Từ khi mở ra bước ngoặc lớn trong đời, ông Hoàng đã ẩn mình trong căn nhà thuê tọa lạc tại quận G. của bang Maryland nơi cách nhà cũ của ông và bà Kim Cúc bốn mươi lăm phút lái xe. Vì muốn thoát khỏi sự đàm tiếu của dư luận, ông đã tìm cách sống xa những khu dân cư có người Việt Nam nhất là những nơi có người đã từng quen biết và những người đã hay đang làm nghề móng tay. Hơn thế nữa, vì kiên định với việc bảo lãnh mẹ con cô Hoa theo diện vợ chồng, ông đã chọn ở khu xa xôi nhất của Maryland để tránh nghe những “lời ra tiếng vào”. Sự kiên định của ông Hoàng không lâu đã được đền bù: chính phủ Hoa Kỳ đã chấp thuận cho ông chính thức đón rước hai mẹ con cô Hoa sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, chồng bảo lãnh vợ. Sau giây phút trùng phùng, nơi “ ẩn cư” của ông trở thành một mái gia đình vui tươi và ấm áp như mơ ước của ông trong những ngày cô độc trong căn nhà vắng vẻ. Những tháng ngày xa cách đã không phai nhạt tình họ. Ngay từ phút gặp lại, ông Hoàng và cô Hoa đã quấn quýt lấy nhau không rời. Bảy ngày phép dành cho cuộc tiếp rước là những ngày ân ái không cùng tận của ông và cô ta. Riêng đối với ông, chúng là những ngày phép ngắn ngủn trong khi thời gian của ngày trở lại làm việc càng lúc như càng dài ra. Trong khi làm, ông có thói quen mới là hay nhìn đồng hồ. Ông chỉ mong hết giờ để được về nhà, được vuốt ve âu yếm cũng như đáp trả. Không như thông lệ khi còn ở nhà cũ là khi trở về nhà sau một ngày làm việc ông thường rửa tay vào phòng ăn rồi sau đó sinh hoạt cùng vợ con trong phòng gia đình; ông đã tìm ngay đôi môi thơm mát của cô Hoa để rơi vào trạng thái bồng bềnh trong hoan lạc đến tối. Họ thường như thế mỗi ngày đến độ thằng bé Tony thường có thói ngủ từ lúc năm giờ chiều với bình sữa dù nó đã hơn một tuổi. Thức ăn tối của họ thường là những thức ăn thừa được mua từ các chợ Việt Nam, Mỹ, hay Đại Hàn vào những ngày cuối tuần hay các thức ăn được đặt nhà hàng giao tận nhà như Pizza hay các món ăn Tàu vì thế nhà bếp của họ luôn luôn mới tinh và sạch sẽ như của căn nhà không có người ở. Ngày qua ngày, trong khi thức ăn chính của họ là ân ái, thức ăn chính của thằng bé Tony chỉ là sữa tươi. Nó chỉ được bố mẹ đút cho những món ăn vớ vẩn khi tùy thích. Say sưa trong chăn gối mặn nồng, cả ông Hoàng và cô Hoa thường quên hết không gian, thời gian và ngay cả đứa bé hay tìm tòi và nghịch phá như Tony. Mỗi khi thức giấc bất chợt, trong lúc bố mẹ của nó quên hết mọi chuyện trên thế gian, thằng bé thường âm thầm thám hiểm, lục lọi và xáo trộn các vật dụng trong các phòng rồi toàn nhà. Môi trường tự do càng ngày càng khiến nó trở thành người tự ý và tự tiện. Nó có thể lấy ra, cất vào, dời đổi hay đập phá các thứ trong nhà tùy thích. Dần dà, bị phát hiện và ngăn cản, nó thường phản kháng và chống lại bằng những tiếng la hét, khóc ré hay liệng ném một cách kịch liệt. Để giải quyết tình trạng này, ông Hoàng bàn với cô Hoa gửi Tony vào nhà trẻ cho dù học phí ở khu sang như quận G. làm nặng thêm cán cân chi tiêu hàng tháng so với cán cân thu nhập quá thấp đối với tình trạng của ông. Từ lúc Tony vào trường, cô Hoa nhàn hạ hơn trước. Công việc của cô ngoài việc đưa đón Tony từ nhà đến nhà trẻ và từ nhà trẻ về cô không còn phải làm gì hơn. Khả năng học ngoại ngữ của cô rất kém cho nên cô chẳng muốn đến trường. Tuy đã chuẩn bị học tiếng Anh tại Việt Nam trước khi đi Mỹ cô chỉ biết vài chữ như “anh”, em”, “ăn”, “ngủ”, “đi”, “đứng”, “ngồi”, “nằm” và các câu dài hơn như “em yêu anh”, “Tôi không biết” hay “Không tiếng Anh”. Mặc dù thích nói và ưa tâm sự nhưng cô rất sợ tiếp xúc với bên ngoài. Cô chưa bao giờ nghĩ đến chuyện dự học trong lớp Anh ngữ với người dạy là một người Mỹ cho nên chuyện học Anh Ngữ để đi làm hoặc lấy bằng lái xe hoàn toàn ngoài sự suy tính của cô. Cũng vì Anh ngữ hạn hẹp, càng ngày cô càng thối thoái việc sử dụng ngôn ngữ này bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi khi phải trả lời những cuộc điện thoại, dù quảng cáo hay các thông điệp quan trọng dành cho ông Hoàng, cô thường nói “Không tiếng Anh” rồi cúp máy một cách đột ngột. Khi cần phải mua thứ gì hay muốn đi đâu, cô chờ đến ngày cuối tuần để được ông Hoàng chở đi hay rước về và luôn yêu cầu ông chở đến các khu thương mại của người Việt để mua thức ăn của tiệm ăn Việt Nam, mua phim ca nhạc Việt Nam hay thuê phim tiếng Việt. Công việc hàng ngày của cô chỉ là coi phim bộ Hồng Kông tiếng Việt, ngủ trưa đến tận chiều, đón Tony, cho nó ăn qua quít, tắm rửa cho nó rồi chăm sóc thân thể mình sạch sẽ thơm tho để chờ ông Hoàng về. Mỗi ngày, cô thường làm ông Hoàng ngạc nhiên bằng những chiếc áo ngủ mỏng và các bộ đồ lót đủ kiểu, đủ màu sắc hay vờ ốm trong giường với thân thể nõn nà trần trụi. Cứ theo đà ấy, cô thường đưa ông đến tận đỉnh cao của ái tình và dần dà biến ông trở thành kẻ đam mê trong lạc thú hơn là để ông khuyên cô đến trường học hay tìm việc làm. Trong thời gian sống chung với nhau, ông Hoàng đã từ từ đưa cô Hoa lên ngôi nữ hoàng và dần dần biến mình thành kẻ nô lệ tình ái. Ông hết lòng tuân theo những điều cô yêu cầu và hết dạ chiều chuộng cô từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Ông đã nghe lời cô gửi tiền rất nhiều về cho bố vợ, đưa các thẻ tín dụng để cho cô mua các loại nữ trang đắt tiền và đặt mua các thứ khác mà cô thích trong các tạp chí được gửi đến tận nhà. Không so đo công việc dành cho đàn bà hay đàn ông như khi ở với bà Kim Cúc, ông đảm nhiệm lần lần các việc làm của cô và cho cô như đút cơm cho Tony, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm gạo mắm, nấu thức ăn, và xức dầu, cạo gió, rồi xoa bóp. Tệ hại hơn là ông đã thường gọi báo bệnh để nghỉ hoặc xin xếp nghỉ đột xuất sau khi nhận những cuộc điện thoại của cô Hoa bảo về ngay vì ở nhà cô cảm thấy không được khỏe. Sống sung sưu tiên của ông Nghĩa hay chính con gái của ông ta. Ngập ngừng cụng ly ông Nghĩa, ông Hoàng nói với vẻ e dè. - Xin mừng. Ông Nghĩa cười mỉa: - Trên đời này mất cái này, có cái khác! Người ta nói có tiền mua bao nhiêu tiên cũng được mà đúng. Ngày còn trẻ, chú yêu đơn phương, thất tình ngày này qua tháng khác, còn bây giờ đổi đời, đổi người, thành ông Việt Kiều giàu có, được thành “trâu già ăn cỏ non xanh” sướng nhé! Chưa hớp xong ngụm rượu, ông Hoàng vội vã đặt chiếc ly xuống bàn, đôi mắt của ông ánh lên nỗi thảng thốt cực độ. Không nhìn khuôn mặt của ông, nhưng để cứu vãn cơn choáng váng đột ngột đang chiếm lấy tâm hồn của ông, ông Nghĩa xua tay nói tiếp: - Thôi, cũng chẳng cần bàn nhiều về chuyện này nữa, chú xuống nhà thăm cháu đi! Ông Hoàng lừng khừng đứng dậy. Bước xuống chỉ một bậc thấp từ nhà trên xuống gian bếp mà ông tưởng như hụt chân cả một cầu thang. Hoang mang vì sự tiết lộ, ông như người vừa uống trọn chai rượu Rémy Martin loại mạnh. Ông không bao giờ ngờ được là ông Nghĩa đã rõ mối tình đơn phương dai dẳng của ông dành cho vợ của ông ta trước đây. Điều này hoàn toàn là cơn sốc kinh hoàng cho ông hơn là một điều khám phá mới mẻ bởi vì ông không hiểu lý do gì mà ông Nghĩa chấp nhận ông như con rể trong khi ông là người ngang tuổi với ông ta và là người yêu âm thầm vợ ông ta trước đây. Tuy nhiên, những lo lắng trong đầu ông tan biến ngay khi ông nhìn cô Hoa đang ngồi cho con bú mập mờ dưới ánh đèn dầu trên cái kệ sát vách gỗ. Bẽn lẽn với cái nhìn say mê và khao khát của ông, cô kéo vạt áo xuống rồi nghiêng mặt chờ nghe ông nói. Không một lời, ông ngồi sát cạnh cô và xúc động nhìn đứa bé kháu khỉnh trong lòng cô. Đôi mắt đen tròn xoe chẳng khác nào hình ảnh của ông khi còn bé khiến ông cảm thấy quyến luyến với nó ngay từ phút đầu gặp mặt. - Con tên gì? Ông Hoàng hỏi khẽ: - Em chưa đặt tên và chưa làm giấy khai sinh. Chờ anh quyết định. Giọng cô Hoa nhẹ như bông. - Mọi việc đã ổn thỏa. Mình có thể làm giấy hôn thú để con lấy họ của anh. Về lần này anh lo hoàn tất giấy tờ thủ tục để sớm đưa em và con sang đó! Ông nói từ tốn. - Vợ chồng anh đã chính thức ly dị. Anh không thể bỏ em và con trong tình trạng như thế này. Anh cũng đã bàn với cô út Thu để em ở nhờ trên Sài Gòn trong thời gian chờ sang đó. - Em không muốn ở đâu cả, bây giờ em chỉ muốn ở nhà em thôi. Trong khi chờ đợi sang bên ấy, em muốn anh giúp em xây nhà cho gia đình em đẹp như nhà của “người ta" - Ôm con một chút đi! Đứa bé âu yếm áp đầu vào ngực ông. Đôi mắt đen lánh với ánh nhìn ngây thơ của nó ngơ ngác gợi tình phụ tử nồng nàn trong lòng ông. Nhận ra chiếc áo ố vàng và tấm tã vải đơn sơ và nghèo nàn trên mình nó, ông chạnh lòng thương cảm nhiều hơn. Đến lúc ấy, ông hoàn toàn không còn một chút ân hận cho quyết định ly dị của mình. Ông đã hết lòng lo lắng đầy đủ cho ba đứa con đầu của ông. Chúng đã sống sung sướng và đầy đủ trong xứ Mỹ và sẽ sống tiện nghi hơn khi mà ông để lại toàn bộ gia tài cho mẹ con chúng. Với hành động hào hiệp này, ông đã khá an tâm vì cho rằng mình đã đối xử công bằng và hợp lý khi cắt đứt quan hệ vợ chồng với bà Kim Cúc và bắt đầu trách nhiệm của mình cho đứa con trai nhỏ nhoi đang ở trong vòng tay của ông. - Em muốn anh đặt tên Mỹ cho con! - Tên Tony vậy nhé? - Tony! Không hiểu ý nghĩa là gì nhưng miễn là tên Mỹ là được! Thằng bé gục đầu vào vai ông Hoàng như thuận lời nói của mẹ. Mùi sữa từ miệng nó và từ chiếc áo loang vệt vàng mà nó đang mặc kích thích đôi cánh mũi phập phồng của ông Hoàng. Đặt ánh mắt xuống hai khối thịt tròn mềm giữa đường rãnh sâu nơi vòng cổ áo tròn rộng của cô Hoa, cảm giác ham thích khuấy động toàn thân ông. Đáp lại đôi mắt mê man ấy, cô Hoa đã áp thân hình gái một con của cô vào người ông và hôn vào cổ ông. Thằng bé Tony đột nhiên khóc ré lên như bị ai véo. Những tiếng dỗ dành vang lên rồi tan biến vào trong cái im lặng của không gian.