Bên kia con suối là núi rừng trùng điệp. Hai người chỉ đi một lúc là tới đỉnh một ngọn núi thấp giữa khu núi non trùng điệp đó.
Tiếng là đỉnh nhưng chỉ nằm giữa lưng chừng những ngọn núi khác, trên đỉnh núi là khu đất bằng phẳng rộng chừng mười trượng vuông. Đây quả là một võ trường lý tưởng!
Giữa bãi đất bằng có một ngôi lương đình, trên cổng đề ba chữ “Trấn Long Đình”.
Dưới chân lương đình tạc một con rồng đá sinh động như thật. Nước từ trong bụng rồng tuôn ra miệng nó không ngừng chảy bất tận như dòng suối, chảy theo một khe nhân tạo đổ xuống con suối ở hậu trang.
Lăng Vô Linh ngạc nhiên tự hỏi:
Không biết nguồn nước ở đây là từ trên những ngọn núi kia đổ xuống hay mạch ngầm từ đất phun lên? Quả là một danh thắng hiếm gặp!
Tô Ngọc Hân nói:
- Theo lời gia phụ thì “Bàn Thạch sơn trang” này là nằm trong long mạch.
Vì thế đình này được đặt tên “Trấn Long Đình”. Gia phụ cho người tạc ra con rồng đá này để giữ Long mạch đó!
Lăng Vô Linh cười nói:
- Hô hô! Làm như vậy là vĩnh viễn bảo tồn được cơ nghiệp của “Bàn Thạch sơn trang”!
Tô Ngọc Hân tỏ vẻ phật ý:
- Không sai! Nhưng sao huynh lại cười? Thực ra những lời đó là do Thần Thủ Tiên Sinh nói...
Lăng Vô Linh hỏi:
- Thần Thủ Tiên Sinh là ai?
Tô Ngọc Hân đáp:
- Là một thầy địa lý rất lừng danh ở khu vực này. Lúc đầu chính Thần Thủ Tiên Sinh nhận định đây là long mạch, gia phụ phải bỏ ra ba trăm lạng bạc mới mời được vị đó về, tìm ra Long mạch xong thì cho tạc con rồng đá và xây dựng “Trấn Long Đình”, còn khu đất bằng phẳng này gọi là “Tinh Đẩu Bình”.
Lăng Vô Linh lại cười “hô hô” nói:
- Quý địa! Quả là quý địa! Sau này Tô gia nhất định sẽ đời đời phát tướng, làm rạng danh tiên tổ!
Tô Ngọc Hân cười khanh khách nói:
- Không ngờ Vô Linh ca ca chẳng những võ công cao cường mà miệng cũng điêu toa ghê thế... Chỉ huynh mới nói Tô gia phát tướng, chứ Thần Thủ Tiên Sinh và gia phụ có ai nói thế đâu?
Nói xong kéo Lăng Vô Linh lên lương đình.
Giữa lương đình có một bộ bàn ghế đá, hai người ngồi đối diện nhau, bấy giờ Tô Ngọc Hân mới chịu buông tay Lăng Vô Linh ra.
Vừa lúc đó tỳ nữ Hà Hoa một tay cầm chiếc túi nhỏ, tay kia cầm một thanh bảo kiếm ho khan một tiếng rồi bước lên lương đình.
*
Sau khi Lăng Vô Linh rời bàn tiệc, Tạ Vũ Diệp, Tô Tĩnh Nhân và lão Trang chủ “Thiết Bút Tú Sĩ” nói chuyện thêm một lúc rồi cũng tan tiệc.
Tạ Vũ Diệp được “Vân Long Tiều Tử” Tô Tĩnh Nhân đưa tới phòng khách ở hậu trang nghỉ ngơi.
Không thấy Lăng Vô Linh đâu, Tạ Vũ Diệp lo lắng hỏi:
- Không biết Lăng đệ đệ sao không thấy? Chẳng lẽ say quá rồi?
Tô Tĩnh Nhân gọi bọn gia nhân đến hỏi mới biết Lăng thiếu hiệp cùng tiểu thư lên “Tinh Đấu Bình” tập võ. Tô Tĩnh Nhân đã quá say nên cáo lỗi với Tạ Vũ Diệp, sai một tên tỳ nữ dẫn chàng lên đó.
Đến nơi thấy Tô Ngọc Hân và Lăng Vô Linh đang say mê luyện kiếm, Lăng Vô Linh thi triển xong chiêu nào, tiểu cô nương ghi nhớ rồi miệt mài luyện theo sự hướng dẫn của Lăng Vô Linh.
Tạ Vũ Diệp không muốn làm phiền đến bọn họ nên ngồi xuống bên một gốc cây cuối “Tinh Đấu Bình” nhìn họ tập luyện.
Lăng Vô Linh phát hiện ra chàng trước tiên, cao hứng gọi to:
- Phong ca ca! Mau tới đây!
Tạ Vũ Diệp đành đứng lên, tiến lại gần hai người.
Tô Ngọc Hân dừng lại luyện kiếm, mở to mắt chăm chú nhìn chàng không chút e dè hỏi:
- Vị này là Vũ Diệp đại ca có phải không?
Tạ Vũ Diệp ôm quyền đáp:
- Tại hạ chính là Tạ Vũ Diệp. Vừa rồi được một vị trong trang dẫn lên đây, vì không tiện làm phiền hai vị luyện kiếm, tại hạ đành ngồi xem lén, xin cô nương lượng thứ cho!
Tô Ngọc Hân cười khanh khách nói:
- Không ngờ miệng lưỡi Vũ Diệp đại ca còn sắc sảo hơn cả Vô Linh ca ca nhiều như thế! Cái gì mà lượng thứ với không lượng thứ chứ?
Lăng Vô Linh cười phụ họa:
- Đương nhiên đại ca phải sắc sảo hơn nhị ca rồi! Hân muội nói thế mà cũng nghe được!
Tạ Vũ Diệp không ngờ Lăng Vô Linh và tiểu cô nương này nhanh chóng trở thành bằng hữu thân thiết như thế, ôm quyền hỏi:
- Không biết cô nương có phải là thiên kim ái nữ của Trang chủ Tô tiền bối không?
Tô Ngọc Hân cười khanh khách đáp:
- Phong ca ca lại dùng từ hoa mỹ rồi! Tiểu muội mười xu cũng chẳng ai mua, nói gì thiên kim?
Lăng Vô Linh thay lời giới thiệu:
- Phong ca ca, cô nương này là tiểu thư Tô Ngọc Hân.
Tô Ngọc Hân lòng đang cao hứng, liền nói:
- Vũ Diệp đại ca! Xin hãy biểu diễn một tuyệt chiêu nào đó cho tiểu muội được khai nhãn giới đi!
Tạ Vũ Diệp đáp:
- Tại hạ thì có tuyệt chiêu gì đâu chứ?
Tô Ngọc Hân phụng phịu nói:
- Lại còn không có! Gia huynh coi Vũ Diệp đại ca như thần nhân, đương nhiên ca ca bản lĩnh phải rất cao cường, sao cứ giấu muội chứ?
Tạ Vũ Diệp biết khó mà thoát được cô >“Thần Đao” Tư Đồ Khang cùng với năm tên thủ hạ chưa trở về tiêu cục ngay mà còn ở lại khách điếm bầu bạn và phục vụ hai vị ân nhân.
Tạ Vũ Diệp từ nhỏ ít khi rời xa Tạ gia trang, sau khi gặp nạn suốt mười một năm ở Thiên Bồn Phong theo “Bất Quần Tán Nhân” luyện võ bây giờ lần đầu tiên đến kinh thành thấy cảnh phồn hoa náo nhiệt cũng rất thích nên vui vẻ nhận lời.
Sau mười ngày ở kinh thành, hai thiếu niên đã thưởng ngoạn khắp các nơi danh lam thắng cảnh, thậm chí còn vào cả Tử cấm thành xem mặt hoàng đế, xem đủ các trò du hí chốn kinh đô, họ tỏ ý muốn rời kinh thành quay lại cuộc sống giang hồ.
Tối hôm đó Tư Đồ Khang sai đặt tiệc yến chia tay.
Trong tiệc, vị Tổng tiêu đầu nhìn Tạ Vũ Diệp và Lăng Vô Linh rồi nói:
- Nhờ ai vị ân nhân mà chuyến này tiểu lão nhi và mấy tên thuộc hạ trong bổn cục chuyến này được bảo toàn tính mạng, đồng thời cũng bảo toàn được thanh danh “Tứ Hải tiêu cục”. Tuy vậy vì bổn cục mà hai vị kết thành thù oán với Cự Linh giáo. Mặc dù biết rằng bản lĩnh hai vị thiếu hiệp rất cao nhưng từ nay xin hãy hết sức cẩn thận! Đặc biệt Lăng thiếu hiệp tuổi còn trẻ nên có lúc hành động chưa thật chín chắn. Nên biết giang hồ hiểm ác nên cân nhắc thật kỹ càng mới được!
Tạ Vũ Diệp hỏi:
- Chuyến tiêu này đến nay đã hoàn thành mỹ mãn. Trước đây lão tiền bối có ý định xong chuyến này sẽ đóng cửa tiêu cục, không biết sau này lão tiền bối có dự định làm gì?
Tư Đồ Khang đáp:
- Thực tình tiểu lão nhi đã có ý định đó từ trước, xong chuyến tiêu này sẽ đến Hán Khẩu mở một nhà “Tứ Hải vũ hội” mở lớp võ thuật và giao lưu với các hiệp khách trong giang hồ.
Lăng Vô Linh vỗ tay nói:
- Chủ ý rất hay!
Tạ Vũ Diệp góp lời:
- Trong chuyến này, Cự Linh giáo mất tám tên cao thủ, chỉ sợ chúng không chịu để tiền bối yên đâu, vì thế cũng nên cẩn thận đề phòng.
Tư Đồ Khang gật đầu:
- Tiểu lão nhi xin lãnh hội lời khuyên vàng ngọc của tạ thiếu hiệp. Còn bây giờ hai vị định đi đâu?
Tạ Vũ Diệp đáp:
- Vẫn là hành khứ giang hồ thôi. Nhưng hai chúng tôi đã quyết ý tìm diệt Cư Linh Giáo tận gốc để báo thù, đồng thời cũng trừ đi mối đại họa cho võ lâm. Ngày sau nhất định huynh đệ chúng tôi sẽ đến “Tứ Hải vũ hội” bái kiến lão tiền bối.
Tư Đồ Khang chắp tay nói:
- Hai vị là đại ân nhân của “Tứ Hải tiêu cục”, đương nhiên “Tứ Hải vũ hội” hết lòng mong mỏi và rất hân hạnh được đón tiếp hai vị. Nếu trên bước đường hành khứ giang hồ, có chỗ nào cần đến tiểu lão nhi xin hay bắn tin một tiếng, bất cứ việc khó khăn thế nào tiểu lão nhi cũng không từ nan!
Tạ Vũ Diệp và Lăng Vô Linh đồng thanh nói:
- Đa tạ lòng hào hiệp của lão tiền bối!
Sáng hôm sau, Tạ Vũ Diệp và Lăng Vô Linh sửa soạn rời kinh, “Thần Đao” Tư Đồ Khang và năm tên thuộc hạ cũng chuẩn bị quay về “Tứ Hải tiêu cục”.
Tư Đồ Khang đưa cho hai người năm trăm lạng vàng làm lộ phí, đồng thời tặng hai con tuấn mã để tiện hành trình. Hai người nhận ngựa nhưng chỉ nhận hai mươi lạng vàng và một ít ngân phiếu, còn bao nhiêu trả lại.
Ép mãi không được, Tư Đồ Khang đành chịu.
Đôi bên lưu luyến tạ từ nhau, sau đó mỗi bên rời khách điếm theo mỗi hướng rời kinh.
*
Tạ Vũ Diệp và Lăng Vô Linh lên ngựa, ra khỏi kinh thành xuôi về hướng Nam.
Mục đích chính của hai người là du sơn ngoạn thủy, sau mấy ngày sống bên nhau càng trở nên ý hợp tâm đầu, dọc đường chuyện trò rất sôi nổi.
Đến trưa thì hai người bắt đầu thấy đói bụng cồn cào, hai con tuấn mã mồ hôi cũng ướt đẫm.
Tạ Vũ Diệp đưa mắt nhìn quanh nói:
- Ngựa đã kiệt sức rồi. Thế mà xung quanh không thấy trấn thành gì. Biết làm sao bây giờ?
Lăng Vô Linh chợt chỉ tay tới mé rừng trước mặt nói:
- Phong ca ca xem kìa! Hình như đó có một quán trà. Chúng ta hãy tới đó nghỉ tạm, kiếm chút gì lót dạ, cho ngựa nghỉ ngơi lấy sức vài canh giờ rồi đi tiếp!
Tạ Vũ Diệp không phản đối.
Tới gần mới nhận ra quả nhiên là một quán trà.
Quán trông rất sơ sài, chỉ có mái tranh che mưa nắng xung quanh vách đất tuềnh toàng, trong chỉ có ba bốn bộ bàn ghế mộc, vài chiếc trường kỷ và mấy chiếc ghế đẩu.
Quán dựng ở mép rừng dưới một cây tùng cổ thụ cành là xum xuê bên một khe nước trong vắt. Xung quanh đó cách mấy dặm không thấy một xóm làng nào.
Vào mùa hè, nơi này hẳn là địa điểm dừng chân lý tưởng của hành nhân nhưng lúc này mới sang xuân nên bóng mát và dòng khe không được cuốn hút lắm.
Hai người rẽ vào quán, vừa nhảy xuống ngựa đã có một tên tiểu nhị từ quán bước ra, đon đả cúi chào nói:
- Hai vị cứ để ngựa đây, tiểu nhân coi sóc cho!
Tạ Vũ Diệp hỏi:
- Có lúa mạch không?
Tên tiểu nhị đáp:
- Lúa mạch thì không có, nhưng ở đây cỏ tươi cỏ khô đều rất sẵn. Xin hai vị cứ yên tâm!
Tạ Vũ Diệp móc túi lấy một đĩnh bạc đưa cho hắn:
- Tặng ngươi. Nhớ cho hai con ngựa ăn uống đầy đủ và tắm rửa cẩn thận! Chiều nay chúng ta còn đi xa đấy!
Tên tiểu nhị thấy đĩnh bạc có tới năm lạng, thiên ân vạn tạ nói:
- Xin đa tạ lòng hào phóng của thiếu gia...
Tạ Vũ Diệp không muốn nghe tiếp, cùng Lăng Vô Linh bước vào quán.
Trong quán chỉ có mấy người lưa thưa, Tạ Vũ Diệp cùng Lăng Vô Linh chọn một bàn nhỏ gần cửa sổ ngồi xuống gọi một bình rượu và mấy đĩa thức nhắm, mấy chiếc bánh bao, vừa ăn vừa nói chuyện.
Hai người ngồi không lâu thì lại có thêm khách vào quán, đó là một thiếu niên thư sinh mặt mũi tuấn tú, chỉ mới mười tám mười chín tuổi, mặc bộ bạch bào, dáng rất phong nhã.
Bạch y thiếu niên chọn bàn bên cạnh Tạ Vũ Diệp và Lăng Vô Linh, gọi một dĩa thịt bò, một dĩa thịt gà luộc, một bình rượu nhỏ nhẹ ngồi ăn uống.
Khi Tạ Vũ Diệp định tính tiền rời quán thì lại thấy có thêm hai người nữa bước vào.
Hai người này gồm một lão nhân bị mù chừng năm sáu mươi tuổi với một tiểu hài tử mười mười một tuổi, người gầy đét và cao lòng khòng, miệng nhô ra và hai tay dài như tay khỉ. Hai người ăn mặc rất lam lũ, xống áo cũ sờn với nhiều mảnh vá, tiểu hài tử một tay cầm bát to bị mẻ nham nhở, tay kia dắt lão nhân mù.
Hiển nhiên là hai ông cháu khuất thực.
Hài tử dắt lão nhân đến bên bàng Bạch y thiếu niên, cúi mình nói:
- Thiếu gia...
Bạch y thiếu niên liền sờ tay vào túi lấy một ít bạc vụn bỏ vào bát cho hài tử.
Hài tử cúi người cung kính nói:
- Xin đa tạ hảo tâm của thiếu gia...
Nói đoạn bước sang bàn bên cạnh, nơi có một đại hán mặt đen, râu quai nón xồm xoàm và một trung niên nhân gầy xanh, mặt vàng vọt như mắc bệnh kinh niên ngồi đối ẩm.
Trên bàn, giữa hai người này có một con gà quay, một con cá rán lớn đang ăn dở, và một bình rượu.
Vừa thấy hài tử dẫn lão nhân mù lòa bước lại gần, tên hắc diện hán tử đã đập bàn quát:
- Cút đi!
Hắn đấm mạnh xuống bàn nghe “Rầm” một tiếng làm tất cả khách nhân trong quán đều quay lại nhìn.
Có lẽ tiểu hài tử nhẫn nhục đã quen.
Do túng quẫn phải nhờ vào lòng bố thí của người để kiếm miếng ăn, nhiều khi cùng với bát cơm thừa canh cặn mà nuốt cả nước mắt, thậm chí cả máu mình trong đó!
Nó đứng bên bàn nhìn hai người khách, không chút sợ hãi, tay vẫn bưng chén chìa ra.
Hán tử mặt vàng như đeo bệnh vẫn ngồi điềm nhiên uống rượu, làm như không thấy.
Hắc diện hán tử gầm lên một tiếng mà thấy hai ông cháu vẫn không chịu đi thì tức giận vung tay giáng một chưởng vào ngực hài tử.
Hài tử bị chưởng đánh bay sang bàng Bạch y thiếu niên ngồi, miệng ói ra một bãi máu, vương cả vào mấy đĩa thức nhấm!
Thiếu niên đỡ nó ngồi xuống ghế, rút trong túi mình ra một chiếc khăn trắng muốt lau sạch máu trên mặt hài tử rồi đứng lên, trừng mắt nhìn hắc diện hán tử quát:
- Bằng hữu! Khi hiếp một tiểu hài tử bần hàn thì xứng là anh hùng hảo hán gì?
Hắc diện hán tử trừng mắt quát lại:
- Việc chẳng liên quan gì đến ngươi. Đóng mõm lại đi!
Bạch y thiếu niên nghiêm mặt đáp:
- Lộ kiến bất bình bạt đao tương trợ là nghĩa vụ của người trong giang hồ. Hừ! Đường đường là một đấng nam tử hán mà khi hiếp một tiểu hài đồng, quả là nhục quá! Bằng hữu không biết liêm sỉ là gì ư?
Hắc diện hán tử trâng tráo đáp:
- Quân tử bất câu liêm sỉ, đặc biệt là kiểu sĩ diện hảo của bọn hủ nho các ngươi. Tiểu tử ngươi muốn làm gì nào?
Bạch y thiếu niên rắn rỏi đáp:
- Muốn ngươi xin lỗi và chữa vết thương cho hài tử này!
Hắc diện hán tử chợt cười “hô hô” nói:
- Hô hô! Lão tử trong đời giết người vô số, xưa nay có biết xin lỗi ai bao giờ?
Hắn cười hô hố một tràng xong sầm mặt lại hỏi:
- Lão tử hôm nay cần xem nếu không xin lỗi thì tiểu tử ngươi làm gì?
Bạch y thiếu niên đáp:
- Ta cần ngươi trả lại công đạo!
Hắc diện hán tử đứng phắt lên, chồm qua bàn đối phương quát:
- Muốn đánh lộn phải không?
Lời chưa dứt đã vung tay nhằm giữa ngực đối phương đánh sang hai chưởng.
Nhưng bạch y nhân không phải tay vừa, vừa thấy đối phương phát chưởng liền xuất thủ rất nhanh, gõ sang Uyển mạch địch.
Hắc diện hán tử phản ứng cũng thần tốc, rụt tay về rồi phi thân chồm tới, song cước xuất chiêu liên hoàn, phóng bảy tám cước tới mặt và ngực bạch y thiếu niên.
Bạch y thiếu niên né mình sang tả tránh chiêu rồi vung tay đánh ra bốn chưởng bức hắc diện hán tử lùi về chỗ cũ.
Hai người đấu qua đấu lại ba bốn mươi chiêu mà chưa thấy ai chiếm được ưu thế.
Trong ngôi quán chật hẹp chỉ có năm bộ bàn ghế nay thành bãi chiến trường nên càng hỗn loạn, tiếng nổ vang lên ầm ầm, cát bay đá chạy mịt mù, cốc chén cá thịt rơi đổ tung tóe, bàn ghế rơi đổ ngổn ngang.
Lão chủ quán và mấy tên tiểu nhị mặt xanh như tàu lá hốt hoảng chạy vào trốn sau quầy hàng không dám ló mặt ra.
Lão nhân mù lòa tay huơ cây gậy trúc rên rỉ:
- Tiểu Hầu! Cháu ở đâu? Cháu ở đâu! Đừng chết nghen! Ôi! Sao ông cháu chúng ta bất hạnh thế này?
Trận đấu diễn ra một lúc, tuy chưa phân thắng bại nhưng thấy rõ bạch y thiếu niên chiếm được ưu thế nhờ thân pháp ảo diệu và chiêu thức linh hoạt hơn.
Bộ pháp của y trầm ổn, tiến thoái nhịp nhàng, công thủ đúng phép, chiêu thức tuy không độc hiểm nhưng rất khó đối phó làm đối phương luống cuống chân tay.
Hắc diện hán tử tuy người chắc nịnh vạm vỡ, mỗi chưởng phát ra đều tiềm ẩn lực đạo rất lớn, nhưng đều bị đối phương tránh được hoặc hóa giải dễ dàng.
Qua năm mươi chiêu, hắc diện hán tử há miệng thở phì phì như trâu cày trưa nắng, bộ pháp không còn trầm ổn nữa, chiêu thức phát ra rời rạc hẳn.
Tạ Vũ Diệp ngồi quan sát, thấy hắc diện hán tử dùng La Hán quyền của phái Thiếu Lâm.
La Hán Quyền vốn là một trong bảy mươi hai loại võ công tinh túy của Thiếu Lâm tự, rất có uy lực nhưng đáng tiếc là hắc diện hán tử tuy nội lực thâm hậu nhưng không đủ tinh diệu, hỏa hầu lại kém, trừ phi trong vòng ba mươi chiêu dốc toàn lực đả bại đối phương, nếu không, trận đấu càng kéo dài càng dễ bị thiệt thòi. Hơn nữa hắn tỏ ra nóng lòng muốn nhanh chóng đánh hạ đối thủ nên công lực hao tổn rất nhanh.
Trái lại bạch y thiếu niên thì có đấu pháp hợp lý hơn, mặt khác khéo kết hợp với khinh công tinh diệu nên phí lực rất ít. Y lại biết nắm bắt thời cơ rất nhanh.
Qua ngoài ba mươi chiêu, nhận ra hắc diện hán tử để lộ nhiều sơ hở, bạch y thiếu niên lập tức biến chiêu, gia tăng thân pháp, chiêu xuất cũng nhanh hơn và lợi hại hơn, vừa thấy hắc diện hán tử phát một chiêu “Song Phong Quán Nhĩ” vung cả hai tay đánh sang Thái dương huyệt mình, bạch y thiếu niên không chút hoang mang bối rối, thu vai thụt đầu tránh chiêu rồi nhanh như chớp lướt mình tới sau lưng địch vung chưởng đánh tới hậu tâm hắc diện hán tử, đồng thời xuất chỉ như điện điểm liên tiếp các huyệt “Thần Đạo”, “Tâm Du”, “Phách Môn” đối phương!
“Bịch một tiếng, thân thể to lớn của hắc diện hán tử nặng nề ngã sấp xuống!
Tạ Vũ Diệp không nén được một tiếng thở dài...
Hán tử mặt vàng như đeo bệnh từ khi hai ông cháu khất thực xuất hiện vẫn ngồi điềm nhiên uống rượu như không có chuyện gì xảy ra, thấy huynh đệ mình động thủ cũng bình chân như vại, đến lúc này mới đứng lên nói:
- Vị thiếu niên anh hùng này bản lĩnh thật cao cường! Hãy để tại hạ lĩnh giáo mấy chiêu!
Nói xong rời bàn bước ra, đi ngang qua chỗ hắc diện hán tử đang nằm đưa tay phất nhẹ một cái.
Hắc diện hán tử giật mình mấy cái chống tay đứng lên, trừng mắt nhìn bạch y thiếu niên rồi quay lại bàn ngồi.
Tạ Vũ Diệp thở dài nghĩ bụng:
- Công phu “Phất Huyệt Tử” của hán tử mặt vàng như đeo bệnh đó quả là cao minh, chỉ e bạch y thiếu niên không phải là địch thủ của y! Phải nghĩ cách gì trợ giúp hắn một tay mới được!
Bấy giờ hán tử mặt vàng như đeo bệnh đã đến trước bạch y thiếu niên chắp tay nói:
- Mời bằng hữu xuất chiêu trước!
Hắn lớn tuổi hơn đối phương nhiều, dường như cũng rất tự tin sẽ thắng, không muốn mang tiếng ỷ lớn hiếp nhỏ nên tuân theo quy củ giang hồ để bạch y thiếu niên xuất thủ trước.
Bạch y nhân ôm quyền đáp:
- Tại hạ thất lễ!
Dứt lời vung chưởng phát ra một chiêu “Trường Giang Khởi Lãng” đánh tới vai phải đối phương.
Hoàng diện hán tử nghiêng người tránh, tay phải giương lên, năm ngón cong lại như móc câu chộp tới ngực đối thủ.
Đó là chiêu “Thương Ưng Tróc Thố”, tuy chỉ là một chiêu phổ thông nhưng cũng rất hiểm.
Bạch y thiếu niên biết lợi hại nên không dám tiếp chiêu mà lùi lại tránh rồi bước chếch sang trái, tay phải chập hai ngón trỏ và giữa dùng thủ pháp “Phi chỉ điểm huyệt” điểm sang Kinh Môn huyệt ở sườn trái địch nhân.
Hoàng diện hán tử giữ nguyên tư thế, chỉ biến chiêu, bàn tay phải vẫn xòe năm ngón cong lại như vuốt chim ưng chộp xuống Uyển mạch thiếu niên.
Nếu bị chiêu này chộp trúng, cổ tay thiếu niên tất bị chộp nát!
Bạch y thiếu niên thất kinh vội thu chiêu lùi về ba bước!
Hoàng diện hán tử bây giờ dùng cả hai tay như vuốt chim ưng chộp ra liên tục.
Tạ Vũ Diệp thấy thế không khỏi rúng động nghĩ thầm:
- Hoàng diện hán tử thi xuất “Đại Lực Diều Trảo thủ” quả là lợi hại! Nếu không có hai mươi năm tu luyện, làm sao đạt tới trình độ đó?
Hoàng diện hán tử vẫn liên tục xuất “Đại Lực Diều Trảo thủ” đánh ra, tuy bạch y thiếu niên vẫn còn tránh được nhưng chỉ phong phát ra cũng làm cho mặt bỏng rát không dám hoàn chiêu nào, hoàn toàn lâm vào thế hạ phong.
Hoàng diện hán tử thừa cơ gia tăng công thế, chiêu phát như phong vây lấy bạch y thiếu niên trong vòng trảo ảnh dày đặc phát ra từ bốn phía không sao thoát ra được.
Hoàng diện hán tử phát chiêu càng lúc càng tàn độc, trảo xuất như vũ bão.
Xem dạng, chẳng bao lâu nữa bạch y thiếu niên nếu không bị thủng ngực thì cũng đổ ruột!
Bạch y thiếu niên càng đánh càng đuối, tay chân luống cuống, xem ra chẳng còn duy trì được lâu.
Hoàng diện hán tử chợt phát một chiêu “Hắc Điểu Hoạch Sa”, trảo từ ba phía cuồn cuộn ấp tới. Bạch y thiếu niên biết không chống đỡ nổi vội lui về ba bước, nhưng chưa kịp giữ mình trầm ổn thì hoàng diện hán tử đã xuất hiện ngay trước mặt, tay phải vươn trảo chộp tới yết hầu bạch y thiếu niên chỉ cách có vài tấc!
Những người có mặt trong khách điếm đều kêu lên một tiếng kinh hãi, bạch y thiếu niên đã không còn khả năng đối phó với chiêu tuyệt sát này. Việc y bị chộp thủng yết hầu là điều không tránh khỏi!
Bạch y thiếu niên đã nhắm mắt chờ chết thì chợt cảm thấy một cỗ lực đạo đẩy mình lùi lại phía sau mấy bước, ngạc nhiên mở mắt ra xem, thấy một thiếu niên đứng chắn ngay trước mặt, quay lưng lại mình!
Cùng lúc đó tay phải hoàng diện hán tử đang chộp tới bỗng đau nhói như chộp trúng một cột thép, năm ngón tay đau buốt tưởng như gãy lìa ra! Hắn định thần nhìn lại, thấy đứng trước mặt mình là một thiếu niên chùng mười chín hai mươi tuổi, mình bận khinh trang màu xám, vừa đưa vai ra hứng lấy một chiêu tuyệt sát “Đại Lãng Đào Sa” của mình!
Khôi y thiếu niên đó chẳng phải ai khác, chính là Tạ Vũ Diệp!
Hoàng diện hán tử ngây người nhìn đối phương. Công phu “Đại Lực Diều Trảo thủ” của hắn đã có hỏa hầu hơn hai mươi năm khổ luyện, tuy chưa thể nói là cái thế võ lâm nhưng cũng có thể coi là võ lâm nhất tuyệt, đặc biệt là chiêu sát thủ “Đại Lãng Đào Sa”, đừng nói là một thiếu niên mới mười chín hai mươi tuổi mà ngay cả cao thủ hàng nhất lưu cũng rất ít người hóa giải được chiêu này.
Làm sao thiếu niên này có thể tiếp được tuyệt chiêu đó? Cho dù y luyện võ từ trong bụng mẹ thì cũng chưa được hai mươi năm, với công lực chừng đó mà đủ tiếp được một chiêu “Đại Lãng Đào Sa”, há chẳng phải là điều bất khả tư nghị?
Nhung cho dù khó hiểu thế nào thì sự thực trước mắt là khôi y thiếu niên đã tiếp được chiêu đó mà không bị tổn thương chút nào, thần tình vẫn điềm tĩnh như không, hoàng diện hán tử biết rằng hôm nay đã gặp phải cao nhân.
Là người lão luyện giang hồ, hoàng diện hán tử nghĩ thầm:
- Người ta đã dùng thân thể bằng xương bằng thịt tiếp được chiêu lợi hại nhất của mình thì dù gắng gổ đấu thêm chỉ chuốc lấy khổ đầu mà thôi! Chi bằng chịu bại rút êm là thượng sách!
Tạ Vũ Diệp chắp tay nói:
- Công phu “Đại Lực Diều Trảo thủ” của tiền bối quả là phi phàm! Tại hạ không biết tự lượng sức mình, muốn thỉnh giáo cao chiêu của tiền bối!
Hoàng diện hán tử vội vàng hoàn lễ, cười đáp:
- Thần công của các hạ bổn nhân đã lĩnh giáo rồi, không cần thử thêm làm gì nữa, lão phu xin nhận thua là được!
Người này chỉ một chiêu biết khó mà lui là điều đáng quý, qua đó cũng thấy hoàng diện hán tử là nhân vật lão luyện thế nào.
Tạ Vũ Diệp mới xuất đạo chưa lâu, đâu biết chuyện này? Chàng chỉ thấy thua thì nhận thua là việc bình thường. Nhưng dù sao thái độ của hoàng diện hán tử cũng tỏ ra khiêm tốn hữu lễ mà không cay cú, chàng liền chắp tay nói:
- Tiền bối quá khen! Xin thứ lỗi vì vãn bối vừa thất kính!
Hoàng diện hán tử cười đáp:
- Tại hạ đâu dám? Được các hạ không khí bỏ là mừng lắm rồi! Nếu được kết giao làm bằng hữu thì càng đáng quý! Tại hạ là Cố Toàn, được giang hồ đặt cho ngoại hiệu là “Bách Tý Kim Cương”.
Tới đó chỉ sang hắc diện hán tử giới thiệu:
- Còn vị này là sư đệ “Đồng Thân La Hán” Vũ Khánh, cả hai chúng huynh đệ tôi là môn hạ đệ tử của vị Nguyên Thông, trưởng lão phái Nga Mi. Không biết hai vị quý tính đại danh là gì? Sư tôn là vị cao nhân nào?
Tạ Vũ Diệp đáp:
- Không dám! Tại sao họ Tạ thảo danh Vũ Diệp. Còn ân sư đã lâu không xuất hiện trong giang hồ nên không cho phép tiết lộ danh vĩ mình, xin tiền bối lượng thứ!
Chàng chỉ sang Lăng Vô Linh nói tiếp:
- Vị tiểu huynh đệ này là bằng hữu mới kết nghĩa với tại hạ, danh tính là Lăng Vô Linh.
Lăng Vô Linh thấy Phong ca ca giới thiệu mình đành phải đứng lên cúi mình thi lễ.
Nguyên từ đầu, thấy “Bách Tý Kim Cương” Cố Toàn thấy sư đệ mình hiếp bức hài tử Tiểu Hầu mà vẫn ngồi điềm nhiên uống rượu, Lăng Vô Linh đã thấy ghét. Về sau thấy hắn xuất toàn độc chiêu, mấy lần định đứng lên xuất thủ can thiệp nhưng đều bị Phong ca ca giữ lại.
Bây giờ nghe Phong ca ca nói hai người là “huynh đệ kết nghĩa”, Lăng Vô Linh rất cao hứng, tuy có ác cảm với Cố Toàn nhưng vẫn đứng lên hành lễ.
“Bách Tý Kim Cương” Cố Toàn vội hoàn lễ hỏi:
- Vị Lăng huynh đệ chắc lệnh sư không có điều cấm kỵ như sư phụ Tạ thiếu hiệp chứ?
Lăng Vô Linh đáp:
- Gia sư là “Hàn Nguyệt thần ni” ở “Hàn Nguyệt am”!
“Bách Tý Kim Cương” Cố Toàn liền chắp tay cung kính nói:
- Tại hạ từ lâu ngưỡng mộ đại danh “Hàn Nguyệt thần ni” tiền bối, không biết lão nhân gia hiện giờ có được an khang không? Không chỉ tại hạ mà cao thủ giang hồ đều ngưỡng mộ “Cửu U âm khí” của Thần ni là võ công tuyệt thế! Gia sư Nguyên Thông trưởng lão có duyên từng kiến diện Thần ni một lần, gia sư ca tụng Thần ni rất nhiều, tiếc là tại hạ chưa có cơ hội bái kiến.
Lăng Vô Linh nói:
- Gia sư thời gian này đang tĩnh tu nội công tâm pháp nên mấy năm nay hầu như không ra ngoài.
“Bách Tý Kim Cương” Cố Toàn nhìn lại Lăng Vô Linh nghĩ thầm:
- Xưa nay chưa nghe ai nói “Hàn Nguyệt thần ni” thu nhận nam đệ tử. Vị Lăng Vô Linh này dung mạo tuyệt trần, chẳng lẽ là thiếu nữ đóng giả nam trang?
Bấy giờ bạch y thiếu niên nghe “Bách Tý Kim Cương” Cố Toàn tự giới thiệu mình là đệ tử phái Côn Lôn thì phát hoảng bước lên thi lễ nói:
- Tiểu điệt Tô Tĩnh Nhân, ngoại hiệu “Vân Long Tiều Tử”. Trang chủ “Bàn Thạch sơn trang” chính là gia phụ. Vì không biết hai vị tiền bối là đệ tử phái Nga Mi nên lỡ mạo phạm. Xin hai vị niệm tình thân hữu giữa hai phái Côn Lôn và Nga Mi mà lượng thứ cho!
Vì Trang chủ “Bàn Thạch sơn trang” “Thiết Bút Tú Sĩ” Tô Hồng Đồ là tục gia đệ tử của Chưởng môn tiền nhiệm phái Côn Lôn, là sư đệ của vị Chưởng môn nhân hiện nhiệm “Thiên Ảo Thần Kiếm” “Vô Hồi Thần Kiếm” Tưởng Khắc Bình. Hai phái Nga Mi và Côn Lôn xưa nay vốn rất thân hữu nên Tô Tĩnh Nhân mới nói ra câu đó.
“Bách Tý Kim Cương” Cố Toàn nghe Tô Tĩnh Nhân giới thiệu xong rung động nghĩ thầm:
- Mô Phật! May mình chưa giết chết Tô Tĩnh Nhân, phụ thân hắn là “Thiết Bút Tú Sĩ” Tô Hồng Đồ, sư đệ của Chưởng môn nhân phái Côn Lôn. Nếu Tô Tĩnh Nhân bị giết, với tình thân hữu của hai phái Nga Mi và Côn Lôn, mình khó mà thoát được tội bị Chưởng môn nhân và sư phụ trục xuất khỏi môn đàn! May nhờ Tạ Vũ Diệp mới tránh được sai lầm chết người đó!
Nghĩ đoạn ôm quyền hoàn lễ đáp:
- Tại hạ có mắt không tròng nên vừa rồi đắc tội với Tô thiếu trang chủ, xin lượng thứ cho!
“Vân Long Tiều Tử” Tô Tĩnh Nhân vội nói:
- Cố tiền bối sao lại nói thế? Xung đột này là vãn bối mà ra, hơn nữa vì võ nghệ không tinh nên mứ bẩm báo với sư phụ thì việc lập phái làm sao mà tiến hành được?
Lăng Vô Linh hỏi:
- Nhưng vừa rồi vì sao muội không chịu bái sư?
Tô Ngọc Hân đáp:
- Không hiểu vì sao muội không thể quỳ xuống được.
Lăng Vô Linh nói:
- Đó là vì muội còn chưa thành tâm!
Tạ Vũ Diệp nghĩ thầm:
- Vừa rồi rõ ràng Lăng Vô Linh biết mình phát lực ngăn cản không cho Tô Ngọc Hân quỳ xuống, bây giờ lại nói thế, chứng tỏ vị đệ đệ này cũng là người rất tâm cơ đấy!
Tô Tĩnh Nhân nói:
- Hân muội! Ngươi xem trời đã sáng rồi! Tạ huynh và Lăng huynh đi đường từ kinh thành đến đây không nghỉ, có chuyện gì để sau hãy nói, bây giờ hãy về trang nghỉ ngơi đã!
Tô Ngọc Hân không dám cự nự nữa, cũng ngỏ ý mời hai vị ca ca trở về trang viện nghỉ ngơi.
*
Theo dự định của Tạ Vũ Diệp thì chàng và Lăng Vô Linh đến “Bàn Thạch sơn trang” chơi một ngày, hôm sau sẽ tiếp tục lên đường, nhưng lão Trang chủ nhất quyết không chịu, ép hai người lưu lại trang ít nhất là năm ba hôm để tận tình tiếp đãi.
Lăng Vô Linh tỏ ra rất quý mến Tô Ngọc Hân, ngày nào hai người cũng lên “Tinh Đấu Bình” cùng nhau luyện võ vừa nói chuyện say sưa tưởng chừng không bao giờ muốn rời xa.
Tạ Vũ Diệp thấy vậy lòng không nỡ, tiếp tục lưu lại “Bàn Thạch sơn trang”.
Thời gian trôi qua như nước chảy dưới chân cầu, thấm thoắt họ đã ở lại sơn trang mười mấy ngày...
Tối hôm đó tuy không trăng nhưng trời đầy sao, hôm ấy Lăng Vô Linh và Tô Ngọc Hân theo lệ thường vẫn lên “Tinh Đấu Bình” luyện kiếm nhưng quay về sớm hơn thường lệ.
Lúc đó chừng giữa canh hai, Tạ Vũ Diệp ngồi trong phòng khách dành riêng cho mình bàn tọa vận công, chàng chợt nghe trên mái nhà có tiếng bước chân đi rất khẽ, nghĩ thầm:
- Có tặc! Tên này xem ra khinh công rất cao minh!
Không cần nghĩ ngợi nhiều, chàng lao ra cửa sổ nhảy lên mái nhà, kịp thấy mấy bóng đen đã rời mái phòng mình nhảy xuống nhưng chưa chịu bỏ đi, thoắt ẩn thoắt hiện trong những lùm cây hướng tới dãy thư phòng của lão Trang chủ...
Không phải tặc nhân thì đối phương lén lút nửa đêm nhập trang để làm gì?
Tạ Vũ Diệp công lực rất cao nên mặc dù trong đêm tối, chàng vẫn nhìn rõ mọi vật như ban ngày, lập tức rời mái nhà nhảy xuống bám theo lũ tặc.
Tất cả gồm có năm tên, đều bận khinh trang màu trắng, thân pháp tên nào cũng rất cao minh.
Tới dãy thư phòng của Trang chủ, một tên đưa tay làm hiệu, năm tên tách thành năm hướng khác nhau tản đi các phòng.
Tên đưa tay làm hiệu thân hình ngủ đoản, người gầy bé, chắc tên này chỉ huy cả bọn.
Chờ bọn kia tản đi hết, hán tử thân hình ngủ đoản tiến đến cửa sổ thư phòng của “Thiết Bút Tú Sĩ”.
Tạ Vũ Diệp không biết có lão Trang chủ trong phòng hay không, chỉ thấy tặc nhân lấy trong túi ra một vật gì, giương tay chuẩn bị ném vào cửa sổ.
Lúc đó Tạ Vũ Diệp còn cách tặc nhân hai trượng nhưng chàng không thể chờ thêm, lập tức xuất “Đại Tu Di thần chỉ” điểm tới.
Tặc nhân vừa định phi ám khí đi thì bị luồng chỉ phong điểm trúng Kiên Tĩnh huyệt trên vai phải, cánh tay lập tức tê đi rủ xuống.
Tên này xem ra cũng rất cơ cảnh, biết gặp phải cao nhân không dám chần chừ thêm nữa, phi thân chạy biến vào đêm tối.
Tạ Vũ Diệp la to:
- Có tặc!
Đồng thời phóng chân đuổi theo tặc nhân.
Tiếng kêu của Tạ Vũ Diệp làm mấy người Tô Tĩnh Nhân, Lăng Vô Linh và Tô Ngọc Hân cùng thức giấc.
Bọn tặc nhân biết đã bị lộ sợ hãi chạy đi.
“Thiết Bút Tú Sĩ”, Tô Tĩnh Nhân, Lăng Vô Linh và Tô Ngọc Hân đuổi theo, tới gần một đình viện thì đuổi kịp, hai bên lập tức động thủ.
Tạ Vũ Diệp đuổi theo tên chỉ huy chừng nửa dặm thì hắn nhảy qua tường viện lao vào rừng mất hút, chàng đành quay trở lại tới đình viện thì thấy “Thiết Bút Tú Sĩ”, Tô Tĩnh Nhân, Lăng Vô Linh và Tô Ngọc Hân đang động thủ với bốn tặc nhân, cứ hai người tạo thành một cặp đấu, bất phân thắng bại.
Người của “Bàn Thạch sơn trang” thì lão Trang chủ “Thiết Bút Tú Sĩ” Tô Hồng Đồ võ công cao hơn cả, tuy vậy đấu với tặc nhân vẫn không chiếm được thượng phong.
Lăng Vô Linh và Tô Ngọc Hân đấu với nhị tặc, tuy trên hình thức đơn đả độc đấu nhưng bốn người này lại rất gần nhau, nhờ thế mà Tô Ngọc Hân võ công kém đối phương đôi chút nhưng thỉnh thoảng những lúc nàng bí thế thì lập tức được Lăng Vô Linh xuất thủ giải cứu nên Tô Ngọc Hân vẫn tiếp tục duy trì được.
Tạ Vũ Diệp chăm chú quan sát các đối thủ, chợt nhận ra trên mu bàn tay trái của cả bốn tặc nhân đều có vết ấn son, kinh ngạc nghĩ thầm:
- Thì ra bọn này lại là người của Cự Linh giáo, chẳng trách gì khinh công thân pháp của chúng cao cường như vậy.
Dần dần hai tặc nhân đấu với Lăng Vô Linh và Tô Ngọc Hân chiếm được ưu thế, vì Lăng Vô Linh lo chi viện cho Tô Ngọc Hân nên bị đối thủ bức vào thế hiểm, tiếp đó cả hai tên tăng cường tấn công làm Lăng Vô Linh và Tô Ngọc Hân phải dựa lưng vào nhau đối địch, tình thế càng lúc càng trở nên nguy ngập.
Tạ Vũ Diệp thấy vậy lập tức rút kiếm ra, vận “Ngô Dương thần khí” thi triển một chiêu trong “Vô Viêm Ngô Dương kiếm pháp” xông tới tặc nhân.
Kỳ chiêu vừa xuất, kiếm khí rít lên ghê rợn phân biệt công tới hai tặc nhân.
Chỉ một chiêu, hai tên này bị đánh bay kiếm khỏi tay, đồng thời bản thân chúng cũng bị kiếm khí điểm trúng huyệt đạo ngã lăn ra.
Tạ Vũ Diệp để mặc chúng nhảy sang tặc nhân đấu với Tô Tĩnh Nhân, cũng chỉ một chiêu điểm ngã tên này.
Tạ Vũ Diệp định lao sang giải quyết nốt tặc nhân cuối cùng đấu với lão Trang chủ, không ngờ nghe “Vút” một tiếng, một mũi ám khí loang loáng bắn thẳng tới mặt mình.
Chàng phản ứng rất nhanh, vung kiếm đánh bật ngay được ám khí.
Theo hướng mũi ám khí bay tới, Tạ Vũ Diệp dễ dàng xác định được từ trên ngọn cây cách bốn năm trượng, nhưng mới nhìn lên thì tặc nhân nấp trên đó đã lao vút đi.
Thấy trong số bốn tặc nhân thì ba tên đã bị ngã, Tạ Vũ Diệp không cần lo lắng đến sự an toàn của Lăng Vô Linh và ba phụ tử “Thiết Bút Tú Sĩ” nữa, phi thân đuổi theo tặc nhân chạy trốn.
Ra khỏi trang viện, Tạ Vũ Diệp thấy một bóng người bận bạch y lao vào rừng, không cần nghĩ ngợi gì nhiều ra sức đuổi theo.
Bạch y nhân đã phát hiện ra có người truy đuổi nên gia tăng thân pháp chạy rất nhanh.
Tạ Vũ Diệp nghĩ thầm:
- Trong số sáu người đến “Bàn Thạch sơn trang” thì chỉ có tên này không hiện thân, chứng tỏ hắn có thân phận cao nhất, chỉ đến khi đồng bọn quá nguy cấp mới xuất thủ ngăn chặn mình rồi chạy đi. Tô trang chủ, Lăng đệ đệ và huynh muội Tô Tĩnh Nhân dư sức khống chế bốn tặc nhân ở “Bàn Thạch sơn trang”, mình phải bắt cho bằng được tên này.
Trong rừng rậm rạp, chỉ cần cách xa ba bốn trượng là không thấy bóng người chạy phía trước, nhưng rừng rậm lại có lợi thế cho người truy đuổi là đối phương dù chạy đi đâu cũng phát ra thanh âm.
Tạ Vũ Diệp dùng thính giác để xác định phương hướng vẫn truy theo không bỏ.
Dường như tặc nhân cũng biết kẻ truy đuổi mình quyết tâm truy đuổi nên không dám dừng lại, có vẻ như hắn rất quen thuộc địa hình nên mấy lần bị Tạ Vũ Diệp bắt kịp nhưng vẫn thoát được.
Hai người một trước một sau chạy một mạch cho tới sáng, ít nhất đã vượt qua hơn trăm dặm, đột nhiên tặc nhân thay đổi phương hướng, đang chạy theo hướng đông chợt ngoặt sang hướng nam.
Tạ Vũ Diệp đuổi theo một lúc nữa chợt nhận thấy mình đang đứng ở bờ sông rất dốc.
Chàng thở dài tự nhủ:
- Nhất định tặc nhân đã lao xuống sông rồi! Làm sao mà bắt được hắn nữa?
Tuy Tạ Vũ Diệp võ công cao cường nhưng thủy tính lại kém, hồi nhỏ có mấy lần được nhị sư bá tập cho biết bơi rồi sau này tới Thiên Bồn Phong ở với “Bất Quần Tán Nhân” không có điều kiện luyện tập thủy công nữa...
Nhìn dòng sông khá rộng, nước chảy rất xiết, Tạ Vũ Diệp nghĩ thầm:
- Với tình hình này, chưa chắc tặc nhân đã dám bơi sang bên kia đâu mà có thể hắn xuôi xuống hạ du rồi quay lên bờ để cắt đuôi mình, cứ thử xuôi một quãng xem.
Nghĩ đoạn chàng xuôi theo bờ sông, quả nhiên đi được vài chục trượng thì bờ sông thoai thoải dần, trên bờ cây cối um tùm rậm rạp.
Tạ Vũ Diệp chọn vị trí quan sát thuận tiện rồi nấp vào một lùm cây rậm nhìn ra mặt sông.
Chàng vừa nép kín nhìn ra thì thấy một cái đầu người ngoi lên mặt nước.
Đó là một hán tử chừng ba mươi tuổi, trên mu bàn tay trái cũng có một vết ấn đỏ như son.
Hắn bơi vào bờ lấy một nắm bùn xoa lên mặt, yên chí là địch nhân đã bị mất dấu vết, hắn ung dung cởi bộ bạch y ra, vắt khô rồi lại mặc vào.
Tạ Vũ Diệp thầm tính toán:
- Lúc này mà mình xuất thủ khống chế hắn thì dễ như trở bàn tay, nhưng bây giờ trời đã sáng, hắn thoát đi đâu được mà lo? Cứ theo dấu vết hắn một lúc xem có phát hiện thêm được gì không, có thể dẫn đến một điểm liên lạc hay đầu mối nào đó...
Nghĩ thế, Tạ Vũ Diệp cứ nán mình chờ đợi, khi tặc nhân mặc y phục vào xong đi tiếp chàng mới bám theo.
Tặc nhân đi thêm hơn một dặm thì đột nhiên mất hút.
Tạ Vũ Diệp tìm thấy một thạch động nhỏ, tin chắc tặc nhân đã trốn vào đó, không chút do dự bước ngay vào.
Thạch động rất hẹp, chỉ một người chui vào lọt. Nhưng vào sâu thêm một chút thì mở rộng ra tới hai trượng. Đi thêm mấy bước thì thạch động mở ra thành hai nhánh.
Tạ Vũ Diệp đang lúng túng chưa biết đi theo hướng nào thì đột nhiên thấy trước mắt lóe lên hai ánh chớp.