Thầy Việt Văn công kích lối học gạo thậm tệ. Học phải suy diễn. Học một hiểu mườị Học như con vẹt, bài vở thuộc lòng không quên một dấu phẩy, một dấu chấm thì chỉ là thứ mọc sách hiện tại và tên nô lệ sách vở tương lai, nói chưa quá hai câu đã vác điển cổ chứng minh, viết chưa quá năm dòng đã lôi sách trích dẫn. Thầy Việt văn ghét điển cổ. Thầy không bắt học trò thuộc lòng điển cổ ở những tác phẩm cổ văn. Thầy bảo biết để mà biết là đủ. Người học trò thông minh chẳng bao giờ là người học trò học gạ, học vẹt. Mà bắt buỘc là học một thoáng đã hiễu ngay và nhớ mãị Những anh học gạo mặt mũi trông đần độn. Ra đời giỏi lắm là leo tới chức chủ sự phòng. Bước ra khỏi thế giới sách vở, các anh ngơ ngơ ngác ngác. Khổ nổi, những anh học trò thông minh thường mắc tội lườị Vì cậy mình thông minh. Ba tháng đầu niên học năm nay, tôi lười ghê gớm. Tôi không cậy mình thông minh đâụ Tôi lười bỡi lòng tôi chuyển mùa quá sớm, bởi trận gió lạ thổi xoáy vào hồn tôi bắt hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng. Tôi ngồi ở bàn học cứ ngỡ mình ngồi bên dòng suốị Ngọn đèl là vì sao soi hình dưỚi mặt nước. Chữ nghĩa là hoa lá, chim muông. Ngay cả trái tim trong bài Vạn vật tôi cũng thấy nó giống trái tim người tình chưa dám tỏ tình của mình. Trái tim Phượng. Khi đó thì trái tim mất dáng dấp Vạn vật học, trái tim có hồn, có những dây tơ treo đầy nốt nhạc, đụng khẽ là âm thanh réo rắt, đê mê... Trái tim còn có cái lồng nhỏ kết kín hoa mầu sặc sỡ. Con chim khuyên nhẩy nhót trong lồng. Con chim đòi thoát ra đi giang hồ. Và hai lá phổị Ồ, nó tựa mái tóc rẽ đôị Hai lá phổi tỏa ngát hương thơm. Tôi muốn thở bằng hai lá phổi tưởng tượng của tôị Nhưng sắp thi lục cá nguyệt rồị Tháng mười hai đáng ghét. Năm đệ tứ đáng ghét. Thi cử làm học trò quên mơ mộng vẩn vợ Phượng hồng giống một trong "Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói, Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì". Tôi không giống anh chàng thi sĩ nhớ người yêu cất bước tìm đến "Dừng chân trước cửa nhà nàng, Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau...". Thi cử làm học trò già nua, ủ rủ, hao mòn. Tôi ghét thi cử. Có nghĩa là tôi ghét những cơn nắng bỏng làm úa héo những đóa hoa niên thiếụ Tôi ước ao năm đệ tứ là năm đệ ngũ, năm đệ ngữ dài lê thê, học mãi vẫn chưa tới hè. Để những giấc mơ xanh của tôi khỏi bị thi cử phá đám. Năm đệ tứ đáng ghét. Tháng mười hai bắt đầu bằng những ngày đáng ghét. Tôi phải tạm biệt những giấc mơ xanh, vùi đầu vào sách vỡ. Đêm vô nghĩạ Đêm thiếu chiêm bao đẹp. Thi cử, tôi muốn bợp tai nó vài cáị Chợt nhớ Phượng nói với Tùng và tôi nhận vơ là Phượng nói với tôị Tự nhiên, mỗi dòng chữ là một bóng Phượng đổ dàị Mỗi công thức đóng khung tô mầu là một chiếc lồng kết hoa nhốt Phượng, nhốt com chim khuyên yêu mến của tôị Bàn học là bờ suốị Ngọn đèn là vì saọ Bài vở là Phượng. Tôi học bài là tôi nói chuyện với Phượng. Người ta yêu nói gì với ta, ta cũng nhớ. Niềm bí ẩn ấy chẳng hiểu giải thích thế nàọ Tình yêu vốn đầy phép tích. Tình yêu có cái roi hai đầụ Một đầu quất vào thể xác ta, bắt ta quên bổn phận. Một đầu quất vào tâm hồn ta, bắt ta nghĩ bổn phận. Ta răm rắp vâng lờị Bởi vì cả hai đầu roi đều làm thẻ xác ta êm ái và linh hồn ta ngọt lịm. Ta trốn học vì tình yêụ Ta chăm học vì tình yêụ Ta bỏ sự nghiệp vì tình yêụ Ta xây sự nghiệp vì tình yêụ Hỡi tình yêu, hãy dọa nạt, hãy đánh ta bằng hai đầu roi nhé! Lại không ghét tháng mười hai nữạ Tháng mười hai cũng dễ thương. Thi cử dễ thương luôn. Nhờ ta hiểu cái roi tình yêu mầu nhiệm. Sáng nay đến lớp lòng phơi phớị Phượng đã chịu ra sân trường. Con chim khuyên đã quen cảnh bên ngoàị Nó cứ tự do nhởn nhơ chuyền nhẩy và ca hót. Nhưng phải nhớ trong trái tim tôi có cái lồng đợi nó về đúng giờ giấc. Phượng vẫy tay bảo tôi đến với nàng. Tình yêu ở lớp học, tình yêu đã ra sân trường. Đó là ý nghĩa của tháng mười hai? --Anh thấy chưa? --Thấy gì? --Họ nhìn Phượng.... --Mặc kệ họ. Tôi cau có, tôi hậm hực khiến Phượng cườị Tôi nhất định không cườị Trưa nay về sẽ ghi bốn câu thơ của Nguyễn Bính vào nhật ký và tìm cách cho Phượng đọc nhật ký của mình. Bốn câu thơ này sẽ "cảnh cáo" Phượng: Tôi muốn cô đừng nghĨ đến ai Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngu? Đừng tắm chiều nay bể lấm người Phượng khẽ lắc đầu: --Họ nhìn cả anh nữạ Những cô nữ sinh lớp dưới nhìn anh đó, anh hãy nhìn họ đi. Tôi hơi cúi đầụ Một chút xấu hổ pha lẫn một chút khó chịụ Tôi ngước mặt. Mặt tôi hẳn vênh vang, đáng ghét: --Tại sao họ nhìn tôi? Phượng đưa tay che miệng: --Anh thử ra hỏi họ xem. Tôi bí. Và tôi hỏi bừa: --Tại sao họ nhìn Phượng? Phượng đáp nhẹ nhành: --Vì Phượng đang nói chuyện với anh. Tiếng nói như một điệu gió đàn, như trận gió nồm nam mà Nguyễn Khuyến mong đợị con chim khuyên vẫn nhảy nhót trong chiếc lỗng đặt ở giữa trái tim tôị Tôi ngượng ngùng, lí nhí: --Xin lỗi Phượng. Nàng hỏi: --Hôm nay thi Toán, anh chuẩn bị chưa? Tôi gật đầu: --Mấy đêm nay tôi đều chạy thi với bài vở. --anh không bị cảm chứ? --Không. Nhưng tôi vẫn dành chút thì giờ hút một điê"u thuốc lá trong một ngày. --Anh nên quên thuốc lá. --Đến bao giờ? --Hết kỳ thi đệ nhâ ''t lục cá nguyệt. --Vâng, tôi sẽ quên, sẽ tạm quên. Chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái cổ xuống dướị Tùnh không trốn học hôm nay, không bỏ bài thi quan trọng hệ số 3. Nếu Phượng không trả lời Tùng, chắc chắn, toán hệ số 3 vất đi, lang thang trên bờ đê tính nhẩm nỗi buồn quan trọng hệ số 9. Thầy ra đề thị Bài toán Hình học ngon ợ Bài toán Đại số cũng dễ. Chỉ cần làm một tiếng là xong. Tôi nháp sợ Và vẽ, viết ngay vô giấy nộp. Chép đưƠ.c nửa bài Hình học, thấy Phượng còn chống tay ngậm bút. Thương Phượng vô vàn. Con gái học toán làm gì nhỉ? Con gái chỉ nên học văn chương. Nghĩ một bài toán nát óc, bạc một sợi tóc và già thêm một chút, xấu đi một chút. Con gái đừng nên tính toán. Tôi có bổn phận giúp Phượng cứu vãn một sợi tóc sắp bạc. Tôi chép hai bài Hình học, Đại số thật rõ ràng vào giấy nháp. Rình thầy không để ý, tôi ném lên cho Phượng. Nàng quay xuống, mỉm cườị Thế là bằng 18 điểm trên 20 rồị Sợi tóc sắp bạc của nàng mãi mãi xanh thắm. Sợi tóc nó mừng lắm. Nó đang cám ơn tôị Tôi có quyền thả mắt qua khung cửa sổ ngắm khoảng trời xanh đủ sắc mây của tôị Tiếng thầy hối giục.: --Còn hai mươi phút nữa. Thầy nói: --Các anh pha/i coi như đang thi ở trường thị Luôn luôn xong bài thi trước hai mươi phút để có thì giờ đọc lại mà sửa những chỗ sai lầm. Thầy gọi tôi: --Anh Chương! Tôi giật mình trở về thực tại: -ĐẠ. --Xong chưa. --Thưa sắp xong. --Nhanh lên, anh không giống anh năm ngoái nữa rồi đó. Năm ngoái, anh xuất sắc lắm, phần thưởng ưu hạng môn toán học; năm nay, anh chậm chạp, ngớ ngẩn. Thưa thầy, thầy không hiểu con, không hiểu một tí gì về niên thiếu của con, thầy chẳng bao giờ nhìn con bằng hồi tưởng mưa bay, thầy chỉ nhìn con bằng hiện tại nắng gắt. Nhìn con bằng nhìn lại đoạn đời vừa lớn của thầy, thầy sẽ yêu thương con, sẽ bằng lòng thấy con chậm chạp, ngớ ngẩn. Tôi mở tốc độ viết, vẽ. Vẽ không cần thước. Viết không cần nắn nót. Phượng hoàn tất bài thị Nàng quay xuống: --Anh sắp xong chưa? --SẮp. --Phượng sẽ đền ơn anh một gói ô mai. Tôi nuốt nước miếng. Thèm ô mai quá. Cuối cùng, tôi đã nộp bài không muộn một phút. Giờ ra chơi, Tùng lăng xăng gần tôị Anh ta đâu thích lăng xăng gần tôị Anh ta muốn dùng tôi làm cái bờ để anh ta đơm đó đâỵ Tôi không hiểu Phượng đã biết Tùng là tác giả những bức thư tình lén bỏ trong ngăn bàn học của nàng chưạ Hẳn chưạ Nhưng lạ lùng quá, lớp tôi đã có năm bẩy anh hút thuốc lá trong giờ ra chơị Họ chiếm mỗi người một chỗ vắng, nhả khói thuốc và lơ đãng nhìn khói baỵ Yêu Phượng bao nhiêu người hút thuốc lá. Được Phượng yêu bao nhiên người bỏ thuỐc lá. Nhớ Phượng chỉ một tôi hút một điê"u mỗi ngàỵ Tôi có quyền kiêu hãnh một chút. Tùng làm quen Phượng: --Chị làm bài thi trôi chẩy chứ? Phượng khép nép: --Cám ơn anh trôi chảy cả. Tùng điệu bộ. Anh ta khẽ nhún vai và sửa lại cổ áo: --Từ ngày có chị, lớp học vui lên. Phượng hỏi: --Vui lên ra sao hở, anh? Tùng trịnh trọng: --Xin giới thiệu với chị tôi là Tùng. Phượng không cườị Cám ơn Phượng. Nàng nhắc lạ.i câu hỏi: --Vui lên ra sao hở, anh? Tùng cụt hứng. Anh ta không thể can đảm như anh ta đã can đảm bỏ thư vào ngăn bàn Phượng. Anh ta giống con gà trống vừa tập gáy xòe cánh lượn cạnh con gà mái bị con gà mái mổ một cáị Tùng cười thật đáng thương. Anh ta khẽ lắc đầu: --Khó diễn tả lớp mình vui lên ra sao. Tùng khoe: --Tôi biết chơi guitare espagnolẹ Tất niên trường mình tổ chức liên hoan, tôi mời chị lên sân khấu hát nhé! Phượng nói: --Tôi không biết hát: Tùng vỗ vai tôi: --Bạn Chương sẽ dạy chị hát. Anh ấy hát hay lắm. Tùng chào Phượng rồi bỏ đị Phượng ngó tôi, mỉm cườị (Biết mà, Phượng chỉ cười với tôi, cười vì tôi ). Nàng hỏi: --Anh Chương có biết Phượng chú ý anh Tùng nhất ở điểm nào không? --Không. --Hình như anh ta làm quảng cáo cho một hãng chế tạo brillantine. --Sao Phượng hay? --Thì mái tóc cánh phượng của anh ta bóng nhẩy. Phượng tủm tỉm cườị Tôi không thể cườị Tôi không nỡ cườị Phượng ác quá. Phượng độc địa quá. Phượng chỉ hiền với tôị Bỗng Phượng nói: --Anh Chương hát hay lắm, hở? --Tôi mê Quách Đàm. --Tất niên này anh hát cho Phượng nghe nhé! --Để tôi tập. --bản gì? --Một bản mới nhâ"t của Lê Trạch Lựu. --Phượng chờ nghe anh hát từ hôm nay. Chúng tôi vào lớp. Hai giờ sau không thi là hai giờ Vạ.n vật cơm nếp nát. Tôi lại có dịp vẽ trái tim, vẽ buồng phổi và tưởng rằng trái tim, buồng phổi trên giấy nháp của tôi không giống trái tim, buồng khói trong thân thể người tạ Tôi vẽ thêm trái tim Tùng. Trong trái tim anh ta có bốn con sâu đang hì hục đào hầm trú ẩn. Những con sâu này đùn lên tim anh chàng Tùng từng bãi buồn. Tôi vẽ thêm buồng phổi Tùng. Hai lá phổi vàng khói tương tự Ngày nào đó, tim tôi cũng sẽ là chiến khu của loài sâu buồn, phổi tôi cũng vàng khói nhớ nhung. "Yêu là chết ở trong lòng một ít". Tôi chưa chết ít nàọ Tôi sẽ chết. Nhiều "ít" chứ không một "ít". Khi ấy, hẳn Phượng đã xa tôị Bây giờ, Phượng đang ngồi trước mặt tôi và hương tóc nàng phả ngập hồn tôị Nhưng tôi sợ Phượng sẽ xa tôi như hoa niên thiếu sẽ kết trái thanh niên. "Tình yêu đến tình yêu đi ai biết, Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt". Tôi không thích hai câu tiên tri nàỵ Khổ cái là thi sĩ tiên tri rất đúng. Tôi tin thi sĩ. Tôi yêu thi sĨ. Tôi ngưỡng mộ thi sĩ. "Tôi muốn tắt nắng đi, Cho mầu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi". Làm sao tắt nắng, làm sao buộc gió? Hỡi tháng mười hai báo hiệu sắp chấm dứt một chuỗi thời gian, tôi ước ao trở về tháng chín. Tháng chín, ở mái tóc Phượng là dòng suối mợ Tháng mười còn mợ Tháng mười một vẫn mợ Tháng mười hai, tôi mơ hồ thấy dòng suối mơ đã gờn gợn chút buồn. Hình như, tình yêu nào cũng đượm một nỗi buồn. Trời bớt lạnh từ hôm nào, tôi chẳng biết. Mùa đông năm nay tôi không thấy cảnh tượng tiêu điều của những ngày mưa dầm dề. Khi lòng ta rộn rã một niềm vui, ta quên hết cảnh vật chung quanh tạ Đêm lạnh, nằm trên giường đắp chăn nhớ Phượng, tưởng đến Phượng, cái lạnh trốn đâu mất. Sau ba tháng hè ở quê ngoại, tôi đã đọc thêm thật nhiều tiểu thuyết và thi cạ Tôi đi tìm tôị tôi không hề thấy tôi giống một nhân vật tiểu thuyết nàọ Hình ảnh cậu học trò vừa lớn, tâm sự yêu đương của cậu ta bị các nhà văn bỏ quên. Hình ảnh ấy, tâm sự ấy, chắc chắn, những người đã trải qua đoạn đời niên thiếu và leo lên một địa vị xã hộị Nhưng người niên thiếu phải sống đầy đủ thời của họ. ĐÃ đến lúc tôi ghét một bài đạo đức ca của ông Tú Mỡ: Tuổi niên thiếu sức dài vai rộng Ví bằng ta chỉ sống mà chơi Nay mai đến lúc lão thời NHìn trang sử sách thấy đời rỗng tuyênh Chi bằng lúc đầu xanh tuổi tre? Trời phú cho mạnh khỏe tay chân Việc ta ta hãy chuyên cần Quyết đem tài chí lập thân sau này Rồi vùn vụt tới ngày tuổi tác Tới khi ta tóc bạc da mồi Vuốt râu ôn lại sự đời Đời ta đầy đủ thảnh thơi tự hào. Có nghe tác giả "Phấn thông vàng giã" từ tuổi vừa lớn? Có nghe tác giả "Điêu tàn vĩnh biệt" trường lớp? Ôi những tiếng buồn của một thời đã mất, tưởng chừng níu kéo lại, trở về được ta sẽ sống thêm một lần. Thời đáng sông nhất của ta là thời niên thiếụ Đó là thời để yêụ Không bao giờ là thời để ước ao phú quý vinh hoạ Càng không bao giờ là thời của hô hoán thù hận. Cái thế giới niên thiếu thật kỳ diệu, thật rực rỡ. Và bí mật. Người ta không thể nói về nó khi đang sống với nó. Người ta chỉ nhắc tới nó bằng hồi tưởng đứt rời, phản phúc. Hay bằng những tiếc nuối vô vàn. Thời niên thiếu của ta là thời ta sống cho ta, sống theo ý riêng ta, sống trọn vẹn với tạ Ta bất cần, ta bất chấp tất cả, kể luôn bổn phận. bởi vì, dẫu ta không "ngại núi e sông", ta thừa chí mạo hiểm, ta can đảm phi thường, một con đường ta vẫn bị khuất phục là con đường trở về niên thiếu, con đường trở về thời để mơ mộng, để yêu say đắm, để nhớ vu vơ, để buồn vớ vẩn... Và không hiểu nổi mình. Tôi không hiểu nổi tôị Tôi đi tìm tôi qua những nhân vật sáng tạo của nhà văn. Tuyệt nhiên không thấỵ Hình ảnh người thiếu niên đã mơ hồ, tâm sự người thiếu niên còn mơ hồ hơn. Mơ hồ quá nên trở thành xa lạ trong tác phẩm văn chương thời vừa lớn của tôi chăng? Tôi nằm trong chăn nhớ Phượng. Nhớ thiết thạ Tôi nằm trong chăn tơ tưởng tình yêụ Tình yêu nồng nàn. Nhưng tôi vẫn sợ hãi ngày tình yêu bỏ tôi ra đi, vẫn sợ hãi ngày Phượng giã từ cái không gian êm đềm nàỵ "Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết". Nghĩ tới nỗi buồn ấy, tôi cảm như mình là gã học trò của Bồ Trung Linh. Và tôi đang gục trên bàn rượu mà lửa hâm rượu đã khô, bình rượu đã cạn. Tôi học đòi Vũ Hoàng Chương thất tình: Gặp gỡ chừng như chuyện Liêu trai Ra đi chẳng hẹn một ngày mai Em ơi lửa tắt bình khô rượu Đời vắng em rồi say với ai Đời vắng Phượng, tôi sẽ say với aỉ Không, không thể vắng Phượng. Tháng mười hai có ngày Giáng Sinh. Tháng mười hai yêu dấụ ngày Giáng Sinh yêu dấu, ngày ấy Phượng hẹn rằng sẽ cùng tôi đê"n nhà thờ dự thánh lễ nữa đêm. Ngày â ''y Chúa Giê Xu ra đời vì tình yêu của loài ngườị Ngày ấy, tôi sẽ nói tôi yêu Phượng. Tôi bỗng hết buồn vớ vẩn. Tung chăn dậy ra bàn viê ''t, tôi loay hoay ghi nhật ký. Và tôi làm thơ... oOo Những bài thi đệ nhất lục cá nguyệt đã hết. Phượng cám ơn tôi đã giúp nàng thoát bí bài Lý Hóạ Con gái thường dốt Toán, Lý, Hóạ Dĩ nhiên là con gái đẹp. Con gái đẹp mà giỏi Toán, Lý, Hóa thì sẽ bị xấu đị Phượng dốt Toán, Lý, Hóa vì Phượng đẹp. Đầu tháng giêng mới trả các bài thị Tôi tin rằng kết quả của tôi trên điểm trung bình. Có thể, tôi hết xuất sắc, tôi "xuống dốc", ảnh hưởng những buối sáng "làm học trò nhưng không sách cầm tay", những buổi chiều mơ mộng "đếm mãi bâng quơ những dấu giầy". Chả saọ Tôi không muốn làm người xuất sắc. Chỉ muốn làm một người trung bình. Bất cứ lãnh vực nào cũng ở mức trung bình. Như thế cuộc đời bình yên lắm. Chẳng ai đố kỵ, ghen ghét, thù hận. Quan niệm ai nhất ta nhì, ai nhì ta ba, ai ba ta tư... có vẻ an phận song đó lại là triết lý sống tuyệt hảọ Bây giờ, những người học trò lớp đệ tứ, lớp sửa soạn lên ngưỡng cửa tú tài, được ít ngày thoải máị Sau lễ Giáng Sinh là đến Tết Nguyên Đán. Trường đã họp toàn lớp. Lớp tôi lãnh nhiêm vụ xuất bản bích báo và tổ chức văn nghệ tất niên. TôI không chú ý. Tôi đang đợi buổi chiều ngày 24 tháng 12. Sáng nay, Phượng đi học qua nhà tôị Nàng ghé vào rủ tôi đến trường. Trời lạnh. Không mưạ Chúng tôi bước ngược chiều gió. Chiếc pull-over đủ sức cản gió không làm con chim khuyên trong trái tim tôi rét mướt. Tôi không sợ rét. Đi bên Phượng, không còn sợ rét. Một tay cắp chồng sách vở, một tay thọc vào túi quần. Tôi bước đều và thấy tỉnh lỵ. của tôi nhỏ bé quá. Nhưng vỉa hè thì trải thảm nhung và rắc đầy hoa dù bây giờ cây đang giơ cành khẳng khiu như bộ xương cách trí. Chiếc khăn mầu đỏ quấn quanh cổ Phượng bằng hàng lụa tung baỵ Phượng giống con bé quàng khăn đỏ. Cô bé quàng khăn đỏ mới đúng. Cổ tích đôi khi đã kể saị Cô bé quàng khăn đỏ ở tuổi vừa lỚn. Mẹ cô bảo cô đi học. Con đường từ nhà dẫn đến trường phải qua một cánh rừng mợ Cô muốn làng công chúa hái mơ nên cô đã tha thẩn trong rừng. Cô chờ đợi hoàng tử trốn học đi săn. Hoàng tử sắp đến thì mẹ cô đi tìm cô, bắt cô trở về nhà. Cô tháo khăn đỏ vất lạị Chiếc khăn bay lên mắt trên một cành câỵ Hôm hoàng tử lạc vào rừng mơ, chiếc khăn đỏ con`n nguyên đó. Hoàng tử nhìn chiếc khăn. Chiếc khăn khẽ phất phơ, tỏa ra mùi hương tuyệt diệụ Hoàng tử ngây ngất. Chiếc khăn đỏ rời khỏi hoàng tử và bay là đã trước mặt vị hoàng tử trốn học. Hoàng tử đuổi theọ Đuổi mãi tới căn nhà cô bé thì thấy cô bé đẹp não nùng đang tựa cửa nhìn xa mơ mộng. Chiếc khăn quâ"n lấy cổ cô bé. Cô bé ngạc nhiên ngó rạ Hoàng tử đang chiêm ngưỡng cô bé. Dĩ nhiên, cô bé quàng khăn đỏ trở thành công chúạ Vợ chồng cô không về triều bệ kiến vua cha mà rủ nhau tới rừng mơ lập nghiệp. Họ hái mơ làm ô mai bán cho những người học trò yêu nhaụ Về sau, họ còn nuôi tằm, dệt tơ thành khăn, nhuộm đỏ để tặng những cô gái chung thủỵ Khăn lụa đỏ quấn quanh cổ các thiếu nữ vào mùa đông mang ý nghĩa đó. Hãy quành khăn lụa đỏ, thế nào cũng gặp tình yêu cao qúy trong rừng mợ Rừng mơ ở trong những giấc mơ đẹp. Cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ tôi đã đọc ở đâu, bao giờ, tôi quên mất. Nhưng nó đúng như tôi đã nhớ lại khi nhìn chiếc khăn lụa đỏ của Phượng tung bay. --Anh Chương! --Hở? --Anh không "dạ" nữa à? --Tôi quên. --Anh cứ quên đi, quên luôn cũng được, chả sao. --Tôi xin lỗi Phượng. --Phượng có trách anh đâủ Mà ta nói chuyện khác. Trời lạnh, trên đường đi học, anh biết ta nên làm gì cho đỡ lạnh không? --Ăn bánh tây chả quế rắc nhiều muối tiêu. --Anh đoán đúng ý của Phượng. Nhưng anh đã ăn lót lòng chưa? --Tôi định ăn thì Phượng tới rủ đi học. --Anh đừng lo, Phượng có mang sẵn bánh tây chả quế đây, chúng mình vừa đi vừa ăn vừa nói chuyện. Phượng dừng lạị nàng mở cặp sách lôi ra hai chiếc bánh tây nhỏ kẹp phồng chả quế. Phượng đưa cho tôi một chiếc: --Mời anh. Nàng gài khóa cặp sách. Rồi tay trái xách cặp, tay phải cầm bánh mì. Nàng đưa chiếc bánh lên miệng, cắn một miếng. Phường cười bằng mắt: --Coi chừng Phượng bỏ thuốc độc đấy nhé! Chúng tôi hồn nhiên như đôi chim, như hai người bạn chơi với nhau từ thời thơ ấụ Bánh tây giòn. Chả quế thơm cay mùi quế chị Tôi chợt nhớ những tháng ngày tiểu học. Mùa đông đi học phải xin mẹ bằng được mấy hào mua quế chị Trời lạnh căm căm, bẻ một mẩu quế chi nhỏ tí mà ngậm thì bao nhiêu rét mướt trốn trạy hết. Quế chi nuốt vào dạ dầy, nóng ran cơ thể, chảy nước mắt, nưỚc mũị NhƯng mà thích. Cho bạn một mẩu quế chi là cho bạn một tấm áo len, một lò sưởi trong buổi học. Lên trung học là giã từ thơ ấu, giã từ những thanh quế chi cay lịm người mùa đông, cay quên lạnh giá, mỗi người học trò phải tìm cho riêng mình một niên thiếu ấm nồng bằng cách gì đó để chắn gió đông. Tình yêu là thứ áo len tuyệt diệu nhất. Mùa đông, tình yêu làm ấm áp. Mùa hè, tình yêu làm mát mẻ. Nhưng chưa tìm ra tình yêu, bán tây thịt quay hay bánh tây chả quế rắt tí muối rang khô tán nhỏ và nhiều hạt tiêu xay thì cŨng bớt lạnh một quãng đường từ nhà đến trường. Có tình yêu, lại được tình yêu cho ăn bánh tây chả quế rắc nhiều hạt tiêu, tÔi thừa sức lên tận miền Bắc cực, ngồi giữa phiến băng mà mơ mộng. --Anh Chương! -Đạ. --Anh cứ nhớ mãi? --Hở? --Như thế tốt lắm. Anh sẽ cho cảm tưởng đấy nhé! --Cảm tưởng gì? --Bánh tâỵ Phượng muốn sau ô mai, bánh tây cũng phải có huyền thoại. --Như huyền thoại chiếc khăn lụa đỏ quàng trên cổ Phượng. --Có huyền thoại ấy nữa à? --Hay lắm. Chúng tôi bên nhau, bước đều, coi như không gian tỉnh lỵ của riêng hai đứa. -Địp nào chúng mình đưƠ.c ngồi ở Cổ Ngư, quay lưng về hồ Trúc Bạch, thả mắt nhìn hồ Tây, anh Chương nhỉ? Tôi hỏi: --Để làm gì? Phượng đáp: --Ăn bánh tôm. Tôi hân hoan nói: --Nếu đỗ, sang năm tôi sẽ lên Hà Nội học. Phượng nói: --Vậy anh phải đỗ. Rồi Phượng sẽ đưa anh đi thăm đủ ba mươi sáu phố phường. Hà Nội ba mươi sáu phố phường Hàng Mật, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh Từ ngày ta phải lòng mình Bác mẹ đi rình đã biết mấy phen Làm quen chẳng được nên quen Làm bạn mất bạn ai đền công cho Tôi đã nuốt tới miếng bánh tây cuối cùng và nuối luôn cả lời hứa của Phượng. Nàng sẽ dẫn tôi đi xa hơn, đến một rừng mơ chưa hề có bưỚc chân ai lai vãng. Nhưng tôi phải thi đỗ cuối năm học nàỵ Tự nhiên, tôi yêu Hà Nội, tôi yêu cậu học trò tên là Điệp. Tôi muốn Phượng là Lan ngồi bên song cửa và tôi là Điệp vừa nghe kết quả từ trường thi về qua nhà Phượng. Tôi sẽ mua mười gói đỗ xanh, đỗ cỏ, đỗ đen, hiên ngang như một cảm tử quân đứng phưỡn ngực ngạo nghễ nhìn xe tăng địch quân và ném đủ mười trái lựu đạn. Lựu đạn nở hoa hy vọng. Hoa hy vọng rực rỡ mầu sắc tình yêụ Địch quân không cườị Địch quân chớp mắt. Có thể, địch quân sẽ khóc. Hay vừa khóc vừa cười. --Anh bằng lòng chứ? --Để Phượng dẫn đi thăm Hà Nội? --Đỗ trước đã. --Nhỡ tôi trượt? --Anh không thể trượt. Anh phải đỗ. --Nhỡ... --Trong đời chúng ta không thể có một lần "nhỠ", anh hiểu chưa, anh Chương? Tôi hiểụ Nghĩa là không hề có nhỡ một lần tôi và Phượng xa nhaụ Điều đó khiến tôi lo ngạị Và tôi sợ mùa hè sắp tới, dù bây giờ chưa hết mùa đông. Mùa hè tới, tôi sẽ đi thị Tôi sẽ đỗ. Nếu chỉ giản dị thế, cuỘc đời thật sung sướng. Nhưng nhỡ (làm sao biết nổi mà bảo không hề có nhỡ ) tôi trượt, nếu tôi về ngang nhà người yêu bằng một gói vỏ chuối, chắc chắn, cuộc đời sẽ buồn tênh. --Anh Chương! -Đạ. --Anh lại nhớ? --Tôi quên rồi. --Nhưng điều này cấm anh quên: Tôi 24, anh chờ Phượng Ở cửa nhà anh. Chúng mình cùng đi dự thánh lễ nửa đêm. --Tôi sẽ nhớ. Đã đê"n cổng trường. Tôi cám ơn cổng trường. Vì nó làm tôi không thèm nhớ đoạn kết của cuộc đời cậu học trò tên là Điệp. Một chuyện tình chán ngấy là một chuyện tình có nhân vật quy y cửa Phật. Còn chuyện tình đẹp? Tôi chưa biết. Có điều chuyện tình ấy không có đoạn kết khiến ta phải khóc sưng mắt hay cười rũ rượi như một người điên. Nó lâng lâng. Nó man mác. Nó dịu nhẹ. Tôi muốn tình yêu man mác, lâng lâng, dịu nhẹ đừng bùi ngùi, thổn thức. Chúng tôi sóng đôi bưỚc vào sân trường, vào lớp học. Tôi vừa tìm ra câu trả lời của tôị Tại sao các cô học trò lớp dưới nhìn tôi khi tôi ở bên cạnh Phượng? Tại vì, giản dị quá mà, các cô ấy đang mơ thành Phượng, đang mộng có cậu học trò nào đó đứng cạnh chuyện trò vu vơ... oOo Giáng Sinh năm nay trời thật lạnh. Chỉ tiết không có tuyết rơị Nếu muốn tuyết rơi, tôi phải nhắm mắt mơ mộng. Mọi năm, tôi đâu cần biết lễ Giáng Sinh. Với học trò ngoại đạo, Giáng Sinh đưƠ.c nghỉ một ngày, được xa trường lớp một buỔi, được quên sách vở một đêm. Thế thôị NhƯng Giáng Sinh năm nay thì tuyệt diệụ Với tôi, từ thàng chín, một ý nghĩ gì về Phượng, một ngóng trông nào với Phượng đều tuyệt diệụ Tôi kó tìm tĩnh từ hay hơn. Trước tiên, Phượng nhờ bưu điện gửi cho tôi một tấm thiệp giáng sinh do nàng vẽ. Đơn sơ là tình yêụ Tấm thiệp vừa khổ phong bì, Phượng vẽ cây giáng sinh đầy chuông, hoa và những vì saọ Chót vót cây giáng sinh, một đôi chim nhỏ đậu sát nhaụ Chuông, hoa và sao phủ đầy tuyết trắng. Đôi chim nhỏ không bị tuyết phủ. Chắc là vì sao giáng sinh trên trời giúp đôi chim một phép tích làm tan tuyết lạnh. Vì sao giáng sinh chiếu tỏa hào quang xuống chỗ đôi chim đậụ Phượng viết câu chúc tôi: "chúc anh Chương nhận được một ân huệ nhỏ của Chúa trong đêm Giáng Sinh để gìn giữ suỐt đời". Gửi thiệp giáng sinh trong mùa Giáng Sinh đã trở thành truyền thống cho cả những người ngoại đạo ở thành phố. Không còn gì khÔi hài hơn, "học trò" hơn những anh bạn cùng lớp gửi thiệp giáng sinh cho mình tận tay và ở ngay lớp học. Và mình dở ra xem ngay, đọc ngay và cám ơn ngay tại chỗ. Và chẳng cảm thấy gì. Đó là những tấm thiếp giáng sinh năm ngoái, năm kiạ Năm nay, không ai gửu cho tôị Có lẽ, Chúa muốn bắt tôi phải cảm thấy một ý nghĩa tuyệt diệu (vẫn tĩnh từ đó) trong ngày giáng sinh của Ngài và Ngài truyền lệnh cho bưu điện, bằng sự ngạc nhiên vây phủ bởi mầu sắc của thần thánh. Tôi tưởng chừng gặp Chúa sớm nhất, sớm hơn ba ngôi vua tới từ phương Đông. Tỉnh lỵ nhỏ bé của tôi nhộn nhịp từ lúc chập tốị Người người đi đi, lại lạị Những chiếc đèn ông sao luồn bóng điện bên trong đã thấp sáng trước cửa những gia đình công giáọ Tôi quên chưa hỏi Phượng "đi dạo" hay "đi đời". Tôi nghĩ chả nên hỏị Bóng tối tràn ngập thị xã cho tôi nhìn rõ cây thánh giá trên nóc giáo đường. Tôi đứng ngoài cửa chờ Phượng. Tôi nhớ Phượng. Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Và tôi châm một điếu thuốc. Điếu thuốc chóng hết. "Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, Anh sẽ nói gớm sao mà nhớ thế ". Châm thêm điếu thuốc mớị Hỡi cỏ tương tư, ngỡ rằng đốt một giúm, nhả khói sẽ thấy người yêu hiện ra trong khói thuốc! Hỡi khói tương tư, ta gửi hồn ta vào ngươi, hãy bay tới nàng bảo đến ngay kẻo ta vàng phổi, ta ho lao, ta chết. Phượng không muốn tôi ho laọ Phượng không muốn tôi chết. Phượng đã tớị Nàng mặc áo mầu. Nàng sợ mặc áo trắng tôi nhìn không rạ "Áo em trắng quá nhìn không ra". Phượng tới như một thiên thần, một nữ thiên thần biết yêụ (Các thiên thần thường là bột nặn, là đá, là gỗ...) Vùng trời của riêng tôi rực ánh hào quang. Nhưng tầm mắt tôi thì bị giớ hạn (Tôi thích thế). Cơ hồ tôi cận thị. cơ hồ tôi chỉ còn nhìn rõ Phượng áo nhung xanh mướt. --Phượng đến muộn bắt anh đợị Anh đốt mấy điếu thuốc lá rồi? --Tôi mới sắp đốt điếu thứ nhất. --Anh có nói dối không? --Không. --Sao Phượng cứ thích anh nói dối Phượng. --Để làm gì? --Để thấy anh dễ mến hơn. Chúng tôi sóng đôi bước thân ái tựa đôi nhân tình. Phượng nói: --Mình đi đâu chờ tới nửa đêm? Tôi hỏi: --Phượng muốn đi đâu? --Anh có sợ mỏi chân không đã? --Không. --Thế thì mình đi hết các phố thị xã. Phượng về đây ngót bốn tháng mà mới chỉ biết con đường từ nhà đến trường ngang qua nhà anh. Phượng muốn chơi trò nầy: Phượng đếm và anh làm tính nhẩm xem thị xã của anh có bao nhiêu bóng đèn điện ngoài phố. --Những bóng bị cháy? --Mình cũng tính rồi trừ đi. --Tại sao mình không đếm những cây hồi? --Một đêm khác. Giáng Sinh sang năm, chẳng hạn. Chúng tôi thả dài trên những hè phố lớn. Những phố nhỏ không có vỉa hè, chúng tôi đi giữa đường, đi thong thả. Hai đứa cười nói rất nhỏ mà tiếng cười nói rất to, vang xạ Phượng đếm những bóng đèn điện vàng khè trên cột cao bằng đốt ngón taỵ Hết con phố, nàng cho biết tất cả có bao nhiêu bóng đèn điện. Sang phố khác, hết đường, nàng lại cho biết số bóng đèn đã đếm và tôi cộng lạị Trò chơi lạ lùng. Hồi còn nhỏ, tôi chỉ khoái bắn vỡ bóng đèn điện. Tối tối, tôi đem súng cao su, tia bóng đèn rồi chạy trốn cảnh binh. Bây giờ lớn khôn, có người bạn gái mà mình tưởng đã là người yêu của mình, tôi đi đếm bóng đèn điện. --Anh Chương ạ! --Hở? --Anh không quên "bài học", Phượng tặng anh 19 điểm. Tôi bắt chước Phượng xóa tiếng "dạ" và đồng nghĩa của nó trong tự điển rồi. --Phượng thương hại những con đường không có ánh điện. Đó là những con đường mù. À, được bao nhiêu cả thẩy? --Tôi quên. --Lỗi tại Phượng, đang đếm thì nói làm anh quên. --Phượng cứ nói chuyện, có gì sang năm chúng mình đếm lạị Sang năm, chắc không còn những phố đêm không đèn. --Anh chắc? --Tôi chắc. Vì những phố ấy Phượng đã đi qua. Phượng lặng thinh. Tôi nghe rõ hơi thở của Phượng và tôi nghe rõ hơi thở của tôị Tôi có nhiều chuyện muốn kể với Phượng, muốn nói với Phượng nhưng tôi đã quên hết. Ở nhà, sửa soạn ra đi, tôi định khơi chuyện Nhật ký của tôị Thế nào Phượng cũng nằn nì đòi xem. Và tôi sẽ cho nàng xem. Tôi đã ghi biết bao ý nghĨ của tôi về Phượng. Tôi đã chép biết bao thơ nhớ nhung, hờn ghen, giận dỗi của các thi sĩ mến yêu của tôị Đọc xong, Phượng sẽ nói yêu tôị Ba tiếng anh yêu em thật giản dị, thật đơn sơ mà sao khó nói, khó viết! Phải chăng những gì đơn sơ nhất, giản dị nhất lại khó khăn nhất, rắc rối nhất. Tình yêu là thí dụ. Và vì tình yêu không đơn sơ, giản dị, tình yêu chứa đựng cả bầu trời huyền ảo, cả đại dương bí ẩn nên Thượng Đế mới tạo ra thi sĩ để thi sĩ truyền cách tỏ tình cho loài ngườị Nhưng thi sĩ chưa làm tròn sứ mệnh của Thượng Đế. Hàng triệu thi sĩ đã làm thơ ái tình và còn hàng triệu thì sĩ đang làm thơ ái tình. Có hàng triệu bài thơ ái tình gây xúc động cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá, súng đạn. Chỉ thiếu một bài thơ cho tôi nói với Phượng: Anh yêu em. Bởi thế, tôi đành chép những bài thơ của những thi sĩ tôi yêu nhất, tôi ngưỡng mộ nhất vào nhật kýcủa tôi, hy vọng nếu Phượng yêu tôi, "em yêu anh". Phượng nói chắc dễ dàng. --Phượng! -Đạ. --Đã nửa đêm chưa? --Gần tới. --Mình nên đến nhà thờ. --Làm gì? -Đự lễ. --Phượng không "đi đạo". Phượng "đi đời", Phượng đi thênh thang trong cuộc đờị Mình dự lễ ngoài đời, dự lễ ngoài trờị Anh hãy ngước nhìn bầu trời mà xem, Chúa đang nhìn những kẻ ngoại đạo và chỉ ban ân sủng cho kẻ ngoại đạo. Tôi ngửa mặt nhìn trờị Bầu trời đầy saọ Ánh sao xuyên qua sương khuya. --Vì sao nào sáng nhất là Chúa Giê xu đấy. Tôi nói: --Tôi chỉ thấy một chuỗi sao sáng nhất. Tôi bảo Phượng nhìn theo tay tôi chỉ lên trời: --Phượng thấy chưa, chuỗi sao hình chữ P. Đặt tên là sao Phượng nhé! Phượng nắm lấy tay tôị Cánh tay tôi cứng đợ Như một hiệp sĩ hạng tồi bị tay cao thủ điểm trúng huyệt. Tôi lịm ngườị Tâm hồn tôi thoái khỏi thể xác tôi, bay bổng. Bay bổng lên vì sao Phượng. Tôi đang hưởng một cảm giác lạ lùng mà tôi ngu ngơ quá, chẳng hiểu cách so sánh hay phân chất. Phượng đã buông tay tôị Nàng đã giải huyệt cho tôi. --Có một vì sao mọc chệch ra ngoài. Tôi nhìn Phượng: --Đó là chiếc răng khểnh của Phượng. Phượng cười, nụ cười thơm mùi lê chín: --Cám ơn anh. Phượng được hưởng một đêm giáng Sinh rất đẹp ở tỉnh lỵ. Mình về nhé, anh Chương. --Vâng, mình về... Đêm Giáng Sinh niên thiếu của tôi đấỵ Cũng bình thường và đơn giản, nếu tôi kể chuyện cho bất cứ ai nghẹ Hai người trai gái đi trên những phố vắng. Đi đến nữa đêm, nghĩ vẩn vơ, nói vu vợ Rồi về. Trước đó thì náo nức mong, nóng lòng đợi, tưởng chừng mình sẽ kiếm được bí tích của tình yêu trong đêm Giáng Sinh. Chúa đến với loài người chắc cũng đơn giản như hai chúng tôị Và đó là tình yêu. --Anh Chương ạ, nếu được ước một điều trong đêm nay, anh ước ao gì? --Phượng đã đọc bài thơ "Đi chơi chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp chưa? --Chưa. Tôi mừng quá. Trong bài thơ ấy, cô bé mười lăm tuổi theo bố mẹ đi chơi chùa Hương đã gặp một văn nhân. Cô bé mơ ước "Sao cho em lấy chàng". Tôi muốn ước một điều tương tự: Sao cho tôi lấy nàng. Tôi bảo Phượng: --Tôi ước ao điều cô bé của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã ước. Phượng nói: --Để Phượng sẽ đọc bài thơ "đi chơi chùa Hương ". Tôi đưa Phượng về nhà Phượng. Một mình trên đường khuya, tôi châm thuốc hút. "Nhớ nhà châm điếu thuốc, Khói huyền bay lên cây ". Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Khói huyền bao lên saọ Đêm nay tôi không thích ngủ. Có thể tôi sẽ làm thơ.