Hàn Mặc Tử ở trong gia đình ít tha thiết đến anh chị em ruột thịt nhưng bạn bè là cả một sức sống năng động của Anh, và cần thiết cho Anh, bất cứ lúc nào, ở đâu.Bạn bè chi phối Anh dễ dàng chỉ vì Anh dễ dãi, chiều bạn và sẵn sàng chấp nhận phần thua thiệt.Còn bạn bè thì thương yêu Anh như ruột thịt, không nề hà câu nệ.Anh Trí chưa bao giờ biết trong nhà sống thiếu đủ ra sao, nhưng lại rất quan tâm đến đời sống của bạn.Nghe nói, hồi ở Saigon, Anh tự xem như có bổn phận lo lắng cho tất cả “như triết triết gia Mặc Địch, thời chiến quốc chủ trương thuyết Kiêm ái”.Có lần Hoàng Diệp nghe Mẹ tôi kể chuyện những chuyến ra đi của Anh, bao giờ cũng có một va – li đầy ắp áo quần mền gối, nhưng khi trở về chẳng có gì bưng xách nặng tay cho phiền toái. Xuống xe kéo là xin năm xu trả tiền.Diệp hỏi anh: “Ở Saigon, tiền bạc làm ra nhiều lắm, sao về nhà không có một xu dính túi?” Anh cười một cách cố hữu: “Tụi nó đói nhăn răng ra mà để dành tiền làm chi”.Không phải chỉ ở Saigon, Anh mới biết làm cái việc nghĩa hiệp đó, mà ngay ở Qui Nhơn cũng vậy.Một lần đang ăn tối, nghe một ám hiệu nào đó ngoài đường, Anh bỏ đũa đứng dậy đi vào phòng, mang ra một bọc giấy lớn, thản nhiên bước ra cửa. Tôi nhìn theo, thấy rõ người bạn thân nhất của Anh đang đứng bên kia lề đường.Biết Anh thường tiếp xúc ngoại lệ, ngay cả những ngày anh Mộng Châu còn ở nhà, không ai để ý làm gì.Mẹ tôi thì quán xuyến hơn, thỉnh thoảng lưu ý đến áo quần Anh, bà cho tôi biết có nhiều bộ đồ còn mới biến đi đâu mất, kể cả bộ nỉ nâu, Anh thừa hưởng của anh Mộng Châu để lại.Tôi hỏi Bùi Tuân, người mà Mẹ tôi xem như con cái, thường sống với chúng tôi nhiều hơn ở nhà anh (cách năm cây số).Tuân hời hợt: “Có lẽ để giúp một vài người bạn vừa đi tù về”.Tôi tò mò nhận xét những ai mặc âu phục và những ai mặc nam phục. Về sau tôi biết rõ hơn. Kể ra thì cũng xứng đáng được anh Trí giúp đỡ.Ở Saigon về, Anh tiếp xúc với nhiều bạn hữu, xa có gần có. Ngoại trừ nhóm Phong Đình thưa thớt, còn toàn là lớp trẻ mà là cựu học sinh College Qui Nhơn. Họ đều là bạn anh Trí, có người như Trọng Quy cùng lớp với tôi biết nhau thân nhau từ ngày còn đi học.Quậy nhất đám là mấy tay Thúc Tể, Trọng Quy, Bùi Tuân thì chất phác, Yến Lan hiền lành e ngại, Chế Lan Viên như cô nữ sinh thẹn thò nhưng đôi mắt có nhiều ánh lửa vàng tinh tế. Hình như anh Trí đặc biệt mến Hoan hơn cả. Còn Hoàng Tùng Ngân, tôi gọi là trầm ngâm vì ít nói mà Mẹ tôi khen có cái miệng sang tướng. Hoàng Diệp thì có dáng dấp thi sĩ đa tình. Tôn Thất Vỹ khắc khổ như một nhà tu. Còn anh Mỹ (hay Thống gì đó) một người bạn đến sau, hơi ngỡ ngàng một chút, thỉnh thoảng đưa bài thơ cho anh Trí phê phán mà vẻ áy náy bồn chồn khiến Anh bật cười nói đùa: “Nghe nói Anh có bài thơ tuyệt vời lằm, còn làm bài khác làm chi nữa. Sao không mang xuống cho anh em xem với”.Anh chàng đỏ mặt, Bùi Tuân quay nói nhỏ: “Hắn mới cưới vợ.”Nếp sinh hoạt thật vui thích và nhẹ nhàng.Thỉnh thoảng anh Trí nhận được thơ Bích Khê, Trần Thanh Địch hay Quách Tấn.... 1. QUI NHƠN VỚI ĐƯỜNG KHẢI ĐỊNH.Ở Qui Nhơn có con đường Khải Định chạy băng qua thành phố Duyên Hải đó như một nét cắt ngang. Con đường mà anh em Hàn Mặc Tử xem như thắm thiết mặn mà, chỉ vì liên quan đến anh Trí một cách kỳ diệu.Con đường đó ràng buộc vào định mệnh gia đình tôi.Vẫn ở nhà thuê từ ngày cha tôi mất đi, sống với anh Mộng Châu gần như nghèo nàn.Dọn đi đâu rồi cũng trở lại đường Khải Định. Ở phía tả, dọn qua phía hữu. Ở số lớn lại quay về số nhỏ. Tôi còn nhớ lúc bên cạnh bà Phán Hạc, không có ngày nào những anh học trò đã lớn sầm lên rồi, lại không tạt vào phá phách. Họ xem như nhà họ, nên tha hồ.Thỉnh thoảng như cơn gió lốc kéo nhau vào lục phá vang cả phố, hò hét giành giựt nhau từ cái kẹo còn sót lại trong thùng bánh của chị Như Nghĩa, đến nồi cơm nguội dưới bếp, không thèm che đậy cốt cách của mình. Họ thương nhau, cả những lúc đấm đá nhau, để rồi ôm nhau cười ha hả.Con đường Khải Định! Nơi đây nhiều tài hoa vụt sáng lên rồi rơi rụng.Nơi đây, màu sắc dị biệt, tương phản đó rồi lại hòa hợp dễ dàng trong một bức tranh lạ, mà nét tình từ xôn xao không phản sắc, không phản tượng với đám mây mù mà họa sĩ thiên nhiên đã báo trước một phong vũ bất ngờ.Người ta nghe tiếng ngâm thơ, sang sảng hào hùng, khi thì suýt xoa não ruột, phê phán nhau, cãi cọ nhau chung quanh một bộ bàn ghế mây cũ kỹ chưa biết nằm xuống lúc nào. Những cặp giò che nhau gác lên cái bàn nhỏ xíu như trong một cuốn phim các lãng tử miền Tây Hoa Kỳ, để mơ màng quên đi một chốc, chị bán chè đậu ván đang chờ trả tiền truớc cửa.Nếu có ai để ý sẽ thấy sau hàng dâm bụt căn nhà đối diện với số 20 những nường con gái Huế, Cẩm Thắng… đang lắng nghe mấy vần thơ tuyệt diệu đó trở thành bất hủ.Càng về khuya, càng huyền hoặc với tiếng đàn tranh thánh thót, thoát ra từ khuê phòng, quyện lấy tiếng tơ xa vắng khi đầy khi vơi, trong các điệu Nam Ai, Nam Bằng, rồi nhẹ nhàng lem vào giấc mơ hồ điệp những kẻ đang yêu.Đó là vùng trời tuyệt đẹp của cái thành phố nhỏ bé mang tên Qui Nhơn. Vùng trời mà Hàn Mặc Tử và các bạn dành riêng cho họ, bao nhiêu trìu mến không quên được cho đến ngày nay.50 năm rồi, bạn cũ anh Trí, kẻ mất người còn có ai nhớ đến bàu không khí thương yêu ràng rịt mà không khỏi luyến tiếc bâng khuâng.Một thời mà không ai hờn giận ai, oán trách ai.Những đau thương nhức nhối, nếu có, thì cũng được cảm nhận như cơn say sưa dằng dặc mà thôi.Họ sẵn sàng quên đi, đánh loãng đi mối lo âu khủng khiếp đang đe dọa mà có những đêm, cao hứng nối dậy, xem nhẹ mọi dè dặt, vứt bỏ mọi áy náy, để rồi rủ nhau ôm mền gối ra bờ biển, có cát trắng, có thông reo, nằm gác chân lên nhau, ngắm vùng sao bổn mạng đang chói sáng hay lu mờ, khoan khoái ôm nhau bình thản ngủ một giấc ngon lành, dưới bầu trời đầy tin tưởng của họ.Ôi! Có tình bạn nào đẹp đẽ sáng ngời hơn, cao quý hơn thế hệ đó không?Làm sao mà anh Trí không dám sống cho họ hoàn toàn được.Làm sao có thể hối tiếc những gì Anh đã làm cho họ mà chỉ vì họ mà thôi.Ngay cả Mộng Cầm, thiếu nữ nổi tiếng một thời trong các huyền thoại, cải lương tiểu thuyết, trong các bản tân cổ nhạc chỉ vì anh Trí say sưa viết: Nghệ hỡi nghệ, muôn năm sầu thảm Nhớ thương còn một nắm xương thôi Thân tàn ma dại đi rồi…Và:… Nhớ hàm răng, nhớ hàm răngMà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều…Người con gái của lầu ông Hoàng đã thật thà tâm sự: “Coi hai tai đã dày lên rồi! Triệu chứng phong cùi đó”.Đau đớn chưa!Có lẽ nào những người con trai tình nghĩa của thành phố Qui Nhơn không nhận ra hia tai Anh đã dày lên rồi sao?Mẹ tôi, mỗi lần nghe ai nhắc đến tên một người nào đó trong đám tình nghĩa mà bà đã thuộc làu, thì mắt bà rướm lệ, nghẹn ngào rồi…Bà có biết đâu, những người con trẻ đó, còn dám làm nhiều việc không ai dám. Họ dám xô ngã, dám đập phá những gì đang chặn đứng họ.Đó là những chàng trai thời loạn, ít nữa là ở ngưỡng cửa thời loạn, mà từ văn hóa, chính trị, xã hội đều chen lấn nhau, chiếm cho mình một chỗ đứng.Anh Trí cũng vậy, với huyết thống Cần Vương xa xưa, Anh viết: Đạp chân lên đường máu Anh gây chuyện ly kỳ ……… Không có nhà ai cho nghỉ bước Vì anh là kẻ chẳng giàu sang ……… Ban đêm anh ngủ, túp lều tranh Chỗ tạm dừng chân khách bộ hành Đấn sáng hôm sau anh cất bước Ra đi với cái mộng chưa thành.Họ coi thường dư luận, phế phán lỗi thời, sống buông thả, đánh đổ một quan niệm, dựng lên một lá cớ. Dù lá cờ đó mang hai chữ “khoái lạc” hay là gì đó nữa… miễn là làm nghiêng ngửa hết, để dựng lại hết, ngay ngắn hay không là chuyện khác.°“Đám quỷ xứ”, mà Mẹ tôi hay mắng yêu, chia ra làm hai nhóm.Trong khi một bọn kéo vào miền Nam để dụng võ như những tên lãng tử đi tìm địa bàn đánh đấm, thì ở miền Trung lặng lẽ dụng văn. Họ đem thi phú văn chương tác động tinh thần dân tộc, yêu cái yêu của quần chúng, thù cái thù của d6an tộc. Anh Trí viết:Trong bài Làng Quê: Từ khi trong quán khách Anh bứt áo ra đi Nước mắt em ràn rụa Lòng anh xiết sầu bi Thương em không dám nghĩ Trong lúc nước nhà nguy ……. Theo em bên giấc ngủ Theo em bên bánh xe Nước mây còn quyến luyến Tiếng lòng còn lâm ly ……. Đi, đi, đi mãi nơi vô định Tìm cái phi thường cái ước mơChế Lan Viên nhắc lại lời trối trong Điêu tàn: Cả sự nghiệp của đời ta rực rỡ Cà muôn dân Lâm Ấp, chiến binh ơi Cả non nước Chiên Thành cưa rực rỡ Ta chỉ còn nhìn được một lần thôi ……. Rồi trong tay người ta xin giao phó Hãy vui lên dấn bước hát vang trời Hãy bước đi trên gió hùng sóng cả Mà đón ngày xuân thắm với trời tươi.Những chàng trai Qui Nhơn đã đón cái Xuân thắm ấy trong Nắng xuân của Tôn Thất Vỹ, của Hàn Mặc Tử trong Mùa Xuân chín “Gái Quê”, và không hẹn mà cùng nằm bên nhau trên sạp báo ông Hồ Văn Bá đường Khải Định.Người bạn Bình Định thế đấy! Vẫn tình nghĩa tha thiết như ngày xưa.Chiều chiều, mây kéo về kinhẾch kêu giếng loạn, thảm tình đôi ta.Và luôn luôn hãnh diện hướng về địa phương mình những xóm làng, con sông, bờ đập: Thung thăng bèo nước, bến Dương Lăng Nước chảy bèo trôi đã mấy trăng Sông Đá, Hàn kia, xa xác nhỉ Đập bờ Dộ ấy nhớ nhung nhăng?Văn AnRồi những con cò lặn lội bờ sông: Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng Chị ấy, năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.Hàn Mặc TửVà họ cũng chuẩn bị những gì có thể xảy ra. Một sáng hoa không nở Một đêm trăng không trong Một chiều mây bỡ ngỡ Ôm chặt lấy đầu thông ……. Không lẽ mùa thu lạnh Mà vắng vẻ trước sauChim bạch câu(Yến Lan)... 2. SAIGON VỚI ĐƯỜNG ESPAGNE.Những bài thơ nhẹ nhàng, những mối tình bỡ ngỡ, và ngay cả ý niệm một cuộc cách mạng, cũng lặng lẽ âm thầm, khác với những ồn ào xáo trộn của miền Nam, mà riêng Saigon là trung tâm điểm, trong đó, chúng ta đang có bạn bè sống chật vật trên cái chòi gác trọ nhỏ hẹp bẩn thỉu, con đường Espagne. Khoan nói chuyện đấm đá làm ăn gì.Trần Thanh Mại viết về họ có phần nặng tay, trong cuốn “Hàn Mặc Tử”“Kế là bọn làm báo, nhưng kỳ thực chỉ có Trí là có chỗ làm, còn thì đang đợi việc, hay cũng tin thế đi, chứ suốt đời họ cũng không làm cho một tờ báo nào.Dẫu sao, bây giờ thì họ là những “vị vũ chi giao long” đã, và trong tư cách ấy, họ có quyền ăn bám mà không thẹn”.Thật ra, thì không ai thẹn, vì họ có thói quen sống với nhau không kiểu cách gì, mà chính anh Trí lo sợ họ. Mỗi lần, lãnh tiền về là phải trả lời chất vấn: “Còn đủ không? Có đem cho ai ăn nhậu không?”. Khiếp chưa?Ông Mại viết: “Hàn Mặc Tử dễ dãi, ai cũng thân được, ai cũng lợi dụng được, và đối với ai chàng cũng chìu chuộng như phải chịu ơn họ”.Anh vốn nhút nhát, không hề biết chuyện “chơi bời”. Họ đưa anh đi “ăn nhậu”, đưa anh vào động “tiên nâu”, ổ “nhền nhện”,Anh càng sợ hãi, họ càng lôi kéo. Anh la hoảng lên: “Đồ quỷ sứ”. Rồi tháo chạy về nhà.Nếp sống Saigon vốn buông thả, lại còn viết phóng sự xã hội nữa chứ.Và họ có đủ lý do ra vào vùng trụy lạc mà không sợ ai phê phán về tư cách, đạo đức.Người dân Saigon chỉ sợ không có tiền thôi, còn thì mặc thân họ, không ai để ý ai.Nếp sống đó đưa những người bạn trẻ chúng ta vào thế giới trụy lạc, họ tranh nhau, tặng nhau những bài thơ cuồng loạn, khiêu dâm trắng trợn.Anh Trí cảm thấy rối loạn tâm thần, trở thành mục tiêu cho họ thí nghiệm, phá phách.Họ là những đứa con giòng giõi thế phiệt hẳn hoi, (giòng Baudelaire rồi!) nhưng tự ném mình vào rác rưởi bẩn thỉu ô trọc, nói là để tìm cảm hứng trong thi văn. Và họ nghĩ, thiên tài phải đặc biệt như vậy. Họ muốn anh Trí cũng nên đi vào con đường đó. Âu cũng là hảo ý của họ. Họ quyến rũ anh, mời mọc anh bước vào thế giới ma loạn của họ, bằng những câu thi tuyệt đẹp, cám dỗ như ru: Ô! Đừng có ngớp, mời anh hãy bước Qua nơi này là cách biệt trần gian Bước đi anh, sa gấm trải lòng đường Trời tôi rông. Này đây, tầng cửa khác ……. Anh đừng run, đừng dại, cũng đừng điên Lẹ làm sao, địa ngục hiện ra liền Anh đừng khớp, lòng tôi mang địa ngục.Họ cố đuổi theo anh, lôi kéo anh vào trác táng: Tứ thuốc phiện, thu nhập khí hồn ma Ồ! Tội chi ta không vào địa ngục Giam chung thân mà sướng quá thiên đường ……. Phà hơi lên, truyền nhiễm thấu trần ai Hoan hô xác thịt chiếm ngôi thần.Sống bên anh tử thuở bé, tôi nhận thấy anh luôn trong sạch, từ cảm nghĩ cho tới nếp sống. Chiều bạn rất thật thà, không hề có hậu ý. Và cũng chưa hề có phản ứng nào có thể làm mất lòng bạn. bây giờ thì, anh sợ họ như một thứ ma quỷ, tìm cách lẩn tránh họ.Từ ngày anh suýt chết ngoài biển Qui Nhơn, anh thu mình lại, sống nội tâm, trầm mặc xa vắng, không có phản ứng tích cực.Vậy thì lần này nhắc anh nhớ lại tai nạn xưa, vì anh suýt bị nhận chìm trong hố sâu sa đọa, tội lỗi.Trong bài AVE MARIA mà anh đã xuất thần sáng tác những lời tạ ơn nồng nàn, tha thiết: Lạy bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn Giàu nhân đức, giàu muôn lộc từ bi Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy Cơn lâm ly vừa trải qua dưới thế Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệ ……. Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm Thơ trong trắng như một khối băng tâm Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máuHoàng Trọng Miên, trong một bài báo về sau đã thú nhận: “Có cám dỗ anh Trí vào nếp sống buông thả nhưng tâm hồn anh trinh trắng quá, ngay cả cái Saigon ăn chơi tội lỗi này cũng không cám dỗ anh sa ngã được?”.Mặc dầu anh đã né tránh được những cơ hội sa ngã nhưng hình ảnh và ngôn ngữ có tác động con người xác thịt của anh không?Có lần, trong lúc tâm sự tôi hỏi: “Ý thơ Bích Khê dâm loạn quá mà sao anh khen ngợi? Có quá đáng lắm không? Có phải vì Mộng Cầm không?”Anh nói: “Bích Khê có tài, lại dám phơi bày trần truồng những điều gớm ghiếc đã làm, mà lâu nay chưa ai dám”.Tôi nghĩ: À! Thì ra anh cũng thích nghe những gì anh không dám nói, những điều anh chưa từng nghe một cách sống sượng như vậy. Phải chăng anh cũng có một thứ khoái cảm nào đó như B.S Verdier viết về tình dục con người (Veluptes).Bích Khê viết trong bài thơ: NGỌC Ôi thôi rồi, ngọc vỡ cả màng trinh Nguồn phúc lộc trắng rợn một dòng tinh Ta muốn uống cho nư cơn khoái lạc Cho đê mê, mà lên cung trụy lạc.Trong bài XÁC THỊT Tôi vồ người như một miếng mồi ngon Miếng ngậm hờn xiết chặt lấy môi son Mắt đổ lửa lườm qua hàng sóng sắt Tôi giật nảy rồi cười lên sặc sặc Hai tay cào đôi vú trắng như bông.Anh Trí cũng nhận ngay ý thơ dâm loạn, nhưng không thể không ca ngợi nghệ thuật cấu trúc tài tình của thi sĩ.Chính với nguồn cảm thụ lực mạnh, anh đã sống với ý thơ thật đầy đủ, nên thấy rõ cái trần truồng khả ố đến ghê rợn (Tựa tinh huyết).Anh bám vào Baudelaire để bào chữa cho Bích Khê: “Tìm mãi cái đẹp không thấy, vì mọi sự đều tầm thường, thi sĩ nhận ra chỉ có cái gì đời đời, cái gì hằng sống (Éternité) mới thỏa mãn được nỗi khát khao vô hạn… Phải đưa những gì thanh cao như hương thơn nhân đức các vì á thánh, hay say mê cái gì hết sức tội lỗi mà loài người thế gian chưa từng phạm (Tựa tinh huyết)…”(Grigori Raspoutine một nhân vật huyền thoại, dưới triều đại Nicolas II từng gây xáo trộn triều đình Nga Hoàng với nhiều phép lạ, nổi tiếng như thánh sống. Ông này dạy các đệ tử: “Hãy phạm tội đi! Phạm tội (cuồng loạn) đến tột độ đi! Lúc ấy mới cảm thấy ghê gớm tội lỗi thực sự, để cho lòng ăn năn thống hối được chân thành”. Đó là giáo điều của ông để đi đến tìm “Hằng sống”).Trong Tựa tinh huyết, Hàn Mặc Tử viết: “Sau khi đã chán chê tất cả khoái lạc của xác thịt, đã ớn ê với phong vị trăng sao, gái, rượu… Thi sĩ sẽ tự giác ngộ, tự thấy tâm hốn thanh sạch quá chừng, đâm ra ghê rợn những điều tội lỗi, thì thi sĩ liền nâng thần trí lên trời ca ngợi cái “Nhân đức sạch sẽ”.Anh nhắc lại bài thơ Bích Khê: Có say khướt mới dào muôn tử ngọc Có điên rồ mới hợp ý trăng sao Có dâm cuồng mới dâng cả lên cao Nơi chu du một nguồn thơ bất tuyệt Nơi trí người tạo ra rồi xóa hết Nghiễm nhiên người là chúa tể vô biên.Phần anh, nhờ nguồn thụ lực, anh đã giác ngộ trước cái ghê rợn trần truồng đáng sợ đó qua thơ của Bích Khê, cho nên ảnh hưởng thác loạn của Saigon, không nhập được vào nguồn thơ trong trắng của anh, và anh tự tách rời với thơ thác loạn.Rất thật thà, trong bài BẼN LẼN Trăng nằm sóng soải trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi.Rồi cuống quít: Ô, kìa bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe Vô tình để gió hôn lên má Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm.Ở bài khác, để lộ vẻ ngô ngố: Để cho hoa lá thì thầm Để cho mây nước nôn nao Quên câu thương nhớ rồi sao Em ơi, thế nghĩa là sao?Ngoại trừ đôi bài mang hơi hướm ướt át như bài “Dấu tích” dưới đây, còn thì yêu đương của Hàn Mặc Tử chỉ thể hiện với trăng. Nào là ngủ với trăng, say trăng, đi chơi với trăng v.v… DẤU TÍCH Trăng dầu sáng, còn thua đôi mắt ngọc Trời tuy xa, lòng thiếu nữ xa hơn Ái ân là hơi thở của van lơn Và thú thiệt cũng không thích bằng khóc Vườn chói lọi thì tình yêu phải ngợp Tiết trinh còn em phúc hậu hơn thơ Hoa nín lặng là hoa giả đò mơ Tôi nín lặng âu là tôi mắc cỡ ……. Xưa thứ gì dính dáng ở đầu môi Nay trả lại để tôi làm dấu tích …….Tuy nhiên, trong không khí tự do yêu đương được xem là tiến bộ đáng cổ vũ như một nền văn minh mới ở Saigon, anh Trí có bạo dạn hơn trong nếp xử thế với phái đẹp.... Ở Qui Nhơn, mối tình đầu của anh với Hoàng Hoa rất thi vị và lãng mạn, mà anh muốn nó kỳ diệu như tình Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy, anh yêu Hoàng Hoa mà “kính nhi viễn chi”.Ở Saigon, anh dám bao xe khứ hồi Saigon – Phan Thiết để gặp Mộng Cầm nữ sĩ thì là chuyện khá hấp dẫn rồi.Điều này, làm cho tôi suy nghĩ.Khi gặp Thúc Tề trong một lần đi Saigon hiếm hoi ngắn ngủi, tại chỗ trọ anh Trí con đường Espagne. Thúc Tề cho tôi biết Mộng Cầm là nữ sĩ, có tinh thần tự do phóng khoáng, cháu kêu Bích Khê bằng cậu ruột ở Phan Thiết, cùng Hàn Mặc Tử biết nhau trong thi văn rồi dần dần đi đến hẹn hò ở Phan Thiết mà phong cảnh có vẻ rất Đào nguyên.Tôi hỏi Thúc Tề: “Các cuộc hẹn hò xa hàng mấy trăm cây số thì tốn kém lắm, lấy tiền đâu mà chi tiêu. Đừng nói chi chuyện ăn uống, nội cái khoản bao xe khứ hồi là đủ chết rồi”.Tề cười lên hô hố: “Mi nghĩ có cuộc chi tiêu nào chính đáng hơn không? Tài tử giai nhân tái ngộ nan mà! Không tốn sao được!”.Tôi ở lại chỗ trọ chờ anh Trí. Trong nhà chỉ có Thúc Tề và một người lạ. Họ đánh trần, nằm dài ra sân mà viết.Đến 10 giờ đêm, anh Trí mới về. Anh hỏi tôi: “Vào bao giờ đó?” Rồi không hỏi han chi chuyện ăn uống cả, ngã mình lên chiếc ghế bố độc nhất mà có lẽ lũ bạn dành riêng cho anh.Tôi nói: “Anh về khuya quá”. Tề cười: “Rứa là sớm rồi, chắc không ăn uống gì đâu”.Tôi lặng thinh suy nghĩ, không biết anh sống như thế nào, và được bao lâu nữa ở đây.Hôm sau tôi sửa soạn ra về. Anh Trí hỏi: “Còn tiền không?” Tôi tưởng anh cho tiền xe, thật thà trả lời: “Thôi, tôi còn dư đây” Anh cười vui vẻ: “À, thì cho anh ít đồng”. Tôi kêu lên: “Trời ơi! Vậy thì…” Rồi vội vàng lấy tiền trao cho anh.Tôi hiểu ngay, anh Trí không thể sống mãi như thế này được.Về nhà, tôi sợ Mẹ tôi thêm chua xót, nên không kể lại điều tai nghe mắt thấy làm gí.Câu chuyện Mộng Cầm làm cho tôi suy nghĩ lo âu và linh cảm có những gì không được lành mạnh trong đó.Tôi đoán là mưu mô thủ đoạn của đám bạn bè.Biết không cám dỗ được anh vào nếp sống ăn chơi ở Saigon, vì anh rất sợ đĩ điếm, thì một thiếu nữ như chị Mộng Cầm thật hợp “gu” của anh. Cũng nữ sĩ mà. Không có gì đáng sợ cả.Biết anh thích những mối tình thơ mộng.Thì có đây! Một chuyến đi Phan Thiết thăm Mộng Cầm thật rất nên thơ, mà thi sĩ lại sẵn sàng chi tiêu một cách chính đáng (nói theo kiểu Thúc Tề).Sống như Lưu Thần Nguyễn Thiệu là mơ ước của hết thảy những chàng nghệ sĩ giang hồ. Chỉ cần tìm cho họ một chiều thứ tư của không gian (Quattrième dimension) để họ lọt vào cảnh tiên thoát tục đó.Vậy thì đường đi Phan Thiết không phải là chiều thứ tư sao?Lầu Ông Hoàng không phải là động Đào nguyên sao!.Mộng Cầm một nữ tài tử phiêu lưu thủ vai nàng tiên mới tuyệt diệu làm sao? Còn lại, chỉ cần đạo diễn. Hãy nghe nhà thi sĩ, đạo diễn, tả cảnh: ……. Ồ! Đừng có ngớp, mời anh hãy bước Qua nơi đây là cách biệt trần gian Đây bát ngát và thơm như sữa lúa Mùi tô hạp quyện trong tơ trăng lụa Đây bài thơ không tiếng của đêm tơ Của hồn thơ đi lạc ở trong mơ.Và giới thiệu nàng tiên: Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọc Như nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương… Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố nữ Ồ! Tiên nương nay lại ghé nơi đây… Suối tóc mát nhúng trong vùng mộng tuyết ……………Về sau anh Trí thú nhận trong bài Phan Thiết: … Như phép lạ, có một nàng tiên nữ Hao hao như nàng Nguyệt cõi Đào nguyên.°Và cứ như thế, một chuyến đi Phan Thiết, rồi chuyến khác. Cố nhiên là phải có Tả phù Hữu bật, tốn kém đến phải vay nợ để rồi bị xiết hết đồ… trở về Qui Nhơn hai tay không.Một trong những chuyến đi đó, anh Trí đã phải trả giá bằng cả cuộc đời đang xuân, đang nổi tiếng và huy hoàng của anh.Thơ anh còn ghi lại một niềm đau đớn muôn năm sầu thảm để lại một kỷ niệm tái tê mà anh hận thù: Hỡi Phan Thiết, Phan Thiết Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư.°Tuy nhiên, phải công bằng mà nói, thì hầu hết bạn bè anh đều yêu mến anh như ruột rà chỉ muốn anh nổi tiếng, không ai có ý hại anh.Bằng đường này, hay đường khác, họ luôn có thiện chí muốn đưa anh trở nên thiên tài bất diệt của môn phái họ.Có lẽ họ đã đạo diễn những cuộc gặp gỡ giữa anh và chị Mộng Cầm ngay giữa Saigon buông thả, tạo môi trường dễ dãi cho anh phát huy tiềm năng thi phú của anh. Nhưng anh khó chấp nhận được vì định mạng đã lựa chọn anh để đưa anh vào một hướng khác, hướng “Hằng sống” mà “thiên tài” Bích Khê không tìm thấy.Ở Huế, Trần Thanh Địch cũng đem tên tuổi người cháu ruột đang độ cài trâm, giới thiệu Hàn Mặc Tử giữa lúc anh đang sống pha trộn mộng và thực.Chỉ cần nghe nói đến hai tiếng Thương Thương tình tứ, chỉ cần đọc một lá thư “ngụy tạo” thôi là anh Trí đã vội thoát ra ngoài thực để sống với mộng.Vì vậy phải công nhận Trần Thanh Địch tài ba khi chọn đúng giai đoạn bệnh hoạn và thời điểm cô đơn đưa Thương Thương đi tìm anh đang bơ vơ dẫn hồn chu du trong quỹ đạo Thượng thanh khí, sống với trăng, sao, mây gió.Những sáng tác trong Duyên Kỳ Ngộ, Quần Tiên Hội là những áng văn chương trác tuyệt để lại cho nền thi phú của Đất nước.Giấc mộng anh tuy ngắn ngủi, nhưng, như anh đã viết trong đoạn văn xuôi “Chiêm bao và sự thật” thì anh đã sống hẳn hoi như Lý Thái Bạch vồ trăng trên mặt nước.Anh tin đó là thực. Có hay không, hư hay thực là những huyền bí chập chờn trước mắt:“Nếu Đường Minh Hoàng phục sinh, chắc cũng rỉ tai tôi nói chuyện lên chơi cung trăng hay xuống âm ty để gặp Dương Quý Phi là có thực, tôi cũng tin là có chứ sao?”Tiếc thay, giữa lúc anh đương hào hứng sáng tác, người đời còn đang đợi anh nhả ngọc phun châu, nghe suối biết đàn, chim biết ca, hoa lá đềi tò mò một cách thông minh như “ngàn năm một thuở” thì… được tin ông Trần Tài Phùng, anh ruột “Nàng tiên Thương Thương”, yêu cầu anh ngưng lại mọi thi cảm, vì lý do riêng.Trên bình diện một nền giáo dục nghiêm chỉnh, sự dập tắt nguồn thơ anh Trí nơi đây, không phải là điều đáng trách mà còn là điều rất chính đáng.Ai cũng biết thơ anh truyền cảm dào dạt. Cảnh trí anh vẽ ra rất tình tứ phong lưu, như một đoạn dưới đây trong “Duyên Kỳ Ngộ”Nàng: Mây bay, theo với mây bay Mình sao ra nước non nầy mà chơi Sao ơi, dìu dặt chơi vơi Buông mau âm điệu để rời nhân gian.Tiếng tiêu: Vàng bay theo vàng, đuổi theo vàng bay Tiếng vàng này vừa mê, vừa say Dồn qua phương Đông, mặt trời chưa nóng Dồn về phương Tây, màu sắc hây hây.Lời chim họa theo: Tiếng tiêu nào từ phương xa bay vẳng Tiếng thanh thanh mà rất mực tương tư.Lời suối reo: Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó Ngổi xuống đây bên thảm ngọc vương châu Hai tay chàng thử vốc vào nước nọ Mát tê đi như da thịt nàng dâu.Nàng: Ôi chao! Thơ ngầm bay theo dãi nắng Lồng vào trong xiêm áo mỏng manh sao!Chim anh võ bảo họa mi: Mi, mi, mi, có nghe trong gió thắm Có nghe chăng tình lạ thoảng mùi trai. Có nghe không lòng ai ra âm ấm Không như lòng cô gái ở Bồng lai.Những bài thơ đó ngâm lên với âm điệu nôn nao, dìu dặt, thì làm sao mà một thiếu nữ đang độ cài trâm mơ mộng, không ngẩn ngơ bâng khuâng cho được.Trong bài “Nỗi buồn vô duyên”, người ta không khỏi bùi ngùi thương cảm số phận một người con trai tài hoa, mà xã hội ruồng rẫy, gia đình e ngại, chỉ còn bám víu vào một ảo ảnh nào đó cho qua ngày đoạn tháng…Rồi ảo ảnh đó cũng tan biến, nhìn lại cái thân tàn héo hắt…Trời hỡi!...Sầu lên cho tới ngàn khơiAi đâu ráo lệ chưa lời nói raChiều nay tàn tệ hồn hoaNhớ thương thương qua xót xa tâm bàoTiếng buồn đem trộn tiêu tanBóng em chờn chơ trong bao nhiêu màuNghe ai xé lụa mà đauGió than niềm gió, biết đâu hẹn hóĐừng ai nói: để thương choLỡ ra lạnh nhạt đền bù sao camChiều nay chẳng có mưa dầmMình sao nước mắt lại đầm đìa tuônỒ ra lụy ngọc nôn nônCó bao giờ hết nỗi buồn vô duyên…