Nàng Tiên mắc đọa

    
âu chuyện này tôi được nghe cô bạn thân kể lại từ rất lâu, hôm nay tôi lục lọi trong miền ký ức của mình xin thuật lại để bà con cùng sống lại cái thời ngây dại đã qua của tuổi trẻ trong mỗi chúng ta.
Khi vầng Thái Dương đỏ ối thật to đang dần dần trốn vào đường chân trời và những cánh chim nhỏ bé vỗ cánh bay ngang qua, hình anh chiếc bảo tháp của ngôi chùa nơi xa xa hằn in rõ trên bầu trời y hệt như những bức tranh do các họa sĩ tài hoa tạo nên, một buổi hoàng hôn trên quê hương trong khung cảnh thật yên bình, lúc này thì phía đàng Đông cô Hằng Nga cùng chú Cuội bên gốc cây Đa trên Nguyệt điện cũng dần nhô lên sau rặng tre làng, trên ven con đê đôi trai gái đang tựa lưng vào nhau cả hai thả hồn vào khoảng không mênh mông của bầu trời, gió nhẹ thổi mơn man làm suối tóc mềm mại của cô gái bay phất phơ vào gương mặt của chàng trai, mùi thơm của tóc bay vào mũi khiến chàng trai ngất ngây, rồi chàng lên tiếng:
-Mùi thơm tóc của cô Tiên này anh chẳng bao giờ quên được, cho dù mai đây ở tận góc biển chân trời nơi đâu chăng nữa anh nhất định không quên.
Xoay lưng lại cô gái nhìn vào mắt chàng trai hồi lâu rồi nàng nói:
-Anh nói vậy chứ mai đây anh gặp cô gái khác họ đẹp hơn em thì lúc đó em còn là nàng Tiên trong tim anh nữa hay không?
Chàng trai không thốt lên lời nào, hai tay anh choàng qua ôm trọn thân hình cô gái, anh cúi xuống hôn vào đôi môi nàng rồi cả hai nằm ngả lưng xuống thảm cỏ xanh rì ở bờ đê, gió vẫn thổi nhẹ và Trăng bắt đầu trèo qua khỏi mấy ngọn Tre chiếu ánh sáng yếu ớt lên vạn vật, đôi trai gái vẫn không rời nhau họ ngước nhìn bầu trời đang bắt đầu lấp lánh những vì sao, họ như muốn dìu nhau qua bến bờ xa lạ ở tít trên cao, bất chợt cô gái nhắc lại câu nói khi nãy:
- Mai này gặp cô Tiên khác là anh quên cô Tiên này liền đúng không anh?
Lấy tay bứt cọng cỏ ( Mần Trầu ) đưa lên miệng nhai nhai, rồi dường như vị đắng của cọng cỏ giúp cho chàng trấn tĩnh lại trước câu hỏi của người yêu, phun vội cọng cỏ xuống đất chàng nói:
- Làm gì có chuyện đó Tâm ơi anh sẽ suốt đời suốt kiếp yêu em mà, không tin anh sẽ thề độc cho em tin nhé.
- Em nói vậy thôi em tin rồi anh thề thốt làm gì cho mang tội, em tính trước rồi phận đàn bà bao giờ cũng mang phần thiệt thòi về mình trong tình yêu, lỡ có bề gì em sẽ...sẽ...
Toàn tên chàng trai, vội lấy tay bụm miệng người yêu lại rồi nói như trách:
- Em này, chưa có gì mà lo lỡ với cỡ, chúng mình yêu nhau chân thật thì bất cứ trở lực nào cũng không thể ngăn cản chúng mình, anh tin rồi mình sẽ vượt qua tất cả.
Dường như chưa thật an tâm sau câu nói của Toàn, Tâm e ngại nói:
- Em thấy bên gia đình anh có vẻ không thích em thì phải, nhất là mẹ của anh bà nhìn em với cặp mắt rất lạ, trực giác cho em biết điều đó.
Toàn an ủi Tâm:
-Anh biết rồi, để anh thuyết phục thêm với gia đình mọi chuyện sẽ ổn thôi mà, anh tin con chúng mình sẽ được ông bà nội hân hoan chào đón em đừng có lo.
* * *
Trời mới tờ mờ sáng khi mọi người trong cái xóm nhỏ này còn ngáy ngủ, vậy mà Bà Mười mẹ của Toàn đã to tiếng cãi vả với ông Mười:
- Đó tui nói với ông hết nước hết cái rồi, tui còn sống ngày nào là thằng Toàn đừng hòng lấy con nhỏ đó làm vợ, ông mà theo phe thằng Toàn thì đừng nhìn mặt tui nữa, tui sẽ từ nó và xé hôn thú với ông luôn.
Dường như chưa nguôi cơn giận, bà Mười còn xỉa xói thêm:
- Hứ, thứ con gái con đứa gì mà coi không được mắt chút nào, thiệt là tức mình cái thằng Toàn này lắm rồi, chắc nó ăn phải bùa mê thuốc lú gì của con nhỏ này hay sao đó, thiệt là tức chết đi được.
Ông Mười vốn là người hiền lành như cục đất, ông làm ăn chăm chỉ một tay ông lo canh tác ruộng vườn đầu tắt mặt tối quanh năm, mấy lúc gần đây ông Mười cũng loáng thoáng nghe chuyện thằng con trai mình nó đem lòng yêu thương đứa con gái của ông Út Gắng nà anh cũng không muốn vụ này xảy ra đâu, bà cô Mười anh đó, bả lôi giấy tờ ra..
  Nóng ruột Lành ngắt ngang lời  Hiếu:
  - Em biết nguyên nhân rồi, bác Chín đã kể rồi, vậy theo anh bây giờ nhà em phải trả cho cô Mười bao nhiêu thì vừa để em tính.
Hiếu ngần ngại:
  - Thôi vụ này để người lớn nói chuyện với nhau hay hơn em ạ.
Hiếu vừa dứt lời thì đâu từ ngoài sân có tiếng ca lè nhè của người say rượu với dáng đi xiêu vẹo vào nhà:
  - Đường tương chao đậu hủ dưa leo, ai chưa ăn chưa phải là.... Người.. Trong thói...đời..cười ra nước..mắt.. Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu, giờ giàu sang,... Ụa..ụa...ụa..
  Câu ca của bản nhạc Thói Đời có sửa lời chưa dứt mà ca sĩ này đã gục xuống sân ói mửa liên tục, mấy bà lối xóm đi chợ ngang nhà che miệng cười khúc khích rồi lấy tay bịt mũi lủi bước đi nhanh, riêng con Ky ky thì nhào vô liếm sạch chổ ói kia, mấy đứa nhỏ lưng trần lòi rún la lên:
  - Coi chó ăn chè của ông Chín sa bô chê kìa tụi bây ơi!
  Hiếu chạy ra sân đỡ cha mình vào nhà rồi trách móc:
  - Trời tía làm con mất mặt quá, ai đời con làm chủ tịch tía thì say mèm, kiểu này có ngày con mất chức vì tía quá.
  Nằm trên bộ ván gõ, đôi mắt gần sụp mí ông Chín quơ tay chỉ vào Hiếu nói:
  - Ông chủ tịch ơi, ông biết tại sao tui say không? Vì ông với bà Chín nhà này nè khiến tui thành cái thằng vong ơn bội nghĩa, tui tỉnh táo mà làm gì hở ông?.ụa ụa, chú Sáu ơi tha lỗi cho Chín Sabôchê này Chú Sáu ơi!
  Bà chín nghe tiếng chồng la lối ở nhà trên, biết ông vì chuyện đất cát sanh ra buồn bực lấy rượu giải sầu, bà vào bếp lục cái giỏ trầu của bà nội của Hiếu lấy hũ vôi ăn trầu đem lên nhà trên quẹt vào dưới lòng bàn chân cho ông Chín, vì bà nghe những người lớn tuổi dùng mẹo này để giã rượu cho mấy ngày đệ tử lưu linh, trong lúc lo cho ông Chín bà cất tiếng nói nhằm lay tỉnh ông:
  - Có con Lành con chú Sáu Chịu qua chơi mà ông làm mất mặt bầu cua quá trời luôn vậy đó.
  Lúc này Lành lên tiếng:
  - Con cháu không bác Chín ơi, có gì đâu bác ngại.
  Nghe tiếng con Lành nói, ông Chín  ngồi bật dậy như chiếc lò xo nén đã lâu ngày nay có dịp bung ra, dường như cái tên Lành làm ông tỉnh hẳn rượu, ông nói trong nước mắt:
  - Lành đó hả con, bác Chín đây có lỗi với tía con bây lắm, để hôm nào quởn bác phải nói cho chú Sáu hiểu cái  lòng của bác chứ như vầy bác buồn mà chết Lành ơi.
  - Dạ con hiểu lòng bác Chín rồi, bác nằm nghỉ cho khoẻ mai con qua thăm bác.
Ông Chín dịu dàng:
  - Ừ về đi con gái, để bác chín nói câu này con đừng cười bác nhe
  - Dạ con không cười bác Chín đâu.
  - Cái con này, nó nói không cười mà miệng nó đang teo toét kìa bà ơi, nè con! bác mà có đứa con dâu như con thì lỡ Bác có ra đi bác cũng an lòng, thằng  Hiếu nhà bác nó long bong chuyện vợ con hoài bác rầu ghê lắm.
  Cả Hiếu và Lành quá đổi bất ngờ với câu nói của ông Chín, thằng  Hiếu thì làm bộ giận và trách móc Tía mình:
  - Trời.. Tía sao Tía nói kỳ vậy?
  Còn Lành thì mặt đỏ bừng, thẹn thùng trong lòng nhưng  tránh nói  về mình:
  - Con thấy anh Hiếu chững chạc rồi bác Chín thế nào cũng tìm được cô vợ ưng ý cho bác Chín mà.
Bà Chín cùng Thằng  Hiếu cùng nhìn về phía con Lành, hình như cả hai cũng đã thấy một đều gì đó ở Lành qua cái ước ao của ông Chín  có được cô con dâu như Lành.
  Lành xin phép ra về và hẹn hôm sau quay lại để tiếp tục câu chuyện ruộng đất nhà mình cho cha già an lòng để cày cấy trên mảnh đất quê hương mình.

*

Lại một đêm nữa ở nơi vùng quê lúc thiếu thời của Mình. Lúc trưa nay thằng Hiếu đã quay lại cuộn phim thời thơ ấu ngọt ngào của hai đứa, đến giờ Lành mới thấy thằng Hiếu kể còn xót một câu chuyện, hoặc là nó quên, hay nó cố tình né tránh, câu chuyện chơi nhà chòi của trẻ thơ, ngày ấy bọn nó rủ nhau lấy cây lá quanh vườn nhà cất thành những cái nhà chòi, đứa đóng vai cha mẹ, con cái.. Một hôm không biết do đứa nào bày ra cái chuyện bắt con Lành và Thằng Hiếu làm cô dâu chú rể, hai đứa vào vai vợ chồng son ngọt sớt, con Lành thì lấy mấy sợi dây leo kết hoa vào làm vương niệm đội lên đầu còn thằng Hiếu thì mặc bộ đồ veston bằng lá chuối, có thằng khéo tay lấy kéo cắt lá chuối thành chiếc áo  xong lấy chân nhang bẻ ra làm kim chỉ gài vào lá chuối, vậy đó đám cuới hai đứa tưng bừng, tiền mừng cưới là, chuối, ổi xoài, khoai lang.v.v... Cả bọn hùn vô ngồi ăn ngon lành, Lành còn nhớ như in. Tụi con trai xúi thằng Hiếu phải hun cô dâu trong ngày cưới mới đúng điệu, đang hun cô bé ngon lành thì bà Chín cầm cây chổi lông gà quất vào mông thằng Hiếu mấy cái khiến nó sợ quá dông thẳng về nhà, bà còn buông ra câu nói:
  - Con nít mà ai cho chơi cái trò này đây, dẹp, dẹp hết.. Bà cấm nghe mấy con.
  Đang thả hồn vào kỷ niệm ngọt ngào của ngày xưa thân ái, thì anh Tư tài xế làm Lành phải quay về thực tại:
  - Cô Lành nhắm chừng nào mình dìa, tui đi mới hai hôm mà nhớ thằng nhóc ở nhà quá trời.
  - Anh nói nhớ thằng nhóc, còn nhớ ai nữa không?
  Biết cô chủ ghẹo mình anh Tư tài xế cười cầu tài rồi nói:
  - Hổng nói cô cũng biết rồi ha ha,
  - Chắc một hai hôm thôi anh Tư, lâu lâu có dịp về quê mà, ở nhà má con nó còn bà ngoại bên cạnh  anh lo gì.
Lành và anh Tư tài xế đang bàn bạc những chuyện khác thì bổng đâu tiếng la của bà Chín vọng sang nghe thảrm thiết:
  - Bớ người ta.. Ông Chín tự tử rồi.. Cứu.cứu.
  Tiếng con Ky ky nhà ông che='height:10px;'>
- Anh Mười ơi, Cô Thảo con chú Út Gắng nhảy cầu tự tử ngoài sông cái rồi, bà con mới vớt lên được rồi, hiện giờ họ chở cổ về nhà ông Út Gắng để làm đám, anh qua bển nhìn mặt lần cuối đi.
Nghe tin sét đánh ngang tai, hủy bỏ ngay cái chuyến hưởng tuần trăng mật, anh Mười lội băng đồng chạy riết một mạch đến nhà người yêu kịp đưa tay vuốt mắt cho cô Thảo, tự dưng lúc đó dòng máu tuôn ra nơi khoé miệng cô ta, thấy vậy có người lên tiếng:
- Con Thảo nó chết oan mới trào máu như vậy đó, tội nghiệp con nhỏ biết bao nhiêu, cha mẹ nuôi nấng khôn lớn chưa đền đáp gì mà ra đi rồi.
Anh mười chết lặng trong người, anh đi đến bên cạnh chú Út Gắng bất chợt anh quỳ xuống dập đầu xuống đất rồi nói như van xin:
- Con xin tạ tội với chú Út, con không ngờ em Thảo nặng lòng với con như vậy, con xin chú và em Thảo tha thứ cho con, con đáng chết lắm.
- Chú Mười ơi! Thôi đứng dậy đi chú, số phần cả thôi tui biết tính tình chú Mười mà, chú cũng đừng tự dày vò mình nữa, chú về lo cho thím Mười đi, ở đây tui lo được mà.
Với đôi mắt ngấn lệ anh Mười ôm chằm chí Út Gắng rồi cả hai cùng khóc ngất, khiến bà con chung quanh thương cảm cho hoàn cảnh này rồi đôi mắt họ cũng đỏ hoe.
Khi cô Thảo mồ yên mả đẹp, anh Mười là người bỏ công bỏ của để lập cho người yêu một ngôi mộ thật đẹp, bà con lối xóm không ai còn nhìn anh như một gã sở khanh nữa mà họ còn khen:
-Thiệt tình à nghe, thằng Mười này nó làm rể nhà ai thì nhà đó có phước mấy đời luôn, nó ăn ở có trước có sau ghê vậy đó.
Rồi sau khi lo cho cô Thảo xong, anh Mười gặp phải cái ghen tuôn ngàn đời của Hoạn Thư, chị Mười nhắc đi nhắc lại nhiều lần:
- Anh là người thả mồi bắt bóng, con Thảo nó thành ma mấy kiếp rồi mà cứ tơ tưởng triền miên, tui mà biết anh nặng lòng với nó như vậy chắc đời nào tui ưng anh.
Những lúc bị cô vợ chì chiết như vậy anh Mười thật khổ tâm, anh chẳng thèm phản ứng lại chị Mười làm gì nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình, nhưng cái tình cảm ngọt ngào của cô Thảo với anh thì anh cứ để nó bám chặt trong lòng dễ gì phai nhạt.
Bổng tiếng của thằng Toàn hỏi làm cho ông Mười phải ngắt quãng cái quá khứ buồn vui lẫn lộn đã lâu lắm rồi mới có dịp nhen nhúm lại:
-Tía ơi vụ của con bây giờ tính sao đây tía, con không thể bỏ em Tâm, hơn nữa cháu nội của tía sắp chào đời sao đành làm ngơ hả tía?.
Ông Mười nhăn mặt rồi khẻ nói:
-Vụ bây khó thiệt nghe, theo ý má bây thì trọn hiếu, còn như nhất quyết ăn ở với con Tâm thì phải đạo rồi đó, chắc tía má đành phải thất lễ với vợ chồng anh Sáu Kỉnh thôi chứ biết sao bây giờ?.
Thấy thái độ muốn vẽ đường cho Hươu chạy, Toàn vội nói.
- Hay là con với Tâm trốn lên Sài Gòn mướn nhà ở tạm, chừng nào em Tâm sinh nở xong thì tụi con về tạ tội cùng tía má, khi có thằng cháu nội rồi chắc má cũng nguôi giận đó tía.
Ông Mười trố mắt nhìn thằng Toàn rồi nhủ thầm trong bụng:
" Thằng này coi vậy anh hùng quá ta, tía ủng hộ bây hai tay hai chưn luôn "
Ông Mười đưa mắt nhìn xuống nhà dưới xem thử có ai thấy cha con ông nói chuyện trên này hay không, nhìn qua phía cái võng ông thấy bà Mười nằm ngủ miệng ngái khò khò, yên chí lớn ông Mười nắm vai kéo thằng Toàn đến gần, ông ghé miệng vào tai nó nói nhỏ điều gì khiến hồi lâu sau gương mặt nó hớn hở thấy rõ y như những người biết mình vừa trúng số. Nói xong ông dùng tay đẩy Toàn ra xa như muốn thằng con yêu quý nhanh chân chạy trốn cái tình cảnh éo le này.
* * *
Khoác chiếc áo len, chụp cái nón nỉ lên đầu, tay quơ vội cái cặp táp đựng sách vở tài liệu của một thầy giáo làng, Toàn dắt chiếc xe đạp ra khỏi cổng nhà nó cúi đầu chào tiá rồi leo lên yên xe nhấn cái pê đan đạp xe vội đến trường tiểu học ở đầu làng, vừa đến cổng trường Toàn thấy Tâm cũng ôm cái cặp táp đang rảo bước đi vào.
Toàn và Tâm được bổ nhiệm về dạy ở ngôi trường này khá lâu, vì một phần hai cô cậu là dân cố cựu của vùng đất này nên được người dân và chức sắc trong làng yêu mến nhất là các em học sinh, những đứa trẻ nơi đây ngoài giờ học hành ở lớp chúng còn phụ cha mẹ việc đồng áng nương rẫy.
Hôm nào các em bắt được con cá to, hoặc mấy chú chuột đồng béo tròn bắt được sau mùa lúa gặt xong, các em mang những món quà quê này đem đến tận nhà biếu cho thầy cô, những người được ví như người đưa đò, quanh năm họ cặm cụi ín cũng Phụ họa theo, tiếng chân lối xóm chạy rần rật trên đường làng quê, cả nhà ông Sáu Chịu cũng chạy qua xem chuyện gì, trước mắt họ ông  Chín với gương mặt trắng bệt, miệng thì hôi thuốc trừ sâu. Ông quằn quại trên tay ông Ba Ngãi, trong lúc bối rối có người nói:
  - Kêu xe lôi chở ông Chín ra trạm y tế đi cho ổng xúc ruột gấp, hổng biết ổng bị cái gì mà tự vận.
  Lành chen ngay vào nói với ông Ba Ngãi:
  - Bác chịu khó cõng bác Chín qua cầu, con có xe hơi đưa đi cho lẹ.
Chiếc xe hơi do Anh Tư tài xế lái pha đèn sáng rực, chạy nhanh như bị ma đuổi,  trên xe ngoài Ông Ba Ngãi, ông Chín còn có ông Sáu, con Lành và Thằng Hiếu, khi xe rẽ vào cổng bệnh viện huyện thì ông Chín được đưa ngay vào phòng cấp cứu. Qua sự cứu chửa kịp thời nhất là nhờ tài lái xe của anh Tư tài xế và cũng không quên nhờ cô gái mà ông Chín ước ao là dâu của mình đã có mặt kịp thời cứu ông một bàn thua trông thấy..

*

Trời về gần sáng sương xuống ướt lạnh, thấy Lành co ra trong chiếc áo mong manh, Hiếu cởi áo khoác và đắp lên vai cô dâu bé bỏng dạo nào, hơi ấm từ chiếc áo khiến Lành cảm thấy dễ chịu và thầm cảm ơn chú rể dạo nào đã lo cho cô dâu một cách  vuông tròn trong trò chơi nhà chòi của ngày xưa.
  Trời sáng hẳn, sau khi khám lại một lần cuối, bác sĩ thấy tình trạng ông Chín không còn gì nguy hiểm đến tánh mạnh, sau khi phạt hành chánh tội hủy hoại thân thể hết mấy trăm ngàn đồng ông được cho xuất viện ngay  trong sáng nọ.

*

Về đến nhà mọi người hỏi han nguyên nhân vì đâu ông Chín quyên sinh, ông Chín thong thả kể mọi sự tình, chủ yếu là ông không muốn làm người vong ơn bội nghĩa với ông Sáu nên ông mới rũ sạch nợ đời bằng cách uống thuốc rầy.
  Cô Mười, người đem cái bằng khoán ra để  nhằm lấy lại đất nhưng khi thấy ông anh mình quá nặng tình với ân nhân mà quyên sinh thì bà cũng không còn dám đề cập đến chuyện này nữa, đã vậy bà còn nhờ ông Mười Một em bà đánh tiếng về quê cho biết thôi không còn đòi đất ruộng của ông Sáu Chịu nữa, khi biết tin này  phải công nhận người vui nhất khi câu chuyện này kết thúc có hậu là hai ông bạn già cố tri của câu chuyện này, nhưng người vui kế tiếp là cô dâu và chú rể của trò chơi nhà chòi ngày xưa, khi làm xong bổn phận cứu ông Chín thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, Lành để toàn bộ số tiền cho ông Sáu đứng ra giải quyết, trở lại Sài gòn làm việc,  hàng tuần lúc này anh chàng Chủ Tịch xã phải cưỡi xe gắn máy về Sài gòn trình diện cô Giám đốc Lành. Không ngờ một thời gian sau cái ước vọng của ông Chín sabôchê đã biến thành sự thật.
Khi hết nhiệm kỳ Hiếu thôi không làm chủ tịch xã nữa, Hiếu quay lại trường để học lên cao nữa để tìm tương lai qua ngã rẽ khác, còn công việc của Lành ngày càng phát triển, không lâu sau thiếp hồng báo tin đến khắp mọi người thân quen.
Bên các bàn tiệc nơi quê nhà, mọi người đông đủ, ngồi trong mấy chiếc rạp dựng lên, trong tiếng nhạc nhè nhẹ, bà con ăn uống mừng tiệc cưới, mừng cho đôi trẻ ngày nào trong trò chơi nhà chòi, đến lúc cắt bánh và uống rượu giao bôi xong, mọi người la lên:
  - Chú rể hôn cô dâu đi..
  Thằng Hiếu chợt nhớ lại mấy đứa bạn trong xóm xúi dục câu nầy khi hai đứa chơi trò cô dâu chú rể ngày xưa, Thằng Hiếu toan đặt nụ hôn nồng nàn lên đôi môi xinh mộng của con Lành tự nhiên nó ngập ngừng rồi nhìn về phía bà Chín, hình như nó xem bà Chín mẹ mình có cầm cây roi mây sau lưng hay không, dường như Kỷ niệm xưa cũng ùa vào tâm trí bà Chín bà chợt nhớ rồi xoè hai bàn tay trống không cho chú rể xem, lúc này thật sự nụ hôn trao cho nhau  giữa tân lang và Tân giai nhân bắt đầu như mật ngọt.
  Từ góc xa cuối góc cái rạp có một  bàn tiệc mà nơi đó chỉ có hai ông sui gia đang quàng vai bá cổ với nhau uống cạn chén rượu nghĩa tình như ngày nào, trong lúc ngà ngà say, ông Sáu mới hỏi ông Chín:
  - Anh Sui, hồi đó anh tự tử làm chi, may mà anh không chết, chứ không thì....
  - Chú Sáu...ý quên anh Sui, tui tính dấu biệt cái vụ này, nhưng thôi bật mí cho anh luôn nè, tui đâu có tự tử gì đâu anh sui.
  Ông Sáu chưng hững hỏi:
  - Anh nói sao ngộ vậy, chính tui với con Lành đưa anh đi xúc ruột anh quên rồi hả
  - Ha ha, bởi vậy tui mới phục tui sát đất,  nếu tui không đóng kịch dễ gì anh còn được miếng ruộng để anh cày cấy đâu, hoặc là anh sẽ mất số tiền bồn bộn à nghe.
  - Anh đóng kịch gì, nói nghe thử coi.
  - Tui đâu có uống thuốc rầy thuốc riết gì đâu, cái đó hớp vô một ngụm đứt bóng  như chơi, tui chỉ thoa thuốc rầy ngoài da thôi, còn sùi bọt mép  thì tui lấy mấy viên vitamin loại sủi bọt ngậm vô miệng,  gương mặt tui anh thấy trắng dã là tui lấy bột mì thoa lớp thật mỏng rồi làm bộ con mắt lờ đờ trợn trắng là ăn tiền rồi, anh nhớ cha nội nào cõng tui lúc đó không? À đúng rồi ông Năm Ngãi chứ đâu, bu đó mình mẩy ổng làm ruộng mới về chưa tắm hôi rình, nằm trên lưng ổng tui nín thở từ nhà ra tới xe, có lúc mắc cười quá tui cắn răng chịu trận chứ cười một cái là thua liền, xong rồi đó, bí mật này anh đừng cho ai biết hết nghe anh sui.
  - Cạy răng tui tui cũng hổng nói thì có ai mà biết được ha ha.
Hai ông sui không ngờ lúc này thì con Lành và thằng Hiếu đứng sau lưng nghe hết đầu đuôi chuyện nọ hai đứa đồng thanh hô lên:
  - Tụi con biết nữa..ha ha
  Âm mưu bại lộ ông Chín gỡ gạc một câu:
  - La lớn nữa đi hai con, cô Mười tụi bây đàng kia kìa... Bả lấy ruộng của Tía tụi bây liền bây giờ, liệu hồn nghe mấy con.
  Cả bốn người quá đổi hạnh phúc ôm nhau cùng cười khiến khắp các  bàn tiệc vỗ tay rân trời chúc cho đôi uyên  ương trăm năm hạnh phúc.
Sài gòn ngày 27/7/2012
Hai Hùng

- Anh Hai, má kêu dậy liền ngủ gì mà ngủ dữ vậy.
Vẫn không thấy động tịnh từ phía bên trong, con Hiền ghé mắt vào khe cửa nó thấy đồ đạc trống trơn, phát hoảng nó la chí choé khiến cho bà Mười hoảng theo:
- Anh Hai dọn đồ đi mất tiêu rồi má ơi, trời ơi! Đi đâ
Nét chân quê Coi cọp Cách mạng táo quân Một lần trúng số Cái bìa hồ sơ màu da cam Tiếng vọng của thời gian
Truyện Cùng Tác Giả Hồi Ức Thuở Biết Buồn Tản mạn đầu xuân Ân Tình Không Phai Bạn Vong Niên Bùa Yêu ;m đứa con chào đời rồi ẳm cháu Nội về nhà thì xem như " Châu về Hiệp phố ", tính kiểu như ông Mười chắc ăn như bắp, bà Mười đâu có ngờ hồi nào đến giơ bà cố tình lấn lướt ông trong mọi chuyện bà độc đoán gia trưởng đủ điều, tưởng đã thuần phục được đấng lang quân của mình, nhưng bà đâu có biết ông Mười vẫn cao hơn bà một cái đầu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
* * *
Chuyện của Toàn và Tâm trốn đi được làng xóm bàn cãi, đồn đãi, phóng đại tô vẽ đủ màu sắc, thời gian dần dà trôi qua mọi chuyện cũng lui vào quên lãng, không khí trong gia đình bà Mười có phần yên vui hơn, sau cú sốc phải xin lỗi sui gia hụt vui lòng bỏ qua cho lời hứa hôn hôm nào vì sự việc xảy ra ngoài ý muốn, ông Sáu Kỉnh thấy không có cách nào tốt hơn đành phải làm lành với ông Bà Mười, bù lại Thu con ông gặp một chàng trai tốt bụng ở làng bên qua dạm hỏi nhờ vậy mà không phải mất duyên đời con gái, bầy heo bà Mười bán hết trơn do vậy con Hiền không còn cảnh quần ống cao ống thấp nữa, nó ra chợ Quận học thêu thùa may vá, thằng Ba Khía cũng nhờ mai mối mang trầu cau sang bỏ ngỏ va hẹn khi con Hiền ra nghề mở tiệm may thì bấy giacute;nh dấu buổi họp mặt cuối cùng ở cái lò luyện thép này, nơi đã un đúc tinh thần và thể xác chúng tôi thêm phần mạnh mẽ.
Rời trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, chúng tôi lênh đênh trên biển, chiếc dương vận Hạm 505 rẽ sóng đưa chúng tôi trở về căn cứ Long Bình nơi hậu cứ của đơn vị chúng tôi phục vụ sau này. Ròng rã hai ngày hai đêm trên biển, trong lòng ai cũng nôn nóng mong về đến đất liền, qua hai ngày trên biển chỉ thấy mây, nước và đường chân trời, thỉnh thoảng cũng gặp vài đàn Hải âu bay lượn tìm thức ăn giữa biển trời bao la rộng lớn, lúc ấy thật sự chúng tôi mới cảm phục những người lính Hải quân, bởi họ cô đơn quanh năm với biển khơi mà họ còn chịu đựng được, với chúng tôi hai ngày trên biển như một cực hình vì không thể thích nghi với cái mênh mông của biển trời.
Đến hậu cứ Long Bình được một tuần, sáng nọ lệnh tập họp được ban ra, xe GMC đưa chúng tôi ra sân bay, từng chiếc trực thăng Chinook đưa chúng tôi vào bay vào vùng lửa đạn, mặt trận An Lộc Bình Long hiện ra bên ô kính tròn của chiếc phi cơ, thấp thoáng trong mây chúng tôi thấy rõ mồn một nơi xa xa những cụm khói bốc lên cao do những phi tuần ném bom nơi vùng hỏa tuyến. Hạ dần độ cao, Phi công rà sát chiếc Chinook trên đầu những ngọn cây cao su bên phi đạo, khiến cây lá ngả nghiêng xào xạc do sức mạnh của cánh quạt gây ra, khi phi cơ đáp xuống gần sát mặt đất, tiếng hô vang của nhân viên phi hành người Mỹ:
- Go out.. Go out....
Chúng tôi vụt lao ra khỏi chiếc chinook rồi chạy vào vạt rừng ven đường, cũng là lúc tiếng đạn pháo từ đâu nổ tới tấp, đất bị đào xới tung lên tạo những hố sâu hoắm, mùi thuốc pháo khét lẹt, không khí như mang nặng âm vang tiếng của lão Thần chết đang réo gọi hồn ai.
Tiếng phản pháo vang lên mội hồi lâu rồi cũng chấm dứt, trả lại sự yên tỉnh tịch mịch vốn có của núi rừng,
- Đại đội tập họp. Ngang dọc so hàng, 4 hàng dọc, đằng trước thẳng.
Tiếng khẩu lệnh của ông Thượng sĩ người có trách nhiệm đưa chúng tôi trình diện đơn vị mới đang hành quân nơi chiến trường.
Hàng ngũ xếp ngay ngắn, tôi tranh thủ liếc dọc liếc ngang quan sát nơi mình đặt chân trên chiến trường là nơi đâu, lòng tôi chợt bàng hoàng, trước mắt tôi có tấm bảng viết vội trên tấm ván ép mỏng manh hàng chữ Phi đạo Sa Cam, phía bên dưới là một nắm mộ đất dường như mới đắp gần đây thôi, trên cây thập tự giá bằng hai thanh gỗ thông của thùng đựng đầu đạn cối 81 ly ghép lại, ai đó viết lên hàng chữ thay cho mộ bia một dòng sơn đỏ như máu của người dưới mộ kia đã tuôn ra vì mảnh đất quê hương yêu dấu.
Nơi tạm yên nghỉ: Chuẩn úy.....đại đội...tiểu đoàn.... Anh dũng đền nợ nước ngày......tháng...năm..
Được chào đón bằng những tràng đạn pháo, được thấy những anh hùng ngã xuống nơi tuyến đầu cũng không làm chúng tôi sợ sệt chùng bước, thầm khấn vái vong hồn người sĩ quan bạc mệnh kia, ông hiển linh hãy dìu chúng tôi bước qua cho đến ngày tròn cuộc chiến.
 Như có một phép mầu, như thấu hiểu sự tôn kính với ông nên có thể ông ta đã che chở cho tôi thoát hiểm nhiều lần trong gang tấc.
Chúng tôi về đến bộ chỉ huy tại thị trấn An lộc điêu tàn đổ nát, được tập hợp lại, sau một hồi huấn thị, lựa chọn, phân phối cho các đơn vị tác chiến trực thuộc, tôi là người duy nhất được chỉ huy phó đơn vị chọn ở lại bộ chỉ huy làm công việc chuyên môn, còn những anh em cùng khóa học được đưa về các tiểu đoàn tác chiến.
Tôi chia tay thằng Lập, thằng Kháng, vậy là chúng tôi mỗi đứa một nơi, trong mắt đứa nào cũng đượm buồn lưu luyến, tôi vỗ vai hai đứa nó và cầm lấy bàn tay, ba chúng tôi xiết chặt tay nhau ngầm hẹn ngày nào đó cùng nhau về lại Sài Gòn khi đất mẹ bình yên..
Tôi cố chọc cười 2 đứa bạn thời niên thiếu:
- Tụi mình lại bắt đầu cuộc chơi năm mười nữa rồi đó, hai thằng bây đi trốn, và tao sẽ đi tìm...
Kỷ niệm xưa chợt hiện ra trong tâm trí, không hẹn nhau mà tự nhiên ba đứa nước mắt chạy thành dòng.
Đưa tay quẹt nước mắt thằng Kháng đáp lời tôi:
- Tụi tao đi đây, nhớ giữ sức khỏe nha, thư từ nhà có gì nhớ cho tụi tao biết với.
Nước mắt lại tuôn ra, ông Thượng sĩ già đứng gần bên thấy hết sự việc, hình như ái ngại điều gì ông ta nói:
- Ba đứa bây ở chung xóm với nhau hả, thôi đừng buồn, đóng quân cũng gần đây thôi, muốn gặp nhau dễ ợt hà, thôi đi đi kẻo anh em chờ.
Chiến trường vào mùa khô, mùa cao điểm của chiến trận, lao vào công việc hàng ngày, đối diện với nhiều cam go, có lúc tôi quên bẵng đi hai thằng bạn kia, quên cả cái gia đình ở Sài gòn, quên cả cái tình yêu bé nhỏ của Hồng, đứa con gái nết na thùy mị đùa vui trong quảng đời thơ ấu và tình yêu đến với hai đứa tôi tự hồi nào không hay.
Ba tháng sau, thư đi tin lại cho gia đình, cho người yêu. Lần này nhận lá thư của Hồng, không phải cái bì thư màu xanh hy vọng như những cánh thư trước, mà là bì thư màu trắng trinh nguyên, cũng là màu tang tóc, trong thư Hồng kể rằng:
- Anh Phương thương mến! Viết thư này cho anh, tuy tay thì cầm viết nhưng lòng thì không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải viết cho anh, mẹ em ( thím hai ) mất tròn một tháng, ba em thì đơn vị báo tin mất tích, đất trời sụp đổ dưới chân em, gia đình lâm cánh túng bấn, may nhờ một người ân nhân đứng ra gánh vác mọi chuyện, và anh ta cầu hôn em thật chân tình sau lần lo tang chế cho mẹ, vì nghĩa em đành phụ anh, mong anh đừng buồn, hậu phương còn rất nhiều em gái khác. Anh nhớ giữ sức khỏe.
 Tạm biệt.
 Ngàn lần yêu anh, Hồng.
Đọc xong lá thư tôi không trách Hồng phụ bạc, nhưng tự trách mình vô dụng để vuột một mối tình trong trắng thơ ngay. Đổ vỡ trong cuộc tình với Hồng, thế là tôi gặp phải sự cô đơn như những chiến sĩ Hải quân dạo ấy, nhưng không phải cô đơn giữa biển khơi, mà tôi cô đơn giữa biển đời mênh mông vô định, sau vụ này tôi thẩn thờ cả năm thì vết thương lòng mới tạm liền da.
Buổi sáng nọ, đang loay hoay công việc, tôi nghe loáng thoáng phòng bên cạnh có tiếng sếp đang ra lệnh:
- Chiều nay xin trực thăng tản thương, chở mấy anh em thương binh ở ban quân y về Tổng y viện Cộng hòa, nhân tiện đem xác thằng Nguyễn công Lập, và thằng Dương văn Kháng về nghĩa trang quân đội luôn.
Tôi bỏ ngay công việc chạy nhanh qua Ban 3 hành quân, hỏi han một lúc thì đúng là hai thằng bạn thân thiết nhất trong đời tôi đã ra đi vĩnh viễn, thằng Lập chết trước thằng Kháng nửa ngày do bị sốt ác tính quật ngã nó. Còn thằng Kháng thì dẫm phải mìn khi đi hành quân, thân xác nó vương vãi khắp nơi, đồng đội nó gom lại được một ít thịt xương gói lại trong chiếc Poncho từng che chở nó trong những cơn mưa rừng lạnh lẽo.
Chiếc trực thăng sơn màu tang trắng, trước mũi, bên hông đều mang chữ thập đỏ đáp xuống, nó mang những thương binh và mang theo hình hài của hai đứa bạn tôi, cho đến khi chiếc trực thăng có danh hiệu " Nhân ái 95 "" chỉ còn một cái chấm nhỏ trên bầu trời vàng hoe nhuộm nắng cũng là lúc tôi thốt lên trong vô thức:
- Xí thằng lập, xí thằng Kháng. Một. Hai.ba.
Tôi vỗ tay ba cái vào cái thùng Cô nét nơi lưu giữ xác của hai đứa bạn như vỗ vào vách tường của trò chơi cút bắt những ngày xưa./.
Hai Hùng SG
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Tác giả - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 19 tháng 3 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!--
Nàng Tiên mắc đọa
--!!tach_noi_dung!!--
Nét chân quê
--!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---