Chương 5

Gương mặt Nguyên Du tái ngắt, cô gạt tay anh ra:
- Du... không có ý đó... Du không muốn nghe Bin nói nữa...
Không buông tay, anh gần như kéo cô vào lòng, dỗ dành:
- Đừng dằn vặt mình như thế, nó sè làm Du chết mất. Hãy nghe Bin, hãy học cách chấp nhận, không thể làm khác được và nó không tệ như Du tưởng tượng đâu. Bin sẽ nói thật cụ thể nhé. Xem nào, Du sống cùng mẹ. Cha vẫn rất yêu quý và có trách nhiệm với Dụ Du được bà nội và các cô chú cưng chiều dù không sống cạnh họ. Ba mẹ Du đã chia tay nhau từ khi Du còn bé - Anh ngừng lại một chút - Du không phải cách chấp nhận những điều này, đúng không? Vì khi Du lớn lên, nhận biết mọi việc thì nó đã như vầy rồi. Đối với Du, nó là tình trạng chứ không phải là sự kiện đột ngột tạo ra chấn động hay gây sốc được. Khkông ai phủ nhận việc ly hôn của cha mẹ là thiệt thòi, mất mát lớn cho con cái nhưng với từng ấy năm nó đã được xem là một điều bình thường và Du vẫn sống tốt trong điều kiện ấy. Vấn đề chỉ nảy sinh khi một trong hai người nghĩ đến việc kết hôn, à không, khi có sự xuất hiện của1 người làm thay đổi tình trạng này, phản ứng lập tức của Du là không chấp nhận, đúng không? Không chấp nhận.
Và không có lý do gì cả vì nó xuất phát từ sự ích kỷ không ý thức. Chính vì sự vô thức khó nhận điều này nên Du nghĩ rằng Du phản đối là vì người khác, người còn lại ấy. Thật ra nếu nghĩ kỹ một chút Du sẽ thấy Du chỉ vì mình thôi vì kha ba mẹ Du quyết định chia tay nhau họ đã chấp nhận điều này rồi. Thật vô ích khi nhân danh một trong hai người để phản đối việc mà họ đã chấp nhận từng ấy năm. - Anh hạ giọng gần như thì thầm - Đừng buộc cha mẹ phải đặt chúng ta lên bàn cân khi nghĩ đến hạnh phúc của họ. Du biết không, mỗi buổi tối lúc gia đình quây quần bên nhau, nhìn các em trò truyện, làm nững với mẹ hay mỗi buổi sáng nhìn mẹ tiễn chú Giang đi làm, Bin lại rùng mình nhớ lại cảnh thui thủi của hai mẹ con và gương mặt không có bóng dáng nụ cười của mẹ trước đây. Bin sợ lắm. Bin mong giá như mẹ gặp chú Giang sớm hơn và khoảng thời gian đó đừng kéo dài đến như vậy. Bin muốn mẹ biết rằng trong mọi nỗ lực đi tìm hạnh phúc cho mình, mẹ luôn có Bin đứng cạnh, ở sau lưng chứ khong phải ở vị trí đối đầu.
Nguyên Du tấm tức:
- Nhưng cha mẹ Du vẫn còn yêu nhau mà?
Bin cười nhẹ:
- Vậy thì càng không có điều gì đáng để Du lo lắng cả. Người lớn vốn cẩn thận, cân nhắc trong những tình huống nhạy cảm thế này, việc của Du là chờ đợi chứ không phải cứ sôi sùng sục lên là được. - Anh đổi giọng trầm ngâm Bin không muốn mẹ sống một mình vì con cái ngày một lớn có nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm hơn là cha mẹ. Vậy có ích kỷ không khi buộc cha mẹ chỉ được quan tâm đến chúng ta mà quên rằng họ cũng cần có cuộc sống riêng.
Nguyên Du lùi lại:
- Vậy bin hãy thuyết phụ Du rằng có điều gì đó khiến Du quan tâm hơn cả cha mẹ đi.
Xoa xoa chóp mũi nhọn hoắt của mình, một cử chỉ khôi hài Bin vẫn làm khi đánh hơi được chuyện gì đó buồn cười:
- Ừm... một anh chàng đẹp trai chẳng hạn.
Cô quay đi không hưởng ứng nhưng anh lại thấy an tâm, vì với hành động này có vẻ như Nguyên Du đã khuây khỏa và cơn bộc phát đã lắng xuống ít nhiều. Cô hít mũi:
- Bao giờ Bin đi vậy?
- Vài tháng nữa.
- Hiện nay nó có phái là điều thu hút sự quan tâm của Bin không?
- Chỉ một chút thôi. Điều Bin quan tâm nhất vẫn là người đang đứng trước mặt mình đây. - Anh nheo mắt - Bin đi lâu như vậy, liệu Du có đợi không nhỉ?
Nguyên Du nhún vai. cô không biết mình châm ngòi cho một sự bùng nổi khi trả lời bằng vẻ thản nhiên pha chút chế nhạo. Cô đã không nhận ra điều khác thường trong giọng nói ấy:
- Bin tốt với Du thật đấy nhưng Du không làm điều ngớ nhẩn ấy đâu. Chờ đợi để làm gì? Có hay không thì từng ấy thời gian cũng sẽ trôi qua, không dài ra hay ngắn lại được và cuối cùng thì Bin cũng trở về kia mà.
- Du còn nhớ ngôi nhà trước khi không? Căn nhà ở ngoại ô có khu vườn thật rộng ấy - Chờ cô gật đầu anh mới nói tiếp - Lúc đó chỉ hai mẹ con sống với nhau, Bin thèm không khi gia đình lắm. Mỗi lần Du và cô Quỳnh Thy đến chơi rồi về Bin buồn suốt mất ngày. Nhà bên cạnh của đôi vợ chồng trẻ, họ vẫn thường cho chúng ta quà, Du nhớ không? Ngày nào Bin cũng rình xem họ hôn nhau.
Cô che miệng giấu nụ cười tinh quái. Bin lắc đầu:
- Không, họ hôn vào buổi sáng trước cửa nhà để tạm biệt nhau. Bin tưởng tượng sau này mình cũng sẽ làm như thế với vợ.
Nguyên Du phì cười:
- Lúc đó Bin nghĩ vợ mình sẽ là Du.
Không nhịn được, cô cười lớn rồi dung bàn tay che miệng lúc nãy phát vào vai anh:
- Bin có biết người ta gọi những đứa trẻ ranh ma như thế là gì không?
Anh thản nhiên:
- Không phải là đứa trẻ vì đến tận bây giờ Bin vẫn nghĩ thế.
Nụ cười tắt ngấm, Nguyên Du há hốc mồm kinh ngạc:
- Sao Bin nghĩ thế? Chúng ta là... là...
Bin cắt ngang một cách thô bạo:
- Là anh em à? Là ruột thịt à? Chúng ta là người dưng, Du hiểu chưa? Du đừng dùng những thứ không có thật ấy để đặt tên cho mối quan hệ này.
- Mối quan hệ nào? Bin đừng nói về nó bằng kiểu rủ rúng như thế. Chẳng phải mối quan hệ ấy bắt nguồn từ việc mẹ Bin kết hôn với chú Giang sao?
Bin nheo mắt:
- Và kết quả là chúng ta trở thành chị em phải không? Bin ghét những thứ nhập nhằng thế này nhưng không sao tránh khỏi nó. Bin cũng không ưa vẻ kênh kiệu của Du khi bảo Bin phải gọi bằng chị - Anh gằn từng tiếng - Nó không liên quan vì đến chúng tạ Du thật sự không biết tại sao Bin phải ép lòng cắt đứt mọi liên hệ với Du trong khoảng thời gian dài ấy à? Bì Bin không muốn biến mối liên hệ của chúng ta thành thứ gì đó mang tính gia đình hay ruột thịt thế này.
Vẻ quyết liệt của Bin là Nguyên Du điếng người. Chưa có điều gì làm cô sợ và bất ngờ hơn việc phát hiện ra mọi hành động, thái độ trước kia của Bin là có chủ ý. Nguyên Du hấp tấp đi nhưng cánh tay cứng như thép đã đặt lên vai cô.
- Bin đã nói hết đâu.
Đôi mắt có lửa của Bin chiếu vào cô dường như không xa lạ. Có thể không hoàn toàn thế này nhưng Nguyên Du đã từng trông thấy nó. Cô nhắm mắt lại, lẽ ra mình phải nhận biết điều này sớm hơn.
- Du không muốn nghe. Nếu Bin cứ thế này Du sẽ mách người lớn.
Bin đặt cả hai tay lên vai cô trong cử chỉ khiêu khích:
- Bin sẽ đưa Du đi. Chính Bin sẽ làm điều này. Người lớn à? Đó có phải là ba mẹ Du, bà nội và tất cả những người liên quan đến chúng ta không? Bin cũng muốn biết họ sè nói điều gì khi Bin lớn tiếng bảo rằng Bin yêu Du.
Nguyên Du run rẩy:
- Bin có điên không? Du... Du có gì tốt đâu? Bin hãy bình tĩnh... thật bình tĩnh để nhận ra tình cảm thật sự của mình - Cô nuốt nước bọt một cách khó khăn vì nhận ra vào lúc này người không bình tĩnh chẳng phải là anh - Có thể đây chỉ là sự nhầm lẫn vì chúng ta có hoàn cảnh giống nhau lại gắn bó với nhau suốt thời thơ âu. Dấu ấn đó có thể làm Bin hiểu lầm - Cô khoa tay trong một cử chỉ không tự chủ - Không, không phải là hiểu lầm... là ngộ nhận, đúng rồi là ngộ nhận. Nó sẽ qua đi khi Bin tiếp xúc với nhiều người khác.
- Nhiều người? Du muốn nói đến các cô gái phải không? Du cũng biết Bin đã từn quen rất nhiều cô gái mà. Xin lỗi đã làm Du bất ngờ thế này nhưng...
Nguyên Du lùi lại, cố không để Bin chạm tay vào người mình. Không chỉ bất ngờ, lúc này cô đang kiếp sợ bở nét xa lạ và vẻ quyết liệt ở anh.
- Chúng ta không thể. Bin hãy quên điều này đi.
- Tại sao? - Vào đúng này đột nhiên Bin nhớ đến người đàn ông hôm nọ. Chỉ là cảm gíac lờ mờ thôi không rõ ràng lắm nhưng đã để nó luồn sâu vào tiềm thức nên bộc phát này khiến cả anh cũng bất ngờ - Du thích người đàn ông đó à? Ngoài tuổi tác ra ông ấy có gì hơn đâu?
Nguyên Du nhìn anh trân trối. Bin không biết vô tình anh đã xóa đi dấu hỏi luôn đi sau tên người đàn ông mà tim cô thắt lại mỗi khi nhớ đến. Trong tích tắc, cô đã nhận diện được tình cảm của chính mình. Thật kỳ lạ, điều này khiến Nguyên Du bình tĩnh trở lại:
- Có những chuyện Du muốn làm và có những chuyện Du không muốn làm. Không có ly do gì cả và cũng không phải là kết quả việc Du đã so sánh ai hơn ai. - Cô đi ra cửa - Du sẽ quên chuyện này, Bin cũng nên quên nó đi.
Bin ngăn lại:
- Khoan đã...
Quay lại Nguyên Du nhìn thẳng vào anh:
- Vấn đề của Du không phải chỉ vài lời an ủi suống của Bin là giải quyết được vì thế Bin đừng làm một người bạn tồi khi tròng thêm vấn để của Bin vào Dụ Du không đủ sứ quan tâm đến nó đâu.
Lầm lì tiến đến gần, gương mặt Bin khiến Du nhận ramình đang ngồi trên một thùng thuốc súng. Sợ hãi làm tê liệt mọi phản ứng của cộ Điều này làm Bin nổi giận:
- Chẳng phải Du từng nói những lời tốt đẹp về mối quan hệ của chúng ta sao? Đã gắn bó thân thiết này, có hoàn cánh giống nhau này, là bạn tốt của nhau này, vậy bây giờ thế này? Tình cảm của tôi đang làm Du khiếp sợ. Tôi nói không đúng à? Vậy Du hãy chứng tỏ rằng Du không sợ tôi đi. Có làm được không? Nếu Du không làm được, tôi sẽ giúp Du xóa đi cảm giác này, kể việc của Du sức lựa đủ để quan tâm đến nó.
Trước khi Nguyên Du kịp hiểu điều này có nghĩa là gì thì Bin đã ghì chặt và hôn nghiến vào môi cộ Đó không phải là việc người ta vẫn làm khi yêu nhau. Không có bóng dáng cúa cái gọi là tình yêu, nụ hôn là hành vi cưỡng đoạt mà Bin làm bằng tất cả sự hả hê, ngạo mạn, háo thắng. Kể quả anh nhận được không đủ để vuốt ve nó. Ngay cả cử chỉ phản đối dù rất nhỏ cô cũng chẳng thèm làm. Nguyên Du đứng yên vì ngạc nhiên hơn là kinh hãi nên cuối cùng người ngẩng lên rồi nhính ra xa cũng chính là anh. Nụ cười của Nguyên Du vừa buồn bã thất vọng vừa đau xót nuốt tiếc như không phải cô là người vừa bị xúc phạm mà la người nhìn theo vật gì đó rất quý gía đang từ từ trôi tuột khỏi taỵ Nguyên Du nắm chặt taỵ Mồ hôi rịt ướt lòng bàn tay, nhớp nháp.
- Nhất định chúng ta phải thế này sao, Bin? Nhất định Bin phải nói và hành động như vậy sao? Đặt dấu chấm hết thế này có phải là điều Bin mong đợi không? Dù đến đây mong được sự an ủi nâng đỡ ở những người mà Du nghì là ruột thịt sẵn lòng chia sẽ với Du nhưng Bin báo rằng chúng ta là người dưng, không có mối liên hệ nào cả. Giờ Du đã tin vì chỉ với người dưng người ta mới nhẫn tâm đến thế
Ngó Bin đăm đăm nhưng Nguyên Du không đủ sức nhận ra vẻ đau đớn, tuyệt vọng trong ánh mắt ấy nữa. Đôi mắt này mỗi khi nhìn vào Nguyên Du đều có cảm giác bình yên, tin cậy vì vẻ trong sáng và nhiệt tình của nó. Cô quay đi.
- Bin cũng biết Du là người yêu, ghét rạch ròi nên thái độ này có thể sẽ làm Bin khó chịu trong thời gian tới vì Du không thể nhìn Bin mà xem như không có gì được.
Không dám đuổi theo cũng không có hành động nào để giữ cô lại vì chính anh sau cơn bộc phát điên rồ cũng hoang mang, bất ngờ, sợ hãi. Bin xoa mặt. Anh đã nói chính xác bao nhiêu phần trăm tình cảm mà mình chôn chặt trong lòng suốt ngần ấy năm. Nó có phải là thứ sôi sục như anh vừa bày tỏ không? Hay vẻ sợ hãi của cô khiến anh không giữ được bình tĩnh. Không, Bin cười buồn, bùng nổ là kết quả tất yếu của quá trình dồn nén lâu dài như khi người ta dùng nút bịt chặt ống nghiệm vậy. Anh đã dại dột làm điều đó dù biết rõ với công thức, định lượng ngày càng nhiều của các chất tham gia phản ứng, bị dồn nén trong điều kiện như thế thì theo nguyên lý, sự bùng nổ là điều không tránh khỏi. Thật thảm hại khi tất cả những việc này không xảy ra ở phòng thí nghiệm. Bin không thể làm công việc mà anh đã làm hàng ngàn lần là viết phản ứng vào vở, dọn dẹp hiện trường, sau đó lấy ống nghiệm mới với kinh nghiệm và sự thận trọng của lần thứ hai.
Nguyên Du trôi đi trong cái ồn ào, náo nhiệt của đường phố sau giờ tan tầm. Lưng ướt đẫm mồ hôi. Ngột ngạt quá, hơi thở nặng nề không thoát được ra ngoài làm cô choáng váng. Ở phía Tây mặt trời vẫn còn le lói chống đỡ màn đêm đang buông xuống. Ráng đỏ hoàng hôn phủ khắp bầu trời, một cách tuyệt vọng quả cầu lửa níu kéo một ngày huy hoàng.
Mi mắt Nguyên Du nặng trĩu, lẽ ra mình không nên đến đấy. Trái tim cô quá nhỏ để chịu đựng những bất ngờ lớn đến vậy. Câu chuyện quá khứ? Tình cảm của Bin? Phải rồi, tình cảm của Bin, Nguyên Du chớp đôi mắt cay xè. Sau cơn giận dữ, cô thấy tội nghiệp và thương anh hơn khi hình dung Bin đã khổ sở thế nào trong suốt thời gian mà anh bảo rằng ép lòng lẩn tránh. Trong khi cô chẳng nhớ, chẳng nghĩ gì đến Bin ngoài một chút ấm ức, một chút bao dung theo kiểu người lớn trước phản ứng tiêu cực của một đứa trẻ khi nó tỏ ra õng ẹo, bướng bỉnh không chịu chấp nhận những thay đổi tất yếu khi hoàn cảnh sống thay đổi. Cả hai đều đã lớn nhưng Bin trong suy nghĩ của cô vẫn là Bin trong ký ức. Cậu bé có đôi mắt tròn xoe thường so sánh và đòi sở hữu lúm đồng tiền của cô. Là cậu bé không bao giờ chịu nhường dù là chuyện nhỏ xíu như hạt đậu nhưng lại khóc rất to mỗi khi Nguyên Du bị đòn. Cậu bé ấy giờ đây đang lung linh trong mắt cô. Nguyên Du thì thầm "Sao lại thế hở Bin?". Âm thanh dường như không thoát khỏi cổ họng. Nó nghẹn ứ trong tim cô.
"Người cần gì, thưa chủ nhân?", cô nhìn quanh chợt nhớ nụ cười của người đàn ông. Người đàn ông mà Bin nhắc đến ban nãy. Nguyên Du lắc đầu, không phải chợt nhớ mà là nỗi nhớ thường trực khi chiếc chìa khóa không còn nằm trong ngăn kéo để thỉnh thoảng cô mở ra ngắm nghía rồi mỉm cười như một con ngốc. Nguyên Du cẩn thận cất nó trong ví và mang theo bên mình. Lúc này chỉ một thoáng chần chừ, do dự thì chút can đảm vừa có sẽ bay biến như những lần trước. Trong tích tắc, cô xuôi theo ý muốn không phải xuất phát từ cái đầu vì mỗi khi cưỡng lại nó, Nguyên Du lại thấy nhoi nhói ở lồng ngực.
Cửa khép kín, Nguyên Du bấm chuông lần nữa thầm mong có ai đó xuất hiện để cô không phải dùng đến chiếc chìa đang xiết chặt trong tay. Không có ai. Nguyên Du thẩn thờ bước đi. "Không phải gõ vào cửa mà dùng cái này, cô bé". Ngần ngừ một chút, Nguyên Du đặt chìa vào ổ khóa, xoay nhẹ. Hầu như không có trở ngại nào để cô vin vào đấy mà thoái lui cả, cánh cửa nhanh nhẹn bật ra. Không một tiếng động.
Nó vẫn thế. Y như lần cô đến đây. Nguyên Du nhìn quanh. Phòng làm việc, phòng ngủ, phòng đọc sách cửa vẫn thông với nhau. Không gian rộng, vắng lặng không làm cô sợ bởi cảm giác thân thuộc đến kỳ lạ. Nguyên Du cho tách cà phê uống dở vào bồn rửa. Nhà bếp sạch bong, có vẻ như ít được chủ nhân sử dụng đến. Rụt rè sắp xếp vài thứ theo ý mình, ngắm nghía một chút, Nguyên Du lại cẩn thận trả chúng về vị trí cũ. Cô mở tủ lạnh. Trống trơn. Ngẩng lên, dấu khuyên tròn bằng bút đỏ trên tấm lịch treo tường làm Nguyên Du chú ý. Cô vào phòng làm việc, lịch bàn cũng thế. Hôm nay hẳn là ngày quan trọng gì đấy. Cô lẩm nhẩm đoán, không phải sinh nhật vì chẳng ai đãng trí đến nỗi nhắc mình cẩn thận đến thế. Và nếu là sự kiện quan trọng cũng không diễn ra ở đây vì hầu như chẳng có sự chuẩn bị nào. Điều này giải thích lý do vắng nhà của "lão thần đèn". Vậy cũng tốt. Thật buồn cười với lối suy diễn không đầu không đuôi nhưng lại giúp Nguyên Du an tâm đôi chút. Cô không muốn ai biết mình đã bước vào đây mà không có sự đón tiếp nào. May mà ban nãy cô không bấm nút máy giặt khi nhìn thấy vài bộ đồ dơ bỏ trong ấy. Còn ly tách bẩn? Đã rửa sạch rồi. Nguyên Du mím môi, có những việc đã làm thì không thể trở lại để xem như không có gì được. Chỉ hy vọng với xáo trộn nhỏ này chủ nhân sẽ chẳng nhận ra.
Không bàn đến chuyện đúng sai nhưng việc cô đến đây chẳng có tác dụng gì vì khi ra về tâm trạng Nguyên Du còn nặng nề hơn ban nãy. Với tay tắt các ngọn đèn, trong bóng tối chập choạng căn phòng trở nên bí ẩn, xa lạ và nguy hiểm. Đồ vật ngăn nắp, sang trọng giờ biến thành những chiếc răng lởm chởm đang nhe ra cười cợt, chế giễu, đe dọa cô. Nguyên Du chạy ù té ra ngoài. Nếu lúc này đèn không bật sáng chắc cô đã va vào bóng đen đứng lù lù ngay cửa hay tệ hơn là rú lên thật to rồi lăn ra chết giấc khi vừa nhìn thấy. Dưới ánh đèn sáng choang, Nguyên Du đứng sững giữa nhà, mồm há to kinh hãi, ú ớ chẳng nói được lời nào. Âm thanh mà cô được nghe lại rất bình thản:
- Em đến rồi à?
Có đến vài phút Nguyên Du mới hoàn hồn, Hải Đăng đứng đấy. Anh nói như nói với một người thường xuyên đến đây hay một người lúc trở về nhà anh vẫn nhìn thấy. Nguyên Du ngó quanh quất. Hải Đăng đang nhầm cô với người nào khác?
- Lấy hộ anh đôi dép sau cánh cửa.
Nguyên Du nhìn quanh và trước khi cô tìm thấy, anh mang cả giày đi thẳng vào trong. Cô đứng yên bối rối. Có tiếng động trong phòng rồi giọng Hải Đăng:
- Vào đây, em.
Lần này đã bình tĩnh hơn, Nguyên Du nhận ra giọng nói ấy không hoàn toàn bình thường. Qua ô cửa hình tròn, cô trông thấy anh mở tủ lạnh nghiêng người nhìn vào rồi nhún vai đóng sầm lại. Hành động ấy có vẻ gì đó nóng nảy và thiếu tự chủ. Nguyên Du hắng giọng:
- Tôi... ban nãy tôi...
- Em có thể tìm giúp anh thứ gì đó để uống được không?
Hải Đăng xoay người lại, Nguyên Du nghe mùi rượu thoảng ra từ anh. Lẽ ra trong khung cảnh này, điều vừa phát hiện khiến cô hoảng sợ nhưng Nguyên Du lại thấy bình tĩnh. Cô nói rõ từng lời như sợ người nghe không hiểu:
- Du sẽ pha một ly nước chanh thật chua. Chú ra ngoài đi.
Lúc Nguyên Du mang ly nước ra thì có vẻ như Hải Đăng không nhớ đến lời đề nghị vừa rồi cũng không chú ý đến sự hiện diện của cô. Anh đang lấy những thứ trong túi áo khoác vứt lên bàn. Ánh mắt xem chừng đờ đẫn của Hải Đăng dừng lại ở chiếc ví như phát hiện ra điều gì. Anh nghiêng người nhặt lên, nhìn chăm chú, sau đó với hành động ngoài sự tưởng tượng của Nguyên Du, Hải Đăng dùng hết sức ném nó vào tường. Môi anh nhếch lên với vẻ khinh bỉ và phảng phất nét độc ác không thèm che giấu.
Không dám đến gần, cô rón rén tìm chỗ đặt ly nước thì Hải Đăng đổ sập xuống ghế. Anh say hơn cô tưởng rất nhiều. Nguyên Du nín thở. Một lúc lâu sau không có thêm biểu hiện đáng sợ nào khác, Hải Đăng thở đều đều như ngủ say. Cô sửa lại tư thế của anh rồi bạo dạn cúi nhìn khắp gương mặt. Dù phủ nhận, xua đuổi, từ chối Nguyên Du vẫn chua xót nhận ra đây chính là gương mặt luôn hiện diện trong cô kể từ ngày ấy. Nguyên Du lướt từ sóng mũi thẳng, chiếc cằm vuông với đường xanh mờ viền kín đến đôi môi đầy vẻ khắc nghiệt, kiêu ngạo kể cả khi cười. Chẳng phải lúc này cô mới nhận ra sự nan giải trong việc tiến thoái của mình theo nghĩa đen. Không thể ở lại cũng không thể bỏ Hải Đăng một mình, nhưng phát hiện ra tình cảm thầm kín nhất vào đúng thời điểm này mới là điều làm Nguyên Du sợ hãi. Cô hoảng hốt bật dậy với ý nghĩ rời khỏi nơi này lập tức. Với đôi mắt nhắm kín nhưng Hải Đăng vẫn chộp được tay Nguyên Du kéo lại.
- Em đừng đi. Đừng bỏ anh.
Anh nói với người nào đó, không phải với cô nhưng chút khẩn khoản trong giọng nói của người vốn cao ngạo như Hải Đăng khiến Nguyên Du cảm động. Vào đúng lúc này anh mở mắt nhìn cô, tròng đen trong ấy sẫm lại và rõ ràng đang hướng về phía cô.
- Anh xin em.
Nguyên Du đứng yên. Hải Đăng nói với ai cũng mặc vì người bên cạnh anh lúc này là cô. Đôi mắt Hải Đăng lay động như việc nhìn thẳng và giữ nguyên vị trí thế nào làm anh khó chịu. Lạ quá, ánh sáng chiếu vào mắt Hải Đăng nhưng không phản chiếu gì cả. Chỉ bóng tối lay động. Trông anh bí ẩn và cô đơn đến tội nghiệp.
- Được không em?
Tim Nguyên Du vỡ ra, cô cúi xuống vỗ về trong niềm xúc động vô biên:
- Du sẽ ở lại, không đi đâu hết. Du mang nước đến đây cho chú nhé?
Nụ cười trượt qua đôi môi mím chặt ấy:
- Cảm ơn em.
Uống cạn ly nước Hải Đăng ngoan ngoãn nằm xuống, mắt nhắm nghiền. Cô nhặt chiếc khăn tay trên bàn cúi xuống định lau miệng cho anh nhưng ngần ngừ một chút lại thôi. Hải Đăng xoay người lẩm bẩm:
- Em biết không, ai cũng bảo là tại anh nhưng anh có làm gì đâu. Anh không đứng yên cũng không chờ đợi vậy mà... - Hải Đăng dùng tay áo chùi miệng - Ai cũng bảo tại anh... - Anh lắc đầu - Không phải tại anh, không phải...
Hải Đăng quay mặt sang hướng khác. Ngồi thật lâu chờ cho hơi thở anh đều và sâu trở lại, cô mới từ từ rút tay về và xoa xoa cánh tay tê cứng. Nguyên Du mang ly vào bếp rửa sạch. Vắt chiếc áo khoác lên thành ghế, cô nhớ chiếc ví ban nãy. Loay hoay một lúc Nguyên Du tìm thấy và lôi nó ra từ khe salon. Tò mò cô mở ra. Có vài tấm ảnh trong đó. Bức đầu tiên là hai người cô đoán là cha mẹ anh. Hải Đăng chính là bản sao của người đàn ông trong ảnh nhưng thiếu một chút phong trần, một chút rắn rỏi và cả một chút gượng nhẹ thể hiện ở dáng đứng của cha anh đối với phụ nữ nhỏ bé, xinh đẹp bên cạnh. Thật khó hình dung Hải Đăng trong vai trò như thế. Trong mắt cô, anh là một cá thể rất độc lập, dù tỏ ra lịch sự, ân cần nhưng không phải là người dễ dàng chấp nhận bất cứ sự tiếp cận, thâm nhập nào từ bên ngoài dù rất nhỏ nếu nó không nằm trong ý muốn.
Bên trong là tấm ảnh cô gái trẻ với nụ cười thật ngọt, mắt nhìn thẳng vào ống kính hơi ngượng một chút. Cô không đẹp lắm nhưng có vẻ gì đó rất trong sáng, mong manh. Nước ảnh phai và trang phục của người trong ảnh là đồng phục khá đơn giản của nữ sinh trung học cách đây hơn một thập niên, Nguyên Du đoán nó được chụp rất lâu. Cô đặt chiếc ví lên bàn tiện tay sắp xếp các vật dụng mà anh vứt bừa ban nãy. Vừa làm Nguyên Du vừa miên man nghĩ đến nụ cười của cô gái trong ảnh. Nó có vẻ gì đó quen quen nhưng chịu, không nhớ ra nổi. Nguyên Du thò tay định nhặt lại chiếc ví thì điện thoại của Hải Đăng reo vang. Giật mình rụt phắt tay về, tim đập thình thịch như kẻ gian, Nguyên Du nhìn quanh, bối rối như có ai đó trông thấy cô đang lóng ngóng trong ngôi nhà rộng cùng với một gã đàn ông. Điện thoại vẫn reo và đèn tín hiệu như con mắt dò xét liên tục nhấp nháy. Hải Đăng cựa mình rồi nằm yên. Không biết anh thức hay ngủ, Nguyên Du căng người ra chờ đợi. Nó im bặt. Cô thở phào vừa dợm ngồi xuống thì điện thoại trong phòng làm việc reo lanh lảnh. Như biết có người đang lắng nghe, nó lập tức chuyển sang từng hồi dài dai dẳng như thúc giục, van lơn, oán trách, tức giận. Bao nhiêu tâm lực dồn vào thính giác, hơn mười hồi thì điện thoại ngừng reo. Từ từ ngồi xuống, các sợi dây thần kinh căng giần giật rồi giãn ra đột ngột khiến Nguyên Du rũ cả người như vừa trải qua một trận khủng bố.
Khoảng mười phút sau chuông cửa bắt đầu reo. Có vẻ đòn uy hiếp vừa rồi vẫn chưa đạt được tác dụng mong muốn nên bồi thêm và kéo dài không chịu dứt. Không còn sức để đứng lên, cô rúm người lại. Có ai đó đang đứng bên ngoài, chỉ điều này cũng đủ làm Nguyên Du khiếp sợ. Sự sợ hãi ngự trị quanh cô đặc quánh như sờ vào được. Rất kiên nhẫn, từng hồi sát vào nhau như người bên ngoài không nhấc tay ra khỏi nút bấm vậy. Âm thanh rền rĩ dội vào nhà. Hải Đăng vẫn thở đều đặn. Nguyên Du muốn đánh thức anh. Nhưng quá muộn để mở cửa, cô chỉ biết trân người chịu đựng.
Sự yên tĩnh đã trở lại từ lâu nhưng Nguyên Du vẫn ngồi yên như thế. Đầu óc cô sau bao nhiêu chấn động dồn dập vẫn chưa hoạt động trở lại. Sự sợ hãi đi đến giới hạn cuối cùng tự động trả về số không khiến Nguyên Du trở nên trống rỗng một cách đột ngột. Cô rơi vào trạng thái lâng lâng như người mất đi ý thức nhưng lại thấy dễ chịu. Lúc này không có ai, không có điều gì cũng không có nỗi đau trong quá khứ, hay sự thất vọng ở hiện tại chạm đến được cô.
Có tiếng động mơ hồ nào đó vỗ nhè nhẹ vào ý thức, Nguyên Du chớp mắt. Rất ngắn ngủi chỉ đủ một cái chớp thật khẽ thế mà người đàn ông đã đứng trước mặt cô. Nguyên Du nhìn quanh. Không còn ngồi như ban nãy cô đang duỗi ra trong tư thế thoải mái, đầu tựa vào thành ghế. Trên tường, kim đồng hồ như có bàn tay nào đấy chạm vào nên đi một khoảng thật xa chỉ sau một cái chớp mắt. Nguyên Du ngồi dậy. Hải Đăng nghiêng người cầm lấy vật gì đó trên bàn. Cô để ý hành động này được làm bởi đôi vai và bàn tay vì mắt anh không rời khỏi cô.
- Du vừa ngủ được một lúc. Trông Du mệt lắm.
Nguyên Du lắp bắp:
- Chú... nói gì? Ngủ à?
Hải Đăng gật và đặt ly sữa vào tay cô:
- Tệ thật, không có lần nào tôi tìm được món gì ngon ngon để đãi Du cả. Dùng tạm thứ này nhé. Uống vào Du sẽ khá hơn.
Như một cái máy Nguyên Du uống cạn ly sữa rồi đứng lên hơi nghiêng người để không chạm vào anh. Hải Đăng nheo mắt:
- Cảm ơn vì Du đã không bỏ tôi một mình. Lúc nãy tôi có làm Du sợ không?
- Tôi về đây. Ừ... à... ban nãy có ai gọi điện thoại đến đấy... gọi lâu lắm. Chú kiểm tra lại xem.
Vẻ mặt Hải Đăng thay đổi, anh nhạt nhẽo:
- Vậy à? Không cần đâu.
- Thôi tôi về.
Anh nhìn vào mắt cô, đôi mắt của con thú nhỏ đang cố rúc vào một chỗ để tự mình điều trị vết thương. Nhìn vào đấy anh đoán vết thương rất nặng. Có thể là do anh, vì anh không quan tâm đến cô trong suốt thời gian dài. Lẽ ra Nguyên Du phải biết ơn anh hơn là tỏ ra thế này. Hải Đăng cười nhạt, phạm tội trong trường hợp tự vệ chính đáng. Lý do này có được xem là tình tiết giảm nhẹ không nhỉ?
- Nói tôi nghe xem chuyện gì xảy ra với Du vậy?
- Không có.
Anh xoay người cô lại:
- Chắc chắn là có vì Du đã đến đây.
- Không.
- Nhìn anh này.
Hàng mi dày cúi xuống lẩn tránh nhưng vì khoảng cách gần nên kết quả đọc được lại là hành động khép mắt đầy vẻ mời mọc, quyến rũ. Làn da mịn màng, chiếc cổ cao trắng muốt trông thanh lịch một cách cổ điển, hẳn cô biết rất rõ với dáng vẻ này mình tạo nên ấn tượng thế nào. Hải Đăng thở dài, còn có thể làm gì khi cô quyết tâm đổ lửa vào mặt trời nóng bỏng.
Anh cúi xuống môi cô. Phản ứng của Nguyên Du khiến Hải Đăng kinh ngạc. Hơn cả mong đợi hay nói chính xác là hoàn toàn không mong đợi, chỉ sau một thoáng thụ động, đôi môi ấy lập tức mở ra ngậm lấy môi anh, giữ chặt. Như ở trẻ con, hơi thở Nguyên Du thơm lừng mùi sữa trong khi vẻ khao khát lại rất đàn bà. Hải Đăng nhận được điều mình ao ước từ lâu nhưng lòng lạnh ngắt như đột ngột rơi vào điểm đóng băng. Rất nhiều lần anh khao khát rồi tưởng tượng cảm giác khi được chạm môi vào vùng da thịt nhạy cảm, tinh khiết này nhưng một Nguyên Du như bây giờ thật không dám tin. Sự thất vọng kỳ lạ khiến Hải Đăng tức giận và quên đi những dè dặt cần thiết, mà dè dặt làm gì khi cô bé đã tỏ ra nồng nhiệt thế này. Anh xiết cô vào lòng đáp trả bằng sức mạnh của lòng đam mê bị phản bội thầm hy vọng có phản ứng đúng mực nào đó giành cho mình: một cái vung tay, một giọt nước mắt, một lời phản đối gay gắt hay chiếu lệ. Như trọng tài trong các trận quyền anh, Hải Đăng nhẩm đếm đến mười và quan sát biểu hiện của đối phương.
Anh không thích phụ nữ mà nỗi đam mê hiển hiện ra ngoài thế này. Chỉ trong một thoáng nó che khuất cô bé dễ thương hay bối rối trong trí nhớ của anh. Hải Đăng thấy tiếc nuối như có ai đó vừa cướp mất trên tay anh vật vô giá. Bảy... tám... chín... mười, không có phản ứng nào. Cô vẫn ép sát vào người anh trong sự cuồng nhiệt và liều lĩnh. Hải Đăng cau mày, chiến thắng trong trận đấu không cân sức chẳng vẻ vang gì nhất là với đối phương mà ngay cả lối phòng thủ đơn giản nhất cũng không biết cách.
Kết thúc trận đấu, trọng tài cầm tay người chiến thắng giơ lên cao, mỗi lần như thế Hải Đăng đều hài hước nghĩ vì thằng cha võ sĩ với đôi môi sưng vều và cái đầu bê bết kia không còn đủ sức để tự làm điều đó. Trong mối tương quan giữa anh và Nguyên Du, so sánh như vậy rất khập khiễng nhưng Hải Đăng đã mong và kỳ vọng vào một trận so tài mang tầm vóc như thế để cảm nhận được giá trị của sự chờ đợi và chiến thắng nhưng giờ thì thất vọng hoàn toàn. Chiến thắng quá dễ dàng nên lão trọng tài trong anh không thèm làm cái động tác đơn giản ấy thay vào đấy là lời tuyên bố ngắn ngủn của chính Hải Đăng.
Anh không nhìn thấy nước mắt chảy dài trên gò má Nguyên Du cũng như cô không cảm nhận được sự trơn tuột trong câu "Anh yêu em" mà mình vừa nghe. Nguyên Du se sẽ áp mặt vào ngực áo anh. Trong cô, bóng tối đã lùi lại rất xa.
oOo
Nguyên Du vẫn chưa đi làm. Cô không nhận được thông tin nào từ phía Lâm Tường cũng chẳng nghe mẹ cô nhắc đến. Như những lần trước Nguyên Du đành an ủi rằng vì một thứ có tên là kinh nghiệm nên cô không lọt vào mắt nhà tuyển dụng. Dù thất vọng nhưng kết quả này khiến Nguyên Du có cái nhìn khác hơn về Lâm Tường và cả người đàn ông nọ. Theo lời khuyên của Hải Đăng, thời gian này cô tập trung để hoàn thành kế hoạch trong vòng ba năm lấy thêm bằng đại học thứ hai. Cô muốn vươn lên để nhanh chóng ngang tầm với anh.
Từ lúc yêu anh, mọi ưu điểm, lợi thế của tuổi trẻ bỗng hóa thành khuyết điểm, ngay cả gương mặt của mình cũng làm cô chán. Nó có vẻ gì đó non nớt, ngây ngô đến phát ốm. Nguyên Du ước giá như mình có được chỉ một chút nét quyến rũ, tự tin luôn tỏa ra từ phong thái đến dáng vẻ như ở người yêu Lâm Tường thì tốt biết mấy.
Tuy nhiên nếu xét cặn kẽ, tuổi tác không phải là lý do duy nhất khiến mối quan hệ giữa anh và cô thiếu tính thuyết phục về một sự kết hợp lý tưởng và hợp lý. Một cách mơ hồ, Nguyên Du cảm nhận được trong tất cả những ân cần, tận tụy, chu đáo của anh luôn thiếu chút gì đó nồng nàn, tình tứ ở một người đang yêu nhưng tuyệt nhiên không có nét dè dặt nào như thỉnh thoảng cô vẫn có. Nguyên Du luôn mặc cảm trước vẻ tự tin của anh. Những lúc bên nhau hay ở giữa đám đông, thỉnh thoảng cô len lén nhìn Hải Đăng và cảm giác anh thuộc về mình làm Nguyên Du choáng ngợp như người nhận được món quà quý giá ngoài sức tưởng tượng. Chưa bao giờ ý thức sở hữu trong cô lại mạnh mẽ đến thế. Điều này thật lạ đối với người chỉ dành vài giờ cho cô vào mỗi cuối tuần. Đôi khi sự liều lượng, chuẩn mực đó khiến Nguyên Du thiếu tự tin. Cô không ý thức được mình yêu như người đang chìa tay, ngửa mặt để nhận một ân huệ mà không biết lúc nào sẽ chấm hết.
Nguyên Du thường lý giải hành động của Hải Đăng quan lăng kính tuyệt vời của tình yêu. Không thể đòi hỏi một người cao ngạo, chuẩn mực những sôi nổi, nồng nhiệt, bốc đồng của tuổi trẻ. Hải Đăng có cách biểu hiện của riêng anh, miễn là anh yêu cô. Điều này thì Nguyên Du tin một cách chắc chắn.
Thông báo nghỉ đột xuất của khoa không làm Nguyên Du thích thú. Xếp mấy quyển vở cho vào túi, cô nghĩ xem phải làm gì cho hết buổi tối. Không có anh, Nguyên Du thấy thời gian rảnh rỗi trôi qua một cách lãng phí. Nhoáng một cái các dãy bàn đã vắng hoe. Sinh viên ở các lớp tại chức thường phản ứng lịch sự và... nhân bản hơn, họ không vỗ tay rào rào hoặc hét toáng lên mừng rỡ mỗi khi giáo viên vắng mặt. Lững thững từng bước và nhẩm đếm các bậc thang, Nguyên Du bật cười khi thấy cô bạn cùng lớp nháo nhào tuôn xuống. Không giảm tốc độ, Tịnh Tâm vừa thở hổn hển vừa giải thích với Nguyên Du:
- Anh ấy đang đợi mình.
Không đợi ngoài kia, Nguyên Du xốc lại túi xách, nhưng Hải Đăng rất gần cô. Thời gian này anh bận lắm. Chìu ý cha, Hải Đăng tham gia đấu thầu một công trình quan trọng và nỗ lực hết sức để nhận được nó vì ước nguyện của cha anh là kết thúc sự nghiệp xây dựng bằng một công trình như thế. Vì vậy dù Hải Đăng ở than`h phố nhưng họ không có thời gian gặp nhau. Sân trường vắng hoe. Tịnh Tâm vẫn còn đứng đợi.
- Người ấy không đón Du à?
- Không, anh ấy rất bận.
Đôi mắt tròn xoe lóe lên những tia tinh nghịch:
- Tặng người yêu một bất ngờ đi, Du.
Bên kia đường, mấy chiếc xe trờ tới nối đuôi nhau và gọi ơi ới. Vẫy tay ra hiệu, Tịnh Tâm quay sang cô:
- Đi với tụi mình sau đó điện thoại gọi anh ta đến. Tâm chắc anh ấy sẽ bất ngờ cho xem. Thỉnh thoảng cũng cần làm mới mình trong mắt người yêu chứ.
Người đàn ông của Tịnh Tâm đang qua đường. Anh ta nổi tiếng vì khoản chìu chuộng cô nàng xinh đẹp, tốt bụng nhưng cực kỳ đỏng đảnh với người yêu. Nguyên Du nghĩ thầm, anh ta sẽ đẹp trai hơn nếu không có hàng ria mọc vắt vẻo trên mép. Tịnh Tâm nài nỉ:
- Đi nhé?
Cô lắc đầu:
- Anh ấy không thích bất ngờ như vậy đâu.
- Du hiền quá, phải gai góc một chút mới hấp dẫn được đàn ông.
Nguyên Du đùa:
- Tiếc thật, mình lại nhổ hết gai rồi.
- Ngốc ạ - Tịnh Tâm nguýt người yêu - Nếu cần có chiêu gì đó để trị bọn đàn ông thì gọi mình. Mình sẽ cố vấn cho Du. Du không đi xe hở? Có cần bọn này đưa về không? Thôi được, mình đi đây.
Người yêu của Tịnh Tâm vờ không nghe thấy mẩu đối htoại của cả hai. Anh ta chào cô rất lịch sự, trang nghiêm nhưng vừa quay lưng Nguyên Du đã nghe loáng thoáng:
- Gai góc thêm một chút? Bộ em muốn râu của tất cả đàn ông trong thiên hạ đều quặp xuống một cách thảm hại như anh sao?
Tịnh Tâm cấu vào tay anh. Tiếng cười của họ làm Nguyên Du vui vui. Bất ngờ? Cũng hay đấy. Cô nhớ đến những bất ngờ thú vị từ Hải Đăng. Ví dụ như tối qua anh đón cô mà không báo trước. Thật ra suốt thời gian Hải Đăng ở than`h phố, Nguyên Du không đi xe đến trường chỉ để chờ một bất ngờ như thế. Cô không hề biết anh nhậ n ra nhưng lờ đi.
Nguyên Du cũng không biết gương mặt thoắt rạng rỡ của mình vào lúc ấy khiến người đàn ông xúc động, và cả ngạc nhiên nữa vì xưa nay điều Hải Đăng ghét nhất trong tình yêu là sự lệ thuộc. Không có gì nhạt nhẽo, chán nản cho bằng phải chịu trách nhiệm trong việc tạo ra hạnh phúc cho một người luôn hong hóng chờ đợi điều này ở mình. Hay nói khác hơn một người nào đó luôn cần đến anh để có được hạnh phúc, càng lúc càng cần. Cảm giác như bị buộc phải trả một món nợ chưa bao giờ vay vậy. Ban phát mãi cũng chán, Hải Đăng thích làm phân nửa của một "liên doanh tình cảm" hơn là làm mặt trời cho bất kỳ ai, kể cả cô gái vì anh mà mất dần nét độc lập vốn rất đáng yêu của mình.
Nguyên Du ngớ ngẩn cười với hình ảnh Hải Đăng trong trí nhớ. Chỉ mới hôm qua thôi mà cô đã quay quắt thếnày. Nguyên Du nhớ cả đôi mắt tròn xoe của Tịnh Tâm khi nhìn thấy anh. Nhớ cái cách Hải Đăng cúi chào các bạn rồi quay sang cô:
- Đã khỏe hẳn chưa, Du? Em làm anh lo quá.
Anh xiết cô vào lòng khi cả hai ngồi trong xe. Nguyên Du hít một hơi thật dài để hơi ấm và mùi hương tỏa ra từ anh tràn ngập khứu giác, loang đi khắp nơi rồi ngấm vào thân thể cô. Sự nồng nhiệt ấy đến bây giờ vẫn còn làm Nguyên Du đỏ mặt. Hôn lên trán cô, Hải Đăng mỉm cười. Nguyên Du đã bĩu môi vì nét độ lượng phảng phất trong nụ cười ấy. Cô nhớ rất rõ vẻ ngần ngừ của anh khi nhìn môi cô rồi nhìn sang nơi khác.
Nguyên Du cũng muốn dành cho Hải Đăng sự bất ngờ. Điện thoại chưa kịp reo đã nghe giọng anh trong máy:
- Anh đang nhìn đồng hồ và nghĩ rằng còn những 15 phút nữa mới được phép gọi cho em. Em vẫn ngồi trong lớp đấy chứ?
- Dạ.
- Em hư quá, phải học chăm chỉ vào. Cúp máy đi, anh sẽ gọi vào giờ chơi, có nghĩa là còn đến những 15 phút nữa đấy.
Nguyên Du kênh kiệu:
- Không cần đâu. Em gọi chỉ để nhắc anh đừng đến đón em như hôm qua. Hãy làm việc chăm chỉ vào.
Hải Đăng bật cười:
- Được rồi. Anh cũng đang bù đầu đây, chẳng còn tí thời gian nào cả. Để xem, nếu tranh thủ được anh sẽ đến đấy trước giờ tan học. Vì vậy nếu ra cổng mà không thấy anh thì về ngay nhé, đừng đợi thêm. Anh sẽ gọi lại sau. Nhớ chưa?
Chuyện cô nán lại đợi anh cũng biết, Nguyên Du ngượng ngập chối quanh:
- Em không thèm đợi đâu.
Hải Đăng nói nhỏ:
- Anh nhớ em quá, Du.
Nguyên Du thì thầm:
- Em cũng vậy. Anh đừng làm việc quá sức nhé. Không cần đến đón em. Xong việc, anh ngủ sớm cho khỏe.
- Xin tuân lệnh. Bao giờ chấm dứt những chuyện rắc rối mất thời gian này anh sẽ bù cho em.
- Anh không thò đầu ra từ đống giấy tờ để hứa hẹn với em đấy chứ.
Hải Đăng cười. Giọng cười khe khẽ và trầm ấm của anh làm những sợi thần kinh nhạy cảm trong cô rung lên. Cô yêu anh biết bao. Nguyên Du ghé vào cửa hàng đầu đường mua một ít thức ăn cho cái tủ lạnh luôn trống trơn ở nhà Hải Đăng. Chủ hiệu vừa tính tiền vừa mỉm cười đon đả:
- Hôm nay chú ấy không đi cùng cô?
- Dạ.
Giúp Nguyên Du chọn hàng, xếp vào túi và thoăn thoắt bấm máy tính. Mỗi cử động dù nhỏ cũng làm mớ vòng, nhẫn trên tay chủ nhân va vào nhau xủng xoẻng cộng thêm nụ cười tít mắt khiến hình ảnh vốn phốp pháp của bà có vẻ gì đó dễ dãi và tương phản với hàng hóa được trình bày ngay ngắn, thẩm mỹ và không thiếu thứ gì như ở đây. Nguyên Du nhìn quanh, khách ra vào khá đông vậy mà bà vẫn nhận ra đây là lần đầu tiên cô đến một mình.
- Hôm trước chú ấy có hỏi chocolate hiệu này nhưng không có. Tôi vừa nhập hàng về, cô có muốn lấy không?
Nguyên Du nhận ra ở nhà anh, nó là thứ duy nhất thường xuyên có mặt trong tủ lạnh. Cô sợ béo nên thỉnh thoảng mới nhấm nháp một chút còn Hải Đăng tuyệt nhiên không đụng đến.Vẻ nghĩ ngợi của cô khiến bà chợt nhớ ra điều gì, bà cười to vẻ lấp liếm:
- Thỉnh thoảng chú cũng ghé qua đây. Trông cô chú đẹp đôi quá.
Bà để ý đến người đàn ông có gương mặt đẹp nhưng lạnh lùng ngay lần đầu tiên anh ta đến đây. Sau đó đến đám con gái kháo nhau. Thường thì anh ta rời cửa hiệu rất lâu nhưng câu chuyện thì kéo dài ra mãi. Sự xuất hiện của cô gái này cũng làm tăng đáng kể thời lượng chương trình với kiểu bình luận đầy vẻ chỉ trích, nhưng chỉ thoáng nghe bà đã nhận ra chút ganh tỵ rất phụ nữ ẩn trong ấy. Bà lắc đầu thương hại, cô còn trẻ quá, sao lại dính vào mối quan hệ này.