(2)

Giám đốc CIA John M.Deutch.
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần phải xác định một loạt cơ sở thể hiện những đặc điểm chủ yếu của CIA trong mấy năm trước và sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Thời gian được chọn cho sự phân tích này là từ năm 1985 đến năm 1996. Nó cho phép ta có một cơ sở so sánh để xem liệu có xảy ra thay đổi hay không.
Trong số những đặc điểm quan trọng nhất cần phải được xem xét là những nhiệm vụ được CIA nhấn mạnh trước và sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là CIA đã phân bổ nguồn lực cho các hoạt động của mình như thế nào; những nước và phe phái nào là mục tiêu của các hoạt động đó; ngân sách, nhân sự và các sửa đổi và chấn chỉnh về tổ chức; những phản ứng của CIA đối với các tổ chức giám sát thuộc ba ngành của chính quyền (khả năng chịu trách nhiệm), và cuối cùng là mối quan hệ của CIA với các nhóm gây sức ép bên ngoài và các phương tiện truyền thông.
Tiếp cận thông tin về hoạch định chính sách tình báo mà phần lớn đựơc giữ bí mật qủa là một thách thức. Tôi phải dựa vào những những phương pháp luận có chất lượng hơn nhưng kém chính xác hơn so với mong muốn của mình; để tranh sai lầm, tôi phải phỏng vấn nhiều và kiểm tra thêm với các chuyên gia tình báo (đương chức hay đã nghỉ hưu) và sàng lọc cẩn thận những bằng chứng tư liệu công khai với số lượng hạn chế nhưng đang tăng lên. Mặc dù có những khó khăn về phương pháp luận, CIA là một công cụ quan trọng về chính sách đối ngoại, do đó cần cố gắng tìm hiểu hoạt động của nó. Tôi đã bắt đầu nghiên cứu bộ ba tình báo (những nhiệm vụ then chốt của CIA), rồi xác định những cơ sở cho phép tôiđánh giá được con đường tiến triển của CIA trong thập niên đầy biến động vừa qua của các vấn đề quốc tế.
Bộ ba tình báo
Mục đích cơ bản của CIA là ngăn không để xảy ra một Trân Châu Cảng nữa, tức là bảo vệ Hoa Kỳ chống lại những mối đe doạ nguy hiểm từ bên ngoài. Nhằm mục đích đó, nhiệm vụ cốt lõi được nêu trong quy chế thành lập CIA (Luật An ninh quốc gia Hoa Kỳ năm 1947) là thu thập, phân tích và phối hợp các thông tin về đối ngoại. Trung tâm của tiến trình tình báo này là mục tiêu xoá bỏ hoặc giảm bớt tính bất định cho những người ra quyết định của chính quyền (Clapper 1995, 3; xem thêm Berkowitz và Goodman 1989; Ford 1993).
Việc thu thập tin tình báo liên quan đến việc tìm cách tiếp cận các thông tin về các đối thủ nước ngoài, chủ yếu gồm việc sử dụng những nguồn tin công khai nhưng cũng dùng gián điệp (người làm tình báo, còn gọi là HUMINT; Cline 1976; Johnson 1989; Westerfield 1995) hoặc các phương tiện cơ khí (tình báo kỹ thuật hay TECHINT; Burrows 1989; Brujioni 1993; Richelson 1990).
CIA nhanh chóng đảm nhận nhiệm vụ thứ hai: phản gián (CI) mặc dù điều đó không được nêu trong quy chế thành lập. Những bí mật do CIA tập hợp được phảibảo vệ và đó là trách nhiệm của các sĩ quan phản gián. Ngoài các biện pháp an ninh cơ bản (hàng rào, trạm gác), các quan chức phản gián còn được giao nhiiệm vụ tiến hành những hoạt động xông xáo hơn ví dụ luồn sâu vào cơ quan tình báo nước ngoài với một vỏ bọc nhằm phá hoại các nỗ lực của đối thủ đang hoạt động tình báo và quấy rối đối với Hoa Kỳ (Wise 1992; Zuehlke 1980).
Nhiệm vụ thứ ba gây tranh cãi nhiều nhất, là hoạt động bí mật (CA), tức là những hoạt động nhằm tác động đến tình hình ở nước ngoài mà không để người ta quy tội cho Hoa Kỳ (Deutch 1995). Hoạt động bí mật còn được gọi trong nội bộ là phương án thầm lặng hay những hoạt động đặc biệt bao gồm việc bí mật can thiệp vào công việc của các nước khác thông qua tuyên truyền, thao túng chính trị, phá hoại kinh tế và các hoạt động bán quân sự kể cả những mưu toan ám sát trong quá khứ. (Johnson 1992, 1996; Resiman và Baker 1992; Treverton 1987; Quỹ thế kỷ XX, 1992).
Thu thập và phân tích tình báo
Trong những năm cuối cùng của chiến tranh lạnh (1985 - 1991) sự chú ý đến tình báo kỹ thuật tiếp tục tăng lên với tốc độ vừa phải như đã liên tục xảy ra kể từ khi CIA được thành lập năm 1947 (Johnson 1996). Sự chú ý đến tình báo sử dụng điệp viên thường thiếu đều đặn, giảm dần từ năm 1986 đến năm 1989 rồi lại bắt đầu tăng lên cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh lạnh. Việc nhấn mạnh công tác phân tích cũng đi theo con đường gần như song hành nhưng luôn luôn thấp hơn tình báo bằng điệp viên. Cũng tương tự như tình báo kỹ thuật, tuy mức độ nhấn mạnh thấp hơn rất nhiều, các cố gắng phối hợp đã tăng lên một cách vững chắc.
Trong những năm sau khi kết thúc chiến tranh lạnh (1992 - 1996), việc chú trọng đến tình báo kỹ thuật tiếp tục tăng rồi tạm thời gảm bớt trong năm 1994 và sau đó lại tăng. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, tình báo sử dụng gián điệp đã tăng một cách vững chắc cho đến năm 1996, còn việc nhấn mạnh đến phân tích lúc đầu tăng, rồi giảm đI, rồi lại tăng. Nhnữg cố gắng phối hợp liên ngành tiếp tục tăng lên một cách chậm chạp.
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ John M.Deutch lãnh đạo năm 1995 –1996, mỗi hoạt động trên đều được nhấn mạnh nhiều hơn một chút. Deutch trở thành Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương vào tháng 1 – 1995, vào lúc các quan chức ở Washington đang có những ý kiến nước đôi về công tác tình báo. Một mặt họ muốn cắt giảm ngân sách và cải cách công tác tình báo, mặt khác, họ lại lo ngại trước những mối đe doạ mới đang diễn ra ở nước ngoài đối với Hoa Kỳ và sự cần thiết phảiduy trì một lá chắn tình báo mạnh. Nhờ sự vận động hành lang khúm cải tiến sự phối hợp về tình báo (Gates 1994).
Trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh, dưới thời Woolsey, các cố gắng nhằm tăng cường phối hợp trong toàn cộng đồng tình báo vẫn được tiếp tục. Trên hết, Woolsey tìm cách xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa CIA và tình báo quân sự, một mối quan hệ đã xấu đitrong nhiều năm. Một cựu Giám đốc CIA nhớ lạirằng sự thù gét này được nuôidưỡng do sự khinh bỉ ngày càng tăng trong CIA đối với việc các nhà phân tích tình báo quân sự có xu hướng lan truyền những kịch bản trường hợp tệ hạinhất đã bị phóng đạivề các nhu cầu tình báo của Hoa Kỳ (Schlesinger 1994). Woolsey đã cử một đô đốc làm Phó Giám đốc thứ nhất CIA, cử thêm một phó giám đốc phụ trách các vấn đề quân sự và đã hợp tác với Bộ Quốc phòng dù có những căng thẳng, và dưới sức ép của Quốc hội - để lập và cùng quản lý Cục Chụp ảnh trung ương mới nhằm phục vụ cho việc phổ biến tình báo bằng ảnh chụp đã được cảitiến cho các chiến trường (Conner 1993, 5; Johnson 1992 1993, 64).
John Deutch tiếp tục chiều hướng tiến tới quân sự hoá tình báo, một cách quá hăng hái theo ý kiến của một số người chỉ trích. Ông đã đưa thêm nhiều sĩ quan tại ngũ về CIA làm cố vấn quân sự và làm việc tại tầng 7 của trụ sở CIA, một cơ quan dân sự tự hào về tính độc lập của mình. Nhóm maphia quân sự của Deutch đã gây khó chịu cho nhiều quan chức CIA và làm dấy lên nỗi lo sợ là tình báo chiến lược phi quân sự (kể cả các vân đề kinh tế và chính trị toàn cầu) sẽ không còn vai trò quan trọng to lớn đối với Giám đốc CIA và đang bị thay thế bởi sự ám ảnh của giới quân sự về tình báo chiến thuật (được Lầu Năm góc gọi là Hỗ trợ các hoạt động quân sự, tên tắt là SMO).Tuy nhiên, xét từ khía cạnh hẹp hơn về cảitiến sự phối hợp, thì CIA và tình báo quân sự (chiếm đại bộ phận cộng đồng tình báo) đã có sự hợp tác chặt chẽ nhất ít nhất là ở cấp cao nhất của bộ máy nhờ mối quan hệ chặt chẽ của Deutch với các nhà lãnh đạo Lầu Năm góc (kể cả với thủ trưởng cũ của mình là Bộ Trưởng Quốc phòng William Perry).
Hơn nữa, trong những năm dưới quyền Woolsey, việc giảm bớt tạm thời ngân sách CIA chủ yếu do những kiềm chề kinh tế về đối nội và nhận thức tạm thời cho rằng mức độ đe doạ quốc tế đã giảm xuống cùng với sự sụp đổ của Liên Xô - đã thúc đẩy các nhà quản lý tình báo Hoa Kỳ tìm cách giảm bớt nhân sự thừa và hợp tác hàihoà với nhau hơn. Một trong những biểu hiện của điều đó là cố gắng tập hợp nguồn nhân lực về liên hệ trong toàn cộng đồng để tiếp xúc với Quốc hội.
Trong nội bộ CIA, Deutch tiếp tục cuộc thử nghiệm của người tiền nhiệm của mình trong việc kết hợp các viên chức phân tích và các viên chức hành động, những người vốn kỵ nhau như lửa và nước. Tại tầng 7 của trụ sở CIA, Deutch và các phụ tá quân sự nhiệt tình phối chế giàn hợp xướng gồm các bộ phận khác nhau của cơ quan CIA và cộng đồng tình báo rộng lớn hơn trong khi các viên chức lâu năm mỉm cười châm biếm và nhớ lại những cố gắng thiếu hiệu quả của các Giám đốc CIA trước đây để phối hợp hoạt động của các cơ quan mật vụ (các quan chức CIA 1995).
Phản gián
Trong suốt hai thập niên then chốt của chiến tranh lạnh (1954 - 1974) James Angleton đứng đầu bộ phận phản gián của CIA. Lúc đầu, năng lực nghiệp vụ và xã hội không thể chê trách được của ông đã nâng cao vị thế của đội ngũ phản gián. Nhưng do ông quản lý ngày càng chặt chẽ nếu khong muốn nói đến bệnh hoang tưởng về sự an toàn của các hồ sơ phản gián của mình, cho nên chẳng bao lâu bộ phận đó đã trở nên biệt lập tại trụ sở chính của CIA (Mangold 1991; Winks 1987; Angleton 1976). Cuối cùng, vào năm 1974 Angleton bị cách chức và nhiệm vụ phản gián bước vào giai đoạn phi tập trung hoá trong CIA.
Khi chính quyền Reagan nhậm chức năm 1981, người ta lại quay trở lại nguyên tắc tập trung hoá của Angleton về công tác phản gián với việc Giám đốc Casey nhấn mạnh việc lập các trung tâm phối hợp như Trung tâm chống khủng bố và ma tuý, tiếp đó các Giám đốc Webster và Gates lập Trung tâm phản gián và không phổ biến vũ khí. Mỉa mai thay, việc cố gắng đạt được một sự phản ứng có phối hợp hơn về tình báo đối với các mối đe doạ từ bên ngoài lại bắt đầu đúng vào lúc chiến tranh lạnh chuẩn bị kết thúc.
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, một trong những nhân tố kích thích sự thay đổi trong công tác phản gián là nhận thức cho rằng trên thực tế tình báo quân sự Nga đã tăng cường hoạt động do thám tại Hoa Kỳ từ năm 1989 (Webster 1991; Gates 1994). Phát hiện đó đã củng cố quan đIểm của Woolsey cho rằng CIA phải duy trì - thực tế cần phải tăng khả năng phản gián của mình. Hơn nữa, các công ty Hoa Kỳ than phiền rằng vào gần cuối cuộc chiến tranh lạnh, họ trở thành mục tiêu của các hoạt động do thám của nước ngoàihơn bao giờ hết và họ yêu cầu các chuyên gia phản gián của chính phủ giúp đỡ (Gates 1992).
Các quan chức CIA né tránh nhiệm vụ tình báo công nghiệp dễ gây tranh chấp (do thám cho công ty General Motors), nhưng họ sẵn sàng giúp các công ty Hoa Kỳ ngăn chặn các hoạt động gián điệp do các cơ quan tình báo nước ngoàitiến hành. Hơn nữa, việc đánh bom Trung tâm Thương mạiManhattan năm 1992 và đánh bom Toà nhà liên bang tạithành phố Oklahoma năm 1994 đã nhắc nhở bất người nào nhất thời quên rằng chống khủng bố vẫn là một trách nhiệm quan trọng. Ngoàira, Hoa Kỳ vẫn tràn ngập ma tuý bất hợp pháp và không thể nào lơ là nhiệm vụ phòng chống ma tuý.
Như vậy, phản gián và các ngành anh em của nó là chống khủng bố, chống ma tuý đã trở thành những cổ phiếu ngày càng tăng trưởng trong khi Liên Xô đã biến mất (nhưng không phảicác cơ quan tình báo trước kia của nó cũng biến đi). Trên hết, việc phát hiện vụ Aldrich Ames quan chức tình báo có vỏ bọc cao cấp nhất của Liên Xô đã xâm nhập vào CIA năm 1994 chắc chắn đã làm cho người ta chú ý nhiều hơn đến chức năng phản gián trong khi các nhà điều tra của chính phủ và Quốc hội yêu cầu giải thích về sự thất bại khủng khiếp này trong việc giữ gìn an toàn cho cơ quan CIA.
Thế nhưng chức năng phản gián có thể bị giảm chú ý dần: không giống tình báo kỹ thuật, công tác phản gián thiếu một định chế hỗ trợ vững chắc bên trong và bên ngoài cộng đồng tình báo. Ngoài ra, dù nó quan trọng tới đâu đi nữa, mọi người thừơng ít hiểu biết về công tác phản gián trừ một số ít nòng cốt những người thực hiện, và đó là một ngành dễ gây nhàm chán nên không thể thu hút được sự chú ý lâu dài ở các cấp cao.