vì tình yêu này tôi đã để cho cảm giác đánh lừa mình. Giá như tôi biết tường tận mọi việc trong quá khứ và chấp nhận nó bởi những lý do hữu lý tôi sẽ không thấy oan ức. Chú biết không trong ký ức của tôi gia đình đầm ấm, hạnh phúc và hình ảnh tôi mờ nhạt - Mắc cô long lanh - Bao nhiêu năm đã trôi qua vậy mà bây giờ tôi mới bắt đầu học cách chấp nhận nó. Hải Đăng đọc được sự thành thật trong giọng nói của Nguyên Dụ Anh thích mẫu người thế này, nhìn vào bản chất sự việc, dũng cảm đương đầu với số phận, không an ủi, huyền hoặc bản thân mình bằng giọng ảo tưởng. - Tôi hiểu cảm giác của Dụ Khi ai đó đưa ra quyết định trong cơn giận dữ, nhất là quyết định những việc mang tính chất tình cảm thì ít khi họ dành thời gian để lý luận một cách hợp lý. Sự giận dữ thường sản sinh ra một thứ dũng cảm giả hiệu vì thế họ cũng không ngờ. Nhưng những gì tôi đang nhìn thấy ở Du không phải là những thứ tương tự. Nguyên Du cười nhẹ tênh. Làm sao anh biết được chính sự dũng cảm giả hiệu này đã khiến cô nói và làm những việc mà bình thường cô không dám làm. Gió thổi loanh quanh hắt tung vài sợi tóc khiến chúng bay lên rồi cọ vào đuôi mắt cay xè. Theo kinh nghiệm của Hải Đăng, trong các cảnh thế này thường sẽ có vài giọt nước mắt rơi ra nhưng lần này thì khác, không có nước mắt. Hãy còn sớm, cứ chờ xem, anh đã đường hoàng bước qua cánh cửa. Giờ không có lý do gì để dừng lại cả. - Nào hãy đứng lên, thưa chủ nhân. Đã thành quy luật khi chạm tay vào đèn thì phái đưa ra mệnh lệnh nào đó trước khi lão thần đèn ngu ngốc vì lòng quý mếm dành cho chủ nhân tự cho phép mình làm những việc mà hắn nghĩ rằng nên làm. Nguyên Du đứng lên theo sức nâng từ bàn tay mạnh mẽ ấy. -... và trước khi sự dũng cảm giả hiệu này biết mất nữa chứ. Cái nhếch môi tính toán của Hải Đăng tươi thành nụ cười để lộ hàm răng trắng bóng giữa khóe môi đầy đặn. Anh đang đứng gần, sát đến nỗi nhìn thấy được ánh sáng trong mắt cô, như trăng chiếu trên mặt hồ phẳng lặng vậy và cái ánh xanh từ đáy nước sáng long lanh. Nguyên Du cũng ngẩn người nhìn Hải Đăng. Cô ngạc nhiên bởi vị ngọt và ấm của nụ cười. Nó đẹp quá, nhất định người xấu không thể có được nụ cười thế này. một cách ngây thơ, cô xây dựng, chạm khác hình bóng anh với ý nghĩa thẳm mỹ ấy. Hải Đăng quay mặt đi. Anh không muốn phân tích những thứ vừa xuất hiện trong đầu. - Ai sẽ là người quyết định đây? Không trả lời, Nguyên Du chỉ ngoan ngoãn đến ngồi sau lưng anh. Hải Đăng có cảm giác mình đã chạm tay và nâng vật gì lên nhưng nó không nặng như anh đã nghĩ. Chiếc xe lao nhanh với tốc độ như khi nó đến nhung sự hào hứng đã giảm xuống phân nửa. Hải Đăng lại trước căn nhà lớn. Nguyên Du ngơ ngác nhìn quanh: - Đây là đâu vậy? Tra chìa vào ổ khóa, không ngoái lại Hải Đăng trả lời: - Nhà tôi. Nguyên Du dè dặt: - Chỉ có mình chú hả? Hải Đăng dắt xe vào bên trong. Nguyên Du vẫn đứng nguyên đấy. Đến nhà một người đàn ông là điều Nguyên Du không dám nghĩ tới. Nếu anh đề nghị chắc chắn cô từ chối. - Sao rồi? sự dùng cảm giả hiệu đã biến mất và bây giờ Du thấy sợ phải không? - Anh mắt dè chừng của cô không làm anh bực dọc mà trái ngược cảm giác thích thú ban nãy lại quay về vì xét cho cùng anh có oan uổng gì đâu. Hải Đăng giải thích - Tôi nghĩ Du cần đến một chỗ nào đó, thân yên tĩnh và an toàn để ngồi xuống và ăn chút gì trong khi tôi làm việc - Anh nói thêm - Lúc Du gọi, tôi đang làm việc ở đây. Nguyên Du không nhận ra mình nhắc lại nguyên văn câu hỏi ban nãy: - Chỉ có mình chú ở đây hả? -... và tôi hiền lắm, cô bé, giống như nhân vật vẫn thường hỏi câu "vì sao con khóc?" trong các câu chuyện cổ tích ấy mà. - Chú đóng nhiều vai quá đấy. Hải Đăng cười to, làm sao cô biết được với anh vai thích hợp nhất là một lão sói già tinh ranh, quỷ quyệt và lúc này đây nó đang trả lời câu hỏi "Bà ơi sao miệng bà to thế?" của cô bé quành khăn đỏ ngờ nghệch. Nguyên Du bước vào, bất ngờ như khám phá ra một thế giới khác. Nhìn từ bên ngoài căn nhà mang dáng dấp hiện đại, sang trọng của lối kiến trúc phương Tây nhưng bên trong lại phảng phất vẻ thâm trầm, tĩnh lặng mang âm hưởng rất phương Đông thể hiện ở cách bày trí cùng các gam màu mà Nguyên Du vẫn gọi là màu "cơ bản" màu gỗ, nâu gụ, hoàng thổ, đen, trắng sữa. Một góc phòng khách là bộ salon hiện đại đen tuyền cạnh nó lại là chiếc trường kỷ màu vàng nâu có đặt án thư ở giữa theo phong cách cổ xưa. Ô cửa sổ hình tròn trang trí đĩa và các bình hoa giả cổ ngăn phòng khác và phòng ăn. Nếu màu gỗ của sàn nhà làm cho không khí ấm cúng, sang trọng thì bức tranh như phép treo trên tường lại là nét chấm phá rất lãnh mạn. Tất cả màu sắc, chất liệu, vật dụng, cách bài trí quyện vào nhau thành một bản giao hưởng hài hòa chuyển đến người nghe diệp vô cùng quyến rũ, vừa cổ điển vừa hiện đại. Nguyên Du thì thầm: - Đep quá. Tôi nghĩ mình sẽ thấy một cái gì đó ít đặc biết và khiêm tốn hơn thế này nhiều. Hải Đăng không giấu tự hào: - Đây là một trong những điều hiếm hoi mà tôi thấy hài lòng về mình. Từ lúc đi học tôi đã nghiêm cứu và say mê lối kiến trúc cổ theo kiểu phương Đông. Du nhìn xem, lối kiến trúc này không mang tính kỳ vĩ nhưng rất tinh tế nó hàm chứa ý niệm về tâm linh, gần như là thể hiện sự khám phá và chiêm nghiệm bản ngã của con người vậy. Nguyên Du nhìn anh: - Tôi muốn ngồi xuống để lắng nghe xem cảm giác ấy thế nào? Vẻ choáng ngợp của cô làm Hải Đăng vừa buồn cười vừa thích thú: - Nào, đến đây. Anh dắt cô đến căn phòng nhỏ với cách bày trí Nguyên Du đoán là nơi dùng đế thư giãn đặt song song với phòng làm việc, bên kia là phòng ngủ. Ba căn phòng đều để ngõ và thông với nhau làm không gian như rộng ra thêm. Hải Đăng nhìn vẻ thoải mái của Nguyen Du khi ngồi xuống chiếc ghế bành to rộng và thấy hài lòng. Thật khó giải thích khi mỗi biểu hiện ở cô lại có giá trị như phần thưởng dành cho anh. Như ngày xưa, những lúc chìa quyển tập có điểm mười đỏ chói và chờ đợi lời khen từ cha vậy. Hải Đăng nhún vai, phụ nữ là phụ nữ đẹp là tạo vật mỏng manh mà đàn ông phải bảo vệ. Đó là vai trò luôn làm anh thích thú và muốn chu toàn nó ở mức hoàn hảo, không chỗ chê trách. Anh thích nhìn vẻ cảm kích của những người được mình chở che, thỉnh thoảng lại mong giá như có một ngoại lệ nào đó. Có thể là lần này chăng? Cô bé choàng khăn đỏ không còn đặt câu hỏi nữa, cô đang nhìn anh. Hải Đăng trong thấy kết quả việc mình làm phản chiếu lên gương mặt non nớt ấy và thất vọng. Anh không thích chiến thắng trong một trận mà đối phương không đủ mạnh hoặc không có ý định phòng thủ. - Tôi sẽ trở lại ngay. Người đàn ông này có bao nhiêu gương mặt nhỉ? cái kiểu quay ngoắt đột ngột của anh làm Nguyên Du hụt hẩng. Cô bó gối nhìn quanh quẩn. - Tôi chỉ tìm được thế này thôi. Trong nó khiêm tốn quá, không thể hiện được lòng mếm khách của tôi nhất là dành cho vị khách rất đặc biệt này. Hải Đăng đặt chiếc khay nhỏ xuống bàn, trên đó có mấy lát sandwich, bơ, chả lụa, hai quả cam, lon tonic water, vài thỏi chocolatẹ Cần phải phết bơ lên từng lát bánh, anh đẩy tất cả về phía Nguyên Du. - Dùng tạm nhé. Tôi sẽ bù vào lần sau vậy. "Đền bù", chỉ trong một buổi chiều đã có đến hai người đàn ông nói với cô điều này nhưng cảm giác khác nhau hòan toàn. Lần này Nguyên Du lại thấy lòng rưng rưng. - Tôi vừa mượn được đĩa phim của người bạn đi công tác nước ngoài mang về. Ở Việt Nam cũng có nhưng không đẹp bằng bản gốc. Tôi mở cho Du xem nhé. Đừng sợ, tôi làm việc ở phòng bên - Anh đặt remote cạnh Nguyên Du và bật chiếc đèn hình ngọn đuốc trên tường. Màu vàng làm cho không gian cô đọng lại vì thế khoảng cách giữa hai người thu hẹp theo - Phim hay, tôi nghĩ Du sẽ thích. Nguyên Du lơ đãng nhìn vào màn hình. Nhân vậy chỉ chạy ào ào qua mắt chẳng lưu lại chút gì trong đầu vì lúc này cô đang hướng sự chú ý của mình về người đàn ông đó. Hải Đăng xắn tay áo cao qua khuỷu, cúi người xuống bảng vẽ trải rộng trên bàn. Bóng anh hắt thành quầng sẫm lung linh, với cô, ngay cả nó cũng có vẻ gì rất đặc biệt. Nguyên Du liếm môi, khung cảnh gầm gũi và thân mật quá. Nó khơi dậy nỗi khao khát thường trực trong cô về một gia đình đầy đủ nhưng lần này khác hơn vì ở đó thấp thoáng bóng dáng một người đàn ông mà người phụ nữ đứng cạnh lại chính là cộ Hình ảnh này làm Nguyên Du hoảng sợ hơn là thích thú. Bất giác cô co người lại như cố đẩy nó ra. Gương mặt của Hải Đăng đầy vẻ đăm chiêu, tự lự như đắm mình vào thế giới khác và gương mặt ấy bảo với Nguyên Du rằng anh đã quên luôn sự hiện diện của cô. Nguyên Du có cảm giác Hải Đăng rất cẩn thận không để cho bất cứ điều gì từ mình toát ra ngoài khiến người khác hiểu anh nhiều ơn anh mong muốn. Sức quyến rũ bên ngoài rất lớn nhưng mọi thứ lại khóa chặt từ bên trong. Những thứ len ra được đều phải qua hàng rào lý trí nghiêm nhặt. Nguyên Du đã nghĩ rằng ít nhất cô cũng khơi được sự quan tâm từ người này nhưng giờ đây với những biểu hiện đang nhìn thấy Nguyên Du thất vọng. Lúc này cô hay một người nào khác chẳng có gì khác biệt. Như ai đó đứng trước mặt và cầu xin sự giúp đỡ, Hải Đăng chỉ việc cho tay vào túi, thế là xong. Buồn bã, Nguyên Du nhìn sang nơi khác. Cô không nên gọi điện càng không nên dến đây. Đúng lúc này, gương mặt ràn rụa nước mắt của người phụ nữ được chiếu cận ảnh lấp đầy màn khiến Nguyên Du chú ý. Thoạt tiên cô cố hướng sự tập trung vào đấy nhưng sau đó bị cuốn theo lúc nào không haỵ Bộ phim là câu chuyện cảm động về mối tình của nữ ý tá, diễn ra trong bối cánh Nhật trút bom oanh lạc căn cứ hải quân Mỹ ở cánh Trân Châu trong cuộc chiến Thái Bình Dương. Đề tài về tình yêu giữa ý ta và người lính vốn không xa lạ nhưng giọt nước mắt rơi trên gương mặt rắn rỏi của viên phi công Mỹ trong cảnh chia tay khiến Nguyên Du rung động. Rời vẻ ngỡ ngàng đau khổ khi họ trùng phùng thêm vào đó là những mất mát trong cuộc chiến khóc liệt được khắc họa bởi những chi tiết cảm động, bất ngờ đang xen nhau. Bộ phim kết thúc Nguyên Du vẫn chưa thoát ra khỏi tâm trạng của người trong cuộc. Cô ngơ ngẩn nhìn vào màn hình. - Phim hay phải không? Du có thấy là... Hải Đăng nghiêng người giữ lấy tay Nguyên Du khi cô dùng nó lau nước mắt. Tay con lại anh rút chiếc khăn trong túi. Nguyên Du cầm lấy. Gương mặt ướt nhòe nhưng giọng nói vẫn bình tĩnh: - Xin lỗi chú, chắc chú cũng biết đây chỉ là một trong những thứ rất ngớ ngẩn của phụ nữ. Hải Đăng gật đầu, mắt anh không rời khỏi cô: - Ừ, ngớ ngẩn thật đấy, nhưng nếu giúp Du nhẹ nhàng thì đừng e ngại gì cả vì nó là thứ ngớ ngẩn duy nhất mà tôi chấp nhận được. Nguyên Du gượng cười. Hải Đăng nheo mắt, khóc và cười ở người này đều là những thứ vũ khí rất nguy hiểm nhưng cô không nhận ra và không biết cách sử dụng. Chính vì thế mà sức công phá của nó mạnh lên rất nhiều lần. Cô đang dùng chiếc khăn của anh chậm nước mắt rồi lua cả gương mặt. Ít có người phụ nữ nào dám làm thế vì thói thường không ai trong số họ xem hành động này là duyên dáng và là việc nên làm trước mặt đàn ông. Cũng có thể vì họ dùng nhiều thứ đế phết lên trên ấy. Mắt Nguyên Du mọng đỏ nhưng nước mắt đã gột bớt vẻ u buồn. Không để ý đến cái nhìn của Hải Đăng, sau khi lau xong gương mặt cô cẩn thận làm nốt công đoạn cuối cùng và xì mũi vào chiếc khăn. Hải Đăng buồn cười. Một cách vô thức, anh vuốt ve bàn tay Nguyên Dụ Cô đáp lại cử chỉ này bằng cái xiết mạnh rồi rụt tay về. Hải Đăng nhướng mày dù biết rằng không phải hỏi tại sao nhưng Nguyên Du vẫn giải thích: - Vừa rồi Du đã chạm tay vào chiếc đèn, chú nhìn xem vị thần nào đó đã hiện ra chưa? Hải Đăng càu nhàu: - Tôi không thích lão hiện ra vào lúc này. Nguyên Du đứng lên: - Vậy thì Du sẽ về một mình. Cảm ơn chú và cả vị thần không đáng tin ấy nữa. - Du có muốn biết tại sao lão không dám xuất hiện không? - Không. - Vì lão không thể dỗ một cô bé khóc nhè giỏi bằng tôi. Chán thật.. thôi được... giờ thì người cần gì, thưa chủ nhân. Ôi, tay Du sao thế này? Theo ánh mắt của Hải Đăng, Nguyên Du nhận ra ngoài khuỷu tay, mặt trong của cánh tay cũng có nhiều vết xước khá dài, rớm máu. Cô giải thích: - Tôi bị ngã. Hải Đăng nhăn mặt như chính mình bị đau. - Sao Du không nói với tôi? Dắt cô đến nhà vệ sinh ở cuối phòng, ngần ngừ một chút Hải Đăng bước luôn vào trogn đấy. Anh dùng vòi sen làm trôi lớp bụi bám bên ngoài vết thương sau đó dùng xà bông rửa lại lần nữa trong khi Nguyên Du đưa mắt nhìn quanh. Có hai bàn chải đánh răng và hai chiếc khăn mặt ở cạnh nhau. Anh không ở đây một mình. Bất giác Nguyên Du co người lại. - Đau lắm hả? Cô ấp úng: - Dạ không. Hải Đăng rút chiếc khăn màu trắng sọc xanh lau dọc cánh tay Nguyên Du cẩn thận tránh những chỗ xây xát. Chưa bao giờ anh ân cần và chu đáo với ai đến thế. Không giống như cô gái ngượng ngùng ban nãy, Nguyên Du đứng yên không phải đối. Cô đang lẩn thẩn suy nghĩ, chiếc còn lại là của một người khác. Giác quan mách với Nguyên Du, đó là một người phụ nữ. Cô nhìn Hải Đăng, gương mặt anh vẫn bình thản. Nguyên Du thấy lòng trống rỗng trong nỗi lo sợ, thất vọng kỳ lạ cứ rối rắm dan xen nhau. Hải Đăng dùng oxy già rưới lên vết thương, Nguyên Du duỗi cánh tay ra. Nó nặng trịch và đau hơn nhưng cô vẫn im lặng cho đến khi anh dùng băng cá nhân dán kín lại. - Như thế này tốt hơn hả? - Ít ra nó cũng làm tôi an tâm. - Cảm ơn chú. Có lần chú bảo với Du chúng ta là bạn, thú thật lúc ấy Du nghi ngờ nhưng bây giờ Du đã ý thức được sự tồn tại và giá trị của một tình bạn. Dáng vẻ và nụ cười yếu ớt của Nguyên Du làm anh cảm động. Điều này khiến Hải Đăng làm một việc vượt lên ý nghĩ của mình và vượt khỏi tầm kiểm soát của lý trí. - Vậy hãy đến nơi này bất cứ lúc nào Du muốn. - Chú có thường ở đây không? Hải Đăng lắc đầu: - Kể cả khi không có tôi. Không phải gõ vào cửa mà dùng cái này, cô bạn nhỏ. Anh đặt vào tay cô chiếc chìa khóa. Nguyên Du chăm chú nhìn một lúc sau đó chuyển ánh mắt sang Hải Đăng. Có vẻ bất ngờ nhưng không có ý từ chối. - Tại sao? Du muốn biết chú đặt lòng tin dựa trên cơ sở nào? Hải Đăng nhẹ nhàng khép các ngón tay Nguyên Du lại và giữ nó trong lòng bàn tay to rộng của mình. - Đã từ lâu rồi tôi không còn tìm lý do để giải thích cho hành động của mình hay bất cứ việc nào khác. Vấn đề tôi vừa đặt ra không có sự hiện diện của lòng tin nhất là loại lòng tin mà phải dựa trên cơ sở nào đấy. Du chỉ cần cho tôi biết Du có nhận hay không, thế thôi. Giọng Hải Đăng là giọng của một người đàn ông xem việc phụ nữ phục tùng mình là chuyện đương nhiên, nếu được anh ta để ý đến. Nguyên Du thử ngọ nguậy các ngón tay nhưng vô hiệu. Chắc chắn một ngày nào đó cô sẽ có đủ can đảm, tự tin để nói "không" với anh, còn lúc này cô vẫn chưa đủ sức. Anh đứng lên. - Cám ơn vì Du đã quyết định nhận nó dù linh cảm mách cho tôi biết bắt đầu từ bây giờ tôi sè gặp rắc rối đấy. Nào, để tôi đưa Du về. Họ chia tay nahu thì trời đã khá khuya. Nguyên Du vào nhà bằng những bước chân có cánh. Phòng khách sáng đèn, mẹ cô vẫn ngồi đấy với dáng nhẫn nại và gương mặt hốc hác. Trong một thoáng cả hai nhìn và chờ phản ứng của người đối diện. - Con đã ăn tối chưa? - Dạ rồi. - Mẹ vẫn chưa ăn gì, con có muốn ăn thêm không? - Dạ không nhưng nếu mẹ muốn con sẽ ngồi với mẹ. Bà Quỳnh Thy lắc đầu. Ông ấy nói đúng, con bé bắt đầu lập hàng rào phòng thủ rồi đấy. Có nhiều việc bà cần phải làm nhưng không phải là lúc này. - Không, con về phòng đi. - Dạ. Nguyên Du chầm chậm quay lưng. Thái độ của con gái mách với bà nó còn muốn nói điều gì và bà chờ đợi. Nguyên Du chỉ dừng lại khi đến khúc quanh cầu thang. - Con muốn xin lỗi mẹ về câu chuyện ban chiều. Không phải ngẫu nhiên nó chọn vị trí đang đứng để nói những lời này. Nó muốn khép lại vấn đề theo kiểu của nó. Bà hiểu Nguyên Du chỉ xin lỗi về hình vi chứ không phải việc nó không tiếp nhận ông ấy. Dù sao với hành động này Nguyên Du cũng thể hiện được thiện chí. Giờ đây bà không có ý định đổi niềm vui của con để lấy bất cứ điều gì, kể cả ông ấy. - Được rồi. - Chúc mẹ ngủ ngon. - Con cũng thế, con gái. Một cách thận trọng Nguyên Du mở ngăn tủ nhỏ đặt chìa khóa vào đấy. Nằm cạnh quyển nhật ký, tập album cũ và vài vật dụng nho nhỏ mang giá trị tinh thần, nó bước vào thế giới riêng tư của cô như thế. Nguyên Du không biết mình có sử dụng đến nó không nhưng cô mơ hồ cảm nhận một điều rất thiêng liêng. Đó là, với chiếc khóa này, cô không chỉ mở được cánh cửa của căn nhà ấy.