Trong cuộc đời nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, thơ văn gắn liền với tình yêu, như bóng với hình, mà thơ thì lại là sự sống của anh. Hễ có thơ là có tình và có tình chắc chắn là có thơ.Thế nhưng tình của anh không biểu lộ giao tiếp song phương để cụ thể hóa mối tình đó,mà chỉ toàn là cảm ứng giữa những tâm hồn nghệ sĩ, kể cả với trăng.Tình của anh là một thứ tình tưởng tượng, ước mơ trong bao nhiêu ngày tháng, trên bao nhiêu giấy mực và bao nhiêu thương nhớ chơi vơi.Có vậy thôi,không đi đến đâu cả!Vậy mà cũng tạo được cho người đời, những suy cảm say sưa, để rồi cũng xót xa với anh, nhức nhối với anh, từ nửa thế kỉ nay.Tưởng tượng của anh phong phú kỳ lạ, ước mơ của anh thiết tha chân thành, đến nỗi ngừơi ta xem anh là một thi sĩ đào hoa, phong lưu lãng mạn, mà vẫn không hề lưu lại tiếng hờn tủi cho bất cứ ai.Cứ nghe anh thành thật: … Bao giờ, ai hóng hơi hương báu Ngoài cõi tâm tư sẽ lỗi nghi Chắc đâu đi lụy cho nhân quả Thôi cứ say mềm với nữ nhi.Nếu viết lại cho hết những người bạn gái tạt ngang qua đời anh, như mộng lớn, mộng con của thi sĩ Tản Đà, thì không tài nào nhớ hết được.Chẳng hạn như: Ta đồ chữ NGỌC lên tàu lá SƯƠNG ở cung thiển nhỏ chẳng thôi.Hoặc: Ta đuổi theo trăng, ta đuổi theo trăng Trăng bay là là, ngã lên cành vàng Tới đây là tôi được gặp nàng (Cành vàng lá ngọc)Trong chương này, tôi chỉ xin chép lại bốn mối tình của anh mà bóng dáng còn lưu lại đậm đà trong văn thi anh, và cũng là bốn mối tình anh mang nhiều ray rứt trong tâm tư.Anh Trí vốn ít nói, sống thầm lặng, nhất là sau tai nạn ở bờ biển, lại càng khép kín hơn.Gần bên anh lâu ngày, tôi biết anh có nhiều tâm sự chưa hề tiết lộ với ai. Bên ngoài có vẻ như lặng lẽ vô tình nhưng bên trong lại rất nồng nàn mãnh liệt mà anh đang sống bằng cảm thụ.Giá như anh không làm thơ để “bài tiết” cái tâm sự của anh, thì thật nguy hiểm vô cùng, nhất là với tình trạng mà tôi cho là bất bình thường sinh lý sau đây:Từ thời còn đi học giáo lý, anh chịu ảnh hưởng sâu đậm của cha Thiềng, một linh mục nhân đức có nếp sống đơn sơ mà anh rất cảm phục yêu mến.Có hai điều giáo lý của cha mà anh ghi nhớ rất cẩn thận và tuân thủ vô cùng chặt chẽ. Đó là:– Nhân đức sạch sẽ (có nghĩa tinh khiết) mà cha hay nói: “Điều răn thứ sáu (tình dục) rất đáng sợ, thậm chí các Thánh ngày xưa không dám nói đến tên.– Đừng bắt chước bọn Pharisiêu mà kinh thánh cho là giả hình. Cần phải sống bằng nhân đức khiêm nhượng kín đáo (humilité).Trong đời anh, người con gái duy nhất mà anh dám trò chuyện vui đùa là chị Như Lễ, ngoài ra anh không hề mở miệng với bất cứ thiếu nữ nào đồng trang lứa dù là để chào hỏi, kể cả láng giềng hay bà con.Chị Lễ có học, ít nhiều có khiếu văn chương, rất hợp với anh. Nhưng hễ ngồi lại là hay tranh cãi, nhất là cãi giáo lý, và chị Lễ thường bị anh chỉ trích là Pharisiêu, vì chị có thói quen đứng hàng giờ bên bàn thờ sau buổi kinh tối (tôi nghĩ hai chị em không có đề tài để nói chuyện ngoại trừ tranh cãi giáo lý).Và chị Lễ cũng là người con gái đầu tiên được anh ca ngợi tán dương trong bài “Chơi giữa mùa trăng” như một pho tượng trinh nữ.Ở Huế về, đã mười chín tuổi, cái tuổi của những thanh niên khí lực sung mãn mới lớn, đáng lẽ anh phải có những giây phút mơ mộng, hoặc bị những đòi hỏi khát khao của tuổi trẻ chi phối. Nhưng anh đã dồn hết vào khoảng thời gian đó những đam mê thể thao thể dục, và có lẽ vì thế anh rất ít bận tâm đến sinh lý thông thường chăng?Thế nhưng, thời gian đó qua đi rồi, mà vẫn không thấy anh thay đổi tính tình, không thấy anh trò chuyện với thiếu nữ nào, đừng nói là có bạn gái.Nói đến chuyện lứa đôi là đỏ mặt.Không biết có phải vì anh có những nét nhân đức thật sự, hay vì e ngại tôi lỗi, mà cha Thiềng nhắm muốn đỡ đầu cho anh đi tu, xem anh như có ơn kêu gọi, cho nên anh rất sợ bị dòm ngó đạo đức của anh mà vốn dĩ anh là đứa trẻ nghịch ngợm nhất nhà. Ngay cả những khi đọc kinh anh cũng rất kín đáo, tràng hạt trong túi áo, hai tay thọc sâu vào đi đi lại lại im lặng. Không ai biết anh lần tràng hạt hay làm thơ. Thế rồi, anh biết yêu. Khi anh tiến sâu vào địa hạt văn thơ.Bạn bè đều biết anh bắt đầu yêu sau khi tiếng tăm thơ văn anh được báo chí nói đến, cũng đống thời có nhiều cảm ứng trong giao thiệp văn chương với một số nữ sĩ. Tôi hay đùa: Thơ và tình đến với anh cùng một lúc.Vì vậy, anh ước mơ người đẹp một cách cổ điển: “Thư trung hữu mỹ nữ”.“Để rồi một buổi trăng sáng nào đó yên lặng, anh chờ người đẹp từ từ trong sách hiện ra với anh”.Cho nên gần suốt cuộc đời anh, vẫn chưa gặp được người yêu mơ ước và cuối cùng phải thở than: Đời không có ngọc trong pho sách E hết khôi nguyên ở Thượng Trì.1. TÌNH ĐẦU: HOÀNG HOANăm 1933, anh Trí vào làm việc ở Sở Địa Chánh (Cadastre), nơi đây anh bắt đầu quen với một số bạn bè yêu thích văn thơ.Trước hết là Hoàng Diệp và Hoàng Tùng Ngâm. Ngâm là cháu ruột cụ Thương tá Hoàng Phùng, giám đốc Sở Địa Chánh.Hoàng Tùng Ngâm có người chị thúc bá (ái nữ cụ Hoàng Phùng) cũng rất yêu thơ Hàn Mặc Tử, thường viết báo làm thơ với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, một thiếu nữ khuê các mà phong thái nhàn hạ, thoáng đôi chút kiêu sa khiến anh Trí say mê và… sợ sệt. Trong nhà cũng phong phanh biết anh Trí yêu cô Kim Cúc.Theo anh, thì tình yêu phải sáng sủa quân tử như đôi chim thư cưu ở trong Kinh thi “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu”, mà anh thường tâm niệm “tương thân nhi tương kính” cho nên anh yêu mà “kính nhi viễn chi”.Anh thường tỏ ra, bối rối mất cả bình tĩnh mỗi khi người thiếu nữ đó đi ngang qua nhà.Chi Kim Cúc là một thiếu nữ rất “Huế”. Nghiêm đường thuộc giòng dõi thế gia ở Vỹ Dạ, một vùng mà nếp sống như xa xôi với thôn quê, vùng dành riêng cho các vị hưu quan, các ông tham, ông thị. Nếp sống quan dạng kiểu cách đó được biểu lộ rõ ràng.Ông Quách Tấn khi được tin ấy cho là điều không may cho anh Trí, vì không được xếp vào môn đăng hộ đối.Thật thì, không hẳn như vậy, nếu xét về tông tích dòng họ.Chính chị Cúc cho biết: “Cụ Thị Phùng cũng đã từng quen biết với cha tôi năm 1901 ở Điện Bàn, khi cha tôi bàn giao công việc ở Tòa sứ để chuyển ngành qua Thương chánh Hội An”.Cụ Phùng có ghi vào phả là ông Nguyễn Văn Toản về sau đậu Tham Tá đổi vào miền Nam.Như vậy thì gia đình cụ Thương ta không phải không biết là bà Tham Toản mà địa phương hay gọi là “bà Thương” khiến có nhiều lần khách vào lầm nhà chị Cúc và ngược lại.Cũng như anh Mộng Châu, anh Trí có dính dáng đến một hôn ước từ nhỏ với một gia đình vọng tộc mà trong lúc thân thiết vui vẻ, hai nhà giao ước với nhau.Anh Mộng Châu không tính chuyện lấy vợ, toan xuất dương nối chí ông cha. Một phần, anh cũng tin vào lời dịch số của cậu tôi (học trò ông ngoại tôi) rằng: “Khi mẹ tôi có đích tôn thì chết”.Anh Trí đi học Huế rồi về Qui Nhơn, ít khi có cơ hội gặp gỡ người em học, nên cũng xao lãng. Dù vậy, anh cũng không hề tâm sự với ai, dù chỉ để nói đùa.Duy có lần, anh bất thần hỏi tôi về chuyện hôn ước đó: “Còn mi thì sao đây? Hay là cũng bỏ hết cả ba anh em”.Tôi không biết gì vì còn học. Chỉ đến kỳ nghỉ hè mới lại được dịp gặp go84 ở Qui Nhơn. Anh Trí gọi đó là nhịp cầu “Ô thước” để nhớ những ngày còn bé ở chung nhà.Có lẽ vào tuổi 19 – 20 cũng có đôi chút bâng khuâng hay kỷ niệm gì đó, anh làm thơ vẽ lại mấy nét: NHỚ CHĂNG Nhớ chăng, anh cùng em nô đùa Ngây thơ như đứa trẻ lên ba Anh đứng bên cạnh nhìn em thêu thùa ……… Nào có phải anh với em Tự kết mối lương duyên Đó chẳng qua Vì cha mẹ đôi bên Chung kết mối tình riêng Rồi ba em lại mất Rồi ba anh chẳng còn Mẹ em giàu có Mẹ anh nghèo khó Rồi lời hứa năm xưa Cùng dòng nước chảy qua Đi biệt không về.Tôi hỏi anh: “Viết cho ai đây?” Anh cười: “Cho ai cũng được”.Quả thật về sau đều dang dở.Vì vậy mà tôi nghĩ mối tình đầu của anh phải là Hoàng Hoa. Và mối tình đó cũng chưa hề được đáng ứng song phương.Hoàng Tùng Ngâm là bạn rất thân của anh Trí, đã chuyển đạt đến Hoàng Hoa nỗi lòng rạo rực của anh qua mấy vần thơ tán tỉnh. VỊNH HOA CÚC Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha Vẻ mặt khác chi người quốc sắc Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.Trong bài khác: TRỒNG HOA CÚC Thích trồng hoa cúc để xem chơi Cúc ngó đơn sơ lắm mặn mòi Đêm vắng, gần kề, say chén nguyệt Vườn thu vắng vẻ đủ mua vui.Và anh thổ lộ tâm sự như chưa bao giờ bày tỏ trong ÂM THẦM … Em có ngờ đâu trong những đêm Trăng ngà giải bóng mặt hồ êm Anh đi thơ thẩn như ngây dại Hứng lấy hương nồng trong áo em Bên khóm thùy dương em thướt tha Bên ni bờ liễu anh trông qua Say sưa vướng phải mùi hương ướp Yêu cái môi hường chẳng nói ra.Chỉ trong bài thơ anh mới viết đôi mắt, đôi môi nhưng không bao giờ nói ra được hay diễn ta cái đẹp với nột người khác.Những bài thơ dễ thương như anh học trò bỡ ngỡ, làm cho chị Cúc cảm động không ít.Hoàng Hoa có vẻ như không từ chối tính anh, nhưng rất nặng về lễ giáo, chị nói với Hoàng Tùng Ngâm một cách lo lắng:“Cái ngăn cách lớn nhất của chị không thể nào vượt qua được là vấn đề lương giáo.”Riêng chị rất chua xót mà không thể nói ra được.Gia đường theo Phật giáo rất nghiêm chỉnh, chắc không thể nào để cho một người con có lễ nghĩa, đi ra ngoài khuôn khổ mực thước của giòng họ.Anh Trí nghe được rất buồn, thơ anh bắt đầu bải hoải, nhưng vẫn còn hy vọng.Trong bài thơ “ĐÔI TA”, anh bấu víu vào mối tình thực tiễn của Hoàng Hoa: … Mà anh hay em trong tim đều rạn Dầu chôn sâu hình ảnh một người mơ Bây giờ đây quấn quít hiện bây giờ Chỉ có biết đôi ta là đang sống Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng Cứ làm ngơ không biết đến thời gian Đến bông hoa tàn tạ với trăng nhàn Đến những tình duyên chung quanh thất vọng. ……… Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết Cứ sửng sốt đê mê mà rũ liệt Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu đang Vỡ tan ra từng mảnh cả không gian Cả thời gian từ tạo thiên lập địa.Mối tình vô vọng, nhưng vẫn kéo dài khi đầy khi vơi, liên lạc bằng văn thơ cho đến ngày anh mất.(Năm mươi năm rồi, Hoàng Hoa vẫn còn giữ nguyên bút tích văn chương của anh. Nhờ đó mà các nhà viết văn có tài liệu về mối tình đầu của anh).Sau một thời gian bị ngắt quãng vào Saigon làm báo. Anh lại trở về Qui Nhơn, mà tình hình có vẻ thuận lợi hơn cho anh tiếp tục mối tình Hoàng Hoa, khi gia đình dọn về số 20 đường Khải Định, chỉ cách nhà chị Cúc có vài căn phố.Anh sống lại mối tình đầu nồng nàn với ít nhiều bạo dạn hơn. Anh viết bài: HỒN CÚC Bấy lâu sát ngõ chẳng ngăn tường Không dám sờ tay sợ lấm hương Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá Muốn ôm hồn cúc ở trong sươngTrong bài Tình thu anh nhắc lại tình xưa khi trông thấy chị Cúc buồn gầy: Đêm qua ả Chức với chàng Ngâu Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu Kể lễ một năm tình vắng vẻ Sao em buốn bã suốt canh thâuRồi cũng thẹn thò như ngày nào: … Sao ta không dám nhìn nhau rõ Gặp gỡ bên đường vẫn thản nhiên.Có nhiều hôm anh ngồi thừ trong chiếc ghế mây, nhìn qua bức mành tre sáo trước cửa, đợi chị Cúc đi ngang qua, trông anh đến thiểu não.Chị Cúc biết điều đó, về sau kể lại với con gái chi Như Lễ mà rằng: “Nghĩ tội nghiệp anh quá”.Bạn bè đến chơi trông thấy anh ngồi buồn bã như kẻ thất tình, nên thường trêu cợt anh là con người sau bức rèm lạnh và gọi đùa anh là Hàn Mạc Tử.Chữ Hàn ở đây có nghĩa là lạnh và chữ mạc không dấu là bức màn, Hai chữ Hàn Mạc là bức rèm lạnh. Anh chỉ cười, không nói gì, cũng không để ý đến nữa.(Mãi về sau khi anh qua đời còn nhiều người vẫn tưởng lầm bút hiệu của anh là Hàn Mạc Tử.Những người bạn thân đều biết rõ, nhưng nghĩ không quan trọng gì, nên không ai lên tiếng.Ngay cả ông Trần Thanh Mại, khi viết cuốn HÀN MẶC TỬ vẫn lầm anh là Hàn Mạc Tử, chỉ vì thấy có những bức thơ anh Trí viết cho Trần Thanh Địch, thường hay ký tên nguyên cả chữ mà không chấm dấu gì hết.Bởi thế cũng có một dạo tranh luận ít nhiều về tên Hàn Mạc Tử, nhưng ông Quách Tấn, người có trách nhiệm bảo thủ văn thơ anh, lên tiếng cải chính cặn kẽ rồi.Theo chỗ tôi biết, thì bút hiệu đúng của anh là Hàn Mặc Tử, trước hết anh tự nhận là nhà thơ nghèo nàn (Hàn Mặc, chữ Hàn của anh là nghèo, không phải lạnh).Chữ Mặc là thỏi mực, ngụ ý “tao nhân mặc khách” (con người của bút mực, văn chương, thi sĩ).Anh Trí vốn rất ngưỡng mộ triết gia Mặc Dịch thời Chiến Quốc, nổi tiếng chủ trương thuyết Kiêm ái, nên anh cũng tự nhận thuộc môn phái Mặc Dịch, thương yêu hết mọi người.Chữ Mặc Tử khi ghép đôi mới có ý nghĩa là môn đồ Mặc Dịch.Chữ Mạc Tử thì không có ý nghĩa gì.Chữ Hàn Mặc Tử nói lên ý nghĩa một thi sĩ nghèo nàn, nhưng tình thương rộng rãi bao la.°Có lần anh nhờ Ngâm chuyển đến chị Cúc một bức thơ, Ngâm nói: “Không nên tiếp tục mối tình vô vọng đó làm gì, chỉ để khổ cho nhau thôi.”Lúc ấy chưa ai biết anh đau yếu gì.Có những đêm không ngủ được, nghĩ đến mối tình yêu chưa nói với nhau được câu nào cho thỏa lòng mơ ước, anh toan bước qua nhà cụ Thương, nhưng lại không dám phiêu lưu. Anh viết: Đêm nay ta lại phát điên cuồng Quên cả hổ ngươi cả thẹn thuồng Đứng rủ trước thêm nghe ngóng mãi Tiếng đàn the thé ở bên song.Chỉ ít lâu sau, anh Ngâm báo tin cụ Thương về hưu: Cả nhà dọn về Vỹ Dạ, chị Cúc cũng sắp đi theo, anh Trí buồn bã viết: Và được tin sắp bỏ đi Chẳng thèm trở lại với tình si Ta lau nước mắt, mắt không ráo Ta lẩy tình nương, rủa biệt lyHai câu sau bài thơ này, thường được nghe anh ngâm lên mỗi khi ngồi trầm ngâm trên chiếc ghế mấy nhìn ra bức mành tre, tôi hiểu anh xót xa với tình đầu biết chừng nào.Năm 1936, anh về Hội chợ Huế, gặp chị mà cả hai đều rụt rè e thẹn. Anh Trí mang sách Gái quê tặng các em chị, nhưng lại không dám trao cho chị.Chị Cúc kể lại và ân hận về thái độ rụt rè đó: “Càng tội nghiệp hơn là hôm sau anh xuống Vỹ Dạ đứng trước cổng hồi lâu rồi lặng lẽ bỏ đi”.Cho đến khi anh đau nặng rồi 1939 chị Cúc còn gởi cho anh một phiếu ảnh cỡ 6x9: Chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát. Anh làm ngay bài: ĐÂY THÔN VỸ DẠ Sao anh không về chơi thôn Vỹ Nhình nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá, nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà.– Nếu anh biết, chị đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hoa tụng niệm, tưởng nhớ mối tình bất diệt của anh mà cũng là tình đầu của chị, đang quyện theo trầm hương dâng lên anh nơi miền cực lạc. Nơi đây không còn ngăn cách giáo lương, không còn tham sân si trần tục.Ôi! Tình Hoàng Hoa đậm đà biết chừng nào!– Nếu anh biết, từ ngày nghe anh đau, chị đã dành dụm một số tiền nhỏ, toan nhờ Ngâm gởi tặng anh thuốc thang, nhưng gia phong nghiêm cẩn, không thực hiện được (các con chị Lễ ở Huế đều biết).“Đây thôn Vỹ Dạ” là bài thơ cuối cùng chị nhận được của anh, chỉ ít lâu sau anh qua đời, đến nay vẫn còn được truyền tụng.Chị rất cảm động khi biết anh vẫn không quên vườn cau tươi mát, vẫn nhớ đám bắp bến đò Cồn nhìn sang Vỹ Dạ, mà dòng nước buồn thiu lặng lẽ trôi…Gió và mây không cùng về một hướng, thì tình anh làm sao không ngang trái. “Gió theo lối gió, mây đường mây…”Mùa thu năm Bính Dần, chị Cúc vào Saigon, ghé lại thăm thình lình làm cho tôi xúc động: Chao ơi! Người xưa đây Hoàng Hoa! Bao nhiêu thu rồi, chưa phôi pha Áo trắng vườn cau thôn Vỹ Dạ Thương Hàn Mặc Tử nhận không raCùng ôn lại chuyện cũ làm cho gia đình tôi vô cùng thương cảm, càng kính trọng chị như người thân bao năm xa cách.Thay lời Hàn Mặc Tử, tôi viết tặng chị một bài thơ mượn ngôn từ nhà Phật, chị rất vui vẻ. HOÀNG HOA CẢM TÁC (Thay lời Hàn Mặc Tử) Áo trắng ngày xưa nay áo nâu Khen ai khéo chọn cảnh đời sau Vàng son đoạn tuyệt bôi nhân quả Dưa muối trường trai diệt khổ đau Trần tục may rời vòng nghiệp chướng Căn cơ ráng giữ mối duyên tu Buồn vui thế sự, thôi đừng nhắc Để chút tình thơ đáp nghĩa nhau.Tôi xem chị Cúc như chị Nghĩa, chị Lễ tôi.Một lần tôi về thăm mộ Cụ tôi ở Huế, ghé lại thăm chị ở Vỹ Dạ. Đời sống tu hành khổ hạnh của chị làm cho tôi xúc động càng quý trọng chị hơn.Khi nhắc lại các mối tình của Hàn Mặc Tử, chị Cúc cười độ lượng:“Tiếc quá, phải chi trời để anh sống thêm mươi năm nữa, tình anh càng nhiều, thì thơ của anh để mô cho hết.Bốn người đàn bà trong đời, thật là quá ít đối với Hàn Mặc Tử”. 2. MỘNG CẦMTôi biết được chị Mộng Cầm chỉ qua lời giới thiệu nửa đùa nửa thật của Thúc Tề. Anh Trí thì dấu kín, ở nhà không ai hay biết gì.Thúc Tề cho tôi biết, Mộng Cầm tên thật là Nghệ, cháu kêu thi sĩ Bích Khê bằng cậu ruột, quen biết Hàn Mặc Tử qua văn thơ trên báo chí Saigon.Mộng Cầm ở với cậu, lúc bấy giờ dạy học tại Phan Thiết.Trong chương II tôi có dịp nói đến trong bối cảnh Saigon hoa lệ mà anh Trí và các bạn đã sống một thời gian làm báo tại đó.Mối tình giữa hai người đã có một sôi nổi trong giới văn nghệ sĩ. Họ bàn tán thêu dệt theo cảm ý hay suy đoán của mỗi người.Có người thương Hàn Mặc Tử thì trách Mộng Cầm bạc bẽo vội ôm cầm thuyền khác, khi vừa nghe tin anh mắc ác bệnh, nhất là khi nghe những lời thơ cay đắng trong những bài: MUÔN NĂM SẦU THẢM Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm Nhớ thương còn một nắm xương hôi Thân tàn ma dại đi rồi Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan Nghe hơi gió ôm ngang lấy gió Tưởng chừng như trong đó có hương Của người mình nhớ mình thương Nào hay gió tạt chẳng vương vấn gì Nhớ lắm lúc như si như dại Nhớ làm sao bải hoải tay chân Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng Mà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều Dẫu đau đớn vì điều phụ rẫy Nhưng mà ta không lấy làm đều Trăn năm vẫn một lòng yêu Và còn yêu mãi rất nhiều em ơi.Hoặc khóc than não ruột như trong: PHAN THIẾT, PHAN THIẾT Ôi trời ôi! Là Phan Thiết, Phan Thiết Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi Ta đến nơi nường ấy vắng lâu rồi Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ… Mà âm hưởng thương đau tạo nhiều ai oán trong giới nghệ sĩ Saigon để trở thành huyền thoại.Cũng có người bênh vực Mộng Cầm còn quá trẻ mà nghiệp chướng hồng nhan đẩy đưa vào một cuộc tình hữu thủy vô chung tạo nhiều tai tiếng cho nàng.Chưa ai biết rõ mối tình đó ra sao cả. Gia đình của chị cũng không hề hé răng tiết lộ, dù là để thanh minh.Chỉ nghe mang máng một chuyện tình khá du dương, khi thì lầu Ông Hoàng, khi thì Cù lao Mũi Né.Mộng Cầm cũng có lần nhắc nhở anh Trí đừng quên: Rồi có khi nào trong phút giây Trăng lên khỏi núi gió đùa mây Thì anh nên nhớ người năm nọ Đã được cùng anh sống những ngàyMộng Cầm cũng là nữ sĩ, nhưng tôi chưa có cơ hội đọc thơ chị, nên không biết thế nào là: “Sống những ngày…”Đối với anh Trí chỉ cần đọc thơ Anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự. Nghe giọng văn anh rụt rè tình tứ trong mối tình đầu với Hoàng Hoa, cũng biết mối tình đó, thi sĩ chưa đạt được. Lòng anh muôn mơ ước mối tình nguyên hương trinh bạch, như nhiều lần anh thổ lộ trong thơ anh để cho hợp tình nghĩa trong trắng tâm hồn anh, như trong các bài: Ưng trăng, Tình hoa… Chỗ đây khí hậu còn nguyên Không ai chạm đến mà đến sao đang… Tôi ưng nàng, tôi ưng nàng Nàng xa xa quá ơi nàng nàng ơiHoặc giọng thơ dễ dãi, bạo dạn thì hiểu được cuộc tình bắt đầu không khó khăn, không ngăn cách vì lễ giáo gia phong Em tôi thở hổn hển Áo xiêm lấm tấm vàng Em tôi đã hiểu chưa ……. Tăng lại dầm mình xuống nước Trăng nước đều lặng nhìn nhau Đôi ta bắt chước thì saoHoặc lời thơ chán chường gượng ép, như trong mối tình khi bắt đầu quen với Mai Đình mà ông Tấn đạo diễn cho vui.Tuy nhiên, ai cũng biết tánh anh không hề muốn mất lòng ai. Tim anh luôn mở rộng đón lấy tình yêu của bốn phương trời. Thơ anh vẫn không thiếu phần tình tứ say sưa, khi mà máu nghệ sĩ tìm được mạch thơ, và mạch thơ đó dẫn dắt đến đâu, anh không cần biết.Đối với chị Mộng Cầm, tôi chắc tình anh suông sẻ.Với ít nhiều tư tưởng tiến bộ, có học trong bối cảnh văn minh, phóng khoáng, thì Mộng Cầm làm quen với anh Trí không khó khăn gì (xin đừng nghĩ là buông thả). Cho nên thơ anh không giữ gìn ý tứ.Vả lại phong cách hào hoa của chị, có thể đã làm cho anh không theo kịp cảm nghĩ của người con gái mới đó.Những cuộc du ngoạn lầu Ông Hoàng, Cù lao Mũi Né đối với anh còn lạ lùng bỡ ngỡ trong nếp sống văn minh.Anh viết: SAY NẮNG Mặt trời mai ấy đỏ ong Nàng tiên tiên hóng mát trên hòn Cù lao … Gió ơi lại đấy mà ngừa Tôi đứng xa lắm xin chừa tôi đi Hồn tôi mắc cỡ là vì Không quen thưởng thức cái gì ngất ngây Như là ánh nắng vàng lây Mà thơ sắp sửa phô bày yêu thương…Dù vậy cái hôn đầu tiên còn lưu lại một thứ hương vị lạ lùng mà anh khó quên, trên đôi môi trinh bạch: Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng Mà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiềuVà tự an ủi: Hương không ngọt xuân sớm lẽ nào tham Mật không đắng ân tình không thú vịNhưng rồi cũng tiếc nuối hờn dỗi như những chàng trai bị tình phụ: Xưa những gì đích đáng ở đầu môi Nay trả lại để tôi làm dấu tíchMối tình Mộng Cầm chỉ có thế thôi mà cũng đã làm cho anh quên mất đi cái cốt cách phượng hoàng vĩ đại. Rồi ngây dại nhờ thất tình chỉ hướng Ta lang thang tìm đến chốn lầu trang Lầu Ông Hoàng người thiên hạ đồn vangVà cũng tầm thường nguyền rủa, khi cảm thấy cuộc đời tươi đẹp dừng lại trước đe dọa tàn phá của ác bệnh Hỡi Phan Thiết, Phan Thiết Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngưỞ trên, tôi viết không hề biết đến Mộng cầm, chỉ qua lời giới thiệu của Thúc Tề.Cho đến năm 1936, sau khi anh Mộng Châu qua đời, thì khoảng tháng năm chúng tôi dọn về số 20 đường Khải Định. Không lâu sau đó chị Mộng Cầm ghé lại Qui Nhơn có đến thăm.Nghe nói chị có gởi thơ chia buồn về cái tang anh Mộng Châu, mà về sau cuốn sách Hàn Mặc Tử tiết lộ chị có xin phép để tang, xin anh Mộng Châu phù hộ cho hôn nhân hai người.Tôi xin đem câu chuyện dưới đây kể lại trong tập Hồi ký này ngõ hầu giúp các nhà văn rộng đường khảo cứu cuộc đời Hàn Mặc Tử.“Đêm trước, anh Trí đang trầm ngâm suy tư, bỗng chợt nói với tôi: “Nè nè Tín, ngày mai em tiếp khách giùm anh”. Tôi hỏi: “Vậy thì anh đi đâu?” “Không đi đâu cả nhưng anh muốn em giúp anh.”Tôi hơi lấy làm lạ, bởi vì ở nhà chỉ khi nào có chuyện gì quan trọng phải nhờ cậy, anh mới lịch sự anh em, còn thường thì tao mi thân mật thôi.Hôm sau, anh dậy sớm sửa soạn thay bộ đồ “tussor soie”, áo chemise trắng cổ “danton”, mang giày verni đen trông ra vẻ lắm.Tôi hỏi: Ai mà quan trọng vậy – Anh chỉ cười, làm cho tôi có nhiều suy đoán ngờ vực, vì ngày thường anh ăn mặc rất lôi thôi.Mới bảy giờ sáng, anh đã ra ngồi khoanh tay lại, thói quen cố hữu, thu mình trong chiếc ghế bành bằng mây. Không nói năng gì với ai nữa. Tôi bảo người nhà pha trà sẵn.Mẹ tôi nhìn tôi dò hỏi. Tôi lắc đầu. Vậy là cả nhà chờ đợi một “biến cố” không ai đoán được cái gì cả.Tám giờ hơn, một thiếu nữ nhỏ nhắn, tóc hớt ngắm ngang ót kiểu “bom – bê” khá xinh đẹp, duyên dáng trong chiếc áo cẩm châu đen trang nghiêm. Nhìn thấy đôi guốc cao gót tôi giật mình, suýt nữa thì tôi đánh giá cao tay lắm là em nữ sinh lớp nhì, lớp nhứt nào đó thôi.Vậy là tôi phải đóng vai trò tiếp khách chu đáo cho anh Trí. Anh không giới thiệu gì cả. Cũng không biết anh chào hỏi ra sao, vì lúc ấy tôi đang quay lưng lại.Chị chào hỏi rất tự nhiên, không có chút gì ngượng ngập, tự giới thiệu là bạn văn thơ của anh Trí, xưng là Mộng Cầm (À! Ra chị Nghệ đây mà. Ôi chao, chị còn nhỏ quá). Giọng nói pha trộn nhiều tỉnh, không cứng như tiếng Quảng Ngãi, rành rẽ. Có vẻ rất mới, nhất là mái tóc chị, mà thời bấy giờ ít ai dám mạnh dạn cắt ngắn như thế.Chị nói chuyện tự nhiên, ngỏ lời chia buồn với gia đình và anh Trí như những người thành thạo nếp sống giao tế thông thường.Chị cũng vui vẻ hỏi tôi biết làm thơ không. Chị khen thơ anh Trí rất hay và chị cũng đang chờ anh chỉ điểm thêm cho.Trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng chị nhìn về phía anh Trí. Hình như chị hỏi anh có trở lại Saigon không. Anh lí nhí gì đó tôi không nghe rõ, vẫn luôn cười nhẹ, không tham gia câu chuyện.Mượn cớ để cho hai người tâm sự, tôi cuống nhà dưới lấy thêm nước chế trà. Mẹ tôi hỏi: Ai đó? Tôi thưa nhỏ: “Chị Mộng Cầm”. Bà cụ muốn ghé mắt xem. Tôi nói: “Để yên đã”.Chưa cạn chén trà, nghe trên nhà vắng hoe.Tôi trở lên thì vừa kịp thấy chị quay lưng lại chào rồi đi ra. Mẹ tôi lên theo, chỉ được trông thấy sau lưng. Anh Trí vẫn không thay đổi vị thế ngồi.Bà cụ nói: “Còn trẻ mà dạn dĩ hé!” Tôi ngẫu hứng đọc mấy câu làm anh Trí bật cười: Cô bé nhà ai dạn dĩ ghê Áo đen quần trắng tóc bom – bê Đến thăm anh Trí mà tôi tiếp Hỏi chuyện thì ra chị Nghệ nè.Mẹ tôi rầy: đừng nói bậy, mất lòng. Anh Trí cũng cười.Về sau một người bạn ở Nha Trang nghe chị kể chuyện: Anh Trí hình như mắc bệnh vì thấy hai tai anh đã dày lên.Sau khi chị Mộng Cầm ra về, tôi suy nghĩ về thái độ của hai người trong suốt cuộc nói chuyện tại nhà.Xét bề ngoài, cuộc viếng thăm có tính cách xã giao giữa hai người bạn quen biết. Không có gì để gọi là hẹn hò thân mật.Anh Trí không hề thay đổi thái độ thường ngày: ngồi khoanh tay thỉnh thoảng lại cười nhẹ, sợ mất lòng khách, đôi khi như xa vắng không biết trước mặt mình đang có người bạn tình mà mình thương nhớ.Tuy nhiên, có sửa soạn trong ăn mặc mà ngày thường rất lôi thôi.Về phần chị Mộng Cầm cũng không có vẻ gì khác lạ. Khi gặp lại người mà chị từng viết: “Đã được cùng anh sống những ngày”. Nét mặt cũng không biểu lộ vẻ mặt thân mật của người tình, vẫn lịch sự vừa phải.Từ lúc vào đến lúc đi, không hề nhắc đến một câu nào, tôi có thể nghe được về kỷ niệm Phan Thiết. Có lần tôi toan nhắc hỏi chuyện Lầu Ông Hoàng, nhưng kịp nghĩ lại sợ bất lịch sự chăng, nên lại thôi.Tuy nhiên, tôi cũng cố tình dò xét mối tình hai người đã thể hiện ra sao, mà rốt cuộc vẫn chịu thua không hiểu nổi.Có thể là nếp sống của chị Mộng Cầm phóng khoáng tự do đã quen, nên không thể nhìn thấy đổi thay trong cảm xúc khi chị tiếp xúc với bạn trai, dù là bạn tình.Đó là những người đàn bà khó hiểu, mà đàn ông thường hay lầm lẫn khi nghe họ nói những lời ngụ ý. Hoặc thái độ có vẻ như buông thả nhưng lại đóng rất chặt. Đó là những thiếu nữ lạnh cảm bất thường.Hoặc đã quá từng trải trong tình trường.Mà Mộng Cầm thì quá trẻ, không thể xếp vào hai hạng nói trên. Chỉ còn phải xem chị ngây thơ, bắt chước nếp sống mới, thạo đời của Saigon văn minh thời bấy giờ. Vậy thì thật đáng thương hơn đáng trách.Nếu ông Trần Thanh Mại được gặp chị sớm hơn, chắc phải dè dặt khi phê phán có phần trách móc chị.Vì vậy, tôi không thể hình dung được những gì đã xảy ra trong các cuộc du ngoạn mà người đời đã thêu dệt. Dù sao thì cậu ruột Bích Khê vẫn còn là đệ tam nhân có trách nhiệm.Tôi cho là đúng, vì sự thể anh Trí khẩn khoản nhờ tôi tiếp chuyện với chị Mộng Cầm như một nhân chứng để anh bớt hồi hộp. Tình trong trắng của anh còn được thấy rõ qua vẻ bối rối khi đối diện với chị Mộng Cầm.Tuy nhiên đọc bài “Say chết đêm nay”, tôi không khỏi cảm thương cho mối tình lỡ dở của anh, mà nhớ thương còn đọng lại, ray rứt trong tâm tư con người bạc số đó. … Trăng cổ độ hết vương cành trúc Hẹn đoàn viên tình thực chiêm bao Đêm nay lại giống đêm nào Nhấp xong chung rượu buồn vào tận gan. Say thôi lại muốn nàng nâng đỡ Nhưng nàng xa từ thuở vu quy Nhớ thôi lòng những sầu bi Lệ rơi vào rượu hàng mi lờ đờ. Ta là khách bơ vơ phàm tục Nhớ cầm trăng cung bậc tiêu tan Không ai trang điểm má đào Cho ta say chết đêm nào đêm nay.Không lâu sau đó, nghe nói chị lập gia đình. Từ đó tôi không nghe ai nói gì về chị, ngoài trừ những chuyện huyền thoại về sau này.Tôi cũng không biết hai người đã giải ước ra sao và lúc nào, vì bấy giờ tôi đã ở Đà Lạt. Nhưng tôi vẫn linh cảm cuộc viếng thăm lần ấy có tính cách quyết định cho chị.”Đến nay, nhiều bạn hữu ngày xưa của anh, nghe nói còn gặp chị Mộng Cầm, nhưng chị sống kín đáo không muốn tiếp xúc với ai.Viết lại câu chuyện chị Mộng Cầm, tôi ghi chép trung thực cảm nghĩ tôi lúc bấy giờ mà thôi, tuy ký ức cũng có thể có nhiều chỗ sai lạc về thời gian.Mong chị thông cảm. Năm mươi năm rồi còn gì.