Chương 3
CON ĐƯỜNG ĐẾN PHÒNG THÍ NGHIỆM

    
hư đã hẹn trước, hôm nay Mai-ca tim đến nhà người bạn mới, anh Ben-gia-men Áp-bốt, một thư ký hiệu buôn.
Áp-bốt vui vẻ dẫn Mai-ca vào trong phòng, vừa đi vừa nói:
- Tôi chờ cậu mãi! Hôm nay tôi muốn giới thiệu cậu với mấy người bạn thân.
Anh đưa Mai-ca tới trước hai chàng thanh niên đang ngồi uống trà quanh một chiếc bàn nhỏ và nói:
- Xin giới thiệu với các bạn, đây là cậu Mai-ca mà tôi đã có dịp nói chuyện với các bạn. Còn đây là anh Ghếc-xtê-bcm, sinh viên y khoa, và đây là Ma-gơ-ra, sinh viên triết học.
Anh thanh niên có tên là Ghèc-xtê-bơn vừa bắt tay Mai-ca vừa nói:
- Tôi biết anh từ lâu rồi đầy, Mai-ca ạ!
Thấy Mai-ca có vẻ ngạc nhiên, Ghèc-xtê-bcm mỉm cười giải thích:
- Ngày nào tôi chẳng gặp anh trên đường phố Phơ- lít. Anh thường vừa đi vừa cắm cúi xem sách như thế này và đã có lần đâm sầm cả vào cột đèn mà không biết!
Ghèc-xtê-bơn vừa nói vừa bắt chước điệu bộ của Mai-ca làm cho tất cả ba người đều cười ồ
Ma-gcr-ra nắm chặt lấy tay Mai-ca và nói:
- Được Áp-bốt cho biết anh rất ham đọc sách, tôi muốn làm quen với anh từ lâu. Mong rằng sau này anh sẽ đến nhà tôi chơi.
Mai-ca chưa kịp trả lời thì Áp-bốt đã nói:
- Xin giới thiệu với cậu Mai-ca, anh Ma-gơ-ra cũng là một “con mọt sách” như cậu. Cậu có thể tìm được đủ loại sách cần cho việc học của mình ở tủ sách của Ma-gơ-ra!
Ghếc-xtê-bơn lại pha trò:
- Hai con mọt cùng đục thì còn gì là sách!
Mọi người cùng cười vui vẻ. Mai-ca hỏi hai chàng sinh viên:
- Các anh có dự buổi diễn giảng nào của ông Ta-tum không nhỉ?
Ma-gơ-ra gật đầu:
- Chúng tôi dự khá đều đặn. Nói chung, các bài diễn giảng đó đều rất dễ hiểu và súc tích. Tôi thích nhất là ông Ta-tum thường hay nhấn mạnh tới những vấn đề thời sự khoa học.
Ghèc-xtê-bcm cũng tán thành ý kiến đó:
- Đúng thế! Như cuộc tranh luận về điện giữa hai nhà bác học Ý Gan-va-ni và Vôn-ta chẳng hạn. Theo tôi, đó là một vấn đề lý thú.
Áp-bốt cười, hỏi:
- Thế nhà y học Ghèc-xtê-bơn tán thành quan điểm của ai?
- Lý thuyết điện sinh vật của Gan-va-ni rất có cơ sở. Lẽ nào chúng ta có thể bác bỏ được sự thực hiển nhiên về những con cá có điện, những thứ cây có điện?
Ma-gơ-ra liền hỏi lại:
- Đã đành rằng thế, nhưng anh nói sao về chiếc pin Vôn-ta mà hoàng đế Pháp Na-pố-lê-ống đã phải gọi là một kỳ quan của thế kỷ XIX.
Ghềc-xtê-bơn thùng thằng trả lời:
- Cả anh và tôi đều chưa được nhìn thấy tận mắt cái kỳ quan đó của Bô-na-pác!
Áp-bốt sợ hai người tranh luận hăng quá có thể đi đến chỗ bất hòa, nên quay sang phía Mai-ca và hỏi:
- Ý kiến của cậu về vấn đề này ra sao?
Mai-ca rụt rè đáp:
- Tôi hiểu còn ít, khó lòng có thể tham gia vào cuộc tranh luận lớn này. Nhưng sau khi nghe ông Ta-tum trình bày, tôi có về nhà chế tạo thử một... Chiếc pin Vồn-ta.
Cả ba người bạn cùng thốt lên hỏi:
- Thật vậy chứ?
- Đúng như vậy! Tôi cũng tự tay làm lại một số thí nghiệm về điện với chiếc pin đó, và đã nghiệm lại hầu hết những kết luận mà những nhà khoa học đã phát hiện ra. Đối với tôi, như thế có lẽ bổ ích hơn là chỉ tham gia tranh luận mà không làm thực nghiệm.
Ma-gơ-ra gật gù, tỏ ý tán thành ý kiến đó. Anh lại hỏi:
- Anh dùng nguyên vật liệu nào để chế ra chiếc pin Vôn-ta đó?
- Cũng chẳng có gì khó khăn lắm - Mai-ca cười, trả lời - Vành đống, tôi góp dần số xu để dành lại. Chị Bét-xi cho tôi những mảnh kẽm lá nhỏ. Còn a-xít thì mua. Cái pin của tôi thô sơ lắm. Nhưng chẳng hề gì, vì nó vẫn giúp tôi học tập được.
Áp-bốt vỗ vào vai người bạn trẻ và nói:
- Phương pháp học tập của cậu thật đáng noi theo.='height:10px;'>
- Bạn thân mến! Bạn hoàn toàn có lý. Nhưng nước Anh phải có trách nhiệm đối với người con ưu tú của mình, đối với nền khoa học của toàn thể loài người! Ngày mai tôi sẽ đích thân tới gặp ngài bộ trưởng.
Bộ trưởng Men-buốc tự tay viết thư xin lỗi Mai-Cơn Pha-ra-đây. Nhà bác học đồng ý nhận một khoản tiền trợ cấp hàng năm 300 phun-tơ xtéc-linh, bằng ba lần số lương mà ông đang được hưởng. Mặc dầu món tiền đó cũng chẳng phải là quá lớn, nhưng từ nay nhà khoa học Pha-ra-đây đã có thể hoàn toàn không phải lo lắng đến cuộc sống vật chất của gia đình và chuyên tâm vào công việc nghiên cứu.

2
cô bé Mê-ri thấy bố mang một cái xoong con đựng hồ dán từ dưới bếp lên thì sán lại gần và hỏi:
- Bố quấy hồ làm gì thế?
Pha-ra-đây cười, trả lời:
- Bố quấy hồ để vào bìa mấy quyển vở ghi chép của bố.
Cô bé mở to Đôi mắt đen láy ngạc nhiên:
- Bố cũng biết đóng sách à?
Bà Xa-ra từ ngoài bước vào phòng thấy thế liền nói:
- Nghề cũ của bồ mà lị! Nhưng tại sao anh không đưa ra ngoài hiệu người ta đóng cho có phải đỡ mất thì giờ hay không?
Nhà bác học vừa quết hồ vào bìa vừa trả lời:
- Nhân tiện hồi nãy bác sĩ khuyên anh nên xen kẽ công việc chân tay với công việc trí óc để tránh tình trạng làm việc căng thẳng. -Vả chăng anh cũng thích, thỉnh thoảng quay trở lại cái nghề cũ của mình.
Bà Xa-ra nói đùa:
- Nghề cũ đã phụ bạc rồi, lại còn nói là thích quay trở lại!
Pha-ra-đây mỉm cười, dừng tay và nói:
- Đâu có phải là phụ bạc. Nghề chân tay hay nghề trí óc cũng đều cao quí. Vấn đề không phải ở cái nghề mà là ở con người. Không thiếu gì những người thợ có tâm hồn đẹp đẽ. Anh Rô-bớc và chị Bét-xi chẳng đã hi sinh cho anh đấy ư! Và cũng chẳng thiếu gì những người gọi là trí thức mà cuộc sống thật là đê tiện!
Bà Xa-ra gật đầu đồng ý và nhân tiện hỏi chồng:
- À, thế anh đã trả lời ngài Vôn la-xtơn về việc đề nghị anh nhận chức chủ tịch Hội hoàng gia Luân Đôn hay chưa?
- Anh đã kiên quyết chối từ cái vinh dự quá lớn đó. Hôm qua Giôn Tin-đan, một học trò của anh, tỏ vẻ lấy làm lạ về việc đó. Anh có nói đùa với anh ấy rằng, anh không muốn nhận làm chủ tịch Hội hoàng gia bởi vì anh còn nhớ tới bức thư của chú thợ đóng sách Mai-ca gửi tới ngài chủ tịch Hội là Giô-dép Ban-xơ năm 1812!
Hai vợ chồng nhà bác học cùng nhìn nhau, cười thích thú. Bỗng bà Xa-ra hỏi:
- Thế còn ngài chủ tịch Hội Đê-vi thì anh nhận xét ra sao?
Pha-ra-đây yên lặng một chút rồi trang nghiêm nói:
- Đó là một người vĩ đại và một ân nhân suốt đời của anh. Không có ngài thì chưa hiểu cuộc đời anh ngày nay sẽ ra sao? Anh không thể nào quên được những buổi đầu tiên nói chuyện với ngài rồi được nhận vào làm phụ tá.
Nhà bác học ngậm ngùi hạ thấp giọng:
- Con người vĩ đại ấy cũng không có hạnh phúc, tuy lấy được một người vợ giàu có và được phong nam tước. Ngài chết một mình ở nước Ý, không người thân thích.
Bà Xa-ra biết chồng đang, xúc động.
Nhà bác học đi đi lại lại trong phòng, vẻ suy nghĩ. Một lúc lâu, ông dừng lại bên cạnh bà vợ và nói:
- Em có biết không, vì muốn làm một người hạnh phúc cho nên hôm qua anh đã chối từ chức chủ tịch Hội hoàng gia. Hôm nay các bạn anh lại khuyên anh đệ đơn lên nữ hoàng xin phong danh hiệu quí tộc, nhưng anh cũng sẽ không làm như vậy.
Bà Xa-ra mỉm cười hòi:
- Em không muốn làm bà quí tộc. Nhưng còn anh, tại sao anh không thích xin phong chức tước?
Pha-ra-đây chậm rãi nói:
- Nước Anh chỉ có hai ba chục nhà bác học lớn, nhưng có tới hàng ngàn nhà quí tộc. Lẽ nào mỗi nhà bác học lại cần phải đứng ngang hàng với những người đông gấp trăm lần kia mới có thể bày tỏ được sự vinh dự của mình? Đối với anh, không có gì cao quí hơn những kết quả nghiên cứu khoa học!
Cô bé Mê-ri tò mò mở một quyển vở dày vừa đóng xong. Cô trỏ tay vào những tấm bằng mà các viện khoa học tặng cho cha cô và hỏi.
- Thế còn những cái này thì sao, hả bố?
Nhà bác học bế cô con gái nuôi lên tay và trả lời:
- Những tờ giấy này chính là những tờ giấy chứng nhận rằng bố đã chăm chỉ học tập và học tập tốt. Chúng cũng chứng nhận ra Mai-ca. Bác Tôm thì nói:
- Hay là thằng bé mong thư của cô gái nào?
Bác Giắc lại cho rằng:
- Cu cậu hỏi vay tiền ai đấy chứ gì?
Nhưng anh chàng Gim sau khi hỏi dò được tin thì cả quyết với mọi người:
- Mai-ca sắp thôi việc đấy! Nó đợi thư trả lời chuyện xin việc làm khác.
Các bác thợ già không ai tin như thế cả:
- Lẽ nào vừa được công nhận làm thợ chính xong lại bỏ nghề đi tìm việc khác?
ấy thế mà chính Mai-ca đã quyết định hành động như vậy! Sau bốn bài diễn giảng của giáo sư Đê-vi, anh thợ Mai-ca cảm thấy không thể nào tiếp tục làm cái nghề đóng sách buồn tẻ được nữa. Chân trời rộng lớn mà nhà bác học trẻ tuổi kia phác họa ra qua các bài diễn giảng đã cuốn hút tất cả tâm trí ảnh. Anh cảm thấy mình giống như một người đang lạc đường trên sa mạc, và những điều học được bấy lâu nay khác nào như những giọt nước mưa hiếm hoi đổ ào xuống biển cát nóng bỏng, chẳng thấm thía vào đâu. Và cũng như người lạc đường kia mong muốn đi đến được vùng ốc đảo tràn đầy hồ nước, Mai-ca đã quyết định bước thẳng vào con đường khoa học để được thoả thuê đắm mình trong biển kiến thức của “ốc đảo khoa học” diệu kỳ.
Mai-ca đã theo lời khuyên của Áp-bốt, viết thư cầu xin ngài Giô-xép Ben-xơ, chủ tịch Hội hoàng gia Luân Đôn giúp đỡ. Và suốt một tuần lễ nay, sau khi gửi bức thư đó đi rồi, Mai-ca hồi hộp chờ đợi tin tức trả lời.
Lại một tuần lễ nữa vô tình trôi qua. Mai-ca đã hoàn toàn thất vọng. Giữa lúc đó ông Ri-bô lại báo cho anh biết một tin buồn. Công việc làm ăn của ông mấy năm nay không tiến triển tốt đẹp, cho nên ông buộc phải chuyển Mai-ca sang cửa hàng của ông Đơ La-rô-sơ, một người đồng hương của mình.
Sang làm việc với ông chủ mới được vài ngày, Mai-ca lại càng thêm buồn chán. Đơ La-rô-sơ quá tham công tiếc việc đã ra lệnh nghiêm cấm, không cho thợ đọc sách báo trong giờ nghỉ. Ông ta không ưa anh thợ trẻ Mai-ca, không biết tu chí rèn luyện tay nghề, chỉ viển vông những chuyện trên trời dưới biển! Ông ta cố ý giao thật nhiều việc cho Mai-ca, để cho “ anh ta bắt buộc phải chuyên tâm vào nghề đóng sách! ”.
mặc dầu ban ngày làm việc mệt nhoài, không đêm nào Mai-ca ngủ được ngon giấc. Anh luôn luôn trằn trọc vì một nỗi dằn vặt ghê gớm: làm thế nào thoát khỏi được cảnh sống mòn của cái nghề thủ công không có chút gì hấp dẫn này? Có lúc ánh đã toan liều bỏ việc, nhưng thực tế cuộc sống đã cột chặt lấy chân anh: mười hai giờ làm việc cật lực mới vừa đủ tiền nuôi miệng và giúp đỡ mẹ già chút ít!
Mai-ca đã tưởng chừng không sao tìm được ra lối thoát...
4
Mai-ca đi qua cửa lớn Tem-pơn vào khu Xi-ti nằm ở trung tâm thành phố Luân Đôn lòng vui như mở hội. Chốc chốc anh lại thò tay vào túi áo rút hai phong thư ra ngắm nghía: Những dòng chữ vàng trên phong bì:
“ Học viện hoàng gia Đại Anh quốc” như nhảy nhót trước mắt anh.
Mai ca nhớ như in nội dung của mỗi bức thư và những chuyện đi liền với chúng.
... Vào một ngày cuối năm 1812, Mai-ca xin phép nghĩ một buổi làm, đến thăm ông Ri-bô với một tâm trạng buồn chán u uất. May mắn thay, anh lại gặp ông Đan-xơ tại cửa hàng Ri-bô. Sau khi được nghe Mai-ca bộc lộ nỗi niềm tâm sự, ông Đan-xơ đã khuyên anh viết thẳng thư cho giáo sư Đê-vi:
Viết thư cầu xin sự giúp đỡ của ngài Đê-vi thi có nhiều hy vọng hơn. Bởi vì chính bản thân Đê-vi thuở nhỏ cũng nhờ tự học mà thành tài.
Ngay hôm sau, ngày 20 tháng 12, Mai-ca đã gửi tới nhà bác học một bức thư, kèm theo cả quyển vở mà anh đã ghi bốn bài diễn giảng của nhà hóa học.
Chỉ hai ngày sau, Mai-ca đã nhận được thư trả lời...
Mai-ca rút một tờ giấy đã hơi nhàu nát vì mở đọc nhiều lần, vừa đi vừa xem lại.
“ Thưa ông! Tôi vô cùng cảm động về lòng tin cậy của ông đã dành cho tôi. Các bài ghi chép của ông chứng tỏ ông vốn cẩn thận, rất ham mê học tập và có trí nhớ phi thường. Hiện nay tôi đang đi nghĩ đông và phải đến cuối tháng giêng mới trở về. Lúc đó tôi sẽ sẵn sàng tiếp ông. Tôi sẽ rất vui sướng nếu giúp ích được ông và tôi sẽ đem hết khả năng để làm việc đó.
Lúc nào tôi cũng sẵn sàng giúp đở ông.
H. Đê-vi”.
Mai-ca gấp bức thư bỏ vào phong bì và lại miên man nghĩ tới buổi gặp gỡ đầu tiên với ông Đê-vi.
... Anh thợ trẻ hồi hộp gõ cánh cửa gian phòng làm việc của ông giám đốc Học viện hoàng gia, và bước vào phòng với tâm trạng lo âu nhiều hơn hy vọng. Ông Hâm-phơ-ri niềm nở tiếp anh, hỏi han cặn kẽ gia cảnh và kết quả tự học của anh. Giáo sư khen ngợi anh có một vốn học vấn khá chắc chắn. Nhưng khi được biết anh quyết chí bỏ nghề đóng sách để theo đuổi việc nghiên cứu khoa học rõ ràng vượt quá xa trình độ của anh thì ông Đê-vi đã lắc đầu vẻ không tin:
- Giúp anh có công ăn việc làm gần gũi với khoa học thì tôi làm được, còn giúp anh trở thành nhà khoa học, tôi sợ không đủ năng lực. Anh cứ tạm thời làm nghề đóng sách đi đã, chờ khi nào có dịp tốt, tôi sẽ báo tin sau.
Ông Đê-vi không quên anh thợ trẻ và đây là bức thư thứ hai ông gửi tới Mai-ca, mời anh đến ngay Học viện...
Mai-ca cứ vừa đi vừa suy nghĩ miên man như thế, và đến Học viện hoàng gia lúc nào không biết. Vừa bước vào phòng giám đốc, anh đã giật mình vì thấy nhà bác học đang nằm dài trên một chiếc đi-văng vừa kê thêm ở bên cạnh bàn làm việc, đầu và mặt quấn đầy băng trắng!
Biết Mai-ca đã đến, giáo sư Hâm-phơ-ri mỉm cười gọi anh lại gần và bảo:
- Anh đã thấy khoa học dành cho những người muốn khai thác nó cái gì chưa? Tôi vừa gặp tai nạn trong lúc làm thí nghiệm với một hỗn hợp nổ!
Mai-ca lo lắng hỏi:
- Thưa giáo sư, các vết thương có nguy hiểm lắm không ạ?
- Cảm ơn anh, phút nguy hiểm đã qua rồi. Nhưng bây giờ tôi tạm thời phải nghĩ viết và đọc sách. Tôi muốn nhờ anh...
Giáo sư ngừng lại có ý dò hỏi.
Mai-ca vội nói:
- Thưa giáo sư, xin ngài cứ nói. Tôi sẽ cố gắng hết sức hoàn thành mọi việc mà ngài tin cậy.
- Tôi muốn nhờ anh làm thư ký cho tôi. Hằng ngày anh sẽ tới đây ghi chép lại những điều tôi đọc cho anh về các suy nghĩ của tôi nhân những thí nghiệm vừa nghiên cứu trước đây.
- Thưa giáo sư, tôi rất sung sướng được phục vụ ngài. - Mai-ca trả lời - Tôi sẽ tạm nghỉ việc để hoàn thành công việc mà ngài đã tin cậy giao cho.
Anh thợ trẻ hăng hái nhận nhiệm vụ người ghi chép giúp cho nhà bác học. Và chính cái công việc tưởng là tầm thường này lại khiến cho nhà bác học hiểu rõ hơn năng lực của anh thợ đó. Mai-ca không những ghi chép rất chính xác các tư tưởng khoa học của Đê-vi, mà anh còn luôn luôn tham gia ý kiến vào việc phân tích số liệu thực nghiệm, nhận xét các kết luận kh='height:10px;'>
Bà Xa-ra đành chiều ý chồng, rút ở trên giá sách xuống một tập hài kịch của sếch-xpia. Pha-ra-đây nằm yên lắng nghe. Chẳng bao lâu nhà bác học đã bị lôi cuốn vào câu chuyện, chẳng khác gì cách đấy mấy chục năm, chú bé Mai-ca say mê nghe đọc những câu chuyện trong “Một nghìn một đêm lẻ”.
Bà Xa-ra đã đọc xong một vở hải kịch. Nhà bác học thốt lên, khoan k của anh thợ đóng sách đã bước hẳn sang một trang mới.

Xem Tiếp: PHẦN II - NHỮNG CHUYỂN ĐI -Chương 1

Truyện Michael Faraday Giới Thiệu PHẦN 1 THỜI NIÊN THIỀU- Chương 1 Chương 2 Chương 3 PHẦN II - NHỮNG CHUYỂN ĐI -Chương 1 Chương 2 Chương 3 PHẦN III- NHÀ BÁC HỌC -CHƯƠNG I Chương 2 Chương 3 hơi suốt ngày không chán! Phải làm sao cho chúng cũng bào hứng trong việc nhận thức bí mật của giới tự nhiên như thế!
Ngừng một lát, ông lại nói với Tinrđan:
- Anh hãy ghi vào chương trình hoạt động: tôi sẽ đóng góp một bài diễn giảng xung quanh cây nến nhé.
Dường như khi nói câu đó, nhà bác học vĩ đại đã bắt đầu hình dung rõ rệt nội dung và cả hình thức trình bày những đề tài khoa học cho những công dân tương lai của đất nước. Ông yên tâm với những dự định của mình và ngủ đi lúc nào không biết.

4
Sức khỏe của Mai-Cơn Pha-ra-đây dần dần bình phục. Mùa xuân năm 1841, ông đã gần như đi lại được bình thường. Sáng sớm và chiều tối ông dẫn cô con gái nuôi Mẽ-ri ra vườn bách thú chơi. Ở nhà, bà vợ của ông cố ý nhờ chồng làm hết việc này việc nọ để ngăn cản không cho ông làm việc trí óc.
Nhưng mệt hôm, nhà bác học nhất định ngồi vào bàn viết, dự định bắt đầu viết lại một số suy nghĩ xung quanh vấn đề bản chất của các hiện tượng điện từ. Song ngồi mãi mà ông vẫn không sao sắp xếp lại ý nghĩ thành hệ thống được. Cứ nghĩ được ý nọ ông lại quên mất ý kia. Cuối cùng nhà bác học đành phải gác bút thất vọng.
Khi bà Xa-ra từ dưới bếp lên thì thấy nhà bác học Pha-ra-đây đang ôm đầu ngồi ủ rũ bên bàn viết. Bà sợ hãi chạy lại đặt tay lên trán chồng, vẻ dò hỏi. Ông chỉ xua tay và đau đớn thốt lên:
- Hình như tôi bắt đầu mất trí nhớ rồi! Chẳng lẽ mới năm mươi tuổi mà tôi đã phải vĩnh viễn ngừng nghiên cứu khoa học hay sao?
Bà Xa-ra ái ngại nhìn chồng. Suy nghĩ một lát rồi bà nhẹ nhàng bảo chồng:
- Hay chúng ta đi du lịch châu Âu một chuyến. Em cũng muốn tận mắt thăm cảnh hồ Giơ-ne-vơ thơ mộng mà có lần anh đã tả cho em nghe.
Thực ra bà Xa-ra chỉ hi vọng chuyến đi du lịch sẽ tạo điều kiện hồi phục sức khỏe và năng lực làm việc của người chồng thiết tha với khoa học. Và thế là cả gia đình nhà bác học đã lên đường sang châu Âu.
Lại con đường xe ngựa Luân Đôn - Pli-mút cát bụi mù mịt. Cũng những cuộc tiễn đưa, nhưng mẹ già năm nay không còn nữa, chỉ có anh Rô-bớc và chị Ê-li-da-bét thân yếu. Vẫn bến cảng Pli-mút năm xưa với những con tàu buồm vượt biển đồ sộ và những thuỷ thủ vạm vỡ dạn dày sóng gió.
Nhà bác học Mai-Cơn Pha-ra-đây bất giác nhớ lại cái cảnh người phụ tá kiêm quản gia của ngài Đê-vi năm nào cũng ở bến cảng này giữa đống đồ đạc ngổn ngang. Và trong óc ông lại thoáng hiện ra hình ảnh kiêu kỳ của bà Ê-pơ-rít Đê-vi với con chó Tổp-xi mà bà ta từng sai anh quản lý Mai-ca đi tắm cho nó.
Ông đứng tựa vào lan can boong tàu đón làn gió ấm từ biển thổi lên và mỉm cười. Của cải, tước hiệu, và cả bản thân con người cũng đều bị thời gian phũ phàng xỏa hết. Chỉ có những phát hiện của trí tuệ là không cái gì tiêu diệt được và tồn tại mãi với thời gian. Pha-ra-đây ngậm ngùi nhớ đến người thầy học và ân nhân của mình...
Ba tháng sống với thiên nhiên cùng lòng quyết tâm trở lại hoạt động khoa học đã giúp nhà bác học vượt qua được bệnh tật. Năm 1842, trở về Luân Đôn, Mai-Cơn Pha-ra-đây lại lao vào việc nghiên cứu và những bài diễn giảng. Cuối năm đó ông đã đặt xong nền móng cho một lý thuyết xuất sắc về điện từ mà sau này Giêm-xơ giéc Mắc-xoen đã phát triển lên thành lý thuyết về trường điện từ, một cơ sở không thể thiếu được của vật lý học hiện đại.
Pha-ra-đậy không chỉ quan tâm đến các vấn đề khoa học thuần túy. Mặc dầu tuổi đã cao, ông vẫn nhận làm cố vấn cho “Công ty điều khiển đèn biển” trong suốt mười ba năm. Mỗi tháng vài lần, ông lại đi xa ra bờ biển, chờ xuồng đón ra những hòn đảo nằm trơ ngoài khơi để quan sát những cây đèn biển hoạt động. Ông già ngoài năm mươi tuổi ấy vẫn nhanh nhẹn leo lên đỉnh cây đèn biển, thức suốt đêm nói chuyện với những người gác đèn và lắng nghe hơi thở của biển cả khi ngọt ngào, khi hung dữ. Kết quả những chuyến đi đó và những ngày đêm suy nghĩ tiếp theo đã làm Pha-ra-đây sáng chế ra một hệ thống thông khói cho các cây đèn biển thắp dầu hỏa thời đó, nhờ vậy đã tăng được độ sáng và tầm hoạt động của chúng.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy :welcom1985
Nguồn: welcom1985
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 14 tháng 2 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 2
--!!tach_noi_dung!!--
Chương Kết
--!!tach_noi_dung!!--