MỞ ĐẦU (B)

Ở ấp Vạn Hạnh, xã Trung Mỹ Tây, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh có anh Lê Văn Ngang thường gọi là Tư Ngang bị đau dạ dày nặng. Hàng ngày những cơn đau dạ dày cứ hành hạ anh. Đọc báo biết ở nước ngoài người ta dùng điện để chữa bệnh. Do trình độ có hạn, anh nghĩ rằng cách chữa ấy là dùng dây điện dí trực tiếp vào chỗ đau của cơ thể. Nghĩ sao làm vậy, anh lấy một đầu dây nóng có điện 110 vôn dí thử vào vùng dạ dày đang đau. Điều kỳ diệu đã xảy ra. Anh không bị điện giật mà nhận được một cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, dạ dày bớt đau. Thấy cách chữa có hiệu quả, anh phấn khởi tiếp tục dí điện để chữa. Sau nhiều lần như vậy, anh thấy trong người khỏe hẳn, bệnh đau dạ dày đã khỏi. Anh nghĩ mình ít học, không hiểu gì về khoa học, cứ mạnh dạn làm thử hóa ra điện lại chữa được bệnh. Thật ra đây là trường hợp ngẫu nhiên may mắn có một không hai ở nước ta và cả trên thế giới. Ở Trung Quốc, một vài người có công năng đặc biệt cầm cả dây nóng điện 220 vôn mà không bị giật, nhưng chưa có ai dùng điện theo kiểu này để chữa bệnh. Mong các bạn không nên thử.
Anh không dừng lại ở đó mà tiếp tục thử nghiệm chữa cho gia đình, biết đâu đây là một phương pháp chữa bệnh hiệu nghiệm mà từ trước đến nay chưa ai biết. Đứa con út của anh lúc đó 8 tuổi bị bệnh đái dầm và bị mụn cóc. Một tay cầm dây điện trần, một tay cầm cây ăng-ten gỡ từ chiếc đài bán dẫn dí vào những mụn cóc và vùng thắt lưng con. Sau vài lần như thế, mụn cóc không còn và bệnh đái dầm của con cũng khỏi.
Bà con xa gần được tin kéo đến nhờ anh chữa ngày càng đông. Anh không từ chối một ai, nhưng cũng thầm lo nhỡ ra có chuyện không hay! Anh chữa đủ thứ bệnh, người khỏi, người đỡ, không ai bị tai biến gì. Anh chữatừ thiện, không lấy tiền. Sau này được cơ quan y tế mời lên chữa thử nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hóc Môn, có bác sĩ giúp đỡ kiểm chứng. Anh đã chữa trên 200 bệnh nhân, có hồ sơ bệnh án và không có trường hợp nào có phản ứng phụ. Để tạo điều kiện cho anh có kiến thức về y học, bệnh viện cử anh đi học một khóa đào tạo lương y. Anh được học về y lý Đông y, các hệ kinh lạc, huyệt đạo cách bắt mạch. Sau đó anh còn được học về giải phẫu sinh lý cơ thể người, phương pháp xét nghiệm, đọc phim X.quang, siêu âm và anh được cấp chứng chỉ, được phép hành nghề chữa bệnh cho dân.
Sau này nghĩ lại anh mới giật mình, đúng là “điếc không sợ súng", chưa hiểu gì về cơ thể người, về huyệt đạo mà cứ chữa đại, chỉ có tấm lòng mong mọi người khỏi bệnh. Anh được chính quyền địa phương và cơ quan y tế cho phép và tổ chức cho anh chữa bệnh tại nhà, có sự sắp xếp để bảo đảm an ninh trật tự. Bệnh nhân ở các tỉnh xa đến ngày càng đông. Hàng ngày anh cầm dây điện để "sạc" điện vào người. Cơ thể anh như một bình ác-quy chứa điện. Qua thực tiễn anh đã dần dần thu, phát, điều khiển được dòng điện bằng ý niệm. Anh có thể điều chỉnh cường độ dòng điện mạnh, yếu tương ứng với từng loại bệnh và sức chịu đựng của cơ thể từng bệnh nhân. Những bệnh thông thường, anh chỉ chữa một vài lần là khỏi. Riêng bệnh bại biệt và di chứng của tai biến mạch máu não nằm một chỗ, anh phải kiên trì chữa một vài tháng mới đỡ, bệnh nhân chống gậy đi lại được.
Khi viết về chuyện lạ chữa bệnh của anh Tư Ngang chúng tôi hết sức hoan nghênh chính quyền địa phương xã Trung Mỹ Tây, huyện Hóc Môn và cơ quan y tế địa phương. Trước một hiện tượng lạ chưa bao giờ có đã không trù dập, cấm đoán, cho là mê tín dị đoan mà nghiên cứu công nhận và tạo điều kiện cả về nâng cao trình độ, kiến thức y học Đông, Tây và tổ chức cho anh phát huy, phục vụ nhân dân. Nhiều nơi, không ít trường hợp ở nước ta khi có chuyện lạ xảy ra, chính quyền địa phương cùng công an, y tế chưa nghiên cứu đã trù dập, cấm đoán, cho là mê tín dị đoan. Thật ra, nhiều trường hợp là mê tín dị đoan thật, là lừa bịp cần cấm đoán. Do đó cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu, phải dựa vào quần chúng nhân dân và chứng minh được hiệu quả thực tế để phân biệt thật giả, đúng sai. Trước hết, hãy vì lợi ích của nhân dân, tôn trọng pháp luật và nghiên cứu phát triển khoa học, ngay cả những chuyện lạ mà khoa học chưa lý giải được.
Lại một hiện tượng chữa bệnh lạ ở Quảng Nam. Anh Nguyễn Văn Minh ở thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn nguyên là chiến sĩ trinh sát trung đoàn 45 quân khu V, tùng chiến đấu trên chiến trường nước bạn, sau khi phục viên bị bệnh rối loạn tâm thần đã điều trị tại quân y viện nhưng không khỏi. Sau 2 năm bệnh tự nhiên khỏi và xuất hiện một khả năng "ngoại cảm" kỳ lạ. Anh "nhập vai" một thầy thuốc dùng cây lá chữa bệnh cho dân không lấy tiền. Cần nói thêm, trước đó. anh chưa có kiến thức gì về đông y, bắt mạch, chỉ định thuốc…
Phương pháp chẩn đoán bệnh của anh rất độc đáo. Người bệnh không phải khai bệnh, chỉ đưa tay cho anh bắt mạch. Trong giây lát, anh nói chính xác từng căn bệnh của bệnh nhân. Anh còn nói những người thân trong gia đình, ai đang mắc bệnh gì. Kỳ lạ nhất là anh có phương pháp "chụp phim” vùng bị bệnh nằm sâu trong cơ thể như y học hiện đại chụp Xquang hoặc siêu âm. Khi cần "chụp phim" anh lấy một tờ giấy trắng hoặc vàng không kẻ đặt lên vùng đau bệnh nhân, phun vào đó một ngụm rượn. Như vậy là chụp xong. Tờ giấy được lấy ra xem trực tiếp bằng mắt thường. Phần thương tổn nổi rõ trên tờ giấy như rỗ phổi, tim to, có u trong dạ dày hoặc xương bị gãy...
Khám xong, anh không phát thuốc tại chỗ mà kê đơn cho bệnh nhân về nhà tự bốc thuốc. Cho đơn ai anh đều dặn kỹ là phải tìm đủ các loại cây lá và liều lượng ghi trong đơn, không được thiếu, thừa, uống vào sẽ khỏi bệnh. Những vị thuốc này đều là cây, lá dễ tìm trongdân gian. Có bệnh nhân không thực hiện đúng, lần sau đến là anh nói ngay: "Thuốc ông (bà) uống thiếu vị A, vị X, bệnh không khỏi mà còn nặng thêm".
Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân đến xin anh chữa ngày càng đông. Hàng ngày có từ 50 đến 100 người xếp hàng chờ đến lượt. Trong số bệnh nhân ngồi chờ, anh biết ai bị bệnh nặng, ai bị bệnh truyền nhiễm, anh gọi lần lượt từng người lên khám, chữa trước. Điều kỳ lạ nữa là gặp trường hợp bệnh nặng, "người nhập vai” thứ nhất không chữa được, anh nói: "Bệnh này ta không chữa được, mời người giỏi hơn về chữa". Thế là anh “nhập vai" ngay người khác. Cứ như vậy, có ngày gặp toàn bệnh hiểm nghèo, anh phải "nhập vai" tới 6 lần mà người cao nhất là người có khả năng xuất chúng, có thể chữa được bệnh nan y.
Sau 5 tháng, bệnh nhân được anh chữa khỏi rất nhiều. Ở đây chỉ xin nêu một số trường hợp người thật, việc thật điển hình.
Đại tá Huỳnh Tấn Sơn đã nghỉ hưu ở tổ 47 Hòa Thuận. Ông bị nhiều bệnh nặng như viêm sỏi túi mật, gan to nhiễm mỡ, sỏi thận, mỡ màng ngoài tim, cụp xương sống, thoát vị bẹn lại thêm đục thủy tinh thể, dù điều trị nhiều lần ở Viện quân y 17, Viện quân y 108. Viện 108 đã 2 lần mổ thận và đề nghị ông cắt bỏ túi mật, nhưng sức khỏe ông quá yếu chưa dám mổ. Lúc này ông chỉ còn 38kg. Sau 15 ngày được anh Minh chữa trị, điều thần kỳ đã xảy ra. Ông hoàn toàn khỏi bệnh, sức khỏe được hồi phục. Mắt sáng ra, siêu âm lại thấy túi mật hết viêm, không còn sỏi... Hàng ngày ông chạy được 5 - 10 ki-lô-mét vào buổi sáng và đi xe đạp vài chục ki-lô-mét là chuyện bình thường. Thật rất khó tin nhưng là chuyện thật.
Chứng tai biến mạch máu não, nằm một chỗ được anh chữa khỏi tương đối nhiều như đại tá Phạm Hữu Thiện, nguyên Chính ủy Đoàn 333, đại tá Lê Chí Cẩm nguyên Phó viện trưởng Viện quân y 17. Bác sĩ Huỳnh Thanh nguyên Phó phòng quân y Quân khu V đau nhức trong xương, đi đứng không vững (nghi bị ung thư tủy), vợ anh là chị Nguyệt, Phó chủ nhiệm khoa tim mạch Bệnh viện C Đà Nẵng bi sa dây chằng và mỡ trong máu được anh Minh "chụp phim" và cho đơn thuốc. Sau một thời gian ngắn, vợ chồng anh đều khỏi bệnh. Anh Huỳnh Thanh nói: "Tôi là bác sĩ chuyên khoa cấp 2 mà không sao hiểu nổi hiện tượng kỳ lạ này!". Thiếu tướng Nguyễn Nghĩa, Chủ nhiệm chính trị Quân khu V, bị ung thư vòm họng được Viện quân y 108 và Viện K Hà Nội chữa bằng xạ trị, hóa trị, khối u teo nhỏ lại nhưng mất luôn cả tuyến nước bọt, không còn cảm giác mùi vị. Anh Minh khám, "chụp phim" đưa cho mọi người xem thấy rõ còn khối u. Sau khi uống 6 tháng, tuyến nước bọt hoạt động trở lại, ông Nghĩa đã phân biệt được mùi vị, đau bớt nhức, người tỉnh táo hơn.
Nhiều người bi xơ gan cổ trướng, hẹp van tim... đều được anh Minh chữa khỏi. Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra. Các cơ quan chức năng ở địa phương đã ra lệnh cấm anh Minh không được chữa bệnh nữa vì cho đây là cách chữa bệnh mê tín dị đoan. Nhiều người đang uống thuốc dở dang đã òa khóc vì không được tiếp tục điều trị trong đó có nhiều cán bộ quân đội nghỉ hưu và cán bộ đương chức đang bị những căn bệnh hiểm nghèo.
Xin miễn bình luận về sự việc đáng tiếc này.
Một chuyện lạ khác ở thị trấn Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đó là chuyện ông Huỳnh Lại, một lão nông đã ngủ một giấc suốt 18 năm - tính từ năm 1975  đến năm 1993 (lúc các báo phát hiện đến tận nơi đưa tin).
Theo lời anh Huỳnh Đạt con trai ông kể lại thì ông Lại cũng như những người già khác, sức khỏe suy yếu, lúc khỏe dậy chơi với con cháu, lúc mệt nằm nghỉ một cách bình thường. Nhưng 3 tháng trước ngày Bình Định hoàn toàn giải phóng, ông không dậy nữa mà nằm ngủ suốt ngày đêm, kéo dài 18 năm liền. Ông nằm trong tư thế thẳng đờ, bất động, mắt nhắm nghiền, da mặt vẫn giữ được vẻ hồng hào. Chòm râu thưa chưa điểm sợi bạc. Ngoài khuôn mặt thể hiện thần khí của một người còn sống, toàn thân ông cứng đờ. Hai bàn tay nắm chặt trong thể bắt ấn, quyết.
Qua những năm tháng dài dằng dặc ấy, ông Lại hoàn toàn không ăn gì ngoài việc hàng ngày uống mấy thìa nước dừa do người nhà bón theo các giờ tý, mão, ngọ, dậu. Thỉnh thoảng,. người nhà cũng cho ông uống nước cam vắt, ông uống trong trạng thái vô thức như một người bị hôn mê hoàn toàn.
Cứ như vậy, ông Huỳnh Lại đã qua một giấc ngủ 18 năm. Đây là một hiện tượng sinh lý khá đặc biệt. Nhiều người đặt câu hỏi phải chăng đây là một trạng thái bệnh lý hay một phương pháp thiền định đặc biệt mang màu sắc siêu hình?
Qua nhiều năm, câu trả lời vẫn đang bỏ ngỏ.
Trong lĩnh vực tìm mộ từ xa bằng khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm, nhất là tìm mộ liệt sĩ thất lạc, chúng ta đã được nghe, được đọc nhiều trên báo chí. Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm đến nhu cầu bức xúc này vì tìm mộ liệt sĩ - những người đã hy sinh tính mạng của mình đề bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc - là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), Viện khoa học hình sự Bộ Công an, Trung tâm nghiên cứu bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống, cả ba cơ quan đều được trên giao nhiệm vụ theo dõi nghiên cứu chương trình tìm mộ liệt sĩ từ xa. Các nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Phan Bích Hằng, Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Thi Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Nghĩa, Nguyễn Đức Phụng... trong nhiều năm đã tìm được hàng ngàn mộ liệt sĩ, được các cơ quan nghiên cứu khoa học và gia đình liệt sĩ công nhận.
Việc tìm mộ từ xa, đến nay các cơ quan khoa học Nhà nước ta tuy chưa lý giải được nhưng đều phải công nhận đó là sự thật hiển nhiên, không thể bác bỏ, đã dẫn đến thành công trong việc thực hiện một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với liệt sĩ. Tuy vậy, qua báo chí chúng tôi được biết còn có người, có cơ quan đến nay vẫn phản bác tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, cho là mê tín dị đoan, là lừa bịp. Chúng tôi xin phép nói một câu: “Nếu ‘mê tín dị đoan’ mà tìm được hàng ngàn mộ liệt sĩ vẫn tốt chứ sao!".
Trong câu chuyện này chúng tôi không định viết việc tìm mộ của các nhà ngoại cảm mà chuyện tìm mộ này còn lạ lùng, kỳ tuyệt gấp bội vì chính vị liệt sĩ ấy báo cho gia đình và tự mình dẫn người thân đi bốc mộ, đưa hài cốt về quê.
Đó là trường hợp của liệt sĩ Nguyễn Văn Tự quê ở xã Thạch Đĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tự là con trưởng của một gia đình có 9 người con: 5 trai, 4 gái. Tự đi bộ đội từ đầu năm 1965. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nhiều năm sau, bà Hạnh - mẹ của Tự và các em trong gia đình đợi chờ tin Tự đến vô vọng không biết còn sống hay đã hy sinh. Riêng mẹ Hạnh có linh cảm là con mình đã hy sinh rồi. Có một đêm, mẹ Hạnh nằm mơ thấy rõ ràng Tự về đi đôi giày vải và mặc bộ quần áo bộ đội cũ. Anh đứng nhìn mẹ rồi ra đi mà không nói lời nào. Cả nhà nóng ruột, cho người lên huyện đội hỏi. Sau đó không lâu thì nhận được giấy báo tử: Nguyễn Văn Tự hy sinh năm 1966 ở mặt trận phía Nam, chứ không nói rõ ngày tháng và hy sinh ở địa phương nào.
Thế rồi vào một đêm cuối năm 1994, anh Nguyễn Văn Cử em trai Tự công tác ở thành phố Vinh trong giấc mơ thấy anh Tự hiện về nói: "Anh hy sinh ở đồi 405 Vĩnh Linh, các em vào đưa anh về quê!". Câu chuyện báo mộng này được thuật lại cho anh em trong nhà nhưng chưa ai dám tin. Gần 30 năm rồi, rừng núi mênh mông biết đâu mà tìm. Nếu tìm được chỉ còn nắm đất đen thôi. Tuy vậy, với lòng thương nhớ anh da diết, ba anh em Cử, Thử, Phùng bàn nhau chuẩn bị lên đường theo lời anh mách bảo. Cháu Nguyễn Thị Hằng 12 tuổi, con gái anh Phùng, xin đi theo bố và hai bác, cuối cùng được các anh cho đi.
Đúng ngày 1 tháng 6 (âm lịch), ba anh em cùng cháu Hằng lên xe đi vào Vĩnh Linh, đến gặp Thị đội trình bày và hỏi đường đi đến đồi 405. Các đồng chí ở Thị đội rất nhiệt tình, đưa bản đồ ra chỉ vị trí của đồi 405. Theo tỷ lệ bản đồ từ Vĩnh Linh đến đồi 405 khoảng 70 ki-lô-mét. Rời Thị đội, nhóm tìm mộ dùng xe đạp đèo nhau vượt qua nhiều đoạn đường khó đi suốt một ngày. Trời sắp tối, không có ai để hỏi đường, anh em bàn nhau bẻ lá cây làm lán ở tạm, ngày mai đi tiếp. Bỗng nhiên cháu Hằng vừa chạy lên trước vừa nói với giọng khác lạ:
- Các chú mau đi theo anh, gần đến nơi rồi!
Cà ba anh em quá đỗi ngạc nhiên trước câu nói lạ lùng ấy. Hằng tiếp tục chạy. Anh Phùng bố cháu Hằng gọi với theo:
- Hằng ơi, đi chậm lại chờ bố và các bác theo với".
Cháu Hằng dừng lại nói:
- Các chú ơi, đến mộ rồi. Anh sẽ hướng dẫn các chú. Bốc xong rồi về luôn trong đêm nay.
Hằng đi trước dẫn ba anh em trèo lên một ngọn đồi cao thì dừng lại. Trước mặt hiện ra ba nấm mộ. Hằng chỉ vào nấm mộ giữa và nói:
- Đây là mộ của anh, các chú đào đi!
Ba người lấy cuốc, xẻng ra đào. Một lúc sau, Hằng nói:
- Các chú nhặt xương đi!
Nhặt được một ít xương, thấy chưa đủ, ba người định đào tiếp thì Hằng nói:
- Anh chết vì trúng bom. xương thịt tản mác hết chỉ có chừng đó thôi, đừng đào nữa, hết rồi, gói lại đi!
Thế là ba anh em cùng cháu Hằng mang gói hài cốt ra về. Dọc đường, cháu Hằng vẫn tiếp tục nói chuyện:
- Anh ở cái đồi này lâu lắm rồi. Rất nhớ mẹ, nhớ các em!
- Tại sao bác không về? (Lúc này các anh gọi Hằng là bác).
- Anh có về chơi mấy lần, có biết tình hình ở nhà, nhưng chưa về luôn được!
- Bây giờ bác còn nghiện rượu, nghiện thuốc lá nữa không?
- Thôi rồi, không nghiện gì nữa cả!
Bỗng Cử nói:
- Hồi đầu anh đóng quân ở Hương Phó (Hương Khê), em lên thăm sao anh đuổi em về!
- Vì bí mật quân sự, vả lại ngay trong đêm đó anh đã phải hành quân cùng đơn vị rồi em ạ!
- Bây giờ anh về sẽ ở đâu?
- Về Thạch Đỉnh quê hương, nhưng trước hết ở Vinh với chú Cử mấy ngày đã!
Phùng nói:
- Bác ơi, bác cứ nhập vào chúng em, đừng nhập vào cháu Hằng nữa, cháu còn nhỏ mà!
- Cháu Hằng khỏe gối. Anh bảo đảm cho cháu đi đến nơi về đến chốn, không việc gì đâu!
Đi một đoạn, cháu Hằng quay lại phía núi vẫy tay chào và nói: "Vĩnh biệt, vĩnh biệt nơi này" rồi bảo ba người ngồi nghỉ. Cả nhóm dừng lại nghỉ, bỗng cháu Hằng níu áo bố Phùng nói: "Hồi nãy đến giờ con ngủ bố ạ!". Thế là mọi người hiểu linh hồn Tự đã ra khỏi cháu Hằng.
Trời gần sáng mọi người mới đến Quốc lộ I, chờ đón xe về thành phố Vinh và ở đấy 2 ngày. Sáng ngày 7 tháng 6 (âm lịch), hài cốt anh Nguyễn Văn Tự được đưa về nhà tại xã Thạch Đỉnh, để trên bàn trước bàn thờ gia đình.
Đại diện Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể và bà con Thạch Đỉnh được tin đến thăm viếng rất đông. Mọi người đang bàn việc tổ chức đưa hài cốt anh Tự ra nghĩa trang, bỗng cháu Hằng đứng dậy khóc và nói với một giọng khác lạ.
- Mời mẹ và các em lại ngồi cạnh đây, còn bà con xin ngồi tạm ở ngoài - Hằng khóc nói tiếp: - Đáng lẽ anh phải về lâu rồi nhưng vì hoàn cảnh, các em chưa đưa anh về được nên chưa bảo thôi - Nói xong Hằng cầm tay Phùng (là bố) vừa khóc vừa nói: - Lúc anh đi em mới 6 - 7 tuổi. Em níu áo anh và dặn về sẽ mua kẹo cho em, đến bây giờ anh mới về được!
Phùng nói:
- Thôi anh đừng khóc nữa! Anh về là cả nhà mừng lắm rồi! Bây giờ anh cho biết thờ anh ở đâu?
- Thờ ở nhà Cử. Còn chú Biểu đã có thờ anh, từ nay đừng thờ nữa, anh vẫn phù hộ cho chú.
- Anh mất vào ngày, tháng, năm nào nói để gia đình biết làm giỗ.
- Anh mất lúc 9 giờ sáng ngày 9 tháng 2 năm 1966 trên đồi 405 Vĩnh Linh.
Bỗng Hằng hỏi Minh Ở đâu. Minh là vợ Tự, đã có một con với Tự tên là Quý nhưng không nuôi được. Minh vẫn ở vậy chờ đợi anh. Minh năm ấy 55 tuổi. Minh tiến lại gần Hằng. Hằng hỏi:
- Anh viết cho Minh nhiều thư, em có nhận được không?
Minh nói trong nước mắt:
- Dạ có.
- Thế có thuộc bài thơ anh làm cho em vào dịp Tết năm 1965 không?
- Dạ lâu lắm rồi, thương nhớ anh, em không nhớ gì nữa.
Thế là Hằng cất cao giọng đọc luôn bài thơ:
Đêm giao thừa
Anh ngồi ăn bánh
Gửi lại tình thương
Giờ đây xa cách đôi đường
Chẳng có gì gửi lại cho em
Mặn mà tình nghĩa thân truyền
Đậm đà nét bút lời nguyền trăm năm.
Đọc xong Hằng khóc, Minh cũng khóc. Hằng nói tiếp:
- Nhà đốt cho tôi một bộ quần áo bộ đội và thằng Quý một bộ đồ trắng. Đúng 2 giờ chiều nay đưa tôi ra, đặt mộ tôi cạnh mộ con.
Nói xong, Hằng ngồi lặng một lúc rồi đứng dậy nói với bố mẹ:
- Con ngủ nhưng nghe nặng cái đầu lắm!
Đồng chí phóng viên báo Hà Tĩnh có mặt từ đầu đến cuối câu chuyện, hỏi cháu Hằng:
- Cháu có biết và nhớ những điều cháu nói không?
Cháu lắc đầu bảo cháu không biết gì cả.
Đây là toàn bộ diễn biến trong câu chuyện liệt sĩ Nguyễn Văn Tự nhập vào người nhà dẫn đi tìm mộ với bao nhiêu tình tiết ly kỳ rất khó tin, nhưng không tin cũng không được vì nó diễn ra trước đông người và là chuyện thật trăm phần trăm.
Nhân chuyện linh hồn liệt sĩ về dẫn người nhà đi tìm mộ, xin kể thêm ở phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, hồn người chết đi gặp chồng, bố mẹ và các em. Sau đó sống lại và thuật lại câu chuyện.
Đó là cụ bà Nguyễn Thị Nghĩa, sinh năm 1931 trú quán tại phòng 307, nhà 118, phường Thanh Xuân Bắc. Bà có 3 người con là Khánh, Thoa, Tuyên đã trưởng thành. Năm 2002, bà Nghĩa bị ốm nặng, các con đưa bà vào điều trị tại Quân y viện 103. Sau một thời gian điều tri, bà qua đời. Thi thể bà được đưa ranhà xác chờ ngày khâm liệm, tổ chức lễ tang.
Chính tại căn nhà xác Quân y viện 103 đã diễn ra câu chuyện kỳ lạ này.
Sau lần chết sống lại, bà Nghĩa kể:
- Tôi đang đi lang thang vô định bỗng nhìn thấy trước mặt có một đoàn người mặc quần áo trắng có cờ xí kèn trống inh ỏi. Thấp thoáng trong đoàn người đó, tôi nhận ra ngay chồng tôi. Dáng người gầy, da nâu sậm, đầu hơi cúi về phía rước khi bước đi của ông ấy không thể lẫn với ai được! Cách đây hơn 30 năm, ông ấy chết bỏ lại tôi một nách 3 đứa con nhỏ. Không kể hết được nỗi gian truân, vất vả của một người mẹ nghèo hai bàn tay trắng nuôi 3 con mọn.
Bỗng nhiên có giọng nói ồm ồm của một người đàn ông cất lên: "Con ơi! Bố mẹ đi đón con đây!" làm tôi sửng sốt. Tôi mồ côi cả bố lẫn mẹ từ ngày còn rất bé. Trong bộ óc non nớt của mình, tôi chỉ còn nhớ độc một cảnh tượng vào một đêm tối trời, trên vùng đất trung du Phú Thọ, bố mẹ tôi bị bọn phản động lôi xềnh xệch đi rồi bắn chết trong tiếng khóc thét của chị em tôi. Cũng từ đó chị em tôi lưu lạc mỗi đứa một nơi. Nhiều lúc tôi cố hình dung lại khuôn mặt của bố mẹ nhưng đều bất lực chỉ hiện lên hình ảnh hai khuôn mặt bê bết bùn và máu.
Người đàn ông lớn tuổi vừa gọi tôi có nước da đen giòn, trán có nhiều nếp nhăn, chỉ vào người đàn bà bên cạnh có khuôn mặt bầu, đôi mắt hiền từ nói: "Đây là mẹ con, hai đứa mặc đồ bộ đội đi phía sau là em con đấy!” Tôi lưỡng lự nhìn ông bà, nhìn tất cả mọi người. Trừ chồng tôi còn tất cả đều lạ, nhưng những ánh mắt hiền từ thân thương của họ lấp lánh những tình cảm trìu mến, vui sướng khó tả.
Đoàn người đứng cách tôi một con sông nhỏ, hẹp nhưng không có ai nhảy sang. Bố tôi đứng bên bờ đối diện chìa tay sang chỗ tôi. Tôi đang định nắm tay ông để nhảy sang bờ bên kia với mọi người bỗng nghe tiếng rao lanh lảnh: "Ai bánh chưng xôi nóng nào? Ai ăn bánh chưng xôi nóng nào? ".
Đúng là tiếng rao tôi từng nghe quen thuộc mỗi buổi sáng ở Quân y viện 103 khi tôi nằm điều trị. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh tràn ngập cơ thể tôi, lạnh đến run người làm tôi choàng tỉnh. Tôi càng hoảng hốt khi nhìn thấy bên cạnh là những tủ ướp xác người. Tôi ngã bổ xuống nền xi măng lạnh ngắt. Tôi lồm cồm bò dậy cố tránh xa những chiếc tủ đựng xác người. Tôi đẩy cánh cửa nhà xác, nhìn thấy các con tôi đang khóc gọi mẹ ơi mẹ hỡi sao mẹ bỏ lũ chúng con! Các con nhìn thấy tôi bỗng nín bặt, mắt trân trân, mồm há hốc. Chúng sụp xuống chân tôi nức nở. Thằng cả nhà tôi hét to: “Bác sĩ ơi, bác sĩ!". Lập tức bác sĩ đưa băng ca đến và tôi lại được đưa về phòng cấp cứu, nơi tối hôm qua tôi đã chết. Khỏi phải nói các con tôi mừng như thế nào khi thấy mẹ sống lại.
Sau thời gian ngắn, tôi được xuất viện. Khi người đã hoàn toàn khỏe mạnh tôi lại tiếp tục đi bán bánh rán như trước. Tôi suy nghĩ mãi về cảnh tượng đi gặp chồng, bố mẹ và hai em. Không biết suy nghĩ có đúng không nhưng tôi cho rằng cái con sông nhỏ hẹp ấy chính là cái ranh giới ngăn cách giữa cõi trần và cõi âm.
Những suy nghĩ ấy thôi thúc tôi tìm về cội nguồn để tìm hiểu sự thật và gốc tích bố mẹ. Lang thang trên đất Phú Thọ mãi rồi tôi cũng tìm về được đất Sông Thao, nơi quê cha đất tổ, nơi bố mẹ tôi sinh ra và chết ở đó, cũng là nơi chôn rau cắt rốn của tôi. Vào nhà thờ tổ, nhìn lên bức ảnh thờ bố mẹ, tôi hết sức ngạc nhiên thấy người trong ảnh giống như in hai khuôn mặt bố và mẹ mà tôi đã gặp bên bờ con sông ngăn cách âm dương ấy. Có cả ảnh của hai em trai tôi mặc đồ bộ đội là liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Nhu vậy, đối chiếu với thực tế, những điều tôi nhìn thấy khi chết là đúng sự thật trăm phần trăm. Tôi thấy mình thật diễm phúc vì đãa có dịp đi gặp được bố mẹ, gặp chồng và em ở thế giới bên kia.
Chuyện của bà Nguyễn Thị Nghĩa ở Thanh Xuân Bắc trên thế giới không hiếm. Sách báo đã viết nhiều. Y học hiện đại gọi đó là hiện tượng chết lâm sàng. Tim, phổi ngùng hoạt động nhưng bộ não vẫn chưa chết hẳn. Do có trường hợp chết lâm sàng nên y học quy định khi có người chết phải đo điện tâm đồ và điện não đồ không thấy có sóng mà chỉ thấy có tín hiệu một đường thẳng là người đó đã chết thật và chờ thêm 30 phút hãy đưa ra nhà xác.
Còn chuyện linh hồn rời khỏi thể xác chu du vào thế giới bên kia gặp người thân tuy là chuyện có thật nhưng khoa học chưa lý giải được. Và trên thế giới này, trong cuộc sống này còn biết bao điều khoa học chưa lý giải được! Theo ý chúng tôi, không nên vội vàng phản bác cho là mê tín dị đoan. Gần đây trên thế giới nói nhiều đến một ngành khoa học mới - khoa học tâm linh. Tâm linh là khoa học vì nó có thật, nó hiện hữu. Khoa học tâm linh hoàn toàn khác với mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan là lừa bịp, không có thật, không hiện hữu.