Chắc quí vị đã đọc những truyện nói về phàm phu nhập Tiên cảnh như Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai nên tôi chỉ xin kể vắn tắt vài truyện:1. Cái rìu của người tiều phuMột người tiều phu vào rừng đốn củi. Nghỉ mệt ông để lại chiếc rìu dưới gốc cây, đi tản bộ và dần dần đi sâu vào trong rừng. Ông bỗng thấy hai cụ gìa đang ngồi đánh cờ dưới gốc cây, bên cạnh một túp lều nhỏ. Ông tiều phu thích đánh cờ và đánh rất giỏi. Ông đứng bên cạnh xem hai ông gìa đánh cờ, hai cụ mời ông ngồi xuống đánh. Tất nhiên ông nhận lời, ngồi xuống và bắt đầu ra quân. Ðánh được một chập, chưa phân thắng bại, ông bỗng nhớ đến gánh củi nên cần phải về sớm để bán kẻo trễ.Khi ra đến bìa rừng, tìm lại gốc cây thì thấy cái cán rìu đã mục nát. Về đến nhà, thấy cảnh vật đều đã thay đổi. Sau một thời gian tìm kiếm tông tích gia đình, ông mới biết rằng ông bà cha mẹ, và vợ con của ông đã chết cách đây cả trăm năm!2. Tình Tiên duyên tụcMột tiên nữ đang cùng một bầy tiên múa hát để hầu Vua Trời Ðế Thích.Không rõ vì sao, cô bỗng lén bỏ bầy tiên, và tìm đường bay xuống Hạ giới. Ở đây, cô gặp một chàng, và chẳng biết vì duyên nợ ba sinh, cô bỗng thấy thương, và lấy chàng làm chồng. Hai nguời sống trong hạnh phúc vào khoảng mười mấy năm, sinh được hai con.Một hôm, Tiên nữ bỗng buồn rầu nhớ đến Tiên cảnh, và lén chồng con bay về Trời.Ðến nơi, Vua Trời Ðế Thích hỏi, "Sao nàng đi đâu cả buổi khiến ta tìm kiếm quá trời?" Nàng bèn thú thật sự tình.3. Hai vị tu sĩ"Sử sách có ghi truyện hai ngài Vô Trước và Thế Thân cùng tu và cùng phát nguyện vãng sanh lên cõi Trời Ðâu Suất để học đức Di Lặc về Duy Thức và Bát Nhã. Và hẹn cùng nhau nếu ai chết và vãng sanh trước, thì phải về báo mộng cho nguời kia biết.Ngài Vô Trước chết trước về báo mộng, nói rằng, "Ta được lên cung trời Ðâu Suất rồi. Vừa lên tới nơi, ta chỉ vào nội điện đảnh lễ đức Di Lặc, rồi vội vàng xuống đây báo mộng cho em hay. Ấy thế mà dưới này đã trải qua ba năm rồi..."°Thời gian trên cõi PhậtKinh Pháp Hoa đã nói rất nhiều về thời gian trôi nhanh kinh khủng trên các cõi Phật. Ví dụ Diệu Quang Bồ Tát nói kinh Ðại Thừa trong 60 tiểu kiếp°° thân tâm vẫn không lay động.Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Thọ Lượng, nói rằng một kiếp ở cõi Ta Bà của Ðức Thích Ca bằng một ngày đêm ở cõi Cực Lạc.Không gian trên các cõi Phật.Cõi Ta Bà do đức Thích Ca làm giáo chủ có một tỉ Thái dương hệ. Cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà cách đây mười vạn ức đất Phật. Nếu đi bằng tốc độ ánh sáng, phải đi mất 150 năm ánh sáng. Kinh Duy Ma Cật nói ở cảnh giới phương trên cõi Ta Bà qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng Hương, đức Phật hiệu là Hương Tích. Kinh Dược Sư nói rằng về phương Ðông cách đây xa nhiều vô số Phật độ, nhiều bằng mười số cát sông Hằng; ở đây có một thế giới gọi là cõi Tịnh Lưu Ly, đức Phật cõi ấy hiệu là Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai.°Ðọc xong những chuyện nói trên, có người sẽ hỏi tại sao thời gian trên trời lại trôi nhanh hơn thời gian ở dưới đất?Ðể trả lời câu hỏi trên, tôi xin phép trình bày một số vấn đề của khoa học hiện đại nói về thời gian: (1) Thời gian và nguồn gốc của thời gian, (2) Thời gian co dãn (Time dilation), (3) Ði ngược chiều thời gian (Time reversal), và (4) Thời gian trái ngược (Time paradox):1/- Thời gian và nguồn gốc của thời gian. (2) Trước hết, hãy tìm hiểu thời gian là gì? Thời gian là một chuỗi dài những khoảng cách đã đo hay có thể đo được và không có chiều không gian. Thời gian là vấn đề suy tư của các triết gia và là đề tài của những nhà Toán học và Khoa học. Thời gian thật khó định nghĩa và mô tả rõ ràng. Có người hỏi thời gian và vũ trụ có liên hệ gì với nhau? Thời gian có quan hệ gì với tri thức của con người? Xin trả lời câu đầu: Thời gian giống như một bình chứa trong đó có vũ trụ cùng những sự đổi thay. Thời gian độc lập với vũ trụ, và cứ tiếp tục trôi đi, không có bắt đầu mà cũng không có chấm dứt. Có người lại hỏi thời gian có sự bắt đầu không? Nhà bác học Stephen Hawking và một số khoa học gia đã luận cứ rằng thời gian bắt đầu ngay sau những phân số của giây đồng hồ đầu tiên của cuộc Bùng Nổ Lớn (The Big Bang).Khi nghiên cứu về những đặc tính của thời gian, các nhà sưu tầm cho rằng khoa Vật lý có thể biết được đặc tính và cấu trúc của thời gian. Họ cho rằng thời gian gồm có những Phân tử bí ẩn như Chronons, hoặc có thể là một chuỗi dài những hạt Nguyên tử nối tiếp nhau theo đường thẳng hay vòng tròn.Trước kia, người ta nghĩ rằng thời gian không thể biệt lập với không gian. Vì vậy, các triết gia đã chú ý đến vấn đề không-thời mà Einstein cho rằng là một sự nối tiếp không ngừng.Thời gian có quan hệ gì với trí thức con người? Thời gian phụ thuộc vào trí thức của con người bởi vì không có trí thức của con nguời, thời gian sẽ không có quá khứ, hiện tại và tương lai.Ngoài ra, trong những Tiến trình Vật lý, người ta đã tìm được những bằng chứng về sự Ðối xứng của thời gian. Ví dụ về phương diện Toán học, thuyết Tương Ðối Chung của Eisntein, là một sự Ðối xứng của thời gian. Theo thuyết này, những tiến trình liên hệ diễn tiến trong hai chiều hướng trái ngược cũng giống như một phim ảnh có thể chạy xuôi hay chạy ngược. Ðiều này có nghĩa là trong khi những Hố đen bành trướng và thâu hút Vật thể và Năng lượng, cũng có những Tinh tú cũng bùng nổ cùng lúc và phóng ra Vật thể và năng lượng trong vũ trụ. Các Vật lý gia gọi những Tinh Tú loại giả thuyết này là những Hố trắng.a. Thời gian là Tinh Lực (Năng Lượng)Nikolai Kozyrev, một khoa học gia Nga Sô cho rằng, "Thời gian là một thứ tinh lực kỳ ảo và siêu xuất, nó khiến cho vũ trụ này có thể vận hành và hiện hữu.Thời gian là một tính chất quan hệ nhất và kỳ bí nhất của thiên nhiên, nó không chuyển động chậm chạp như ánh sáng đâu. Nó xuất hiện tức khắc, và chu biến khắp nơi chốn. Thời gian dính mắc nối liền tất cả chúng ta, cũng như nối liền tất cả sự vật trong vũ trụ....Nó là hình thái kỳ ảo của tinh lực, và chúng ta phải nhìn vào đó để tìm cái cội nguồn của mọi sự sống trong vũ trụ".b. Thời gian và Dẫn Lực"Dẫn lực theo triết học Ấn độ giáo có tầm mức rất ư quan trọng. Theo thuyết này, vũ trụ gồm có: Vật chất (Akasha) và Dẫn lực (Prana).Trong vũ trụ có hàng triệu hình thức khác nhau, nhưng cùng một thể chất. Từ mùi hương thơm cho đến màu sắc do cực vị điện tử (Paramanu) tạo nên. Triết gia hiện đại S. Vivekananda nói, 'Mặt trời mặt trăng và con người là một, không có sự khác biệt.' Akasha tự nhiên không tác tạo ra gì cũng phải có Prana hay Dẫn lực để tác tạo nên vũ trụ vạn hữu, và ngay cả tế bào li nhi trong cơ thể của chúng ta nữa. Trong hạt nhân Paramanu có sự chuyển động như hệ thống mặt trăng và trái đất quay chung quanh mặt trời.."Nếu đọc kỹ đoạn này và so sánh với đoạn nghiên cứu của Nikolai Kozyrev, chúng ta thấy rằng Tinh lực (hay Năng lượng) của Nikolai với Dẫn lực của Ấn độ giáo giống nhau tuy cách cả mấy ngàn năm.2. Thời gian co dãn (Time Dilation)Theo thuyết Tương Ðối Hẹp, Thời gian co dãn là việc thời gian "trôi chậm lại" hay "kéo dài thêm" đối với một vật đang chuyển động với một thể tốc gia tăng tương ứng với vật khác đang chuyển động với một thể tốc khác biệt. Một hậu quả của thuyết Tương Ðối Hẹp là hai vật đang chuyển động cách xa nhau không có cùng một thể tốc.Ví dụ xe hơi A chạy với một thể tốc nhanh để đuổi xe hơi B đang chạy với một thể tốc đều đều. Sau một thời gian ngắn, khoảng cách giữa hai xe sẽ thay đổi.Thời gian uốn cong (Time bending), hay Thời gian co dãn là chiều thứ tư trong vũ trụ được coi như là hậu quả của sự đụng độ giữa Hố đen và Sao Neutron."Những suự bùng cháy của Tia Gamma là bằng chứng của thời gian co dãn. Phân tích việc bùng cháy cho biết khi sự bùng cháy càng ngắn ngủi và mờ tối, thời gian bùng cháy càng kéo dài một hiện tượng chứng tỏ tác dụng của thời gian như Einstein đã tiên đoán trong thuyết Tương Ðối của ông. Theo đó, thời hạn của sự bùng nổ ở các vùng khác nhau sẽ kéo dài ra khi tia bức xạ được phóng đi trong không gian trong khi không gian đang bành trướng" (Gamma Ray Bursts Discovery May Boost Einstein Theory).Kích thước của Thời gian co dãn trong các phương trình được tính bằng Ảo số.3. Thời gian Tương Phản (Time Paradox, hay Twin Clock Paradox) (2)Một hiện tượng khác đã được thuyết Tương Ðối Hẹp tiên đoán là hiện tượng Thời gian Tương phản.a. Ví dụ một quan sát viên mang theo một cái đồng hồ lên phi thuyền sau khi từ biệt một quan sát viên đứng tại chỗ ở dưới đất vào một thời gian nào đó. Rồi người đáp phi thuyền trở lại mặt đất và gặp lại người quan sát viên ở dưới đất ở dưới đất. Vì tác dụng của Thời gian Co dãn, khoảng thời gian của người đáp phi thuyền trôi nhanh hơn thời gian của người quan sát viên ở dưới đất.Nếu người đáp phi thuyền bay trong hai năm thì khi phi thuyền đáp xuống đất đã trải qua hai mươi năm rồi.Thời gian Tương phản cũng được những thí nghiệm chứng minh rằng thời gian được ghi chú ở một cái đồng hồ Nguyên tử ở dưới đất trôi chậm hơn là thời gian ở cái đồng hồ Nguyên tử đặt trên máy bay lên trời.b. Sao mạch (Pulsar) được phát hiện ở trong Giải Ngân Hà, cách trái đất 9,000 quang niên, quay nhanh đến 600 vòng trong một giây đồng hồ trong khi Trái đất chỉ quay được một vòng trong 24 tiếng hay 86,400 giây. Ngoài ra, sao này còn lớn gấp rưỡi Mặt trời. Một thí dụ nữa là một thìa Vật chất (Matter) ở Sao mạch nặng bằng tỉ tấn ở Trái đất.c. Người ta thí nghiệm làm cho một hạt Nguyên tử dao động ở tầng cuối cùng của một tòa nhà bốn tầng. Người ta thấy hạt Nguyên tử ở tầng cuối cùng này dao động chậm hơn là hạt Nguyên tử đặt trên tầng thứ tư.Các nhà Vật lý học cho rằng việc bùng nổ của Tia Gamma ở ngoại tầng không gian là bằng chứng của Thời gian co dãn.Ngoài ra, nhà bác học Hawking cũng viết rằng thời gian sẽ chấm dứt ở Ðiểm Vô Thời (Singularity) nằm trong tâm điểm của Hố Ðen và vận tốc của thời gian ở đây bằng Không.Vật lý gia Gregory Benford, thuộc UCL, đã đề nghị tìm kiếm những Ðường hầm Bẻ cong Thời gian (Time Bending tunnel), hay Lỗ sâu trong Không gian (Wormhole). Ông cho rằng một phi hành gia vào một đầu này của Lỗ sâu sẽ ra khỏi đầu kia chỉ tốn một hai giây đồng hồ thay vì phải bay trong nhiều triệu quang niên trong không gian.Nhà bác học Hawking nói rằng nếu người ta có thể vào một Hố đen, và ra khỏi hố đó đến một nơi nào trong vũ trụ. Tôi nghĩ rằng Benford đã lấy ý kiến của Hawking để nêu lên giả thuyết về Lỗ sâu.Tại sao thời gian trên ngoại tầng không gian trôi nhanh kinh khủng như vậy?
- Những thí nghiệm gần đây cho biết rõ ràng Trọng trường đã tạo nên Thời gian Co dãn như thuyết Tương Ðối Chung đã tiên đoán. "Thuyết này giúp các nhà Thiên văn suy ra rằng những Trọng trường lực mạnh kinh khủng của các ngôi sao bị sụp đổ thu nhỏ thành những Hố đen có khả năng làm cho dòng thời gian chảy ngược lại."
- Lý sự vô ngại pháp giới
- Sự sự vô ngại pháp giới