ao Xuân Sơn được đưa về nhà với cái bụng trướng to. Các bệnh viện từ chối vì bệnh quá nặng, liên can tới gan nên họ cho là mình hết phương cứu chữa. Ngay tức thì có giấy xuất ngũ và được đưa về quê nhà ở tỉnh Bến tre chờ chết. Cao Xuân Sơn nằm nghĩ ngợi lại chuyện xảy ra ở sóc Bom Bo, đời lính gian nan quá một lần yêu thôi cũng đã có chuyện rồi. Tựa như lương tâm anh ta bắt đầu cảm thấy có gì đó ái náy vô cùng: Đời trai mình chưa chi đã tàn, niềm hy vọng một mối tình trên rừng rú biết đâu có một đứa con. Còn người con gái kia khốn đốn như thế nào? Bây giờ Cao Xuân Sơn rất bận tâm. Bà mẹ muốn con mình ngồi lên một chút, bà đở con rồi đở cái lưng cho ngửa ra. Hai con mắt trắng đục, mờ mờ. Cao Xuân Sơn thều thào:- Con muốn căn dặn với mẹ một việc. Người mẹ thừa biết người sắp chết, luyến tiếc đủ thứ chuyện trên đời, chứ không phải một việc.- Chuyện gì con nói đi…- Ở trên rừng, con ăn ở với một đứa con gái Thượng…- Mẹ biết rồi…Thành ra con bị nó bùa ngải…- Không có…bùa ngải…- Thôi sao cũng được- Chắc là có con…- Ai đời xấu xí như ma, con cũng không tha. Cái thằng cha mày cũng vậy, mấy bà hàng xóm chồng đi lính chết cũng không chừa. Rồi sao nữa?- Mẹ nhớ tìm nó hỏi? Người mẹ im lặng. Bà có đến ba thằng con trai mà đi lính đã mất hết hai, còn thằng con cuối cũng đang hấp hối. Thực sự bà rất khổ tâm, nhưng bà không muốn khóc nữa. Chỉ có riêng mình khổ sở thì còn gào thét, chiến tranh triền miên nhà nào cũng như nhà nấy, đều có con chết trận. Không theo bên trong, thì cũng chết ở bên ngoài. Thời gian kéo dài làm cho mọi người chai lì, những người đàn bà trong thời khói lửa quá gian truân. Nhưng có một sinh linh đang nằm trong bụng ai đó, lại là sinh linh ruột rà quan hệ máu mủ với mình, thì còn gì quí bằng. Việc đó đương nhiên người mẹ cũng mong chờ đứa cháu nối dõi, song xa xôi quá và cũng không hề biết mặt đứa con gái kia, lại thêm hai vùng chiến tuyến khác nhau. Tìm được máu mủ của mình quả là một thách đố.- Mẹ đến đó rồi! Nên mẹ không sợ gì…Mẹ hứa mẹ sẽ tìm. Con uống thuốc của thầy mo cho hết, mẹ sẽ đến đó lấy về thêm. Sẵn hỏi đứa con gái đó, mà mẹ không biết tên gì…- Nó tên là con Điểu Mi…Mẹ nhớ tìm hiểu cho con. Nói con có chết, thực là thương nó lắm. Con không gạt nó đâu, tại vì nhiệm vụ đi lính không thể nào mang nó theo.- Thuốc thầy mo đã hết, chắc là ta cũng phải mò đến sóc Bom Bo ấy nữa. Mẹ thấy con có phần đở ra đó, có thể sống mà… Cao Xuân Sơn nghe người mẹ nói thế, sụyt cười mai mỉa. Cái việc anh nhờ bà xem ra hay hơn là ở đây lo cho anh, rồi anh thế nào cũng tắt thở. Một khi không còn sống nữa, an ủi chi cho thêm thừa thãi, anh nói với mẹ:- Ngày mai, mẹ cứ mặc con ở nhà. Mẹ hãy đi tìm đứa con gái đó. Đứa con trong bụng nó là cháu của mẹ đó, mẹ hãy nuôi nấng nó lớn giùm con. Bà ở lại con cũng không sống được, mà nó chết mình cũng chẳng thiết sống làm gì, chi bằng vào trong sóc Bom Bo, nếu có bị bắn chết bà cũng không buồn, biết đâu bà lo được một số việc thì sao? Lần này, bà không giữ được giống nòi của chồng, thì cố tìm lại giống nòi của thằng con.Vả lại, thuốc thầy mo đưa uống, con bà thấy có phần đỡ hơn, lại sắp hết. Ngày hôm sau, bà sửa soạn đồ đạc để chuẩn bị một chuyến hành trình vào sóc Bom Bo một lần nữa. Khu vực Bình Long, Phước Long nổi tiếng là khu chiến sự khốc liệt. Từ Bến Tre đi Sài Gòn thì nhanh, nhưng từ Sài Gòn lên Bù Đăng là một đoạn đường đầy gian nan. Phần lớn đi bằng xe ngựa và phải có giấy tờ tuỳ thân, với một lý do rõ ràng. Mẹ của Cao Xuân Sơn có một tấm hình chụp chung với viên thiếu tá chỉ huy nhóm đặc nhiệm Delta, bọn lính trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà gần như ai cũng biết hắn. Nên bà qua các trạm của bọn lính tương đối dễ, còn từ hướng về rừng Trường Sơn nhất là căn cứ “Nửa Lon” thì không có người dân tộc nào dám thừa nhận biết đường. Ở đây cũng có sóc Bom Bo “nửa mạt nửa mỡ” chứ không phải là “Nửa Lon”, cái tên ấy đối chọi với khu căn cứ theo Cách mạng vì cũng có nhà một số người theo bên lính ngụy và một số người đi vào vùng căn cứ. Nói chung, những người dân tộc họ trung lập. Song, bên nào cho họ ăn thì họ theo bên đó ngay. Mẹ của Cao Xuân Sơn cũng biết được tính khí của người Stiêng, biết được một gia đình có người theo cách mạng liền cho chị ta quà. Chị ta cũng biết được một chút tiếng Kinh:- Vào sóc Bom Bo kia à?- Đúng rồi! Vào trong “Nửa Lon”…- Nói nhỏ thôi, người ta nghe đó… Người dân tộc thích muối, cá biển và nhiều thứ con gái cần. Chị ta có hai đứa con. Đứa chín tuổi được ở lại, chị bồng đứa nhỏ theo. Qua mấy cánh rừng cao su bỏ hoang (được trồng từ thời Pháp), quảng độ buổi sáng thì đến một cái chòi của người chồng. Anh này là giao liên, đóng chốt ở đó để tiện liên lạc vào vùng trong. Sau khi trau đổi với người vợ, gần như anh ta không hài lòng. Một lúc sau, thái độ của người vợ tỏ ý cằn nhằn. Anh ta mới miễn cưỡng dẫn mẹ của Cao Xuân Sơn đến nhà Điểu Mi, rồi hẹn ngày mai quay trở lại để dẫn bà ra ngoài. Tuấn Hùng vẫn còn ở lại đó, đêm động phòng hoa trúc đâu không thấy. Sáng mở mắt ra, không thấy người vợ đâu nữa. Anh ở lại vẽ sơ đồ vùng đồi núi này, đường đến Sài Gòn còn đang bị thiếu. Đó là bản đồ chuẩn bị cho chiến dịch sau này. Chờ đợi Điểu Mi cả tuần, thấy mẹ của Cao Xuân Sơn đến hỏi Điểu Mi. Anh ta cũng hoàn toàn không biết gì hơn, nhưng được mẹ Cao Xuân Sơn chỉ cho vài nét vẽ đường về Sài Gòn. Nên kể lại những chuyện xảy ra với Điểu Mi, còn mình thì bị buôn làng trách móc là người chồng ăn ở “không ra hồn”.- Điểu Mi chắc đã đến Sài Gòn, cô ta muốn tìm cha thằng bé… Mẹ Cao Xuân Sơn vẫn kín miệng, biết là Điểu Mi lấy chồng để che dấu đứa bé. Nhưng không muốn có thêm chồng khác, bà cũng đâm ra yêu con bé. Bà tìm gặp thầy mo lấy thêm thuốc và rồi quày quả trở về lại Sài Gòn.