Chính quyền mới là một tập hợp đa dạng.Bộ phận chính là trung tâm quyền lực của các Sô Viết, kết tụ thành một Ủy Ban Hành Chánh Trung Ương. Ủy Ban này bao gồm một chính phủ hợp pháp và một hội đồng đại biểu nhân dân. Họ cố tìm hậu thuẩn và sự thừa nhận chính thức của dân chúng trong nước và của thế giới bên ngoài.Bên cạnh đó, một bộ phận cách mạng khác có cơ chế hoạt động nằm giữa hệ thống quyền lực, đó là Ủy Ban Quân Quản thành phố Petrograd.Feliks Dzerjinski nhận định vai trò của Ủy ban Quân quản như sau: '' Đó là một cơ cấu nhẹ nhàng, uyển chuyển, không có một pháp chế chi tiết, có thể thi hành công tác khẩn cấp. Không một định chế pháp lý nào có thể cản trở các hoạt động của Ủy ban nhằm đương đầu và tiêu diệt các kẻ thù của Lực Lượng võ trang chuyên chính vô sản.''Trong những ngày đầu của tân chế độ, Lực lượng võ trang của chính quyền độc tài vô sản hoạt động như thế nào?Theo lời của Dzerjinski, và sau này chính cơ quan công an chính trị Tcheka xác nhận, chương trình hành động của lực lượng võ trang rất đơn giản và ngắn gọn. Lúc đầu, Ủy Ban, có tên gọi tắc CMRP, gồm có 60 thành viên, trong đó nhóm Bônsêvich chiếm 48 ghế. Số còn lại gồm một vài thành viên thuộc nhóm Xã hội cách mạng thiên tả và một số thành viên độc lập. Chủ tịch là một đảng viên đảng Xã hội và bốn phó chủ tịch thuộc đảng Bônsêvich, trong đó có Dzerjinski và Antonov- Ovseenko. Trong thực tế, trong suốt thời gian cầm quyền, chỉ có 20 thành viên của ủy ban thực sự đứng ra ký tên cho khoảng chừng 6000 văn thư hay án lịnh với danh nghĩa là thư ký hay chủ tịch của ủy ban. Qua hình thức chỉ thị, nghị quyết, Ủy ban CMRP đã tổ chức một mạng lưới hoạt động với chừng 1000 nhân viên được gài vào trong các đơn vị quân đội, các ban chấp hành Xô Viết, các tổ chức phường khóm. Các nhân viên này chỉ thi hành theo chỉ thị của ủy ban CMRP mà thôi. Họ không lệ thuộc vào chính phủ cũng như không lệ thuộc vào Bộ chính trị trung ương.Trong khi các đảng viên Bônsêvich còn đang bận rộn thành lập chính phủ, ngày 26 tháng 10, một số nhân vật không tên tuổi đã đưa ra một số biện pháp để củng cố chính quyền độc tài vô sản, như:Cấm phát hành các truyền đơn phản cách mạng.Đóng cửa 7 tờ báo có khuynh hướng tư sản quý tộc và khuynh hướng xã hội ôn hòa. Kiểm soát bưu điện và đài phát thanh.Thành lập ủy ban kiểm kê tài sản, nhà cửa, xe hơi,..Lịnh đóng cửa báo chí được phê chuẩn sau đó hai ngàyNhưng phải chờ sau một tuần lễ tranh luận sôi nổi, giữa chính quyền và Bộ chính trị trung ương Bôsêvich, lịnh đóng cửa báo chí mới chính thức cho thi hành bằng một quyết nghị.Trong giai đoạn đầu, vì chưa tin tưởng vào khả năng của mình, đảng Bônsêvich khuyến khích tiếp tục áp dụng chiến thuật đã giúp hự thành công trong các biến cố của năm 1917. Đó là lợi dụng tinh thần quá khích và bồng bột của quần chúng.Khi đại diện của tỉnh Pskov đến chất vấn về tình trạng vô chính phủ, Dzerjinski trả lời: ''Nhiệm vụ của chúng ta là phá bỏ trật tự cũ. Nhưng chúng ta chưa đủ lực lượng để làm công tác này. Vì thế chúng ta phải lợi dụng sự cuồng nhiệt của quần chúng. Quần chúng cho rằng chính họ tự động đứng lên giải phóng. Trong giai đoạn kế tiếp, chúng ta sẽ hướng dẫn họ hành động. Dưới quyền lãnh đạo của chúng ta, chúng ta trở thành tiếng nói của quần chúng và cùng với nhân dân chống lại kẻ thù của giai cấp vô sản. Chúng ta sẽ trở thành những người xây đường cho các dòng thác cách mạng. Chúng ta sẽ khai thác sự căm thù và kích thích ý chí trả thù hợp lý của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp áp bức.''Trong một phiên họp của ủy ban CMRP hôm 29 tháng, nhiều thành viên của ủy ban đề nghị phải tiến hành ngay các biện pháp đối phó và đánh phá kẻ thù của nhân dân. Ngày 13 tháng 11 để đáp ứng lời đề nghị của các thành viên, ủy ban CMRP ra thông báo: '' Công chức của các công sở hành chánh, ngân hàng, hỏa xa, bưu điện,.. đang phá hoại các chính sách của nhà nước Bônsêvich. Kể từ ngày hôm nay, họ là kẻ thù của nhân dân. Tên tuổi của những người này sẽ được đăng trên các báo và sẽ được niêm yết ở những nơi công cộng.'' Tiếp theo sau mấy ngày niêm yết, là một bản cáo trạng kết án.Những người bị nghi ngờ phá hoại, đầu cơ hay chiếm đoạt tài sản bị giam tức khắc vì bị coi như là kẻ thù của nhân dân. Trong vòng vài ngày, Ủy ban CMRP đã cho ra đời hai tội trạng đáng sợ: Kẻ thù của nhân dân và kẻ bị tình nghi. Ngày 28 tháng 11, Chính quyền ban hành một nghị quyết do Lenine ký để hợp thức hóa cụm từ '' kẻ thù của nhân dân''. Nghị quyết xác nhận tất cả thành viên của đảng Dân Chủ Lập Hiến đều là kẻ thù của nhân dân. Những người này sẽ bị bắt và đưa ra tòa án nhân dân. Theo các điều khoản của nghị quyết, tất cả các luật lệ của các đảng dân chủ xã hội cũng như của đảng xả hội cách mạng đều đi ngược lại quyền lợi của giai cấp nông dân thợ thuyền. Trong khi chờ đợi soạn thảo bộ luật mới, Tòa án phải dựa theo các luật lệ hiện hành xét xử sao cho phù hợp với trật tự của cách mạng.Nội dung của nghị quyết thật mơ hồ. Nó sẽ dẫn đến những hậu quả do sự lạm dụng quyền hành.Các Tòa án cũ được thay thế bởi các Tòa án nhân dân và Tòa án cách mạng. Các Tòa án này có tòan quyền xét xử các tội phạm chống đối nhà nước vô sản, tội phá hoại, tội làm gián điệp, tội lạm dụng quyền thế và tội phản cách mạng.Ông Rourski, ủy viên nhân dân phụ trách Tư pháp t2 năm 1918 đến 1928 xác nhận rằng, Tòa án nhân dân không phải như các Tòa án thường. Đó là Tòa án của chính quyền chuyên chính vô sản. Nhiệm vụ của các Tòa án này là kết án với mục đích tiêu diệt và loại trừ các phần tử chống lại chính quyền Bônsêvic hơn là mục đích xét xử.Một trong các toà án này là tòa án chuyên về báo chí. Nó có nhiệm vụ tuyên xử các tội vi phạm các điều khoản của nghị quyết chính quyền về báo chí. Tòa án ra lịnh đình bản các nhật báo, tuần báo, và các tạp chí cố ý phổ biến sai lệch các tin tức.Bên cạnh sự hình thành các cơ quan Tư pháp, Ủy ban CMRP cũng ráo riết củng cố cơ cấu của mình. Tình hình lương thực vô cùng nguy cập. Kho dự trữ lương thực của thành phố Petrogradchỉ còn có thể cung cấp một ngày ăn không đày đủ cho dân có phiếu tiếp tế thực phẩm. Để đối phó với tình trạng thiếu lương thực, ngày 4 tháng 11, chính phủ thành lập Ủy ban lương thực. Nhiệm vụ của uỷ ban là đi tìm lương thực. Thông cáo đầu tiên của ủy ban lương thực nhắm vào những người giàu có, thành phần chiếm hữu của cải. Ủy ban lương thực trưng dụng số lương thực thăng dư của họ. Ngày 11 tháng 11, ủy ban lương thực gởi một số nhân viên về các tỉnh đi truy lùng, thu mua ngũ cốc, lương thực để tiếp tế cho dân thành phố Petrograd và cho binh lính của Hồng quân đang chiến đãu với quân Đức. Các nhân viên này được lấy từ các toán quân của các binh chủng bộ binh, hải quân, Hồng vệ binh, công nhân và thợ thuyền. Một ủy ban đặc trách truy lùng tàn quân nhân cũng như nhân viên cảnh sát cúa Nga Hoàng thành lập vào ngày 10 tháng 11. Các toán truy lùng còn có nhiệm vụ thanh toán các đảng viên của các đảng tư sản và cả các công chức bị tình nghi.Trong tình cảnh rối ren của thành phố vì nạn đói, các toán Hồng vệ binh phối hợp với toán tự vệ ô hợp mới được thành lập, lục soát nhà cửa của nhân dân. Các toán này tịch thu tài sản, bắt bớ người một cách vô cớ, đòi tiền chuộc mạng sống,.. Họ mạo danh ủy ban cách mạng hăng say cướp bóc tài sản, tịch thu lương thực và hành hung những ai chống lại. Các vụ thanh toán vì tư thù xảy ra quá nhiều.Các vụ cướp có vũ khí nhắm vào các tiệm buôn, kho hàng, kho rượu trong lâu đài Mùa Đông của Hoàng Gia Nga. Hiện tượng hống hách càng ngày càng gia tăng. Dzerjinski phải đích thân ra lịnh bài trừ các phần tử gây rối loạn và hiện tượng say sưa của các toán trưng thu. Ngày 6 tháng 12, Ủy ban chống gây rối và bài trừ say rượu ban hành tình trạng khẩn trương và lịnh thiết quân luật trên toàn thành phố Petrograd để chấp dứt tình trạng vô trật tự do các phần tử '' bất hảo núp dưới danh nghĩa cách mạng'' gây ra.Ngoài các vụ nổi loạn, chính quyền Bônsêvich còn phải lo đối phó các cuộc đình công lan rộng của công chức xảy ra hồi ngày 25 tháng 10. Do sự đe dọa này, nhà nước cho thành lập Ủy Ban thân Nga để chống lại các hành động phản các mạng, chống luôn các vụ đầu tư kinh tế, chính trị và các vụ phá hoại. Ủy ban có tên là Vetchka, và được thế giới biết đến với cái tên Tcheka: ủy ban công an chính trị.Trước khi cho ra ban công an chính trị Tcheka, các lãnh tụ Bônsêvich cho giải tán ủy ban CMRP.Lực lượng võ trang của chính quyền độc tài vô sản đã bảo vệ những người Bôsêvich như thế nào trong bối cảnh chính trị hỗn loạn của Nga thời bấy giờ?Trong phiên hựp ngày 6 tháng 12, các lãnh tụ Bônsêvich ủy nhiệm cho Dzerjinski được tòan quyền, thành lập ngay một Ủy ban đặc biệt. Ủy ban của Dzerjinski có quyền xử dụng mọi khả năng của cách mạng để tìm ra một biện pháp nhằm chận đứng các cuộc đình công của công chức và chống lại các vụ phá hoại.Trước đó vài ngày, Lenine bày tỏ sự phấn khởi về diễn tiến và thành quả của cuộc cách mạng Pháp 1789. Ông cho rằng cách mạng tháng 10 năm 1917 của Nga là sự tái diễn của cách mạng Pháp. Lenine nói với viên thư ký V. Bontch Brouevitch phải tìm cho được một người vô sản tiến bộ và nhiệt tình. Người đó có thể thay thế vai trò công tố viên Fouquier Tinville. Chính công tố viên này đã thủ tiêu nhiều người, mà ông gọi là những phần tử phản động trong thời các mạng Pháp. Lenine nghĩ rằng Dzerjinski có thể đóng vai trò đó. Trong thời gian điều hành Ủy ban CMRP, Dzerjinski đã chứng tỏ khả năng của mình trong chức năng này. Lenine còn cho người thư ký biết thêm rằng chính Dzerjinski đã từng bị ông Okrankha, trưởng ban an ninh Hoàng Gia Nga bắt giam. Vì thế Dzerjinski biết rất rõ, anh ta phải làm gì trong vai trò đó.Trước khi Cơ quan công an chính trị Tcheka mở phiên họp đầu tiên vào ngày 7 tháng 12, Lenine gởi thơ cho Dzerjinski, dặn dò: '' Theo đề nghị của đồng chí trong bản phúc trình ngày hôm nay, chúng ta có thể viết ra một thông cáo , với nội dung: '' Bọn trưởng giả âm mưu nhúng tay vào tội ác, bằng cách chiêu dụ các thành phần cặn bã của xã hội để gây rối loạn. Đồng lõa với bọn này là những cán bộ cao cấp trong các cơ quan, công sở. Chúng sẽ tham gia vào các cuộc đình công và phá hoại để làm yếu dần chính sách của chính phủ. Cuối cùng chúng thay đổi cơ chế xã hội. Bọn trưởng giả sẽ tìm đủ mọi cách để cản trở kế hoạch cung cấp lương thực, và như vậy, sẽ có hàng triệu người chết đói. Phải thi hành ngay một số biện pháp đặc biệt để đối phó với các phần tử phá hoại, phản cách mạng''. Trong phiên họp tối ngày 7 tháng 12, Dzerjinski đọc bản dự thảo tuyên cáo trước ủy ban. Dzerjinski cho rằng: '' cách mạng đang bị đe dọa trầm trọng ở khắp nơi. Đây là mặt trận nguy hiểm nhất. Vì thế chúng ta phải vận dụng các đồng chí cứng rắn, cương quyết, không tình cảm, sẵn sàng hy sinh và sẵn sàng hành động cho dù rất tàn ác, để đạt cho được mục tiêu của cách mạng. Không có công lý gì cả. Chúng ta không đi tìm công lý. Chúng ta đang bị bao vây trong một trận chiến ác liệt. Kẻ thù tấn công chúng ta khắp nơi, nhưng chúng nó không chịu lộ diện. Đây là mặt trận sống mái, một mất, một còn. Tôi yêu cầu, hãy thành lập một Ủy ban có đày đủ thẩm quyền để giải quyết ngay những khó khăn, thanh toán ngay bọn phản cách mạng bằng phương châm cách mạng và lòng trung thành với người Bônsêvich.Ủy ban có nhiệm vụ:1.- Chủ động, thanh trừng và cô lập hóa các âm mưu phá hoại của các phần tử hay đảng phái phản cách mạng trên toàn quốc.2.- Đưa tất cả các phần tử chống cách mạng ra tòa án nhân dân.Ủy ban sẽ mở các cuộc điều tra sơ khởi. Nếu tình hình đòi hỏi, Ủy ban sẽ chia ra làm ba công tác:a./ Tình báo.b./ Tổ chức.c./ Hành động.Ủy ban sẽ thành lập một bộ phận chuyên môn theo dõi và khám phá các hoạt động phá hoại, báo chí, và các cuộc đình công của bọn dân chủ cách mạng hữu phái và bọn dân chủ lập hiến.Ủy ban sẽ cho thi hành các biện pháp sau đây: tịch thu tài sản, trục xuất ra khỏi nơi cư trú, tịch thu thẻ phân phối lương thực, công bố danh sách kẻ thù nhân dân,...Ngày 12 tháng 12, nhóm Bônsêvich thương lượng với nhóm xã hội cách mạng thiên tả. Họ bằng lòng chia 6 ghế cho đảng cách mạng xã hội để giải tỏa tình trạng cô lập chính trị trong Quốc hội. Vì là nhóm thiểu số, nên nhóm Bônsêvich áp dụng chiến thuật hòa hoãn. Ban công an chính trị Tcheka bắt đầu bành trướng và khởi sự hành động trong khi chưa được pháp lý thừa nhận. Dzerjinski cũng như Lenine không muốn có một sự ràng buộc nào trong khi hành động. Theo hai ông, cuộc sống sẽ hướng dẫn các hành động của Tcheka. Đó là sự khủng bố dân chúng và các vụ bạo động trên đường phố. Những người Bônsêvich tạm thời bỏ qua những nghi ngờ của họ về tính quá khích của quần chúng. Họ cố tình khuyến khích quần chúng nổi loạn. Ngày 1 tháng 12, với trách nhiệm của ủy viên đặc trách chiến tranh, Trotski báo động: '' Trong vòng một tháng, các cuộc bạo động của quần chúng sẽ gia tăng cường độ khủng khiếp hơn những gì đã xảy ra trong cuộc cách mạng 1789 của Pháp. Lúc bấy giờ sẽ không còn nhà tù để chứa. Lúc đó phải dùng đến máy chém, một phát minh quan trọng của cách mạng Pháp. Lợi điểm của máy chém là làm giảm số lượng người. Và máy chém sẵn sàng đón chờ kẻ thù của chúng ta.'' Trong một buổi nói chuyện với hiệp hội nhân công thợ thuyền, Lenine, lại một lần nữa nhấn mạnh:'' Bạo lực khủng bố là công lý của cách mạng vô sản. Chính quyền Sô Viết phải hành động như vậy và bắt buộc phải hành động như vậy trong cuộc cách mạng vô sản. Nhờ đó mà chúng ta mới đập tan được công lý của bọn tư sản trưởng giả, công cụ của giai cấp bốc lột thống trị. Quân nhân và công chức phải đứng lên để tự cứu lấy mình. Không chờ ai giúp cả. Nếu đám đông quần chúng không đứng lên đãu tranh, chúng ta sẽ mất hết. Nếu chúng ta không khủng bố chống bọn đầu cơ và không bắn vào đầu chúng trước đám đông quần chúng thì chúng ta sẽ hoàn toàn thất bại.''Những lời kêu gọi bạo động này thật sự đã xảy ra trước khi những người Bônsêvich lên nắm chính quyền. Khởi từ mùa Thu năm 1917, nông dân nổi loạn cướp phá hàng chục ngàn nông trại và tàn sát hàng ngàn điền chủ. Bạo động ngự trị trên đất Nga trong suốt năm đó. Nó bộc phát dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở đô thị, bạo động là phản ứng của tương quan quyền lợi giữa các giới tư bản. Ở nông thôn, nó là hệ quả của sự xung đột trường kỳ giữa giới nông dân và địa chủ.Ba mặt bạo động: nông thôn, thành thị và chiến tranh đã tạo cho nước Nga ở trong một tình trạng bùng nổ mà hậu quả của nó là sự tàn phá đặc biệt trong giai đoạn sôi sục cách mạng. Nó đánh dấu một phá sản của trật tự và quyền lực. Nó tạo sự nghi kỵ giữa những người sống ở miền quê với lớp dân thành thị. Nông dân cho rằng thành thị là nơi xuất phát các quyền lực và áp bức. Trái lại, một số chính trị gia xuất thân từ giới trí thức cho rằng nông dân là dân bán khai, còn mang thú tính, cần phải phục tùng những người sống có tổ chức ở thành phố. Giới trí thức và các chính trị gia đều nghĩ rằng, các cuộc bạo động của nông dân sẽ làm suy giảm quyền lực của chính phủ. Đây là cơ hội tốt cho nhóm Bônsêvich lên nắm chính quyền trong khoảng trống chính trị của thời đó. Cuối năm 1917 và đầu năm 1918, không có lực lượng đáng kể nào chống lại chính quyền. Chỉ trong vòng một tháng, đảng Bônsêvich chiếm một phần lớn đất đai ở miền Bắc và miền Trung cho đến tận trung lưu khu vực sông Volga. Họ kiểm soát nhiều thị trấn vùng Caucase, thành phố Bakoa và thành phố Tachkent vùng Trung Á.Ukraine và Phần Lan đã ly khai và không có hành động nào chống lại chính quyền Bônsêvich. Một toán quân nhân độ chừng 3000 người do hai tướng Alexeiev và Kornilov lãnh đạo ở phía Nam nước Nga là tổ chức duy nhất chống lại quân Bônsêvich. Đơn vị này là tiền thân của Bạch Quân sau này. Hai Tướng lãnh Alexeiev và Kornilov đặ nhiều hy vọng vào giống dân Cosaque sinh sống trong vùng sông Don và Kouban. Dưới thời Nga Hoàng, những người Cosaque có nhiều đặc quyền so với nông dân thường. Khi phục vụ trong quân đội đến 36 tuổi, họ được phép giải ngũ và được cấp 30 mẫu đất để canh tác. Nguyện vọng của họ là mong giữ được phần đất mà họ đã được cấp phát. Họ rất sợ các cuộc đãu tố nhắm vào phú nông. Chính vì muốn bảo vệ đất đai của mình, người Cosaque quyết tâm tham gia vào các tổ chức chống lại nhóm Bônsêvich vào mùa Xuân 1918.Cuộc nội chiến thực sự diễn ra từ mùa Đông năm 1917 và mùa Xuân năm 1918 khi nhóm quân tình nguyện độ vài ngàn người chống lại các cuộc đàn áp của trên 6000 quân Sô Viết, đặc dưới quyền chỉ huy của Tướng Sivers ở miền nam nước Nga. Cuộc đàn áp diễn ra rất thô bạo. Quân Sô Viết đàn áp luôn cả thường dân.Vào tháng 6 năm 1919, Tướng Denikine, chỉ huy trưởng lực lượng quân sự miền Nam nước Nga cho mở cuộc điều tra về tội ác của nhóm Bônsêvich. Sau vài tháng làm việc, ủy ban điều tra tội ác đã đúc kết một danh sách các tội phạm của các vụ đàn áp ở Ukraine, Kouban, vùng sông Don và bán đảo Crimee. Các bằng chứng tội ác, các nhân chứng còn sống sót đã được S.P. Melgounov ghi lại đày đủ trong cuốn sách '' Cuộc khủng bố đỏ trên đất Nga từ năm 1917 đến hết năm 1924''. Sách xuất bản ở Luân Đôn. Nội dung của quyển sách ghi lại tội ác do bọn Bônsêvich gây ra kể từ tháng giêng năm 1918. Sách được xem như tài liệu giáo khoa trong các trường học.Tại Tangarog, những người Bônsêvich trói tay 50 điạ chủ và sĩ quan Bạch quân và đẩy họ vào trong các lò nấu thép đang sôi sục.Tại Evpatoria, hàng trăm sĩ quan và các nhà tư sản quý tộc bị trói chân tay, bị tra tấn dã man trước khi bị quăng xuống biển. Tại các thành phố chiếm đóng khác như Sebastopol, Yalta, Alouchta, Simferoplo,.. cũng xảy ra nhiều vụ giết người man rợ tương tự. Nhất là ở những vùng có dân Cosaque sinh sống.Ủy ban điều tra tội ác liệt kê chi tiết về các vụ giết người như sau:Các xác chết mất tay, thiếu chân, không đầu, xương hàm bể nát, bộ phận sinh dục phá hư,.. Theo tác giả Melgounov của tài liệu về tội ác, khó có thể xác nhận tội ác do chính phủ ra lịnh thi hành theo chính sách khủng bố, hay do các thành phần cuồng tín gây ra trong các cuộc giao tranh mà các cấp chỉ huy không kiểm soát được. Cho đến tháng 8 năm 1918, không có một tài liệu nào xác định công an Tcheka địa phương đã ra lịnh các cuộc tàn sát. Trên thực tế có một số công an cơ sở nhúng tay. Nạn nhân của các vụ tàn sát không những chỉ là những đảng viên của các tổ chức thù địch, mà còn cả những người bị tình nghi là kẻ thù của nhân dân và các thường dân vô tội nữa. Đầu tháng 3 năm 1918, trong số 240 người bị giết tại Yalta, có 165 sĩ quan, 70 tù chính trị, luật sư, ký giả, giáo sư. Các toán công an võ trang, Hồng vệ binh, và các đảng viên Bônsêvich đã giết họ. Tiêu diệt các phần tử thù địch là hệ quả tất nhiên của của cuộc cách mạng chính trị và xã hội, với một bên là kẻ chiến thắng và phía bên kia là kẻ bại trận. Quan niệm này không phải chỉ được mới biết sau tháng mười năm 1917. Nhưng những người Bônsêvich đã chính thức hợp thức hóa nó.Trong một bức thư của một Đại úy trẻ viết vào tháng 3 năm 1918, đã kể lại những gì đã xảy ra trong trung đoàn của anh. '' Giữa chúng tôi - sĩ quan và binh sĩ - đã có một vực thẩm ngăn cách không ai lường trước được. Bình thường chúng tôi là chủ của đám lính. Nhưng vì đây là cuộc cách mạng xã hội và chính trị, chúng tôi là người thua cuộc, nên các binh sĩ lên tiếng nói rằng giờ đây họ là những người chủ của chúng tôi. Họ tưởng rằng họ đã trả được mối thù sau nhiều thế kỷ làm tôi tớ. Đối với đám đông quần chúng, người Bônsêvich giải thích các hành động phục thù xã hội như chỉ điểm, khủng bố là làm đúng theo lời của Lenine.Ngày 15 tháng 12 năm 1917, Dzerjinski cho đăng trên tờ Izvestia lời kêu gọi các Xô Viết phải thành lập các toán công an chính trị Tcheka. Kết quả của lời kêu gọi này là sự xuất hiện vô số ủy ban, phân đội, cơ quan đặc biệt,.. nhiều đến nổi, chính quyền không thể kiểm soát. Vài tháng sau, mượn lời than phiền của quần chúng, chính quyền ra lịnh dẹp các toán công an Tcheka. Sau đó, chính quyền trung ương tự đứng ra thành lập một mạng lưới công an khác để tiện việc theo dõi. Tháng 7 năm 1918, Dzerjinski báo cáo thành quả của ngành công an trong nửa năm đầu: Trong khoảng thời gian này, chúng tôi bắt tay ngay vào việc. Chúng tôi còn mò mẫm cho nên không hoàn tất sứ mạng. Đến ngày hôm nay, bản tổng kết về thành quả của các vụ đàn áp chống lại '' những cái tự do'' được coi là khá súc tích. Khởi đầu, Tcheka chỉ có chừng 100 nhân viên. Nửa năm sau con số nhân viên tăng lên 12.000 cán bộ. Ngày 11 tháng giêng năm 1918, Dzerjinski gởi báo cáo về cho Lenine: ''Ban đầu tổ chức của chúng ta còn khiêm nhường. Mặc dù đã đạt được một số thành quả đáng kể nhưng chúng tôi vẩn còn ở trong tình trạng ''chưa thể được''. Chúng tôi không có nguồn tài trợ nào cả. Chúng tôi làm việc suốt ngày đêm. Chúng tôi không có bánh mì, bơ phó mát để ăn và không có cả trà, sữa, đường để uống. Xin đồng chí cho phép chúng tôi xử dụng thực phẩm trưng thu của các nhà giàu để làm lương thực hằng ngày.'' Dzerjinski chiêu mộ được lối chừng 100 bạn cũ đã từng sát cánh với ông trong thời hoạt động bí mật. Phần lớn họ thuộc sắc dân Ba Lan, Baltes. Họ làm việc trong ủy ban quân sự cách mạng thành phố Petrogad. Vài người trong số này về sau trở thành lãnh tụ của Bộ Nội Vụ trong năm 1930. Như các ông Latsis, Menjiinski, Messing, Moroz, Peter, Trilisser, Unchlicht và Iagoda.Công tác của ban công an chính tri Tcheka la phá tan các cuộc đình công của công chức thành phố Petrograd.Phương pháp làm việc của các toán công an rất đơn giản. Họ bắt các người chủ chốt các cuộc đình công với lý do là ai không làm việc thì người đó không có chỗ đứng trong xã hội.. Dzerjinski ra lịnh bắt các dân biểu thuộc đảng cách mạng xã hội và đảng Mensêvich trong quốc hội lập hiến. Ông Steinberg, ủy viên nhân dân đặc trách tư pháp thuộc cánh xã hội thiên tả cực lực phản đối hành động chuyên quyền này của Dzerjinski. Steinberg đặt vấn đề thẳng với Lenine về vai trò của ủy ban nhân dân đặc trách tư pháp. Liệu ủy ban tư pháp của ông có còn cần thiết nữa hay không. Hay đặt cho nó cái tên ủy ban phá hoại xã hội như đã xảy ra có lẽ đúng hơn. Lenine trả lời:''- Đúng vậy. Tôi cũng muốn gọi như vậy nhưng không thể được.''Lenine tìm cách giải hòa Dzerjinski và Steinberg. Steinberg muốn ban công an chính trị Tcheka trực thuộc cơ quan tư pháp, nhưng Dzerjinski viện cớ rằng tư pháp còn chịu ảnh hưởng quá nhiều của chế độ cũ, chỉ làm lợi cho chế độ cũ. Dzerjinski chỉ muốn ban công an chính trị Tcheka chiụ trách nhiệm trực tiếp với chính phủ mà thôi. Ngày 6 tháng giêng năm 1918 xảy ra một biến cố quan trọng, nhằm gia tăng quyền lực cho chế độ độc tài Bônsêvich. Khóa họp Quốc Hội đầu tiên chỉ có 175 dân biểu hiện diện. Con số quá ít so với tổng số 707 dân biểu. Công an chính trị Tcheka đến giải tán phiên họp. Không có một phản ứng đáng kể nào chống lại hành động chuyên quyền này. Chỉ có một cuộc biểu tình nhỏ, nhưng bị quân đội dẹp tan ngay. 20 người tham dự cuộc biểu tình bị bắn chết. Đó là kết quả đau thương của bài học về dân chủ và bài học dân chủ chỉ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ. Sau khi giải tán Quốc Hội, Chính quyền Bônsêvich của thành phố Petrograd trở nên bấp bênh. Bởi vì lúc bấy giờ tại thành phố Brest-Litosk, các ủy viên nhân dân Trotski, Kamenev, Ioffe và Radek đang thương lượng hòa bình với các nước Đức, Áo, Hung và Thổ nhỉ Kỳ.Ngày 19 tháng 1 năm 1918 chính quyền Bônsêvich vội vàng công bố dời thủ đô về Mạc Tư Khoa. Không phải người Bônsêvich sợ quân Đức tấn công vì Nga và Đức đã ký hòa ước ngày 15 tháng 12 năm 1917, nhưng chính là họ lo sợ lực lượng công nhân thợ thuyền nổi dậy chống đối. Từ hai tháng nay, sự bất mãn ở những khu vực lao động lên cao. Tình trạng lính đào ngũ gia tăng làm giảm số phiếu đặt hàng ở các công xưởng phục vụ cho quân đội. Các hãng xưởng không có việc làm cho nên phải đóng cửa. Hàng chục ngàn thợ thất nghiệp. Thực phẩm thiếu thốn. Khẩu phần ăn giảm sút, chỉ còn 250 g bánh mì cho mỗi đầu người. Không còn cách nào cứu vãng tình thế, Lenine phải đem xử bắn các người đầu cơ để làm vật tế thần. Ông ra lịnh cho xí nghiệp phải cử người đi truy lùng và tịch thu lương thực. Công nhân nào không tuân lịnh sẽ bị tịch thu thẻ tiếp tế thực phẩm. Ngày 31 tháng 1 năm 1918, sau khi đi Brest-Litovk trở về, Lenine thành lập ủy ban đặc biệt chuyên lo chuyện vận và tiếp tế lương thực. Trotski và Tsiouroupa chịu trách nhiệm ủy ban này. Đó là quyết định để dẫn đến vai trò độc quyền tiếp tế lương thực của chính quyền cộng sản.Trung tuần tháng hai, Lenine chuyển cho ủy ban một dự án, nhưng ủy ban không thi hành. Theo Lenine, nếu dự án hình thành, nông dân bắt buộc phải nộp một số lương thực thặng dư cho chính quyền. Nhà nước sẽ trả bằng giấy chứng nhận thay vì tiền. Sau một thời hạn thu hoạch muà mà nông dân không giao đủ số lượng lương thực thì sẽ bị xử bắn. Tsiouroupa viết trong tập hồi ký: ''Sau khi đọc bản dự án, chúng tôi tưởng như sét đánh. Nếu thi hành dự án của Lenine, chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc hành quyết nông dân tập thể. Cuối cùng chúng tôi bác bỏ dự án.'' Ở thời điểm này có nhiều sự kiện giúp chúng ta khám phá các sự thật. Đầu năm 1918, Lenine bị dồn vào ngõ cụt vì chính sách của ông. Ông rất sợ kế hoạch tiếp tế lương thực cho các trung tâm kỹ nghệ thất bại. Ông có cái cảm tưởng các trung tâm kỹ nghệ là những ốc đảo nằm giữa đại dương nông dân. Chính vì lo sợ, ông sẵn sàng ra lịnh tịch thu tất cả lương thực của nông dân thay vì chỉ thay đổi vài ba điểm trong chính sách. Sự xung đột vì thế không thể nào không xảy ra.Một bên là tập thể nông dân cương quyết giữ lấy sảm phẩm do sức lao động của mình làm ra. Phía bên kia là tân chính quyền Bônsêvich vì muốn chứng tỏ quyền hành, không cần quan tâm đến các nguyên tắc vận hành kinh tế. Họ coi các diễn biến hiện tại là dấu hiệu của một xã hội vô trật tự.Cuộc thương lượng ở Brest-Litovk ngày 18 tháng 2 năm 1918 bất thành. Quân Đức tràn vào lãnh thổ Nga. Chính quyền Bônsêvich công bố tình trạng '' tổ quốc lâm nguy''. Nhà nước kêu gọi dân chúng chống lại quân Đức, kèm theo các lời cảnh cáo: xử bắn tất cả những ai làm gián điệp, những kẻ đầu cơ, những người xách động chống phá chính quyền cách mạng. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Nga ký hòa ước với Đức. Các biện pháp thi hành trước đây tạm thời bãi bỏ. Nhưng đến ngày 16 tháng 6 chính quyền cho tái thi hành lịnh xử bắn. Trên thực tế, công anh chính tri Tcheka đã ra lịnh xử bắn nhiều người nhưng chẳng ai phản đối. Khi chính phủ rời Petrograd dọn về Mạc Tư Khoa, ban công an chính trị Tcheka chiếm các cơ sở của chính phủ và các công ty bảo hiểm nằm dọc theo đại lộ Bolchaia-Loubianka, cạnh điện Cẩm Linh làm văn phòng chính cho cơ quan mình. Cơ sở này, theo thời gian thay đổi thành GUEPON, NKVD, MVD và cuối cùng là KBG đến ngày Xô Viết cáo chung. Từ con số 600 nhân viên vào tháng 3 lên đến 2000 vào tháng 7, công tác tại Mạc Tư Khoa. Đó là chưa kể đến các nhân viện thuộc lực lượng công an đặc biệt. Trong khi đó Bộ Nội Vụ chỉ có 400 nhân viên phục vụ. Trong đêm 11 rạng 12 tháng 4 năm 1918, Công an tung ra 1000 nhân viên mở cuộc càn quét thủ đô Mạc Tư Khoa. Họ tấn công vào 20 cao ốc, nơi cư trú của các thành phần vô chính phủ. Sau nhiều giờ kháng cự, công an bắt giữ 520 người. 25 người bị bắn tại chỗ với tội danh '' các tên ăn cướp''. Từ đó công an gán cho tội trạng '' ăn cướp'' vào những ai mà họ muốn thủ tiêu. Sau đêm càn quét được coi là thành công, Các toán công an tiếp tục mở các cuộc ruồng bắt trong chiến dịch mà họ gọi là '' bình định''. Trong một văn thư gởi cho Ủy Ban Trung Ương đề ngày 29 tháng 4 năm 1918, Dzerjinski xin tăng thêm lực lượng để có thể trấn áp các cuộc chống đối càng ngày càng lớn của nhân dân.Từ tháng 10 năm 1917 đến nay, chính quyền Bônsêvich không cãi thiện được gì cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân như chính quyền đã hứa hẹn trong cuộc cách mạng hồi tháng 2 năm 1917.Dưới con mắt của nông dân, Bônsêvich là những người cộng sản, không hơn không kém. Những người Bônsêvich tịch thu lương thực do nông dân làm ra. Nông dân đặt câu hỏi liệu có khác gì giữa những người Bônsêvich của ngày hôm qua khi họ phân phối đất đai cho nông dân và những người Bônsêvich của hôm nay ra khi họ ra lịnh tịch thu lương thực, trưng dụng đến cái áo sơ mi cuối cùng của những nông dân lương thiện?Vào mùa Xuân 1918, tình hình quân sự cũng như chính trị trên toàn nước Nga chưa phân chia thắng bại. Tại một số Sô Viết, dân chúng còn làm chủ tình hình. Ở đó, sinh hoạt chính trị là sự liên hiệp giữa hai bên quốc cộng. Giữa đảng Bônsêvich và đảng dân chủ xã hội. Các tờ báo đối lập vẫn còn xuất hiện mặc dù bị truy lùng. Tại một số địa phương đã xảy ra các cuộc tranh quyền giữa hai đảng phái đối cực. Đảng xã hội ôn hòa và đảng Mensêvich cũng đạt nhiều thành quả tốt đẹp. Trong các cuộc bầu cử tại các Sô Viết, mặc dù bị áp lực và bất công trong các cuộc vận động, các đảng xã hội cũng chiếm 19 trong số 30 Sô Viết địa phương. Đứng trước tình thế bất lợi này, chính quyền Bônsêvich phản ứng lại bằng cách cho áp dụng chính sách độc tài trên hai lãnh vực chính trị và kinh tế.Hệ thống giao thông tồi tệ, phương tiện di chuyển thiếu phụ tùng thay thế đã dẫn đến tình trạng khó khăn trong chính sách phân phối lương thực. Sản phẩm kỹ nghệ từ thành phố không đến tay nông dân, trong khi đó nông sản của nông dân không đền thành phố để tiêu thụ. Vấn đề then chốt của chính quyền là làm sao có đủ lương thực để cung cấp cho các thành phố và binh sĩ trên các chiến trường. Đó là hai trung tâm quyền lực của chính quyền. Có hai giải pháp phải chọn: Hoặc trở lại nền kinh tế thị trường trên cơ sở của một nền kinh tế đổ nát hiện nay. Hoặc áp dụng chính sách cưỡng bách trưng thu lương thực. Đảng Bônsêvich đã chọn con đường thứ hai. Bởi họ tin rằng chỉ có cưỡng bách mới có thể phá vỡ được chế độ cũ.Vào ngày 29 tháng 4 năm 1918, ngỏ lời trước Ủy ban nhân dân trung ương, Lenine tuyên bố thẳng: '' Tầng lớp tiểu tư sản hiện đang đứng vào hàng ngũ của chúng ta để cùng nhau lật đổ bọn tư sản và địa chủ. Nhưng tình hình ngày nay đã thay để. Bọn tiểu tư sản không chịu sinh hoạt trong tổ chức có kỹ luật. Nay chúng ta phải thẳng tay với những người có chút ít tài sản này.''Vài ngày sau đó, ủy viên nhân dân đặc trách lương thực cũng nói rằng chỉ có dùng súng đạn mới thu mua được lương thực. Trotski hô hào một cuộc nội chiến để trưng thu lương thực của nông dân.Trong bài viết của một lãnh tụ Bônsêvich, ông Radek Karl vào năm 1921 cho chúng ta thấy chính sách của chính quyền Bônsêvich vài tháng trước khi cuộc cách mạng bùng nổ. Ông Radek Karl viết: '' Những người nông dân vừa tiếp nhận đất đai là những người lính vừa ở mặt trận chống Đức trở về. Họ còn vũ khí trong tay. Họ không coi chính quyền ra gì cả. Họ muốn làm gì thì làm. Cơ cấu hành chánh cũ đã hủy bỏ, trong khi đó chưa hình thành cơ cấu mới. Chính quyền có đến trưng thu hiện vật, thì cũng chẳng có gì để thu. Nông dân chỉ chịu nộp thuế cho nhà nước khi nào họ bị cưỡng bách.''Nửa năm sau, chính quyền Bônsêvich cho thi hành hai biện pháp quan trọng.Ngày 13 tháng 5, chính phủ ủy quyền cho ủy ban nhân dân đặc trách tiếp tế lương thực thành lập một đội quân tiếp tế. Giữa tháng 6, đội quân tiếp tế tuyển dụng 12.000 nhân viên, đa số là dân thất nghiệp trong thành phố Petrograd. Đến năm 1920 con số này lên đến 20.000 người. Nhiệm vụ của đội quân là tiến hành công tác trưng thu lương thực. Họ được trả lương theo tỉ lệ lương thực mà họ trưng thu được của nông dân. Nghị quyết thứ hai ban hành ngày 11 tháng 6 năm 1918, cho tuyển dụng một số nông dân nghèo vào toán tiếp tế để họ đi thu các nông phẩm thặng dư của các điền chủ. Về sau các bần cố nông này lần lượt thay thế các Sô Viết địa phương, vì chính quyền không còn tín nhiệm các Sô Viết này nữa. Động cơ chính thúc đẩy những nông dân nghèo tham gia vào các toán trưng thu là họ được quyền tịch thu nông phẩm của các địa chủ, điều mà bấy lâu nay họ thèm muốn. Hơn nữa họ được quyền ăn chia một số lương thực tịch thu này. Chúng ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh của những người đại diện của chính quyền tại các vùng nông thôn. Chế độ mới gồm những người chỉ nghĩ đến quyền lợi. Sự hiểu biết chính trị và xã hội quá nông cạn. Họ hành động cốt chỉ để đạt được tham vọng riêng tư qua các hình thức cổ điễn. Như đánh đập thuộc cấp, rượu chè say sưa, làm lợi cho mình và cho gia đình mình. Điều đó có thể cho chúng ta thấy mặt thật của cuộc cách mạng. Đó là lời nhận định của ông Grziosi.Lúc đầu, ủy ban tiếp tế thu hoạch được một số kết quả. Nhưng việc dùng nông dân nghèo vào công tác thu mua nông phẩm chứng tỏ chính quyền Bônsêvich không am tường về đời sống ở nông thôn. Theo một cách suy tính đơn giản, người cộng sản cho rằng nông thôn phân chia nhiều giai cấp và xung đột nhau. Nhưng trên thực tế, xã hội nông thôn liên kết nhau rất chặt chẽ để chống lại kẻ thù bên ngoài, nhất là chống lại những người ở thành phố. Một khi bắt buộc phải nộp nông phẩm thặng dư, cả làng họp lại để giải quyết bình đẳng việc đóng góp. Thay vì chỉ có nông dân giàu nộp số nông phẩm thặng dư, họ quyết định chia nhau đóng góp tùy theo khả năng từng gia đình. Nhưng vì bị cướp mất quá nhiều nông sản, nông dân bắt đầu phản đối. Nhiều vùng nông thôn nổi loạn. Trước các hành động hung bạo của các toán trưng thu, các cuộc chống đối của nông dân thật sự mang tính chất của một cuộc chiến tranh du kích. Cuộc chiến khởi đầu từ tháng 6 năm 1918.Trong tháng 7 và tháng 8 nông dân gây 110 cuộc nổi loạn.Các cuộc nổi loạn này lan tràn đến các vùng dưới quyền kiểm soát của ngưới Bônsêvich. Trong vòng vài tuần lễ, uy tín của chính quyền tiêu tan. Trong suốt ba năm thi hành chính sách trưng thu tài sản, đã xảy ra hàng ngàn cuộc chống đối. Chính quyền đã phải dùng quân đội để can thiệp vào một số cuộc nổi loạn của nông dân. Do việc áp dụng chính sách độc tài cứng rắn, một số tờ báo không thuộc nhóm Bônsêvich bị đóng cửa vĩnh viễn. Các cuộc đình công của thợ thuyền bị đàn áp thẳng tay. Thành viên của các đảng đối lập bị truy lùng khắp nơi. Trong hai tháng, 5 và 6, có 250 tờ báo của phe đối lập bị đóng cửa. Các Sô Viết mà đa số thành viên thuộc các đảng Mensêvich và đảng xã hội cách mạng ở các địa phương Kalouga, Tver, Riazan, Kostrama, Tov, Oerel, Vologda,.. đều bị giải tán bằng võ lực. Hình thức giải tán tại hầu hết các Sô Viết diễn ra giống nhau. Sau vài ngày bầu cử, vì là nhóm thiểu số tại các Xô Viết, đảng Bônsêvich yêu cầu chính quyền đưa quân đội đến giải cứu. Các toán công an Tcheka tuyên bố lịnh giới nghiêm và cho nhân viên lùng bắt các đại diện của các đảng đối lập đắc cử trong các Sô Viết. Dzerjinski đề cử các đảng viên cộng sản trung tín đến các Sô Viết làm cuộc đảo chánh, chiếm quyền hành. Trong văn thư ngày 31 tháng 5 năm 1918 đề cử ông Eidok đến Tver, Dzerjinski chỉ thị: '' Công nhân thợ thuyền đang chịu ảnh hưởng nhóm Mensêvich và nhóm xã hội cách mạng. Họ đình công, biểu tình và đòi thành lập chính phủ của những người xã hội. Đồng chí phải cho niêm yết khắp nơi và thông cáo rằng các toán công an Tcheka sẽ hành quyết ngay tại chỗ các tên trộm cướp, các thành phần đầu cơ, các bọn phản cách mạng, và những ai có âm mưu chống lại chính quyền Bônsêvich. Đồng chí ra lịnh bắt giam những người tư sản quý tộc, trung lưu không thường xuyên đóng góp lương thực cho nhà nước. Kiểm tra và lập danh sách. Danh sách này rất cần thiết cho chúng ta nếu họ chống đối. Đồng chí hãy chọn trong các toán công an những người cương quyết, những người biết rõ rằng chỉ có bắn vào đầu người khác, mới bắt họ câm mồm tuân lịnh. Kinh nghiệm dạy cho tôi biết, chỉ cần một số ít người cứng rắn có thể làm thay đổi cán cân thắng bại.''.Việc giải tán các Sô Viết có các nhóm đối lập chiếm đa số và việc trục xuất các người mensêvich và đảng xã hội ra khỏi Ủy Ban nhân dên trung ương đã gây phẫn nộ trong dân chúng. Công nhân thợ thuyền tổ chức đình công tại các trung tâm kỹ nghệ. Tình trạng tiếp tế lương thực ngày càng tồi tệ. Tại vùng Kolpino gần thành phố Petrograd, thị trưởng ra lịnh cho quân đội bắn thẳng vào toán biểu tình chống nạn đói. Có 10 công nhân tham dự biểu tình bị bắn chết.Tại nhà máy Berezoski gần thành phố Ekaterinbourg, Vệ binh đỏ bắn chết 15 người trong toán biểu tình tố cáo nhóm Bônsêvich biển thủ 150 rúp và chiếm đoạt các công ốc cao đẹp nhất của thành phố. Ngày hôm sau, cả vùng bị giới nghiêm. Công án bắn chết 15 người không làm báo cáo về trung ương.Trong khoảng thời gian từ 15 tháng 5 đến 30 tháng 6 năm 1918, xảy ra rất nhiều cuộc biểu tình đẫm máu ở Sormovo, Iaroslavl, Toula và tại các thành phố kỹ nghệ Oural, Nijni-Taguil, Belorektsk, Zlatous, Ekaterinbourg. Các toán công an địa phương gia tăng các cuộc đàn áp. Trong ba ngày, từ 8 đến 11 tháng 6, Nha công an chính trị Tcheka họp đại hội toàn quốc dưới sự chủ tọa của Dzerjinski. Có tất cả 100 đại biểu của 12.000 nhân viên thuộc 43 đơn vị công an địa phương về tham dự. Cuối năm 1918, con số nhân nhiên của Tcheka lên đến 40.000. Và con số cao nhất của ngành này đã từng lên đến 280.000 nhân viên. Nhiều người cho rằng ngành công an còn đứng trên cả các Xô Viết và trên cả đảng cộng sản nữa.Nội dung của đại hội ngành công an nhằm xác định vai trò tiêu diệt các âm mưu phản cách mạng của Tcheka trên toàn lãnh thổ Cộng Hoà Sô Viết. Tcheka còn là cơ quan quyền lực hành chánh của Sô Viết. Đại hội đã lập ra một sơ đồ tổ chức và kết thúc đại hội bằng một chương trình hành động, giao cho ban công an Tcheka thi hành trước khi làn sóng phản cách mạng nổi lên vào mùa hè năm 1918. Tất cả các toán công an địa phương phải thi hành theo mẫu tổ chức của trung ương Loubianka và phải hoàn thành trong một thời gian ngắn nhất. Công tác thực hiện từng bước như sau: Thu nhận tin tức tình báo; Điều nghiên các hoạt động của quân Mensêvich, quân Bạch Nga, các trường sĩ quan và hạ sĩ quan, các nhóm cách mạng thiên hữu, các nghiệp đoàn công nhân thợ thuyền, kiều dân ngoại quốc, thường dân và cả Hồng quân. Tóm lại, công an có nhiệm vụ điều tra và thành lập lý lịch từng người. Hồ sơ cá nhân được xếp theo từng loại, có ban phụ trách và quản lý riêng. Như ban quản lý sĩ quan, ban phụ trách nghiệp đoàn,.. Các ban phụ trách này khi cần, sẽ tham dự các cuộc hành quân lục soát cùng với các toán công an. Hai ngày sau khi kết thúc đại hội, chính phủ cho tái lập án tử hình. Án này đã được hũy bỏ sau cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917, nhưng được áp dụng tại chiến trường, ở những vùng có lịnh giới nghiêm vào tháng 7 trong cùng năm đó. Đại hội kỳ hai, ngày 26 tháng 10 năm 1917 biểu quyết bãi bỏ án tử hình. Quyết định này đã làm cho Lenine phẫn nộ. Lenine cho rằng bãi bỏ án tử hình là bày tỏ thái độ yếu đuối không thể chấp nhận được. Lenine và Dzerjinski luôn luôn đề nghị tái lập tính cách pháp lý của bản án tử hình. Nhất là xử dụng cơ quan '' siêu pháp lý'' của ngành công an để thi hành án tử hình. Bản án tử hình hợp pháp đầu tiên do tòa tuyên án ngày 21 tháng 6 năm 1918 là bản án '' chống lại cách mạng'' của Đề đốc hải quân Tchastnyi.Vào ngày 20 tháng 6 năm 1918, lãnh tụ Bônsêvich của thành phố Petrograd là ông V. Volodarski, bị ám sát. Vụ ám sát xảy ra trong lúc tình hình ở cố đô rất căng thẳng. Mãy tuần lễ trước, sự liên hệ giữa đảng Bônsêvich và lực lượng công nhân thợ thuyền hết sức tồi tệ. Có hơn 70 vụ đụng độ giữa hai thế lực này trong tháng năm và tháng sáu. Để đối phó các cuộc đình công, chính quyền ra lịnh đóng cửa các hãng xưởng lớn, mặc dù các hãng xưởng này đã quốc hữu hóa. Về sau, các xí nghiệp nhỏ cũng bị đóng cửa luôn, nhằm để bẽ gãy hoàn toàn các âm mưu đình công.Sau vụ ám sát V. Volodarsk, một số thợ thuyền trong trong thành phố Petrograd bị bắt. Ban đại diện công nhân thợ thuyền Mensêvich của thành phố cũng bị giải tán. Hai ngày sau, công an bắt giam 800 công nhân thợ thuyền. Lực lượng thợ thuyền tổ chức cuộc biểu tình phản đối đại quy mô vào ngày 2 tháng 7 năm 1918. Trong thơ của Lenine gởi cho Zinoniev, bí thư thành phố Petrograd, cho chúng ta thấy cái suy tính chính trị bất thường của Lenine. Lenine đã nhận định sai lầm về các cuộc nổi loạn của công nhân thợ thuyền sau vụ ám sát thủ lãnh V. Volodarski. Lenine tưởng rằng mục đíxh các cuộc biểu tình là để bày tỏ sự thương tiếc về cái chết của Volodarski. Lenine viết:'' Đồng chí Zinoniev, Tôi vừa nhận được tin cho biết giới thợ thuyền ở Petrograd biểu tình đòi hỏi phải có hành động đối với vụ ám sát đồng chí Volodarski, nhưng đồng chí [ không thể là đồng chí của ủy ban nhân dân thành phố Petrograd ] đã chống lại. Tôi cương quyết phản đối đồng chí. Chúng ta bị tổn thương. Mặc dù chúng ta cổ võ khủng bố quần chúng theo như nghi quyết của thành phố, nhưng nếu làm như vậy, đồng chí sẽ làm bế tắt tất cả sáng kiến đứng đắn của nhân dân. Điều này chúng ta không thể chấp nhận. Chúng ta đang ở trong thời chiến. Chúng ta cần hô hào nghị lực của quần chúng để chống lại ''bọn phản cách mạng'', đặc biệt là tại thành phố Petrograd. Nó quyết định thành quả của cuộc cách mạng.Chào đồng chí.''