Tháng Hai

Nếu Phượng ở lại Thái ăn tết nhỉ? Tôi đã định đêm Giao Thừa rủ nàng đi hái lộc. Và chiều mồng một mời Phượng tới nhà tôị Tôi muốn khoe với mẹ tôi người bạn gái đầu tiên của tôị Chắc hẳn mẹ tôi sẽ làm Phượng sung sướng. Mẹ tôi sẽ mừng tuổi Phượng, sẽ khen Phượng hiền Phượng đẹp, sẽ bảo Phượng năng đến thăm mẹ tôi và giữ Phượng ở lại chơi tam cúc. Nhưng Phượng đã lên Hà Nộị Phượng mang theo mùa xuân của tôi lên Hà Nội rồị Tôi ở lại Thái, buồn như chưa bao giờ buồn thế. Tôi bỗng thấy tôi gần gũi thi sĩ của tháp Hời, của những bóng ma chập chờn trên một cơ đồ tan nát. Tôi ngâm thơ thù ghét mùa xuân của ông:
Có một người nghèo không biết tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran
Chao ôi mong nhớ ôi mong nhớ
Một tiếng chim thu lạc cuối ngàn
Tôi đi tìm những thi sĩ ghét mùa xuân trong cuốn "Thi nhân Việt Vam". Chỉ gặp một ngườị Lúc này tôi yếu đuối quá tôi cầu cứu các thi sĩ. Đọc bài Mùa Xuân Chín " của Hàn Mặc Tử, suy nghĩ mông lung.
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Bên giàn thiên lý bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
NGày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng chợt nhớ làng
Chị ấy năm xưa còn gánh thóc
Dọc bờ sóng vắng nắng chang chang
Ngày mai, có thể, Phượng không về Thái nữạ Nàng bỏ cuộc chơi của những anh học trò yêu nàng gửi thư tình dưới ngăn bàn học của nàng. Nàng đã bỏ cuộc chơi đếm bóng đèn điện tỉnh nhỏ, đếm những cây hồi với tôị Ngày mai, tôi lại có dịp oán giận nó và đầu hàng nó bởi tôi chẳng biết nó ra saọ Ba ngày Tết chán nản. Tôi nằm trong buồng nhắm mắt ôn những kỷ niệm về Phượng, bắt đầu từ một buổi sáng tháng chín. Từ một buổn sáng tháng chín, Phượng nhớ chưa? Tháng chín chứ không phải tháng Năm. Kỷ niệm về Phượng không xoa dịu tâm hồn tôi, chỉ làm tâm hồn tôi ray rứt và tưởng chừng sắp nổ vỡ. Có ai như tôỉ Người mình yêu vừa xa mình khoảnh khắc đã ngỡ nàng vĩnh viễn ra đi, nàng đã chết. Tôi lục lọi những bài thơ có nói tới Hà Nội, đập vỡ Hà Nội tìm Phượng. Tôi thất vọng. Ngoài Nguyễn Bính, không còn thi sĩ nào viết về thành phố có Phượng của tôị Nhưng Hà Nội của Nguyễn Bính thê lương quá, vàng vọt quá.
Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Tơ liễu theo nhau chẩy xuống hồ
Tôi thấy quanh tôi và tất ca?
Châu thành Hà Nội chít khăn sô
Đó, Hà Nội của Nguyễn Bính.
Sáng nay sau một cơn mưa lớn
Hà Nội bừng lên những nắng vàng
Có những cô nàng trinh trắng lắm
Rõ ràng theo vết bánh xe tang
Rõ ràng Hà Nội chết chóc. Hà Nội đang là không gian quạnh hiu của tôị Tôi mơ hồ thấy Phượng đã chết như Nguyễn Bính tả trong "Đám ma người trinh nữ ". Và tôi đây này:
Nàng đã quan đời để tối nay
Có chàng đi hứng gió heo may
Bên hồ để mặc mưa rơi ướt
Đếm mãi bâng quơ những dấu giầy
Người ấy hình như có biết nàng
Có lần toan tính chuyện sang ngang
Nhưng hồn nàng tựa con thuyền bé
Đã cắm nghìn thu ở suối vàng
Như thế tàn nhẫn quá, kinh khủng quá. Không, Hà Nội nơi Phượng đang ăn tết không thể kinh khủng như thế. Cám ơn Nguyễn Bính, ông còn một Hà Nội khác:
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Lòng chàng trót để một tơ vương
Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Phượng ở phố nào, lòng tôi tơ vương phố đó. Phượng chưa thể "theo chồng bỏ cuộc chơi " được. Phượng sẽ trở lại Thái, chờ tháng Năm hoa hồi ngát thơm và chờ tôi thi đỗ. Phượng đã xin tôi một điềụ Tôi sẵn sàng cho Phượng. Phượng sẽ trở lại Thái nhận một điều mà nàng biết tôi có. Tôi cần tặng Phượng một sự ngạc nhiên. Tôi vùng chạy ra phố. Nắng xuân rực rỡ. Nắng xuân làm khô trận mưa sầu thảm trong hồn tôị Tôi quên hết những gì tôi đã nghĩ vẩn vơ từ hôm Phượng xa tôị Đúng là tôi mưa nắng bất thường, tôi vừa lớn không hiểu nổi tôị "Vào buổi sáng tháng Năm, hồi chúng mình còn niên thiếu, em đã nói em yêu anh." Bao giờ tôi có thể nói cho riêng tôi nghe câu đó, hát cho riêng tôi nghe câu đó. Tháng Năm, hoa hồi ngát thơm. Tháng Năm hoa phượng nở rợp thị xã. Em sẽ nhặt hoa Phượng ép vào trang vỡ.
Phượng ơi,
Hôm nay là mồng bốn. Tết sắp tàn. Còn bốn hôm nữa chúng mình sẽ đi học. Phượng có về kịp hôm đó? Tôi nghĩ phải viết thư giụi Phượng vễ sớm. Nhưng tôi không biết Phượng ở phố nào trong ba mươi sáu phố phượng Hà Nộị Vậy tôi viết xong, tôi sẽ xé thuốc lá cuốn bằng giấy viết thư cho Phượng rồi hút thuốc, nhả khói cho khói bay lên tới vì sao răng khểnh. Hẳn vì sao sẽ lung linh. Và tôi hiểu Phượng đã nhận được thư của tôị Từ hôm Phượng đi, tôi buồn vô cùng. Tôi không hiểu tại sao tôi buồn. Nhưng, có lẽ, một phần vì Phượng đấỵ Tôi bỗng nhớ một ngườị Theo lời Phượng dặn, khi nhớ tới một người thì hút một điếu thuốc lá sẽ bớt nhớ. Tôi hút rất nhiều điếu thuốc lá mà nỗi nhớ cứ bám chặt hồn tôị Tại sao thế, Phượng? Tôi lại thấy điều này: Mùa đông đã qua, không còn những hôm lạnh buốt, song tôi vẫn nghe giá lạnh đầy lòng. Tại sao thế, Phượng? Những con đường chúng mình đã qua trở nên tầm thường. Chúng nó mù cả rồi, dù đêm đêm những ngọn đèn điện còn chiếu sáng. Ngày xưa, tôi không chú ý tới những điều nhỏ mọn quanh mình, tôi thấy chúng vữa nhỏ mọn vừa tầm thường chẳng mang một ý nghĩa nàọ Bây giờ thì khác. Thí dụ những cây hồị Có thể, những cây hồi sẽ nở hoa vào tháng Năm như mọi tháng Năm. Cứ tháng Năm sang là hồi nở hoạ Đều đềụ Đơn giản. Bây giờ thì khác. Những cây hồi mong đợi chóng đê"n tháng Năm để đưƠ.c nở hoa, được tỏa mùi thơm lạ lùng cho Phượng ngửi vì Phượng thích ngửi hoa hồi về đêm. Thí dụ những cây phượng. Chúng cũng nôn nao trông chờ tháng Năm. Vì chúng biê"t PHượng sẽ nhặt cánh hoa rơi ép vào vở. Ngay cả trái ô mai, vì Phượng, cũng có một lớp huyền thoại bọc bên ngoàị PhưƠ.ng xa không gian này, những cây hồi, những cây Phượng, những trái ô mai héo hắt. Phượng biết thế không? Xin lỗi Phượng, tôi cần hút một điếu thuốc. Xong rồi sẽ viết tiếp cho Phượng...
...
Phượng ơi,
Tôi đã đốt xong một giúm tương tư thảo và tôi nhận ra một điều mới lạ. Phượng muốn biết điều mới lạ của tôi không? Điều mới lạ do tôi khám phá khác hẳn lời dặn dò của Phượng. Nghĩa là, khi ta nhớ tới người nào đó, ta đối một điếu thuỐc, ta sẽ đốt thêm nữa và đốt mãi mãi đến lúc không còn thuổc để mà đốt. Giản dị quá mà, Phượng. Bởi vì nỗi nhớ chẳng biết tính bằng cách nàọ Người ta đã tính nỗi sầu bằng những nhịp cầu và niềm yêu bằng ngón đình. Chắc Phượng còn nhớ những câu ca dao hồi học đệ thất? Nhưng nỗi nhớ thì ca dao quên tính giùm. Thành thử người ta chỉ nói: "nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai". Và nhớ, Phượng ơi, tôi nghĩ khó lòng đếm, khó lòng đọ Đành bắt chước một vì sao đêm buồn: " Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ? " Nhớ ai đó, sao mai cũng phải mờ nhạt, lười biếng chiều sáng. Vậy tôi nhớ người nào đó tôi không thể châm một điếu thuốc cho bớt nhớ. Một điều thuốc châm, một vùng khói lan tỏa, một trời nhớ mênh mông. Làm sao hết nhớ? Tôi chợt nhớ Hàn Mặc Tử đã hỏi làm sao giết người trong mộng:
Trời hỡi làm sao cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù ân ái phũ phàng.
Tôi nhớ như một thi sĩ nhớ:
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, nhớ ảnh
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em
Còn gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng hòa dần cùng bóng tối,
Gió lưỚt thưỚt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành
Mây theo chim về đẫy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sấp tàn lặng lẽ...
Bầu trời nhớ mênh mông của tôi không phải là không gian xám. Và nó không thể tan thành nước mắt. Nên tôi cành nhớ. Càng nhớ tôi càng cần đốt thuốc lá. Giá có Phượng mà nói về nỗi nhớ của tôi, chắc tôi sẽ... bớt nhớ. Ước ao thế và tôi tưởng tượng Phượng đang ngồi trong lớp học giờ ra chơi, Phượng sẽ hỏi tôi: "Anh Chương đang nhớ ai thế? " Tôi chối phất tôi không nhớ ai cả. Tôi nhắc đến một người nào đó như thi sĩ Nguyễn Bính nhắc đến cô hàng xóm của ông. Phượng thuộc bài thơ ấy chứ? Tôi thì thích lắm. Nguyễn Bính tả cô hàng xóm sống cô đơn mỗi ngày một lần hong tơ ướt ở mái hiên. Một hôm nàng quên hong tợ Chàng buồn rầu:
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng
Không nhớ nàng, nhất quyết không nhớ nàng. Đến khi hay tin nàng chết mới thú nhận:
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng
Như thế, nhớ là yêu hay không nhớ là yêủ Phượng sẽ nói nhớ là yêu, yêu là nhớ. Và nếu Phượng hỏi: "Anh Chương yêu người nào mà nhớ ghê thê? " Tôi sẽ cười, giống PhưƠ.ng ưa cười: "Hẳn Phượng biết tôi yêu người nào rồi, yêu từ dạo tháng chín, năm ngoái ". Tôi tưởng tượng rất tài nhưng tôi sẽ không dám, không bao giờ dám nói những gì tôi tưởng tượng với Phượng đâụ Tôi thích nói dối Phượng. Và Phượng bằng lòng cho tôi nói dốị Tôi sợ có lần tôi nói thật, Phượng cứ nghĩ tôi còn nói dối thì khổ sở lắm. Vậy tôi không nên nói thật chăng? Không khi nào tôi nên nói thật là tôi yêu Phượng chăng? Hay tôi chỉ nên nói dối tôi không yêu Phượng. Tôi xin phép Phượng được đốt một điếu thuốc lá nữa, Phượng nhé!
...
Phượng ơi,
Không một thứ gì có thể giúp ta vơi nỗi nhơ hay quên nỗi nhớ. Nhớ nó liền với yêụYêu nhớ. Nhớ yêụ Khi không yêu nữa thì hết nhớ. Hay khi hết nhớ là không còn yêụ Nhớ nó sinh ra những biến chứng buồn khổ, dù người ta ngỡ ta yêu đã phụ bạc tạ Tôi lấy thơ Nguyễn Bính kể cho Phượng nghe:
Quái lạ làm sao tôi cứ buồn
Làm sao tôi cứ khổ luÔn luôn
Làm sao tôi cứ tương tư mãi
Người đã cùng tôi phụ rất tròn
Đó, Phượng biết chưa, nỗi nhớ nó hành hạ những kẻ mang nỗi nhơ tàn nhẫn thế đó. Tôi không hiểu Phượng đã nhớ aỉ Lại giời Phượng chưa nhớ aị Phượng chỉ nhớ tôi một chút. Một chút, tôi sợ rằng Phượng sẽ giống một người ngắm nỗi nhớ:
Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi đêm đã khuya
Phượng đã đọc "HỒN BƯỚM MƠ TIÊN " chắc Phượng phảI nhớ đoạn anh chàng Ngọc lên chùa Long Giáng tìm cô Lan mà kể lễ mình nhớ nhiều, càng tìm cách quên nỗi nhớ càng nhớ thiết thạ Ca dao có hai câu diễn tả nỗi nhớ mà tôi thấy tuyệt vời:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điê"u xuống lại đào điếu lên
Kết luận: Không có cách nào làm quên được nỗi nhớ khi ta còn yêụ Thuốc lá làm ta nhớ nhiều hơn. Tương tư thảo mà. Hoa+.c tôi đã hiểu nhầm ý của PHưƠ.ng. Là, hút một điếu thuốc lá mỗi ngày vào lúc nhớ người nào đó để khỏi quên người đó. Nếu vậy cần gì hút thuốc lá. Tôi chỉ cần ngồi lặng yên, chớp mắt giây lát là thấy người tôi nhớ hiện về bên tôi, vuốt ve nỗi nhớ của tôị Tôi sẽ làm trái ý Phượng, tôi không hút một điếu thuốc nào nữạ Và tôi nhớ những kỷ niệm làm thành nỗi nhớ của tôi, bắt đầu từ tháng chín năm ngoáị Tôi yêu tháng chín. Tôi cũNg yêu tháng Năm. Tháng Chín cửa tim tôi hén mở và con chim xanh tình ái tự cánh rừng mơ rất xa bay về đậu ở cửa tim tôị Rồi con chim xanh tình ái không bay, không muốn baỵ Nó hót những khúc ca tuyệt diệu làm tôi ngẩn ngơ, rạo rực. Và tôi hiểu tại sao tôi ngẩn ngơ, rạo rực. Vì tôi vừa lớn. Tôi vừa lớn vào tháng chín. Vừa lớn để vừa biết yêụ Biết yêu vào tháng chín. Nếu sau này trở thành nhạc sĩ, tôi sẽ sáng tác một bản nhạc, mở đầu bằng câu: "Anh biết yêu em ngày anh vừa lớn, vào một buổi sáng tháng chín... "
Phượng, tôi xin lỗi Phượng, tôi không thể tiếp tục kể chuyện tháng chín của tôi. Tôi dừng bút, Phượng nhé!
Phượng chưa về Tháị Ngày mai đã đi học rồị Buổi chiều hôm nay tôi qua nhà Phượng tán bận tất cả. Tôi không dám vào nhà Phượng hỏi xem Phượng đã về chưạ Tôi tìm được cái cớ rất hay: Bấm chuông nhà Phượng, có người sẽ ra hỏi tìm ai, tôi nói tìm Phượng, để làm gì, xin lại mấy quyển vở Phượng mượn từ trong Tết. Tôi bịa chuyện thế và sẽ biết Phượng về hay chưạ Nhưng tôi không dám. Ngay cả những dòng chữ đã viết nắn nót trên giấy pelure xanh tôi cũng không dám nghĩ sẽ cho Phượng đọc. Và tôi đành cắt nhỏ dán vào cuốn nhật ký của tôị Tôi đứng dựa lưng vô cột đèn điện ở bến xe, hút thuốc lá, chờ chuyến xe cuối cùng. Chuyến xe chở rất nhiều Hà Nội về. Chỉ thiếu mỗi mình Phượng. Ngày mai, lớp học vắng Phượng rồị "Đời vắng em rồi say với ai? " Đên nay tôi sẽ thao thức. Sáng hôm sau, tôi đi học sớm nhất thị xã, sớn nhất nước, sớm nhất thế giớị Cổng trường chưa mở. Tôi leo cổng vào lớp. Gian lớp lạnh lẽọ Nó sẽ lạnh lẽo hơn nếu sáng nay Phượng vắ ngồị Cảm thấy được vuốt ve, an ủị Lùa tay vào ngăn bàn Phượng, tôi lôi ra nhiều gói ô mai và những bức thự Ôi, còn những anh học trò si tình hơn ta, đến sớm hơn ta! Tôi mỉm cười nhớ câu nói đùa của Phượng: "Có lẽ, Phượng sẽ mở cửa hiệu bán ô mai ". Hiệu bán ô mai của Phượng chắc là đắc hàng. Những cậu học trò tới hiệu của Phượng mua ô mai để bỏ vào ngăn bàn của Phượng. Phượng không cần ở rừng mơ, hái mơ làm ô maị Huyền thoại ô mai sẽ tuyệt vời, xứng đáng viết bài thơ thật dài đăng báọ Tôi lượm hết ô mai của Phượng bỏ xuống ngăn bàn mình.
Khi sân trường đã lác đác vài cậu học trò, tôi bước ra khỏi lớp. Thi sĩ Văn Tùng xuất hiện. Anh vỗ lấy tôi:
--Mấy ngày Tết bạn trốn đâu?
--Nằm nhà.
--Bạn ốm à?
--Vâng, tôi ốm.
--Em Phượng tới chưa?
--Chưa.
--Em có cảm động cái màn tôi mời em lel^n gài hoa không?
--CHị ấy giận bạn.
--Giận tôi?
--Phải, chị ấy về sớm và lên Hà Nội ăn Tết.
--Bỏ mẹ!
Tùng buông hai tiếng không thơ mộng tí nàọ Khuôn mặt anh ta ngẩn ra và buồn thiu.
--Thế mà tôi tưởng...
Tôi hỏi:
--Bạn tưởng sao?
--Tôi tưởng Phượng cảm động. Còn về bài thơ bốn "câu phượng vĩ" của tôi?
Tôi cần phải "hạ " thi sĩ Văn Tùng để trút vội nỗi buồn bực của tôi:
--Chị ấy bảo thơ của bạn ngắn quá.
Tùng hốt hoảng:
--Bài hát tôi hát tặng nàng?
Tôi nói:
--Chị ấy bỏ về trước khi bạn gân cô hát!
Tùng giặm chân, vò tóc:
--Tôi vụng về, tôi khờ khạo, tôi làm sai chương trình.
Tôi nhún vai:
--Bạn chê tôi ngu dốt về tình yêu mà...
Tùng khẽ lắc đầu:
--Về tình yêu, ai cũng ngu dốt, khờ khạo bạn ơi!
Tùng nắm tay tôi:
--Nhờ bạn xin lỗi Phượng giúp tôi nhé!
Tôi thở dài:
--E rằng chị ấy không còn học ở trường này nữa.
Tôi vào lớp. Và lớp học, buổi sáng hôm nay, như tôi đoán trước, lạnh lẽo làm saọ Bàn đầu -- bàn dành riêng cho Phượng -- trống vắng. Tôi nhìn qua khung cửa sổ, thấy khoảng trời nhỏ bé của tôi u ám. Lớp học giống hệt buổi chiều mưa dầm gió bấc. Chẳng riêng gì tôi, hầu như tất cả học trò lớp đệ tứ đang ngẩn ngơ tiếc nhớ. Tôi ngó xuống: Các thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng đều lơ đãng nhìn ra sân trường. Họ tương tư Phượng. Sách vở buổi sáng nay là giấy cũ. Chữ nghĩa sáng nay là trò đùạ Tùng bỏ ngang giờ học, vở cuộng tròn đút túi quần sau dời khỏi lớp. Nếu tôi ra bờ sông, tôi sẽ gặp Tùng lang thang trên con đê dài hun hút hay ngồi hút thuốc lá nhìn dòng nước lững lờ. Khi cậu học trò buồn về chuyện tình yêu, cậu chỉ biết làm thế. Rồi đêm nay, cậu sẽ dệt những vần thợ Biết đâu, ngày mai, cậu chả trở thành thi sĩ lừng danh. Tỉnh lỵ vốn hợp với thi sĩ. Những bài thơ, những truyện ngắn hay nhất đều đã được sáng tác ở tỉnh lỵ. Thủ đô là không khí ồn ào của báo chí. Tỉnh lỵ mới là không khí khoáng dạt của thơ và trầm lắng của văn chương. Tôi bỗng hối hận đã làm Tùng tuyệt vọng. giờ ra chơi, tôi bỏ trường lớp đi tìm Tùng. Tôi ra bờ sông. Tung đang ngồi quay lưng về thị xã. Anh hút thuốc và thả mắt sang xóm làng bên kiạ Tôi đến gần anh ta.
--Tùng...
Anh bình thản nhả khói thuối rồi nói:
--Bài thơ của tôi ngắn thật. Tôi tiếc chúng ta không còn dịp làm bích báo Tết.
Tùng rút thuốc mời tôi:
--Bạn nên hút với tôi vài điếu.
Anh tâm sự:
--Phải nhận thằng Ái Phượng và thằng Hoài Phượng làm thơ hay hơn tôi.
Tôi hỏi:
--Còn thằng M. Chapitres?
Tùng khinh bạc:
--Thơ của nó không dính dáng gì tới tôị Nó hay hơn Nguyễn Bính cũng kệ nó. Nhưng tất cả đều vô nghĩạ Vì nàng đã xa đâỵ Tôi vụng về quá làm nàng giận tức bỏ đi.
Tôi anh ủi Tùng ( Cũng để an ủi tôi ):
--Bạn ơi, Phượng sẽ trở lại.
Tùng vất điếu thuốc lá:
--Nàng sẽ trở lại?
Tôi gật đầu:
--Phượng hứa với tôi Phượng sẽ trở lại.
Đôi mắt Tùng không còn vẩn một chút mây buồn nàọ Bây giờ, đôi mắt ấy ngập nỗi hân hoan:
--Tôi phải xin lỗi nàng bằng một bài thơ dài hơn.
Tùng đứng dậy, vỗ vai tôi:
--Bạn Chương...
Tôi cười:
--Tôi đây.
--Gần gũi bạn tôi ngỡ gần gũi nàng, tôi ngỡ hương thơm nàng phảng phất đâu đây.
--Bạn mơ màng đấy.
--Tôi mơ màng à? Vâng, tôi mơ màng. Tôi mơ màng. Tôi định sẽ bỏ thi kỳ này nếu nàng không trở lạị Ôi, chỉ cần nàng bảo "Tùng, anh phải đỗ", tôi sẽ đỗ ưu hạng. Tôi sẽ uống cà phê đặc thức khuya học bài... Tôi chờ nàng ra lệnh.
--Chúng ta về phố.
Tùng theo tôi ngaỵ Chúng tôi gặp hai thi sĩ Ái Phượng và Hoài Phượng bỏ lớp ra bờ sông. Tôi bảo Tùng:
--Ái Phượng, Hoài Phượng kia kìa!
Tùng cười ngạo mạn:
--Hai thằng cả quỷnh ấy cũng biết yêu Phượng thì tôi cần yêu Phượng gấp ngàn lần.
Tùng nheo mắt:
--Bạn Chương, bạn dại quá, tôi như bạn tôi đã yêu PHượng và tôi chắc đã được Phượng yêu...
Tôi lặng thinh. Ngày nào đó tôi phải kể chuyện này cho Phượng nghẹ Chuyện ba bốn anh học trò mê Phượng ra bờ sông nhớ Phượng. Và một anh mắng tôi ngu vì đã không biết yêu Phượng. Tôi chắc Phượng sẽ nói tôi bịa đặt.
-----
Anh Chương,
Phượng bị cảm sốt và Phượng không về kịp vào ngày đi học. Phượng định viết thư báo tin anh biết từ hôm mồng bốn nhưng Phượng đã không thể rời khỏi giường bệnh. Anh Chương đừng nghĩ Phượng vô tình nhé! Chiều nay Phượng thấy khèo khỏe, Phượng ngồi dậy viết thự NHìn tấm lịch mới rụng rờị Đã mồng bẩỵ Thu8 tới anh phải mồng mườị Tết ở Hà Nội chán lắm. Nếu Phượng nói Phượng muốn ăn Tết ở thái, anh Chương có tin Phượng không? Phượng gặp đông dủ bạn cũ. Phượng cho họ đọc huyền thoại ô mai của anh, lập tức, các hiệu bán ô mai đắt hàng ghê quá. Ấy là nhờ anh. Phượng khoe anh với họ và họ ước ao được về Thái học. Phượng tả đêm Giáng Sinh đi đếm bóng đèn điện, đêm tất niên đi đếm những cây hồi với anh, họ lắng tai nghẹ Phượng cũng nói vào tháng Năm, hoa hồi sẽ thơm ngát. Mồng một, Phượng đi lẽ ở đền Ngọc Sơn xin hai quả th? một quẻ cầu vận cho Phượng, một quẻ cầu... thi đỗ cho anh. Phượng nhờ ông thầy ngồi ở đầu cầu Thê Húc đoán vẻ giùm anh. Thánh bảo năm nay anh thi đỗ. Vậy anh nên mừng đi là vừạ Buồn cười ghê, anh Chương ạ, Phượng không xin thẻ tình duyên mà ông thầy cứ bảo tháng dạy Phượng duyên may tình đẹp làm Phượng xấu hổ đỏ mặt. Phượng đã đứng giữa cầu Thê Húc, dựa vào thành cầu nhìn xuống nước hồ Gươm. Lúc â"y, Phượng ao ước có anh đứng cạnh để nói chuyện gì đó...
Thôi đợi về Thái sẽ kể anh nghe nhiềụ Anh đừng viết thư trả lời Phượng. Vì Phượng sẽ về, chậm nhất là ba bốn hôm nữạ Phượng đã mua sẵn một hộp dầu Con Hổ. Anh biết làm gì chưả Lần này chắc phải bóp tay sau khi mượn vở của anh về chép bàị Phượng không hỏi anh Tết ở Thái có vui không đâụ anh sẽ nói anh vuị Anh hay nói dối Phượng. Anh bảo anh không tiễn chân Phượng thế mà Phượng ngồi trên xe trông rõ anh đứng sau cột đèn điện hút thuốc lá. Nhưng Phượng cứ thích anh nói dốị Anh không là anh có. Chớ một lần nào anh có với Phượng, anh Chương nhé! Bởi anh có là anh không. Và Phượng sẽ buồn biết mấỵ Đêm Giao Thừa, Phượng đi hái lộc cho cả anh đấỵ Phượng sẽ đem về biếu anh một nhánh lộc tượng trưng. Phượng có hàng trăn chuyện nói với anh. Hẹn gặp anh ở Thái, Phượng dừng bút đâỵ Chúc anh nhớ lời thánh dạy.
Phượng
T.B. -- Hút ít thuốc lá thôi nhé kẻo vàng phổi, ho lao đấy.
-----
Nhận thư Phượng sáng naỵ Nàng gửi về trường. Nếu sáng nay tôi trốn học thì thêm một ngày buồn nhớ. Mồng mười rồị Phượng tính đúng ngày thư tớị Tôi cần thư, đọc tên người gửi, tâm hồn xao xuyến lạ lùng. Tôi nhét thư vào túi áọ Thư Phượng áp gần trái tim tôị Không bao giờ ta nên bỏ thư của người yêu vào bóp hay túi quần. tôi lại trốn học. Lúc này m+''i cần trốn học. Tôi không ra bờ sông nữạ Bồ sông thương quá. Bờ sông của các thi sĩ Văn Tùng, Ái Phượng, Hoài Phượng, những kẻ yêu và chắc chắn không được yêụ Tôi đén một phố vắng, ngồi dưới gối cây hồi, bóc thư ra đọc. Tôi học thuộc lòng thư của Phượng. Tôi muốn bỏ thư vô miệng nhai nát và nuối đị Nhưng để dán vào nhật ký của tôi sướng hơn. "Thư thì ngọt như suốt đời mộng ảọ" Tôi bỗng yêu mùa xuân. Tôi thấy tôi vừa được mừng tuổi xứng đáng. Xuân của tôi, bây giờ, là xuân hồng, xuân thắm. Tôi huýt sáo gió một bản luân vũ ca ngợi xuân và tuổi trẻ của nhạc sĩ La Hốị Tưởng như lá đã đầu cành và lá đang reo vuị Tưởng như chim đã về họp và chim đang nghe tiếng hót của tình yef^ụ Quanh tôi, trời đất mỞ hộị Tôi muốn phổ nhạc bức thư của Phượng. Để hát mỗi khi nhớ Phượng. Nhưng tôi đã thuộc rồị Tôi hát hay tôi ngâm hay tôi lẩm nhẩm đọc cũng là tôi tụng kinh tình yêu của tuổi vừa lớn. Tôi bỏ gốc cây hồi, bước nhanh về trường. Ngôi trường đẹp quá. Bạn bè dễ thương quá. Kẻ trốn học đã tình nguyện trở về vào giữa giờ học. Tôi ngồi trên ghế gỗ ngỡ ngồi trên ghế đệm có lò xọ Êm áị Lâng lâng. Tôi thả mắt qua khung cửa sổ. KHoảng trời quen thuộc của tôi lại đủ sắc mâỵ Thoang thoảng mùi hương tóc Phượng. Tôi mơ hồ thấy Phượng rực rỡ quay xuống, mỉm cười:
--Anh nhớ Phượng không?
--Nhớ nhiều.
--Khi nhớ Phượng anh làm gì?
--Tôi buồn khổ.
--Rồi anh làm gì?
--Tôi sợ Phượng chết.
Niềm vui đến với tôi bất ngờ nên rạo rực. Và tôi muốn phơi bầy niềm vui của tôị Giờ ra chơi, tôi khoe Tùng:
--Phượng sắp trở lại Thái.
Tùng hớn hở:
--Bao giờ?
--Hai, ba hôm nữa.
--Mỗi chiều tôi sẽ ra bến ô tô đợi nàng.
--Nàng về bằng máy bay.
--Sao bạn biết?
--Nàng viết thư bảo tôi thế.
--Đây.
Tôi chỉ hco Tùng xem cái phong bì thư thôị Tùng cám ơn tôị Anh ta nói:
--Tôi sẽ ra sân vận động mỗi ngàỵ Chiều nay tôi phải tới chỗ bán vé máy bay.
Thị xã của tôi không có sân baỵ Trực thăng của quân đội Pháp dùng sân vận động làm bãi đáp. Gần đây, hãng Cosara mở đường bay Hà Nội -- Thái Bình, mỗi tuần một chuyến. Máy bay nhỏ bé của hãng Cosara có thể xuống sân vận động. Tôi nói dối Tùng. Tôi không muốn nói dối aị Nhưng Phượng thích tôi nói dối.
--Bạn ChưƠng!
--Gì đó?
--Xin phép bạn tôi được loan tin cho hai thi sĩ cả quỷnh Ái Phượng và Hoài Phượng biết.
Tùng bỏ tôị Anh đi tìm Ái Phượng, Hoài Phượng. Tôi biết Tùng sẽ nói dốị Tôi biết Tùng sẽ bảo PhưƠ.ng gửi thư cho anh và gạt Ái Phượng, Hoài Phượng ra bến ô tô đón PhưƠ.ng. Tin Phượng sắp về Thái loan truyền rất nhanh. Học trò đệ tứ bàn vê Phượng. Lại biến cố mớị Lớp học ấm cúng. ĐẦy tiếng thầm thì nhắc nhở ngày về của PHượng. Sáng hôm sau, tôi đê"n lớp thật sớm, đã thấy ô mai và thư trong ngăn bàn của Phượng. Tôi mở một phong thư ra coị Thấy anh học trò này tả nỗi nhớ Phượng giống hệt mình. Anh ta dám gửi cho Phượng. Còn tôi thì ngập ngừng. Tôi tịch thu hết chiến lợi phẩm, định bụng sẽ làm quà tặng Phượng. Hỡi các bạn tôi, các bạn bắt tôi lao mình vào cuỘc chiến đấu êm áị Các bạn sẽ thua trận. Bởi vì, con gái chỉ yêu những anh học trò ngây ngô, khờ khạọ Con gái lại dễ mắc mưụ Vậy muốn được yêu, ta nên giả vờ ngây ngô, khờ khạọ Như tôị Thi sĩ dạy tôi điều đó. "Anh là kẻ say mê nhưng nhút nhát ".
Tôi đến nhà Phượng. Không có Phượng, tôi can đảm ghê lắm. Tôi bấm chuông. Người nhà Phượng chạy ra:
--Cậu hỏi ai?
Tôi vờ vẫn:
--Đậy có phải nhà cô Phượng?
--Vâng.
--Cô Phượng viết thư cho tôi nhờ tôi đến lấy những cuốn vở của cô ấy để chép bài giùm cô ấy những ngày cô ấy nghỉ học.
Tôi không run một tí nàọ Người nhà Phượng tin tôi ngay, lấy hết vở của Phượng đưa cho tôi.
--Tên cậu là gì?
-Đạ, Tùng.
--Em Phượng về tôi sẽ nói cậu Tùng đã tới lấy vở của em.
Tôi chào bà chị của Phượng, bước nhanh. Thi sĩ Văn Tùng sướng nhé! Tôi đem những quyển vở của Phượng về, nằm ngửa trên giường và đặt chồng vở lên ngực. Tôi thở mạnh. Chồng vở nhấp nhô theo từng hơi thở của tôị Những quyển vở của Phượng phải mang linh hồn tôị Tôi ôm ấp chúng, vuốt ve chúng, trìu mến chúng. Tôi đem chúng ra bàn học. Dở từ trang. Mỗi trang sách tỏa ngát mùi thơm của hương tóc Phượng. Tôi sung sướng chép bài giùm Phượng. Sung sướng như tôi ghi nhật ký. Tôi đang viết "lưu bút " đâỵ Không còn gì tuyệt vời hơn. Buổi chiều thứ ba ra bến ô tô đốn Phượng. Thấy hai thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng và vài anh học trò cùng lớp thơ thẩn ở bến xẹ Tôi vẫn đứng sau một một đèn điện. Sự thống khoái của tôi là biết nhiều người yêu một người và người ấy chỉ yêu tôị Thi sĩ Văn Tùng, giờ này, chắc đang ngồi trên bờ tường thấp của sân vận động, buông thõng hai chân và hút thuốc lá. Tiếng máy bay nào đó ở tận bốn tầng mây cũng bắt trái tim anh ta đập mạnh. Tùng đang cười một mình. Anh tưởng đã cho ái Phượng và Hoài Phượng... lỡ chuyến đò.
Chiều nay không có nắng. Trời mưa xuân thật đẹp. Mưa rây làn bột xuống đầu tóc. Tôi mặc áo mưa kéo cao cổ lên. Nếu tôi có một chiếc măng tô như Kỳ Phát? Và chiếc mũ phớt. Thì tôi thám tử ra phết. Nhưng thế này đã là thám tử rồị Tôi đứng chôn chân dưới cột đèn điện. Mưa xuân cứ việc rắc bụị Điếu thuốc trên môi không tắt. Khói thuốc quả đã sưởi ấm lòng kẻ chờ đợị Vài anh học trò si tình đã bỏ cuộc. Rồi thi sĩ Ái Phượng cũng bỏ về. Yêu mà thiếu kiên nhẫn là vất đị Yêu phải chịu khó lặn lội, mưa gió. Như tôị Bến xe còn một mình thi sĩ Hoài Phượng. Tôi rời cột đèn điện, bước về phía Hoài Phượng, vỗ vai anh ta:
--Bạn đón ai ở đây?
Hoài Phượng hất đầụ Nước mưa xuân rũ sạch ở mái tóc chải rất nhiều brillantine của anh.
-Đdón một người.
--Ai?
--Phượng! Nàng viết thư dặn tôi ra đón nàng. Còn bạn?
--Tôi đón chú tôi.
--Bạn quen Phượng mà nàng không báo tin cho bạn biết nàng trở lại Thái à?
--Không. Nghe Tùng nói nàng dặn anh Tùng đón nàng ở... phi trường!
--Nàng về bằng máy bay?
--Tùng nói thế.
--"Nó " hại tôi rồị Chào bạn Chương, tôi phải ra sân vận động ngay lập tức.
Hai nhà thơ sẽ gặp nhau ở sân vận động. Bến xe còn mỗi mình tôi... Nhưng Phượng đã không về chuyến xe cuối cùng. Nàng không về đúng ngày nàng muốn về. Tôi lo ngại giùm Phượng. Hay Phượng chưa hết bệnh? Sáng hôm sau tôi vẫn đến trường sớm để thu lượm ô mai và thư tình trong ngăn bàn của Phượng. Tôi muốn trốn học. Song, trốn học thì không thể chép bài giúp Phượng được. Với người học trò si tình, khi tình yêu xa vắng,để diễn tả nỗi nhớ nhung thật thiết tha, chỉ còn cách trốn học và thức khuya làm thợ Từ hôm Phượng lên Hà Nội, tôi thường nghĩ chuyện bỏ nhà đi giang hồ đây đó. Những tập báo xuân tôi đã đọc hết. Tôi mê những giai thoại về các nhà văn, nhà thợ Tôi yêu Nguyễn Bính đã đành nhưng tôi thích cuộc đời vô định và bệnh hoạn của Hàn Mặc Tử. Tôi ước ao nhiều điềụ Giá tôi nổi tiếng như Thanh nam, như Nguyễn Minh Lang, tôi sẽ viết một cuốn truyện dài dầy bằng cuốn "Cuộc đời một thiếu nữ " hay "Cánh hoa trước gió ". Ở phương trời nào đó, Phượng sẽ đọc và, sẽ bồi hồị Có lẽ, gặp Phượng tôi sẽ nói tôi phải trở thành tay văn sĩ nếu một mai tôi và Phượng vĩnh viễn xa nhau.
Lá thư của Phượng không cho tôi "nghĩ dại " rằng Phượng không trở lại Tháị Hương tóc Phượng còn thơm ngát ở những quyển vở tôi đang ôm ấp, vuốt vẹ Tháng Năm -- tôi viết hoa chữ N -- Phượng nhớ chứ? Tháng Năm những cây hồi sẽ nở hoạ Tháng Năm, trời thật trong và trăng thật sáng. Chúng ta sẽ đi bên nhau thưởng thức mùi hoa hồị Con đường gần trường mình, Phượng biết không, phượng vĩ sẽ nở chói chang. Chúng ta sẽ bước trên những lớp xác hoạ Phượng thương hoa, tôi bước nhẹ cho hoa đừng rướm máụ Tôi còn muốn đi xa hơn, sau tháng Năm. Tôi thèm một miếng Hà Nội của Phượng. Ta sẽ ngồi bên hồ Trúc Bạch nghe gió lạnh đuổi nhau và kể chuyện miền Thái từ tháng chín năm ngoái năm xưa, năm nào... Có thuở nào đó không, Phượng nhỉ, tôi mời Phượng về quê ngoại nhà tôị Đó là khung trời thơ mộng. Đó là rừng mơ nơi các vị hoàng tử trốn học đi săn tình yêu và đã gặp các nàng công chúạ Quê ngoại nhà tôi thần tiên và đầy phép tích. Quê ngoại dạy tôi thương lá úa vàng chết để tôi có tháng chín bùi ngùi và gặp Phượng. Và yêu Phượng.
Phượng ơi,
Ngày mai tôi vẫn đi học. Tôi nhớ lời thánh ở đền Ngọc Sơn dạy rồị Tôi sẽ đỗ và hoa hồi sẽ thơm ngát suốt đời tôị Chiều nay, chiều mai tôi còn ra bến xe đón Phượng. Nhưng Phượng đừng hòng tôi nói có đón Phượng. Mãi mãi tôi nói không. Phượng thic''h thế mà. Phượng thích là trời thích. Tôi đứng nấp ở cột điện ấy, Phượng nhớ rồi đó. Phượng hãy nháo nhác kiếm tôi và đưa tay vẫy vu vợ Tôi sẽ đưa tay vẫy lạị Rồi Phượng xuống xe về nhà. Sáng mai chúng ta gặp nhau ở lớp học. Phượng có thể nhận ra hàng chục khuôn mặt bạn trai cùng lớp. HỌ đi đón Phượng đó, Phượng ạ! Phượng nói gì với họ tùy ý Phượng. Chỉ xin Phượng đừng cườị Tôi muốn độc chiếm đôi môi Phượng. Tôi muốn Phượng cười vì tôi, cho tôị Rồi Phượng muốn gì ở tôi? Một điều mà Phượng đã xin tôi dịp trưỚc Tết, Phượng ngỏ đi, tôi cho Phượng ngaỵ Tôi cho Phượng như cây hoa một đời chỉ nở hoa một lần và bông hoa duy nhất â"y chỉ dành để cho một người đã đi vào đời tôị Bằng yêu thương. Bằng hờn giận. Bằng nhớ nhung. Sẽ bằng đau khổ. Bằng nước mắt. Biết đâu được. Tôi ghét nước mắt, tôi ghét đau khổ.
Phượng ơi,
Tôi sẽ mơ ước nhiều đêm naỵ Tôi cầu khẩn bà tiên Tình yêu -- tôi yêu cổ tích lấm -- ban cho tôi một phép nhiệm mầụ Là sáng mai thức dậy, thấy mình ở lớp học lúc nào và đang chuyện trò cùng Phượng.