HẠNG VŨ
- 5 -
Cái chết của Hạng Vũ

    
ạng Vũ vốn có thể không chết.
Lúc Hạng Vũ đến bên sông Ô Giang, ở đó đã có thuyền đến đón. Viên đình trương Ô Giang lái thuyền chắc là một người sùng bái Hạng Vũ, nên đã chờ từ lâu, quyết tâm cứu Hạng Vũ qua sông. Ông nói với Hạng Vũ, lúc này cả vùng Ô Giang chỉ còn một chiếc thuyền nhỏ của thần, mời đại vương nhanh chóng lên thuyền, quân Hán không thể qua sông. Giang Đông tuy nhỏ, đất đai ngàn dặm, dân số chục vạn, nhưng hoàn toàn có thể dựng nên bá nghiệp. Nhưng Hạng Vũ đã chối ý tốt của viên đình trương. Hạng Vũ chỉ cầu xin đinh trưởng chở chiến mã yêu quý của mình qua sông, còn mình cùng lũ thân binh theo hầu đều xuống ngựa đi bộ, vượt qua vòng vây, giáp mặt với số quân Hán vừa đuổi tới. Đây là trận chiến lấy ít đánh nhiều, chẳng lợi lộc gì, nhưng nếu vì thế mà không đánh giơ tay xin hàng, chịu trói, thì đâu phải là Hạng Vũ. Hạng Vũ hiên ngang để chết, quyết không quỳ lạy xin sống. Đương nhiên không đời nào Hạng Vũ buông vũ khí, Hạng
Vũ vẫn muốn cầm vũ khí, kể từ ngày Hạng Vũ bắt đầu cầm vũ khí, vũ khí chưa hề rời tay. Ngược lại, trong giờ phút cuối cùng của cuộc sống, còn muốn giơ cao vũ khí, giống nhà nghệ thuật ưu tú, muốn màn diễn sau cùng phải sôi nổi nhất. Hạng Vũ và những người theo hầu đều hiểu như vậy. Thế rồi, trận chiến địch mạnh ta yếu được diễn ra tựa mây vần gió chuyển, vang động cả núi sông, riêng cá nhân Hạng Vũ đã giết được mấy trăm quân Hán, bản thân bị hơn chục vết thương. Khi đó, quân Hán đuổi tới ngày một đông, trong đó có cả Lã Mã Đồng, người đồng đội cũ của Hạng Vũ. Hạng Vũ cười to, rồi lớn tiếng gọi sang: Đây chẳng phải là bạn cũ! Lã Mã Đồng kẻ phản Sở hàng Hán thấy khó nghĩ, không dám nhìn Hạng Vũ, quay đầu lại nói với Vương E một viên tướng Hán khác: Đấy chính là Hạng Vũ. Vậy Vương E là “người bạn mới” của Vũ. Rồi Hạng Vũ nói với Vương E: Nghe nói quý quốc chi một khoản tiền lớn, thưởng ngàn vàng, phong vạn hộ để mua đầu của ta, vậy ta cho ngươi đây! Nói xong liền lấy kiếm tự cắt cổ.
Chẳng cần phải nói nhiều, ai cũng thấy, Hạng Vũ chết rất mãnh liệt, chết rất anh hùng, chết trong khí thế bừng bừng, trời đất phải kinh, quỷ thần phải khóc, ngay cả nước sông Ô Giang cũng phải nghẹn ngào, từng đợt sóng cuồn cuộn dâng trào. Rõ ràng, cái chết của Hạng Vũ là cao quý. Bất kể Hạng Vũ chết vì cái gì, cái chết của Hạng Vũ luôn có giá trị thẩm mỹ, ma lực, nhân cách, không gì sánh kịp.
Nhưng Hạng Vũ chết cũng rất thảm.
Đúng vào lúc Vương E cướp được đầu của Hạng Vũ thì số tướng sĩ quân Hán còn lại cũng ùa lên, chúng giẫm đạp lên nhau, thậm chí còn giết hại lẫn nhau, hơn chục người chết, để giành nhau thi thể của Hạng Vũ. Cuối cùng thì Vương E được thủ cấp, Dương Hỷ, Lã Mã Đồng, Lã Thắng, Dương Vũ mỗi người được một miếng thịt. Chúng chia nhau mảnh đất được Lưu Bang phong thưởng, mỗi đứa còn được thêm một chức quan gì gì đó. Còn vị anh hùng của chúng ta, vị anh hùng mà trước kia mỗi lần nghe tin chúng đã kinh hồn bạt vía, lúc này đã không toàn thây, sau khi bị chúng xâu xé, cướp đoạt.
Thực không sai, “hổ xuống đồng bằng bị chó bắt nạt”.
Bi kịch của Hạng Vũ là bi kịch của thời đại.
Thời đại trước Hạng Vũ là thời đại anh hùng, cũng là thời đại của quý tộc. Tinh thần thời đại đó đầy cảm giác cao quý và khí chất anh hùng. Tượng trưng cho loại tinh thần đó là hổ, báo. Đối lập với nó là dê, chó. Tử Cống, một học trò của Khổng Tử thường lấy hổ, báo, chó, dê để ví với hai loại nhân cách khác nhau và than thở về khả năng hổ, báo có thể lạc thành dê, chó: “Da của hổ, báo cũng giống da của dê, chó lúc đã cạo hết lông”. Nhưng theo thầy Khổng Tử thì, tinh thần hổ, báo là cao quý, có giá trị thẩm mỹ, sẽ không bị thay bởi cái thô bỉ của loài chó, sự tầm thường của loài dê.
Nhưng, kể từ lúc Tần Thuỷ Hoàng dựng nền chính trị chuyên chế trung ương tập quyền thì thời đại anh hùng cũng bắt đầu đi vào ngõ cụt.
Chuyện quân thần ngồi bên nhau trò chuyện đã không còn, và thay bằng hành lễ sửa nghĩa, khấu đầu như giã gạo, các hiệp khách mưu sĩ tung hoành trong thiên hạ thi triển tài năng cũng không!!!14658_6.htm!!! Đã xem 100329 lần.

---~~~mucluc~~~---