Buổi sáng, Phục dậy muộn. Suốt đêm không ngủ, đầu óc nghe nặng nề làm sao! Vừa thức giấc đã nghe tiếng của bé Nhụy vang vang ngoài phòng khách. Phục không hiểu con bé này có điều gì vui đến độ cười to như thế? Gì thế này? Chàng nghe một giọng nói con gái, giọng nói rất xa lạ, hình như đang nói chuyện với bé Nhụy. Mới sáng sớm mà nhà đã có khách rồi ư? Tiếng hỏi của bé Nhụy vang lên: - Nhụy quên rồi. Nhuỵ kêu... bằng gì chớ? - Kêu bằng dì Hà, dì Hà nhé! Tiếng nói của thiếu nữ rất nhẹ, thật trong. Có phải đây là người thiếu nữ chiều qua chàng vừa gặp ở trong núi chăng? - Nhà dì ở bên Vườn Sa Mù, vườn có nhiều hoa đẹp lắm, em xin cha hôm nào dẫn em sang đấy chơi. Tiếng bé Nhụy vui mừng tíu tít: - Dì cho con đi ngay bây giờ đi! Rồi nó gọi vào trong: - Bà ơi! Con theo dì Hà đi chơi nghe bà. Tiếng thiếu nữ nhẹ nhàng và rõ ràng: - Bây giờ không được đâu, dì Hà phải đi học... Được rồi, cha chưa thức hở bé? Dì về nhé, nói với cha, tối nạy... Phục thay áo thật nhanh, đi ngay ra phòng khách. Không thể được, không thể để cô bé này về ngay được, nếu quả đây là cô bé chiều qua! Vừa bước đến phòng khách Phục gặp ngay người đang nói chuyện. Không phải thật, đây không phải là người con gái kỳ quái hôm qua mà là một cô bé tràn đầy vẻ tươi mát, hồn nhiên, trẻ trung. Phục đứng đấy nhìn đôi mắt to đen đang hướng một cách ngang bướng về phía mình, đôi mắt không giấu được vẻ tò mò với nụ cười tinh nghịch: - Cô đây là - - Dạ tôi tên là Lương Tâm Hà. Cô bé mỉm cười nói, đôi mắt vẫn không rời nhìn Phục - Cha tôi là ông Lương Dật Châu. - A! Chào cô Hà, Phục nhìn Hà dò xét, cô bé mặc áo hồng quần đỏ, bên ngoài khoác thêm chiếc Pull màu sậm hơn, trên tay một chồng sách dầy, trong ánh nắng ban mai nổi bật một thân hình khỏe mạnh. - Sao không ngồi xuống chơi cô Hà? Nhụy con vào nhà bảo chị Liên pha nước ra mời khác nhé con. Bà cô đâu rồi?? - Dạ bà cô đang nấu cơm, chị Liên đi chợ. Bé Nhụy vừa nói vừa ánnh mắt khâm phục nhìn Hà. Ngay cả con bé tí teo mà cũng biết ngưỡng mộ cái đẹp toàn thiện nữa ư? Hà xen vào: - Dạ thưa thôi, tôi phải đi ngay bây giờ vì sắp tới giờ học rồi. Quay nhìn chung Hà tiếp - Nhà cũng không thay đổi gì. - Vâng, tôi cũng cố gắng hết sức để giữ cho không khí cũ được sống thậtHà gật gù rồi ngẩng lên nhìn Phục: - Thưa ông, tôi đến đây với hai mục đích. Một là cha mẹ bảo tôi đến mời ông và bé Nhụy tối nay đến Vườn Sa Mù dùng cơm tối với chúng tôi, vì bây giờ chúng ta là láng giềng với nhau rồi. - Vâng, ông bà ở nhà khách sáo quá. Hà dặn dò: - Tối nay ông đến nhé, nhớ đến sớm một tí, vì cha tôi thích nói chuyện với ông ngoài ra... Nụ cười trên môi Hà chợt tắt, tia mắt vui vẻ như bị che khuất bởi làn sương mù, nàng nhìn thẳng vào mắt Phục, nói nhỏ - chị tôi nhờ tôi đến hỏi, có phải ông nhặt được quyển sách của chị ấy không? Phục ngạc nhiên: - Cô ấy là chị của cô à? - Vâng, chị Tâm Hồng bảo là hôm qua gặp ông, trong núi và chị nghĩ rằng có lẽ ông nhặt được quyển sách của chị.- À... Phục trở về với thực tế. Thì ra, quả đúng là con gái của ông Lương, nhưng mà tại sao khi nhắc đến chị mình, Hà lại có vẻ bí mật, u sầu như vậy? - Vâng, tôi có nhặt được, có phải là quyển thi tuyển hay không? Cô đợi một tí, tôi mang ra ngay nhé! Phục bước vào thư phòng lấy quyển sách ra trao cho Hà. Hà nhét vào giữa chồng sách, ngẩng đầu nhìn Phục rồi cười nói: - Cảm ơn ông, bây giờ xin phép ông tôi đi, tối nhất định ông phải đến với chúng tôi nhé! - Vâng, chúng tôi sẽ đến. Phục nắm tay bé Nhụy đưa Hà ra cửa - Để tôi đưa cô đi một đoạn đường. Cô xuống phố đón xe ư? - Vâng, nhưng không dám phiền ông. - Sáng sớm tôi thích đi bộ một lúc. Theo đường xuống phố, họ bước đi. Chỉ mới vài bước là bé Nhuỵ bị ngay một chú chuồn chuồn đỏ lôi cuốn. Nó bỏ tay cha ra, rượt đuổi theo chú chuồn chuồn xuống núi. Nhìn bé Nhụy tung tăng đàng xa, Hà thấp giọng như giải bày: - Chị tôi rất sợ gặp người lạ mặt.Phục ngần ngừ: - Thế à... vậy ra ngày hôm qua tôi đã làm cô ta khiếp sợ lắm ư? Hà gượng cười: - Tôi chỉ sợ chị ấy... làm cho ông không vừa lòng thôi. - Sao vậy? Tôi tưởng là... thế cô ấy không đi học hay ít khi xuống phố lắm ư? - Không phải thế, chị ấy đã ra trường nghành Văn Học Trung Quốc ở Đại học. Cha tôi bảo chị ấy là người có thiên tài trong gia đình chúng tôi. Nhưng cách đây hơn một năm... Hà ngưng lại rồi tiếp - chị ấy bị đau thần kinh, bệnh rất nặng, tuy đã nằm bệnh viện một thời gian dài nhưng thần trí vẫn ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Tuy gần bình phục, nhưng chị ấy hay sợ người lạ mặt. Bác sĩ bảo rồi từ từ sẽ hết. À thì ra là thế. Phục nghĩ lại, hèn gì cô bé có vẻ sợ hãi một cách thất thần như thế. Bé Nhụy từ triền núi chạy trở về, cô bé thở hào hển, chú chuồn chuồn không thấy đâu. Hai gò má hồng của nó đẫm mồ hôi, nắm tay Phục, nó nói liền một hơi: - Cha ơi con đói quáHà đứng lại: - Được rồi, cảm ơn ông, tối nay ông nhớ đến với chúng tôi nhé! Phục cười trả lời: - Vâng, tối gặp lạiHà vẫy tay chào tạm biệt bé Nhụy, xong quay lưng bước nhanh. Chiếc bóng đỏ lần khuất trong đám cỏ xanh. Phục nắm tay con, chầm chậm bước về nông trại. Bà cô đang đứng nơi bực thềm ngóng đợi. Điểm tâm xong, Phục bước vào thư phòng sắp soạn lại bản thảo đã viết. Việc nhà cửa xem như đã hoàn tất, bây giờ là lúc phải bắt đầu lại công việc. Phục đắm chìm trong cá cnhân vật của chính mình tạo nên, quên mất khung cảnh chung quanh. Cho mãi đến trưa, khi bà cô đẩy cửa bước vào, trên tay chiếc áo của bé Nhụy đang kết dở: - Nghe nói tối nay nhà họ Lương mời con và bé Nhụy dùng cơm tối phải không? - Vâng, Phục ngẩng đầu lên, nhưng đầu óc chàng vẫn mải mê. Bà cô ngồi trên chiếc ghế bên cạnh, nghĩ ngợi. Phục sau nhiều năm sống bên bà, chàng có biết là bà có việc muốn nói với chàng. Bà cô là em ruột của cha Phục, anh em rất thương yêu nhau. Khi cha Phục lấy vợ, tình cảm đó vẫn không sút giảm, cho mãi đến lúc bà cô lấy chồng. Rồi ba năm sau bà lâm vào cảnh góa phụ, cha Phục thấy tội cho hoàn cảnh không may của em, lại rước về. Từ đó, bà cô không rồi nhà họ Địch nữa. Có thể nói Phục đã được bà cô nuôi nấng từ nhỏ đến khi cha mẹ của chàng qua đời và cho tới nay, cuộc sống của Phục và bé Nhụy tươm tất đều nhờ một tay bà. Vì vậy đối với bà cô, ngoài tình cảm nương tựa, Phục còn một thứ tình khích cảm đặc biệt với người cô lớn tuổi này. Trông thấy bà cô tư lự, Phục buông bút xuống hỏi: - Có chuyện gì không cô? Phục biết, bà cô nhất định có điều gì bất mãn khi nghe tin nhà họ Lương mời mình dùng cơm tối. - Không, không có gì. Bà cô đáp, nhưng thần sắc bất an, bà ngần ngừ một chút rồi bỗng nói: - Con có quen lắm với... gia đình họ Lương này không? - Cũng không thấn lắm! Có chuyện gì thế cô? - Thế quen đã bao lâu mà dám dọn đến nơi này ở chứ? - Chỉ mới gần nửa năm thôi. Lần đầu gặp trong buổi tiệc, ông ấy bảo là thích tiểu thuyết của con. chúng con nói chuyện với nhau rất hợp ý, thế là thỉnh thoảng gặp nhau luôn. Mấy tháng trước con có ngỏ ý muốn tìm một ngôi nhà ở nhà quê đủ ánh sáng và cao ráo để cho bé Nhụy dưỡng bệnh và yên tĩnh cho việc viết sách của con, thì ông ấy có đề cập đến nông trại này, hỏi con có muốn dọn đến chăng? Ông Lương Dật Châu cũng có bảo là ông bỏ trống cũng vậy, vì thế ôn sẵn sàng cho con ở tạm. Ông ấy thích có một người láng giềng như con, con đến coi qua thấy ưng ý là dọn đến ở ngay. Không lẽ mình dọn đến ở không coi sao được nên con cũng làm giấy mướn nhà cho có hình thức. Chớ thật ra đâu dễ gì tìm được ngôi nhà vừa thích hợp vừa rẻ mạt như vậy? - Nhưng mà... người cô ngần ngừ một chút, mũi kim ngưng lại nửa chừng - con Liên hôm nay xuống chợ nghe người ta bàn tán rất nhiều về nông trại này... Phục nghiêm mặt lại: - Chuyện dị nghị à? Chợ búa lúc nào chả là nơi để mấy bà mấy cô soi bói chuyện tầm phào. - Nhưng biết đâu... bà cô già do dự. - Thế thì... chuyện gì đấy? - Họ ngạc nhiên sao chúng ta dám dọn đến đây ở. Theo họ nơi đây là một ngôi nhà... ngôi nhà dữ dằn lắm. - Ngôi nhà dữ dằn? Nhưng có bằng chứng gì về chuyện không hiền của nó ở đây chứ? - Có nhiều lắm, nhiều câu chuyện truyền miệng kể nhau nghe về ngôi nhà này. - Ma quỷ gì chăng? Bà cô chau mày: - Không phải thuộc loại đó, nhưng có liên hệ đến một cái chết. - Vậy thì ngôi nhà này đã có người chết chứ gì? - Tao cũng không biết rõ, con Liên nói mấy người đó nói chuyện cũng mơ hồ. Chỉ biết rằng nhà họ Lương là một gia đình nguy hiểm, ở gần họ có thể không hay. Đương lúc mấy người đó nói chuyện thì bà Cao làm công cho gai đình ông Châu trở lại, nên họ ngưng ngang câu chuyện. - Ha ha ha! Phục cười to - Thưa cô, đừng nghĩ ngợi gì về chuyện ấy nữa. Con bảo đảm không sao hết, không có chuyện gì bị hại đâu, hơi đâu mà mà nghe lời đồn đại của những người nhà quê đó. Bà cô già mỉm cười: - Tao biết mày không tin, nên mày mới nói vậy. Tao cũng mong mọi chuyện được như mày nghĩ. Phục cười dễ dãi: - Vâng, thì cô cứ nghĩ như cháu đi đừn gđể ý làm gì đến những kẻ ăn không ngồi rồi nói chuyện thiên hạ như vậy. Gia đình họ Lương sống ở nơi này. Có lẽ không thích hợp với lối sống của dân quên nên họ mới dị nghị như thế. Biết dâu rồi chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự như thế. - Nhưng đối với vườn Sa Mù thì... - Vườn Sa Mù thì sao? Bà cô già rùng mình đứng dậy: - Thôi tao không nói nữa đâu. Nói ra rồi mày lại cho là... chuyện tào phào. Thôi để tao xuống bếp xem con Liên nấu ăn xong chưa? Phục chau mày, không yên dạ: - Chuyện làm sao thế? Nói cho con nghe xem cô? - Họ bảo là... là... Vuờn Sa Mù có một con quỷ, một con tinh cái hay một bà già điên gì đó mà cách đây một năm đã giết chết một người trên nông trại này... - Thế à? Phục kinh ngạc nhìn bà cô. - Ờ... bà cô bước ra khỏi phòng, đấy chẳng qua là những lời bàn tán của họ, còn sự thật thì không biết ra sao. Họ nói sao tạo nói lại cho mày nghe như vậy. Bây giờ để tao đi tìm con Liên với bé Nhụy. Bà cô hấp tấp bước ra như chạy trốn, bà ngại nhất là lúc thấy Phục chau mày, vì đó là lúc chàng giận dữ. Bà hơi hối hận, đúng ra không nên kể cho nó nghe chuyện như vậy, chỉ lo chuyện bao đồng. Phục nhìn theo dáng bà cô bước đi, chàng không còn viết lách gì được nữa. Một buổi sáng yên tĩnh đã mất. Chàng đứng dậy bước về phía cửa sổ, hướng mắt nhìn về phía rừng cây rậm rạp. Không thể tin được ở một nơi rừng sâu núi thẳm, đẹp đẽ như thế này lại ẩn dật tội ác? Ngần ngừ, Phục quay đầu lại nói lớn vào trong: - Tầm bậy, chỉ nói bậy! Tiếng hét của Phục thật to, khiến chính Phục phải giật mình. Quay đầu lại dao dác nhìn, gian phòng vẫn hoàn toàn yên lặng, chàng chợt thấy thời tiết hình như đang trở lạnh.