ấn hài kịch ấy là tấn hài kịch mất bạc. Nguyên cái kết quả của cái đêm không kết quả của ông chủ đã làm cho ông mất cái giấy hai mươi đồng.Sáng hôm sau, vừa trên giường bước xuống đất, ông đã ngơ ngác mở các ngăn bàn và ngăn tủ, rồi gọi bà ra, bảo:- Mợ tìm hộ tôi một tí.- Cậu mất cái gì?- Cái giấy hai chục. Tối qua, tôi nhớ rằng tôi để nó trên bàn, chỗ này, nhưng rồi nhức đầu quá, nên tôi quên đi mất.Bà chủ vội vã lục hết mọi nơi. Ông chủ đứng thần ra, vẻ nghĩ ngợi rồi bảo:- Nhà đông người, biết nghi cho ai bây giờ.Bà chủ bỗng đùng đùng gọi:- Chúng bay đâu, lên cả đây tao bảo.Tức thì đầy tớ dạ ran, ai nấy hốt hoảng. Bà nói:- Đêm qua, ông để tờ giấy hai chục ở đây.Ông chủ tiếp:- Ở trên bàn này.Bà chủ trỏ lên bàn, nói:- Đây, ở chỗ này, mà bây giờ mất. Vậy chúng mày, đứa nào trót dại thì muốn sống đưa trả, bằng không tao sẽ căng xác chúng mày ra.Mọi người xanh mắt, trông nhau. Ông chủ tiếc của, ngồi trên ghế, thừ mặt thở dài. Bà chủ bảo:- Chúng bay nghĩ kỹ xem. Chúng bay ăn ở nhà này, cơm ăn áo mặc, tao tưởng ông với tao tin chúng bay ngần nào, thì chúng bay phải nên biết điều ngần ấy, cái giấy hai chục ấy, đứa nào lấy rồi nuốt không trôi đâu con ạ.Một tên đầy tớ già, tức giận, gãi tai nói:- Bẩm ông bà, thật chúng con không đứa nào biết gì cả.Ông chủ cười mỉa:- Ít ra trong bọn chúng bay cũng có một đứa ăn cắp, nếu không, sao tao lại mất tiền.Rồi như nghĩ được kế, ông nói tiếp:- Bây giờ thì thế này. Hôm qua, nhà ta có trộm vào, tao cũng yên trí như là chính thằng trộm nó đã lấy cái giấy ấy, nhưng tao lại ví dụ như nó chưa đem tiền ra khỏi nhà. Vậy tao cho phép chúng bay được tìm kiếm các nơi trong hai giờ đồng hồ. Đứa nào tìm thấy, tao thưởng cho đồng bạc. Nếu đứa nào tìm thấy, lại không muốn ra mặt, thì nó cứ việc giắt lên mái tranh gần cột thứ nhất ở chuồng trâu. Hết giờ tìm, nếu tao ra chỗ đó mà thấy giấy bạc ấy thì tao sẽ cho tất cả chúng bay một đồng bạc để làm bữa rượu mà uống.Mọi người phân vân, không biết nói thế nào cả.Bà chủ bảo:- Đấy, chúng mày hãy xem, như vậy mà ông vẫn còn nhân từ, thì đủ biết. Vậy không bảo nhau đi mà tìm, còn đứng đấy làm gì?Nhưng họ vẫn không nhúc nhích. Bà chủ trừng mắt mắng:- Mau lên, có đi mà tìm ngay hay không?Mọi người buồn bã, lui xuống nhà dưới. Bà chủ nhìn chồng thờ thẫn thì ái ngại, chép miệng phàn nàn:- Cậu lơ đễnh quá.Ông chủ thở dài, nói:- Nào ai ngờ đâu chúng nó gian giảo làm vậy. Về việc mất tiền này, tôi ngờ cho một đứa.- Cậu ngờ đứa nào? Cậu thử nói để tôi dò xem.- Tiền của tôi để đây, duy chỉ có đứa ngủ trên nhà này mới biết mà lấy thôi.Bà chủ gật gù:- Có lẽ.- Bởi vì những đứa kia, không đứa nào dám vào đây. Nhất là từ sáng, tôi chắc chưa đứa nào lên tới buồng này cả.- À phải.- Thế chẳng phải nó là ai.- Cậu nói rõ là đứa nào?Ông chủ nhìn vợ, vui vẻ thì thầm:- Con vú em có tính gian giảo, xưa nay tôi vẫn để ý.Bà chủ cau đôi lông mi, đáp:- Nhưng sao lại con vú em, cậu thử nghĩ kỹ xem?- Ban nãy tôi thấy mặt nó xám hẳn đi, đôi mắt nó lấm la lấm lét. Thì nó kia, mợ thử nhìn kỹ nó mà xem.Bà chủ nhìn theo chồng, rồi nói:- Nó có vẻ sợ hãi thật.- Thì chẳng nó còn ai vào đây nữa. Chỉ có nó ngủ trên này, thì mới biết tôi để quên tiền mà lấy chứ. Ban nãy tôi cho đầy tớ đi tìm, là tôi muốn làm cho phải phép, cho công bình, chứ tôi thừa biết rằng chính nó rồi. Bởi nó biết mình biết, nên nó sợ.Bà chủ tức giận:- À, ra quân này gớm thật!Rồi nghĩ ngợi một lúc, bà bảo:- Này, cậu ạ, đêm qua, nhà Đĩ Nuôi cũng ngủ trên này nữa.Ông chủ lắc đầu:- Không, bố nhà Đĩ Nuôi cũng chẳng dám vào buồng tôi ngủ.- Hay chính nó, nên hôm nay nó mới xin về từ sáng sớm. Phải rồi...- Không, đừng ngờ thế mà oan nó. Quanh năm nó mới đến nhà mình một lượt, chẳng may mình vô ý mất tiền, mà mình lại ngờ cho nó thì lần sau bố đứa nào dám đến.- Khoan, cậu để tôi nghĩ xem đã, nó sì sục cả đêm đây, cậu ạ.Ông chủ cười, nói gạt đi:- Thì mợ tính muỗi như trấu, nó ngủ sao được mà chẳng phải sì sục.- Nhưng sao sáng nay nó có ý vội vàng. Tôi bảo nó chờ cậu dậy xem có dặn gì chồng nó không mà nó không ở.- Tôi cho là nó sợ nắng con nó. Nghi cho con vú em còn có lý hơn.- Không, hay là tôi cho một đứa đuổi nó, khám cái đã.- Đừng làm thế vội, để xem chúng nó ở đây rồi hãy hay. Mợ phải biết đã có một lần con vú em ăn cắp ông vôi của mợ, nhưng không trôi nên nó bỏ trả.- Bao giờ nhỉ?- Lần ấy mợ đi vắng.Rồi yên lặng một lúc, ông chủ bảo vợ:- Bây giờ mợ thử giả vờ đi tìm xem đứa nào lảng vảng gần chuồng trâu, thì là đứa ấy lấy.- Phải, cậu cứ ở yên trên này nhé.Nói xong bà xuống bếp rồi ra vườn. Ông chủ ở lại, một mình trong buồng giấy. Lúc vợ đi khuất, ông bèn lẳng lặng mở tủ ra lấy một quyển sách dầy. Ông mỉm cười lấy tờ giấy hai chục ra, gấp tám lại, rồi vào buồng vú em. Một lúc lâu, ông tươi tỉnh đi ra, rồi lên giường nằm, cố lấy dáng nhọc mệt. Độ nửa giờ sau, ông thấy bà quát:- Vú em!Ông nhỏm dậy, vui vẻ nhìn trong buồng cạnh.Con vú em chạy tất tả lên. Bà nói:- À ra quân này gian thực!Ông chạy vội sang, thấy bà hầm hầm đứng khuỳnh tay vào háng, trước mặt cái thúng quần áo lục tung tóe ra. Bà chủ giơ tờ giấy bạc lên, hỏi:- Mày nói ngay, tiền này ở đâu?Con vú em thấy bà chủ quát tháo, nó run sợ. Nó nhìn tay bà. Khi trông rõ tờ giấy hai chục, nó không còn hồn vía nào nữa. Không thể chối cãi được, nó hu hu lên khóc. Bà chủ quát:- Mày còn oan phải không?Tức thì, bà quẳng cả quần áo lẫn thúng ra sân. Thằng bé con đang ngủ trong giường giật mình, khóc thét lên. Bà chủ lại quát:- Có đường có nẻo thì bước! Tao không nuôi mày nữa.Mọi người ngơ ngác chạy lên cả nhà trên. Ai thấy vú em cả gan ăn cắp cũng cho là sự không ngờ.Con vú em một mực kêu oan:- Bẩm lạy ông bà, nếu con dám lấy tờ giấy bạc này thì con không ở với chồng với con con nữa.- Đừng nỏ mồm, mày phải bước ngay ra khỏi nhà này!Ông chủ ái ngại can vợ:- Mợ nên nén tâm một tí. Được, ta hãy biết rằng nó ăn cắp.- Phải đuổi ngay nó đi, không thiếu gì đứa nuôi con.- Thì ngày hôm nay, con mình bú bằng gì chứ?- Cậu làm thế, không trách chúng nó lẽn cậu mãi. Chúng bay tống cổ ngay con vú em đi cho tao. Đừng để nó ở đây, tao mà cáu tiết thì tao chẻ xác nó ra ngay.Con vú em khóc mếu, giơ tay ra bế anh bé. Bà chủ hất nó ra quát.- Không khiến.Nó ra sân, nhặt nhạnh quần áo vào thúng, rồi xuống bếp ngồi phệt ở đầu hè.Mọi người bảo:- Vú dại dột quá. Như người ta, thì giấu đâu chả được.- Khốn nạn, đứa nào thù tôi nó bỏ vào, chứ tôi nghèo, phải đi ăn, đi ở thực, nhưng tôi có làm giàu được bằng cái của ăn cắp đâu!Thấy vú em mọi khi thực thà, ai nấy thở dài ái ngại hộ. Nhưng trên nhà bà chủ trỏ tay quát:- Mày không đi phải không?Vú em chắp hai tay lạy nói:- Bẩm bà, con nhớ anh con lắm.Nhưng mọi người khuyên nó nên đi ngay.Nó nói:- Nhờ các bác lên nhà bế anh bé xuống đây, cho tôi dặn dò anh một điều.Mọi người thở dài, lẻn lên bế anh bé xuống. Con vú gượng cười, giơ hai tay ra ôm chặt lấy thằng bé nói:- Anh bú vú một bầu rồi vú về.Thằng bé ngây thơ ngậm vú, và như mọi bận, nó giơ chân tay ra đùa với vú. Bỗng một giọt nước mắt rơi vào má thằng bé, vú em hôn hít thằng bé một hồi rồi nói:- Anh chơi ngoan nhé, vú phải đuổi, vú không hầu anh nữa đâu.Rồi nó lắc đầu nói:- Tôi nhớ anh quá.Thấy nó âu yếm, quyến luyến, ai nấy cảm động. Một lát vú em hôn thằng bé lần cuối cùng, ứa nước mắt rồi nó ngửa bàn tay thằng bé phỉ thui và dặn:- Thôi nhé anh ngoan, vú về nhé.Nói đoạn nó đưa anh bé cho người khác bế, rồi đứng dậy từ giã mọi người.Lúc nó lên chào ông chủ bà chủ, ông không nói gì, nhưng bà còn tức giận, xỉa vào mặt nó và bảo:- Tao nhân đức, không thèm bỏ tù mày, nghe chưa. Từ nay thì chừa thói ấy đi, kẻo có ngày thì chết con ạ.Rứt tình ra đi, con vú còn nhìn vào buồng nó một lần chót. Nó thấy anh bé đương nghịch ngợm con hươu bằng bông. Nó thở dài, ngậm ngùi, quay phắt mặt đi, bước rảo cẳng...