Dịch giả: Nguyễn Sỹ Nguyên
Chương 3

     hi từ biệt nhà mẹ tôi để bước lên chiếc kiệu lớn sơn son rước tôi về nhà chồng, tôi không hề mảy may nghĩ rằng mình đang gặp nguy cơ không vừa lòng đẹp ý chồng mình. Tôi lấy làm thích thú nhớ đến tấm thân thon thả mảnh mai và gương mặt trái xoan ai cũng ưa nhìn của tôi.
Ít ra về điểm này, chồng tôi sẽ không thất vọng.
Trong lúc cử hành nghi lễ dâng rượu mừng, tôi liếc mắt nhìn chồng tôi qua dải lụa đào của tấm khăn mỏng che mặt. Tôi thấy chồng tôi đứng cứng ngắc trong bộ Âu phục đại lễ màu đen. Chàng cao và thẳng như cây tre non. Tim tôi đập mạnh, người tôi nóng bừng lên. Ước gì tôi bắt gặp được tia mắt chàng cũng lén nhìn tôi. Nhưng chồng tôi vẫn đứng nghiêm, không quay lại tìm cách nhìn xuyên qua lớp khăn che mặt tôi. Chúng tôi cùng nhau nhấp môi vào ly rượu hợp hôn. Chúng tôi cùng quỳ lạy trước bàn thờ gia tiên, sau lưng song thân chồng tôi. Từ nay tôi là con gái của hai ông bà, từ nay tôi dứt khoát lìa bỏ gia đình tôi và môn tộc của tôi. Chồng tôi vẫn chẳng nhìn tôi lấy được một lần.

*

Đêm hôm ấy, sau khi hôn lễ và tiếng cười nói chấm dứt rồi, tôi ngồi một mình bên giường, trong phòng hoa chúc. Nỗi sợ hãi khiến tôi ngờm ngợp. Suốt đời tôi, tôi chỉ nghĩ đến giây phút ấy, cái giây phút vừa e sợ vừa ao ước ấy đã đến – giây phút chồng tôi lần đầu tiên nhìn vào mặt tôi khi chỉ có chàng và tôi một mình trong phòng. Hai bàn tay tôi đặt lên đùi cứ nắm chặt lấy nhau. Lúc ấy chàng bước vào, vẫn cao lớn và nghiêm nghị trong bộ Âu phục đen. Chàng bước liền lại bên tôi và không nói lời nào, giở tấm màn che mặt tôi lên, nhìn tôi thật lâu. Như thế là chàng chấp nhận tôi rồi đó. Đoạn chàng nắm lấy bàn tay lạnh giá của tôi.
Mẹ đã lịch lãm dạy tôi rằng:
"Tốt nhất, con nên tỏ ra lạnh lùng hơn là vồ vập thiết tha, giữ lấy vị nồng cay của rượu hơn là mùi mật ngọt dễ nhàm chán, như thế niềm vui của con sẽ tồn tại mãi".
Thế nên tôi gượng gạo để cho chàng nắm lấy tay tôi. Chàng cũng liền rút tay lại và im lặng nhìn tôi. Đoạn chàng bắt đầu nói với tôi bằng giọng nói và cung cách rất nghiêm nghị. Thoạt tiên tôi cứ ngẩn người ra nghe giọng nói của chàng, nên chẳng hiểu chàng nói gì cả. Giọng nói của chàng là giọng một người bình tĩnh, thâm trầm, khiến tôi nổi gai người lên vì sợ hãi. Rồi tôi kịp hiểu được lời lẽ của chàng thì tôi lại càng ngẩn ngơ. Chàng nói thế nào?
"Không ai bắt buộc được em phải thương mến một người đàn ông em mới nhìn thấy lần đầu tiên. Về phần tôi cũng vậy. Cha mẹ đã ép buộc cả hai chúng ta thành hôn với nhau. Từ trước cho đến giờ phút này đây, chúng ta đành nhắm mắt tuân theo ý muốn của nghiêm đường. Nhưng bây giờ đây chỉ còn hai người chúng ta với nhau thôi, chúng ta được tự do tạo ra một cuộc sống theo ý chúng ta. Về phần tôi, tôi muốn theo đường lối mới. Tôi muốn đãi em như là người ngang hàng với tôi về mọi phương diện. Em không phải là một vật sở hữu của tôi, không phải là một món đồ thuộc quyền chiếm hữu của tôi. Em có thể là một người bạn thân thiết của tôi, nếu em muốn".
Đó, những lời lẽ ngọc ngà tôi được nghe vào đêm tân hôn là như thế đó! Lúc đầu tôi ngạc nhiên quá nên không hiểu. Ngang hàng với chồng tôi nghĩa là sao? Làm thế nào ngang hàng cho được chứ? Thì tôi không phải là vợ chàng đó sao? Còn ai ngoài chàng được quyền điều khiển tôi nhỉ? Luật lệ và thói tục đã chẳng khiến chàng là chủ nhân ông của tôi đó sao? Đâu có ai bắt tôi phải đặt mình dưới quyền sai khiến của chàng. Sinh ra là đàn bà con gái đi lấy chồng thì tôi phải theo chồng, thờ chồng nuôi con chứ sao? Mà việc cưới gả thì xưa nay vẫn do cha mẹ đặt đâu ngồi đấy. Lẽ thường xưa nay vẫn là tôi phải về làm vợ người đã được cha mẹ tôi hứa gả ngay từ ngày tôi còn tấm bé chứ sao? Như vậy có gì là đi ra ngoài thói tục khuôn phép chung đâu. Tôi chẳng thấy có gì gọi là ép buộc cưỡng bách cả.
Lời lẽ của chàng lại vang vang lên như sấm nổ bên tai tôi: "Cha mẹ đã ép buộc cả hai chúng ta thành hôn với nhau". Đột nhiên tôi sợ đến muốn ngất đi. Hay là chàng ngụ ý cho tôi biết chàng không muốn thành hôn với tôi?
Ôi! Chị ơi, không còn gì lo sợ và đau đớn đối với tôi bằng!
Hai bàn tay tôi cứ siết chặt lấy nhau trên đùi tôi. Tôi không dám nói gì cả, chẳng biết phải trả lời sao cho phải. Chàng đặt bàn tay chàng lên hai bàn tay tôi, và hai chúng tôi im lặng một lát. Nhưng tôi chỉ mong ước chàng rút tay lại cho mau mà thôi. Cuối cùng, chàng cất giọng mệt mỏi và chua xót:
"Thật đúng như tôi đã dự liệu. em không không muốn, và em cũng không thể làm sao trình bày cảm nghĩ thực của em nữa. Em không dám chối bỏ, cắt đứt mọi ràng bụôc với những điều em được dạy cho nói và làm trong giờ phút hợp hôn này. Vâng, thì em cứ im lặng nghe tôi nói, không cần phải đối đáp lại gì cả. Tôi chỉ tha thiết xin em một điều là nếu em bằng lòng cùng tôi thử đi theo đường lối mới, em hãy khẽ gật ".
Chàng đến sát bên tôi mà quan sát tôi. Tôi cảm thấy bàn tay chàng đè nặng. Chàng nói như vậy là ngụ ý gì? Tại sao sự việc lại không thể diễn tiến theo trình tự cũ đã được công nhận? Thói tục và luật lệ đặt để cho tôi phải làm vợ chàng và tôi ao ước được làm mẹ của nhiều đứa con. Chao ôi! Chính đó là nơi xuất phát nỗi buồn phiền của tôi, là nỗi cơ cực ngày đêm bám chặt lấy tôi không rời! Tôi chẳng biết phải làm sao. Trong cơn tuyệt vọng và cũng vì ngu dốt, tôi cúi đầu xuống.
Chàng nói "Cám ơn em".
!!!15030_7.htm!!! quyển sách lại và chăm chú nhìn tôi, nói:
"Quí Lan, em"
Tim tôi nhảy dựng lên, vì đây là lần đầu tiên chàng gọi tên tôi. Chàng sắp nói gì với tôi đây? Tôi e lệ ngước mắt nhìn chàng. Chàng tiếp:
"Từ sau đám cưới đến giờ, tôi vẫn muốn hỏi xem em có muốn cởi lớp vải bó chân ra không. Bó chân như thế có hại cho toàn thể người em. Em xem đây này, xương chân của em hiện như thế này đây". Chàng lấy cây viết chì vẽ nhanh một bàn chân cong queo vặn vẹo lên một trang sách của chàng.
Làm sao chàng biết được kìa? Có bao giờ tôi bó chân trước mặt chàng đâu. Phụ nữ Trung Hoa chúng tôi chẳng bao giờ đưa bàn chân trần ra cho ai nhìn thấy cả. Ngay như ban đêm, chúng tôi cũng mang vớ lụa trắng vào chân.
Tôi nghẹn ngào hỏi chàng:
"Làm sao mình biết được?"
Chàng đáp:
" Tôi là bác sỹ từng du học ở phương Tây. Thế nên tôi muốn em đừng bó chân nữa, vì như thế đã không đẹp, lại còn lỗi thời nữa. Tôi nói như thế có khiến em không được vui chăng?"
Chàng nhếch mép cười và âu yếm nhìn tôi.
Nhưng tôi giấu vội đôi bàn chân xuống gầm ghế bành. Tôi ngẩn ngơ vì lời lẽ của chàng. Không đẹp ư? Thế mà xưa nay tôi vẫn tự hào về đôi bàn chân sen gót nhỏ của tôi! Suốt thời thơ ấu của tôi, mẹ tôi đích thân tối nào cũng rửa chân cho tôi bằng nước nóng rồi bó chân tôi – mỗi tối mỗi bó chặt hơn. Khi tơi khóc vì đai đớn quá, mẹ tôi khuyên lơn tôi hãy nghĩ đến ngày chồng tôi khen tôi có hai bàn chân đẹp!.
Tôi cúi đầu xuống để che giấu lệ nhòa mắt tôi. Tôi còn nhớ rõ tất cả những đêm xao xuyến, những ngày dài dằng dặc tôi biếng ăn, không vui đùa, chỉ ngồi bên mé giường đung đưa đôi chân cho bớt nhức nhối. Và bây giờ đây, sau bao ngày tháng chịu đựng cho đến khi đôi bàn chân tôi không còn cảm giác đau đớn nữa – mới chỉ cách nay chưa đầy một năm – tôi lại được biết rằng chàng thấy bàn chân tôi xấu xí!
Tôi nói: "Đừng bắt tôi thôi bó chân". Tôi nghẹn ngào đứng dậy, bước vội ra cửa phòng khách, vì không sao ngăn được lệ trào ra mí mắt tôi.
Không phải tôi quá tha thiết với đôi bàn chân bé nhỏ của tôi đâu, nhưng nếu đôi chân mang hài gấm thêu như kia mà còn không đẹp mắt chàng thì làm sao tôi hy vọng chiếm được tình yêu của chàng cho được?
Hai tuần lễ sau, tôi trở về thăm mẹ tôi lần đầu tiên sau khi về nhà chồng, đúng theo tập tục Trung Hoa của chúng tôi. Chồng tôi không nói gì đến việc bó chân nữa. Chàng cũng chẳng gọi tôi bằng tên nữa.

Truyện Gió Đông Gió Tây Lời giới thiệu Phần I - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Đoạn chàng đứng thẳng người lên và rút tay lại, nói "Em cứ bình tĩnh nghỉ ngơi trong phòng này. Em cứ nhớ rằng bây giờ đây cho đến mãi mãi sau này, em chẳng phải sợ gì cả. Em cứ yên tâm. Đêm nay tôi ngủ ở căn buồng sát bên cạnh đây."
Chàng quay nhanh người và bước đi ra.
Trăm lạy Đức Bà Quan Thế Âm Bồ Tát! Xin người mở lòng thương phù hộ độ trì cho con! Con mới ngần này tuổi còn bé bỏng quá, làm sao con chịu nổi cảnh bị bỏ rơi, cô đơn một mình một bóng!
Từ tấm bé đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi ngủ xa nhà. Vậy mà tôi phải ngủ một mình, vì biết rõ rằng tôi đã không vừa lòng đẹp ý chồng tôi.
Tôi chạy ùa ra cửa. Trong cơn hoảng hốt, tôi cứ ngỡ mình thoát ra khỏi nơi đây, chạy về nhà cha mẹ. Nhưng bàn tay tôi đụng vào cây song hồng bằng sắt, khiến tôi tỉnh lại. Đã theo chồng rồi thì không thể nào trở về được nữa. Dù có thoát ra khỏi được căn nhà bên chồng lạ hoắc này thì cũng còn bao nhiêu đường xa đất lạ phải đi mới về được tới nhà. Dù cho có tìm được đường trở về đến cổng nhà cha mẹ thì cánh cổng cũng khép chặt không cho tôi vào. Ông lão bộc có mủi lòng thương xót cho vào đến ngưỡng cửa thì vẫn còn mẹ tôi nghiêm trang đứng đó. Dù có buồn đến héo hắt ruột gan, mẹ tôi vẫn cương quyết truyền cho tôi phải lập tức quay lại nhà chồng. Tôi đã mang thân đi làm dâu con người ta rồi, đâu còn thuộc về gia đình tôi nữa.
Tôi chậm rãi cởi y trang cô dâu ra xếp lại thật kỹ. Tôi ngồi rất lâu bên mí chiếc giường lớn phủ rèm, tôi sợ phải chui vào trong bóng tối chiếc giường. Lời lẽ chồng tôi cứ quay cuồng trong trí tôi, chẳng ra làm sao cả. Cuối cùng lệ trào ra khỏi mí mắt tôi, tôi luồn vào trong chăn mà khóc ròng suốt bao nhiêu giờ khắc lụn tàn, cho đến khi tôi ngủ thiếp đi.
Tảng sáng tôi đã giật mình thức giấc, ngỡ ngàng trong căn buồng lạ. Kỷ niệm đau buồn cũ dồn dập ùa tới. Tôi vội vàng đứng dậy mặc quần áo chỉnh tề. Khi con thị tỳ bưng nước nóng vào, nó toét miệng cười và nhìn chung quanh với cặp mắt dò xét. Tôi đứng dậy. Bây giờ tôi mới vui sướng đã được mẹ tôi dạy cho tôi cái phong thái đường bệ của hàng danh gia vọng tộc. Ít ra cũng chẳng ai biết tôi đã không vừa lòng đẹp ý chồng tôi. Tôi nói:
"Bưng nước vào cho cậu. Cậu chờ ở phòng trong."
Tôi ngang nhiên mặc áo gấm tốt, cài bông vàng vào tai.

*

Kể từ lần đầu tiên tôi giáp mặt chồng đến nay đã vừa đúng một tuần trăng. Bao nhiêu biến cố lạ lùng xảy ra, đảo lộn cả cuộc sống của tôi.
Vợ chồng tôi không ở nhà cha mẹ nữa, mà dọn ra ở tiêng! Chồng tôi dám cả gan nói rằng thân mẫu khả kính của chàng là người độc đoán. Chàng còn nói không muốn thấy vợ chàng làm thân nô tỳ tại nhà chàng. Sự thể xảy ra từ một việc nhỏ nhặt.
Qua mấy ngày nghi lễ cưới hỏi xong xuôi rồi, một buổi sáng tôi thức sớm bảo con hầu bưng nước nóng lên. Tôi rót nước nóng vào một bình thiếc, bảo con hầu bưng đi trước, tôi bước theo sau đến trước bà mẹ chồng.
Tôi nghiêng mình cúi đầu nói:
"Xin lệnh bà rửa mặt bằng nước nóng."
Mẹ chồng tôi nằm đắp mềm một đống cao nghêu như núi trên giường. Tôi không dám nhìn bà khi bà ngồi dậy rửa mặt.
Rửa xong, bà ra dấu cho tôi bưng thau nước đi. Không hiểu vì tay tôi vướng vào lớp rèm lụa dày hoặc vì tôi sợ nên run tay, khi bưng thau nước lên, thau nước chao đi, một ít nước đổ xuống giường. Tim tôi muốn đứng lại vì sợ. Bà mẹ chồng tôi quát lên:
"Dâu con gì mà đoảng thế!."
Tôi đã được dạy rằng phải im lặng trước lời quở mắng, nên tôi quay gót bưng thau nước đi ra ngoài mà nước mắt ràn rụa. Chồng tôi cũng vừa đi ngang qua, và tôi nhận thấy hình như có việc gì đó khiến chồng tôi bực bội. Tôi sợ chồng tôi rầy la về việc tôi vô ý làm phật lòng thân mẫu của chàng ngay lần đầu tiên hầu hạ người. Tay tôi mắc bưng thau nước, không chuì được đôi mắt nhòa đi vì lệ chảy dài xuống má. Tôi nói láp đáp:
"Thau nước chao đi…"
Nhưng chồng tôi cắt lời tôi:
"Tôi không phiền trách em gì cả. Duy có điều là tôi không bằng lòng để cho vợ tôi phải làm công việc của con hầu trong nhà. Mẹ tôi có hàng trăm gia nô trong nhà để làm công việc này."
Tôi cố giải thích cho chàng hiểu rằng chính tôi tự ý muốn hầu hạ mẹ chồng cho phải phép người con dâu hiền thục. Mẹ tôi từng dạy tôi rất kỹ cách thức nàng dâu hầu hạ chăm sóc bà mẹ chồng: Tôi lễ phép đứng hầu bên cạnh bà. Tôi đỡ tay bà ngồi ghế. Tôi tráng tách trà của bà, từ tốn rót vào đó nước trà xanh mới châm và bưng hai tay lên mời bà uống. Bà muốn sao, tôi phải làm đúng theo vậy. Tôi phải chăm sóc bà như chính mẹ tôi vậy, và tôi phải làm thinh cúi đầu nhận chịu mọi lời quở mắng dù bất công của bà. Tôi phải làm đúng theo ý bà trong mọi việc... Nhưng chồng tôi chẳng mảy may để ý đến lời phân trần nào của tôi. Ý chàng đã quyết rồi.
Việc dọn nhà ra ở riêng đâu có dễ dàng. Song thân chồng tôi bắt buộc chúng tôi phải ở lại trong căn nhà gia tiên, đúng theo tập tục. Cha chồng tôi là một nhà nho, nhỏ thó, gầy, thông thạo sách thánh hiền. Ngồi ngay ngắn trước bàn trong phòng khách, ông giơ tay vuốt chòm râu ba lượt rồi mới nói:
"Con ở lại nhà. Tất cả cái gì của cha là của con. Nhà ta rộng, thức ăn thiếu gì. Chẳng tội gì con phải làm lụng vất vả cho suy mòn sức khỏe. Con nên sống trong cảnh nhàn hạ đường bệ, trau dồi học hỏi những điều con thích. Con hãy ban cho nàng dâu của mẹ con diễm phúc sinh nhiều con trai. Ba thế hệ già trẻ sống dưới một mái nhà, ấy là phúc lớn Trời ban đấy."
Nhưng chồng tôi thì nôn nóng. Chẳng nghiêng mình thi lễ trước mặt cha, chàng nói lớn:
"Thưa cha, con muốn làm việc. Con đang hành xử một nghề khoa học được trọng vọng tại thế giới Tây phương. Ước muốn trước tiên của con không phải là có con trai. Con muốn vận dụng tâm não để đem lại phúc lợi cho đất nước chứ không phải để sanh con đầy đàn. Việc ấy, con chó chạy rông ngoài đường cũng làm được."
Tôi lén rình nghe sau lớp rèm cửa màu xanh, chính tai tôi nghe chồng tôi nói với thân phụ chàng như thế, khiến tôi rụng rời tay chân. Nếu chàng là trưởng nam, hoặc được dưỡng dục theo nếp cũ, hẳn không bao giờ dám cưỡng lời thân phụ chàng như vậy. Những năm tháng xa nhà sống ở những xứ mà lớp trẻ không còn biết trọng nể cha mẹ đã khiến chàng giảm phần hiếu đễ mất rồi. Vậy mà khi xuất ngoại, chàng nặng lời thề thốt giữ mãi bổn phận người con hiếu thảo.
Dù sao, chúng tôi vẫn dọn nhà ra ở riêng.

*

Căn nhà mới hoàn toàn khác hẳn những căn nhà xưa nay tôi từng thấy. Nhà không có sân trước, sân sau. Chỉ có một lối vào duy nhất, nhỏ xíu, vuông vức, cửa nẻo các căn buồng trong nhà đều trổ ra lối đi ấy và thang lầu cũng bắt đầu từ lối đi ấy. Lần đầu tiên leo lên thang lầu, tôi sợ không dám đi xuống vì hai bàn chân bó của tôi không quen, tôi đành phải ngồi xuống rồi lết từng nấc thang một để xuống dưới nhà. Rồi tôi nhận ra áo tôi dính chút sơn, tôi vội vàng thay áo, sợ chồng tôi hỏi ra, biết được và cười tôi. Chồng tôi rất nhạy cười, chàng cười lớn tiếng, đột ngột. Tôi sợ tiếng cười của chàng. Về việc bày biện đồ đạc trong nhà, tôi chịu thua không biết làm sao kê bàn ghế trong một căn nhà như vậy được. Của hồi môn tôi đem theo về nhà chồng gồm một bộ bàn ghế bằng gỗ mun và một chiếc giường cũng lớn như giường cưới của mẹ tôi vậy. Chồng tôi kê cái bàn và bộ ghế trong phòng phụ gọi là "phòng ăn", còn cái giường lớn là chỗ tôi cứ nghĩ tôi sẽ nằm hạ sanh lũ con trai tôi, chiếc giường ấy lớn quá không kê vừa một phòng nào trên lầu cả. Tôi ngủ trên chiếc giường tre, nó giống như giường của hạng nô tỳ vậy. Phần chồng tôi, chàng nằm trên cái giường sắt hẹp như cái ghế ở phòng bên cạnh. Tôi không tài nào quen được với những thói tục kỳ lạ như vậy.
Trong căn buồng chánh, chàng gọi là "phòng khách", chồng tôi kê mấy cái ghế bành chàng đích thân đi mau, ghế gì mà hình dáng dị hợm chẳng cái nào giống cái nào, lại toàn làm bằng mây tầm thường! Chính giữa là cái bàn trên đặt vài quyển sách. Trông xấu xí làm sao!
Trên tường treo những bức hình bạn bè chàng và một tấm nỉ vuông với hàng chữ ngoại quốc. Tôi hỏi chàng đó có phải là bằng cấp của chàng chăng thì chàng cả cười. Chàng bèn lấy bằng cấp ra cho tôi xem. Chàng chỉ cho tôi chỗ tên chàng, tên trường chàng theo học và khả năng bác sỹ y khoa Tây phương của chàng. Mảnh bằng lộng kiếng ấy được treo trên tường ở một chỗ cũng trang trọng như là chỗ đặt tấm chân dung Đức Cao tổ nhà Minh tại phòng khách nhà cha mẹ tôi vậy.
Nhưng trong căn nhà kiến trúc theo kiểu Tây phương xấu xí này, làm sao tôi có thể cảm thấy thoải mái như ở nhà cha mẹ tôi được? Cửa sổ được ráp những mảnh kính lớn trong suốt, thay vì mắt cáo bằng gỗ trạm trổ công phu phủ rèm bằng giấy bản. Ánh sáng chói chang ngời sáng lên tường vôi trắng và làm lộ rõ từng hạt bụi dính trên bàn ghế. Tôi không quen thứ ánh sáng tàn nhẫn ấy. Tôi thoa son lên môi, đánh phấn lên mặt như đã được dạy cách trang điểm, ánh sáng ấy làm lộ rõ thủ thuật của tôi, đến nỗi chồng tôi bảo tôi:
" Tôi xin em đừng son phấn như thế làm gì, tôi thích vẻ tự nhiên nơi người đàn bà."
Nhưng không son phấn làm sao tăng được vẻ đẹp. Cũng chẳng khác gì như chải tóc mà không xức dầu hoặc đi hài không thêu vậy. Trong nhà người Trung Hoa, ánh sáng được làm dịu đi xuyên qua rèm cửa sổ mắt cáo chỉ nhẹ nhàng soi sáng lên gương mặt phụ nữ thôi. Trong một căn nhà như thế này, làm sao chàng thấy tôi đẹp cho được?
Còn sàn nhà thì bằng gỗ và giày đế da theo kiểu Tây phương chồng tôi mang cứ gõ cồm cộp theo mỗi bước đi. Thế nên chồng tôi mua thảm về lót khiến tôi ngạc nhiên. Tôi cứ sợ làm hư tấm thảm hoặc lũ nô tỳ quen miệng nhổ bậy lên thảm lót. Khi tôi lưu ý chồng tôi về việc đó, chồng tôi giận dữ cấm không cho ai nhổ bậy trong nhà cả.
"Vậy thì nhổ ở đâu?" – Tôi hỏi.
Chồng tôi đáp gọn:
"Nếu thật cần nhổ thì ra khỏi nhà mà nhổ."
Nhưng thật là khó tập cho lũ gia nhân, và ngay đến tôi cũng có khi tôi quên, cứ phun vỏ hột dưa lên thảm. Chồng tôi đành phải mua ống nhổ đặt ở từng phòng và bắt chúng tôi phải nhổ vào đó. Nghĩ cũng kỳ, chính chồng tôi lại khạc vào khăn tay và nhét vào túi! Thật là cái thói đáng tởm của người Tây phương!.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: thuvien-ebook.com
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 8 tháng 2 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--