heo lệ, tôi lại lẻn vào dinh Kaneda.Lệ là cái gì thì không cần phải giải thích nữa. Nó là sự thể hiện mức độ tăng theo cấp số nhân số lần hành động của một thói quen nào đó. Cái gì đã làm một lần thì muốn làm lần thứ hai, thử lần thứ hai rồi thì muốn thử lần thứ ba. Đó là tính tò mò không phải chỉ của riêng loài người, cần phải nhận định rằng mèo sinh ra cũng có quyền được hưởng đặc tính tâm lý này. Một cái gì cứ lặp đi lặp lại đến lần thứ ba trở đi thì được gọi là “tập quán”. Hành vi này càng ngày càng phát triển, đã trở thành nhu cầu trong cuộc sống và mèo cũng không khác gì người.Nếu có ai thắc mắc tại sao tôi qua lại dinh Kaneda nhiều như vậy để làm gì, thì trước đó tôi cũng muốn xin hỏi lại loài người một điều là, tại sao con người lại hít khói vào mồm, rồi thở ra đằng mũi? Chừng nào con người còn làm cái việc ngu xuẩn là hít thở một cách không biết ngượng cái thứ chẳng có lợi gì cho ruột gan, huyết mạch ấy thì xin đừng lớn tiếng ngăn cản việc tôi qua lại nhà Kaneda. Dinh thự nhà Kaneda chính là “thuốc lá” của tôi.Cái từ “lẻn vào” là một từ rất thô thiển. Nghe cứ như là nói về một thằng kẻ trộm hay thằng vô lại ấy, thật khó chịu! Việc tôi đến dinh nhà Kaneda thì quả là không có ai mời thật. Nhưng tôi đến đó hoàn toàn không phải để thó một miếng cá, hay để bàn bạc chuyện bí mật gì với cậu chó Chin, cái thằng mà lúc nào cũng nhăn mặt như kẻ động kinh, để cho mắt và mũi dính vào với nhau ở giữa mặt ấy. Cái gì? Trinh thám ư? Tức là có một mục đích khác? Ở trên đời này, nếu nói nghề gì là nghề xấu xa, đáng ghét thì không có nghề gì bần tiện bằng nghề trinh thám (dò la) và nghề cho vay nặng lãi.Quả thật, vì anh Kangetsu mà lòng nghĩa hiệp, vốn không có ở loài mèo, trỗi dậy, tôi đã một lần lẻn vào nhà Kaneda, lắng nghe động tĩnh trong nhà này. Nhưng chỉ một lần thôi. Sau đó thì tôi không bao giờ làm cái việc hèn hạ, không hợp với lương tâm loài mèo ấy nữa. Vậy thì tại sao tôi lại dùng cái từ hồ đồ là “lẻn vào” ấy? Chà! Đây là một việc rất có ý nghĩa.Vốn dĩ theo quan niệm của loài mèo, trời là để bao trùm lên vạn vật, còn đất là để chở vạn vât. Dù con người cố tình ngang bướng, vin vào những lý luận dai dẳng gì gì đó thì cũng không thể phủ nhận sự thật này. Vậy thử hỏi, để tạo ra trời đất, con người đã cố gắng được bao nhiêu? Chẳng phải là họ đã chẳng đóng góp được tí gì hay sao? Không có cái luật nào lại quy định cái mình không làm ra là của mình cả. Cứ quy định đó là của mình đi cũng được, nhưng không có quyền cấm người khác ra vào.Đất rộng mênh mông thế này, tự nhiên đi quây hàng rào, thậm chí đóng cả cọc, một cách rất gian trá, rồi bảo đấy là sở hữu của kẻ này kẻ kia. Làm như vậy có khác gì đi chăng dây trên bầu trời, rồi nhận chỗ này là trời của tôi, chỗ kia là trời của nó không? Nếu đem cắt đất ra mà bán quyền sở hữu mỗi tsubo là bao nhiêu tiền, thì cũng có thể đong không khí chúng ta đang thở mà bán, mỗi mét khối là bao nhiêu chứ! Nếu không thể đong không khí để bán, nếu chăng dây trên trời xanh là không chính đáng, thì tại sao, việc tư hữu mặt đất lại không phải là không chính đáng? Từ quan điểm như vậy mà tin luật pháp như vậy, cho nên tôi cứ thích đi đâu thì đi, thích vào đâu là vào. Những chỗ không thích thì tôi không đi. Tôi chẳng cần phân biệt phương hướng đông tây nam bắc gì hết, cứ thản nhiên, lừ lừ mà đi.Tôi cũng không ngại những nơi như nhà Kaneda. Nhưng cái đau buồn cho mèo là về sức mạnh thì không bằng người. Sống trong cái cuộc đời có câu cách ngôn “quyền thuộc về kẻ mạnh” này, dẫu cho mình có đạo lý đến đâu, cái lý của mèo vẫn chẳng được chấp nhận. Nếu cứ cố làm theo cái lý của mình thì sợ rằng sẽ bị xơi đòn gánh, như Đen nhà hàng xe vẫn xơi của nhà hàng cá mất thôi. Trong trường hợp mình có lý, nhưng bên kia nó có quyền lực và sức manh thì, hoặc là phải bẻ cong cái lý đi, một hai tuân theo kẻ mạnh, hoặc là khi khuất mắt kẻ có quyền, mình cứ thi hành cái lý của mình thôi. Nếu phải chọn một trong hai cách ấy thì tôi chọn cách sau. Tôi không thể không tránh đòn gánh, nhưng tôi cũng không thể không “lẻn vào”. Nếu vào nhà người khác mà không có trở ngại gì thì không thể không vào. Chính vì vậy mà tôi đã lẻn vào nhà Kaneda.Đã lẻn vào nhiều lần, nên mặc dù không có mục đích dò la, mọi sự trong nhà Kaneda cứ tự nhiên đập vào mắt tôi, dẫu tôi không muốn nhìn, những ấn tượng cứ in vào óc tôi, dù tôi không muốn nhớ. Đó là những hình ảnh: Bà Mũi mỗi khi rửa mặt lại chỉ cẩn thận lau mỗi cái mũi. Cô tiểu thư Tomiko xơi bánh dày Abekawa nhồm nhoàm. Rồi thì ông Kaneda. Ông Kaneda khác với vợ, là người đàn ông mũi tẹt. Ông không chỉ mũi thấp mà cả mặt cũng thấp. Đó là một cái mặt bằng phẳng đến nỗi khiến người ta có thể nghi ngờ rằng phải chăng đó là hậu quả còn để lại sau bốn mươi năm, khi ông còn nhỏ, ông đã đánh nhau và bị thằng ranh nào đó nó tóm cổ ông, ấn mạnh vào tường, làm cho mặt ông bẹt ra như vậy. Đó không phải một bộ mặt vô cùng hiền hòa, không có nguy hiểm, nhưng có vẻ thiếu sự biến hóa. Nó là một cái mặt dù có tức giận đến đâu cũng vẫn bằng phẳng. Ông Kaneda ấy ăn gỏi cá ngừ, tự mình vỗ bừa vào cái đầu hói của mình. Rồi thì, không chỉ có cái mặt thấp cả người ông cũng thấp nên ông ra sức đội mũ cao, đi guốc cao. Rồi thì, tay kéo xe thấy chuyện đó kỳ lạ, nói với thằng học trò, thằng học trò khen “đúng mày quan sát tinh lắm…” Nhiều lắm, không thể kể hết được.Gần đây, tôi thường đi ngang qua cửa bếp, vòng ra sân, đứng núp sau những hòn núi giả, nhìn vào thấy cửa mở mà rất yên tĩnh thì tôi từ từ lẻn vào. Nếu như có tiếng người ồn ào hay sợ là từ phòng khách họ sẽ trông thấy thì tôi vòng sang phía đông bồn nước rồi từ nhà xí tôi đến gầm hành lang thềm nhà lúc nào không hay. Tôi chẳng làm gì xấu nên không giấu giếm gì, mà cũng không sợ gì, nhưng nếu ở đó mà gặp người, cái giống vô đạo luật, thì tôi đành phải coi như gặp rủi ro và từ bỏ ý định. Nếu như trên đời này chỉ toàn cái bọn Kumasaka Chohan[73] thì đến Thánh Đức quân tử cũng phải xử sự như tôi thôi.Ông Kaneđa vốn dĩ đường đường là một nhà doanh nghiệp nên không cần phải vung gậy dài 5 thước 3 phân như bọn Kumasaka Chohan, nhưng nghe nói ông có bệnh không coi người là người. Ông đã không coi người là người thì cũng sẽ không coi mèo là mèo. Từ đó mà suy ra, những kẻ là mèo, dẫu cho đó là mèo Thánh Đức, thì cũng quyết không thể coi thường, thiếu cảnh giác khi ở trong nhà ông được.Nhưng cái sự không thể coi thường ấy, đối với tôi lại hơi thú vị. Cho nên, việc tôi ra vào nhà Kaneda từ bấy đến nay, có lẽ cũng chỉ là để thử chinh phục, quyết thắng cái nguy hiểm này cũng nên. Đây là điều rất thành thật, cho nên sau khi mổ xẻ tất cả đầu óc của mèo, không chừa một chỗ nào, tôi mới xin thổ lộ.Hôm nay sẽ thế nào đây? Tôi tì cằm xuống bãi cỏ vườn non bộ, nhìn bao quát phía trước thì thấy phòng khách rộng 15 chiếu mở toang giữa chính mùa xuân và trong đó ông bà Kaneda đang nói chuyện với một vị khách. Trớ trêu thay, cái mũi của bà Mũi lại hướng về phía tôi, nhìn chiếu tướng với cái trán của tôi qua bồn nước. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị một cái mũi thế này nhìn chiếu tướng. May là ông Kaneda lại quay mặt về phía khách, nên cái phần bằng phẳng mọi khi bị che khuất, chỉ nhìn thấy một nửa. Thay vào đó, không rõ là có mũi hay không, có điều là bộ râu màu muối tiêu của ông mọc tua tủa, tùy tiện bất kể chỗ nào, cho nên cũng không khó khăn lắm để có thể kết luận là phía trên bộ râu đó có hai cái lỗ. Tiếp theo, tôi tha hồ tưởng tượng rằng, gió xuân mà cứ thổi vào cái mặt nhẵn nhụi như thế thì chắc nhàn hạ lắm đấy.Ông khách là người có dung mạo bình thường nhất trong ba người. Có điều, chỉ là bình thường không thôi. Ở đây không có gì đặc biệt để mà nêu lên rằng nó là thế này hay thế kia. Bình thường thì tốt rồi. Nhưng bình thường quá, tới mức bình dân, tới độ tầm thường thì lại tội nghiệp, đáng thương. Cái con người sinh ra trong thời đại Minh Trị yên bình, có số phận phải mang bộ mặt vô vị kia là ai vậy? Phải đi xuống dưới gầm hành lang thềm nhà, chỗ mọi khi ấy mà lắng nghe thì mới biết được.– Thế là nhà tôi cất công đến nhà tay ấy để hỏi tình hình…Ông Kaneda, với giọng nói oai phong mọi khi. Lời lẽ thì oai phong như thế nhưng không có gì hóc hiểm cả. Ngôn ngữ của ông cũng giống như bộ mặt của ông, rất bằng phẳng, rộng r&auacute; mẹ ra xa chừng một thước, nằm há mồm ngáy, đầu trật khỏi gối. Có lẽ con người không có gì trông chán hơn là khi nằm ngủ, há miệng ra một cách khổ sở. Mèo thì suốt đời không bao giờ gây ra chuyện đáng xấu hổ này. Vốn dĩ mồm là để phát ra âm thanh, còn mũi thì để hít thở không khí. Đi ngược xa lên phía bắc thì con người trở nên vô tình, cố sức không mở miệng nên kết quả là có lúc gừ gừ như nói bằng mũi. Nhưng nếu mũi bị tắc, chỉ dùng miệng để thở phì phì thì còn khó chấp nhận hơn cả gừ gừ nữa. Trước hết là rất nguy hiểm, phân chuột từ trên trần nhà có thể rơi vào mồm.Tôi nhìn sang những đứa trẻ thì tư thế nằm ngủ của chúng cũng không thua kém gì bà mẹ. Con chị Tonko dang rộng cánh tay phải, gác lên tai con em như muốn tuyên bố quyền làm chị là như thế này đây.Con em Sunko, để trả thù lại, gác một chân lên bụng chị. Cả hai đều đã xoay 90 độ so với tư thế ngủ ban đầu. Tuy vậy cả hai đều ngủ rất say, không ai phàn nàn gì và cứ giữ mãi tư thế bất tự nhiên này.Ánh đèn mùa xuân quả thật cũng có khác. Đằng sau cảnh tượng vừa ngây thơ vừa hết sức thiếu thanh lịch ấy, ánh đèn chiếu ngời ngợi, dịu dàng như luyến tiếc đêm đẹp. Không biết lúc này là mấy giờ rồi? Tôi nhìn quanh một lượt khắp phòng, tất cả đều im lặng như tờ, chỉ có tiếng đồng hồ treo trên tường, tiếng ngáy của bà chủ và phía xa hơn là tiếng nghiến răng của cô sen. Cô này, nếu có ai bảo cô là nghiến răng khi ngủ thì bao giờ cô cũng cãi không phải vậy. Cô ta cứ nhất định “từ bé đến giờ tôi chưa bao giờ nghiến răng cả” chứ không hứa là sẽ sửa hay nói “tội nghiệp quá”, chỉ một mực “không thể có chuyện đó”. Thì ra đó là nghệ thuật biểu diễn khi ngủ nên người ta không thể nhớ được. Nhưng sự thực thì dù không nhớ nó vẫn tồn tại, thế mới khổ. Trên đời này có nhiều người làm việc xấu nhưng bao giờ cũng nghĩ mình là người tốt. Cái này nếu vì tin là mình không có tội mà vô tư thì cũng được. Nhưng sự thật là người khác bị làm phiền thì không thể vô tư mà lờ đi được. Những nam thanh nữ tú kiểu này cũng thuộc loại cô sen này đây.Đêm có vẻ đã khuya lắm.Cửa chớp ở nhà bếp có tiếng gõ nhẹ bộp bộp hai lần. Quái lạ, chẳng lẽ có ai đến vào giờ này? Chắc lại bọn chuột mọi khi chăng? Chuột thì nhất định là tôi không bắt rồi, cứ tha hồ mà làm gì thì làm… Lại có tiếng va bộp bộp, có vẻ không phải chuột. Nếu là chuột thì đây là loại chuột biết giữ gìn ý tứ cẩn thận lắm. Chuột nhà ông chủ này cũng giống như bọn trò của trường ông, dù ban đêm hay ban ngày, chúng cũng say sưa đập phá, làm loạn cả lên, cứ như thiên chức của chúng là phải phá hoại, làm kinh hoàng giấc ngủ của ông chủ tội nghiệp vậy. Vì thế chúng không thể giữ gìn ý tứ kiểu này. Nhất định đây không phải là chuột. So với những con chuột hôm trước đã đột nhập vào phòng, ngoạm cả cái mũi không lấy gì làm cao lắm cùa ông chủ, rồi ung dung ca khúc khải hoàn, kéo nhau đi thì hành động này bạc nhược quá. Quyết không thể là chuột. Lần này có tiếng nâng cánh cửa chớp từ dưới lên trên nghe “két” một cái, đồng thời là tiếng đẩy cánh cửa lùa rất nhẹ. Đúng là không phải chuột rồi. Người. Giữa đêm khuya thế này, không có ai ra đón mà tự mở cửa lẻn vào thì nhất định không thể là thầy Meitei hay ông Suzuki được. Rất có thể là tay ẩn sĩ kẻ trộm nổi tiếng mà tôi vẫn được nghe nói đến tên cũng nên. Chà, chà, nếu là ẩn sĩ thì tôi muốn mau chóng được xem khuôn mặt đáng kính của ông ta ra sao?Ẩn sĩ bước bàn chân to lớn đi cả giày lên thềm và tiến độ hai bước. Đến bước thứ ba thì vấp phải mảnh ván lát trồi lên, gây tiếng động đánh chát một cái, vang trong đêm. Lông tôi dựng ngược hết cả lên như bị chải ngược bằng bàn chải đánh giày. Trong khoảnh khắc, không nghe thấy tiếng bước chân. Tôi nhìn bà chủ thấy bà vẫn há hốc mồm, ra sức hít thở bầu không khí yên bình. Ông chủ thì có lẽ vẫn đang mơ là ngón tay bị kẹp trong quyển sách đỏ chăng. Một lúc sau, nghe có tiếng bật diêm trong bếp. Mặc dù là ẩn sĩ nhưng xem ra mắt cũng không nhìn được trong đêm tối như tôi. Chắc là không quen nên nhất định là bất tiện rồi.Lúc này tôi vừa cuộn mình nằm phục xuống thềm vừa nghĩ ẩn sĩ sẽ vòng từ cửa bếp sang phòng nghỉ hay rẽ tay trái qua cửa hiên rồi vào phòng sách? Tiếng bước chân cùng với tiếng cửa lùa đi về phía thềm hành lang. Cuối cùng ẩn sĩ đã vào phòng sách, rồi im bặt không thấy động tĩnh gì nữa.Trong thời gian này tôi đã nhận thấy là phải nhanh chóng đánh thức hai vợ chồng ông chủ dậy, nhưng làm thế nào để đánh thức đây? Mãi vẫn không nghĩ ra được cách, chỉ có ý nghĩ thì cứ quay cuồng trong đầu như cái guồng nước, không thể phân biệt được gì nữa. Hay là ngậm cái mép chăn mà kéo thử xem? Tôi nghĩ thế và làm thử hai ba lần nhưng vô hiệu quả. Tôi lại nghĩ hay là cọ cái mũi lạnh của mình vào má ông chủ và tôi đưa mũi đến trước mặt ông. Ông chủ vẫn cứ ngủ, chỉ đưa tay đẩy mũi tôi ra cách thô bạo, thật đáng ghét. Đối với mèo, mũi cũng là một chỗ nhạy cảm, rất đau. Không còn cách nào khác tôi phải kêu meo meo hai lần để đánh thức nhưng không hiểu sao chỉ riêng lúc này có cái gì vướng trong họng, không kêu thành tiếng như ý muốn được. Tôi lấy hết sức kêu cũng chỉ phát ra được tiếng rất nhỏ và trầm làm tôi ngạc nhiên.Quan trọng nhất là ông chủ thì có vẻ chẳng thức dậy gì cả, trong khi đó thì đột nhiên lại nghe tiếng bước chân của ẩn sĩ. Tiếng bước chân truyền qua hành lang nghe xoẹt xoẹt, đang đến gần. Thế là đến rồi. Thế này thì hỏng rồi. Tôi đành phó mặc, nấp vào giữa cái rương và cánh cửa lùa, lắng nghe động tĩnh trong một lát.Tiếng bước chân đi đến trước phòng ngủ thì im bặt. Tôi nín thở, cố nghe xem tiếp theo cái gì sẽ xảy ra? Sau này nghĩ lại mới thấy, khi rình bắt chuột có lẽ cũng không như thế này, cứ như là hồn vía sắp nhảy hết ra từ hai con mắt vậy. Thật là may mắn, nhờ có ẩn sĩ mà tôi đã được một lần giác ngộ, không bao giờ có thể lặp lại lần thứ hai nữa.Bỗng dưng, cái khung ô cửa thứ ba, chỗ chính giữa, thay đổi màu, giống như bị nước mưa thấm ướt. Những thứ nhìn thấy qua ô cửa đó có màu hồng nhạt rồi sẫm dần. Sau đó giấy dán cửa bị rách từ lúc nào, qua lỗ thủng, nhìn rõ một cái lưỡi đỏ. Cái lưỡi nhanh chóng biến mất vào bóng đêm. Thay vào đó, từ bên kia lỗ thủng, xuất hiện một vật gì phát sáng dễ sợ. Không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là con mắt của ẩn sĩ. Cái kỳ lạ là tôi có cảm giác đôi mắt ấy không nhìn cái gì trong phòng mà chỉ chằm chằm nhìn vào mỗi tôi đang nấp sau cái rương đan bằng cành liễu. Chỉ chưa đến một phút, nhưng tôi cảm thấy bị nhìn thế này thì đến giảm tuổi thọ mất. Không thể chịu đựng nổi, tôi đang định nhảy ra khỏi chỗ nấp thì cánh cửa xoẹt mở, cái người ẩn sĩ mà tôi chờ đợi ấy đã ở ngay trước mắt tôi.Tôi rất vinh dự sẽ giới thiệu với quý vị một cách trình tự về vị ẩn sĩ kẻ trộm, vị khách hiếm lạ bất ngờ này. Nhưng trước đó, tôi xin có một ý kiến nhỏ, làm phiền tới các bậc cao kiến.Các vị thần cổ đại vẫn được tôn thờ như các đấng toàn trí toàn năng. Chúa Trời của Ki tô giáo, cho đến tận thế kỷ 20 này cũng vẫn mang bộ mặt toàn trí toàn năng này. Nhưng cái “toàn trí toàn năng” mà con người phàm tục vẫn nghĩ ấy, tùy từng lúc mà có thể hiểu đó là “vô trí vô năng” cũng được. Đây rõ ràng là một nghịch thuyết (Paradox). Tuy nhiên, từ thuở khai thiên lập địa đến nay, chỉ có mỗi mình tôi là kẻ đả phá cái nghịch thuyết này, cho nên tự bản thân mình, tôi cũng thấy trào lên một niềm tự hào “mình chả mèo chút nào cả”. Vì vậy, ở đây tôi muốn nêu ra lý do ấy để mà nhắc nhở cho loài người ngạo mạn biết rằng không thể coi thường chúng tôi được đâu, dù cho chúng tôi là mèo.Người ta bảo Chúa làm ra tất cả trời đất, vạn vật. Từ đó suy ra, con người cũng là một sản phẩm của Chúa. Nghe đâu hiện nay trong kinh thánh vẫn ghi rõ ràng như vậy. Về cái “con người” này thì từ hàng nghìn năm nay họ tự quan sát mình, cho rằng ta rất lạ kỳ, huyền diệu và họ ngày càng nghiêng về thừa nhận sự toàn trí toàn năng của Chúa. Chính con người chứ không phải ai khác, mặc dù đông lúc nha lúc nhúc như vậy, nhưng trên đời này chẳng có một ai giống ai cả. Tất nhiên về cái dụng cụ gọi là mặt thì độ lớn tương đối giống nhau. Nói một cách khác thì tất cả họ đều được chế tạo bằng một thứ vật liệu như nhau. Họ đều hình thành từ một vật liệu như nhau nhưng kết quả thì không có một ai giống ai cả. Cứ nghĩ rằng chỉ bằng một thứ nguyên liệu đơn giản như vậy mà có thể nghĩ ra được bao nhiêu bộ mặt như thế thì không thể không khâm phục tài năng nhà sáng chế. Không có sức tưởng tượng độc đáo thì làm sao có thể có sự thay đổi biến hóa như thế được? Một họa sĩ suốt cuộc đời dốc hết tâm trí, sức lực để tìm tòi sự khác nhau thì cũng chỉ sáng tạo được mười hai, mười ba loại mặt là cùng. Từ đó mà suy ra thì không thể không khâm phục bàn tay của Chúa, bàn tay đã tự mình đảm nhận làm ra cả loài người, là một bàn tay đặc biệt được. Chí ít thì đó cũng là một tài năng không thể tìm ra trong xã hội loài người. Cho nên có cho đó là “toàn trí toàn năng” thì cũng đưtilde;i.– À, đúng rồi, tay ấy có dạy anh Mizushima đấy. Đúng rồi, tôi đã nghĩ ra rồi. Đúng rồi!Đây là ông khách luôn “đúng rồi”.– Nhưng mà cũng hơi khó đấy.– Vâng, ai chứ tay Kushami thì khó rồi. Tay ấy, từ hồi còn đi trọ học cùng với tôi đã là tay khó trị. Cái đó thì khó đấy.Ông khách quay sang nói với bà Mũi. Bà Mũi lại như mọi khi, cái mũi nổi giông bão:– Khó với chẳng dễ gì anh? Tôi bằng này tuổi đầu chưa bao giờ đến nhà ai mà lại bị đối xử như cái nhà ấy cả.Ông khách lựa lời họa theo:– Hắn nói cái gì vô lễ với chị à? Từ ngày xưa, hắn đã có tiếng là bướng bỉnh mà. Cứ xem, mười năm rồi mà vẫn cứ dạy mỗi môn tập đọc thì cũng đủ biết.– Không thể nào mà nói chuyện được. Nhà tôi hỏi gì hắn cũng chỉ trả lời ậm à ậm ừ.– Quá đáng quá. Không thể chấp nhận được. Có được một chút học vấn là thấy vừa lòng lắm rồi nên mới nghèo mà lại hiếu thắng như vậy. Trên đời này có nhiều kẻ rất vô lối. Không biết rằng mình chằng làm được gì, lại đi gây sự, tức giận với những người gìau có. Cứ làm như là người ta lấy tài sản của mình không bằng. Thật là kinh ngạc. Ha ha ha…Ông khách cười có vẻ khoái chí lắm.– Vâng, đúng là không thể lời nào tả xiết được. Tức là nó từ cái chỗ ngang bướng, không biết nhìn đời mà ra. Cho nên tôi nghĩ có lẽ phải trị cho nó thì nó mới biết được chăng và đã cho nó nếm thử rồi.– Đúng thế. Làm như vậy chắc có hiệu quả rồi chứ ạ? Mà cũng có lợi cho cả hắn nữa đấy.Ông khách đã đồng ý ngay với ông Kaneda trước khi nghe nói là làm cái gì.– Nhưng mà này, bác Suzuki này. Cái thằng sao mà nó ngang bướng lì lợm thế cơ chứ! Nghe nói là đến trường, nó không bao giờ nói chuyện với các anh Fukuchi và Tsuki đâu. Tưởng là hắn sợ nên không dám nói, ai dè hôm nọ hắn vác ba toong đuổi đánh bọn học trò nhà này. Mà chúng có làm gì đâu. Đã ba mươi tuổi mà còn vác mặt đi làm cái việc như vậy được ư? Đúng là cái đồ hâm, đồ bỏ đi.– Ôi, sao lại làm cả chuyện thô bạo thế nữa cơ à?Nghe có vẻ như là ông khách không thể tin rằng lại có chuyện như vậy.– Có gì đâu. Hình như chúng nó đi qua nhà ấy và nói cái gì đó, thế là hắn ta đi chân không, cầm ba toong nhảy bổ ra. Giả sử chúng có nói vụng nói lén một chút thì cũng là trẻ con. Thế mà đi vác cái mặt để râu ra. Mà lại còn là thầy giáo nữa…– Vâng, chính vì là thầy giáo mà!– Vì là thầy giáo nên thế chăng?Xem ra cả ba người đều không chờ đợi mà nhất trí rằng đã là giáo viên thì dẫu có bị chửi bới thế nào cũng vẫn phải ngoan ngoãn, hiền lành như tượng gỗ mới phải.– Thế rồi cái thằng gọi là Meitei thì hết sức là nhâng nháo, nói khoác nói lác những cái chả đâu vào đâu. Lần đầu tiên trong đời tôi mới gặp một người kỳ quặc như vậy.– À, cái tay Meitei ấy à? Có lẽ vẫn nói khuếch nói khoác, không thay đổi gì nhỉ. Chị cũng gặp hắn ở nhà Kushami à? Dây vào tay ấy là không ổn đâu. Tay ấy ngày xưa cũng là cùng bọn với tôi thời trai trẻ đấy, nhưng hắn luôn luôn trêu chọc, quấy phá người khác nên tôi với hắn chỉ toàn cãi nhau.– Cái loại người như thế ai mà không tức giận được cơ chứ? Mà hắn nói dối cũng giỏi vô cùng. Nào là thiếu tình nghĩa à, nào là phải trừng phạt mới được à… Những lúc như thế thì ai mà chả nói những cái trái với lòng mình. Giá mà nó đừng có xía vào thì đã xong rồi. Đằng này, nó nói lấy nói để, nên mới chẳng đâu vào đâu. Không biết nó muốn gì mà lại đi làm cái trò như vậy… Có thể nói là rất giả dối, rỗng tuếch.– Đúng thế đấy. Toàn là nói tào lao để mà vui đùa nên rất phiền toái.– Cái việc về Mizushima, tôi cất công đi hỏi, cuối cùng cũng không ra làm sao. Tôi tức không chịu nổi. Tôi căm giận nó. Thế nhưng, đạo lý là đạo lý. Đến nhà người ta hỏi việc mà không có gì thì cũng chả ra sao, nên sau đó, tôi có sai thằng xe mang biếu một thùng bia. Nhưng mà anh có biết thế nào không? Nghe nói hắn bảo “Chúng tôi không có lý do gì đề nhận những thứ này, mang về đi”. Thằng xe bảo kh&o đến mức dễ dàng cuốn hút tiểu thư Kaneda Tomiko, người được Meitei mệnh danh là một cái tem nhỏ biết đi. Nhưng ẩn sĩ này nhìn tướng người mà xét thì cũng không chịu thua anh Kangetsu, dù chỉ một bước, về mặt hấp dẫn đối vói phụ nữ đâu. Nếu như tiểu thư Kaneda say mê bờ môi khóe mắt của anh Kangetsu mà lại không bị anh kẻ trộm này hút hồn với cùng một độ say đắm thì không hợp nghĩa lý nhân tình. Nhân tình là thứ vốn không hợp với luân lý. Một người có tài năng như thế, có tố chất có thể hiểu ngay bất cứ cái gì như thế, thì một việc thế này, dù cho không có ai mách bảo cũng nhất định sẽ hiểu được thôi. Từ đó mà suy ra, nếu đem tay kẻ trộm này thay thế anh Kangetsu thì nhất định cũng sẽ được yêu hết mình và tạo nên một cuộc duyên ưa phận đẹp chứ không sai đâu. Nếu như trước những lời thuyết pháp của Meitei mà anh Kangetsu bị dao động, làm cho mối lương duyên thiên cổ này bị tan vỡ thì một khi vẫn còn có những người như ẩn sĩ đây, không có gì đáng phải lo ngại cả. Nghĩ trước về diễn biến của sự kiện trong tương lai, tôi thấy yên tâm về tiểu thư Kaneda. Anh kẻ trộm này tồn tại trong thế gian là một sự cần thiết rất lớn để đảm bảo hạnh phúc cho cuộc đời cua tiểu thư Tomiko.Ẩn sĩ cắp một cái gì ở bên nách. Nhìn kỹ hóa ra là cái chăn cũ mà ông chủ vứt vào phòng sách trước. Hẳn mặc một cái áo hanten[83] vải, thắt bằng cái dây đai quần áo ngủ. Bắp chân từ đầu gối trở xuống để trần và một chân vừa đặt lên sàn chiếu. Ông chủ từ nãy đến giờ vẫn đang mơ ngón tay bị kẹp trong quyển sách, lúc này bỗng trở mình đánh rầm môt cái miệng kêu “Kangetsu”. Ẩn sĩ giật mình, làm rơi chiếc chăn, bàn chân vừa thò lên chiếu vội vã rụt lại. Bóng hai cái cẳng chân thon dài đứng nguyên và hơi run run phía sau tấm cửa giấy. Ông chủ làu bàu cái gì đó, hất quyển sách ra, gãi soàn soạt cái cánh tay đen thui như thể người bị hắc lào. Sau đó lại tiếp tục ngủ im, đầu trật ra khỏi gối. Tiếng gọi “Kanketsu” có vẻ hoàn toàn chỉ là tiếng nói mê mà bản thân ông không hề hay biết.Ẩn sĩ đứng yên ngoài hành lang, quan sát động tĩnh một lúc, biết vợ chồng ông chủ đang ngủ say, lại bước một chân lên sàn chiếu. Lần này không nghe tiếng gọi Kangetsu nữa. Thế là hắn cho nốt chân kia lên. Gian phòng rộng 6 chiếu được ngọn đèn mùa xuân rọi sáng khắp cả, bị cái bóng của ẩn sĩ cắt nghiến ra làm hai phần rạch ròi, một nửa tường, từ chỗ cái rương đến chỗ qua đầu tôi, tối đen. Tôi quay lại nhìn thì vừa đúng lúc bóng cái mặt của ân sĩ đang lờ mờ ngọ ngoạy ở chỗ chiều cao 2/3 bức tường. Dù là bóng của người đẹp trai, nhìn hình thù vẫn kỳ dị như quỷ tám đầu.Ẩn sĩ nhìn từ trên cao xuống mặt bà chủ đang ngủ rồi không hiểu sao tủm tỉm cười. Tôi thật ngạc nhiên, ngay đến kiểu cười cũng là mô phỏng của anh Kangetsu. Cạnh gối của bà chủ có đặt một cái hòm gỗ đóng đanh, mỗi chiều chừng 1 thước rưỡi, thước sáu (khoảng 45,50 cm), trông có vẻ rất quý giá. Đây là hòm khoai mỡ mà anh Tatara Sanpei, công dân phố Karatsu, xứ Hizen[84] hôm trước về quê mang lên làm quà. Bày biện khoai làm vật trang trí trong phòng ngủ là một chuyện rất hiếm thấy và kỳ lạ. Nhưng bà chủ đây thuộc loại người rất nghèo nàn về quan niệm, nếu như phải cân nhắc xem để đường nguyên liệu kho nấu vào trong tủ đồ dùng tùy thân thì có thích hợp hay không. Có lẽ vì thế đối vói bà, khoai chứ dẫu có là củ cải muối thì để trong phòng ngủ vẫn cứ là bình thường. Nhưng ẩn sĩ này không phải là Chúa nên không thể hiểu được đây là người đàn bà như thế, và không phải là không có lý khi cho rằng cái thứ được để trân trọng bên người thế này, quyết phải là thứ của quý. Ấn sĩ nâng thử hòm khoai lên và có vẻ rất mãn nguyện vì thấy nó nặng đúng như mong muốn.Ái chà, định ăn trộm khoai à? Tôi nghĩ và tự nhiên thấy buồn cười, một anh chàng đẹp trai như thế này mà lại đi ăn trộm khoai ư? Nhưng nếu lên tiếng thì nguy hiểm nên tôi đành im lặng nín chịu. Cuối cùng ẩn sĩ bắt đầu cung kính gói khoai vào cái chăn len cũ. Hắn nhìn quanh xem có cái dây gì để buộc không thì may có cái dây thắt lưng vải mà khi ngủ ông chủ tháo ra, vứt cạnh đó. Ấn sĩ dùng dây lưng này buộc chặt chỗ gói khoai rồi khoác lên lưng chẳng mấy khó khăn. Một hình ảnh mà phái nữ chẳng ưa thích lắm!Sau đó hắn lấy hai cái áo khoác của trẻ con nhét vào trong cái quần lót dệt kim của ông chủ, làm cho phần đùi ống quần phồng lên như con rắn hổ mang nuốt con ếch. Hay nói cho dễ hình dung hơn là trông giống như con rắn bụng chửa to sắp đến tháng đẻ. Tóm lại là một hình thù rất kỳ quặc. Nếu có ai không tin, bảo là tôi nói dối thì cứ làm thử mà xem. Ẩn sĩ quấn chiếc quần dệt kim đó lên cổ. Sau đó tưởng hắn làm gì thì hắn trải cái áo bằng sợi xe của ông chủ ra như một tấm vải gói lớn, gói vào trong đó cái tấm đai lưng của bà chủ, quần và áo khoác haori của ông chủ cùng tất cả các thứ vặt vãnh khác. Cách làm thành thạo và khéo léo của hắn hơi đáng phục. Sau đó hắn nối cái dây nâng đai lưng và ruột thắt lưng của bà chủ lại, buộc cái gói này và xách ở tay. Hắn nhìn quanh xem còn gì có thể lấy được nữa không thì thấy gói thuốc lá Asahi ở cạnh đầu ông chủ, liền nhặt ném vào ống tay áo. Sau đó lại rút một điếu thuốc từ trong gói, chìa vào đèn châm lửa, hít mạnh một hơi thật sâu, hút vẻ ngon lành. Khói thuốc màu trắng đục như sữa, quyện quanh bóng đèn, còn chưa tan hết thì tiếng bước chân ẩn sĩ đã xa dần ngoài hành lang và không còn nghe thấy nữa. Vợ chồng ông bà chủ vẫn ngủ say. Không ngờ con người lại lơ đãng đên như vậy.Tôi cũng lại cần phải nghỉ một chút. Nếu cứ tường trình mãi thì cơ thể không cầm cự nổi. Tôi ngủ say tít và mở mắt ra thì trời tháng ba đã sáng bảnh. Lúc đó ở cửa bếp, ông bà chủ đang nói chuyện với cảnh sát:– Vậy nó vào từ cửa này và vòng sang phòng phải không? Lúc đó ông bà đang ngủ và không hay biết gì, có đúng không?– Vâng. – Ông chủ trả lời có vẻ không dứt khoát lắm.– Vậy thì bị mất trộm vào khoảng lúc mấy giờ?Người cảnh sát tuần tra hỏi một câu hỏi rất vô lý làm sao mà trả lời được. Nếu đã biết được là mấy giờ thì làm gì còn bị mất trộm? Vậy mà ông bà chủ cũng không hiểu được điều đó, cứ hăng hái bàn bạc đế tra lời câu hỏi này.– Mấy giờ nhỉ?– Ồ, mấy giờ nhỉ?Bà chủ suy nghĩ. Có lẽ bà tưởng là cứ suy nghĩ thì sẽ biết được chăng?– Đêm qua mình đi ngủ lúc mấy giờ?– Tôi đi nằm sau 12 giờ đêm.– Vâng, còn em thì đi ngủ trước mình.– Ông bà thức dậy vào lúc mấy giờ?– Lúc 7 rưỡi.– Vậy thì kẻ trộm vào nhà lúc khoảng mấy giờ?– Nhất định là vào trong đêm.– Vào trong đêm thì biết rồi, nhưng muốn biết là lúc mấy giờ kia.– Chính xác là lúc nào thì phải suy nghĩ kỹ mới biết được.Bà chủ lại định suy nghĩ nữa.Người cảnh sát chẳng qua chỉ hỏi lấy lệ chứ có quan tâm gì đến mấy giờ mấy phút đâu. Tôi nghĩ cứ nói bịa hay nói đại khái thế nào mà chả được. Thế mà ông bà chủ cứ trả lời ấm a ấm ớ, nghe mà sốt cả ruột. Khi người cảnh sát bảo “Vậy thì thời điểm mất trộm là không rõ, được không?” thì bà chủ vẫn giọng như cũ, trả lời:– Vâng, có lẽ vậy.Người cảnh sát cũng chẳng cười, bảo:– Vậy thì ông bà hãy viết một tờ giấy ghi rõ ngày… tháng… năm Minh Trị 38[85], khi chúng tôi đóng cửa, đang ngủ thì kẻ trộm đã mở cửa nào, chỗ nào, lẻn vào phòng nào, phòng nào, lấy đi những thứ mà chúng tôi tố cáo như sau… Nhớ đây là tố cáo chứ không phải trình báo, và không ghi tên thì tốt hơn.– Phải viết rõ từng thứ đồ vật à?– Vâng, phải ghi rõ như là mấy cái áo khoác, trị giá bao nhiêu… Thôi, bây giờ tôi có vào xem xét cũng chả để làm gì. Đằng nào thì cũng đã bị lấy rồi.Người cảnh sát thản nhiên nói như vậy rồi về. Ông chủ mang bút mực ra giữa phòng nghỉ, gọi bà vợ đến trước mặt, rồi với một giọng như bắt đầu cãi nhau, bảo:– Bây giờ tôi bắt đầu viết tờ trình mất trộm đây, cô hãy nói từng cái bị mất là cái gì đi, nào, nói đi.– Không nói. Kiểu đâu ra lệnh như thánh tướng “nào, nói đi, nói đi” như vậy thì ai mà thèm nói.Bà chủ nói và ngồi phịch xuống, lưng vẫn quấn chiếc dây đai mỏng.– Ăn mặc kiểu gì thế? Trông cứ như những cô hầu phòng trong lầu xanh ấy. Sao không thắt cái đai lưng cho nó tử tế?– Nếu dây này không được thì mua cho tôi cái khác đi. Lầu xanh hay lầu gì thì cũng bị mất trộm rồi, làm thế nào được?– Lấy trộm cả cái đai lưng à? Thật quá đáng. Thế thì bắt đầu ghi từ cái đai lưng vậy. Cái đai là thuộc loại đai nào?– Loại đai nào? Làm gì mà có lắm loại thế. Cái đai bằng sa tanh đen pha đũi ấy.– Đai lưng sa tanh đen pha đũi, một chiếc. Giá bao nhiêu?– Khoảng 6 yên.– Láo thật, dám dùng cái đai lưng đắt như vậy. Từ nay cô chỉ được dùng loại 1 yên rưỡi thôi.– Làm gì có loại đai như vậy. Cho nên mình đúng là người tệ bạc, vợ có ăn mặc rách rưới bẩn thỉu thế nào cũng chẳng bận tâm.– Thôi, được rồi. Tiếp theo là cái gì?– Áo khoác Haori lụa. Đó là di vật của bác Kono để lại, tuy cùng là lụa gấm nhưng giá trị khác với lụa gấm bây giờ.– Không phải giải thích nhiều như vậy, giá là bao nhiêu?– 15 yên.– Mặc cái áo khoác 15 yên thì không hợp với địa vị của cô đâu.– Mặc kệ tôi, có phải là của mình mua cho tôi đâu.– Tiếp theo là gì nữa?– Một đôi tất màu đen.– Của cô à?– Của mình đấy. Giá 27 sen.– Cái gì nữa?– Một thùng khoai mỡ.– Lấy cả thùng khoai à? Nó định luộc lên hay là mài ra ăn sống nhỉ?– Định làm gì thì ai mà biết, mình đi mà hỏi nó.– Bao nhiêu tiền?– Tôi không biết giá khoai.– Vậy thì cứ cho là 12 yên 50 sen đi.– Dở hơi à? Dù có là khoai mang từ Karatsu đến thì cũng làm gì có khoai tới 12 yên rưỡi như vậy được.– Nhưng cô chả bảo là không biết giá là gì?– Vâng, tôi không biết. Không biết nhưng mà cái giá 12 yên 50 sen thì không chấp nhận được.– Không biết giá nhưng lại biết là 12 yên rưỡi thì không được, thật chả logic tí nào cả. Vậy cho nên cô mới là ngài O-tan-chin pa-re-o-ro-ga-su[86] mà.– Cái gì?– Là otanchin peorogasu.– Cái gì? Cái otanchin peorogasu ấy là cái gì?– Là gì cũng được. Tiếp theo là cái gì? Còn áo Kimono của tôi vẫn chưa ghi vào đây nhỉ?– Tiếp theo là cái gì cũng được nhưng hãy cho tôi biết otanchin peorogasu có nghĩa là thế nào?– Chẳng có nghĩa gì cả.– Vậy thì sao không cho tôi biết? Mình là chúa coi thường tôi đấy, chắc là nghĩ người ta không biết tiếng Anh nên nói xấu cái gì đó chứ gì?– Đừng có nói vớ vẩn nữa, nhanh lên, để nói sau cũng được. Không đi trình báo sớm thì không lấy lại được đồ mất trộm đâu.– Đằng nào thì bây giờ có đi báo cũng chẳng kịp nữa rồi. Hãy nói cho tôi biết otanchin pereorogasu nghĩa là cái gì còn quan trọng hơn đi trình báo.– Cô này lắm chuyện nhỉ. Đã bảo là không có nghĩa gì cả mà.– Thế thì đồ vật cũng chẳng còn gì nữa cả.– Ngoan cố nhỉ. Vậy thì mặc xác cô, tôi không viết giấy trình báo cho cô nữa.– Tôi cũng chẳng nói cho mình biết số lượng những cái bị mất trộm nữa. Giấy trình báo là tự mình mình làm lấy, mình không viết thì tôi cũng chả việc gì.– Vậy thì thôi.Ông chủ lại như mọi khi giận dỗi đứng lên, bỏ vào phòng sách. Bà chủ thì bỏ ra phòng khách, ngồi xuống trước giỏ khâu. Cả hai cùng yên lặng, bất động nhìn cánh cửa trong khoảng 10 phút.Vừa lúc đó có tiếng mở cửa rất mạnh, anh Tatara Sanpei, người gửi tặng khoai mỡ, bước vào. Anh Tatara Sanpei vốn là học trò ở đây, bây giờ đã tốt nghiệp đại học luật, làm việc ở phòng khoáng sản của công ty. Đây cũng là một nhà doanh nghiệp tương lai, hậu sinh của ông Suzuki Tojuro. Vì mối quan hệ cũ, anh Sanpei thỉnh thoảng vẫn ghé thăm mái lều nhà thầy cũ, có hôm chủ nhật ở chơi cả ngày rồi ngủ lại, là người thân quen với gia đình.– Chào cô ạ. Ôi, trời đẹp quá!Anh ta cúi chào trước mặt bà chủ với cái giọng nhà quê Karatsu.– A, anh Tatara.– Thầy đi đâu rồi ạ?– Không, ở trong phòng sách ấy.– Thưa cô, thầy cứ học hành nghiên cứu thế thì hại lắm. Thỉnh thoảng mới có một ngày chủ nhật, cô ạ!– Anh nói với tôi thì cũng chẳng được gì, anh hãy nói như vậy cho thầy của anh nghe đi.– Thế nhưng mà…Anh Sanpei nói rồi nhìn đảo quanh phòng, hỏi:– Hôm nay các em cũng không ở nhà nhỉ?Vừa nói chưa dứt lời thì Tonko và Sunko đã từ phòng bên cạnh chạy sang:– Anh Tatara, hôm nay anh có mang sushi đến không?Con chị Tonko nhớ lời hẹn hôm trước, vừa nhìn thấy mặt Sanpei đã hỏi. Tatara gãi đầu gãi tai thú lỗi:– Nhớ kỹ thế nhỉ! Lần sau nhất định anh sẽ mang đến, hôm nay anh quên mất.– Chán quá!Con chị vừa nói xong con em cũng bắt chước:– Chán quá!Bà chủ đã nguôi ngoai, mặt hơi tươi tỉnh lại.– Không có sushi nhưng mà có khoai mỡ đấy, các em đã ăn chưa?– Khoai mỡ là cái gì?Con chị hỏi và con em lại bắt chước hỏi Sanpei “khoai mỡ là cái gì?”.– Vẫn chưa ăn à? Nhanh lên, bảo mẹ luộc cho ăn đi. Khoai mỡ của Karatsu ngon lắm, không như khoai của Tokyo đâu.Sanpei tự hào khoe khoai quê mình làm bà chủ nhớ ra, cảm ơn:– Anh Tatara, hôm trước anh cho nhiều khoai thế, cảm ơn anh chu đáo quá.– Thế nào? Đã ăn thử chưa ạ? Khoai đã được lèn chặt trong thùng để khỏi bị gãy, chắc là vẫn còn nguyên củ dài chứ ạ?– Nhưng… Chẳng mấy khi được cho khoai quý như vậy mà đêm qua bị kẻ trộm lấy mất rồi.– Kẻ trộm à? Đồ mất dạy hỗn láo quá. Sao lại có cái thằng thích khoai mỡ đến thế nhỉ?Sampei nói với vẻ thán phục. Con chị hỏi:– Mẹ ơi, đêm qua kẻ trộm vào nhà mình à?Bà chủ khẽ trả lời “ừ”.– Kẻ trộm vào nhà, kẻ trộm vào nhà, thế kẻ trộm trông mặt thế nào hả mẹ?Lần này là con em hỏi. Với câu hỏi hiếm lạ như vậy, bà chủ không biết trả lời thế nào nên bảo:– Trông sợ lắm.Rồi bà quay nhìn anh Tatara.– Trông sợ thế thì giống mặt anh Tatara à?Con chị hỏi lại một cách không khoan nhượng.– Mày nói cái gì hỗn thế hả?– Ha ha… mặt tôi trông đáng sợ thế kia hả, gay quá nhỉ?Tatara nói, tay vò đầu. Phía sau đầu Tatara có một đám hói đường kính khoảng một tấc (3,03 cm). Đám hói xuất hiện từ cách đây khoảng một tháng, đã đi khám bác sĩ nhưng xem chừng khó chữa được. Người đầu tiên nhìn thấy đám hói này là con chị Tonko, nó reo:– Ôi, đầu anh Tatara sáng bóng, giống đầu mẹ.– Đã bảo không được nói hỗn mà!Con em hỏi:Mẹ ơi, đầu thằng kẻ trộm đêm qua cũng sáng loáng à?Cả bà chủ lẫn anh Tatara đều bất chợt phì cười, song vì phiền quá nên chẳng nói chuyện được. Cuối cùng bà chủ đuổi:– Thôi, chủng mày ra ngoài sân chơi đi. Đi đi rồi mẹ cho kẹo ngon.Bà quay sang hỏi rất nghiêm túc:– Đầu anh Tatara bị làm sao vậy?– Bị hói rồi, không thể chữa được. Cô cũng bị à?– Không, không phải bị hói mà là vì chỗ búi tóc thì phụ nữ ai cũng bị như thế một chút thôi.– Hói là do nấm khuẩn (bacteria) đấy.– Đầu tôi không phải là do nấm.– Thế thì cô là người rất cứng rắn đấy.– Không phải cái gì cũng là bacteria đâu. Thế “hói” tiếng Anh là gì?– Là “bald” gì đó.– Không, không phải thế, có tên gì dài hơn kia, phải không?– Hỏi thầy thì sẽ biết ngay mà.– Thầy anh nhất định không nói cho nên tôi mới phải hỏi anh đấy.– Em chỉ biết mỗi từ “bald” thôi. Từ dài hơn là từ như thế nào?– Là otanchin pereorogasu. Có phải otanchin là hói, còn pereorogasu là đầu, phải không?– Có thể là như vậy, để em đi vào phòng sách của thầy em sẽ tra từ điển Webster cho cô. Nhưng thầy cũng lạ quá nhỉ, trời đẹp thế này mà cứ ở lì trong nhà. Cô ạ! Cứ như thế này thì bệnh dạ dày không thể khỏi được đâu. Cô phải khuyên thầy đi Ueno mà xem hoa một tí đi.– Anh dẫn ông ấy đi đi. Phụ nữ nói ông ấy không bao giờ nghe cả.– Dạo này thầy vẫn ăn mứt kem à cô?– Vâng, vẫn thế.– Hôm trước thầy có thổ lộ là “vợ mình kêu mình ăn mứt kem rất dữ, gay thật. Mình nghĩ mình đâu có ăn nhiều như vậy”. Thầy bảo là chắc có sự nhầm lẫn gì đấy chăng? Vậy thì chắc là cả cô và các em cũng ăn, phải không?– Ôi, cái anh Tatara này, sao anh lại nói thế.– Nhưng trông cô thì đúng là người đã ăn mứt kem đấy!– Sao nhìn mặt mà lại biết được?– Không biết được, nhưng mà cô cũng có ăn một tí chút chứ?– Ừ, thì cũng có ăn một chút. Ăn cũng được chứ sao, của nhà mình chứ có phải của ai đâu?– Ha ha… đúng thế. Nhưng cái vụ kẻ trộm thì đúng là tai bay vạ gió nhỉ. Nó chỉ lấy có khoai mỡ thôi à?– Nếu chỉ có khoai không thì không đến nỗi. Nó lấy tất cả quần áo mặc hàng ngày.– Trước mắt là gay rồi nhỉ? Thế có lại phải vay nợ nữa không? Giá mà con mèo này là chó thì có phải tốt không, thật chán quá! Cô ạ, nhất định phải nuôi lấy một con chó thật to vào. Mèo chả được cái tích sự gì cả, chỉ ăn thôi… Thế có bắt được con chuột nào không?– Chưa bao giờ bắt được một con chuột nào, thật là một con mèo trơ tráo, lười biếng.– Trời, thế thì không thể được, phải vứt ngay đi thôi. Hay là cho em, em mang về làm thịt ăn vậy.– Ôi, anh Tatara ăn thịt mèo à?– Ăn chứ! Thịt mèo ngon lắm.– Thật là hảo hán nhỉ.Tôi đã từng nghe nói trong đám học trò hạ đẳng có những kẻ man di mọi rợ ăn thịt mèo, nhưng cả cái thằng Tatara mà hàng ngày tôi không ngần ngại quý mến này mà cũng ở trong bọn đó thì quả là từ xưa đến nay, dù trong mơ tôi cũng chưa hề nghĩ tới. Hơn nữa nó không phải là học trò mà là một cử nhân luật, mặc dù mới tốt nghiệp ra trường, là một người cán bộ trong công ty sản xuất Mitsui nữa, nên sự kinh ngạc của tôi lại càng không bình thường. “Nhìn người hãy nghĩ đó là kẻ trộm” đó là câu cách ngôn được rút ra qua kiểm chứng hành vi của Kangetsu đệ nhị. Còn “nhìn người hãy nghĩ đó là kẻ ăn thịt mèo” là chân lý tôi cảm nhận được nhờ cái anh Tatara này. Càng sống ở trên đời càng thêm nhiều hiểu biết. Hiểu biết thêm thì vui đấy nhưng ngày càng thấy nguy hiểm, càng thấy không thể lơ là được. Người ta trở nên khôn ngoan, xảo quyệt hay ti tiện bỉ ổi, người ta mặc tấm áo phòng hộ “hai mặt” cũng do kết quả của việc hiểu biết sự đời mà ra. Hiểu biết sự đời là tội lỗi của người già, của những năm tháng ta đã sống. Trong những người già không có kẻ nào tử tế là chính từ logic này mà ra. Có lẽ tôi cũng mau mau cùng với hành tây mà hóa Phật trong cái chảo của Tatara là đắc sách chăng? Tôi đang co rúm người trong góc nhà mà suy nghĩ như vậy thì ông chủ lúc nãy vừa cãi nhau với vợ, bỏ vào phòng sách, nghe thấy tiếng anh Tatara đã lò dò đi ra phòng khách.– Thưa thầy, nghe nói thầy bị mất trộm phải không ạ? Dở quá đi mất thôi!Đó là câu mào đầu.– Cái thằng kẻ trộm ấy thật là đồ ngu (mất dạy, dở hơi).Ông chủ bao giờ cũng tự nhận mình là hiền nhân như vậy.– Kẻ ăn trộm là đồ ngu nhưng người bị mất trộm thì hình như cũng không khôn mấy đâu ạ!– Không bị ăn trộm gì như anh Tatara là khôn nhất đấy. – Lần này bà chủ bênh vực chồng.– Nhưng ngu nhất là con mèo này. Thật không thể hiểu được. Chuột cũng không bắt, kẻ trộm vào nhà cũng làm ngơ. Thầy ơi, cho em con mèo này đi, để nó cũng chả có tác dụng gì cả.– Cho cũng được, nhưng anh lấy để làm gì?– Em ăn thịt.Nghe lời tuyên bố khủng khiếp này, ông chủ nhoẻn một nụ cười méo mó vốn dĩ do bệnh dạ dày, không nói gì. Tatara cũng không nhất quyết đòi ăn cho bằng được, nên tôi gặp phúc ngoài sự chờ đợi. Ông chủ nói sang chuyện khác.– Chuyện mèo thì mặc kệ nó, nhưng bị lấy hết quần áo bây giờ mới gay, rét không chịu nổi.Ông nói có vẻ rất thảm hại. Thì ra thế, rét mà. Cho đến ngày hôm qua vẫn mặc hai lần áo nhồi bông mà hôm nay chỉ có mỗi cái áo có vải lót với một manh áo khoác cộc tay, lại chỉ ngồi yên một chỗ không vận động gì, có một chút máu thì dồn cho dạ dạy nên chân tay lạnh vì không có máu.– Thầy làm giáo viên thì không ổn rồi, mới bị ăn trộm một tí là khốn đốn ngay. Tốt nhất là từ nay thầy thay đổi suy nghĩ đi, phải kinh doanh hay làm cái gì đó…– Thầy anh không thích kinh doanh đâu, anh đừng nói thế.Bà chủ ngồi bên cạnh, trả lời Tatara. Tất nhiên bà rất muốn ông trở thành nhà kinh doanh.– Thầy ra trường được bao nhiêu năm rồi nhỉ?– Năm nay là chín năm rồi đấy.Bà chủ hồi tưởng lại về ông chủ, còn ông thì không hề nói là “ừ, đúng thế” hay “không, không phải như vậy”.– “Chín năm trôi qua cũng chẳng được lên lương. Học hành bao nhiêu cũng chẳng được ai khen. Lang quân một mình buồn lặng lẽ”.Ông đọc cho vợ nghe câu thơ mà mình đã thuộc từ hồi học trung học. Bà nghe có vẻ không hiểu mấy nên yên lặng, không nói gì.– Nghề giáo viên tất nhiên là tôi ghét nhưng nghề kinh doanh lại càng ghét hơn.Dường như ông chủ đang lật tìm ở phía sau lòng mình xem thực ra ông thích làm nghề gì vậy.– Thầy anh nghề nào cũng ghét, nên…– Chỉ có mỗi cô là thầy không ghét thôi, phải không ạ? – Tatara nói đùa chẳng phù hợp với anh ta lắm.– Ghét nhất thì có!Ông chủ trả lời rất rành rọt. Bà chủ tỉnh bơ, quay mặt đi chỗ khác rồi lại quay sang ông chủ, công kích:– Kể cả việc sống cũng ghét chứ gì?– Cũng chả thích gì!Ông chủ điềm nhiên trả lời ngoài sự tưởng tượng. Thế này thì trời cũng chịu!– Thầy mà không năng nổ, đi dạo để vận động cơ thể thì hại sức khỏe lắm. Mà thầy nên làm kinh doanh đi, tự nhiên sẽ kiếm dược nhiều tiền thôi.– Bản thân mình chả kiếm được tiền mà cũng…– Chưa kiếm được thôi, thầy ạ. Vì em mới vào công ty năm ngoái mà. Vậy mà cũng có tiền để dành được nhiều hơn thầy đấy.Bà chủ sốt sắng hỏi:-Anh để dành được bao nhiêu rồi?– Được 50 yên rồi.– Thế lương anh một tháng được bao nhiêu?– Được 30 yên. Trong đó, mỗi tháng để lại trong công ty 5 yên để tích lũy phòng khi có bất trắc xảy ra. Cô ạ, nếu cô có tiền thì mua cổ phiếu Sotoborisen đi, mua bây giờ thì sau ba, bốn tháng sẽ thành gấp đôi đấy. Chỉ cần có chút vốn là trở thành gấp đôi, gấp ba ngay.– Nếu có tiền như vậy thì có bị kẻ trộm vào nhà ăn trộm cũng không đến nỗi khốn khổ.– Cho nên chỉ có làm kinh doanh là hơn. Giá mà thầy cũng học luật rồi đi làm công ty hay ngân hàng thì bây giờ thu nhập tháng ba bốn trăm yên rồi, thật tiếc quá. Thầy biết cái ông cử nhân công nghệ tên là Suzuki Tojuro chứ ạ?– Ừ, mới vừa gặp hôm qua.– Thế à? Hôm trước, em gặp ông ấy trong một bữa tiệc, chúng em nói đến thầy thì ông ta bảo “Thế à, anh cũng học cậu Kushami à? Ngày xưa tôi đã từng ở cùng nhà trọ với cậu ấy trong chùa ở Koshikawa đấy. Khi nào gặp cậu ấy cho tôi gừi lời hỏi thăm nhé, bảo là hôm nào tôi sẽ ghé thăm đấy”.– Nghe nói gần đây cậu ta chuyển về Tokyo rồi, phải không?– Vâng, trước ở dưới mỏ than Kyushu, bây giờ thì sống ở Tokyo rồi. Ông ấy là người rất giỏi. Với em, ông ấy cũng nói chuyện như bạn bè. Thầy có biết lương ông ấy bao nhiêu không?– Không biết.– Lương tháng là 250 yên, ngoài ra còn tiền thưởng, tiền lãi, bình quân cứ là bốn, năm trăm yên một tháng đấy. Người như thế mà thu nhập như thế, còn thầy thì học một ngành hàng đầu mà “10 năm khoác một tấm da cáo” thì thật là dở hơi.Đúng là dở hơi thật. Một người siêu nhiên như ông chủ thì về quan niệm tiền bạc cũng chẳng khác chi người thường. Thậm chí, vì túng thiếu, biết đâu ông còn cần tiền gấp đôi người khác nữa cũng nên.Quảng bá đầy đủ về cái lợi của nhà doanh nghiệp xong rồi, không còn chuyện gì nữa, Tatara liền quay sang hỏi bà chủ:– Thưa cô, cái anh tên là Mizushima Kangetsu có hay đến thăm thầy không ạ?– Vâng, hay đến lắm.– Anh ta là người như thế nào cơ?– Nghe nói là người học vấn rất cao.– Có nam nhi, hấp dẫn không?– Ha… cũng cỡ như anh Tatara vậy.– Vậy à? Cũng cỡ như em thôi à?Tatara nói rất nghiêm chỉnh. Ông chủ hỏi:– Sao cậu biết tên cậu Kangetsu?– Hôm trước có người nhờ em hỏi. Té ra giá trị cái để hỏi chỉ là một nhân vật thế thôi à? Trước khi nghe, em đã chuẩn bị tinh thần về một anh Kangetsu hơn thế cơ.– Cậu ta hơn hẳn cậu đấy.– Thế à? Hơn hẳn em à?Tatara không cười, cũng không phật ý. Đây là đặc tính của anh ta.– Sắp tới anh ta sẽ thành tiến sĩ, phải không ạ?– Nghe nói là đang viết luận văn.– Cũng là đồ dở hơi rồi! Viết luận vân tiến sĩ à? Tưởng là người cũng đáng nói một chút chứ!Bà chủ cười, nói:– Vẫn là một kiến thức vĩ đại nhỉ.– Nghe nói là nếu thành tiến sĩ thì sẽ được ai đó gả con gái cho hay gì ấy. Lại có cái đồ hâm như vậy nữa hay sao? Trở thành tiến sĩ để được gả con gái cho à? Em đã bảo là nếu có con gái để gả cho cái đồ như vậy thì thà gả quách cho em còn hơn.– Bảo với ai?– Với cái người nhờ em đi hỏi về anh Mizushima ấy.– Tay Suzuki chứ gì?– Không, với người đó thì không thể nói hết như vậy được. Ông ta là người to đầu (ông lớn, kẻ mạnh) mà.– Anh Tatara đúng là Kage Benkei[87] (chỉ mạnh xó bếp thôi) nhỉ? Đến nhà tôi thì rất oai vệ nhưng trước mặt những ông như Suzuki thì lại khúm núm nhỉ?– Vâng, nếu không như vậy thì sẽ nguy hiểm.– Tatara, ta đi dạo một chút chăng?Đột nhiên, ông chủ rủ khách. Từ nãy đến giờ ông mặc mỗi chiếc áo mỏng nên thấy lạnh. Chắc là ông nghĩ phải cử động một chút cho người ấm lên chăng nên mới nêu ra sáng kiến như vậy. Anh Tatara chẳng có chủ định gì cho nên tất nhiên là nhận lời ngay.– Vâng, đi đi. Đi Ueno nhé. Hay đi Imosaka ăn bánh trôi đi. Thầy đã ăn bánh trôi ở đó bao giờ chưa? Cô cũng đi ăn thử một lần mà xem, bánh dẻo mà rẻ lắm. Ở đó cũng có thể uống rượu được.Cũng như mọi bận, trong khi anh ta còn đang ba hoa luyên thuyên thì ông chủ đã đội mũ, đi ra chỗ để giày.Tôi lại cần nghỉ ngơi một chút. Ông chủ và anh Tatara làm gì ở công viên Ueno? Ăn mấy đĩa bánh trôi ở Imosaka? Những chuyện như vậy tôi không cần theo dõi mà tôi cũng chẳng đủ can đảm đi theo họ. Cho nên tôi tranh thủ lúc này để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là một quyền lợi mà vạn vật có quyền đòi hỏi thượng đế ban cho. Tất cả những kẻ nào sống và cử động trên thế gian này đều phải được nghỉ ngơi để làm tròn cái nghĩa vụ sinh sống đó. Neu có Chúa mà Chúa bảo rằng mày sinh ra để làm việc chứ không phải để ngủ, thì tôi sẽ trả lời rằng “vâng, tôi sinh ra để làm việc đúng như lời dạy của Ngài. Chính vì vậy mà tôi xin nghỉ ngơi để mà làm việc đấy.” Đến ngay cái đồ vô dụng, đi ca cẩm vói cả đồ vật như ông chủ nhà này, mà ngoài ngày chủ nhật ra, thỉnh thoảng cũng vẫn tự tìm cơ hội để nghỉ ngơi đấy thôi? Một kẻ đa tình, đa hận, ngày đêm lao tâm khổ não như tôi đây, thì dẫu là mèo, đương nhiên cũng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn ông. Có điều tôi cảm thấy hơi buồn phiền là khi nãy, anh Tatara nhìn tôi mà lăng mạ rằng tôi lười nhác, chỉ biết nghỉ ngơi mà không làm được gì. Tất cả những bọn phàm phu tục tử, những kẻ bị vật thể sai khiến, chỉ là những đồ tệ hại, không biết cảm nhận gì ngoài năm giác quan. Đánh giá người khác chỉ biết nhìn hình thức bề ngoài, cái gì chúng cũng nghĩ giản tiện, cứ thấy không đổ mồ hôi là chúng nghĩ người ta không làm việc. Nghe nói Đức Đạt Ma đã ngồi thiền mà tu đến thối cả chân. Giả sử lúc đó có một cây Tsuta (cây thường xuân) từ trong khe nứt của tường bò ra, leo lên che kín cả mắt mũi mà Ngài vẫn không nhúc nhích, thì không phải là Ngài đang ngủ hay đã chết rồi đâu. Lúc đó, đầu óc Ngài vẫn đang làm việc. Ngài đang suy ngẫm về những lý lẽ “quách nhiên vô thánh”[88] gì gì đấy chứ. Nghe nói các nhà Nho cũng có phương pháp tọa Thiền. Đây không phải là một cách tu hành an nhàn hay là một cách ngồi lê trong một căn phòng kín. Ngược lại đó là cách bắt đầu óc làm việc gấp đôi người khác. Có điều, nhìn bề ngoài thì thấy tư thế của họ vô cùng thanh thản, điềm tĩnh, cho nên những con mắt phàm tục ở đời lại tưởng các vị đại trí thức bậc thầy này là những người thường hay ngủ say, giả chết, và cất lời phỉ báng họ rằng đó không phải là đại nhân hay chỉ là “túi cơm giá áo” gì gì đó.Những con mắt phàm tục này vốn dĩ là những kẻ sinh ra chỉ biết dùng thị giác khiếm khuyết để chỉ nhìn người chứ không nhìn tấm lòng người khác. Cái anh Tatara này là loại số một trong cái bọn đó, chỉ nhìn bề ngoài mà không biết bên trong, cho nên nhìn thấy tôi anh ta tưởng chỉ đáng giá ngang với “cái que dính phân khô” thì cũng đúng thôi. Đáng hận hơn là ngay cả dến ông chủ, là người có học, đã từng đọc sách kim cổ, có thể hiểu biết đúng sự đời, vậy mà cũng cứ nhất nhất đồng tình vói cái anh Sanpei nông cạn kia, không hề có một ý kiến khác nào về cái chuyện nồi lẩu mèo kia cả!Nhưng nếu bình tĩnh mà nghĩ lại thì cái việc từ trước tới nay bọn họ coi thường tôi, cũng không phải hoàn toàn là vô lý. “Tiếng to[89] không lọt tai thiên hạ”! Từ xưa người ta đã ví rằng “thơ Dương Xuân Bạch Tuyết ít có người xướng họa” mà lại. Bắt những kẻ chỉ có thể nhìn thấy vật teight:10px;'>
– À, vâng. Phiền anh quá, nhưng nhờ anh cố giúp cho. Thực ra thì Kushami là người biết rõ nhất về Mizushima. Hôm trước nhà tôi đi nhưng chưa hỏi được hết. Mong anh hỏi gúp cho về tình hình học hành của nó ra sao.– Vâng, tôi hiểu. Hôm nay là thứ bảy, nếu tôi đến thì giờ này chắc cậu ta cũng đã về. Dạo này cậu ấy sống ở đâu cơ?Bà Mũi chỉ dẫn:– Đi thẳng đây rồi rẽ tay phải, đến chỗ rẽ lại rẽ tay trái. Đi khoảng một con sào thì sẽ thấy cái nhà có bức tường đen ngòm sắp đổ thì đấy là nhà hắn.– Ồ, thế thì gần ngay đây nhỉ. Chẳng có gì khó cả. Khi về tôi sẽ ghé thử một chút xem. Nếu có cái biển báo gì đại khái có thể hiểu được thì…– Biển báo khi thì có khi thì không. Nhà ấy dùng cơm dán cái danh thiếp vào cổng làm biển, hôm nào mưa thì nó bong đi mất. Hôm nào nắng thì cũng dùng được. Cho nên không thể dựa vào biển báo mà được đâu. Làm ăn nhiêu khê như vậy, thà cứ dựng quách một cái biển bằng gỗ có hơn không. Đúng là con người chỗ nào cũng thấy đoảng vị.– Trời ơi, thật đáng kinh ngạc. Nhưng cứ hỏi cái nhà có bức tường đen sắp đổ thì người ta biết chứ gì?– Vâng, cái nhà bẩn thỉu như vậy thì trong khắp phường này chỉ có một thôi, nên biết ngay. À, mà nếu hỏi không được thì có một cách, cứ đi tìm cái nhà nào có cỏ mọc trên mái là không sai đâu.– Chà, ngôi nhà có đặc điểm nổi bật quá nhỉ. Ha ha ha…Trước khi ông Suzuki đến thăm, tôi phải về, nếu không thì rất dở. Chuyện của họ nghe chừng này là quá đủ rồi. Tôi đi qua dưới gầm sàn hành lang ra nhà xí rồi rẽ về phía tây, nhảy từ vườn non bộ ra lối đi, vội vã quay về ngôi nhà có cỏ mọc trên mái. Tôi đi vòng về phía hành lang phòng nghỉ, mặt tỉnh khô.Ông chủ trải một chiếc chăn len trắng bên cạnh bậu cửa, nằm áp bụng xuống, phơi cái lưng của mình ra dưới nắng xuân rực rỡ. Ánh mặt trời rất công bằng. Dù một ngôi nhà chật hẹp, có cỏ mọc tua tủa trên mái, thì nắng vẫn chiếu ấm áp như phòng khách nhà ông Kaneda. Nhưng chỉ có chiếc chăn len là tội nghiệp, chẳng ra vẻ mùa xuân chút nào. Ở nơi sản xuất, người ta dệt nó là màu trắng. Ở cửa hàng bán đồ nhập khẩu, người ta cũng bán nó với ý định đó là màu trắng. Không những thế, ông chủ cũng mua nó về với yêu cầu là màu trắng. Nhưng đó là 12, 13 năm trước. Cái thời kỳ màu trắng đã đi qua lâu rồi. Bây giờ nó đã đến cái thời biến thành màu tro đậm. Không biết chiếc chăn len này có còn tiếp tục đi qua cái thời này để bước sang thời kỳ của màu đen tối được nữa hay không? Đây là điều còn đang nghi vấn! Ngay bây giờ nó đã xước đều khắp nơi, có thể nhìn thấy rõ ràng những sợi dọc. Cho nên cái tên “chăn len” đã quá hạn từ lâu, nên bỏ chữ “chăn” đi, chỉ còn chữ “len” thôi mới đúng. Nhưng có lẽ ông chủ nghĩ rằng dùng chiếc chăn 1 năm rồi 2 năm, 5 năm và khi đã dùng đến trên 10 năm thì sẽ dùng được mãi mãi chắc? Thật là quá ung dung, bình thản.Vậy ông ta nằm sấp trên cái tấm chăn có nhiều duyên nợ ấy làm gì vậy? Hai tay ông chống cằm, những ngón tay phải vẫn kẹp điếu thuốc lá cuốn. Chỉ có thế. Nằm như vậy, có thể trong cái đầu đầy gàu của ông, những chân lý lớn của vũ trụ vẫn xoay vần như những vòng lửa đấy. Nhưng từ bên ngoài nhìn vào thì, dù có là trong mơ, tôi cũng không thể nghĩ như vậy.Mặc dù lửa thuốc lá cứ lấn dần về phía miệng hút rồi mẩu tàn dài chừng một phân rơi tọt xuống chăn, ông chủ vẫn chăm chú nhìn theo ngọn khói từ điếu thuốc bay ra cho đến tận cùng đường đi của nó. Những sợi khói, theo gió xuân, lúc bổng lúc chìm, vẽ những vòng tròn chồng lên nhau, bay đến dưới mái tóc màu tím sẫm, vừa mới gội của bà chủ.À, chết rồi, phải nói về bà chủ. Quên mất.Bà chủ ngồi quay mông về phía chồng. Một bà vợ vô lễ chăng? Cũng chẳng vô lễ gì đâu. Vô lễ hay ý tứ thì tự hai người suy diễn ra, cho là thế nào cũng được. Việc ông chồng chống cằm, thản nhiên quay mặt về phía mông vợ, bà vợ thản nhiên chìa cái mông bệ vệ trước mặt chồng cũng chẳng vô lễ vô nghĩa gì cả. Sau khi hai người lấy nhau được hơn một năm thì đã là một cặp vợ chồng siêu nhiên, đã đi qua cái thời kỳ lễ nghi gò bó, mọi tác phong, nghi thức nặng nề đã được bỏ qua hết. Vậy thì cái bà vợ quay mông vào mặt chồng này có ý định gì? Hôm nay trời nắng đẹp, bà ngồi lặng lẽ, chăm chú khâu chiếc áo cộc tay cho con. Mái tóc xõa từ vai xuống lưng như khoe sự óng ả, mượt mà, đen nhánh như vừa đưhể, phải nhìn thấy cái hồn bên trong, thì có khác nào bắt nhà sư phải búi tóc hay bảo tôi đi diễn thuyết cho bọn cá ngừ chúng nó nghe? Làm việc đó khác nào yêu cầu tàu điện phải chạy trật đường ray, bắt ông chủ phải bỏ nghề đang làm hay bảo Sanpei hãy thôi đừng nghĩ tới tiền nữa. Suy cho cùng, đó là những yêu cầu quá mức, không thể thực hiện được.Tuy nhiên mèo cũng là một động vật trong xã hội. Chừng nào là một động vật của xã hội thì dù đặt mình ở địa vị cao đến đâu, ở mức độ nào đấy, cũng cần phải giữ sự cân bằng với xã hội. Về chuyện cái bọn ông chủ, bà chủ, chị bếp hay Tatara đánh giá không đúng về tôi thì đáng tiếc không thể khác được, đành phải chịu thôi. Nhưng cái khủng khiếp lớn hơn là biết đâu một ngày nào đó, họ lột da tôi đem bán cho nhà hàng Samisen, băm thịt tôi ra bày lên mâm cho Tatara kia. Tôi là một con mèo xưa nay chưa hề có, sinh ra trong bể khổ này với sứ mệnh làm việc bằng cái đầu của mình, cho nên thân thể tôi rất quan trọng. Người xưa đã có câu “của quý chớ để hớ hênh”, nếu cứ “thấy người sang bắt quàng làm họ”, đùa bỡn mà để nguy hiểm đến tính mệnh của mình thì không chỉ tai hại cho một mình ta mà còn là sự trái ý trời rất nghiêm trọng. Mãnh hổ mà sa vào vườn thú thì cũng phải nằm cạnh bọn lợn dính đầy phân. Hồng nhạn mà bị nhốt vào lồng thì có ngày cùng nằm trên thớt với gà con. Để hòa hợp với lũ phàm nhân thì đành phải nhượng bộ mà biến thành phàm mèo thôi. Không phải là phàm mèo thì mới không cần phải bắt chuột. Cuối cùng tôi đã quyết định là mình phải bắt chuột.Suốt từ dạo gần đây, nghe nói Nhật tranh với Nga. Tôi là mèo Nhật Bản nên tất nhiên là đứng về phe Nhật. Thậm chí tôi còn muốn nếu được thì tổ chức một đội quân “Lữ đoàn mèo hỗn hợp” để cào cấu quân Nga nữa kia. Một kẻ vương trượng, mạnh mẽ như tôi đây, nếu có ý định thì việc bắt một hai con chuột, chỉ cần nằm không cũng bắt được. Nghe nói, ngày xưa có người hỏi một Thiền sư nổi tiếng đương thời rằng “Làm thế nào để tu cho có thành quả?”, Thiền sư trả lời là “hãy làm như mèo rình chuột ấy!” Làm như mèo bắt chuột, có nghĩa là cứ làm như thế là không sai. Tục ngữ có câu “đàn bà khôn cũng…”[90] nhưng chưa có câu “mèo khôn cũng bắt hụt chuột”. Xem ra như vậy thì dù là khôn ngoan như tôi cũng không có kẻ nào là không bắt chuột cả. Không những bắt mà còn không bao giờ bắt trượt nữa. Từ trước tới nay tôi không bắt chẳng qua chỉ là không muốn bắt thôi.Mặt trời mùa xuân lại sắp lặn như ngày hôm qua. Những cánh hoa trông như tuyết, bay theo gió, qua lỗ thủng ở cửa sổ bay vào tận trong bếp. Dưới ánh sáng mờ mờ của chiếc đèn dầu chuyên dụng trong nhà bếp, tôi nhìn thấy những cái bóng trăng trắng nổi trong bồn bệ rửa bát. Tôi định hôm nay sẽ ra tay, làm cho cả nhà phải kinh ngạc nên cần quan sát kỹ trận địa, nắm vững địa hình trước. Chiến trường tất nhiên không phải là rộng lắm, tính ra chỉ khoảng độ 4 chiếu. Trong đó khoảng một chiếu ngăn ra làm đôi, một nửa là bệ rửa còn một nửa là chỗ để rau cỏ, mắm muối, rượu bia khi người bán hàng mang tới. Trên bếp lò rất sang, không tương xứng với gian bếp nghèo nàn, có một cái bình đun nước bằng đồng đỏ, sáng bóng. Phía sau đó, khoảng 2 thước để trông là phòng lát ván, chính là phòng ăn của tôi. Gần với phòng khách khoảng 6 thước là nơi kê thành kệ để bát đĩa, làm cho gian bếp vốn chật lại càng chật hơn. Cái kệ này cao ngang tầm với cái xích đông đóng chìa ra. Dưới kệ có một cái cối để ngửa, trong cối có mộtcaái gáo nhỏ chĩa đuôi về phía tôi. Những cái bào, cái nạo xếp cạnh nhau, bên cạnh có một bình chữa cháy đờ đẫn đứng chờ. Giữa chỗ giao nhau của xà nhà đã đen kịt, thòng xuống một chiếc móc treo, trên đó treo một cái rổ to bẹt long. Cái rổ thỉnh thoảng bị gió thổi lại đong đưa rất ung dung, đủng đỉnh. Lúc mới đến nhà này, tôi không hiểu cái rổ này treo ở đây để làm gì? Nhưng từ khi tôi biết người ta cố tình để thức ăn vào đấy vì mèo không thể với tới được, thì tôi đã thấm thía được sự đáng ghét của con người.Bây giờ tôi bắt đầu lập kế hoạch tác chiến. Đánh nhau với chuột ở chỗ nào? Tất nhiên là ở chỗ nào mà chuột xuất hiện. Dù cho địa hình có thuận lợi đến đâu mà cứ chờ cho kẻ địch đến đó mới chiến đấu thì không có chiến tranh. Như vậy, cần nghiên cứu những lỗ mà chuột vẫn chui ra. Tôi đứng giữa bếp, quan sát bốn xung quanh xem chuột sẽ chui ra từ phía nào? Tâm trạng tôi lúc đó giống như Đại tướng Togo[91] vậy. Cô sen lúc nãy vừa đi tắm về. Bọn trẻ con thì đã ngủ cả. Ông chủ đi ăn bánh trôi ở Imosaka về, lại chui vào Nói chuyện dở hơi ở đâu ấy. Có ở đâu mà có chuyện phải kiểm tra đầu, xếp hạng rồi mới được đi lấy chồng không?– Hói thì thôi, cũng đành chịu vậy, nhưng mà cô lùn quá so với người bình thường, trông chán lắm.– Người thì nhìn là biết ngay chứ! Tôi cao hay thấp thì ngay từ đầu mình đã biết rồi, có chấp nhận thì mới lấy chứ?– Thì tôi biết. Đúng là tôi biết thật. Nhưng mà tôi cứ tưởng cô sẽ còn cao lên nên mới lấy chứ.– Đã 20 tuổi rồi mà còn cao lên nữa, mình thật coi thường người khác quá đáng nhỉ.Bà chủ quẳng chiếc áo cộc tay đấy, xoay người về phía ống chủ. Thái độ của bà như muốn nói “ông trả lời câu nào cũng không xong” cả.– Chẳng có luật pháp nào cấm người 20 tuổi thì không được cao thêm nữa. Tôi cứ nghĩ cô về nhà chồng được ăn uống tốt, có chất bổ thì sẽ cao thêm một chút chứ!Ông chủ đã nói những lý lẽ kỳ quặc như vậy với vẻ mặt rất nghiêm trang. Vừa lúc đó thì chuông gọi cửa reo rất to, có tiếng “Xin lỗi, xin cho nhờ một chút”. Có lẽ ông Suzuki đã dựa vào đám cỏ mọc tua tủa mà tìm đến được động “Ngọa Long” (rồng nằm) nhà thầy Kushami rồi.Bà chủ lui chuyện cãi nhau đến hôm sau, cuống quýt ôm hộp đồ khâu và cái áo cộc tay chạy vào phòng nghỉ, ông chủ cuộn chiếc chăn màu lông chuột ném vào phòng sách, sau đó cầm lấy tấm danh thiếp cô sen mang vào, ngó qua, mặt ông có vẻ ngạc nhiên, sửng sốt. Ông nói vội “mời vào đây” rồi cầm nguyên tấm danh thiếp đi vào nhà vệ sinh. Tại sao ông lại vội vã chạy vào nhà vệ sinh như vậy? Cái này không thể hiểu được. Tại sao lại mang danh thiếp của ông Suzuki Tojyuro vào tận nhà xí, điều đó lại càng khó giải thích. Chỉ biêt rằng đó là tấm danh thiếp đã được ra lệnh “những kẻ nào gây phiền hà thì hãy đi vào nơi hôi thối”, thế thôi.Sau khi cô sen sửa lại cái zabuton[74] bằng vải hoa Sarasa, đặt ra phía trước sàn, mời khách “ngồi vào chỗ này” rồi đi ra khỏi phòng, ông Suzuki đưa mắt nhìn một lượt quanh phòng. Sau khi xem xét lần lượt từng cái một, từ bức tranh Mokuan[75] giả, treo trên tường đến lọ hoa Tết thanh minh, cắm trong chiếc bình sứ xanh Kyoto, rẻ tiền… ông bắt đầu nhìn đến chiếc đệm ngồi mà cô sen mời thì đã có một con mèo thản nhiên ngồi trên đó từ lúc nào rồi. Chẳng cần phải nói, ai cũng biết đó chính là tôi đây.Lúc này, trong lòng ông Suzuki nổi lên những sóng gió mà nó chưa đến nỗi hiện ra trên mặt. Cái đệm này rõ ràng là được trải ra cho ông. Trên cái đệm trải ra cho mình ấy, mình chưa kịp ngồi lên, mình cũng không từ chối, vậy mà lại có một con vật kỳ quặc ngồi chễm chệ. Đây là yếu tố thứ nhất, làm mất thăng bằng trong tâm trí ông. Nếu cái đệm này cứ được để thế mà không có ai ngồi, mặc cho gió xuân thổi, thì ông có thể cố chịu đựng, khiêm tốn ngồi dưới sàn chiếu cứng cho đến khi ông chủ mời “xin mời ngồi lên đây” cũng nên. Nhưng rõ ràng, ngay từ đầu, cái đệm này là dành cho mình, mà lại có kẻ chẳng xin phép gì, tự tiện ngồi lên như vậy thì đó là kẻ nào? Nếu đó là người thì cũng có thể nhường nhịn được, nhưng là mèo thì sao có thể chấp nhận nổi? Kè ngồi đây là mèo nên ông càng cảm thấy khó chịu hơn. Đây là tố thứ hai, phá vỡ sự cân bằng trong lòng ông Suzuki. Cuối cùng, chính thái độ của con mèo, đó là điều trêu ngươi chọc tức ông nhất.Hình như với vẻ thương hại, nó leo lên cái chỗ chẳng phải của mình, giương đôi mắt tròn chẳng đẹp đẽ gì, kiêu căng ngạo mạn nhìn vào mặt ông như muốn hỏi “mày là ai”? Đây là yếu tố thứ ba, làm ông mất cân bằng. Nếu bất bình đến như vậy thì cứ nắm cổ tôi, lôi xuống là xong. Nhưng ông Suzuki chỉ im lặng ngôi nhìn. Đường đường là một con người, không có lý gì ông lại sợ, không dám ra tay với một con mèo. Vậy sao ông không nhanh chóng thanh toán chuyện với tôi, cũng không thể hiện sự bất bình của mình ra ngoài? Cái này có thể hiểu được, đó là lòng tự trọng mà ông Suzuki có thể giữ, với tư cách là một con người. Nếu chỉ cần dựa vào sức mạnh của cẳng tay thì một đứa trẻ con cũng có thể dễ dàng, tự do xách tôi lên, xuống tùy ý. Nhưng nếu nghĩ đến thể diện cần coi trọng thì dẫu là ông Suzuki Tojyuro, kẻ hầu cận của ông Kaneda, thì cũng không thể làm gì được ngài Mèo Đại minh thần đang ngồi chễm chệ, thản nhiên trên cái đệm vuông mỗi chiều 2 thước 4 (khoảng 60 cm) này. Dẫu cho đây là chỗ không ai nhìn, không ai thấy, thì việc tranh chấp chỗ ngồi với môt con mèo cũng liên quan rất nhiều đến danh dự môt con người. Cố tình tranh chấp với một con mèo thì không người lớn, rất hài hước. Để tránh mất thể diện thì dù có bất tiện cũng đành phải nín nhịn. Nhưng càng nín nhịn bao nhiêu, sự căm tức đối với con mèo càng tăng lên bấy nhiêu. Cho nên thỉnh thoảng ông Suzuki lại nhìn mặt tôi, tỏ vẻ khó chịu. Nhìn bộ mặt bất bình của ông tôi thấy rất khoái nên phải cố nén sự buồn cười mà tỏ ra thản nhiên.Trong lúc giữa tôi và ông Suzuki đang diễn ra vở kịch câm thế này thì ông chủ sửa soạn quần áo, từ nhà vệ sinh đi ra “a chào cậu” rồi ngồi xuống. Không thấy ông chủ cầm danh thiếp trong tay, chứng tỏ họ, tên ông Suzuki đã bị xử đi tù chung thân trong ngục thối rồi. Tôi còn đang nghĩ “ngay đến cả cái danh thiếp cũng đã gặp vận không hay” thì ông chủ tóm cổ tôi, quát “đồ nỡm này” rồi ném thẳng ra ngoài hành lang.– Chà, ngồi lên đệm đi. Hiếm hoi quá nhỉ, cậu đến Tokyo bao giờ vậy?Ông chủ mời bạn cũ ngồi lên đệm. Ông Suzuki lật lại cái đệm rồi ngồi lên.– Tôi bận quá chưa báo cho cậu được. Thưc ra lần này tôi chuyển về trụ sở chính của công ty ở Tokyo…– Thế thì tốt quá. Lâu lắm rồi không gặp! Từ hồi cậu đi địa phương, hôm nay mới gặp đấy nhỉ?– Ừ, gần 10 năm rồi đấy. Sau đó thỉnh thoảng tôi cũng có lên Tokyo nhưng lần nào cũng bận quá, thành ra có lỗi với cậu. Đừng nghĩ xấu cho tôi nhé. Công việc công ty nó khác với nghề của cậu, tương đối bận mà.– Mười năm trôi qua, chắc có nhiều thay đổi lắm nhỉ?Ông chủ nói và nhìn ông Suzuki từ trên xuống dưới, rồi từ dưới lên trên. Ông Suzuki tóc rẽ ngôi, mặc đồ vải len của Anh có cổ rất diêm dúa, ngực lấp lánh dây chuyền vàng, không thể nghĩ rằng đó lại là bạn cũ của ông Kushami. Ông Suzuki có vẻ rất để ý đến cái dây chuyền vàng, khoe:– Chà, tôi phải đeo cái này. Không đeo không được.– Cái đó là vàng thật à?Ông chủ hỏi rất tự nhiên. Ông Suzuki cười trả lời:– Vàng 18 đấy… Cậu cũng già đi nhiều nhỉ. Tất nhiên là con cái rồi chứ? Một đứa à?– Không.– Hai đứa?– Không.– Vẫn còn nữa à? Vậy ba đứa hả?– Ừ, ba đứa rồi, còn thêm mấy đứa nữa thì không biết.– Cậu vẫn nói toàn chuyện dễ dàng nhỉ. Thế đứa lớn nhất mấy tuổi rồi? Chắc là lớn lắm rồi nhỉ?– Ừ! Mấy tuổi rồi tôi cũng chẳng biết, hình như là 6 hay 7 tuổi thì phải.– Ha ha… làm thầy giáo thảnh thơi, vô lo vô nghĩ, sướng thật. Giá tôi cũng làm giáo viên thì hay biết bao.– Cậu cứ làm thử xem, chỉ được 3 ngày là chán ngay.– Thế à? Sao trông có vẻ sang trọng, nhàn nhã, có nhiều thời gian rảnh, có thể học thêm cái gí mình thích, không tốt sao? Làm doanh nhân cũng không phải là xấu, nhưng tôi thì hỏng rồi. Đã làm doanh nhân thì cứ phải lên cao mãi mới được. Còn nếu ở dưới thì lúc nào cũng phải nịnh nọt, hay nuốt những chén rượu mình không thích, chán lắm.– Nghề doanh nhân là cái từ thời học sinh tôi đã rất ghét. Cứ có tiền là việc gì cũng làm. Ngày xưa thì người ta gọi đó là “con phe”.Ngồi trước mặt doanh nhân, ông chủ đã ca một bài thỏa chí, sướng miệng mình như vậy.– Thế hả? Cũng không phải chỉ có thế đâu. Cũng có chỗ hơi thấp hèn bỉ ổi nữa đấy. Chỉ biết là không sống chết chung tình với đồng tiền thì không thể làm gì được. Nhưng cái đồng tiền ấy là một kẻ rất tinh nghệ. Vừa rồi tôi cũng đến chỗ một nhà doanh nghiệp, ông ta nói là muốn có tiền thì phải dùng nghệ thuật sankaku[76], đó là khuyết đạo lý, khuyết tình nghĩa và khoác (chuốc) lấy xấu hổ. Hay đấy chứ? Ha ha ha…– Cái thằng ngu ấy là ai vậy?– Không ngu đâu, một người rất khôn ngoan đấy. Trong giới doanh nghiệp, ông ta là người tương đối nổi tiếng đấy. Cậu có biết không nhỉ? Ông ta ở ngay ngõ phía trước đây này.– Tay Kaneda ấy à? Tưởng ai, hóa ra là tay ấy.– Cậu có vẻ tức giận lắm nhỉ? Đó chỉ hoàn toàn là nói đùa thôi, ý muốn nói là không làm như vậy thì không thể có tiền được. Suy diễn nghiêm chỉnh như cậu thì gay đấy.– Nghệ thuật “sankaku” chỉ là nói đùa thôi cũng được, nhưng mà vấn đề là cái mũi của bà vợ nhà ấy. Cậu đã đến đó thì chắc cậu cũng nhìn thấy rồi chứ? Cái mũi ấy?– Bà vợ ấy à? Bà ta là người tương đối sành sỏi.– Cácirc;ng có chân tay mà bởi vì trời tối nên chẳng nhìn thấy gì, chỉ có mỗi cái mặt là có màu rõ ràng như từ đâu rơi xuống. Cô sen từ nhà tắm về, má đỏ hơn ngày thường, chắc là vì cái vụ tối qua nên vội vàng đóng cửa bếp sớm. Từ trong phòng sách nghe tiếng ông chủ bảo “để cái gậy dưới đầu giường cho tôi”. Tại sao phải trang trí cái gậy ở đầu giường như thế nhỉ? Tôi không thể hiểu nổi. Kiểu này chắc ông ta tưởng mình là tráng sĩ Dịch Thủy muốn say sưa nghe tiếng (sáo) lưu minh chăng? Hôm qua là khoai mỡ, hôm nay là cái gậy, không biết ngày mai sẽ là cái gì?Đêm vẫn chưa khuya, vẫn chưa thấy chuột ra. Trước một cuộc chiến đấu lớn, tôi cần phải nghỉ ngơi cái đã.Trong bếp nhà ông chủ không có cửa kéo thông hơi[92]. Nếu là trong phòng nghỉ thì có một chỗ gọi là ranma[93] thì ở đây chỉ là một khoảng trống, chiều rộng khoảng một thước, để ngăn cách thay cho cửa sổ, suốt mùa đông lẫn mùa hè. Một làn gió thổi, cuốn theo những cánh hoa anh đào rơi lả tả, làm tôi giật tỉnh dậy. Từ lúc nào, ánh trăng lờ mờ đã rọi vào làm cho cái bếp lò đổ bóng nghiêng nghiêng trên bệ gỗ. Hai ba lần tôi vẫy tai, nghe ngóng động tĩnh trong nhà xem mọi người có ngủ kỹ quá không, nhưng tất đều lặng ngắt, chỉ nghe thấy tiếng chiếc đồng hồ treo tường như đêm hôm qua. Đã đên giờ bọn chuột chui ra rồi đây. Chúng sẽ chui ra từ đâu?Trong chạn nghe có tiếng lục sục, lục sục. Chắc bọn chúng đang lấy chân kẹp cái đĩa, rồi lục lọi trong đĩa đây. Chúng sẽ chui ra từ chỗ này đây. Tôi nghĩ vậy và thu mình bên cạnh lỗ thủng, chờ đợi. Mãi vẫn không thấy chúng ra. Tiếng đĩa đã im bặt. Lần này là tiếng bát hay gì đó, thỉnh thoảng có tiếng lạch cạch nghe nặng hơn. Nhưng tiếng động phát ra từ phía bên kia cửa, theo mũi tôi thì khoảng cách không quá 3 tấc. Thỉnh thoảng lại có tiếng chân thủng thẳng đến tận sát miệng lỗ thủng, nhưng rồi lại xa dần. Không thấy có con nào ló mặt ra cả. Chỉ cách một tấm cửa, lúc này, phía bên kia bọn địch đang hoành hành, mà tôi thì phải nín thở chờ đợi bên cạnh cái lỗ cửa, thật là kiên trì nhẫn nại. Bọn chuột đang mở tiệc tưng bừng, nhảy múa trong cái wan Lữ Thuận[94]. Chỉ cần cô sen để hé cửa cho tôi có thể vào được thì hay biết bao. Thế mà… Đúng là cái đồ người rừng, ngớ ngẩn!Lần này, dưới bóng cái bếp lò, đĩa ăn bằng vỏ bào ngư của tôi kêu “kịch”. Bọn địch đã tràn tới vùng này rồi ư? Tôi rón rén, lặng lẽ tiến đến gần thì chỉ nhìn thấy một cái đuôi lấp ló trong cái chậu con, rồi biển mất sau bệ rửa. Một lúc sau, trong nhà tắm có tiếng cốc đánh răng va vào cái chậu sắt. Lần này từ phía sau à? Tôi vừa quay lại thì cách tôi độ 5 tấc có một con to bự đang kéo đổ hộp thuốc đánh răng, rồi chạy xuống gầm sàn nhà. Ta mà lại để cho mày thoát ư? Tôi nhảy xuống theo, nhưng cả con chuột lẫn bóng dáng của nó đã biến mất. Việc bắt chuột hóa ra khó hơn là ta tưởng! Có lẽ tôi không có cái khả năng bắt chuột bẩm sinh chăng?Tôi trở lại phòng tắm thì lũ chuột từ trong chạn chạy ra. Tôi canh chừng trong chạn thì bọn chuột nhảy từ bệ rửa lên. Tôi cố gắng giữ vị trí giữa bếp thì đồng thời cả ba phía dần dần náo động. Bọn này thuộc loại hèn mạt hay bỉ ổi chứ không phải loại giặc quân tử. Tôi đã chạy đôn chạy đáo hết bên này sang bên kia đến 15, 16 lần rồi, rất hao tâm tổn sức mà chưa một lần nào thành công. Thật chán quá! Nhưng nếu phải đánh nhau với bọn địch tiểu nhân như thế này, thì dẫu là đại tướng Đông Hương cũng hết phương sách. Lúc đầu thì tràn đầy dũng khí và lòng căm thù, thậm chí cả cảm giác bi tráng cao quý nữa, nhưng cuối cùng chỉ còn lại cảm giác phiền toái, thấy mình sao mà ngu ngốc. Mệt mỏi và buồn ngủ, tôi lặng lẽ ngồi bất động giữa bếp. Mặc dù ngồi bât động, tôi vẫn quan sát hết sức chặt chẽ khắp bốn phía, nhưng bọn địch vốn tiểu nhân nên không làm gì được chúng. Cái bọn mà mình chọn làm kẻ thù này, không ngờ lại là một lũ tiểu nhân keo kiệt, ngoài dự tính, thành ra cái cảm giác vinh quang của chiến tranh biến đi đâu mất, chỉ còn lại mỗi cảm giác căm ghét. Cảm giác này xuyên suốt ý nghĩ của tôi, làm tôi tiêu tan chí khí, trở nên đờ đẫn. Sau thẫn thờ một lúc, tôi mặc xác chúng, cái bọn không thể trị được ấy. Tôi khinh bỉ chúng đến cực kỳ buồn… ngủ. Theo trình tự như vậy cuối cùng tôi đã ngủ béng. Tôi ngủ. Sự nghỉ ngơi, dù là đang lúc ở giữa quân địch, cũng rất cần thiết.Từ cửa lùa, then cài bị xoay ngang, mở ra, một nắm tuyết cánh hoa ném vào, khiến tôi cảm thấy một luồng gió rất mạnh phả vào mình. Vừa lúc đó, từ cửa chạn một cái gì nhảy phốc ra như một viên đạn. Tôi không kịp tránh nên viên đạn cắt gió, ngoạm vào tai trái tôi. Tiếp theo, tôi tưởng cái bóng đen này sẽ vòng lại phía sau, thì lập tức nó bám vào đuôi tôi. Sự việc xảy ra trong nháy mắt. Tôi nhảy dựng lên theo phản xạ, dồn tất cả sức lực vào các lỗ chân lông để giãy cái vật này ra. Cái vật bám ở tai tôi mất trọng tâm, bám lủng lẳng vào ngay mặt tôi. Cái đuôi của nó mềm như cao su, bất ngờ thọc vào miệng tôi. Lâm vào bước đường cùng, tôi ngoạm lấy cái đuôi đó định cắn cho nát ra và tôi vung người sang hai bên thì chỉ có cái đuôi dính lại trong răng cửa, thân mình nó bập vào bức tường dán giấy báo cũ, rồi bật trở lại, rơi xuống bệ gỗ. Tôi lập tức lao tới chộp giữa lúc nó đang định gượng dậy thì nó sượt qua mũi tôi như đá quả cầu, rồi đứng thu chân trên bệ xích đông. Từ trên bệ đó, nó nhìn xuống tôi. Tôi nhìn lên nó từ kẽ sàn gỗ. Hai bên cách nhau khoảng 5 thước. Giữa khoảng cách đó là ánh trăng chênh chếch chiếu vào, trông như một tấm vải ai đó trải ra trong không gian.Tôi dồn tất cả sức lực vào chân trước, định nhảy lên kệ. Nhưng chỉ có hai chân trước bám được vào kệ, hai chân sau lơ lửng trong không. Ở đuôi tôi, cái vật lúc nãy vẫn bám chắc, dẫu có chết cũng không chịu rời ra. Tôi bị nguy rồi. Tôi đổi chân trước, định bám chắc hơn nữa vào kệ. Nhưng do sức nặng từ phía đuôi, mỗi lần đổi chân thì chân cứ rời dần ra, chỉ trượt hai ba lần là sẽ rơi xuống mất. Càng ngày tôi càng nguy. Móng chân tôi cào xoẹt xoẹt vào kệ. Thế này không ổn rồi. Nhân khi đổi chân trước bên trái, bị trượt móng tôi chỉ còn bám mỗi một chân bên phải vào kệ. Sức nặng của bản thân cộng với cái vật bám ở đuôi làm cho thân mình tôi xoay lủng lẳng.Con quái vật trên kệ từ nãy đến giờ im lặng theo dõi, chẩn đoán số mệnh của tôi, dán mất vào trán tôi, rồi nhảy phụt từ trên kệ xuống như người ta ném một hòn đá. Móng chân tôi mất nốt chút níu bám cuối cùng, cả ba khối đen cùng cắt dọc ánh trăng rơi xuống. Cái cối, rồi cái gáo gỗ để trong đó cùng với cái hộp đựng mứt rỗng để dưới tầng kệ cuối cùng, tất cả hợp thành một khối, kéo theo chiếc bình cứu hỏa phía dưới, một nửa rơi vào vại nước, một nửa lăn trên sàn gỗ, tạo thành một tiếng động bất thường trong đêm khuya, làm lạnh cả gan một vật vô tích sự đang điên tiết là tôi.“Kẻ trộm!”Ông chủ kêu ré lên, rồi chạy từ phòng ngủ sang. Tôi nhìn thấy ông một tay xách đèn, một tay cầm gậy. Từ đôi mắt ngái ngủ của ông tóe ra một luồng sáng quắc, rất tương xứng với bổn phận của ông lúc ấy. Tôi lặng lẽ nằm cuộn mình bên cạnh cái đĩa ăn bằng vỏ bào ngư. Hai con quái vật thì trốn trong chạn.Ông chủ một mình quát hỏi thịnh nộ “làm cái gì thế hả? ai? ai mà làm ầm lên thế?”, mặc dù chẳng có ai cả.Trăng đã ngả về phía tây. Dải ánh sáng trăng đã nhỏ lại chỉ còn bằng cuộn giấy chăng ra.