CHƯƠNG 5

     ÂNG LỆNH HOÀNG THƯỢNG, năm nay Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân thay mặt nhà vua về Lam Kinh để lẽ tế Thái miếu. Tại thành Đông Kinh buổi nghi trượng tiễn đưa Lạng Sơn vương lên đường diễn ra rất long trọng, nó tỏ rõ uy quyền của vị vương gia này. Bá quan có mặt đông đủ, kể cả những quan có hàm nhất phẩm, điều này làm cho Nguyên Vũ nhớ lại lời nhận xét của Thái bảo Đinh Liệt hôm nào. Rõ ràng thế và lực của Lạng Sơn vương đã rất mạnh.
 Hai võ tướng Hổ bôn cưỡi ngựa chạy song song đằng trước và theo sau là đội nghi trượng cầm qua và thuẫn đi kèm hai bên xe của Lạng Sơn vương. Tiếp theo là đội Thanh du cầm cờ hiệu của vương phủ, dẫn đường phía trước 40 kỵ mã mặc nhung phục với hai Kim ngô đại tướng quân đi đầu. Sau cùng của đoàn xe là hơn mấy trăm quân yểm hộ với đại đao, kích, thuẫn, cung tên... kéo đi rất rầm rộ.
 Trước đó bá quan lần lượt đến trước xe của Lạng Sơn vương chắp tay chúc tụng. Có thể dễ dàng nhận thấy uy thế Lạng Sơn vương ở chuyến đi này chẳng khác nào như Hoàng thượng xuất hành hàng năm.
 Là võ tướng tùy tùng thân cận của Lạng Sơn vương nên Nguyên Vũ được phép đứng sát bên hông phải xe của vương gia để hộ vệ. Chàng nghe rõ những lời chào của các quan và điểm mặt nhớ kỹ từng người, Thái bảo Đinh Liệt đã từng dặn dò phải hết sức tranh thủ xem thực lực của Lạng Sơn vương trong triều, để có sách lược đối phó.
 Đến giờ hoàng đạo, sau cái phất tay của quan Đô úy, tiếng trống nổi lên ầm ầm và cả đoàn quân quạt, cờ, lọng, đội kích, đạo, thuẫn, cung tên... rùng rùng chuyển động lên đường. Trước đó Cấm vệ quân đã mở đường dẹp lối, cho nên lúc này đường sá trong kinh kỳ trở nên vâng lặng. Nguyên Vũ còn được biết là triều đình đã có thông cáo cho các quan địa phương mà đoàn của vương gia đi qua để đón tiếp cho chu đáo.
 Nhìn những lá cờ đuôi nheo đang nhấp nhô phía trên, Nguyên Vũ thầm tự hỏi phải chăng đây là bước nhún mình của Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Tuy nhiên người đàn bà đây mưu mô này dễ gì chịu thua và nhất định bà ta sẽ tìm cách. Và Lạng Sơn vương chẳng phải là kẻ khờ dại gì mà không biết điều đó. Quả đúng là lưỡng hổ song hùng, không rõ ai hơn ai thua. Cách đây mấy ngày, khi thiết triều, đột ngột Hoàng thượng đã thông báo cho bá quan văn võ biết việc mình đã xuống chiếu phong cho Thượng thư bộ Hình Lê Nguyên Sơn kiêm thêm chức Tổng tri Hải Tây đạo, gồm cả Tây Kinh. Vùng này núi non hiểm trở, người đông và là nơi khởi phát của nhà Lê, cho nên xưa nay vẫn được coi là nơi trọng yếu của nước Nam. Sinh thời Hành khiển Nguyên Trãi đã từng nói “đây là phên dậu thứ hai ở phương Nam”. Bản thân Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đời nhà Trần trước họa bị giặc Nguyên xâm chiếm nước ta, cũng đã chọn đất Thanh Hóa để xây dựng cứ địa vững chắc chắn, làm gốc để đánh đuổi giặc. Nay đột nhiên Hoàng thượng xuống chiếu ban cho Lê Nguyên Sơn, một viên quan Thượng thư tài cán chẳng bao nhiêu làm Tổng tri vùng đất này, ai cũng biết chính là ý của Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Nhận được tin ấy, Lạng Sơn vương cười gằn, bực tức nói với Nguyên Vũ: “Nếu ta đoán không lầm thì Thái hậu đã bắt đầu phòng bị rồi. Việc cho Lê Nguyên Sơn kiêm chức Tổng tri Hải Tây đạo đó chẳng qua Thái hậu muốn tìm cho mình một chõ dựa để đối phó với ta. Không sao. Ta thương hại cho bà ấy, bởi điêu này càng chứng minh rằng nay trong tay Thái hậu chẳng còn một kẻ nào đáng tin cậy nữa cho nên buộc phải sử dụng đến một kẻ bất tài như Lê Nguyên Sơn, hắn sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu. Thái hậu ôi... trễ mất rồi.” Vương gia cười lạt, ánh mắt sáng rực. Và Thượng thư bộ Hình Lê Nguyên Sơn đã lên đường nhận chức Tổng tri Hải Tây đạo trước chuyến đi của Lạng Sơn vương cả tuần. Nghe đâu ông ta đã về Tây Kinh trước để đón Lạng Sơn vương theo nghi lễ chủ nhà.
 Sau hơn mấy ngày dềnh dàng của cả đoàn quân lớn đi bộ và thuyền, cuối cùng Lạng Sơn vương cũng vê đến Tây Kinh để làm lễ tê Thái miếu tiên tổ nhà Lê. Đáng lẽ đoàn đi nhanh hơn thế, nhưng vì đi qua tỉnh phủ nào thì cũng được quan quân nơi ấy đón tiếp linh đình nên hành trình của đoàn trễ hơn dự định. Thế mới biết, tuy ở xa, nhưng chuyện triều đình thì nơi nào cũng biết và uy danh của Lạng Sơn vương đã được khẳng định rõ qua chuyến đi này.
 Vê đến Tây Kinh, Trần Nguyên Vũ phát hiện không rõ bọn võ lâm Tam gia đã biến mất từ khi nào.
 Cả thành Lam Kinh đang chộn rộn về việc Lạng Sơn vương thay mặt Hoàng thượng về tế lễ Sơn lăng. Nhìn uy thế của vị vương gia, nhiều người nhận xét khí thế chẳng kém vua, thậm chí có phần hơn nữa là khác.
 Khi Lê Thái Tổ lên ngôi, sau ít lâu ngài đã cho người về Thanh Hóa chọn xem thế đất đai để chuẩn bị cho việc xây dựng kinh đô thứ hai của nhà Lê. Tuy nhiên do thời gian đầu sau chiến tranh có nhiều việc cấp bắch phải làm, ngân khố cũng không dư dả, nên thành Lam Kinh tuy đã được đặt nền móng nhưng cho đến khi mất, ước nguyện của vua Thái Tổ vẫn không thành. Mọi việc dậm chân tại chỗ đến đời vua Thái Tông, rồi cho đến đời vua Nhân Tông thì Lam Kinh mới chính thức được xây dựng một cách quy mô bât đầu từ đầu năm 1443 sau khi Nhân Tông lên ngôi với niên hiệu Thái Hoà. Việc này do chính Tuyên Từ Hoàng thái hậu khởi xướng, bà ta muốn tỏ rõ lòng kính trọng của mình với triều Lê, dẹp đi những hiềm nghi, lời thì thầm của nhân gian về việc Nhân Tông không chính thức mang dòng máu họ Lê. Trước đó nơi này từng bị một trận hỏa hoạn, làm cho cung điện cũ bị cháy và càng trở nên tiêu điều. Quốc thượng hầu Trịnh Khả được giao đặc trách xây dựng, khi ấy ông ta còn là cận thần tin cậy của Thái hậu. Trịnh Khả làm việc rất chu đáo và trong lần về thăm sau đó, Hoàng thượng lẫn Thái hậu tỏ ý rất hài lòng, có ban thưởng rất hậu cho Quốc thượng hầu.
 Thành Lam Kinh nằm ở tả ngạn dòng sông Chu, cung điện lưng dựa vào núi mặt ngoảnh ra sông, thế vững như cọp ngồi hóng mắt, non xanh nước biếc, nghìn trùng mây giăng, đẹp như trong tranh vẽ. Thành được xây dựng trên ba lớp triền đồi thoai thoải, từ bên ngoài đi vào có một vòng tường bảo vệ với một cổng chính ở giữa mặt Nam. Từ cổng này vào trong thì phải vượt qua một cây cầu gỗ trên khe nước ngọc, đến hồ bán nguyệt trước khi vào cổng lớn Nghi môn. Đường đi vào Nghi môn rất rộng và bên trong có bệ rồng để chầu. Lớp thứ hai là các cung điện chạy dài nối tiếp nhau, tất cả được xây theo kiểu điện Kính Thiên ở Đông Kinh. Từng bậc thang được làm bằng đá xanh nhẵn bóng, mắt rượi, nhìn xa trông cứ như ngọc. Những bức tường điện có chạm rồng, cửa sổ và cửa ra vào được làm từ gỗ lim quý có chạm phụng. Bên trong là các vật dụng của vua y như ở trong kinh. Phía sau lớp nhà thứ ba là nhà thờ để bài vị tiên tổ họ Lê. Trong thành còn có hồ nước rộng, khơi dòng nước chảy thành sông, có làm cầu bắc ngang giống như Bạch kiều ở Giang Đình điện Vạn Thọ ở Đông Kinh.
 Toàn bộ thành Lam Kinh được xây dựng theo kiểu chữ công lấy nguyên mẫu từ kinh sư.
 Năm 1456, triều đình lại tiếp tục tu bổ các điện Quảng Đức, Sùng Hiền, Diên Khánh, xây lại các sân rồng, giếng ngọc... Cung điện tại Lam Kinh ngày càng nguy nga lộng lẫy. Thế nhưng nhìn chung việc tu bổ xây dựng đã làm tốn khá nhiều tiền của ngân khố, cũng đã nảy sinh nhiều lời eo sèo trong dân chúng. Đồng ý Lam Kinh là kinh đô thứ hai của nhà Lê, tuy nhiên vua đâu có ở đây, bá quan văn võ cũng đâu có chầu hầu ở đây. Năm thì mười họa, một năm thậm chí đến hai ba năm chưa chắc vua đã ngự một lần. Việc bỏ tiền ra xây dựng những cung điện tráng lệ nhưng lại để trống rỗng quá sức lãng phí. Từ đó cho đến các triều Lê sau, Lam Kinh ít được tu bổ lại, cho nên nếu kể công có được Lam Kinh đẹp như ngày nay không thể không nhác đến công lao của Tuyên Từ Hoàng thái hậu, dù cho bà ta cho tôn tạo Lam Kinh vì những ý đồ riêng.
 Khi đến Lam Kinh, không hiểu vì lý do gì mà Lạng Sơn vương Nghi Dân quyết định chọn nghỉ tại phủ đệ của quan Trấn chờ Thái sử lệnh sắp đặt việc tế lễ. Đáng lẽ vương gia phải vào nghỉ trong điện Sùng Hiên, nơi đặt hành tại của nhà vua mỗi khi về Tây Kinh bái yết Sơn lăng. Cũng chẳng rõ là vì vương gia khiêm tốn hay còn có ý gì khác, chỉ tội cho quan Trấn được một phen tất bật.
 Thời gian chọn ngày và sáp lịch, Nguyên Vũ ước chừng cũng khoảng một tuần, chàng có dự định xin với Lạng Sơn vương cho phép về thăm gia đình ở Ngoại Miêu gia trang, bởi cũng cả một năm nay chàng chưa được về thăm nhà. Thế nhưng khi chàng vào xin, Lạng Sơn vương không đồng ý. Và vương gia nói ngay:
 - Nguyên Vũ, ta sẽ cho ngươi về thăm nhà, tuy nhiên phải một thời gian nữa. Hiện nay ba vị Tam gia đang lên tận xứ của người Man Lão ở Dựng Tú chân núi Pù Rinh để truy tìm một tấm bản đồ cho ta. Họ đi đơn lẻ, ta nghĩ rằng khó thành công. Trong khi hiện nay bọn người của Thái hậu do Lê Nguyên Sơn cầm đầu đã về đây trước chúng ta cả chục ngày và bọn chúng cũng đang lùng sục khâp nơi. - Lạng Sơn vương cười nhạt, nói tiếp - Trong các võ tướng của ta, ngươi là người ta tin cậy nhất. Vì vậy ta phái ngươi cùng một số võ sĩ vương phủ đi giúp bọn võ lâm Tam gia. Làm sao chúng ta phải đi trước một bước.
 Giả vờ như không biết gì, Nguyên Vũ nhíu mày.
 - Bẩm vương gia, tiểu tướng không hiểu là chúng ta đang truy tìm tấm bản đồ gì mà gấp gáp như vậy?
 Lạng Sơn vương xua tay:
 - Ngươi không cần tìm hiểu tấm bản đồ này chứa đựng cái gì. Đấy là chuyện của ta.
 Vẫy tay hiệu cho Nguyên Vũ lại gần bàn, Lạng Sơn vương chỉ tay lên một tấm bản đồ bằng da thú để trước mặt và nói:
 - Ngày mai, ngươi giả cách thay ta đến Thái miếu xem bọn Thái sử viện chuẩn bị đến đâu rồi, nhắc nhở chúng, sau đó Lý tú tài sẽ đến đón ngươi. Sau đó mọi việc ngươi làm theo hướng dẫn của Đại tam gia Tử Kính.
 Lạng Sơn vương quẹt ngón tay lên đường chỉ dẫn cho Nguyên Vũ, chàng phải cùng các võ sĩ xuất phát từ bến đò Mục, vượt sông Chu đến đền vua Lê, sau đó đến bia Vĩnh lăng rồi vượt đến Dao Xá, võ lâm Tam gia sẽ đón ở đây. Và những việc làm tiếp theo sẽ do Ưng Trảo vương Tử Kính chỉ dẫn tiếp. Tuy nhiên vương gia dặn chàng phải hết sức cẩn mật và tránh đụng chạm đến bọn Cẩm y vệ cũng đang truy tìm bản đồ.
 Được tin Lương Dật cạo đâu làm sư và trốn về Tây Kinh, sau đó nghe đâu đi tu ở một ngôi chùa nào đó xung quanh mấy ngọn núi gần đền vua Lê, không những người của phủ Lạng Sơn vương, người của Thái hậu, mà một số khách giang hồ cũng đổ xô truy tìm. Cho nên Tây Kinh vốn yên tĩnh nay lại trở nên nhộn nhịp náo nhiệt một cách bất thường. Ra đường khách giang hồ rất dẽ chạm mặt nhau.
 Tuy nhiên hùng hậu nhất vẫn là phe cánh của Thái hậu và Lạng Sơn vương. Trước đó Thái hậu đã cử Thượng thư bộ Hình Lê Nguyên Sơn về trấn ải Hải Tây đạo, ngoài việc chuẩn bị tăng cường binh lực để đối phó với Lạng Sơn vương thì Nguyên Sơn còn có mật lệnh truy tìm tấm bản đồ. Cùng trong chuyến đi của quan Thượng thư còn có một nhóm khách giang hồ thần bí, bịt mặt, bọn họ toàn là nữ nhân nhưng đều là những cao thủ xuất sâc. Khi về đến Tây Kinh, nhóm khách giang hồ kia biến mất một cách bí mật, không ai rõ bọn họ đi đâu, trong khi quan Thượng thư lập tức tung bọn võ sĩ, Cẩm y vệ tổ chức thành những nhóm nhỏ đi truy tìm, ngoài ra ông ta còn cho triệu tập quan Trấn thủ Tây Kinh cùng quan quản đạo một số lộ đến và lệnh cho họ phái binh lính đi tìm cho mình một nhà sư, có hình dạng như vậy, như vậy. Những việc làm của Thượng thư bộ Hình kiêm Tổng tri đã làm náo loạn cả vùng Lam Sơn. Khi Lạng Sơn vương về làm lễ tế Thái miếu thì Tây Kinh đang bị điên đảo về việc này. Trước đó võ lâm Tam gia cũng đã nhận mật lệnh của Lạng Sơn vương nên bọn họ bí mật rời đoàn quân của vương gia để đi truy tìm tấm bản đồ. Vì biết nó đang nằm ở Lam Sơn nên Quốc sư Bồ Ải cũng xin với vương gia cho mình về đó trước. Quốc sư cho vương gia biết, mình còn là tộc trưởng của người tộc Man Lão. Đây là một bộ tộc hùng mạnh và lớn nhất ở Lam Sơn. Ông ta hy vọng thông qua người của tộc mình biết đâu sẽ chẳng truy tìm giúp được Lạng Sơn vương kẻ đang giữ tấm bản đồ kia. Nghe xong, Lạng Sơn vương rất đẹp dạ và đồng ý ngay.
 Khi Lạng Sơn vương đến Tây Kinh nghe và thấy những hành động cần quấy của Thượng thư bộ Hình Lê Nguyên Sơn, với danh nghĩa của vương gia và có thánh chi của Hoàng thượng, vương đã cho gọi tân quan Tổng tri cùng các quan trấn thủ Tây Kinh và các quản đạo đến để trách mắng. Thừa biết Lê Nguyên Sơn là người thân tín của Thái hậu và việc ông ta về đây là để thực hiện mật lệnh của Thái hậu, nhưng Lạng Sơn vương phớt lờ, lớn tiếng khiển trách việc ông ta làm lòng dân xao động và ảnh hưởng không tốt đến việc tế lẽ Thái miếu của Hoàng thượng. Tức điên người nhưng đành phải nuốt hận trong lòng, Thượng thư Lê Nguyên Sơn chỉ biết vâng dạ. Nhìn vẻ mặt và ánh mắt tự đắc của Lạng Sơn vương, Lê Nguyên Sơn nhủ thâm trong lòng là nhất định phải trả món nợ này.
 Ngồi trên con thuyền nhỏ bồng bềnh trên dòng sông Chu, Nguyên Vũ thả hồn vào trong gió. Nước đập vào mạn thuyền óc ách nghe rất vui tai. Đã lâu không có dịp thư thả như thế này, cho nên tuy đang bận công việc nhưng chàng vẫn thấy nhẹ trong lòng. Thuyền đã ra đến giữa sông, đang ngâm mấy cụm mây trên trời, đột nhiên Nguyên Vũ giật mình cảnh giác. Ánh mắt của chàng chạm vào đôi bàn tay của gã lái đò, nó gồ ghề, gân guốc, nhưng không phải theo kiểu của người cầm mái chèo lâu năm mà là đôi bàn tay của kẻ luyện võ. Cách gã ta đẩy mái chèo cũng vậy, nhẹ nhàng khuấy chúi mũi chèo xuống nước và nhún nhẹ, đẩy lướt tới làm cho con thuyền nan chở hơn chục người lao vun vút về phía trước. Chàng chột dạ, gã này khỏe quá, nếu không muốn nói ràng nội công của gã khá cao.
 Men theo lòng thuyền chàng lần từ mũi bên này sang đến mũi bên kia của thuyền, tiến lại gần gã chèo thuyền. Quá trình di chuyển chàng đã đụng nhầm chân của Trần Thế, đội trưởng của đội võ sĩ một cách tình cờ làm cho gã ngẩn người ngạc nhiên và sau đó chợt hiểu tình hình, lập tức tìm thế ngồi để đề phòng.
 Khuôn mặt gã lái thuyền khuất hẳn dưới cái nón lụp xụp đội trên đầu, nên không thể nhìn rõ. Tinh thần của Nguyên Vũ rất khẩn trương và căng thẳng, chàng đã phát hiện phía trước có những con sóng nhấp nhô một cách khả nghi. Đang có kẻ bơi theo thuyền. Nhìn mặt sông rộng, từ đây có bơi vào bờ cũng mất mấy trượng mà kẻ địch là bọn thủy quái rành rẽ việc bơi lội dưới sông, tình thế này xem ra rất bất lợi cho bên chàng. Cân phải hành động trước. Đột nhiên Nguyên Vũ quát to một tiếng và vươn tay điểm vào huyệt trung đình ngay trước ngực của gã lái thuyền. Từ lúc chàng di chuyển từ bên kia mũi thuyền sang bên này, gã ta cũng đã để ý đề phòng. Thành thử khi gã đang rướn người đẩy cây chèo thuyền lướt tới cũng đã phòng bị sẵn. Cho nên khi Nguyên Vũ vung tay điểm vào huyệt trung đình, lập tức gã oằn nhẹ mình né và co chân đá một cước vào mặt Nguyên Vũ. Gã ta nhầm, đấy là hư chiêu. Liệu trước gã sẽ làm như vậy nên khi gã ở tư thế đứng và đá thì Nguyên Vũ vẫn ngồi và xỉa ngón tay trỏ điểm thẳng vào huyệt thái khê ở khủy gót chân. “Ôi chà”, gã la lên khi thấy chân phải tê rần và lảo đảo ngã bổ vào lòng thuyền. Nguyên Vũ vồ lấy gã, tay bóp chặt huyệt khúc trì, quát: “Nói ngay, bọn ngươi là ai mà dám tấn công quan gia?” Cả người gã ta mềm nhũn, nhưng mở mắt trao tráo nhìn Nguyên Vũ, nhất định không thèm trả lời.
 Con thuyền chòng chành dữ dội.
 Nguyên Vũ nói to với Trần Thế: “Giữ lấy mái chèo và cố gắng nhanh đưa thuyền vào bờ”, gã đội trưởng gật đầu chụp mái chèo khoáng mạnh, thế nhưng những mái chèo dường như đã bị kiêm cứng, không thể động đậy được. Trần Thế toát mồ hôi, lúng túng không biết phải làm thế nào, tất cả bọn võ sĩ rút gươm ra, đứng dậy, hoảng sợ nhìn xuống mặt sông. “Coi chừng” Nguyên Vũ la to khi thấy một con sóng lớn đang lừng lững ào đến. Đây là võ sĩ những có võ công khá cao của phủ Lạng Sơn vương, trước tình thế nguy hiểm nên lập tức vận công, dạng hai chân đứng chân con thuyền xuống cho đợt sóng kia lướt qua! Con thuyền nghiêng ngửa nhưng vẫn không bị chìm.
 Uc... ục... ục... Đột nhiên mặt sông tráng xóa, tóe bọt, mấy bóng thủy quái từ dưới nước vọt lên khỏi mặt nước. Một gã thủy quái bay lướt qua đầu Nguyên Vũ, thuận tay chàng liền vung gươm chém thẳng vào người gã ta. Ui chao... gã thủy quái gào lên rớt tõm xuống nước, máu loang đỏ. Những thủy quái khác đã vượt qua đầu mọi người bọn chúng vung tay... véo... véo... Nguyên Vũ liên dùng gươm gạt ngang đỡ ám khí. Các võ sĩ khác cũng làm như vậy, tuy nhiên cũng đã có mấy người trúng ám khí, ngã khuỵu. Con thuyền nghiêng ngửa, hỗn loạn cuối cùng lật sấp, chìm nghỉm.
 Dùng hết sức mình, đạp mạnh vào mạn thuyền đang nghiêng, Nguyên Vũ rướn người nhảy lên thật cao và tung người về phía bờ. Nhờ thế mà chàng đã nhảy xa hơn cả trượng trước khi rơi tõm xuống mặt nước gần bờ.
 ực. Hít một hơi dài, Nguyên Vũ lặn xuống thật sâu, mở to mắt nhìn. Trong làn nước xanh thẳm, lờ mờ, chàng phát hiện thấy hai gã thủy quái đang co mình bơi tới tấn công. Mõi thủy quái cầm mỗi chiếc xiên biển dài, đó là loại vũ khí dùng dưới nước rất lợi hại. Chờ cho bọn chúng lại gần, co tay, bất ngờ chàng đánh ra một phách không chưởng. Kình khí của chưởng lực làm cho dòng nước bị cuộn lên dữ dội và hai thủy quái kia bật ra xa, bị trọng thương, hai gã bơi lết bỏ chạy. Nguyên Vũ đạp mạnh chân, hối hả bơi vào bờ. Đánh nhau dưới nước không phải là sở trường của chàng, cho nên Nguyên Vũ thấy tốt nhất là nên nhanh chóng phải vào bờ. Có vài thủy quái khác bơi đuổi theo nhưng không kịp.
 Vào đến bờ, ngoi lên mặt nước, lúc này chàng đã nghe thấy rõ tiếng la hét và tiếng vũ khí chạm nhau chan chát trên mặt sông giữa các võ sĩ của phủ Lạng Sơn vương và bọn thủy quái. Tuy nhiên thế yếu thuộc về các võ sĩ, nên chẳng mấy chốc những cái đầu nhấp nhô, nhuốm máu dần dần bị chìm nghỉm. Nguyên Vũ ứa nước mắt thương các võ sĩ của mình nhưng bất lực vì không thể làm gì để giúp cho bọn họ. Chàng men theo bờ, nhong nhóng nhìn ra ngoài sông với hy vọng còn ai đó sống sót. Nhưng vô ích, sau khi giết xong các võ sĩ, những gã thủy quái kia đã biến mất trong làn nước xanh thâm. Dòng sông lại trở nên tĩnh lặng, cứ tưởng như ở đây chưa từng xảy ra một vụ chém giết nào.
 Có tiếng lội nước kêu lọp bọp, gã đội trưởng võ sĩ đã lết được vào bờ, người đầy vết thương. Nguyên Vũ vui mừng chạy vội lại, đỡ lấy: “Trần Thế, ngươi bị thương có nặng không?” Trần Thế ngồi thở hồng hộc, ngước nhìn chàng miệng cười méo mó: “Bẩm tướng quân, tôi không sao nhưng anh em của chúng ta có lẽ đã bị giết sạch rồi.” Nguyên Vũ nghiến răng, dậm chân: “Thật đáng trách, chúng ta sơ suất quá.” “Bẩm tướng quân bây giờ chúng ta phải làm sao?” Ngẫm nghĩ một lát, Nguyên Vũ nói: “Giờ ta vẫn tiếp tục đến đền Thái Tổ đúng hẹn với võ lâm Tam gia. Còn ngươi hãy cố gắng tìm đường trở về bẩm báo cho vương gia biết tình hình này để ngài định liệu. Xin với vương gia cho truy lùng bọn giết người vừa qua kia là ai. Chúng ta sẽ dùng bồ câu truyền phi thư để liên lạc.” Tuy nhiên nhìn người Trần Thế đầy vết thương, chàng lại thấy áy náy, lo láng: “Nhưng liệu ngươi có đi được không?” Trần Thế lắc đầu: “Vết thương không nặng lám, chỉ ngoài da thôi. Tôi nghĩ mình sẽ đi được. Tướng quân yên tâm.“
 Nguyên Vũ đứng dậy đi dọc theo con đường ven bờ sông, mắt nhìn về phía trước, và chợt thấy xa xa có một đồn canh, chàng vui mừng lấy trong túi ra tấm lệnh bài của Lạng Sơn vương đã giao cho mình và đưa lại cho Trần Thế, chỉ tay: “Nếu ta không nhầm thì phía trước có một đồn binh của huyện lệnh, ngươi hãy đến đó đưa lệnh bài của vương gia ra, yêu cầu quan huyện cho sai nha hộ tống ngươi về, như vậy là chắc ăn nhất. Đ'ê phòng bọn kia quay lại tấn công.” Đón tấm lệnh bài, Trần Thế cảm động: “Đa tạ tướng quân quan tâm. Tôi sẽ làm theo lời dặn của tướng quân.“
 Bọn họ chia tay nhau ở ngã ba đường. Nhìn gã đội trưởng võ sĩ khập khiễng bước đi, Nguyên Vũ thấy bùi ngùi. Đây một trong những võ sĩ của vương phủ mà chàng rất quý mến. Gã là cánh tay phải, giúp đỡ chàng rất nhiều trong công việc.

 

- Mượn một con ngựa để đi, đến đền vua Lê, Nguyên Vũ nhận thấy không khí nơi này rất tấp nập. Mọi người đang khẩn trương chuẩn bị lẽ tế cho Lạng Sơn vương, Trần Nguyên Vũ vào chỗ quan Thái sử viện, nhắc ông ta việc vương gia đang đợi. Sau đó chàng về quán trạm để nghỉ ngơi. Sáng hôm sau Nguyên Vũ rong ruổi ngựa đến thăm bia Vĩnh lăng của Thái Tổ. Nhà bia Vĩnh lăng nằm trước Nghi Đình, hơi lệch về bên phải, được xây dựng theo hình vuông có tám cột lớn chống đỡ với những mái cong cong hai lớp. Nhà bia nằm trên núi cao nên rất thoáng mắt. Phía xa là bia Hựu lăng của vua Lê Thái Tông. Nguyên Vũ kính cẩn đến quỳ lạy làm lễ trước bia các vị vua Lê, sau đó chàng tha thẩn lại đọc bài văn bia của Thái Tổ do ông nội chàng là Hành khiển Nguyễn Trãi phụng mệnh biên soạn và Nội thần Vũ Văn Phỉ phụng mệnh viết vào tháng 11 năm Quý Sửu 1433. Lời lẽ thật hào hùng ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Lê Thái Tổ. Cứ nhìn những lời văn của quan Hành khiển soạn đủ biết ông yêu quý, kính cẩn như thế nào đối với Thái Tổ nhà Lê.
 Sau đó chàng tiếp tục lên đường đến Dao Xá, tại đây chàng đã nghỉ tại một nhà dân ở gần điểm hẹn và chờ đợi. Tuy nhiên cả ngày trời vẫn không thấy bóng dáng của bọn người võ lâm Tam gia, Nguyên Vũ thấy sốt ruột, chàng linh cảm đã xảy ra chuyện gì đó với bọn họ. Chàng dự định sẽ chờ thêm một ngày nữa, nếu không được thì sẽ quay về gặp Lạng Sơn vương báo cáo tình hình. Quả thật, chuyện các võ sĩ của vương phủ đột ngột bị tấn công là nằm ngoài dự kiến của Lạng Sơn vương Nghi Dân lẫn Nguyên Vũ. Không rõ bọn người nào dám làm chuyện này, Nguyên Vũ suy nghĩ mãi không ra. Bởi nếu là khách giang hồ thì chắc chắn là không, những người này vốn chẳng có thù oán gì với vương phủ, tuy nhiên đám thủy quái kia rõ ràng lại là người của giang hồ. Còn nếu là bọn người của Thái hậu, tình thế đã trở nên nghiêm trọng rất nhiều.
 Bây giờ là chuyện võ lâm Tam gia sai hẹn càng làm cho chàng thấy nóng ruột.
 - Quan khách, ngài có xem một quẻ không ạ. Bảo đảm việc tương lai lẫn quá khứ sẽ rõ như bàn tay.
 Hôm sau khi Nguyên Vũ đang định đứng dậy rời quán nước ra về, thì bất ngờ xuất hiện một gã thầy bói mù chống gậy chặn lại và ra lời chèo kéo mời chàng coi bói. Nguyên Vũ xua tay, chàng đứng dậy lấy bạc lẻ trả chủ quán nước và dât ngựa, bước đi. Tuy nhiên gã thầy bói vẫn lẽo đẽo đi theo chàng, khuất qua một khúc quanh, Nguyên Vũ đột ngột quay lại nhìn thâng vào gã thầy bói và hỏi:
 - Các hạ là ai?
 Khi gã dở chiếc nón đội đầu, Nguyên Vũ ngẩn người ngạc nhiên vì nhận ra đó là Lý tù tài. Khác với vẻ thư sinh phong nhã thường gặp, hôm nay gã khoác một bộ quần áo theo kiểu đạo gia, đầu đội nón che kín mặt, tay chống gậy, tay kia cầm bức trướng xưng danh thầy toán số. Thật chẳng ai ngờ đây là vị Nhị tam gia lừng danh của võ lâm Tam gia. Tí nữa Nguyên Vũ bật cười giễu vê bộ dạng của Lý tú tài, nhưng thấy vẻ mặt của y rất trầm trọng nên chàng nín thinh và đi theo. Lý tú tài đội nón lại và nhanh chân bước đi, không hỏi, Nguyên Vũ lặng lẽ dắt ngựa theo. Cả hai đi bộ gần nửa dặm đường, đi tát vào một thôn nhỏ, loanh quanh qua mấy căn nhà, cuối cùng Lý tú tài dẫn Nguyên Vũ chui tọt vào một căn nhà lá tối thui. Trước khi vào, gã đã vỗ tay ba tiếng, hai nông phu từ trong nhà vác cuốc đi ra. Có lẽ là những lính ra gác bên ngoài. Thật thần bí.
 Sau khi ngồi an vị, bấy giờ Lý tú tài mới chịu nhìn Nguyên Vũ, gã thở phào, lấy khăn lau mo hôi trán.
 - Ta chờ tướng quân ở đây đã hơn một ngày. Đáng lẽ là đã gặp như hẹn, tuy nhiên hôm qua trên đường đi ta đã bị một bọn người lạ mặt tấn công. Do vậy phải cải trang như thế này để chờ tướng quân đến.
 Ra vậy.
 - Lý tú tài, ngài có biết bọn người nào dám tấn công ngài không?
 - Ta không rõ. Bọn chúng bịt mặt. Tuy nhiên căn cứ theo võ công thì có thể đoán rằng đều là người của giang hồ cả. - Lý tú tài hậm hực - Vì ta chỉ có một mình nên không đánh lại bọn chúng và phải lẩn tránh đến nơi này.
 Kinh ngạc, và Nguyên Vũ cũng tường thuật lại việc mình và những võ sĩ bị tấn công trên sông Chu. Lý tú tài nhíu mày.
 - Như vậy tình thế của chúng ta hiện nay xem ra khá nguy hiểm. Hiện kẻ địch là ai chúng ta vẫn chưa rõ. Tuy nhiên có lẽ tất cả đều nhằm mục đích truy tìm tấm bản đồ mà thôi. Có lẽ bọn chúng lo sợ chúng ta tìm ra trước, cho nên mới tấn công phủ đầu chúng ta.
 Ngay đêm đó cả hai thuê ngựa cấp tốc lên đường ngược lại chỗ Vĩnh lăng. Trước đó Lý tú tài đã dùng bồ câu truyền phi thư báo cáo tình hình với Lạng Sơn vương và Tam gia.
 Sau khi rẽ vào một lữ quán nghỉ ngơi một chút, cả hai tiếp tục lên đường, nhưng lần này Lý tú tài cho biết y đã nhận được tin truyền của Đại Tam gia Tử Kính cho biết không cần đến Dao Xá mà đến gấp núi Dầu, hình như dấu vết của Lương Dật nằm ở núi Dầu.
 Dưới chân Núi Dầu có mộ của Tiên đế nhà Lê và nơi này được canh gác cẩn mật, đây được coi là vùng đất cấm đối với người dân xung quanh. Chốn này triều đình có đặt một thiên hộ binh, có nhiệm vụ trông coi toàn bộ Thái miếu của nhà Lê, kéo dài từ đền vua Lê vào đến tận chân núi Dầu.
 Sáng sớm hôm đó cả hai đã dừng ngựa dưới chân núi Dầu, ngước cổ nhìn lên ngọn núi lớn sừng sững. Đỉnh núi như một lưỡi mác chọc thâng lên trời, hôm nay khuất chìm trong mây mù, bóng rừng cây xanh rỢp ẩm ướt trải dài từ dưới chân lên đến tận đỉnh.
 Núi rừng thật hùng vĩ và âm u. Dạo này cứ sáng sớm là mây mù bay lẩn quẩn phủ kín đỉnh núi. Có lúc vào những ngày đông giá mây sà xuống phủ mù kín luôn các bản làng xung quanh chân núi. Cả buổi sáng bầu trời lúc nào cũng mờ mịt và mù chỉ tan khi trời trưa nắng lên. Núi nối tiếp núi chập chùng.
 Lý tú tài gật gù lẩm bẩm một mình: “Quả núi non hùng vĩ”, y nhảy xuống ngựa cùng Nguyên Vũ tìm đường mòn leo lên núi.
 Vừa leo lên núi, Lý tú tài vừa giải thích.
 - Đại ca Tử Kính mới cho biết, nghe đâu Lương Dật làm sư trốn ở một ngôi chùa nào đó ở trên khu vực núi Dầu. Đại ca lệnh cho chúng ta tới đó ngay.
 Dưới chân núi là các ruộng bậc thang và có mấy bản của người dân tộc nằm quanh theo sườn núi. Bởi núi Dầu là tên chung của cả một dãy núi lớn nằm nhấp nhô, chạy dài hàng chục dặm, Nguyên Vũ và Lý tú tài phải mất cả nửa buổi hỏi thăm người dân tộc xem quanh đây có một ngôi chùa nào không. Thật vất vả, chẳng ai hiểu, có trả lời thì cũng rất vu vơ. May mắn cuối cùng cả hai cũng tìm được đến ngôi chùa ấy. Đó là một ngôi chùa nhỏ nằm lưng chừng một núi đá vôi. Nói là lưng chừng nhưng cả hai đã toát mồ hôi khi leo lên hàng trăm bậc thang đá phủ kín rong rêu trơn trợt. Nguyên Vũ và Lý tú tài không khỏi nghi ngờ. Chốn này nhìn thật hoang vâng, cô liêu, dường như đã lâu lâm vắng tiếng chân người. Cả hai tự hỏi có khi nào họ lầm lẫn hay không, chốn hoang vu như thế này liệu ai tu hành cho nổi. Nguyên Vũ hơi nản chí, nhưng Lý tú tài động viên, dù sao cũng đã đến phải lên tận nơi, kẻo lại ân hận.
 Dừng lại trước tấm bảng tên “Sơn Lâm tự” trước Tam quan, Lý tú tài mệt nhọc lau mồ hôi và thở phào.
 - Tướng quân, có lẽ nơi này rồi. Chúng ta vào trong xem đi.
 Trần Nguyên Vũ gật đầu, vừa dợm bước đột nhiên chàng nghe trong gió có tiếng gươm giáo chạm nhau loảng xoảng.
 - Hình như trong chùa đang có đánh nhau.
 Lý tú tài gật đầu mừng rỡ, như vậy đến đúng chỗ rồi, và cả hai xông vào bên trong.
 Chùa chi là một hốc đá nằm sâu vào trong vách núi đá, có lẽ trước kia nó là một hang động và được các tín đồ Phật giáo tạo thành chùa. Vì thế nửa chùa chìm trong đá nửa mái nhô ra ngoài. Và ở giữa là một sân đá khá rộng nằm chênh vênh giữa lưng núi, có một pho tượng đá đứng liên xiên chẳng rõ là vị Bồ tát nào vì đã bị rêu bám loang lổ, che kín mặt. Hôm nay trong chùa có vẻ rất đông người, ở giữa sân chùa một bên là lính Cẩm y vệ đang đánh nhau kịch liệt với một nhóm võ sĩ của phủ Lạng Sơn vương.
 Dàn thế trận ở giữa sân chùa là hai nhóm người. Bên này là một loạt nữ nhân mặc quần áo màu rất sặc sỡ. Điêu khá lạ là trên ngực áo phải của bọn họ đều thêu những cánh bướm rất đẹp. Uy nghi ngồi giữa bọn họ là một người đàn bà không rõ tuổi tác bởi khuôn mặt đẹp đã bị bịt kín bằng một khăn bao màu hồng. Bà ta mặc một bộ quần áo lụa váy dài chấm gót chân, áo mỏng, cánh tay áo xõa dài bay phất phơ, bên ngoài choàng thêm một áo “bối tử”, đầu đội mũ phượng Chiêu quân. Bà ta ngồi trên một chiếc ghế và bao vây xung quanh là một đàn thiếu nữ trẻ. Điêu lạ, người thiếu phụ này càng đẹp bao nhiêu thì bên tả của bà ta có một người đàn bà xấu xí khủng khiếp. Không ai có thể đoán nổi tuổi tác của người đàn bà này bởi khuôn mặt chẳng chịt những vết sẹo dọc ngang, đã thế bà ta chi mặc một bộ quần áo bó màu đất thẫm, cho nên nhìn càng thêm xấu xí u ám. Nghe cách xưng hô thì biết bà ta là sư muội của người đàn bà đẹp kia. Kể cũng lạ, người đẹp bao mặt che kín còn kẻ xấu kia lại thản nhiên chường mặt trước mọi người. Xem ra khá khó coi.
 Phía bên này Ung Trảo vương Tử Kính và Thiết trọc Đoan Đông đang đứng dàn hàng ngang. Rõ ràng khi võ lâm Tam gia dẫn các võ sĩ xông vào chùa đã bị đám đàn bà kia cùng bọn Cẩm y vệ chặn lại, cho nên mới xảy ra trận giao chiến này.
 Trận đánh rất ác liệt, đôi bên đều có người bị tử thương nằm la liệt.
 Vừa đến sân, Lý tú tài đã kêu to.
 - Đại ca.
 Trảo vương Tử Kính tỏ vẻ vui mừng khi thấy phe mình có thêm hai cao thủ đến trợ lực.
 Lão quay ngoắt lại nhìn người đàn bà áo hồng đang ngồi, cười gằn:
 - Không ngờ Hồ Điệp cốc lại làm tay sai cho Triều đình.
 HỒ Điệp cốc chủ cười lanh lảnh, trả miếng:
 - Cũng có ai ngờ võ lâm Tam gia lừng danh giang hồ lại là ưng khuyển của phủ Lạng Sơn vương.
 - Tốt lám, - Tử Kính cười lạnh lẽo - lão phu lâu nay rất ngưỡng mộ võ công của cốc Hồ Điệp, nay có dịp so tài, quả là may mán.
 Nghe giọng điệu hai bên, Nguyên Vũ hiểu rằng trước sau gì họ cũng phải động thủ. Chàng ngạc nhiên nhìn đám phụ nữ kia, không ngờ đó lại là các môn đồ của Hồ Điệp cốc.
 Trên giang hồ vẫn đồn rằng ở mạn phía bắc Hồng Sách Thượng, vùng động Khuất Lão có một vùng đất thế ngoại thần tiên. Chốn này được coi là kỳ ảo của nhân gian bởi cảnh đẹp hiếm có của nó. Và điêu đặc biệt là nằm lọt giữa mấy quả đồi xung quanh là có một thung lũng hoa, bốn mùa cây trái xanh tươi, nơi chốn này bướm nhiều vô kể. Không hiểu bướm từ đâu đến và đã sinh sống ở đây nhiều đời. Chính vì vậy thiên hạ gọi chốn này là Hồ Điệp cốc. Cách đây mấy trăm năm có một vị thế ngoại cao nhân đến chốn này làm nơi ẩn cư và sau đó lập lên một bang phái có tên là Hồ Điệp cốc. Hồ Điệp cốc chủ mà môn đồ chủ yếu chỉ là nữ, võ công xuất phát từ bướm, nên mọi võ thuật của cốc này bao giờ cũng có chữ đầu Hồ Điệp. Anh hùng thiên hạ cũng rất vị nể võ công của Hồ Điệp cốc, nhìn chung không ai muốn va chạm với bọn họ. Do vậy, Nguyên Vũ rất kinh ngạc ngâm nhìn đám nữ nhân của Hồ Điệp cốc và đặc biệt là Hồ Điệp cốc chủ. Không hiểu sao tự nhiên chàng cảm thấy bà ta có một nét gì đó rất quen quen mà chàng nghĩ không ra. Ngược lại khi chàng mới bước chân vào đây ánh mắt của vị cốc chủ kia đột nhiên lóe sáng nhìn chàng vẻ kinh dị, thế nhưng chỉ một thoảng qua là trở lại bình thường ngay. Điều đó chứng tỏ cốc chủ HỒ Điệp biết Trần Nguyên Vũ, dù cho chàng chưa bao giờ gặp mặt bà ta. Và một điêu khác cũng làm cho chàng hết sức ngạc nhiên là người đàn bà xấu xí như ma quỷ kia lại có mặt ở đây và lại là sư muội của cốc chủ. Bà ta và chàng đã từng giao chiến một lần tại Tử cấm thành trong cung của Tuyên Từ Hoàng thái hậu đêm nào. Nay bà ta ở đây và là sư muội của cốc chủ Hồ Điệp, điều này chứng tỏ cốc chủ và Thái hậu có mối quan hệ mật thiết.
 Sát khí từ người Trảo vương Tử Kính bốc lên ngùn ngụt làm cho những kẻ yếu cơ đang có mặt tại Sơn Lâm tự đều thấy rùng mình, nhiều kẻ không cưỡng được phải bước thụt lùi né tránh. Những ngón tay của Ưng Trảo vương đang từ từ đổi sang màu tím lịm, đây chết chóc. Lão ta đã vận ưng trảo công lên đến tầng thứ chín, điêu này cho thấy Tử Kính tức giận đến độ nào.
 Cốc chủ HỒ Điệp nhìn thấy thế liền đứng dậy chuyển gót sen, phẩy tay ra hiệu cho các môn đệ lùi về phía sau và bà ta hít một hơi chân khí thật dài, tấm mạng che mặt của bà ta thoáng rung rinh. Những tiếng lách cách nho nhỏ, một làn sương mờ mờ cũng bốc lên bao phủ quanh người cốc chủ, Hồ Điệp cốc chủ đang khởi động Hồ Điệp công để đối phó với Trảo quỷ của Tử Kính.
 Bầu đấu trường như cô lại, thấy hai cao thủ bậc nhất đang chuẩn bị giao đấu nên những người còn lại, không ai bảo ai đều tự động dãn ra. Bọn lính của đôi bên cũng ngừng chiến và lui rộng ra.
 Chợt phía sau lưng Hồ Điệp cốc chủ, mụ lão phụ xấu xí chen lên phía trước. Mụ ta cúi đầu khom lưng trước mặt cốc chủ Hồ Điệp và nói:
 - Cốc chủ, xin cho Nặc Nô này thay thế.
 Thì ra bà ta có tên Nặc Nô và đây là sư muội của Cốc chủ Hồ Điệp.
 Vừa nghe thấy thế, phía bên kia Thiết trọc Đoan Đông liền thét lên:
 - Con mụ xấu xí kia, nếu mụ muốn tham chiến, có Đoan Đông đây đón chờ.
 - Ngươi muốn vậy ư? Nặc Nô cười gân, tiếng rít lên nghe như rán khè và bà ta lập tức trườn bộ pháp đến chỗ Đoan Đông ngay tức khắc. Đối diện với người đàn bà xấu hơn quỷ, có cặp mắt xanh lè, óng ánh, không hiểu sao Thiết trọc Đoan Đông thoáng thấy rùng mình, cả đời giết bao nhiêu người gã ta cũng chẳng nhớ rõ, nhưng lần đầu tiên gã đối mặt với một mụ già xấu đến nỗi quỷ cũng phải ganh tị thế này. Và không rõ từ đâu từ người mụ ta đã bốc lên một mùi tanh ẩm của rân, ngửi rất kinh. Có một điều gì đó rất ma quái ở mụ đã làm cho gã thấy chợn, choáng mặt, bất giác phải bước thụt lùi. Phía bên kia thấy thế Trảo vương Tử Kính bèn vuốt nhẹ quỷ trảo vào không khí, xua bớt tà công của rán do Nặc Nô phát ra, nhờ vậy Đoan Đông mới trấn tĩnh được tinh thần để chuẩn bị giao chiến.
 Từ xa quan sát tam đệ của mình chuẩn bị lâm chiến, Lý tú tài lẩm bẩm, hỏng rồi. Gã se sẽ chuyển thế đứng để chuẩn bị nhảy bổ vào ứng cứu cho Đoan Đông.
 Bất ngờ vang lên tiếng thảng thốt.
 - Nặc Nô, nàng... có phải nàng không?
 Không hiểu Quốc sư Bồ Ái từ đâu xuất hiện. Lão ta đi từ trong chùa ra. Và khi trận chiến của đôi bên sâp sửa bắt đâu thì Bồ Ải chen vào chỗ võ lâm Tam gia. Nhận ra người cùng phe, bọn Tử Kính liên dãn ra nhường chỗ. Và Bồ Ải gương mắt thao láo nhìn về phía Hồ Điệp cốc, rồi lão nhìn về phía người đàn bà xấu xí có tên là Nặc Nô. Ánh mắt của lão vừa chạm vào khuôn mặt xấu xí của Nặc Nô thì Bồ Ải giật nảy mình choáng váng, chân tay rụng rời. Lão gâng gượng trấn tĩnh và nhìn thật kỹ bà ta.
 Khi Nặc Nô đang uyển chuyển bộ pháp xà quyền lượn quanh Đoan Đông để chuẩn bị ra chiêu thì Bồ Ải kêu lên thất thanh. Mụ ta vừa tính mổ cho tên trọc đầu mắt trố kia một chiêu cho bõ ghét chợt nghe tiếng của BỒ Ải vang lên.
 Nặc Nô giật bắn người nghe tiếng kêu lớn của Quốc sư Bồ Ải. Bà ta hoảng sợ bước thụt lùi vào trong đám môn đệ Hồ Điệp cốc như muốn chạy trốn.
 - Không lẽ muội muốn trốn tránh ta ư? - Bồ Ải bước ra giữa sân hỏi, giọng đầy ai oán.
 - BỒ... huynh... muội... muội... - Nặc Nô run rẩy. Mụ lúng túng ra mặt, giọng đầy nước mắt.
 Diễn biến bất ngờ này làm cho tất cả mọi người có mặt tại đấu trường đều ngạc nhiên. Cứ theo như tình hình trước mắt thì ai cũng có thể đoán ra giữa Nặc Nô và lão Quốc sư Bồ Ải kia có một mối thân tình giao hảo rất thân thiết. Đến như Hồ Điệp cốc chủ là người thu nhận Nặc Nô về dưới trướng kết tình chị em mấy chục năm nay, cũng không ngờ được. Năm xưa, tình cờ bà ta cứu được Nặc Nô khi đang bị trọng thương. Khi về Hồ Điệp cốc, Nặc Nô hoàn toàn câm lặng và chưa bao giờ hé một lời về quá khứ của mình. Tôn trọng và cũng không muốn bới quá khứ của Nặc Nô nên Hồ Điệp cốc chủ cũng không hỏi về đời tư của người sư muội kết nghĩa này.
 Thuở ấy, dưới chân núi Pù Rinh, có một con suối uốn quanh chảy ra sông Chu, và có một bộ tộc người Man Lão sống ở đây. Đây là bộ tộc hùng mạnh và lớn nhất vùng Lam Sơn. Người tộc Man sinh sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú và hái lượm trái cây để đổi cho người miền dưới, không làm ruộng rẫy. Cũng chính vì chỉ kiếm sống bằng săn bât thú nên trai gái bộ tộc này từ tuổi lên mười là đều có học võ thuật và họ là những người thiện chiến, được các bộ tộc khác ở Lam Sơn rất nể trọng.
 Võ thuật của người Man Lão chủ yếu xuất xứ từ trong các động tác săn bắt thú mà hình thành. Quyền thuật phân lớn là áp sát, đánh gần, động tác mau lẹ, quyền ra mãnh liệt, cương kình có lực. Bởi vì người Man Lão sinh sống dọc theo các vùng núi non hiểm trở, có nhiêu thú dữ, cho nên việc phải học võ vừa là để bảo vệ cuộc sống sinh tồn và cũng vừa là để kiếm sống.
 Khởi đầu nguồn con suối chảy từ trên đỉnh Pù Rinh xuống là một thác nước lớn. Bên trong của thác có một động đá, và đối với người Man Lão động đá này là nơi thiêng liêng vì thờ tổ tiên của người Man. Thờ rán thần Mãng xà vương. Truyền thuyết từ bao nhiêu đời nay của người Man cho biết, tổ tiên của người Man Lão do rân thần đẻ ra từ trứng, chính vì vậy mà người Man đã thờ rán làm tổ và nghiêm cấm con cháu săn, giết rắn. Tục truyền, theo thông lệ, người được tuyển chọn làm công việc thờ cúng của bộ tộc trong động đá phải là một trinh nữ và được tôn là Thánh nữ. Và người Thánh nữ này được tuyển chọn ra trong hàng ngàn cô gái của người tộc Man, đặc biệt phải là trinh nữ và sự tinh khiết của cô gái đảm bảo việc cúng lễ được trong sạch, do vậy, cô ta phải ở vậy suốt đời để làm nhiệm vụ cao cả là thay mặt bộ tộc của mình trong việc phụng sự thờ cúng tổ tiên rán thần. Thường thường, sau khi người Thánh nữ già yếu sẽ báo bộ tộc biết để chuẩn bị tuyển chọn một người thay thế và người con gái mới sau khi được chọn phải vào ở trong động với Thánh nữ để được dạy bảo. Khi nào Thánh nữ qua đời cô ta sẽ chính thức là người kế vị. Có người kế vị khi còn rất trẻ, nhưng cũng có khi người kế vị đã già. Và trong động đá này có một bộ võ công bí truyền chỉ dành riêng cho các Thánh nữ, đó là xà quyền.
 Ngoài Thánh nữ giữ động ra, còn lại tất cả mọi người đều bị cấm bén mảng đến nơi này, kể cả tù trưởng. Nếu ai cố tình vi phạm sẽ bị bộ tộc giết chết. Đấy là luật lệ ngàn năm để lại.
 Ở tộc Man, Thánh nữ ngoài nhiệm vụ trông coi nơi thờ cúng của tổ tiên còn có nhiệm vụ khác đó là làm thuốc để chữa bệnh cho người của tộc. Ai có bệnh đều tới động để cầu xin Thánh nữ ban thuốc.
 Năm đó, con trai của tộc trưởng Bồ Qua là Bồ Ải trong một trận chiến với một bộ tộc đối địch bị thương nặng, tù trưởng đã đến cầu xin thuốc chữa. Tuy nhiên vì chàng bị trúng tên độc cho nên không thể đơn giản chỉ cho thuốc mà còn đòi hỏi có chăm sóc và theo dõi bệnh. Bộ tộc đã phá lệ cho xây một cái lán nhỏ gần động để tiện cho Thánh nữ ra vào chăm sóc bệnh cho Bồ Ải. Mấy tháng gần gũi, tình cảm giữa vị Thánh nữ trẻ tuổi và chàng trai kia đã bùng cháy, dù cho họ biết làm vậy là phạm trọng tội đối với bộ tộc. Gần nửa năm trời, sau khi BỒ Ải lành bệnh, chàng được lệnh thay mặt cha về Đông Kinh. Thời gian đó, vi ở một số vùng biên giới, người dân tộc nổi lên theo kẻ xấu chống phá triều đình khá nhiều, do vậy, đối với các bộ tộc lớn, triều đình ra lệnh phải gửi con hoặc cháu về triều một thời gian để làm tin. Với tộc Man, con trai của tộc trưởng, người kế vị là quý nhất. Vì vậy Bồ Ải phải ra đi. Chàng đâu ngờ trước đó mình đã gửi lại một giọt máu trong bụng Thánh nữ.
 Mãi một năm sau Bồ Ải mới được trở về quê. Chàng bàng hoàng nghe tin sét đánh ngang tai. Sau khi chàng đi một thời gian thì Thánh nữ, đẻ con trong động đá, nơi tôn nghiêm của bộ tộc, cả tộc Man giận dữ. Họ bắt giam hai mẹ con Thánh nữ vào hầm rán một thời gian, sau đó hội đồng tộc lão quyết định đem cả hai mẹ con đi hỏa thiêu. Đêm cuối cùng, không ngờ Thánh nữ đã vượt ngục, có trận giao chiến ác liệt với người bộ tộc, bị thương nặng nhưng cũng bế con trốn thoát.
 Bồ Ải đau khổ, chàng thừa hiểu lỗi này thuộc về ai. Lên làm tộc trưởng nhưng từ đó chàng cương quyết không lập gia đình và nhiều tháng ngày sau đó, Bồ Ải âm thầm tìm kiếm Thánh nữ, nhưng nàng đã như mat tăm giữa ngàn trùng trời đất.
 Cũng đã 20 năm qua đi, nỗi đau ngày ấy vẫn mãi mãi còn đọng lại trong tim Bồ Ải. Không ngờ hôm nay bất ngờ Bồ Ải gặp lại người tình xưa, Thánh nữ Nặc Nô. Khuôn mặt nàng đầy sẹo dọc ngang, đây chắc là do vết rán cán vì trừng phạt năm xưa.
 Bồ Ải đi tới nám lấy bàn tay nhăn nheo của Nặc Nô, ngậm ngùi.
 - Ta đâu ngờ có ngày được gặp lại muội. Nàng có biết ràng 20 năm nay ta vẫn đi tìm nàng hay không?
 Nặc Nô im lặng, ứa nước mắt.
 Tình thế chuyển biến bất ngờ làm cho Ưng Trảo vương Tử Kính lúng túng, lão đưa mắt nhìn Lý tú tài. Bản thân Ly tú tài cũng bị bất ngờ. Nếu chỉ giao chiến với bọn người Hồ Điệp cốc thì võ lâm Tam gia không sợ và có phần tháng thế. Nhưng trong tình thế này võ lâm Tam gia đã có thêm một địch thủ đáng sợ hơn đó là Quốc sư Bồ Ải, võ công của lão ta, Tam gia đã có dịp biết qua rồi.
 HỒ Điệp cốc chủ cũng nghĩ như vậy, đôi mắt bà ta đảo lia lịa rồi cuối cùng cất tiếng.
 - Sư muội... hàn huyên sẽ còn nhiêu dịp. Bây giờ chúng ta phải tính đến công việc đã.
 - Dạ - Nặc Nô gật khẽ đầu và lùi một bước nhưng Bồ Ải vẫn không rời bà ta.
 Thiết trọc Đoan Đông thấy vậy la lên:
 - Quốc sư Bồ Ải bây giờ lão theo ai? Bọn ta hay Hồ Điệp cốc?
 Câu nói dại dột của Đoan Đông làm cho Lý tú tài có muốn bịt miệng mà không kịp. Y đang nghĩ phải làm thế nào để ly gián Bồ Ải với bọn người Hồ Điệp cốc, bất ngờ Đoan Đông đã sổ toẹt điêu ấy bằng câu hỏi hớ hênh.
 Bồ Ải đảo một vòng mắt nhìn mọi người, ngẫm nghĩ.
 Lão ta nhìn Nặc Nô và nói:
 - Nặc muội, huynh không ngờ nay chúng ta lại ở thế đối đầu. Thôi huynh xin rút khỏi trận chiến này vậy. Hai bên muốn làm gì thì làm, ta không xen vào.
 - Quốc sư Bồ Ải - Hồ Điệp cốc chủ cười rộ - Ta biết ông vì tình nghĩa với Lạng Sơn vương nên không tiện tham gia. Thế nhưng ta hỏi, giả sử bọn ta đánh thua những kẻ ở đây thì ông sẽ về phe nào?
 Hừm... Lý tú tài tức tối rủa thầm Hồ Điệp cốc chủ về câu hỏi khôn ngoan ấy. Quả nhiên Bồ Ải trả lời ngay:
 - Ta không cho phép ai động chạm đến Nặc muội của ta.
 - Hà... hà... - Ưng Trảo vương Tử Kính cười nhạt - Quốc sư Bồ Ải, nói vòng vo qua lại, cuối cùng có phải ông muốn đứng về với Hồ Điệp cốc phải không?
 - Vương gia đối đãi với ta rất tốt. Ân tình ấy ta không quên, nhưng trong trường hợp này dù có vương gia ở đây ta cũng không thể.
 - Thôi khỏi cần nói nhiều nữa. - Tử Kính quay lại ra lệnh - Hai đệ hãy bồi tiếp võ công của Hồ Điệp cốc. Trần tướng quân hãy tiếp mụ già kia, còn để ta đây hầu võ công của Quốc sư Bồ Ải xem có đúng như danh tiếng đồn đại hay không.
 Như vậy đã rõ, thế trận được chia làm hai theo lời Tử Kính.
 Lý tú tài và Thiết trọc Đoan Đông liền chia hai cánh tiến lên vây lấy HỒ Điệp cốc chủ. Và Tử Kính tiến thẳng tới chỗ Bồ Ải, ánh mắt sáng quắc. Bồ Ải thấy vậy lắc lư đầu, thở dài.
 - Thật đáng tiếc, ta không muốn chống lại Lạng Sơn vương. Nhưng tình thế này là do các vị ép ta, xin đừng trách.
 Véo... Ưng Trảo vương Tử Kính chẳng thèm nói lại, lập tức ra chiêu Thân Long nhập hải, vươn hai tay chộp lấy vai Bồ Ải. Quốc sư Bồ Ải lách người sang một bên thì Tử Kính biến chiêu Thần Long biến chảo, trảo thủ nghiêng qua một bên móc vào sườn đối phương. Sau đó lại ra thành chiêu Kim Long vọng nhật, đấm móc từ dưới lên. Từ đầu ngón tay của Tử Kính trảo quỷ phát ra những tiếng gió vi vu nghe rỢn người. Vốn biết Ưng Trảo của Tử Kính đã thành danh trên giang hồ bao lâu nay, vô phúc cho kẻ nào bị trảo thủ vồ trúng, đá sẽ tan, vàng sẽ nát, BỒ Ải lùi ba bước liên tục và bất ngờ quát to một tiếng đánh ra một chiêu Lộ Khai Ngư quyền trong Bối Ngư công quyền, đây là quyền thuật rất nổi tiếng của người Man Lão. Quyền đi ào ào, gió lộng như trời có bão lớn đẩy Trảo vương Tử Kính thụt lùi một bước dài.
 Nặc Nô quét ánh mắt nhìn Nguyên Vũ rồi mụ ta thủng thẳng nói.
 - Tiểu tử, không ngờ hôm nay ta với người lại có dịp gặp nhau ở đây.
 - Thật hân hạnh cho tại hạ. - Nguyên Vũ cười rộ.
 - Còn trẻ tuổi mà võ công đã khá cao. Ngươi quả nhiên là một nhân tài hiếm thấy. Hôm trước xà quyền của ta chắc ngươi chưa thấy hết.
 Hôm nay lão phụ đây sẽ cho ngươi biết lợi hại của nó.
 - Tại hạ sẵn sàng.
 Xà quyền công thủ nhất loạt, rất khó phân biệt. Xà quyền đánh đòn chủ yếu bằng các đầu ngón tay và nguy hiểm nhất là hai đầu ngón tay trỏ và giữa, chĩa về phía trước, nhằm vào các đại huyệt trên người đối phương cũng như mắt để công kích. Xà quyền trong nhu có cương, trong tĩnh có động, mắt sắc tay nhanh.
 Chậm rãi những bước chân mềm mại, Nặc Nô đảo người lác lư, bộ cước nhẹ nhàng. Bà ta bắt đầu thi triển xà quyền.
 Nhìn Nguyên Vũ lui mấy bước, Nặc Nô nói:
 - Yến Thanh quýền, ngươi luyện rất khá. Nhưng nếu đem ra giao đấu với xà quyền của ta, e rằng sẽ thất bại. Ngươi có bộ Long Vân kiếm pháp lừng danh của Xích Côn Lão tử, hãy đem ra mà sử dụng thì chắc ăn hơn.
 - Lão bà coi thường tại hạ quá. - Nguyên Vũ cười mắt.
 Chàng vung tay đánh ra chiêu Yến Thanh tam chưởng bổ thẳng vào mặt Nặc Nô. Bà ta bình tĩnh nhìn và khi chưởng phong ào tới thì uốn mình lướt xa tránh né. Trong nháy mắt Nguyên Vũ đã đánh đủ 14 chiêu của Yến Thanh thập tứ quyền nhưng chẳng mảy may đụng được vào tà áo của Nặc Nô. Bà ta chỉ lướt vòng vòng xung quanh chàng, tránh né, miệng cười chúm chím. Nổi giận, Nguyên Vũ khoa tay rút kiếm và chẳng khách khí gì, thi triển Long Vân kiếm pháp tấn công liền.
 Đâng kia hai anh em Tam gia là Lý tú tài và Thiết trọc Đoan Đông giao chiến ác liệt với Hồ Điệp cốc chủ. Nhìn hai Tam gia chạy vòng vòng vất vả xung quanh trong khi Hồ Điệp cốc chủ với kiếm pháp Hồ Điệp kiếm nhìn rất nhàn nhã, như vậy cũng đủ biết phần tháng sẽ thuộc về ai.
 Miệng nói cứng, nhưng từ khi Nguyên Vũ thi triển Long Vân kiếm pháp thì Nặc Nô trở nên rất cẩn thận, giao chiến dè dặt thủ nhiêu hơn công. Tuy thế, do Nguyên Vũ luyện kiếm pháp này vẫn chưa đạt đến đỉnh cao tinh hoa của nó nên bà ta vẫn chống đỡ được. Nếu vài năm nữa, Nặc Nô tự nhận thấy rằng mình khó là đối thủ của chàng.
 Ôi chao... có tiếng rú của Đoan Đông. Y đã bị trúng một kiếm của HỒ Điệp cốc chủ, Lý tú tài hoảng hồn vung tay vẩy mấy sợi thân châm về phía Hồ Điệp cốc chủ. Đây là loại ám làm bằng lông trâu, mỏng mảnh nhưng rất cứng và cực nhỏ, cho nên rất lợi hại. Khi đánh nhau nếu sử dụng thì đối phương ít đề phòng vì nó sẽ lẫn trong tiếng gió khi đi. Cũng may Hồ Điệp cốc chủ là cao thủ nên bà ta rất thính tai, khi vừa đâm một kiếm trúng tay Thiết trọc Đoan Đông làm y muốn rơi cặp nguyện xuống đất thì thấy Lý tú tài vung tay. Đoán là ám khí, bà ta liên dùng mảnh khăn tay phất lên và cuốn gọn được mấy sợi ám khí. Nhờ vậy, Lý tú tài kịp đỡ Đoan Đông lùi về phía sau. Nhìn sợi lông trâu xanh biếc vì tẩm độc nằm trong tay, Hồ Điệp cốc chủ gầm lên “Ngươi dám dùng ám khí độc để tấn công lén bản tòa. Kể như các ngươi muốn chết.“
 Sẹt sẹt... sẹt... sẹt... không hiểu từ đâu xuất hiện một đàn bướm vàng chấp chới bay đến tấn công bọn Lý tú tài. Đây là một thứ ám khí rất kỳ quái của Hồ Điệp cốc, những con bướm này đã được huấn luyện và trên người chúng luôn mang theo một loại phấn mê. Khi gặp địch thủ chúng cứ lao xả xuống, kẻ nào không biết đỡ lung tung thì phấn vàng từ bướm bay ra sẽ làm hôn mê bất tỉnh ngay. Là kẻ lịch duyệt giang hồ, Lý tù tài biết vậy nên y xòe quạt phất chưởng đẩy lùi đàn bướm bật ra xa chứ không dám giết chúng. Tuy nhiên bầy bướm vàng quá đông đang ào đến, xem ra Lý tú tài khó đỡ nổi.
 Sau khi dùng mấy chiêu trong Hình ý quyền để thăm dò Bồ Ải và đỡ một chiêu trong Bối Ngư công quyền của đối phương, cả Bồ Ải lẫn Tử Kính hiểu rằng đôi bên ngang sức ngang tài. Nếu muốn khẳng định được kẻ tháng người thua, chắc chắn phải giao chiến cả ngàn chiêu mới có thể biết được. Trảo vương Tử Kính tỏ vẻ vui mừng nói với Bồ Ải: “Quốc sư, đã lâu Tử Kính này chưa gặp được địch thủ xứng đáng. Nay đã gặp, xin hãy đỡ vài chiêu Ưng Trảo quyền của ta.“
 Lão lùi lại.
 Ưng Trảo quyền tư thế rất hùng dũng, tay sác, mắt bén, thân bộ linh hoạt, phát lực cương bạo. Quyền đi theo hình ý, lấy cách đánh của thân ưng mà thành danh, đó chính là Ưng Trảo quyền.
 Những ngón tay của Tử Kính cong như vuốt chim ưng, Lão chậm rãi chuyển bước đi. Tử Kính đang chuẩn bị thi triển Ưng Trảo phiêu tử. Trong khi đó, Bồ Ải lặng thinh xuống tấn, đứng im lặng, hai vai hơi rũ xuống, tay duỗi thẳng, mắt nhắm nghiền, tưởng như đang ngủ, chỉ thấy có hai cánh mũi là còn phập phồng. Đây là tư thế giao chiến của Thụ công. Môn công phu này đòi hỏi người luyện phải có trên 40 năm công lực trở lên và được coi là nhất đẳng võ công của người Man. Thụ công vững như cây rừng ngàn năm, mạnh như núi Rinh hùng vĩ. Ra chiêu là rừng động, núi đổ, làm cho mãnh thú phải kinh hồn táng đởm. Đối với tộc Man, người nào luyện được Thụ công thì xứng đáng là võ sĩ đệ nhất của bộ tộc. Tuy thế xưa nay rất ít tráng sĩ Man Lão nào luyện nổi thứ võ công kỳ vĩ này, vì rất khó luyện. Nó chính là lòng kiên trì và sự gian khổ thử thách.
 Ưng Trảo vương Tử Kính đi vòng quanh Bồ Ải ba vòng nhưng vẫn không tìm thấy một kẽ hở để phát chiêu, trong lòng lão rất kinh dị. Quốc sư Bồ Ải quả là một đối thủ đáng sợ và thứ võ công mà lão đang vận dụng, làm một kẻ già đời như Tử Kính cũng phải thấy ngán. Tử Kính quyết định đánh một hư chiêu để thăm dò. Thế nhưng Ưng Trảo vương chưa kịp ra chiêu thì tiếng gào trúng kiếm của Đoan Đông làm cho lão giật nảy mình. Đảo mắt nhìn sang thấy hai sư đệ của mình đang bị đàn bướm vàng của Hồ Điệp cốc chủ vây kín. Hoảng hồn, Tử Kính nhìn Bồ Ải nói to “Hẹn dịp khác” và vọt về phía ấy. Giữ đúng lời hứa, giao chiến vì bất đác dĩ cho nên Bồ Ải thu chiêu mà không ngăn cản Tử Kính bỏ đi.
 Chân vừa chạm đất, Tử Kính gầm lên một tiếng và vung tay phát một chưởng vê phía đàn bướm vàng. Khí lực hùng hậu của lão cuốn cả đàn bướm vàng bay xa cả trượng. Thế nhưng có tiếng vi vu vang lên và lóe trước mắt lão là ánh kiếm lấp lánh của Hồ Điệp cốc chủ. Bà ta dùng Hồ Điệp kiếm tấn công Tử Kính. Ưng Trảo vương cười nhạt xòe tay dùng trảo đỡ. Lách cách... Hồ Điệp cốc chủ kinh hoảng. Ưng Trảo của Tử Kính bấu vào lưỡi kiếm của bà ta mà không hề hấn gì, không những vậy, tí nữa trảo của Tử Kính quáp được thanh kiếm vàng của HỒ Điệp cốc chủ, giật ra khỏi tay bà. Cốc chủ thét lên lanh lảng, biến chiêu, Lôi điệp tam kiếm, đây là chiêu thức lợi hại nhất của Hồ Điệp kiếm. Thực tế Hồ Điệp kiếm là bài kiếm pháp thuộc về hoa kiếm là nhiều hơn. Kiếm đi thế nhẹ nhàng, rực rỡ, chủ yếu làm cho đối thủ hoa mắt để bất ngờ tấn công, khí lực không mạnh. Thiết trọc Đoan Đông bị thương cũng vi vậy. Tuy nhiên nếu đem kiếm pháp này để giao chiến với một cao thủ nội gia lừng danh như Tử Kính lại không hợp. Chính vì thế Hồ Điệp cốc chủ buộc phải ra chiêu mạnh nhất của HỒ Điệp kiếm. Quả nhiên lợi hại, Tử Kính buộc phải thu trảo lại và đánh ra chiêu Ưng vương xuất hải. Trảo xoáy đi như gió lốc cuốn vào thế kiếm Lôi phong. Hự... đôi bên lâc lư và Hồ Điệp cốc chủ lùi một bước, trong khi Tử Kính lắc lư người dữ dội nhưng vẫn đứng im. Thếđã rõ, nếu giao tranh tiếp, thâng thua cũng phải hàng vài trăm chiêu, nhưng nội lực của Hồ Điệp cốc chủ không bàng Tử Kính.
 Nhìn HỒ Điệp cốc chủ chuẩn bị tấn công nữa, Tử Kính đưa tay.
 - Khoan đã, hôm nay cả hai sư đệ của lão phu đều đã bị thương nên trận này coi như võ lâm Tam gia thua. Các vị muốn đấu với lão phu thì xin bồi tiếp, nhưng hẹn vào một dịp khác.
 Là một cao thủ lừng danh, phải tự nhận là thua, đủ biết Tử Kính nhịn nhục như thế nào. Tuy nhiên tình thế bât buộc vậy. Đoan Đông bị trúng kiếm đang ngồi ôm tay nhăn nhó, Lý tú tài đang vận công vì đã trúng phải phấn độc. Võ công của Hồ Điệp cốc chủ xem ra nhấp nhỉnh với lão, chưa kể Hồ Điệp cốc còn có nhiều xảo thuật khác trợ lực. Ngoài ra chỉ nghe những tiếng xà quyền đi veo veo của Nặc Nô, người sư muội của Hồ Điệp cốc chủ, trong lòng Tử Kính cũng thấy hoảng kinh. Người này luyện xà quyền đã đến mức thượng thừa. Nếu y thị cùng Hồ Điệp cốc chủ liên thủ đánh với Tử Kính, lão nhận thấy khó có thể toàn thắng. Chưa kể lão Quốc sư Bồ Ải đang đứng khoanh tay đằng xa. Mặc dù lão ta cam kết không tham gia nhưng cũng chẳng lấy gì làm chắc chắn lâm. Đành phải nhịn nhục chịu thua, Tử Kính chi mong rút lui được an toàn để còn chạy chữa cho hai người sư đệ đang bị trọng thương.
 Nghe thấy Tử Kính nhận thua, Bồ Ải thâm nghĩ, Ưng Trảo vương Tử Kính thành danh chốn giang hồ đã lâu, tuy chưa giao đấu nhưng lúc nãy chỉ nhìn khí thế của Tử Kính khi vận trảo quyền, Bồ Ải cũng hiểu Ưng Trảo của Tử Kính đã luyện đến mức tối cao. Nếu hôm nay dồn ép lão giao chiến, Tử Kính buộc phải đánh thì nhất định ở đây sẽ có kẻ chết, mà chưa rõ là ai. Tốt nhất nên mở cho lão ta một đường rút danh dự là hơn. Mục đích ngăn chặn nhóm Tam gia không vào được trong chùa đã thành công, vậy tội gì đổ máu khi chưa cần thiết. Lão gật đâu chấp thuận.
 Và những ý này cũng trùng với ý của Hồ Điệp cốc chủ, qua mấy chiêu giao chiến với Tử Kính, bà ta cũng thấy hoảng trong lòng. Tự nhận nếu không dùng thêm các thủ thuật khác của Hồ Điệp cốc thì không thể nào là đối thủ của Ưng Trảo vương Tử Kính được.
 HỒ Điệp cốc chủ cười nhẹ.
 - Nếu Ưng Trảo vương đã có lời như vậy thì Hồ Điệp cốc chúng ta không hẹp hòi gì cả. Xin hẹn một dịp khác tái chiến xem ai thắng bại.
 Bắt đầu từ chiêu Thanh xà xuất động và tiếp theo Thủy xà thượng diện, Nặc Nô thi triển toàn bộ bài Độc xà lan lộ với xà đầu quyền là chủ yếu, chưa sử dụng đến xà chưởng và xà chi. Bà ta uốn éo lượn sát theo những đường Long Vân kiếm của Nguyên Vũ, đã làm cho chàng lúng túng không phát huy được hết tác dụng của kiếm pháp. Càng đánh Nguyên Vũ càng thấy sợ, mồ hôi toát ra và chàng hiểu rằng xưa nay mình đã quá tự phụ về võ công đang có. Dăm ba bài quyền, vài miếng chưởng và một bài kiếm pháp nổi tiếng, Nguyên Vũ tưởng rằng mình đã là đệ nhất cao thủ chốn kinh thành. Điều này cũng có thể đúng, nhưng chỉ đúng với những võ tướng của triều đình. Nay lần đầu tiên chàng được giao đấu thực sự với những nhân vật võ lâm mới ngộ hiểu rằng mình còn kém xa bọn họ lám. Cứ đơn cử như người đàn bà đang sử dụng xà quyền đây thì biết. Mặc dù bà ta có vẻ chợn Long Vân kiếm pháp, thế nhưng xà quyền của bà ta đã kiềm chế chặt được kiếm pháp của chàng và không cho Nguyên Vũ có dịp đánh trả. Nếu không nhờ có Long Vân kiếm pháp thì có lẽ Nguyên Vũ đã thua lâu rồi.
 Đang đánh nhưng Nguyên Vũ vẫn quan sát bên ngoài và khi thấy Ưng Trảo vương Tử Kính nhận thua, chàng kinh hoảng. Một chút sơ ý phân tâm, đường kiếm của Nguyên Vũ bị chệch đi và Nặc Nô quát lên một tiếng, bàn tay mặt của bà ta biến thành chiêu Giác xà ứng vĩ đập vào huyện thiên đột trước ngực Nguyên Vũ. Thế nhưng chưởng chi lướt qua xô chàng trai tối tăm mặt mày loạng choạng văng ra xa, suýt ngã. Hồ Điệp cốc chủ quay lại nhìn Nặc Nô cười vẻ hiểu lý do tại sao Nặc Nô lại không ra tay.
 Nguyên Vũ mặt tái mét, ôm ngực thở hồng hộc, không hiểu sao Nặc Nô lại tha cho mình.
 ưng Trảo vương Tử Kính vẫy tay ra hiệu cho bọn lính của vương phủ đỡ hai người sư đệ của mình đi xuống. Lão quay lại nhìn Nguyên Vũ đang ngồi vận công, trầm giọng.
 - Lão phu đi đây. Tướng quân hãy bảo trọng.
 Ưng Trảo vương Tử Kính và bọn lính đi khuất xuống dưới. Trên đấu trường chỉ còn lại một mình Nguyên Vũ ngồi vận công cùng vài tên võ sĩ của phủ Lạng Sơn vương đang vây quanh bảo vệ cho chàng. Tuy Nặc Nô không đả thương chàng, nhưng chưởng lực của bà ta cũng làm cho Nguyên Vũ thấy nghẹt thở và phải ngồi điêu khí.
 Khi chàng mở mắt thì thấy Hồ Điệp cốc chủ và Nặc Nô đang ngồi phía xa nhìn mình vẻ trìu mến. Chàng trai hơi ngơ ngác, hai người này hình như đối xử với chàng rất thân thiện. Và đặc biệt là Hồ Điệp cốc chủ, một lần nữa Nguyên Vũ lại ngờ ngợ hình như mình đã gặp qua bà ta ở đâu rồi.
 Thấy chàng tỉnh, những tên võ sĩ cuối cùng đang hộ vây xung quanh liền lục tục kéo nhau xuống núi, Nguyên Vũ là người đi cuối. Khi thấy chàng rảo bước qua mặt, đột nhiên không hiểu nghĩ gì, lão Quốc sư BỒ Ải liền tới đưa tay ra chặn lại. Thấy vậy Nặc Nô liền lên tiếng:
 - BỒ huynh, hãy để cho gã ta đi đi.
 Bồ Ải lắc đầu.
 - Tên này là võ tướng thân cận của Lạng Sơn vương. Nay chúng ta đã ở thế đối đầu với vương gia, giữ gã này lại sẽ rất có lợi. ít nhất chúng ta cũng sẽ biết được hiện nay Lạng Sơn vương đang có mưu đồ gì- HỒ Điệp cốc chủ gật gù khen phải. Tuy bà ta chẳng có thù hận gì với Nguyên Vũ, nếu không muốn nói là có cảm tình riêng. Nhưng Hồ Điệp cốc này đã ra mặt theo phò Tuyên Từ Hoàng thái hậu mà Nguyên Vũ lại về phe Lạng Sơn vương. Việc giữ chàng lại rất có lợi, ít nhất là trong thời gian này. Bà ta còn nghĩ ra một điều gì đó rất đắc ý và liền ghé tai người sư muội Nặc Nô thì thầm, Nặc Nô gật đầu lia lịa đồng ý.
 Trần Nguyên Vũ khựng lại nhìn quanh, đấu trường lúc này váng lặng chi còn một mình chàng trong vòng vây của các môn đệ Hồ Điệp cốc và ba cao thủ tột đỉnh. Tự hiểu lành ít dữ nhiêu, chàng tức giận gương mắt nhìn Bồ Ải cười nhạt, máng:
 - Lão Quốc sư Bồ Ải kia. Là một tộc trưởng người Man Lão, thếnhưng lại theo người Lão Qua để làm quốc sư cho họ. Đã bán dân lại còn hại nước. Rồi lại bất trung với quốc vương Lão Qua, mưu đồ cùng Lạng Sơn vương âm mưu hại chúa của mình. Và nay lại quay sang bât tay với Tuyên Từ Hoàng thái hậu phản bội Lạng Sơn vương. Một con người bất nhất như ngươi, liệu có đáng là người nữa không?
 Bất ngờ bị Nguyên Vũ vạch trần tim đen, Bồ Ải ngớ người ra. Vốn là kẻ ít nói, suy nghĩ chậm chạp nên lão ta đớ người không biết phải nói gì. Điều làm Bồ Ải rất ngượng là bị Nguyên Vũ nói toạc chân tướng trước bọn môn đồ Hồ Điệp cốc lẫn cốc chủ, chưa kể trước người yêu dấu Nặc Nô của lão, trong khi dù sao Bồ Ải cũng là người có danh giá ở chốn giang hồ. Thẹn quá hóa thù, khuôn mặt lão đang đỏ ửng vì thẹn bỗng tím bầm vì giận dữ. Bồ Ải gầm lên “Ngươi muốn chết?” và vung tay đẩy một chưởng về phía Nguyên Vũ. Khoảng cách quá gần, Nguyên Vũ không kịp đỡ, chàng hứng trọn một chưởng của Bồ Ải. Cũng may lúc đó Nặc Nô đã thấy trước, bà ta liền la lên “Bồ huynh, hãy lưu tình” và vung chưởng đánh bạt xéo chưởng của Bồ Ải sang phía khác. Nhờ vậy, Nguyên Vũ thoát chết, nhưng chàng cũng bị bán văng ra xa. Và từ trong túi Bồ Ải, con rắn vàng của lão quăng mình, bay theo Nguyên Vũ để cắn.
 Huỵch, Nguyên Vũ ngã đập người vào thân cây. Chàng muốn lịm đi. Thấy con rân đang bò tới nhưng chàng không thể nào tránh được vì đã bị thương quá nặng.
 Vi vu... vi vu... Hồ Điệp cốc chủ liền vẫy tay, dưới cánh tay áo của bà ta xuất hiện một bầy bướm vàng dăng cánh vụt bay đến trước mặt Nguyên Vũ. Khi con rán trườn đến thì đã thấy mấy con bướm lớn đậu thành hàng trước mặt Nguyên Vũ. Rán vàng phồng mang thở khè khè đe dọa, nhưng những con bướm vẫn dang cánh chấp chới không chịu bay đi. Xung quanh cánh bướm tỏa ra những bụi phấn màu vàng nhạt, rất thơm. Thế nhưng đáng ngạc nhiên là mùi thơm này lại làm cho con rán có vẻ sợ. Nó bò quanh, phía nào cũng bị bướm chặn lại. Hai bên nhìn nhau khá lâu rồi con rán vàng quay bò về với chủ.
 Quốc sư BỒ Ải tức giận, quát to:
 - Tại sao hai vị lại bảo vệ gã tiểu tử này?
 Nặc Nô chắn đường Bồ Ải và nói:
 - Bồ huynh. Chuyện này nói ra dài dòng lắm, tuy nhiên huynh không được giết chết thằng bé này.
 Bồ Ải ngẩn người nhìn Nặc Nô ngạc nhiên. Thấy thái độ của bà ta rất quyết liệt nên lão cũng xìu.
 HỒ Điệp cốc chủ cười khanh khách.
 - Bắt nó chúng ta cứ bắt. Nhưng giết nó lại là chuyện khác. Quốc sư không thể hiểu được chuyện này đâu, đây là chuyện riêng của tỉ muội chúng ta.
 Ào... một cơn gió lốc bất ngờ tràn qua.
 - Ai? - Quốc sư BỒ Ải quát to.
 Bất ngờ xuất hiện bên cạnh Nguyên Vũ một lão đạo sĩ. Lão ta nhìn b'ê ngoài rất tức cười. Người tròn xoe, ục ịch, da thịt đỏ au, mắt sáng long lanh, tóc bạc tráng như cước và chi còn lơ thơ vài cọng trên đầu. Đạo sĩ này khoác một áo đạo bào để trễ xuống tận bụng, chân đi hài bằng cỏ, lưng đeo phất trần nhưng cũng chỉ còn lua tua vài sợi. Lão rơi xuống bên Nguyên Vũ nhẹ nhàng như cánh lá rụng. Xem ra cứ y như lão từ tít trên núi cao lăn xuống hay từ trong một đám mây nào rơi ra, chứ xung quanh đây là núi và cây, lên chùa chỉ có một đường độc đạo duy nhất đã bị bọn người Hồ Điệp cốc trấn thủ mất rồi.
 Đạo sĩ cúi xuống nhìn chàng, miệng than.
 - Ôi chao bị thương nặng quá. Bần đạo đến chậm mất rồi.
 Đoán là cao nhân phương xa, Hồ Điệp cốc chủ phất tay thu đàn bướm đang bảo vệ Nguyên Vũ về nhìn đạo sĩ cười, nói nhẹ nhàng:
 - Đạo trưởng là cao nhân ở phương nào?
 - Hì... hì... - Đạo sĩ nghẹo cổ nhìn Hồ Điệp cốc chủ cười như một đứa trẻ - Lão đạo tu ở Ngũ Đài sơn. Hôm nay qua đây có chút việc, không ngờ có duyên gặp được đứa bé này. Không hiểu nó đác tội gì mà bị quý vị đánh trọng thương đến như vậy?
 - Đó là chuyện của bọn ta. - Bồ Ải quác mắt lạnh lùng - Đạo trưởng là người tu hành, đã lánh thế tục thì tốt nhất đừng can thiệp vào nhân gian.
 - Đúng vậy - Đạo sĩ gật đầu lia lịa - Là người tu hành tốt nhất đừng xen vào chuyện trần thế, bần đạo biết như vậy. Tuy nhiên, với riêng chú bé này vì có chút duyên nên bần đạo đây đành xin đác tội với ba vị.
 Thấy vậy, Nguyên Vũ gượng đau, đưa tay lau máu đang rỉ ra ở khoé miệng và la lên.
 - Đạo trưởng, cháu cảm ơn đạo trưởng có lòng giúp đỡ. Nhưng đạo trưởng hãy đi đi.
 - Hì... hì... - Đạo sĩ cười rộ và thò tay bẹo má chàng - Thí chủ lo cho lão đấy ư. Tốt quá, tốt quá.
 Đang giận điên người muốn giết Nguyên Vũ nhưng không biết phải làm sao vì chàng có người bảo vệ, nay đột nhiên lại xuất hiện một đạo sĩ chẳng rõ ở đâu đến nói nhăng nói cuội, Bồ Ải gầm lên:
 - Tránh ra, - Quốc sư Bồ Ải quát to và không khách khí gì, vung tay áo đẩy ra một chưởng đánh thẳng về phía đạo sĩ. Lão đạo sĩ cười ngạo nghễ, phất tay áo đạo bào của mình, đánh ra một luồng Thái ất hỏa chưởng.
 Sầm... một tiếng nổ vang lên kinh hồn khi hai chưởng chạm nhau. Bồ Ải lảo đảo bước lui.
 Đến như Ưng Trảo vương Tử Kính mà còn ngán đụng đến Bồ Ải, thế nhưng đạo sĩ này chỉ đỡ một chưởng đã đẩy lùi được Bồ Ải. Xem ra võ công của lão đạo này không thể tầm thường được. Hồ Điệp cốc chủ rúng động suy nghĩ, bà ta mở to mắt quan sát xem đạo sĩ là cao thủ ở đâu đến và tại sao lại cố ý cứu Trần Nguyên Vũ.
 Nhìn BỒ Ải đang lác lư người, máu miệng rỉ ra vì bị chấn thương, Nặc Nô liền lướt tới múa tay đánh ra một luồng Thanh xà chưởng. Hồ Điệp cốc chủ thấy vậy cũng vung kiếm phóng ra Hồ Điệp kiếm để liên thủ tấn công đạo sĩ buộc ông ta phải thối lui liên tục mấy bước để tránh né.
 Trước hai cao thủ như thế này, đạo sĩ chợt hiểu không thể đùa vui được. “Vô lượng thọ Phật”, miệng lão niệm to và quét mạnh áo đạo bào biến chiêu từ Thái ất hỏa chưởng thành luồng một Tiểu chu thiên thần công, gió chu thiên từ tay áo đạo bào của đạo sĩ này cuốn tới như một trận cuồng phong.
 “Tiểu Chu thiên thần công. Hãy cẩn thận” - Bồ Ải quát to, sấn tới trước mặt hai người đàn bà, lão vội gập người xuống vận Thụ công để đẩy ra một luồng Sơn đỉnh công đỡ đòn cho Nặc Nô và Hồ Điệp cốc chủ. Đây lần đầu tiên trong đời lão phải vận toàn lực để đánh chiêu tối cao này trong Thụ công vì gặp đối thủ quá lợi hại.
 Luồng khí Chu thiên thân công tạo thành cơn gió đi ầm ầm cuốn tất cả mọi người xoáy thành vòng tròn. Kinh hoảng, Nặc Nô lập tức đạp cước chân bước ngoằn ngoèo như rắn lướt theo chiêu gió thoát ra được. HỒ Điệp cốc chủ sợ không kém, vội đánh liên tiếp ba chiêu Hồ Điệp kiếm, kiếm và người hòa vào nhau chấp chới bay, nhờ thế mà lách theo đường bay của bướm thoát ra ngoài vòng cuốn Chu thiên. Thật ra bọn họ còn nhờ lực cản của Thụ công quyền của Bồ Ải cản đi ít nhiều nên mới dẽ dàng né tránh được như vậy, chứ không, còn vất vả nhiêu.
 Quốc sư BỒ Ải tự tin vào nội lực và tuyệt chiêu Sơn đỉnh công của mình nên đỡ thẳng, không tránh né.
 Sầm. Tiểu chu thiên thần công đụng Sơn đỉnh công của Bồ Ải gây ra tiếng nổ kinh tìôn lần thứ hai. ực... Bồ Ải há miệng hộc ra một bụm máu lớn, lần này ông ta bị thương khá nặng, còn đạo sĩ kia cũng lâc lư người rung rinh. Lão ta nhìn Bồ Ải kinh dị. Xưa nay chưa có ai dám đương đâu đỡ thẳng Tiểu chu thiên thần công của lão, và có đỡ sẽ thất bại thảm hại. Thế nhưng, Bồ Ải đã đỡ được và vẫn đứng vững dù cho đã ói máu.
 Khè... khè... cổ họng Bồ Ải phát ra những tiếng cười quái dị. Hai mắt lão đột nhiên nhấp nháy như phát quang và Bồ Ải rũ hai vai xuống, hai tay từ từ co lại ngang ngực. Thụ công có 25 chiêu, 72 thức với chiêu cuối có tên là Đỉnh thần thụ. Chiêu này nếu đánh ra phải mất hàng năm công lực và xưa nay chưa thấy có người đỡ được. Học Thụ công nếu luyện được tuyệt chiêu này cũng coi như hoàn thành môn võ này. Tuy nhiên từ ngày nó có trên đời, người luyện được cực ít, Bồ Ải là một trường hợp rất hiếm. Từ khi luyện thành cũng chưa bao giờ lão phải thi triển môn công phu này cả, đơn giản không có địch thủ. Nay dù cho đã bị trọng thượng khá nặng, nhưng vì lòng tự ái cho nên Quốc sư Bồ Ải quyết định tung ra chiêu cuối. Lão thừa biết sau chiêu này thì nguyên khí sẽ bị tổn thương rất nặng. Tuy nhiên quá tức giận nên lão hóa liều quyết định sống mái với đạo sĩ kia qua việc so chưởng lực này.
 Thấy BỒ Ải đã bị trọng thương, Nặc Nô rất xót xa. Bà ta cũng hiểu Bồ Ải đang vận công để chuẩn bị ra chiêu Đỉnh thân thụ, trong tình thế này nếu lão vẫn tiếp tục đánh với đạo sĩ kia thì rất khó thâng nếu như không có sự liên thủ. Vi thế chẳng cần khách khí gì, đột nhiên Nặc Nô chúm miệng lại rít lên những tiếng kêu của rán nghe rất nhức tai. Người bà ta đột nhiên lỏng hẳn, toàn thân ẽo ợt. Nặc Nô đã đẩy công phu xà quyền đến mức tối cao. Bàn tay bà ta từ từ tráng nhợt ra, nhìn rất khủng khiếp. Và đáng sợ làm sao, có tiếng lào rào của bầy rán từ xa khi nghe tiếng rít của Nặc Nô nên đang tìm đến.
 HỒ Điệp cốc chủ thấy thế liền phất tay ra hiệu cho đám môn đồ của mình lập tức lập trận Hồ Điệp bao vây xung quanh mọi người. Kiếm và bướm bỗng dềnh vàng xung quanh, thừa biết trận pháp này chưa chắc đã làm gì nổi đạo sĩ kia. Tuy nhiên bà ta cũng hy vọng áp lực của bướm trận sẽ làm giảm bớt uy lực của đạo sĩ và tạo thế cho bọn họ đối đầu với lão ta.
 HỒ Điệp cốc chủ cười rộ.
 - Đạo sĩ mũi trâu kia, bọn ta với ngươi không thù oán, nay đột nhiên ngươi muốn xen vào chuyện của bọn ta, vì vậy đừng trách. Bổn tòa đây là cốc chủ Hồ Điệp cốc, việc phải liên thủ đánh người xem ra không hợp lệ giang hồ. Tuy nhiên gặp đối thủ mạnh như ngươi thì đành phải bất đắc dĩ vậy.
 Cốc chủ Hồ Điệp cốc vung tay áo. Từ đó xuất hiện một bầy bướm vàng phất phới bay ra, trong nháy mắt chúng đã bay rỢp một góc trời, xoay tròn trên Hồ Điệp trận. Từ trong đám bướm này đã xuất hiện những hạt bụi phấn li ti tỏa xuống làm cho Nguyên Vũ thấy chóng mặt, mờ mắt, người choáng váng, chàng vô cùng kinh hãi vội vã vận khí ngăn chặn. Đảng kia cốc chủ đưa kiếm lên ngang ngực chầm chậm tiến đến chỗ đạo sĩ.
 Tất cả môn đồ Hồ Điệp cốc đã dàn thành trận pháp Hồ Điệp bao vây vòng ngoài dồn Nguyên Vũ và lão đạo sĩ kia vào giữa trận. Bọn họ cho trận chuyển động, bóng người chạy quanh loang loáng, nhìn dễ bị hoa mắt. Nhìn xa cứ tưởng như một bầy bướm vàng rực rỡ đang chấp chới bay. Trận Hồ Điệp tinh kỳ ở chỗ hư ảo khó đoán biết, không cẩn thận rất dễ bị trúng kiếm.
 Lão đạo sĩ ghé tai Nguyên Vũ thì thào: “Tiểu tử ngươi có thể chạy được chứ”, Nguyên Vũ gật đầu. Lão nói tiếp: “Khi ta đánh một chưởng phá trận thì người cố gắng đứng dậy bỏ chạy ngay xuống núi, lão đây sẽ đuổi theo. Cứ chạy, càng xa càng tốt. Bọn người này khó đối phó lám, nếu chúng đã liên thủ thì lão đạo đây không phải là đối thủ. Chạy là tốt nhất.“
 Ông ta ưỡn người đứng thẳng lim dim quan sát trận pháp Hồ Điệp một thoáng và sau đó nhìn ba cao thủ đang dàn ba góc chuẩn bị tấn công. Lão nhếch mép cười khó hiểu.
 Không hiểu sao người lão đạo sĩ sau đó cứ từ từ tròn căng lên, áo đạo bào của lão ta phồng to và khuôn mặt lão cũng đỏ ửng. “Đồng Tử công. Té ra lão là Đồng Tử lão nhân của Thượng Thanh Cung ở Ngũ Đài sơn. Hừ...hèn gì dám ngạo nghê như vậy.” Hồ Điệp cốc chủ cười gắt vì bây giờ bà ta đã biết đối thủ của mình là ai. Bầy bướm vàng của bà ta đã bay quây tròn trên đầu mọi người. Bụi phấn vàng ngày càng tỏa rộng.
 Ào... Đồng Tử lão nhân bất ngờ lướt người vào giữa ba cao thủ và vung tay đẩy một luồng Đồng Tử công ra để đối địch. Bình thường Đồng Tử lão nhân rất ít khi phải sử dụng đến Đồng Tử công. Đây là môn công phu thượng thặng tối cao của Thượng Thanh Cung. Là võ công trấn cung, nhờ nó mà Thượng Thanh Cung đứng vững trên giang hồ mấy trăm năm nay. Tuy nhiên với ba cao thủ như thế này, Tiểu chu thiên thần công mà bọn họ vẫn thoát ra được, tốt nhất là phải sử dụng đến Đồng Tử công để đối phó. Mặc dù Bồ Ải đã bị thương nhưng Đồng Tử lão nhân rất ngán Thụ công của lão ta, chưa kể xà quyền của người đàn bà kia luyện đã đến mức thượng thừa nguy hiểm vô cùng. Ngoài ra tuy cốc chủ Hồ Điệp cốc có vẻ là người yếu thế nhất trong bọn họ, nhưng Đồng Tử lão nhân cũng biết rằng những con bướm vàng của Hồ Điệp cốc thì không thể coi thường.
 Bóng bọn họ quấn lấy nhau rồi lại tỏa loang ra, những luồng kình khí giao nhau đã đẩy bật bọn môn đồ Hồ Điệp cốc đang lập trận Hồ Điệp bị bẳn ra xa. Đấy là thâm ý của Đồng Tử lão nhân nhằm phá trận để lấy đường cho Nguyên Vũ thoát ra khỏi trận pháp này.
 Nhớ lời dặn, Nguyên Vũ gượng đứng dậy cám đầu chạy nhanh xuống núi. Bên tai chàng vẫn còn nghe những tiếng ụ ụ của Thụ công xen lẫn nhưng tiếng éo éo xà chỉ của Nặc Nô phát ra nghe rỢn người. Bọn họ bắt đầu giao đấu.
 Xuống núi, nhám khu rừng trước mặt, chạy cả dặm. Thấy phía trước, trên xuất hiện một vách núi có một cái động đá, dừng lại thở, ngâm nghía, Nguyên Vũ quyết định bám vào đá trèo lên đó nghỉ để chờ vị đạo trưởng kia. Nhưng vết thương vì trúng chưởng của Bồ Ải đã làm cho chàng kiệt lực, leo lên đến lưng chừng núi thì Nguyên Vũ chợt thấy đầu óc quay cuồng, mặt mũi tối sầm và trượt tay lăn lông lốc xuống vực sâu phía bên kia. Chàng cố gượng bám lại nhưng không được, Nguyên Vũ tuyệt vọng nhắm nghiên mắt lại. Vù... có ai đó xợt ngang như diều hâu quâp ngang hông, đỡ lấy chàng lôi lên. Tiếng gió vù vù... Khi Nguyên Vũ hoàn hồn mở mắt thì thấy mình đã nằm trong động đá và bên cạnh là Đồng Tử lão nhân.
 Lão đang ngồi im vận khí. Dường như ông ta cũng bị mất ít nhiêu nguyên khí qua trận đánh vừa rồi.
 - Tiểu tử - Đồng Tử lão nhân hé mắt nhìn chàng, lấy trong túi ra ba viên linh đơn, nói - Đây là linh đơn của bổn cung. Chuyên dùng đề chữa nội thương. Ngươi hãy ngậm lấy và ngồi vận khí theo lời của bần đạo đây.
 Nguyên Vũ ngoan ngoãn làm theo.
 “Hít chân khí động, dùng gió lùa vào cung tốn kìm giữ, đóng mở lục hầu, tiến dương thoái âm, vận động chân hỏa, theo cửa vĩ lư mà đi dọc lên, qua cửa hiệp ích men theo hai mép sống lưng lên đến cửa ngọc chẩm, đấy là công phu hít vào một hơi, mở ba cửa. Lại thở ra một hơi, từ trong tổ khiếu qua giáng cung đến huyệt chân khí, đấy là công phu thở ra một hơi. Đó là nhất thăng nhất giáng, vận động chân hỏa còn gọi là vận hỏa. Khi đã được chân khí phát động... bên ngoài hữu hình vô tướng, bên trong khí tự nhiên thăng lên giáng xuống...“
 - Ngươi bị nội thương khá nặng, ba viên linh đơn này, mỗi ngày dùng một viên. Sau ba ngày uống linh đơn và vận công theo lời chi dạy của lão thì vết thương của ngươi sẽ khỏi. Trong ba ngày này, ngươi không được rời khỏi nơi đây. Khi nào khỏi hẳn rồi hãy đi.
 Khi ánh mặt trời ló rạng qua cửa động, Nguyên Vũ mới mở mắt, chàng thấy người khỏe khoắn hẳn, thậm chí còn khỏe hơn lúc trước. Tuy nhiên bụng đói cồn cào, đã ba ngày rồi còn gì. Hít một hơi chân khí, thấy người sảng khoái, nội thương đã khỏi hẳn. Linh đơn và phương pháp luyện công của Thượng Thanh Cung quả là vô địch thiên hạ. Chàng thấy rất phấn khởi, trong lòng thầm cảm ơn vị đạo trưởng kia. Thế nhưng nhìn quanh chẳng thấy lão ta đâu cả.
 “Thí chủ, bần đạo có việc cần nên phải đi gấp. Hữu duyên sẽ gặp.“
 Lão đạo sĩ dùng chỉ phong viết mấy chữ nguệch ngoạc trên vách đá. Và lão còn dặn thêm “Môn nội công ta đã dạy, thí chủ cần siêng năng luyện tập. Rất có lợi cho bản thân.“
 Nguyên Vũ chầm chậm tụt xuống đất. Ngó quanh quất rừng cây một tìôi, chàng ngẫm nghĩ. Có lẽ cần phải về ra mắt Lạng Sơn vương, mọi việc sẽ tính sau. Vê đến nơi chàng mới rõ.
 Sau khi nhận được phi thư của chàng và gã đội trưởng võ sĩ về báo lại, Lạng Sơn vương nổi giận đùng đùng. Cho rằng có kẻ muốn chống lại triều đình, vương gia một lần nữa cho kêu Thượng thư bộ Hình kiêm Tổng tri Hải Tây đạo Lê Nguyên Sơn, quan Trấn thủ Tây Kinh và quản đạo các lộ vùng Lam Sơn đến để nghe quở trách. Lạng Sơn vương chửi bọn họ xối xả, vuốt mặt không kịp, sau đó vương gia còn ra lệnh đưa lính đi lục quét tất cả các vùng xung quanh Tây Kinh để tìm bọn phản loạn. Hàng loạt xóm thuyền chài trên sông Chu bị binh lính lục soát, bọn thanh niên trai tráng nào khả nghi đều bị bât đưa đi tra khảo. Mấy thủy trại quanh sông Chu đều bị vương gia khép vào tội có thông đồng với bọn phản loạn và bị giải tán sạch. Tiếng khóc trong dân gian vang lên khâp nơi, cả Tây Kinh rơi vào không khí hoảng loạn. Vương gia vẫn không nguôi giận mà còn đe sẽ trừng phạt tất cả các quan ở Tây Kinh. Bối rối lo sợ, Lê Nguyên Sơn cho người báo gấp về triều cầu cứu Thái hậu. Nhận được tin, Tuyên Từ Hoàng thái hậu đoán ra ngay ai là thủ phạm tổ chức tấn công Lạng Sơn vương. Bà ta vừa bực vừa tức. Việc Lê Nguyên Sơn cho người tấn công người của Lạng Sơn vương, nhất là trong lúc vương đang thay mặt Hoàng thượng đi tế lễ Thái miếu là một hành động ngu xuẩn, vì làm như thếchẳng khác nào ngầm báo cho Nghi Dân biết ràng việc này chủ ý của Thái hậu. Làm vậy hóa ra là Thái hậu chống lại triều đình. Tuy nhiên trước lời cầu tâu thảm thiết của Lê Nguyên Sơn, Thái hậu cũng không thể làm ngơ được, bất đâc dĩ bà ta đành xuống chiếu gửi cho Lạng Sơn vương an ủi và căn dặn vương đừng làm quá, dân tình xáo trộn sẽ mất đi không khí thiêng liêng của ngày tế lễ Thái Tổ.
 Thượng thư bộ Hình kiêm Tổng tri Hải Tây đạo Lê Nguyên Sơn được một dịp sợ mất mật, rất căm thù nhưng ông ta hiểu rằng Lạng Sơn vương không phải là một kẻ dễ chơi như người khác. Cũng may, nếu không nhờ Thái hậu xuống chiếu chưa rõ Lạng Sơn vương sẽ còn làm gì với ông ta nữa. Riêng Lạng Sơn vương rất hài lòng. Ông ta đã được dịp trổ thần oai, vỗ mặt Lê Nguyên Sơn nhưng thực chất là kẻ đang đứng đằng sau lưng quan Tổng tri. Đây cũng là một dịp mà Lạng Sơn vương muốn thử thách xem phản ứng của Thái hậu như thế nào để ông ta trù tính những nước cờ tiếp theo.
 Chỉ tiếc thương cho mấy tên lính của Nguyên Vũ và những người dân vô tội của các thủy trại, làng chài xung quanh sông Chu bị vạ lây, chết oan.