Tháng Giêng

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sắp già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng chết
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ hẹp
Không cho dài tuổi trẻ với thanh xuân
Nói làm chi rằng xuân vẫng tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng đôi lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng thương tiếc cả đất trời
Những câu thơ thật buồn. Cho niên thiếụ Nó mở ra một hoàng hôn lạnh tím với khung cửa sầu thảm mà người niên thiếu sắp phải bước quạ Bước qua và đoạn tuyệt tuổi ngọc. Ôi, tuổi ngọc của một đời người sao ngắn ngủi thế! Người niên thiê"u sẽ giã từ những buổi "Đi dạo":
Bước bước giang hồ giữa mắt tươi
Đi thì có chỗ đến không nơi
Mỗi khi nghỉ nhọc t rong thân gió
Tôi hớp trong tay những vốn trời
Sẽ nhìn rõ đời mình lửng lơ quá tầm tay với:
Kìa treo trái mộng trĩu cây đời
Ngang với tầm tay ngắn của người
Những múa vu vơ tay đã mỏi
Ê chề đời thoáng vị cơm ôi
Tôi bỗng thương tôi và thương cái hiện tại tuyệt diệu, cái hiện tại đầy chiêm bao dễ dàng hiện lên trên những trang vỡ nháp học trò, bằng những nét vẽ đơn sơ, khờ khạọ Cái hiện tại ấy rồi phải mất như tôi phải lớn, phải già, phải thôi học. Khung cửa sầu thảm của hoàng hôn lạnh tím khép chặt. Tôi bước sang một thế giới âm u: Cuộc đờị Thế giới ấy đã đặt chân tới, khó lòng trở lạị Cửa đã khép và khóa đã vặn. Tôi sẽ leo lên những con dốc lởm chởm hứa hẹn rơi xuống vực thẳm. Tôi hết được bồng bềnh trên dòng sông mơ mộng. Cái roi đời hẳn, khác cái roi tình yêụ Những câu thơ báo hiệu một tương lai u ám cho tôi, cho những người sắp giã từ tuổi vừa lớn, đã khiến tôi gục mặt xuống cuốn vở nháp. Ngậm ngùị Năm ngoái, tôi không bận tâm với thời gian, với sự tuần hoàn của trời đất. tôi nghĩ ngày mai sẽ vui hơn ngày quạ Và lớn khôn mình sẽ được hưởng nhiều thứ mà còn bé nhỏ mình thèm thuồng, mình bị ngăn cản. Năm nay, cùng với sự chuyển mùa của lòng tôi, tâm hồn tôi đã thay đổị Thay đổi từ tháng chín, từ lúc xót thương những chiếc lá vàng úa và tưởng mỗi chiếc lá rời cành đều là chiếc lá bàng cuối cùng trong thơ Nguyễn Bính. Thay đổi từ ngày có Phượng. Ngày đó có tình yêụ Và tình yêu bắt ta lo sợ đôi cánh ngu si của thời gian, bắt ta sợ những lời tiên tri về tình yêu của thi sĩ. "Gặp đi em, anh rất sợ ngày mai, Đời trôi chẩy lòng ta không vĩnh viễn". Lòng ta không vĩnh viễn hay niên thiếu của ta không vĩnh viễn? Tôi chợt nhớ những câu hẹn hò của Phượng. Mà buồn. Nếu hè này tôi trượt? Chắc chắn, tôi không được lên Hà Nội học ban tú tài, không được ngồi ở bên đường Cổ Ngư với Phượng nghe gió lướt trêm mặt hồ thụ Tôi không được gần gũi Phượng, không được thưởng thức mùi hương ngát thơm của tóc Phượng. Tôi sẽ mất Phượng. Mãi mãi mất Phượng. Tôi ghét mùa hè sắp tớị Tôi muốn tháng giêng chôn chân một chỗ. Tôi muốn chặt chân tháng giêng. Nhưng tôi làm không nổị Tôi đành an ủi tôị Rằng đã chắc gì Phượng yêu tôị Rằng tôi chỉ là kẻ nhật vơ tình yêụ Rằng tôi đã biết yêu chưạ Rằng như thế có phải tình yêụ Dẫu sao, tôi vẫn sợ tháng giêng chóng qua, tôi vẫn sợ mùa hè sắp tớị Nghĩ đến buổi chiều hay buổi sáng hay buổi trưa lặng lẽ đi như một thi sĩ "Cúi đầu ngoảnh mặt quên xa tiếc, Đi hết thời gian không tiếc thương", tôi thấy trời đât quanh tôi đã câm điếc. "Sông núi phô pha bặt tiếng huyền". Tôi không dám nghĨ thêm nữạ Hỡi tháng giêng đầu tiên của đời niên thiếu, mi có hiểu tâm trạng ta, tâm trạng của cậu học trò vừa lớn vừa biết yêu vừa biết buồn vừa biết sung sướng vừa biết sợ hãi!
Tháng giêng học Nguyễn Công Trứ! Tại sao tuổi trẻ cứ bị học những tư tưởng cằn cỗỉ Tại sao cứ bắt những tâm hồn thiê ''u niên học Trê Cóc, Trinh Thử, Lục Văn Tiên, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm Khúc...? Tại sao một học trò đệ ngũ phải gặm những khúc bánh mì rắn như đá:
Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán
Chết đuối người trên cạn mà chơi
Lò cừ nung nấu sự đời
Bức tranh vân câ?u vẽ người tang thương
Một học trò đệ ngũ nào đã tội tình chi mà phải lải nhải thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Ta dại ta tìm nơi vắng ve?
Người không người đến chỗ lao xao
Phải học sự ngờ vực cuộc đời:
Còn bạc còn tiền còn đệ tư?
hết cơm hết gạo hết ông tôi
Tại sao tôi không được học tình yêu trong ca dao, trong thơ Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Huy...? tôi còn trẻ măng mà tưởng đã già cốc khi đọc những vần thơ yếm thế của Cao Bá Quát:
Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
Thôi công đâu mua chuốc lấy sự đời
tiêu khiển một vài chung láo lếu
Cái chí làm trai của người xưa không còn hợp với tôị "Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao" hay là "Quyết soay bạch ốc thành lâu đài" nó giả tạo và anh hùng rơm quá. Cổ thụ là cây đã chết. Sống mà như chết vì đã hết nhựa yêu đương. Cổ thụ chỉ còn cái bóng mát hữu ích trong bài luận lớp bạ Tôi chán thơ văn Nguyễn Công Trứ. Tôi hợp với Chu Mạnh Trinh hơn. Tôi đã buồn, tôi càng buồn. "Tôi buồn chẳng hiểu vì sao tôi buồn". Rõ ràng tôi rắc rối, tôi phiền toái, tôi mưa nắng bất thường, tôi đêm ngày vô định. Tôi đang yêu và tôi đang tiễn biệt tình yêụ Tôi đang sung sướng và tôi đang khổ sở. Tôi hiểu tôi và tôi chẳng hiểu tôị Phải chăng thế là tuổi vừa lớn, thế là mùa chuyển dịch của lòng niên thiếu?
Thầy toán trả bài thi đệ nhất lục cá nguyệt. Thầy nói:
--Anh Tùng năm nay tiến bộ. Anh Chương có vẻ chểng mảng, bài vở làm cẩu thả. Nếu anh ỷ tài anh sẽ trượt. Chị Phượng là học trò mới lại rất xuất sắc.
Thầy không hiểu gì về Tùng. Thầy không hiểu gì về tôị thầy không hiểu gì về Phượng. Chỉ một mình Phượng hiểu tôị Phượng quay xuống:
--Trả anh "ngôi vị" xuất sắc nhé!
--Tôi tặng Phượng.
--Không tiếc chứ?
--Đã cho thì không tiếc.
Tôi không ngờ mình nói được một câu bao phủ đầy ý nghĩạ Hình như tôi đã tác hiệụ Hình như khi một cậu trai biết yêu là cậu ta hết hồn nhiên, tuy vẫn ngô nghệ Tác điệu càng ngôi nghê, ngớ ngẩn. Đôi mắt Phượng tròn xoẹ Tôi thấy tôi trong đôi mắt nàng. Tôi thấy tôi hết buồn phiền, lo lắng, sợ hãị Tôi thấy tôi sung sướng, vui vẻ. Tôi thấy ngôi trường thi bên Nam Định quyến rũ vô cùng. Tôi nghe tên tôi được gọi vào vấn đáp. Tôi nghe tên tôi đâ.u bình thứ. (Cứ trung bình, mọi việc sẽ tốt đẹp). tôi thấy tôi ngồi trên chuyến xe hàng lên Hà Nội trọ học. Tôi thấy Phượng rủ tôi lên Cổ Ngư ăn bánh tôm. Tôi nuốt gọn Hà Nội một miếng. Tôi nhìn rõ cả tôi lẫn mộng mơ của tôi trong đôi mắt Phưò quay lên. Thầy tiếp tục khen người này, chê người nọ, khuyến khích người kiạ Phượng hí hoáy viết và đưa cho tôi mẩu giấy:"Phượng muốn xin anh một thứ, được không? " Tôi viết trả lời ngay: "Nếu tôi có bất cứ cái gì, tôi sẽ cho Phượng hết, không tiếc, tôi thề tôi không tiếc". Tôi ném mẩu giấy lên bàn Phượng. Đọc xong, Phượng quay xuống:
--Anh giữ lời hứa đấy nhé! Ăn Tết xong Phượng sẽ nói Phượng sẽ xin anh thứ gì.
Tôi không biết Phượng muốn xin tôi thứ gì. Tôi bỗng ghét tháng giêng, muốn nó đi nhanh. Tôi lại vội vàng. Mới mong tháng giêng chôn chân một chỗ, mới đòi đốt cháy đôi cánh thời gian đã đổi ý liền. Một ngày mấy lần đổi ý. Chưa bao giờ tôi mong Tết như bây giờ. Khi tôi mong đợi thì giờ gian nó ì rạ Nó ngủ gật. Nó quên đị Nó chán đị Mắng nó, đuổi nó, nguyền rủa nó, nó nhe răng cườị Tôi đành chịu thuạ Những môn thi khác tôi được trên điểm trung bình. Tôi không phàn nàn. Một mình Phượng hiểu tôi vẫn xuất sắc là thừạ "Hoàng tử của lòng em", của riêng em. Hoàng tử đâu phải của... nhiều em. tháng giêng dương lịch đi chậm thi với tháng chạp âm lịch. Với học trò, tháng giêng là tháng dưỡng sức. Đệ nhất lục cá nguyệt đã thi xong xuôị Sang tháng hai, qua ít ngày nghỉ Tết Nguyên Đán, học trò đệ tứ tha hồ đánh vật cùng bài vở. Mảnh bằng trung học phổ thông cũng vẻ vang lắm, đùa sao! Lớp tôi lãnh nhiệm vụ tổ chức buổi liên hoan tất niên toàn trường và xuất bản một tờ bích báọ Tùng được bầu làm trưởng ban nhạc, kịch. Tôi làm trưởng ban bích báo.
Tùng xách đàn đến trường. Anh ta vào các lớp tuyển chọn giọng cạ Các cô nữ sinh đệ ngũ phục Tùng sát đất. Giờ ra chơi, lợi dụng chức trưởng ban nhạc, kịch, Tùng ngồi trên bàn, tay búng đàn, miệng hát một khúc nhạc "Em tôi" của Lê Trạch Lựu
Em tôi ưa đứng
Nhìn trời đăm đăm
Mang theo đôi mắt
Buồn vương giấc mơ
Vu vơ đắm đuối
Theo ngàn áng mây
Bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng...
Tiếng đàng của Tùng thật haỵ Anh ta chơi đàn nổi tiếng ở thị xã. Tôi biết Tùng hát cho ai nghẹ Và tôi thấy gai gai tâm hồn. Những lần Tùng đàn hát trong lớp, Phượng thường quay xuống nói chuyện với tôị Nàng đùa: "Anh mất bài tủ rồi". Tôi nói: "Tôi sẽ hát bài khác tặng Phượng". Tôi ngó Tùng và đọc rõ nỗi buồn trên khuôn mặt... nghệ sĩ của anh. Bài vở các lớp gửi về đăng bích báo rất ít. Lớp đệ tứ phải viết gần như trọn hai trang báọ Tôi có ba người phụ tá để viết và vẽ. Tôi chỉ chọn bàị Và tôi đã choáng váng khi đọc những bài thơ tỏ tình yêu với Phượng. Đây là thơ của Tùng gửi đăng:
4 Câu Phượng Vĩ
Ta yêu lắm phượng hồng trên áo trắng
Khi đơn sơ môi phượng đắn đo cười
Nhìn lá biếc phượng thêu chùm đỏ thắm
Nghe trong hồn công chúa phượng lên ngôi
Bốn câu thơ của Tùng tán dương Phượng quá. Phượng là công chúạ Công chúa của Tùng. Không hiểu tôi có đủ tài làm bài thơ ca ngợi Phượng hơn Tùng không. Tôi đâm ra bối rốị Tôi muốn từ chức trưởng ban bích báo để khỏi phải tự cầm kim đâm vào tim mình. Và đây, bài thơ ký bút hiệu Ái Phượng (yêu Phượng đây mà, yêu nặng ):
Phượng Nở Mùa Xuân
Em ở phương trời xa tới đây
Đi cùng thu với gió heo mây
Từ em chung học tình ta bỗng
Bay thật cao vời theo sắc mây
Đây khoảng đời buồn riêng của ta
Bốn mùa thiếu vắng tiếng chim ca
Bốn mùa không một cành hoa nơ?
Nghe dậy tâm hồn những xót xa
Em đến bảng đen cũng động lòng
Ghế bàn nghe chuyển mạch mung lung
Hoa vườn ta nở chim đua hót
Ta thấy gần ta bao nhớ nhung
Phượng vĩ là em đấy biết chưa
Loài hoa của tình ái đong đưa
Chẳng chờ hè tới cho vàng mộng
Nở rợp hồn ta thắm ước mơ
Thi sĩ Ái Phượng tỏ tình thiết tha gấp mười lần thi sĩ Văn Tùng. Tôi chắc thi sĩ Ái Phượng đã từng lén bỏ thư vào ngăn bàn của Phượng. Phượng bảo tôi đã có trên mười cậu học trò viết thư tình cho nàng. Những bức thư tình lén bỏ vào ngăn bàn học của Phượng không làm tôi khổ sở nữạ Tôi đã là kẻ chiến thắng, kẻ chiến thắng có lòng. Nhưng mà những bài thơ tỏ tình với Phượng tôi đang chọn đăng báo nguy hiểm lắm. Thơ dễ gây xúc động. Những mười mấy bài thơ ca ngợi Phượng, ngỏ lời yêu Phượng thì tôi chống đỡ sao nổị Thi sĩ Ái Phượng và mười sáu câu thơ của anh ta làm tôi tối tắm mặt mũị Bài thơ dưới đây mới là trái đấm nghìn cân:
Con Chim Xanh Tình Ái
Em rụt rè tháng chín
Từ tháng chín tới nay
TÂm hồn anh gói kín
yêu em em có hay
Em hồn nhiên tháng mười
Anh ngại ngùng dò hỏi
Phải em gửi nụ cười
Cho tình anh trôi nỗi
Em đơn sơ tháng một
Anh chiêm bao tình cờ
Em làm sao biết được
Trời trong anh ngẩn ngơ
Em tuyệt vời tháng chạp
Nhìn em anh ngại ngùng
Mùa xuân nào chim hót
Mùa xuân anh nhớ nhung
Con chim xanh tình ái
Bây giờ đã tháng giêng
Một mình anh mòn mỏi
Đi trên nỗi ưu phiền
Thi sĩ tác giả bài thơ này ký bút hiệu Hoài Phượng. Trên đầu bài thơ, nhà thi sĩ "khốn nạn" của tôi đề tặng một câu bống bế: "Tặng một chùm phượng đỏ duy nhất trên cây phượng vĩ giữa sân trường của tôi"! Phượng đỏ là Hồng Phường. Thi sĩ Hoài Phượng làm thơ tặng Hồng Phượng, diễn tả mối tình thơ mộng của chàng từ tháng chín.
Từ tháng chín, bao nhiêu anh học trò đệ tứ đã yêu thầm nhớ trộm Phượng. Yêu Phượng bao nhiêu người hút thuốc lá. Yêu Phượng bao nhiêu người làm thợ Toàn những bài thơ, đọc xong, tôi choáng váng. Nếu tôi là Phượng chắc tôi sẽ xúc động tận đáy linh hồn. Và nghĩ thế, tôi rối tăm mặt mũị Nhưng tôi tin Phượng đã yêu tôị (Thật ngớ ngẩn, người ta đã tặng anh một bức tượng như Lục Vân Tiên tặng tượng Kiều Nguyệt Nga hay cắt mớ tóc gửi anh làm tin như Thúy Kiều gửi Kim Trọng đâu mà anh chắc người ta đã yêu anh. Anh nhận vợ Yêu là nhận vơ đó.) Phượng sẽ cho tôi biết cảm tưởng về những bài thơ "tán" nàng. Chắc chắn, Phượng sẽ thản nhiên. Tôi chỉ muốn vậỵ Và mong rằng Phượng khen ngợi những bài thơ đã làm tôi bàng hoàng.
Lớp tôi, nhờ Phượng, sẽ đóng góp cho văn học sử hàng chục thi sĩ lừng danh. Thơ của Ái Phượng, Hoài Phượng hay hơn thơ của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nó thật quá, gần gũi với tôi quá. Nó còn học trò. Mai sau nó sẽ điêu luyện, nó sẽ làm mờ Huy Cận, Xuân Diệu... Hỡi thi sĩ của lớp tôi, các bạn hãy thất tình, hãy trốn học, hãy trượt thi để thành thi sĩ trứ danh. Bởi vì, tất cả thi sĩ trứ danh đều đã làm thơ ở lớp học vì người con gáị Vì tình yêụ Các bạn hãy nổi tiếng, hãy vào Nam ra Bắc. Xin các bạn đừng cướp mất Phượng của tôi bằng những bài thơ óng ả của các bạn. Thi sĩ làm cho mọi người yêu nhaụ Thi sĩ tạo hạnh phúc cho người khác. Các thi sĩ học trò của tôi nhớ giùm tôi điều ấỵ Dù sao, tôi sẽ thức khuya vài đêm để làm một bài thơ thi đua với thi sĩ Ái Phượng, Hoài Phượng, Văn Tùng.
Và đây là bài thơ của tôi, bài... "chiến thơ" như bài "chiến tụng Tây Hồ Phú" của Phạm Thái:
Tương Tư Thảo
Nàng cho tôi giúm tương tư thảo
Và dặn mỗi chiều xuống nhớ nhung
Đốt cỏ tương tư bằng lửa ảo
Hồn bay theo khói đẹp vô cùng
Lúc ấy đôi lòng đi dạo chơi
Qua đường nắng chiếu lối trăng soi
Đây dòng sông mộng con thuyền lưỚt
Tình ngỡ đang nằm trong chiếc nôi
Chín vạn hương thơm tỏa ngạt ngào
Quanh tôi đầy rẫy những chiêm bao
Với tay hái một chùm hoa phượng
Chưa đủ vì chưng vẫn khác khao
Ngẩn ngơ đứng giữa khung trời la.
Tôi lạc vào rừng mơ rất mơ
Ngủ trọ màng cây chăn xác lá
Thấy mình khác hẳn tháng năm xưa
Đó lúc hồn tôi theo khói bay
Lên cao hồn cũng hóa làm mây
Thành mưa rơi xuống nhòa thương nhớ
Thấy dựa vai nàng tay kiếm tay
Tôi so sánh bài thơ của tôi với các thi sĩ Văn Tùng, Ái Phượng, Hoài Phượng thì cảm thấy mình ăn đứt về "nội dung". Nội dung Tương Tư Thảo là nội dung của tình yêu đã nằng trong taỵ Khi các bạn tôi mới yêu Phượng trên áo trắng như Văn Tùnh, anh yêu Phượng đấy, em biết chưa như Ái Phượng, chưa ngỏ lời yêu đã ngỡ thấy tình như Hoài Phượng thì tôi đã dựa vai nàng, đã đi dạo chơi với nàng, đã hái trái mộng, hoa mơ, đã được nàng bỏ bùa tình yêu tức là tặng một giúm tương tư thảọ Đọc bài Tương Tư Thảo, Phượng sẽ nhớ câu dặn tôi:"Hút một điếu thuốc lá mỗi ngày lúc nhớ tới một người". Tôi vững lòng rồị Tôi chấp tất cả. Bài thơ của tôi ký bút hiệu... Tâỵ Tôi bắt chước J. Leiba, thi sĩ có mấy câu thơ đợi thư người tình rất thú vị:
Thư bạn tôi không có sáng nay
Người phát thư vừa qua khỏi cửa
Lòng tôi như dại lại như ngây
Và bút hiệu của tôi là Mille Chapitres. Nhưng Mille Chapitres độc giả dễ đoán quá. Tôi viết tắt Mille vậy: M. Chapitres, ngàn chương, Thiên Chương. Thiên Chương đâu phải nghìn chương, Thiên Chương là văn chương trên trời, là tinh tú cơ mà! Kê, M. Chapitres cũng cứ chu rồị Tôi cho trình bầy Tương Tư thảo ở giữa tờ bích báọ Khung thơ tô màu đỏ viết chữ đen nổi bật. Chợt nhớ có hôm Phượng bảo tôi gửi đăng báo bài huyền thoại ô mai, tôi bèn đăng luôn trên bích báo, ký tên Hồng Phượng. Bích báo hoàn thành, chẳng có vẻ gì gọi là tết học trò cả. Tự nhiên bích báo mang chủ đề Phượng. Thơ Phượng, văn Phượng và toàn ký tên Phượng: Ái Phượng, Hoài Phượng, Hồng Phượng, Loan Phượng, Mơ Phượng, Diễm Phượng...., trừ bút hiệu bí hiểm M. Chapitres! Hôm bích báo "Xuân Hồng "dán ở cửa lớp đệ tứ, độc giả chen nhau đọc như chen nhau mua vé xen xiếc Tạ Duy Hiền ngày xưạ Nhiều anh rút sổ tay chép hết những bài thơ tình bồng bế. Độc giả làm những cuộc phê bình tại chỗ. Bài thơ nào haỵ Bài thơ nào lãng mạn. Mọi người đều thắc mắc M. Chapitres ảnh hưởng Xuân Diệu nặng nề. Một độc giả ra cái điều sành điệu thi ca, ngâm váng:
Bữa trước riêng hai dưới nắng đào
Nhìn cô tôi muốn hỏi vì sao
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thỏa khát khao
Muôn vạn hương thơm của ngạt ngào
Quanh tôi đầy rẫy những chiêm bao
Với tay hái một chùm hoa phượng
Chưa đủ vì chưng vẫn khát khao
Và bình:
--Xuân Diệu khát khao, M. Chapitres cũng khát khaọ "Chín vạn hương thơm" là mượn chữ Nguyễn Bính. Giờ đây chín vạn hương trời nở, Duy có tình ta khép lại thôi.
Vị độc giả đang bình bài thơ của thi sĩ M. Chapitres quả là tay sành điệụ Thì ra, hầu hết học trò vừa lớn đều chiêm ngưỡng các thi sĩ của tình yêụ Trong khi quý vị độc giả của bích báo "Xuân Hồng" say sưa thưởng ngoạn, say sưa cãi nhau thì tôi ngồi trong lớp với Phượng. Nàng hỏi:
--Anh có vui không?
--Vui gì?
--Người ta đang bàn tán về tờ bích báo của anh đó.
Tôi hồi hộp.
--Chắc anh chờ một lời khen chê của ai?
--Vâng.
--Của ai đấy?
--Phượng!
Nàng đan hai bàn tay vào nhaụ Tôi muốn bàn tay trái của nàng là tôị Còn bàn tay phải của nàng chính là nàng.
--Lát tan học, Phượng sẽ làm độc giả muộn màng.
Tôi nói:
--Hy vọng bích báo của học trò đồng chua nước mặn sẽ không kém bích báo của học trò Hà Nội.
--Phượng đã nghe độc giả đòi biết thi sĩ M. Chapitres là aị Nếu hỏi Phượng, Phượng cho họ biết liền.
Phượng nhìn tôi:
--Không ai nghĩ anh làm thơ đâu nên họ không hiểu M là gì.
Tôi hơ ngượng:
--Bài thơ ảnh hưởng Xuân Diệu quá.
Phượng cười:
--Chưa chắc đâụ Tại sao anh không nghĩ vị độc giả nọ ghen tài với anh?
Tôi lặng thinh. Một lát, tôi lảng sang chuyện -- câu chuyện đang làm tôi sung sướng -- buổi văn nghệ tất niên:
--Tôi đã tập xong một bài hát mới.
--Để hát tặng Phượng?
--Vâng.
--Năm ngoái anh hát tặng ai?
--Không tặng ai cả.
--Anh chọn bài gì?
--Bí mật. Tôi sợ nói trước lại bị mất "tủ".
Hai chúng tôi cười vuị Tôi chỉ còn nghe loáng thoáng tiếng khen chê bên ngoài lớp học. Trong những tiếng đó, tôi đã mơ hồ thấy một tràng vỗ tay trước nhất và sau nhất của Phượng cho một bài hài, một người hát. Người đó có thể là "hoàng tử của lòng em" chăng?
oOoOoOoOo
Sân khấu thật quyến rũ. Bao nhiêu điẻm hiệu đoàn phải tặng hết cho Tùng nhà nghệ sĩ có tương lai làm người du tử hát câu "Chiều nay biết về nơi nao, dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu..." vì, đến giờ phút này, Tùng vẫn chỉ là Thủy Tinh chiến bạị Ông bác của Tùng là chủ rạp chiếu bóng Lidọ Tùng xoay sở giỏi, ông bác bằng lòng cho trường mượn tổ chức đêm văn nghệ tất niên. Mọi năm, tổ chức ngay ở trường, thiếu thốn đủ phương tiện. Năm nay, Tùng "tiến bộ", Tùng tiến bộ vì Phượng mà thầy toán không hiểụ Sái giờ chiều, rạp chiếu bóng đã đông nghẹt. Hàng ghế danh dự dành riêng cho quan khách và các thầy có một ghế ghim miếng giấy: "Ghế của trưởng ban Văn Tùng". Bẩy giờ, chương trình bắt đầụ Tùng chải đầu cánh phượng bóng loáng. Anh ta mặc sơ mi mầu xanh đậm, quần nhạt và thắt cà vạt mầu quần. Trông Tùng giống kép hát! Không nghệ sĩ học trò tí nàọ Tùng lăng xăng đi lên, đi xuống. Tôi đã ghi tên hát một bài nên được đeo cái huy hiệu của ban tổ chức. Tôi đứng ở cửa rạp, đợi Phượng. Các thầy và quan khách đã tới đông đủ mà Phượng vẫn chưa tới.
Nghệ sĩ Văn Tùng kiêm thi sĩ tác giả Bốn Câu Phượng Vĩ chạy ra hỏi tôi:
--Em tới chưa?
Tôi giả vờ ngớ ngẩn:
--Em nào?
--Phượng, Hồng Phượng!
--Chưa.
--Tôi gửi giấy mời riêng nàng. Em tới, bạn dắt lên hàng ghế danh dự, chỗ ghế ghim mẩu giấy "Ghế dành riêng cho trưởng ban Văn Tùng" giùm tôi nhé!
-đDồng ý.
--Chương chình có em xuất hiện đấỵ Bạn nhớ vỗ tay thật giòn giã.
Văn Tùng vội vàng chạy vào rạp. Bên trong, những màn chào cờ, mặt niệm đã xong xuôị Văn Tùng đang bi bô đọc chương trình buổi liên hoa tất niên. Phượng tới đúng lúc đó. Tôi hỏi, giọng đầy hờn ghen, trách móc:
--Có một ghế danh dự của Phượng, Phượng ngồi đó chứ?
Phượng lắc đầu:
--Anh cho Phượng chỗ nào cũng được nhưng phải ở cạnh anh.
--Anh Tùng gửi giấy mời...
--Chắc Phượng quên không lục ngăn bàn!
Tôi muốn nắm tay Phượng nói một câu thật nồng nàn như tháng giêng, thật ngon như tháng giêng... Nhưng tôi không dám nắm tay Phượng, không thể nghĩ nổi câu nói:
--Mình vào thôi.
Hai chúng tôi vào rạp. Phượng hỏi:
--Ngồi đâu?
Tôi nói:
--Đứng. Phượng đến muộn hết chỗ rồị Tôi quên nhận chỗ cho Phượng, quên nhận chỗ cho cả tôi.
Phượng cườị (Phượng cứ cười hoàị Bao giờ tôi thấy Phượng khóc?) Nàng bảo:
--Đứng càng tốt. Nghe anh hát xong Phượng về.
--Nhỡ tôi hát sau cùng?
--Phượng cũng vẫn chờ nghe anh hát.
Tôi thấy trong tôi ngập lụt cảm xúc. Và tôi nguyền rủa tôi đã quên ngắm khuôn mặt Phượng chiều naỵ Trưởng ban Văn Tùng giới thiệu một đại diện học sinh lên đọc bài chúc tết thầy, phụ huynh, quan khách và bạn cùng trường. Anh đại diện được coi như niên trưởng của lớp đệ tứ. Anh đã hai mươi sáu tuổi, một vợ, ba con vàng chúng tôi quen đùa là học sinh râu. Bài chúc tết của anh rất cảm động. Phượng nói nhỏ bên tai tôi:
--Ở Hà Nội không có màn này.
Sau bài chúc tết thắm thiết tình nghĩa luân lý giáo khoa thư, trưởng ban Văn Tùng bước ra mi cô:
--Thưa quý thầy, thưa quý vị, sau đây là mục "Bông hồng tình nghĩa " chúng con kính dâng quý thầy, quý vị...
Tùng nhìn xuống đám khán giả:
--Xin mời chị Trần Thị Hồng Phượng...
Phượng bối rối:
--Chết rồi!
Tôi trấn an nàng:
--Phượng lên gắn hoa hồng vào áo của các thầy và quan khách. "Nó" đã ghi tên Phượng vào chương trình.
Tôi khích lệ Phượng:
--Phượng lên đi, tôi đưa Phượng lên.
Phượng nghe lời tôị Nàng thẫn thờ bước lên phía sân khấụ Lòng vừa giận dỗi vữa lo âụ Dường như, mặt nàng đỏ hồng vì xấu hổ. Dưới ánh đèn, Phượng rực rỡ, Phượng tuyệt vờị Đêm nay sẽ có bao nhiêu cậu học trò hút thuốc lá, bao nhiêu cậu học trò thức trắng đêm làm thơ, bao nhiêu cậu tưởng đã yêu Phượng. Người ta vỗ tay hoan hô Phượng. Người ta ngợi ca sắc đẹp của nàng. Một cô nữ sinh khác bê một cái khay đồng phủ lụa trắng và trên lớp lụa trắng là những bông hồng tươi với cuống dài đã lấy hết gai rạ Phượng đến trước từng thầy, từng vị quan khách. Mỗi lần nàng gài một bông hồng lên áo thầy là mỗi lần tiếng vỗ tay muốn vỡ mái rạp chiếu bóng. Màn này chấm dứt, hai chúng tôi lại về cuối rạp, đứng ở chỗ cũ.
Phượng hậm hực:
--"Nó " là ai hở, anh Chương???
Tôi nói:
--Thi sĩ Văn Tùng!
Phượng khó chịu:
--Bốn câu thơ của ông ấy nên gửi đăng vào mục "vui cười". Phượng biết rồi, ông ấy đã viết cho Phượng những bức thư gửi "cô nương, ái khanh "...
Tôi hỏi:
--Làm sao Phượng biết?
Phượng đáp:
--Thấy nét chữ trong cái giấy mờị Thi sĩ Văn Tùng thích đùa, Phượng sẽ đùa cho ông ấy biết tay.
Phượng cứ hậm hực, cứ cau có như thế đị Tôi sung sướng lắm. Nàng bảo tôi:
--Anh giục "nó " cho anh hát trước đị Chúng mình về sớm, dạo phố đếm những cây hồi.
Tôi chiều ý Phượng ngaỵ Tùng bằng lòng. Bắt đầu phần nhạc kịch bằng bài hát "Em tôi" của Lê Trạch Lựu do Văn Tùng tay đàn miệng cạ Rồi đến "Ai về sông Tương" của Thông Đạt do Ái Phượng đơi cạ Rồi đến "Thơ Ngây" của Anh Việt do Hoài Phường trình bàỵ Những "ca sĩ" này đã là những thi sĩ xuất hiện trên bích báo Xuân Hồng. Ái Phượng là Nguyễn Văn Thức. Hoài Phượng là Nguyễn Văn Tảị Hai tên "cục bột", ngớ ngẩn nhất lớp mà cũng biết yêu Phượng. Thì tôi, tôi cần yêu Phượng hơn họ. Đến lượt tôi lên hát. Tôi hát bài "Ngày Ấy" của Johann Strauss bằng tiếng Anh. "Ngày ấy, chúng mình còn niên thiếu, em đã nói em yêu anh. Vào một buổi sáng tháng Năm rực rỡ, em nhớ chứ? " Tiếng vỗ tay cuối cùng vọng lên từ một góc cuối rạp. Tôi xúc động. Tôi muốn ngất đị Không ai hô "bis" cả. Cần gì. Tôi đâu hát cho họ. Tôi chỉ hát vì Phượng, cho Phượng. Tôi xuống sân khấu về chỗ có Phượng. Và chúng tôi dời khỏi rạp. Chúng tôi lại đi khắp phố tỉnh lỵ đếm những cây hồị Mưa xuân đã rắc bụị Mưa xuân rắc bụi lên tóc chúng tôi.
--Anh Chương?
--Hở?
--Phượng bằng lòng quá. Bài hát có câu "vào một buổi sáng tháng Năm rực rỡ... " Tháng Năm sắp tới hẳn sẽ rực rỡ.
--Tháng năm sắp tới, những cây hồi chúng ta đang điê"m sẽ có hoa và mùi hoa hồi thơm li hoa hồi.
--Vào tháng Năm?
--Vâng, vào tháng Năm.
--Tháng Năm hoa phượng nở rợp trời tỉnh lỵ.
--Chúng ta sẽ đi nhặt hoa phượng ép vào vở như "ngày ấy, chúng ta còn niên thiếu."
Hai đứa gần gũi nhau hơn đêm Giáng Sinh vừa quạ Trời không có saọ Đêm cuối năm mù mịt. Mưa xuân lại rắc bụi đến nỗi những ngọn đèn đường cũng mờ ảọ Mưa xuân rắc bụi cho chúng tôị Tuy thế, những con phố chúng tôi đi qua vẫn đủ sáng, vẫn đủ ánh sáng dẫn vào lối mộng. Phượng nói:
--Phượng đã thuộc bài thơ "Tương Tư Thảo " của anh rồi.
--Nó đâu đáng học thuộc.
--Anh nói vậy Phượng sẽ giận anh đó.
--Thì thôi.
--Nhưng Phượng trách anh nhiều. Tại anh đăng cái cảm tưởng về ô mai của anh, ký tên Phượng nên Phượng nhận được nhiều gói ô mai ở ngăn bài học. Có lẽ, Phượng nên mở cửa hiệu bán ô maị À, anh Chương...
--Hở?
--Mai Phượng lên Hà Nội.
--Phượng giận tôi à?
--Phượng lên Hà Nội ăn tết. Nghỉ học rồi mà, ăn tết xong, Phượng sẽ về Tháị Phượng còn nhiều chuyện muốn nói với anh. Ta đợi tháng Năm nhé!
--Điều Phượng muốn tôi tặng?
--Ăn Tết xong đã. Anh mau quên quá.
--Tôi sốt ruột.
--Một giúm tương tư thảo sẽ giúp anh bớt sốt ruột. Anh có muốn tiễn chân Phượng không.
--Không.
--Tại sao?
--Tiễn chân Phượng, tôi sẽ buồn lắm.
--Tùy anh. Mai Phượng đi chuyến xe bẩy giờ.
Tôi đưa Phượng về nhà. Và quên mất thị xã có bao nhiêu cây hồị Ngày mai Phượng lên Hà Nộị Ngày mai tôi ở lại thị xã đìu hiu nàỵ Tôi biết Phượng sẽ trở lại Thái nhưng vẫn tưởng Phượng đi mãi không về. Tình yêu vĩnh cửụ Tại sao khi yêu người ta cứ ngỡ tình yêu chóng phôi phả Tại sao tôi đã ngỡ tôi đang mất Phượng, mất Phượng từ lúc một mình trên đường khuya dưới trời mưa bụỉ Đêm Giáng Sinh vừa qua, Phượng bảo Phượng thương những con đường thiếu ánh đèn điện. Đó là những con đường mù. Con đường tôi đương đi về nhà tôi là con đường mù. Tất cả những con đường khi người yêu xa vắng để ta lầm lũi cô độc đi đều là những con đường mù, những con đường câm. Bắt đầu tự bây giờ, cả bầu trời trên tôi, cả không gian quanh tôi, cả nhân gian gần tôi đdã mù và câm. Tháng giêng cũng câm. Mùa xuân câm luôn. Và Tết câm nốt. Tôi ghét Tết. Tôi thù Tết. Hỡi Tết, hãy chóng qua và chóng tàn cho Phượng trở lại kẻo tôi giết Tết. Bất chợt, tôi vớ được tâm sự não nùng về Tết: "Tôi có chờ đâu có đợi đâu, Mang chi Xuân lại gợi thêm sầụ Với tôi tất cả như vô nghĩa, Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau... Ai đâu trở lại mùa thu trước? " Phải, tôi muốn trở lại tháng chín, muốn tìm lại chút xao xuyến đầu tiên từ mùi thơm của hương tóc Phượng.
Có lẽ, sáng mai tôi sẽ ra bến xẹ Tôi sẽ đứng nấp một chỗ tiễn chân Phượng. Rồi tôi sẽ về hút nhiều thuốc lá nhớ Phượng. Nhớ Phượng châm thuốc lá. Khói huyền bay lên sao.