Phụ lục
Kinh hoàng trên đảo Kokra

(Trích báo Đất Mới - Tin tỵ nạn)

     hững thảm cảnh trên biển Thái Lan vẫn tiếp tục xảy ra hãi hùng cho đồng bào tị nan. Một trong những thảm cảnh này vừa được phanh phui do những nhân chứng đã được cứu thoát qua những cơn kinh hoàng trong 21 ngày tại đảo Kokra do bọn hải tặc Thái Lan gây ra. Trong số nhân chứng có nhà văn Nhật Tiến và hai vơ chồng nhà báo, ông bà Dương Phục, đã được đưa ra ánh sáng cho dư luận thế giới được biết vì những thảm cảnh hải tặc thường được các nhà chức trách Thái Lan làm ngơ vì bất lực và bọn cảnh sát Thái Lan thì đồng lõa để ăn có với bọn cướp nên chúng tự do hoành hành.
Đảo Kokra, một đảo hoang trong vịnh Thái Lan đã trở nên sào huyệt không che giấu của bọn hung thần ác quỷ.
Có 157 đồng bào bị bọn hải tặc giam giữ trên đảo là do nhiều toán khác nhau mà chúng đưa đến để bóc lột. hãm hiếp, hành hạ... cực kỳ dã man không bút nào tả xiết, và ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau đây là một vài thảm cảnh hãi hùng.
Bà Nguyễn thị Thương 36 tuổi, đã tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, cựu giáo sư trường Bách khoa Thủ đức cho biết: chiếc thuyền của bà chở 107 người khởi hành ở Rạch giá ngày 1-12-1979. Gia đình bà gồm chồng bà là giáo sư đại học Trần Quang Huy, bà cụ thân sinh, hai em trai, hai em dâu và 7 đứa cháu. Sau ba ngày, sau khi thuyền tới hải phận Thái Lan thì bọn cướp xuất hiện. Chúng ra lệnh cho 27 người bước qua tàu của chúng rồi lục soát và cướp bóc, chúng rất hung hãn với đàn ông và hãm hiếp đàn bà. Hành động xong, chúng buộc thuyền của chúng ta vào tàu của chúng và kéo đi. Chúng mở tốc lực thật nhanh và quẹo thật gắt để cố tình làm cho thuyền đắm... và thuyền đã chìm mang theo 80 sinh mạng xuống đáy biển. Số 27 người mình trên tàu của chúng bị chúng mang đến sào huyệt là đảo Kokra, nhưng trước khi tàu tới, chúng đã ép 7 người đàn ông phải nhảy xuống biển bơi vào bờ. Cả 7 ông này đều không ai đủ sức bơi nên đã chết đuối trong đó có ông Trần Quang Huy, chồng bà Thương. Mục đích của chúng là giết hết các người đàn ông có mặt. Còn lại 20 người đàn bà chúng đưa lên đảo để làm mồi cho thú tính dã man của chúng.
Ông Dương Phục và bà vợ là Vũ Thanh Thủy thuộc toán khác cho biết: ông bà đã mục kích bọn cướp bắt ông Ngô văn Liên 54 tuổi há mồm để bẻ gãy 3 chiếc răng vàng. Chúng đè ông xuống lấy búa đập, nhưng không được, chúng lấy tournevis nạy cũng không ra, sau chúng kiếm được một cây kìm rỉ sét để vặn chéo 3 chiếc răng. ông Liên ôm mồm rên la, máu chảy xối xả suốt một ngày; chúng bỏ 3 chiếc răng vàng vào túi và bắt đứa con gái ông 16 tuổi mang đi mất.
Các nạn nhân khi lên tới đảo, nhất là phụ nữ thì tản mát đi tìm các khe núi, hốc đá để trốn tránh bọn chúng. Chúng hành hạ các đàn ông và bắt đi tìm thân nhân phụ nữ; nhiều người không chịu, bị chúng hành hạ tàn nhẫn: ông Trần Minh Đức không nghe lời chúng, bị chúng dùng dây xiết cổ họng đến chết. Ông Nguyễn Minh Hoàng bị chúng treo lên cành cây, ông giãy giụa làm gẫy cành, chúng liền đá ông lăn xuống dốc núi, người em trai ông lại đỡ anh liền bị chúng dùng búa chém vào đầu, máu ra có vòi. Hai tên cướp cắp nách ông này dí đầu vào đống lửa, máu chảy xuống xèo xèo cho đến khi ông ta bất tỉnh.
Một cô bé 15 tuổi đã phải trốn tránh, chui rúc một mình trong một hốc đá với bao nỗi sợ hãi. Sợ từng tiếng lá xào xạc, từng tiếng động nhẹ, sợ từng đàn chuột chạy qua chân, từng con ốc xên bò trên người và sợ luôn cả ma... Nỗi sợ mỗi ngày một gia tăng, sau nhiều ngày chịu dựng không nổi, em đã phải bò ra và bị 4 tên hải tặc thay phiên hãm hiếp.
Một thiếu nữ 20 tuổi sau đêm đầu tiên bị hãm hiếp quá nhiều đã trốn trong các bụi rậm. Bọn cướp biết vậy nên đã nổi lửa đốt các bụi cây, cô bị cháy nát cả sau lưng nhưng cũng không chịu bò ra. Với tấm lưng nát bấy, thịt da nứt nẻ. cô còn tiếp tục trốn chui rúc cho đến lúc quá đau đớn vì sự cọ sát của các cánh cây, cô mới phải bò ra ngoài, nhưng luôn luôn nằm úp mặt xuống đất đưa tấm lưng nứt nẻ hôi thối vào mặt bọn hải tặc để được chúng buông tha, bọn cướp còn lấy gậy đánh vào vết thương của cô để đùa giỡn.
Một cô bạn khác đã phải lấy phân bôi đầy người, đầy mặt để hy vọng bảo vệ tấm thân, mùi hôi thối đã làm chính cô nôn oẹ nhưng bọn cướp vẫn không tha, thay nhau hãm hiếp và còn đánh đập cô tàn nhẫn vì tội trát nhơ bẩn lên người.
Cô C. 23 tuổi, kỹ sư hóa học, sau khi bị hải tặc hãm hiếp, đã trần truồng nhảy từ mỏm đá cao xuống biển với tiếng rú thê thảm. Ai cũng tưởng cô sẽ nát thây vì bờ đá nhọn hoắt, nào ngờ một ngọn sóng to đã đỡ cô lên và hất cô vào một hang đá ngầm trong núi và tại đó cô đã sống sót trong nhiều ngày cho đến lúc nhân viên Cao ủy Liên Hiệp Quốc đón ra.
Bà Vũ Thanh Thủy còn cho biết: Khi bọn chúng đốt tất cả các bụi rậm, bà và một người bạn gái đã phải lui sâu vào trong rừng, leo lên sườn núi chênh vênh, bên bờ vực thẳm. Các bà ngồi ép bên sườn núi, dầm nắng dãi mưa, qua những đêm lạnh lẽo rét run lẩy bẩy, phải ôm chặt lấy nhau để có chút hơi ấm. Mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua các bà phải bíu chặt lấy nhau để khỏi bị thổi bay xuống vực. Các bà đã chọn những nơi nguy hiểm như thế và có ý định nếu gặp khi có tên cướp nào đi tới một mình thì các bà sẽ hất nó xuống biển.
Các nạn nhân đã sống trong kinh hoàng đói khát cho đến ngày thứ 21, khi có một chiếc trực thăng bay ngang qua. May thay trên đó có ông Schweitzer, một nhân viên của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, ông đã trông thấy các nạn nhân và ông đã trở lại đảo Kokra trên một chiếc tàu cảnh sát Thái Lan để cứu nạn nhân đưa vào trại Songkla. Tại sở cảnh sát, chính ông đã đảm bảo an ninh cho các nhân chứng để khuyên họ khai hết sự thật ra ánh sáng. Có tin vài tên hải tặc đã bị nhận diện và bị bắt để điều tra, nhưng lạ thay, sau ít ngày chúng đã được thả ra và còn đi dọa nạt các nạn nhân khác nữa.
Người ta rất ngạc nhiên về thái độ của các nhà đương cuộc Thái Lan trong những vụ này, nhất là bọn cảnh sát Thái Lan đã vào hùa với chúng một cách rõ rệt. Điều này rất dễ hiểu vì các nhà đương cuộc Thái Lan rất nổi tiếng về tham nhũng, rất dễ bị bọn cướp mua chuộc để lộng hành.
Số 157 đồng bào được cứu thoát khỏi địa ngục trần gian Kokra đang được định cư tại trại Songkla để đợi ngày đi nước khác. Sào huyệt Kokra đã được ông Schweitzer ghi vào hồ sơ để chuyển về Liên Hiệp Quốc.

HẾT


Xem Tiếp: ----

Truyện Hồi ký Nguyễn Hiến Lê Vài lời thưa trước Lời nhà xuất bản Lời nói đầu PHẦN I - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 PHẦN II - Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV !!!14894_31.htm!!! Đã xem 156597 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương XXXI
Kết quả sau 5 năm

--!!tach_noi_dung!!--
“hất bại trong hòa bình”
Mấy tháng đầu sau ngày 30-4-75, các bạn kháng chiến, già cũng như trẻ, nhất là trẻ, đều có tâm lý chung là hăm hở hưởng thụ sau mấy chục năm gian khổ sống chui, sống nhủi trong rừng, trong bụi, dưới hố dưới hầm. Đành rằng phải bắt tay ngay vào việc kiến thiết, nhưng đã có đường lối sẵn rồi, có kinh nghiệm hai chục năm ở Bắc thì không có gì khó; vả lại đã thắng được Mỹ, thành cường quốc thứ ba trên thế giới, sau Nga và Trung Hoa thì có việc gì mà làm không được, chỉ trong 5 năm sẽ tiến bộ, hai chục năm sẽ đuổi kịp Nhật Bản về kinh tế.
Muốn kiến thiết thì trước hết phải san phẳng chế độ cũ đã không để lại một dấu vết nào cả. Phải đuổi hết các nhân viên cũ, để anh em cách mạng chia nhau tất cả các chức vụ lớn nhỏ. Phải diệt bọn tư bản, chiếm nhà cửa, tài sản như núi của họ, chia nhau mỗi người một chút. “Đó là quyền của mình mà!”
Tóm lại, ai cũng “hồ hởi”, tin tưởng. Chỉ có Thủ tướng Phạm văn Đồng là tỏ vẻ ưu tư một chút. Trong một cuộc hội họp ở Sài gòn, ông bảo các bạn đồng chí: “Nous avons gagné la guerre, il ne faut pas perdre la paix” (Chúng ta đã thắng trong chiến tranh, đừng để thất bại trong hòa bình). Ông thấy rằng thắng được địch rồi mới là khởi sự bắt tay vào việc, chưa thể nghỉ ngơi, hưởng thụ được; mà công việc kiến thiết trong thời bình còn khó khăn gấp bội công việc diệt địch. Thời chiến hễ nung được lòng yêu nước của quốc dân rồi, giữ cho lòng đó đừng giảm, quốc dân kiên trì chịu đựng được tới phút chót thì không còn vấn đề gì nữa: thiếu cái gì đã có Nga, Trung Hoa cung cấp cho; trái lại trong thời bình mới phải đương đầu với nhiều vấn đề nội bộ, ngoại giao, kinh tế, nhất là kinh tế. Nước ta nghèo, thiếu vốn đầu tư thiếu kỹ thuật gia, khó phát triển kinh tế mau được. Thất bại về kinh tế thì sự nghiệp của cách mạng sụp đổ.
Bây giờ 5 năm sau ngày 30-4-75, hết kế hoạch ngũ niên đầu tiên rồi, chúng ta mới thấy cơ hồ chẳng tiến bộ về một phương diện nào hết mà còn thụt lùi nữa, và ai lạc quan tới mấy cũng phải nhận chúng ta đã bỏ phí 5 năm, và không biết phải mấy năm nữa mới bắt lại được thời gian đã mất đó. Trong khi ấy thì thế giới cứ vùn vụt tiến tới.
1) Không đoàn kết
Thất bại lớn nhất, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mỹ đi, lập lại hòa bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc. Tôi nhớ như ở phần trên tôi đã nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài gòn, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lão thành miền Bắc, ông Đào Duy Anh (đã có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ý kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ý là thống nhất cái gì cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đã. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh.
Ông Anh đã nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đã không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc.
Có nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chính theo tôi là người miền Bắc vơ đũa cả nắm, coi người Nam là “ngụy” hết, trụy lạc, bị nhiễm độc nặng của Mỹ. Ngay hạng trí thức miền Bắc như ông Đào Duy Anh cũng có thành kiến rằng dân Sài gòn hư hỏng quá rồi. Họ chỉ nhìn bề ngoài, chỉ thấy một số thanh niên híp pi, lêu bêu ở ngoài đường; tôi phải giảng cho họ hiểu rằng đó chỉ là thiểu số, chứ đại đa số người trong này ghét Mỹ, ghét văn minh Mỹ, có thể nói gia đình nào cũng có người có cảm tình với kháng chiến, giúp kháng chiến cách này hay cách khác, nếu không vậy thì làm sao kháng chiến thành công được. Chỉ nội một việc biết người nào đó là kháng chiến mà không tố cáo cũng đủ có công với kháng chiến, chớ đừng nói là còn che chở, giúp tiền bạc, tiếp tay cho nữa. Chỉ trừ một số phản quốc, theo Mỹ, Thiệu triệt để vì quyền lợi, còn thì không có gia đình nào trong Nam là ngụy cả. Một số người yêu nước, có tư cách, mới đầu gia nhập kháng chiến, sau vì lập trường chính trị, phải rời hàng ngũ, về thành, mà không ưa Pháp, Mỹ, hạng đó không nên coi người ta là ngụy. Bọn thanh niên hư hỏng chỉ ở Sài gòn mới có nhiều, mà tỉ số không cao so với những thanh niên đứng đắn.
Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mỹ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là ngụy thì tôi mới có lý, anh đừng nói nữa”.
Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kỹ thuật - điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học - thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẩy nhau... Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là ngụy nữa, vì ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú...
Thì ra: “Nhìn xa ngỡ tượng tô vàng...”
Ngay giữa các đồng chí cũng không có tinh thần đoàn kết: địa phương nào chỉ làm lợi cho địa phương đó, không nghĩ tới quốc gia; cơ quan nào cũng chỉ làm lợi cho cơ quan mình mà không giúp đỡ cho cơ quan bạn; ai nấy chỉ lo cho bản thân mình thôi mà không nghĩ tới đoàn thể. Một ông bạn tôi ở Hà Nội vào Sài gòn để đòi số tiền vài cơ quan khác thiếu của cơ quan ông. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Đâu phải là xí nghiệp tư mà giữ tiền lại để làm lợi cho mình. Đều là của công hết mà. hễ thu được tiền thì tự nhiên họ trả lại cho cơ quan anh, sao phải vào tận đây để đòi?” Anh bạn ấy đáp: “Nếu họ nghĩ như anh thì còn nói gì?”.
Trong mỗi cơ quan ở Sài gòn cũng có sự chia rẽ. Cùng là công nhân viên cả, mà bọn ở Bắc vô không ưa bọn Liên khu 5; hai hạng đó đều khinh bọn ở bưng trong Nam về; bọn này lại không chơi với bọn trước kia tập kết ra Bắc, nay trở vô Nam; bọn “nằm vùng” cũng không ưa bọn tập kết về đó; bị khinh nhất là bọn ngụy được tạm dùng lại, mà bọn này thạo việc hơn hết. Chỉnh vì thiếu đoàn kết cho nên trong cuộc hội họp nào người ta cũng hô hào “Đoàn kết, đại đoàn kết”. Còn ở trong phòng họp thì ai cũng hoan hô tinh thần đoàn kết, ra khỏi phòng rồi thì hết đoàn kết. Người ta chỉ đoàn kết với nhau vì quyền lợi thôi; đo đó mà có tinh thần bè phái, gia đình trị, và ở Bắc có câu này: Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế.
Hễ thân với nhau thì giúp đỡ nhau, công việc gì cũng dễ dàng, chứ cứ áp dụng đúng qui chế thì khó khăn nhất, chậm trễ nhất; người ta lè phè, tà tà, không làm cho mình đâu, nhắc nhở hoài chỉ làm cho người ta thêm ghét. Cờn đâu là tinh thần tập thể nữa?
2) Bất công
Điểm thứ nhì làm cho chúng ta thất vọng là xã hội còn bất công hơn thời trước nhiều.
Marx và Lénine muốn tạo một xã hội không có giai cấp, công bằng, bình đẳng. Nhưng Staline cho sự bình đẳng là “không xứng” (indique) với một xã hội theo chủ nghĩa xã hội [1], và ở Nga, theo nhà bác học Sakharov (trong một bài báo đã dẫn) thì năm 1972 xã hội đã bất bình đẳng mà còn bất công. Không còn tình trạng tư bản bóc lột thợ thuyền, nhưng giai cấp lãnh đạo được hưởng rất nhiều quyền lợi còn giai cấp công nhân thì sống thiếu thốn. Cây quạt lương bổng (eventail des salairs) vẫn mở rộng, có phần còn hơn ở các nước tư bản; nói cách khác, lương giữa một viên giám đốc với một thợ không chuyên môn còn cách biệt nhau rất xa, hơn ở phương Tây. Kravchenko trong cuốn đã dẫn cũng phàn nàn rằng các đồng chí “bự” (grosses légumes) sống như ông hoàng, có phòng ăn riêng, thức ăn riêng, tiệm mua dược phẩm riêng, thợ hớt tóc riêng, nhà thương riêng, cầu tiêu riêng... cái gì cũng riêng, và ông ta chua xót thấy cách bóc lột thời ông bất lương hơn cách thời Nga hoàng (trang 525, 105).
Ở nước mình cũng như Nga, không còn cái tệ tư bản bóc lột thợ thuyền; chế độ lương của mình còn hơn Nga là không có sự cách biệt rất xa giữa cấp cao và cấp thấp: công nhân viên mới vô được khoảng 40 đồng một tháng, kỹ sư mới ra trường được khoảng 55 đồng, giám đốc khoảng 150 đồng, Bộ trưởng 200 đồng; nhưng các cán bộ cao cấp cũng được hưởng rất nhiều quyền lợi, tha hồ mua thức ăn, đồ dùng đủ thứ với giá chính thức; nghe nói có trường hợp vợ họ mua về bán chợ đen; và một người Nga hay Đức đã phải bảo lương những cán bộ tuy chỉ có 200 đồng mà sự thực họ được hưởng ít nhiến Đấu