"Nên nhớ rằng không gì mang lại tiềm năng cho sự thay đổi hơn là những hành động cá nhân của lòng tốt, dù rằng xí nghiệp, tập thể thì quan trọng đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển", nhà diễn thuyết đã kết luận bài giảng của ông ta về Những cơ hội kinh doanh ở Đông Nam Á như vậy. Bị ấn tượng bởi kiến thức về kinh doanh của nhà diễn thuyết và những hiểu biết sâu sắc của ông ta về thị trường quốc tế, tôi tin là câu nói cuối của ông có gì đó không trung trực lắm. Một người Mỹ trong bộ áo đắt tiền, giảng bài ở một khách sạn năm sao thì biết gì về những hành động cá nhân của lòng tốt trong thế giới đang phát triển này nhỉ? Qua những biểu hiện hoài nghi của những người tham dự hội nghị, tôi biết họ cũng nghi ngờ như tôi. Ngày tiếp theo, trong khi đi tham qua thành phố của Inđônêxia nôi hội nghị đang diễn ra, chiếc taxi của tôi đi ngang qua một khu nhà đổ nát mà hầu như chỉ chứa rác rưởi. Tôi kéo cửa kính xe xuống, cố gắng để nhìn rõ sự nghèo khổ, dơ bẩn mà tôi đã chỉ được thấy qua tivi ở Mỹ. Nhưng mùi hôi thối của khu vực xung quanh đã ngăn tôi lại. Trước khi đi khỏi chỗ này, tôi còn kịp thấy một người phụ nữ ăn mặc rách rưới với hai đứa con nhỏ đang lục tìm thức ăn thừa từ những đống rác thải. Hình ảnh người phụ nữ đáng thương và những đứa con khiến tôi cảm thấy mất hy vọng và càng nghi ngờ thêm những lời của nhà diễn thuyết tối hôm ấy. Tôi nghĩ rằng không một sự tự nguyện cá nhân nào, dù là hành động cao quý hay sự tử tế, có thể thay đổi được cảnh ngộ của một gia đình như vậy. Mười tám tháng sau, một năm rưỡi sống trong những tiện nghi của phương Tây và quên hẳn hình ảnh của người phụ nữ và những đứa trẻ, tôi lại có dịp trở lại thành phố ấy. Và tôi chĩ chợt nhớ về gia đình ấy khi chiếc taxi đi ngang đúng cái khu phố mà họ đã sinh sống. Chỗ này trông có vẻ sạch sẽ hơn dù tôi chắc chắn rằng là đang ở đúng nơi lần trước mình đã tới. Tôi giải thích với người tài xế là tôi đã đến đây mười tám tháng trước, và hỏi anh ta xem anh có biết người phụ nữ cùng hai đứa con sống giữa đống rác rưởi. "Ibu Lani", anh ta nói. Sợ rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, tôi hỏi anh chuyện gì đã đến với cô ta. "Tôi sẽ chỉ cho ông." Cho xe chạy qua giữa những đống hộp bị bỏ đi và báo cũ, người tài xế dừng trước một căn lều nhỏ bằng gỗ núp sau một núi những cái chai rỗng và lon rỉ sét. Người tài xế chỉ vào cái lều và nói: "Có lẽ cô ta ở đây." "Thế đây là nơi cô ta ở à?", tôi hỏi và ngập ngừng bước ra để nhìn cho rõ. "Không", người tài xế cười, nói. "Đây là văn phòng của cô ấy. Cô ta có một căn nhà ở gần nơi những đứa nhỏ của cô đi học." "Văn phòng à?", tôi hỏi. "Tôi nghĩ là cô ấy nghèo đến nỗi đã từng phải tìm thức ăn giữa đống rác mà." Anh ta mỉm cười nói với tôi qua kính chiếu hậu. "Cô ta đã từng như vậy, nhưng một người nước ngoài đã dạy cho cô ta cách thu gom rác và bán chúng cho các công ty để tái chế. Ông ấy còn mang một số người khác đến để cô ấy có thể biết được những gì họ muốn. Tôi biết điều này bởi ông ấy đã từng đi taxi của tôi lần đầu tiên ông ấy thấy nơi này và cả Ibu Lani." Tôi nhìn sang nơi anh ta chỉ và há hốc mồm vì kinh ngạc khi thấy sự biến đổi đã xảy ra với Ibi Lani. Không nghi ngờ gì nữa, chính là cô ta, nhưng ăn mặc đẹp hơn và có sự tự tin duyên dáng, điều không hề có khi mà tôi gặp cô ta mười tám tháng trước đây. Và ai là người ngoại quốc đã bỏ thời gian giúp người phụ nữ này vươn lên khỏi đói nghèo và tuyệt vọng bao quanh cô ta? Mặc những bộ đồ chắp vá, dơ bẩn, và mang những túi rác ướt nhẹp chứa những tờ báo dính mỡ, không ai khác hơn chính là nhà diễn thuyết ở hội nghị năm ấy. Tôi đã cực kỳ bối rối đến nỗi không thể kể cho người tài xế là tôi nhận thấy hành động khiêm tốn của ông trong việc giúp đỡ người phụ nữ này. Tôi nghĩ Dave là một trong những cá nhân hiếm hoi chỉ muốn giấu mình như vậy. Nghĩ lại bây giờ, sau khi trải qua bảy năm phục vụ người dân ở Inđônêxia, tôi tự hỏi rằng hành động tự nguyện của Dave đã tác động lên ai nhiều nhất? Jamie Winship Con người sẽ được gì khi họ giành được cả thế giới nhưng lại đánh mất tâm hồn của mình Đức Jesus