Lui vào bóng tối
"
Ngày Quân Lực" năm đó được tổ chức hết sức linh đình. Xe tăng, đại pháo, mọi quân, binh chủng với quân phục mới tinh, oai hùng diễn hành trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Trên bầu trời, máy bay phản lực F-5 tung cánh sắt, lướt trên ngàn mây gió. Rõ ràng là hình ảnh của một Chính phủ, một quân đội đầy tự tín trên con đường xây dựng hoà bình, thịnh vượng.
Trước đấy, Tổng thống Nixon đã gửi đại diện sang Việt nam để gây ấn tượng cho tình đoàn kết giữa hai nước. Chỉ ba ngày sau Hiệp định, đài truyền hình Việt nam có phóng sự đặc biệt: Phó Tổng thống Spiro Agnew thăm viếng Sài gòn. Hôm đó là ngày 30 tháng Ba, 1973. Khi tới phi trường Tân Sơn Nhứt, vị quốc khách được đón tiếp linh đình. Hết sức ca ngợi Tổng thống Thiệu, ông Agnew nhắc tới lập trường Hoa kỳ là tiếp tục ủng hộ một Đồng minh trung thành của mình.
Dân chúng miền Nam thấy lên tinh thần. Sao mà nhanh thế? Vừa có đình chiến xong là đã có Phó Tổng thống Mỹ sang ủng hộ. Buổi chiều, phần tin tức hấp dẫn trong ngày được chiếu đi chiếu lại.
Bên ngoài thì rầm rộ lạc quan như thế, nhưng thực ra, bên trong hậu trường lại khác. Chuyến viếng thăm của ông Agnew đã báo hiệu một điềm dữ. Có cái gì đây chẳng được lành. Không phải là ông Phó Tổng thống đã tuyên bố hay mật đàm chuyện gì có phương hại cho hoà bình, nhưng cái nguy hiểm là những điều gì ông không nói.
Tổng thống Nixon đã hứa trong thư ngày 17 tháng Giêng, 1973 là khi tới Sà gòn, "Phó Tổng thống Agnew sẽ công khai cam kết những gì tôi đã hứa với Ngài…" Thế mà có thấy gì đâu: ngoài phi trường cũng như trong Dinh Độc Lập, chỉ thấy ông Agnew nói một cách chung chung quyết tâm ủng hộ Việt nam cộng hoà của Hoa kỳ. Người ta cho rằng ông chỉ lập lại những điểm gì đã được ông Kissinger soạn thảo sẵn từ Washington trước chuyến đi.
Và rồi chỉ có thế. Nhưng để an ủi Việt nam cộng hoà phần nào. John Negroponte, cố vấn của Kissinger về vấn đề Việt nam, người tháp tùng ông Agnew trong chuyến đi, đã kéo ông Hoàng Đức Nhã ra ngoài hiên sau một buổi họp và nói nhỏ:
- Tôi lấy làm tiếc vì những điều xảy ra mấy tháng trước đây. Chúng tôi biết không thể gây áp lực đối với các ông được, và bây giờ phải làm tất cả những gì có thể làm được để giữ lời hứa" (1).
Thật là khôn: bên ngoài và chính thức thì Phó Tổng thống không nói đến những cam kết nữa, ông Nhã là người đã đứng cạnh Tổng thống Thiệu trong những giờ phút căng thẳng trước Hiệp định Paris. Ông Negroponte sau này được cử làm đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Iraq thời hậu Saddam Hussein. Ông Thiệu kể lại là khi thấy Phó Tổng thống Agnew lờ đi về những cam kết của Tổng thống Nixon: "Tôi đã bắt đầu nghi ngờ Hoa kỳ từ lúc đó…"
Lại tìm củ cà rốt
Càng nghi ngờ, ông Thiệu lại càng sốt ruột. Trước khi ký kết Hiệp định, ông Nixon có hứa mời ông sang Mỹ để "chúng ta có dịp công khai nhắc lại mối hợp tác giữa hai nước và sự cam kết của Hoa kỳ". Sau chuyến viếng thăm của ông Agnew, cuộc họp mặt với Tổng thống Nixon trở nên cấp thiết hơn nữa. Rồi lại nghe tin không hay từ Washington về vụ Watergate. Dinh Độc Lập bối rối, hoang mang. Bây giờ mà không gặp được Nixon ngay là nguy to. Biết đâu vì chính trị nội bộ, cuộc họp lại bị hoãn chăng? Ông Thiệu tìm mọi cách để chuyến đi Mỹ sớm được thực hiện.
Tổng thống Nixon chính thức mời ông Thiệu sang Mỹ họp với ông vào ngày 3-4-1973. Tuy trong thư trước, Nixon đã nói tới San Clemente là nơi họp, nhưng ông Thiệu lại ngỏ ý muốn thăm viếng Hoa kỳ tại thủ đô Washington. Là một nguyên thủ quốc gia, ông muốn được tiếp đón với đầy đủ nghi lễ. Sau cùng, Đại sứ Trần Kim Phượng đã điều đình để ông Thiệu được đón tiếp như một quốc khách ở San Clemente. Việt nam gửi một phái đoàn tiền phong sang Washington để cùng phía Mỹ hoạch định chương trình cho cuộc họp. Hàng không Việt nam thuê một phi cơ 707 của Pan American, sơn cờ Việt nam, chở Tổng thống để tăng phần trang trọng và chủ quyền quốc gia.
Ngoài hồ sơ về viện trợ quân sự, ông Thiệu mang theo hồ sơ kinh tế. Tuy nhu cầu vừa tái thiết vừa phát triển đòi tới cả tỷ đô một năm, nhưng phải thực tế mà đề nghị. Ban Kinh tế Tài chánh (với các ông Phạm Kim Ngọc, Hà Xuân Trừng) đem ra những con số khiêm nhượng. Theo
"Chương trình phát triển 1973-1980", Việt nam cộng hoà chỉ yêu cầu Mỹ tiếp tục viện trợ kinh tế 650 triệu đô la (1973) và 780 triệu (1974), rồi giảm dần xuống tới mức không đáng kể vào năm 1980 (95 triệu). Hy vọng là từ năm 1981 trở đi thì Việt nam cộng hoà có thể tự túc tự cường, khỏi phải đi xin xỏ nữa.
Không may là chỉ vài ngày trước khi ông Thiệu lên đường, vụ Watergatc lại vỡ lở lớn. Toà Bạch Ốc lo âu, bối rối vì báo chí đã phát giác: có "nhiều nhân vật cao cấp" trong chính quyền nhúng tay vào việc che chở cho vụ ăn cắp tài liệu của đáng Dân chủ ở toà nhà Watergate..
Ngày 29-3-1975, Tổng thống Nixon buộc phải bãi bỏ đặc quyền hành pháp để xúc tiến vụ điều tra này. Trong tình trạng đó, chuyến công du của Tổng thống Thiệu có thể được ví như một đoạn phim ngừng lại giây lát trước khi những biến cố chính xảy ra. Lúc này đầu óc ông Nixon đã rối bời, còn tâm trí nào mà tiếp đón ông Thiệu!
Tuy nhiên, lễ đón tiếp được cử hành khá trang trọng. Một hàng lính danh dự đứng dàn chào khi ông Thiệu tới San Clemente. Ông Nixon tiếp ông Thiệu trong khuôn viên biệt lập của Casa Pacifica. An ninh được bảo đảm chu toàn vì tư dinh này cách ngăn xa lộ chính, chỉ có một ngả đi vào thì đã được canh phòng cẩn mật. Nếu lái xe từ Orange County xuống San Diego, ta nhìn thấy San Clemente nằm kề bãi cát thoai thoải bên bờ Thái Bình Dương. Trời xanh, mây trắng, khí hậu mát mẻ của miền ôn đới sánh với cái nóng hừng hực ở Sài gòn lúc vào hè. ông Thiệu tuy mệt sau chuyến bay dài, nhưng cũng thấy thoải mái và có hy vọng.
Ông hy vọng Nixon sẽ
"công khai tái xác nhận những bảo đảm của Hoa kỳ" như đã hứa ngày 17 tháng 1, 1973. Nhưng ngược lại, chỉ hai giờ đồng hồ sau khi đáp xuống San Clemente, hai phụ tá Tổng thống là Ron Ziegler và Bob Haldeman đã nói ngay với ông Nhã là
"sẽ không có bản thông cáo chung giữa hai Tổng thống" sau
cuộc họp. Ông Thiệu bàng hoàng, "Họ đối xử với Đồng minh như vậy đấy ư? Nói với họ tôi sẵn sàng trở về Sài gòn, và hãy chuẩn bị phi cơ đi!". Ông Kissinger được thông báo về vụ đổ bể này, vội gặp Nhã và quả quyết: "Đó chỉ là sự hiểu lầm, sẽ có bản tuyên cáo chung" (2).
Bữa tiệc ở dinh Casa Pacifica được coi là quốc yến. Tuy nhiên chưa thấy bao giờ quốc yến để khoản đãi vị nguyên thủ một quốc gia Đồng minh mà lại chỉ vỏn vẹn có mười hai người tham dự, kể cả chủ và khách. Lý do phía Mỹ đưa ra là "không đủ chỗ ngồi". Trong bữa cơm, ông Thiệu cố nhá miếng bít tết dày cộm khó tiêu để khỏi phụ lòng chủ nhân. Về sau ông nghe chuyện báo chí chỉ trích ông Nixon là đã đãi ông Thiệu bít-tết trong khi giá thịt bò đang leo thang, ông phàn nàn "tôi đâu có muốn ăn thịt bò". Phái đoàn tiền phong của Việt nam đã không được hỏi ý kiến trước về thực đơn.
Sau bữa ăn tại tư dinh ông Nixon, phái đoàn Việt nam có muốn đáp lễ bằng một bữa tiệc ở khách sạn Century Plaza ở Los Angeles. Nhưng phía Mỹ từ chối vì lý do an ninh. Ông Kissinger sau này viết lại trong hồi ký của ông là trên thực tế, ông ta sợ "biểu tình và không đủ số người dự tiệc" (3).
Đối với ông Thiệu, điểm đặc biệt của chuyến công du là lối tiếp tân thân mật của ông Ronald Reagan, thống đốc Calilornia tại khách sạn Beverly Wilshire. Trước đây, ông Thiệu đã tiếp đón ông Reagan nồng hậu khi ông viếng thăm Sài gòn. Hồi đó, ông có tặng ông Reagan một cái ngà voi và nói đùa với ông ta:
"Một ngày nào đó, Ngài sẽ lên voi".
Không ngờ mà lại thành sự thật. Tổng thống Reagan thành công vẻ vang trong cả hai nhiệm kỳ.
Trong buổi tiếp tân hôm ấy có mặt hai tài tử nổi tiếng là Zsa Zsa Gabor và John Wayne. John Wayne có cảm tình ngay với ông Thiệu và cố làm cho ông vui, mặc dù có biểu tình phản chiến ngay trước khách sạn. John Wayne vừa nói đùa với ông Thiệu vừa lấy tay làm cử chỉ như người nắm lấy hai thanh niên biểu lình, giơ cao lên và đập đầu vào nhau:
"Ông có biết tôi sẽ làm gì không?
Tôi sẽ tóm cổ tụi nó và xách đi như trong phim xi-nê vậy" (4).
Khi cuộc họp chấm dứt là tới lúc công bố bản thông cáo chung của hai bên. John Holdridge thuộc Hội đồng Cố vấn an ninh và phụ tá H. R. Haldeman lại giở giọng: không muốn nói rõ ràng chi tiết về viện trợ kinh tế. Phía Việt nam muốn ông Nixon hứa hẹn cho rõ. Ông Nhã hồi tưởng lại:
"Chúng tôi phải tranh đấu từng gang tấc cho bản thông cáo này". Cuối cùng còn vài phút trước khi họp báo, phía Hoa kỳ nhượng bộ.
Ông Thiệu kể lại là lúc Tổng thống Nixon tạm biệt để tiễn ông lên trực thăng ra phi trường, hồn vía ông ta như ở đâu đâu. Trực thăng vừa cất cánh, ông đã quay gót trở lại, vội vã đi vào nhà. Ông Thiệu nhớ lại những lần trước gặp Nixon ở Sài gòn hoặc ở đảo Midway năm 1969, lễ nghi tiễn biệt đã kéo dài, ông ta vui vẻ giơ tay vẫy thật lâu (5). Tuy linh cảm là có chuyện khó khăn, ông Thiệu cũng đã có được sự tái xác nhận về những cam kết yểm trợ Việt nam cộng hoà. Một tháng sau khi trở về, vào ngày 20 tháng Năm 1973, ông ra Quốc hội công bố những biện pháp "Tái thiết kinh tế hậu chiến". Mục tiêu đề ra là tới năm 1980 thì Việt nam cộng hoà sẽ phát triển tới mức tự túc, tự cường. Ông nói là trong vòng bảy năm tới, với viện trợ Hoa kỳ đầy đủ, Miền Nam sẽ dốc toàn lực vào lãnh vực kinh tế và phát triển xã hội. Nghe phấn khởi quá, các nghị sĩ, dân biểu đứng lên vỗ tay rần rần, nồng nhiệt hưởng ứng.
Viện trợ lại thành con tinNgày 29 tháng Ba, 1973, nhóm tù binh Mỹ cuối cùng rời Hà Nội. Tưởng rằng vậy là xong xuôi, ngờ đâu lại có tin Kissinger sắp đi Paris để
"đàm phán" thêm. Ông Thiệu càng nghi ngờ chắc lại sắp có chuyện gì đây. Y như năm 1968, Nixon vừa lên ngôi lần thứ hai là lại trở mặt. Kissinger sắp đàm phán với phái đoàn Bắc Việt một
"Thông cáo" (
Commumqué) về việc thực thi Hiệp định đình chiến. Một lần nữa, mối giây liên lạc Mỹ-Việt rơi vào khủng hoảng. Hiệp định Paris ký rồi, bây giờ Mỹ lại bắt nhượng bộ thêm? Theo như
"thông cáo", một sự kiện ít ai để ý tới, là Bắc Việt lại có quyền
di chuyển quân dụng qua vùng Phi quân sự (DMZ).Ông Thiệu cho rằng trong suốt thời gian tranh đấu tại hoà đàm, Bắc Việt chỉ nhượng bộ một điểm là không chuyển quân qua vùng Phi Quân Sự. Giờ đây, chỉ bốn tháng sau, Kissinger lại qua Paris và nhường thêm điểm chót. Ông Thiệu chua chát hỏi lại: làm sao quân dụng như xe tăng, tàu bò có thể đi qua vùng DMZ mà không có "tài xế" và "nhân viên" bảo trì đi coi?" Và khi nhượng điểm chót này, vĩ tuyến thứ 17 không còn là ranh giới rõ rệt của miền Nam nữa.
Thế là viện trợ lại trở thành con tin. Lời đi tiếng lại giữa hai ông Nixon và Thiệu vào giai đoạn này còn gay gắt hơn lúc Tuyển cử xong rồi, Washington đã rảnh tay, hết lo Sài gòn chống đối. Ngày 21 tháng Năm 1973 (tức ngày 22/5 giờ Sài gòn), Tổng thống Nixon gửi Phụ tá Ngoại trưởng William Sullivan sang Sài gòn mang theo một mật thư.
Sao mà quá bén nhậy: vừa đúng hai ngày sau khi ông Thiệu đưa chương trình tái thiết ra Quốc hội, Nixon đã đem ngay "kế hoạch kinh tế dài hạn Ngài vừa công bố" ra mặc cả.
Ông viết:
White HouseNgày 21 tháng Năm 1973Thưa Tổng thống,"Khi ở San Clemente, tôi đã nói với Ngài về việc xin Quốc hội Hoa kỳ viện trợ đầy đủ nó khó khăn như thế nào. Tuy nhiên tôi cũng đã nói với Ngài là chúng tôi sẽ dồn mọi nỗ lực để không những xin đầy đủ viện trợ cho nhu cầu hiện tại của Việt nam cộng hoà, mà còn yểm trợ cho nhũng kế hoạch kinh tế dài hạn mà Ngài vừa công bố. Nỗ lực này đang tiến hành tốt đẹp và được đặt vào ưu tiên hàng đầu….Nhưng tôi thẳng thắn khuyên cáo Ngài rằng chỉ có mối bất đồng nhỏ nhoi giữa chúng ta trong tình thế này cũng đủ làm tiêu tan nỗ lực trên. Tôi tin chắc rằng Ngài sẽ cân nhắc kỹ lưỡng điều trên khi đọc lá thư này.Trân trọng(ký) Richard NixonKhi ông Thiệu vẫn không đồng ý ký vào bán thông cáo, Nixon đi đến chỗ quyết liệt:
White HouseNgày 6 tháng 6, 1973Thưa Tổng thống,"Quyết định mà Ngài phải làm là chỉ thị cho đại diện của Ngài đi Paris để cùng với Tiến sĩ Kissiger ký vào Thông cáo như hiện trạng…, hoặc ngược lại, Ngài không chịu ký, huỷ bỏ Hiệp định, và chịu hậu quả thảm khốc không thể tránh được….Đó là sự nhận định tình hình trung thực của tôi, sự lựa chọn thật rõ ràng…Tôi tin tưởng ở sự hiểu biết bao quát của Ngài về những quyền lợi chung của chúng ta và sẵn sàng trả lời thuận trước 12 giờ trưa ngày 7 tháng 6, giờ Sài gòn".Trân trọng,(kí) Richard M. NixonÔng Thiệu viết thư trả lời Nixon, giải thích tại sao phía VNCH không chấp nhận được. Trong khi đó, ông cho báo chí ở Sài gòn bình luận rộng rãi về bản Thông cáo là rất bất lợi cho VNCH.
Vừa nhận được thư, Nixon hồi âm cùng một ngày:
White HouseNgày 7 tháng 6, 1973Thưa Tổng thống,Tôi không thể lường đoán nổi hậu quả quyết định của Ngài trước Quốc hội và công luận Hoa kỳ. Hậu quả đó chắc chắn sẽ bất lợi cho Ngài và có thể gây tai hoạ. Tôi rất tiếc và buồn phiền khi thấy công cuộc mà chúng ta đã cùng nhau chia sẻ rất nhiều nay bị sụp đổ như thế này.Xin Ngài trả lời cho chúng tôi trước 8 giờ sáng ngày 8 tháng 6, giờ Paris để tiện tiến hành".Trân trọng(kí) Richard M. NixonĐọc tới chữ "tai hoạ", ông Thiệu phê ở ngoài lề bức thư:
"Chúng ta phải chuẩn bị cẩn thận cho biến cố này".Thế rồi trong văn thư đề ngày 8 tháng 6, 1973 trả lời ông Nixon, ông Thiệu vẫn nói là phía VNCH đồng ý để Hoa kỳ và Bắc Việt ký kết với nhau
trên nguyên tắc, rồi sau đó hai bên sẽ kêu gọi (appeal) cả Chính phủ VNCH và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời (CMLT) chấp hành những điều khoản của bản Thông cáo.
Không được, Tổng thống Nixon đã phản ứng ngay. Ông Thiệu đang ngủ khi Văn phòng đánh thức ông dậy: có thông báo khẩn cấp. Lúc 2 giờ đêm, Ngoại trưởng Trần Văn Lắm chuyển cho ông một phiếu trình, kèm theo một thư mới của Tổng thống Nixon gửi cùng ngày (8 tháng 6, 1973): Việc gì gấp rút đến nỗi chính Phó Đại sứ đã đến tận nhà để đánh thức ông Ngoại trưởng dậy! Ông Lắm phải chuyển ngay giữa đêm để còn kịp đối phó, vì trong thư, ông Nixon tỏ ra hết sức cứng rắn. Cùng một ngày, mồng 8 tháng 6, (9 tháng 6, giờ Sài gòn) Nixon lại gửi một thông điệp nữa:
White HouseNgày 8 tháng 6, 1973Thưa Tổng thống,Nếu cuộc thương thuyết này thất bại thì sẽ có sự đối chất giữa hai bên. Tôi sẽ bác bỏ lý do không chịu ký kết của Ngài và tôi sẽ công khai tố cáo Ngài đã cản trí việc đi tìm một giải pháp cho hoà bình….Rất có thể Quốc hội sẽ ngưng viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho đến khi Ngài chịu ký…Tôi cần sự chấp thuật của Ngài để kịp chỉ thị cho phái đoàn Hoa kỳ ở Paris trước 7 giờ sáng ngày 9 tháng 6, giờ Paris…"Trân trọng,(kt) Richard M. NixonÔng Thiệu đọc lá thư cẩn thận. Ông phê nhiều điểm loằng ngoằng, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, Pháp vào phiếu chuyển thư của Đại sứ Whitehouse để Hội đồng an ninh quốc gia làm việc:
"Unbalanced and Unjust" (không quân bình và bất công). Ông còn viết thêm bằng nét bút chì đậm: … Hoa kỳ để VNCH với "no choice" (không có lựa chọn nào tốt hơn)… để tỏ ra xây dựng và thiện chí, nhận những tối đa, chứ không nói "không" một cách thẳng thừng" (ông viết tắt lên văn bản: "chữ O nói NON Flatly", chữ O hay "phi" có nghĩa là "không".
Và cứ như vậy, thư đi, thư lại trong bốn ngày từ mồng 8 tới 11
tháng 6, lời lẽ mỗi lúc một căng thẳng hơn. Tới ngày 13 tháng 6 thì thời hạn chót đã tới. Một tối hậu thư được tống đạt:
White HouseNgày 13 tháng 6, 1973Thưa Tổng thống,Lá thư của Ngài đề ngày 12 tháng 6, là một đòn giáng mạch vào tình bằng hữu, sự tương kính và quyền lợi chung của chúng ta."Nếu Ngài lựa chọn đường lối này, thì chính là Ngài đã vạch ra chính sách trong tương lai của Hoa kỳ đối với Việt nam rồi. Tôi sẽ bắt buộc chịu ý Quốc hội và công luận Hoa kỳ chỉ yểm trợ chút ít những nhu cầu có tính cách nhân đạo cho nhân dân miền Nam và, trên căn bản công bình đi nữa, tôi sẽ bỏ qua những quyết định và nhiệm vụ khó khăn để yểm trợ quân sự và kinh tế (cho VNCH) như chúng ta đã thảo luận ở San Clemente."Đây không còn phải là vấn đề của người đi thương thuyết, hay của một luật gia, hay chuyên gia nữa. Đây là vấn đề trước tiên giữa tôi và Ngài. Sự lựa chọn là do Ngài."Xin Ngài hiểu cho rằng, tôi sẽ nói tất cả những sự dè dặt, những điều cần sửa đổi thêm, trì hoãn, hay những hành động đính lạc hướng ra ngoài (chỉ) một việc là đồng ý ưng, thuận, (tôi sẽ coi đó) là một quyết định trực tiếp và cố tình của Ngài để chấm dứt mối tình giao hiện hữu giữa hai Chính phủ Hoa kỳ và VNCH "Trân trọng,(kt) Richard M. NixonÔng Nixon đã khoá chặt lại cái tủ của ông Thiệu. Câu giờ, lánh né, mưu lược, xoay xở đã tới lúc vô hiệu. Lời lẽ hăm doạ cay đắng lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Chẳng bù cho những thông điệp nhẹ nhàng, ve vãn lúc tuần trăng mật do bà mối Anne Chennault chuyển vào mùa thu 1968. Nó đầy sức quyến rũ, thuyết phục.
Ông Thiệu phê vào bên lề câu cuối cùng:
"Quá đáng! Ông nói chứ tôi hoặc ND VNCH (Nhân dân Việt nam cộng hoà), hay ND USA (nhân dân Hoa kỳ) nào có quan niệm như vậy"(6).
Đây là bức thư cuối cùng của Tổng thống Nixon. Câu ông Thiệu phê như trên cũng là cảm nghĩ cuối cùng của ông về hành động của Nixon-Kissinger.
Bản Thông cáo được ký kết vào lúc 4 giờ chiều ngày 13 tháng 6 tại Paris. Về phương diện lãnh thổ, biên giới của Miền Nam đã trở nên lu mờ. Trên thực tế, nó không còn nữa.
Lùi vào bóng tối
Mọi chuyện sắp xếp cho hoà bình Việt nam như vậy là xong. Kissinger vội vã bay về Washington để còn theo đuổi những tham vọng khác.
Ngày 22 tháng 8, 1973 Kissinger lên chức Bộ trưởng ngoại giao thay ông Rogers;
Gần hai tháng sau đó, Hiệp định Paris lại mang tới cho ông vinh dự của giải thưởng Nobel về Hoà Bình (Việt nam); và như vậy, thay vì nói
"Hoà bình đang trong tầm tay" (Peace is at hand) nhẽ ra ông phải nói
"Hoà bình đang trong tầm tay của tôi"; và thay vì tuyên bố đã có
"Hoà bình và danh dự", ông nên tuyên bố:
"Hoà bình và danh dự cho tôi" thì mới đúng.
Về phía VNCH, từ giờ phút này đã trở nên cô thân cô thế, chỉ còn hy vọng rằng đã chịu đấm thì được ăn xôi, rằng những cam kết tại San Clemente sẽ được tôn trọng.
Thế nhưng, San Clemente chỉ là trạm dừng chân của Tổng thống Thiệu trước khi ông rời khỏi trọng tâm chú ý của Hoa kỳ.
Kể từ khi ký xong Bản Thông Cáo, hai ông Nixon và Kissinger hầu như đã chôn vùi Miền Nam vào dĩ vãng. Trước đó, khi có nhu cầu thì chỉ trong thời gian từ 31 tháng 1, 1971 tới 13 tháng 6, 1973, ông Nixon đã viết cho ông Thiệu tới 27 bức thư. Từ lúc đó cho tới khi ông từ chức (ngày 8 tháng 8, 1974) thì tuyệt nhiên không còn thư từ, thăm viếng, trao đổi gì nữa. Lời ông Winiam Sullivan, Phụ tá Thứ Trưởng ngoại giao tóm tắt về quan điểm của Hoa kỳ lúc ấy:
"Chúng tôi hy vọng rằng Dông Dương sẽ lui vào chỗ của nó trong bóng tối, và nó xứng đáng như vậy(7)"
.Chú thích:(1) Phỏng vấn Hoàng Đức Nhã, 13-5-1985.
(2) Phỏng vấn Hoàng Đức Nhã, 23-7-1985.
(3) Henry Kissinger,
Years of Upheaval, trang 310.
(4) Phỏng vấn Hoàng Đức Nhã, 23-7-1985.
(5) Phỏng vấn Tổng thống Thiệu, ngày 4-4-1978.
(6) Phỏng vấn Tổng thống Thiệu, ngày 4-4-1978
(7) N.T. Hưng and Jerrold Schecter,
The Palace File, p.170.