ội trưởng Jacques Méliès quỳ gối trước cái xác của Caroline Nogard. Trên khuôn mặt với đôi mắt lộn tròng, vẫn là vẻ nhăn nhúm kinh hãi ấy, vẫn là chiếc mặt nạ sửng sốt đến khiếp sợ ấy. Anh quay về phía thanh tra Cahuzacq. - Rõ là không có dấu vết phải không Emile? - Than ôi đúng là không. Chuyện lại tái diễn: không vết thương, không vũ khí, không hiện tượng bẻ khóa, không dấu hiệu. Chỉ một lớp sương mù dày đặc! Đội trưởng lấy đống kẹo cao su ra. - Chắc chắn là cửa được cài then, Méliès nói. - Ba ổ khóa đóng, hai ổ khóa mở. Dường như vào lúc chết, cô ta đang cố làm cho một trong mấy ổ khóa ở cánh cửa bọc sắt hoạt động. - Vấn đề còn phải xem xét là liệu cô ta làm thế để mở hay để đóng, Méliès càu nhàu. (Cuối cùng anh cúi xuống kiểm tra vị trí hai bàn tay.) Để mở! anh thốt lên. Kẻ sát nhân ở bên trong và cô ta tìm cách chạy trốn... Ông là người đầu tiên đến đây phải không Emile? - Thì cũng như mọi khi. - Ông có thấy lũ ruồi không? - Lũ ruồi á? - Phải, lũ ruồi. Những con ruồi giấm, nếu ông thích gọi thế hơn! - Vụ án nhà Salta khiến anh xáo trộn mất rồi. Vì lẽ gì mà điều ấy khiến anh quan tâm đến thế? - Quan trọng lắm đấy, lũ ruồi ấy mà! Những thông tin tuyệt vời đối với một thám tử! Một trong các thầy giáo của tôi khẳng định có thể giải quyết được mọi vụ chỉ cần dựa vào việc kiểm tra lũ ruồi. Viên thanh tra khẽ bĩu môi ngờ vực. Lại một trong mấy trò chẳng ra gì mà giờ người ta rao giảng ở các trường đào tạo cảnh sát mới đây mà! Cahuzacq chỉ tin vào những phương pháp hữu ích cổ xưa song dù sao ông cũng đồng ý trả lời. - À ừ, tôi nhớ ra vụ anh em nhà Salta nên tôi đã nhìn. Lần này các cửa sổ đều đóng cả, và nếu có ruồi thì chúng vẫn ở đó. Nhưng điều gì khiến anh phải chú tâm vào chuyện này? - Lũ ruồi đóng vai trò cốt yếu. Nếu ruồi xuất hiện, đó là vì có tồn tại một lối đi ở đâu đấy. Nếu ruồi không xuất hiện, đó là vì căn hộ hoàn toàn kín bưng. Cứ liên tục đưa mắt dò xét mọi phía, cuối cùng đội trưởng cũng nhận thấy một con ruồi trên một góc trần nhà màu trắng. - Nhìn kìa Emile! Ông thấy nó trên kia chứ? Như thể khó chịu vì bị quan sát, con ruồi bèn bay đi. - Nó cho chúng ta thấy hành lang trên không của nó! Nhìn kìa, Emile. Kẽ hở nhỏ phía trên cửa sổ ấy, hẳn nó bay vào qua đường này. Con ruồi bay vòng vòng một hồi rồi đậu xuống phô tơi. - Từ đây, tôi có thể khẳng định với ông nó là một con ruồi xanh ve. Nghĩa là con ruồi thuộc nhóm thứ hai. Lại thứ biệt ngữ khó hiểu gì thế này? Méliès bèn giải thích: - Ngay khi có một người chết, lũ ruồi sẽ lao tới. Nhưng không phải tất cả mọi con ruồi, và cũng không phải bất cứ lúc nào. Diễn tiến vở múa là bất dịch. Thoạt tiên là màn hạ cánh của những con ruồi xanh lơ (calyphora), những con ruồi thuộc nhóm thứ nhất. Chúng xuất hiện chỉ năm phút sau cái chết. Chúng thích máu nóng. Nếu địa hình có vẻ thuận lợi, chúng sẽ đẻ trứng vào thịt rồi bỏ đi ngay lúc cái xác bắt đầu nặng mùi. Tức thì chúng bị thay thế bởi nhóm thứ hai, nhóm của những con ruồi xanh ve (muscina). Lũ ruồi này ấy mà, chúng thì lại thích thịt hơi hơi ôi một chút. Chúng nhấm nháp, đẻ trứng, rồi nhường chỗ cho lũ ruồi xám (sarcophaga), những con ruồi thuộc nhóm thứ ba vốn chuộng thịt lên men hơn cả. Cuối cùng là lũ ruồi pho mát camembert (piophila) và lũ ruồi mỡ lá (ophira). Năm nhóm ruồi tiếp nối nhau như vậy trên mấy cái tử thi của chúng ta. Nhóm nào hài lòng với phần của nhóm nấy và để nguyên vẹn phần của những nhóm khác. - Chúng ta thật nhỏ nhoi, viên thanh tra thở dài, vẻ hơi kinh tởm. - Điều đó còn tùy xem là với ai. Một cái xác thôi là đủ làm cho hàng trăm con ruồi no nê. - Rất tốt. Nhưng thế thì có liên quan gì đến cuộc điều tra của chúng ta? Jacques trứng mang trong mình những bằng chứng, những miêu tả, những ý tưởng độc nhất. Vừa tiến bước giữa các dãy trứng, Chli-pou-ni vừa kể chuyện. Nó phát hiện ra Mẹ Belo-kiu-kiuni giao thiệp với những Ngón Tay dưới lòng đất lúc nó chiếm được Cấm Thành của Bel-o-kan. Mẹ hoàn toàn bị những Ngón Tay làm mờ mắt. Mẹ nghĩ chúng là một nền văn minh hoàn hảo. Mẹ nuôi dưỡng chúng và để đổi lại, chúng dạy Mẹ những điều lạ lùng. Bánh xe chẳng hạn. Đối với kiến chúa Belo-kiu-kiuni, các Ngón Tay là những con vật lành hiền. Mẹ mới nhầm lẫn làm sao! Giờ Chli-pou-ni đã có bằng chứng. Mọi chứng cớ đều trùng khớp nhau: chính những Ngón Tay đã phóng hỏa Bel-o-kan và giết chết Belo-kiu-kiuni, kiến chúa duy nhất muốn hiểu chúng. Sự thật đáng buồn là nền văn minh của những Ngón Tay dựa vào... lửa. Chính vì vậy, Chli-pou-ni không muốn đối thoại với chúng nữa, không muốn nuôi dưỡng chúng nữa. Chính vì vậy, Chli-pou-ni cho bịt kín lối đi thông qua sàn đá hoa cương. Chính vì vậy, Chli-pou-ni kiên quyết loại chúng khỏi Trái đất. Ngày càng nhiều báo cáo thám hiểm nhấn mạnh thông tin tương tự: những Ngón tay đốt lửa, chơi với lửa, sản xuất các vật dụng hỗ trợ lửa. Loài kiến không thể cho phép những kẻ mất trí ấy trường tồn. Nếu không thế giới sẽ đi thẳng đến ngày tận thế. Thử thách mà Bel-o-kan từng phải chịu đựng đã chứng minh điều đó. Lửa!... 103 683 cử động tỏ vẻ ghê tởm. Giờ nó đã hiểu rõ hơn nỗi ám ảnh của Chli-pou-ni. Tất cả loài kiến đều biết lửa là gì. Xưa kia chúng cũng đã khám phá ra nhân tố này. Giống như con người vậy: do tình cờ. Sét đánh vào một cái cây nhỏ. Một cành cây bùng cháy rơi xuống giữa đám cỏ. Một con kiến lại gần để nhìn rõ hơn cái mẩu mặt trời đang đen sạm đi quanh nó ấy. Tất cả những gì bất thường đều được lũ kiến tìm cách mang về tổ. Lần đầu tiên đó đã thất bại. Các lần tiếp theo cũng vậy. Thường thì lửa tắt ngấm ngay giữa đường. Và rồi, vì cứ mỗi ngày lại lấy vài cành dài hơn nên một kiến trinh sát kinh nghiệm đã mang được một cành về ven tổ. Nó đã chứng tỏ rằng việc vận chuyển các mẩu mặt trời là hoàn toàn khả thi. Các chị em của nó mở tiệc mừng nó. Lửa mới kỳ diệu làm sao! Nó mang đến năng lượng, ánh sáng, sự ấm áp. Và màu sắc thì phải nói là tuyệt đẹp! Đỏ, vàng, trắng và thậm chí xanh lơ nữa. Chuyện xảy ra cách đây không lâu lắm, khoảng năm mươi triệu năm gì đó. Với các loài côn trùng có tính xã hội, ai nấy còn nhớ rất rõ. Vấn đề: lửa không cháy vĩnh viễn. Nên phải đợi sét nổ ra lần nữa và than ôi! sét thường kèm theo mưa khiến lửa tắt ngấm. Để bảo vệ kho báu rực sáng của mình tốt hơn, một con kiến đã nảy ra ý tưởng đưa lửa vào đô thị xây bằng cành cây của chúng. Một sáng kiến tai hại! Dĩ nhiên lửa sẽ cháy lâu hơn song cũng đồng thời thiêu hủy ngay lập tức những nóc vòm cành con, khiến hàng nghìn trứng, kiến thợ và kiến lính chết. Chẳng ai ca ngợi nhà canh tân kia. Nhưng thực tế mà nói, cuộc tìm kiếm lửa mới chỉ bắt đầu. Lũ kiến là như vậy. Chúng luôn khởi đầu bằng một trong những giải pháp tồi tệ nhất rồi mới khám phá ra giải pháp đúng đắn nhất thông qua nhiều điều chỉnh liên tiếp. Lũ kiến đã mất rất nhiều thời gian minh chứng cho chủ đề này. Chli-pou-ni mở pheromon trí nhớ ghi lại các công việc của chúng ra. Thoạt tiên chúng nhận thấy lửa rất dễ lây lan. Chỉ cần đến gần lửa là đủ để bản thân mình cũng bốc cháy. Đồng thời, nghịch lý thay, nó cũng lại rất mong manh. Một cái đập cánh đơn giản của con bướm và rồi nó chỉ còn là nhúm khói đen bay lên trong không khí. Về phần mình, nếu muốn dập lửa, cách tiện nhất đối với loài kiến vẫn là bắn axit formic ít đặc lên đó. Những con kiến thợ tiền trạm từng bắn vào đống cháy ấy thứ axit quá mạnh đã nhanh chóng biến thành mấy cái mỏ hàn rồi những ngọn đuốc sống. Sau này, tức cách sự kiện ấy bảy trăm năm mươi nghìn năm, lũ kiến phát hiện ra, cũng vẫn do tình cờ, khi chúng thử làm mọi thứ và bất cứ cái gì (đó cũng là hình thức khoa học của chúng), rằng chúng có thể “xây dựng” lửa mà không phải đợi sét. Lúc cọ hai chiếc lá khô vào nhau, một con kiến thợ đã thấy chúng tóe ra khói rồi bùng cháy. Thử nghiệm ấy được tái diễn, được nghiên cứu. Từ đó lũ kiến biết nhóm lửa theo ý mình. Một thời kỳ hưng thịnh tiếp nối khám phá lớn lao ấy. Hầu như hằng ngày, mỗi cái tổ đều tìm ra những ứng dụng mới. Lửa phá hủy đám cây quá cản trở, nghiền nát những vật liệu cứng nhất, hồi sinh năng lượng sau mỗi kỳ ngủ đông, chữa trị một vài căn bệnh và nhìn chung là khiến màu sắc mọi vật trở nên tươi đẹp. Hứng thú bn thọt trút bầu tâm sự. Năm ngoái, khi vụ đại hỏa hoạn tàn phá Bel-o-kan và giết chết kiến chúa Belo-kiu-kiuni, lũ kiến mùi đá đã mất luôn cả lẽ sống. Chúng đã phải đối mặt với những cuộc càn quét quy mô lớn do Chli-pou-ni, tân kiến chúa, phát động. Do đó, lũ kiến mùi đá đã trở thành lũ kiến nổi loạn và ẩn mình trong cái hang này. Rồi chúng mở lại lối đi trên sàn đá hoa cương, chúng nuôi dưỡng các Ngón Tay bằng cách ăn cắp thức ăn song trên hết, chúng tiếp tục đối thoại với đại diện của các Ngón Tay, Tiến sĩ Livingstone. Ban đầu mọi thứ vận hành rất hoàn hảo. Tiến sĩ Livingstone phát đi những thông điệp đơn giản: “Chúng tôi đói”, “Tại sao kiến chúa lại từ chối nói chuyện với chúng tôi?” Các Ngón Tay được thông tin về hoạt động của lũ kiến nổi loạn và khuyên chúng nên tiến hành hoạt động biệt kích nhằm ăn cắp thức ăn một cách kín đáo nhất có thể. Các Ngón Tay luôn cần số lượng thức ăn nhiều quá mức nên không phải lúc nào cũng dễ dàng cung cấp thức ăn cho họ mà không bị phát hiện. Tất cả những chuyện đó cứ diễn ra bình thường. Cho đến một ngày, các Ngón Tay phát đi bức thông điệp với giọng điệu hoàn toàn khác biệt. Bài diễn văn có mùi kỳ lạ ấy khẳng định rằng loài kiến đã đánh giá thấp các Ngón Tay, rằng các Ngón Tay đã ỉm chuyện này đi cho đến bây giờ nhưng thực ra họ chính là đức chúa của loài kiến. “Đức chúa” ư? Từ đó có nghĩa là gì? chúng tôi hỏi. Các Ngón Tay giải thích cho chúng tôi hay đức chúa có nghĩa là gì. Theo họ, đó là những con vật dựng xây nên thế giới. Tất cả chúng tôi đều thuộc “trò chơi” của họ. Một con kiến thứ ba đến quấy nhiễu TĐTĐ. Vẻ sốt sắng, nó thông báo: Các đức chúa đã phát minh ra mọi thứ, họ có quyền lực tuyệt đối, họ hiện diện khắp mọi nơi. Họ thường xuyên dõi theo chúng ta. Cái thực tế bao quanh chúng ta chỉ là một dàn cảnh do các đức chúa nghĩ ra để dễ kiểm tra chúng ta hơn. Khi trời mưa, đó là vì các đức chúa đổ nước. Khi trời nóng, đó là vì các đức chúa tăng nhiệt độ mặt trời. Khi trời lạnh, đó là vì họ hạ nhiệt độ xuống. Các ngón tay là những đức chúa. Con thọt diễn giải bức thông điệp kỳ lạ. Chẳng có gì trên thế giới này tồn tại được nếu không có các Ngón Tay đức chúa. Lũ kiến là tạo vật của họ. Chúng chỉ đang vật lộn sinh tồn trong một thế giới nhân tạo, do các Ngón Tay nghĩ ra đơn giản để mua vui. Đó là những gì Tiến sĩ Livingstone đã nói ngày hôm ấy. 103 683 lưỡng lự. Tại sao, trong hoàn cảnh ấy, các Ngón Tay lại chết đói dưới lớp ván sàn của Cấm Thành? Tại sao họ lại là tù nhân dưới lòng đất? Tại sao họ lại cho phép một con kiến nuôi mong ước phát động thập tự chinh chống lại họ? Con thọt thừa nhận rằng những lời khẳng định của Tiến sĩ Livingstone vẫn chứa đựng một vài lỗ hổng. Song ngược lại, lợi thế chính của họ là giải thích được vì sao loài kiến tồn tại, vì sao thế giới lại như thế này. Chúng tôi từ đâu tới, chúng tôi là ai, chúng tôi đi đến đâu? Khái niệm “đức chúa” rốt cuộc đã giải đáp cho toàn bộ câu hỏi này. Dù sao đi nữa, hạt giống cũng đã được gieo. Bài diễn văn “thần thánh” đầu tiên này đã khiến một đám kiến nổi loạn ngây ngất và khiến nhiều kiến nổi loạn khác bối rối. Tiếp đó chỉ là những tuyên bố thông thường không nhắc gì đến “đức chúa” cả. Không ai nghĩ tới điều ấy nữa cho đến vài ngày sau, lời lẽ “thần thánh” đầy ấn tượng vang lên tuyệt hơn qua râu Tiến sĩ Livingstone. Nó lại tái gợi hình ảnh một vũ trụ nằm dưới sự kiểm soát của các Ngón Tay, khẳng định rằng không có gì là ngẫu nhiên, rằng tất cả những gì diễn ra dưới đây đều được ghi lại và được chỉ dẫn. Rằng kẻ nào không tôn trọng các “đức chúa” hoặc không nuôi dưỡng họ sẽ bị tổn thương. Râu 103 683 rối bù lên vì ngạc nhiên trước điều này. Chưa bao giờ trí tưởng tượng của nó, dù phóng khoáng đến đâu theo chuẩn mực loài kiến, lại có thể hình dung ra một ý tưởng kinh khủng như ý tưởng về những loài động vật khổng lồ, kiểm soát thế giới và theo dõi từng người dân một trên thế giới. Tuy nhiên nó nghĩ rằng các Ngón Tay thực sự đang phí hoài thời gian. Song nó vẫn lắng nghe phần tiếp theo của câu chuyện con thọt kể. Lũ kiến nổi loạn nhanh chóng hiểu rằng Tiến sĩ Livingstone đang phát biểu hai bài diễn văn với tinh thần hoàn toàn khác nhau. Theo đó, khi Tiến sĩ nói về đức chúa nghĩa là những con kiến hữu thần được nhắc đến còn những con khác rút lui. Khi Tiến sĩ gợi ra các chủ đề “thông thường” những con kiến hữu thần bỏ đi. Kết quả là tình trạng phân chia dần dần xuất hiện trong lòng cộng đồng kiến nổi loạn thân-các Ngón Tay. Có những con kiến hữu thần, có những con kiến vô thần, song giữa chúng không tồn tại bất hòa. Dù lũ kiến vô thần cho rằng lũ kiến hữu thần có lối cư xử rất phi lý và xa lạ với văn hóa loài kiến. 103 683 ngừng TĐTĐ. Nó chùi râu và hỏi bâng quơ: Ai trong số các cô là kiến hữu thần? Một con kiến tiến lên. Tên tôi là 23 và tôi tin vào sự tồn tại của các đức chúa toàn năng. Con thọt trao đổi riêng với 103 683 rằng những con kiến hữu thần luôn tuôn ra mấy câu sáo rỗng kiểu thế dù thường thì chúng chẳng hiểu nghĩa là gì. Thế nhưng điều ấy lại có vẻ không khiến chúng khó chịu. Ngôn từ càng khó hiểu, chúng càng thích lặp đi lặp lại. Về phần mình, 103 683 không hiểu làm thế nào mà cái vị Tiến sĩ Livingstone ấy lại có thể sở hữu hai nhân cách khác nhau cùng lúc. Có lẽ đó chính là bí ẩn của các Ngón Tay, con thọt trả lời. Tính hai mặt của họ. Ở họ, cái đơn giản song hành cùng cái phức tạp, các pheromon thường nhật song hành cùng các bức thông điệp trừu tượng. Nó cũng nói thêm rằng hiện tại, lũ kiến hữu thần chỉ chiếm thiểu số nhưng đảng phái của chúng không ngừng tiến bộ. Một con kiến trẻ chạy ào đến và chìa ra cái vỏ kén bướm mà con kiến lính chôn ở lối vào chuồng bọ hung. Của chị phải không? 103 683 thừa nhận và chìa râu về phía kẻ mới đến, hỏi: Còn cô? Cô là gì? Hữu thần hay vô thần? Con kiến trẻ rụt rè nghiêng đầu. Nó biết mình đang nói chuyện với ai: một con kiến lính lừng danh và từng trải. Nó cân nhắc tính chất quan trọng của điều nó sắp nói. Tuy nhiên, từ ngữ cứ thế phụt ra khỏi nơi sâu thẳm nhất trong ba bộ não của nó: Tên tôi là 24. Tôi tin vào sự tồn tại của các đức chúa toàn năng. 36. BÁCH KHOA TOÀN THƯ SUY NGHĨ: Suy nghĩ con người có thể làm được mọi việc. Trong những năm 50, một tàu công ten nơ của Anh chở những chai rượu Madère từ Bồ Đào Nha cho dỡ hàng xuống một cảng thuộc Scotland. Một thủy thủ đi vào phòng lạnh kiểm tra xem liệu mọi thứ có được giao đúng hay không. Không biết có người ở trong, một thủy thủ khác đóng cửa lại từ bên ngoài. Kẻ bị nhốt cố hết sức đập vào các vách ngăn, nhưng không ai nghe thấy tiếng anh và con tàu lại lên đường trở về Bồ Đào Nha. Người đàn ông bị nhốt có đủ thức ăn nhưng anh biết mình sẽ không thể sống sót trong chỗ đông lạnh ấy. Tuy nhiên, anh dồn hết nghị lực bứt lấy một mẩu kim loại và giờ qua giờ, ngày qua ngày, khắc lên các vách câu chuyện về nỗi thống khổ mình phải trải qua. Một cách vô cùng tỉ mỉ, anh kể lại quá trình hấp hối của mình. Cái lạnh khiến anh tê cóng thế nào, đóng băng mũi anh ra sao trong khi các ngón tay ngón chân anh trở nên dễ vỡ như thủy tinh. Anh miêu tả không khí buốt giá khiến anh bỏng rát. Rồi dần dần toàn cơ thể anh cứng lại thành một khối băng. Khi con tàu thả neo ở Lisbonne, viên thuyền trưởng mở công ten nơ đó ra và phát hiện thấy người thủy thủ đã chết. Ông đọc được trên các vách cuốn nhật ký chi tiết kể về những cơn đau đớn đáng sợ của anh. Thế nhưng đó không phải điều đáng ngạc nhiên nhất. Viên thuyền trưởng nâng nhiệt kế bên trong công ten nơ lên xem. Nhiệt kế chỉ 190C. Bởi công ten nơ không đựng hàng nên hệ thống làm lạnh không được kích hoạt suốt cuộc hành trình trở về. Người đàn ông ấy chết chỉ bởi anh nghĩ mình lạnh. Anh là nạn nhân của chính trí tưởng tượng của mình. Edmond Wells, Bách khoa toàn thư kiến thức tương đối và tuyệt đối, quyển II. 37. NHIỆM VỤ SAO THỦY Tôi muốn gặp Tiến sĩ Livingstone. Mong muốn của 103 683 không thể được thỏa mãn. Bằng toàn bộ râu của mình, lũ kiến nổi loạn soi nó một cách khẩn nài. Chúng tôi cần chị cho việc khác. Con kiến thọt giải thích. Hôm trước, lúc con kiến lính ở chỗ kiến chúa, một nhóm kiến nổi loạn đã xuống bằng lối đi dưới cái trần đá hoa cương. Chúng gặp Tiến sĩ Livingstone và thông báo cho Tiến sĩ hay biết vụ thập tự chinh chống lại các Ngón Tay. Đó là Tiến sĩ Livingstone với lời phát ngôn hữu thần hay vị Tiến sĩ với lời phát ngôn vô thần? 103 683 hỏi. Không. Đó là vị Tiến sĩ vô thần, có lý và cụ thể, nói về những chuyện đơn giản và thẳng thắn vừa tầm mọi cái râu. Dù sao đi nữa, Tiến sĩ Livingstone và những Ngón Tay thường vẫn phát biểu qua ông đều không phát điên khi biết một phái đoàn sẽ đi đến nơi tận cùng thế giới để tiệt diệt tất cả các Ngón Tay. Ngược lại, họ đón nhận điều đó như một tin tức vô cùng tốt lành, thậm chí còn nói rằng đây là cơ hội duy nhất không được bỏ lỡ. Các Ngón Tay suy nghĩ rất lâu. Tiến sĩ Livingstone truyền đi các chỉ thị, các mệnh lệnh cho một nhiệm vụ của riêng họ, nhiệm vụ được họ gọi là “nhiệm vụ Sao Thủy”. Nhiệm vụ này sẽ trực tiếp kết nối với cuộc thập tự chinh về phía Đông và hòa vào cùng cuộc thập tự chinh ấy. Vì chính chị sẽ dẫn dắt các đoàn quân của Bel-o-kan nên chị cũng sẽ phù hợp hơn cả với việc đưa nhiệm vụ Sao Thủy đi đến thành công. 103 683 tìm hiểu trách nhiệm mới của mình. Hãy chú ý! Hãy cân nhắc tầm quan trọng của những gì chị cần để chiến thắng. Nhiệm vụ Sao Thủy có thể làm thay đổi bộ mặt thế giới. 38. Ở PHÍA DƯỚI - Bà tin là nó có thể thành công với nhiệm vụ Sao Thủy ư? Augusta Wells đã trình bày xong kế hoạch của bà dành cho loài kiến. Người phụ nữ già nua đưa một bàn tay bị căn bệnh thấp khớp làm chi biến dạng lên quẹt trán và thở dài: - Lạy Chúa, miễn là con kiến đỏ hung bé nhỏ ấy thành công! Mọi người lặng lẽ quan sát bà. Một vài người mỉm cười. Họ buộc phải tin tưởng vào lũ kiến nổi loạn này. Họ không được lựa chọn. Họ không biết tên của con kiến gánh vác nhiệm vụ Sao Thủy, nhưng ai nấy đều cầu nguyện cho nó không bị giết chết. Augusta Wells nhắm mắt lại. Một năm đã trôi qua kể từ ngày họ ở dưới này, cách mặt đất nhiều mét. Dù đã trăm tuổi nhưng bà vẫn nhớ mọi chuyện. Thoạt tiên là con trai bà, Edmond, sau khi vợ chết, đã đến ngụ cư ở số 3 phố Sybarites, cách rừng Fontainebleau hai bước chân. Vài năm sau đó, khi đến lượt mình cũng qua đời, ông để lại một lá thư cho người thừa kế là cháu họ Jonathan của mình. Một lá thư kỳ quặc với câu dặn dò duy nhất: “Đừng bao giờ xuống hầm.” Vì lạc hậu, bà Augusta Wells lúc ấy không hề nghĩ rằng đó là lời kích động hiệu quả nhất. Dù sao, thì Parmentier cũng đã quảng bá được thứ khoai tây không ai thèm của mình bằng cách trồng chúng trên một đám ruộng rào kín và được bao quanh bằng những tấm biển: “Tuyệt đối cấm vào”. Ngay đêm đầu tiên, lũ trộm đã chôm luôn đống củ quý giá và một thế kỷ sau, khoai tây chiên trở thành thành phần chủ chốt của ngành thực phẩm thế giới. Vậy là Jonathan Wells đã xuống hầm cấm. Anh không trở lên nữa. Cô vợ Lucie của anh cũng liều đi tìm anh. Rồi cậu con trai Nicolas của anh. Rồi các thành viên đội cứu hỏa do thanh tra Gérard Galin cử xuống. Rồi các viên cảnh sát do đội trưởng Alain Bilsheim cử xuống. Cuối cùng là chính bà, Augusta Wells, cùng Jason Bragel và Giáo sư Daniel Rosenfeld. Tổng cộng có tất cả mười tám người cùng ùa vào cái cầu thang xoáy trôn ốc dài bất tận ấy. Tất cả họ đã đối mặt với lũ chuột cống, đã giải quyết câu đố sáu que diêm tạo thành bốn hình tam giác. Họ đã đi qua cái lờ ép cơ thể lại như để tái sinh. Họ đã trở lên và rơi vào bẫy. Họ đã vượt qua những nỗi sợ trẻ con và những cái bẫy trong vô thức, vượt qua cơn mệt mỏi, vượt qua ý niệm về cái chết. Cuối cuộc hành trình dài, họ đã phát hiện ra ngôi đền dưới lòng đất, được xây thời Phục hưng, ở phía dưới một tấm đá lát hoa cương lớn, tấm đá lát hoa cương này lại nằm dưới một tổ kiến. Jonathan đã chỉ cho họ thấy phòng thí nghiệm bí mật của Edmond Wells. Anh đã bày ra trước mắt họ bằng chứng chứng tỏ tài năng thiên bẩm của ông bác già của anh, đặc biệt cỗ máy ông sáng chế mang tên “Đá Hoa thị”, vốn giúp hiểu được ngôn ngữ tỏa mùi của loài kiến và nói chuyện với chúng. Từ cỗ máy thò ra một cái ống nối với đoạn dây dò, hay chính xác hơn là một con kiến nhựa, vừa được dùng làm mic vừa được dùng làm loa. Cái máy này chính là sứ giả của họ giữa cộng đồng kiến, Tiến sĩ Livingstone. Qua người phát ngôn của mình, Edmond Wells đã từng đối thoại với kiến chúa Belo-kiu-kiuni. Họ không có thời gian trao đổi nhiều nhưng đủ để đánh giá được hai nền văn minh tồn tại song song của họ chưa có khả năng giao thoa ở điểm nào. Jonathan đã kế tục ngọn đuốc bác mình bỏ lại và dẫn dắt cả nhóm đi theo đam mê của ông. Anh luôn thích thú khi nói họ giống như các nhà du hành vũ trụ trong một buồng du hành không gian đang cố giao tiếp với người hành tinh khác. Anh khẳng định: “Chúng tôi đang thực hiện những gì có thể sẽ là trải nghiệm hấp dẫn nhất của thế hệ chúng tôi. Nếu chúng tôi không đối thoại thành công với loài kiến, chúng tôi sẽ chẳng thể đối thoại thành công được với bất kỳ loài nào khác có trí tuệ, dù trên Trái đất hay ngoài Trái đất.” Hẳn nhiên là anh có lý. Nhưng có lý quá sớm phỏng có ích gì? Cộng đồng không tưởng của họ hoàn hảo chẳng được bao lâu. Họ đã phải đối mặt với những vấn đề tế nhị nhất, họ đã bị ngưng trệ bởi những vấn đề tầm thường nhất. Một ngày kia, một lính cứu hỏa cộc lốc nói với Jonathan: - Có lẽ chúng ta giống như các nhà du hành vũ trụ trong buồng du hành nhưng họ ấy mà, hẳn họ sẽ xoay xở để mang theo số đàn ông và phụ nữ bằng nhau. Trong khi chúng ta ở đây có tới mười lăm người đàn ông đang tuổi xuân sắc và chỉ có một phụ nữ duy nhất. Đừng nói đến bà già và thằng oắt con nhé! Jonathan Wells phụt ra câu trả lời: - Ở loài kiến cũng vậy, cũng chỉ có một con cái với mười lăm con đực! Họ phá lên cười. Họ không biết nhiều lắm về những chuyện đang diễn ra trên kia, trong tổ kiến, nếu có cũng chỉ là kiến chúa Belo-kiu-kiuni đã chết và kiến chúa kế tục Belo-kiu-kiuni không muốn nghe nhắc đến họ. Thậm chí nó còn cắt đứt nguồn thực phẩm cung cấp cho họ. Không đối thoại cũng chẳng thức ăn, trải nghiệm của họ nhanh chóng trở thành địa ngục. Mười tám con người bị bỏ đói, bị giam hãm trong một cái hầm: tình huống chẳng dễ quản lý. Chính đội trưởng Alain Bilsheim là người đầu tiên, vào một buổi sáng nọ, phát hiện ra “hộp đựng đồ lễ vật” ở trong tình trạng rỗng không. Thế là họ đành phải ăn đồ dự trữ, chủ yếu là những cây nấm mà họ học được cách trồng ở dưới lòng đất. Ít nhất họ cũng không thiếu nước mát nhờ có nguồn nước ngầm, họ cũng không thiếu không khí nhờ mấy cái ống thông gió. Nhưng không khí, nước và nấm, cứ như lễ ăn chay vậy! Rốt cuộc một cảnh sát bùng nổ. Thịt, anh ta đòi thịt tươi. Anh ta gợi ý chơi trò rút thăm xem ai phải làm món thịt tươi cho những người khác ăn. Và anh ta không hề đùa cợt! Augusta Wells nhớ chuyện đó như thể khung cảnh đau buồn ấy mới xảy ra ngày hôm qua. - Tôi muốn ăn! viên cảnh sát gào lên. - Nhưng chẳng có gì nữa cả. - Có đấy! Có chúng ta! Chúng ta có thể người này ăn được người kia. Một số người nào đó được chọn ngẫu nhiên sẽ phải hy sinh bản thân để những người khác sống sót. Jonathan Wells đứng dậy. - Chúng ta không phải lũ súc vật. Chỉ loài vật mới ăn thịt lẫn nhau. Chúng ta, chúng ta là con người, con người! - Chẳng ai ép anh biến thành kẻ ăn thịt người cả, Jonathan ạ. Chúng tôi tôn trọng các ý kiến của anh. Nhưng nếu anh từ chối ăn thịt người anh có thể trở thành bữa ăn của họ. Nói đến đó, viên cảnh sát thể hiện một cử chỉ đồng lõa với một trong số các đồng nghiệp của anh ta. Họ cùng nhau trói Jonathan lại và tìm cách đánh gục anh. Anh thoát được ra, cố hết sức đấm đá. Nicolas Wells cũng tham gia vụ ẩu đả. Cuộc ẩu đả lan rộng. Người phản đối và kẻ ủng hộ chuyện ăn thịt người ai nấy đứng về phe của mình. Ngay sau đó họ lao vào đánh nhau, ngay sau đó máu chảy. Một vài cú đánh được tung ra với dụng ý giết chóc. Những kẻ thèm khát thịt người giành lấy những mảnh chai vỡ, những con dao, những mẩu củi để đạt được mục đích dễ hơn. Ngay cả Augusta, Lucie và cậu nhóc Nicolas cũng trở nên điên cuồng, cào cấu, đạp chân, đấm tay. Có lúc người bà còn cắn một cái cẳng tay vung ra đúng tầm miệng mình nhưng hàm răng giả của bà rụng cái rụp. Dù sao cơ bắp con người cũng thật chắc. Bị cách ly dưới mặt đất nhiều mét, họ đánh nhau với sự dữ dội của những con thú bị kẹt. Cứ thử nhốt mười tám con mèo vào một cái hòm một mét vuông trong vòng một tháng mà xem, có thể bạn sẽ có được cái nhìn bao quát về tính tàn bạo của cuộc ẩu đả mà nhóm người không tưởng kia đã lao vào ngày hôm đó, cái nhóm người từng nghĩ sẽ giúp nhân loại tiến hóa ấy. Không cảnh sát cũng chẳng nhân chứng, họ hoàn toàn mất kiềm chế. Có một người chết. Một lính cứu hỏa nạn nhân của một nhát dao. Đám cử tọa kinh hoàng dừng ngay lập tức cuộc chiến lại và chiêm ngưỡng thảm họa. Không ai nghĩ tới việc ngốn ngấu xác chết. Tâm trí mọi người bình tĩnh lại. Giáo sư Daniel Rosenfeld chấm dứt cuộc tranh lộn: - Chúng ta sa ngã quá rồi! Con người ăn lông ở lỗ vẫn ẩn nấp trong chúng ta và chẳng cần phải cào sâu lớp lịch sự của chúng ta ra mới thấy con người ấy tái xuất. Năm nghìn năm văn minh chẳng có trọng lượng gì. (Ông thở dài.) Lũ kiến hẳn sẽ coi thường chúng ta lắm nếu lúc này chúng thấy chúng ta đang giết chóc lẫn nhau vì miếng ăn! - Nhưng..., một cảnh sát định nói. - Anh im đi, đồ ấu trùng người! giáo sư quát. Không một loài côn trùng có tính xã hội nào, dù là con gián, lại dám cư xử giống như những gì chúng ta vừa làm. Chúng ta tự coi mình là vật báu của tạo hóa, ồ! hãy để tôi cười khẩy. Cái nhóm chịu trách nhiệm báo trước con người tương lai này cư xử như một bầy chuột cống. Tự nhìn mình đi, các anh sẽ thấy các anh đã biến nhân loại của mình thành thứ gì. Không ai đáp lời. Mọi ánh mắt lại nhìn xuống xác người lính cứu hỏa. Không lời nào được thốt ra, mọi người vội vã đào cho anh ta một nấm mộ trong góc đền. Họ vừa chôn anh ta vừa hát một bài kinh cầu nguyện ngắn. Chỉ bạo lực tột đỉnh mới có thể ngăn chặn bạo lực ngay tức thì. Họ quên bẵng những đòi hỏi của cái dạ dày, họ liếm láp vết thương của họ. - Tôi không phản đối gì một bài giảng triết học hay ho, nhưng dù vậy tôi vẫn muốn biết làm thế nào chúng ta có thể xoay xở để sống sót được, thanh tra Gérard Galin nói. Quả là ý tưởng ăn thịt lẫn nhau thật suy đồi nhưng biết làm gì khác để sống đây? Ông gợi ý: - Nếu tất cả chúng ta cùng tự tử một lúc thì sao nhỉ? Chúng ta sẽ thoát được mọi đớn đau và nhục nhã mà con kiến chúa Chli-pou-ni ấy bắt chúng ta phải chịu đựng. Đề xuất này chẳng khiến ai hào hứng cả. Galin hét lên: - Nhưng chết tiệt, tại sao lũ kiến lại cư xử độc ác với chúng ta như vậy? Chúng ta là những con người duy nhất hạ cố nói chuyện với chúng, lại còn bằng ngôn ngữ của chúng nữa chứ, và nhìn xem chúng cảm ơn chúng ta thế nào! Để chúng ta chết ngoéo! - Ồ, chẳng có gì phải ngạc nhiên cả, Giáo sư Rosenfeld nói. Ở Liban, thời kỳ hay xảy ra các vụ bắt cóc con tin, bọn bắt cóc ưu tiên giết những ai nói tiếng Ả Rập. Chúng sợ người ta hiểu chúng. Có lẽ cái con Chli-pou-ni kia cũng sợ chúng ta hiểu nó. - Nhất định chúng ta phải tìm ra cách gì đó để thoát khỏi tình huống này mà không ngốn ngấu lẫn nhau cũng không tự vẫn! Jonathan thốt lên. Họ lặng thinh và suy ngẫm bằng toàn bộ trí óc mà mấy cái bụng háu ăn của họ cho phép. Rồi Jason Bragel lên tiếng: - Tôi nghĩ mình biết phải làm thế nào... Augusta Wells nhớ lại và mỉm cười. Ông ấy biết phải làm thế nào. Chú thích cho "Bí quyết thứ nhất"
1. Một trong những thành phần cơ bản cấu thành nên vật chất trong Mô hình chuẩn của vật lý hạt. (Mọi chú thích không có lưu ý thêm đều của người dịch.) 2. Tên một ngọn núi ở thành phố Pompéi. Năm 79, một vụ phun trào dung nham từ ngọn núi này đã phá hủy Pompéi cùng một số thành phố khác nhưng kì lạ thay, tro bụi lại trở thành chất ướp xác người hoàn hảo, giữ nguyên tư thế lúc chết của những người dân ở đây cho đến tận ngày nay. 3. Piere de Rosette: mảnh bia đá trên có khắc một sắc lệnh của pharaon Plolémée đệ ngũ bằng hai thứ tiếng: Ai Cập cổ và Hy Lạp cổ, và bằng ba loại chữ viết: chữ tượng hình Ai Cập, chữ giản lược Ai Cập cổ và chư Hy Lạp. Mnahr bia này có kích cỡ là 112 cm x 76 cm, bé dày là 28cm.
1. Một trong những thành phần cơ bản cấu thành nên vật chất trong Mô hình chuẩn của vật lý hạt. (Mọi chú thích không có lưu ý thêm đều của người dịch.) 2. Tên một ngọn núi ở thành phố Pompéi. Năm 79, một vụ phun trào dung nham từ ngọn núi này đã phá hủy Pompéi cùng một số thành phố khác nhưng kì lạ thay, tro bụi lại trở thành chất ướp xác người hoàn hảo, giữ nguyên tư thế lúc chết của những người dân ở đây cho đến tận ngày nay. 3. Piere de Rosette: mảnh bia đá trên có khắc một sắc lệnh của pharaon Plolémée đệ ngũ bằng hai thứ tiếng: Ai Cập cổ và Hy Lạp cổ, và bằng ba loại chữ viết: chữ tượng hình Ai Cập, chữ giản lược Ai Cập cổ và chư Hy Lạp. Mnahr bia này có kích cỡ là 112 cm x 76 cm, bé dày là 28cm.