i!... khô... Ông có đàn lộn nào tốt bằng đàn lộn dà tôi. Nó ăn rõ diều, hìng dư đó đâu xem con nào đợc làm thịt tước để cới Cang-Ngrào vậy!... Ngồi lên những bó củi, những trũa gỗ đặt quanh cái bàn rất thấp, mọi người đang uống rượu mừng cơm mới ở nhà cụ tổng Khoan. Mặt bàn phủ lá chuối đầy ộn những thịt lợn thái to bằng cái lượt thưa, những đống muối ớt, những bát canh bí, những nắm cơm nương và những quả bàu đầy rượu. Ông trương, ngồi cạnh cụ tổng, lúc đó đã say, mặt tía hắt, mắt lờ đờ. Nghe cụ tổng nhắc đến việc cưới Cang-Ngrào, trên nét mặt ông bỗng thoáng có vẻ buồn bực. Ông giận bà trương cố tình gàn quải cuộc nhân duyên đã gần mỹ mãn ấy. - Ừ, con lộn đầu đàn bỏ sỏ, bỏ loòng còn đợc đèn ngót tạ... Kể nó cũng thục thú lắm, ăn cổ mìng, nó món giả nộ mìng lá vẻ!... Ông trương thì khoe: - Lúa nhà tôi, mùa này thực không đủ chỗ chứa... Gùng ni ọ, năm nào cũng thế thì... - Còn tôi – ông khan Thi ngoạm cả một khúc dồi, ngồm ngoàm nói – không thấy năm nào săn bắn khó khăn bằng năm nay!... Hưu nai, gà vịt, hình như sợ mình trốn đâu mất cả!... Mọi người, nghe ông khan nói thánh chợt nhớ đến câu chuyện hùm gấu đánh nhau, đều bật cười. Peng-Lang cau mày nghĩ ngợi, nào chuyện dị cô ngăn trở việc nhân duyên của cô với Cang-Ngrào; chuyện anh chàng lạ mặt ngoài tỉnh đã gọi trai Đèo Hoa là một lũ ngợm, chuyện Cang-Ngrào bị hất hủi vì chẳng giàu có bằng ai... Bấy nhiêu tâm sự ngổn ngang, khiến cho Peng-Lang không giữ nổi vẻ buồn rầu hiện trên nét mặt. - Peng-Lang à!... Ngồi ăn với Peng-Lang, «gia» vui sướng lắm nè!... cứ nhìn nhau cũng đủ no. Peng-Lang nhìn Cang-Ngrào một cách ái ngại: - Gia cũng vui sướng lắm, Cang-Ngrào ọ! Ông khan Thi nháy mắt bảo hai người: - Eng chị vui lắm à! ...cóóng cổ con lộn đây nè! Nói đoạn ông bê cả một cái chân giò đưa lên miệng gặm: Peng-Lang đỏ mặt: - Phẩy! Ông khan cóóng lảo bệ! Cang-Ngrào nắm tay Peng-Lang cười: - Gia sẵng mề! Cô gục đầu vào vai anh, âu yếm: - Gia sẵng Cang-Ngrào!... Trên mặt bàn, thịt, lòng, xôi, rượu kế tiếp nhau hết nhanh như biến. Cái vui trong cuộc rượu đó là cái vui nặng nề thô kệch của một hạng người còn dã man. Cụ tổng đứng dậy, khật khưỡng nói: - Vôống rượu mừng côm mối mà khôông hát à? Dứt lời, cụ cất cái giọng lệnh vỡ hát bài tả cảnh làm ruộng: Giào chinh giề!... Nào chá tàng tô man mô oa tê... - Phấy! hát thế không vui đâu nè. Để yên nghe câu này nhé! Tài săn bắn... nhưng ôông khán Thi ta Suốt đời nghè... èo... kh ó... ó... Của troong dà chỉ co... ó... ó... nái lộn lang Mắt thì híp... bụng thì oỏng, lại gầy làng dàng. Mà tíng cũng ong ong như... bà khán...!Mọi người cười sặc sụa! Bà khán Thi nhăn mặt lườm chồng: - Coóng lảo nè!.. để cho Cang-Ngrào hát! - Vảy, bà khán khôông thích nghe ông khán hát à?... - Cang-Ngrào áy dủng páy! Cang-Ngrào vốn nổi tiếng về cái giọng hát não nùng làm cho người nghe dễ cảm. Anh hát một cách tự nhiên, không lấy giọng điệu gì cả, hình như cần phải giải tỏ những tình tự chứa chất trong tâm hồn. Cang-Ngrào ưa nhất bài hát kể tâm sự một chú quyền bị tình nhân phụ bạc: Xưa có anh Tô-Chố, Mãn việc quan ngày nọ về làng. Mừng làm sao!... lại gặp Gầng-Phầng, Anh chẳng biết... Gầng-Phầng đà phụ nghĩa. Gầng-Phầng ném bỏ hết thề xưa, Đau và giận, Tô-Chố ngẩn ngơ buồn bã... Lên rừng xanh, hoa xưa rơi lả tả, Xuống bờ khe, nước cũ đã khan dòng... Gầng-Phầng ơi!... nỡ phụ lòng!...- À nỏ, Cang-Ngrào áy dũng mấn thảy nè! Cang-Ngrào hát buồn lắm nhỉ! Mọi người cùng khen một câu gọn gàng thành thực đủ diễn được cái cảm giác chung. Peng-Lang cười đau, gạt thầm nước mắt. Cô tự nghĩ «cái anh chàng mắt xanh ở ngoài tỉnh, nếu được nghe Càng-Ngrào hát hay thế chắc chẳng còn dám bảo là ngợm nữa!» Cô đồ ghét anh và càng yêu mến Cang-Ngrào vô hạn. Trời xế chiều. Mọi người còn ngồi chuyện vãn. Peng-Lang cáo từ về trước, lấy cớ còn phải đỡ mẹ, xem việc vặt ở nhà. Cang-Ngrào biết ý, đứng dậy theo ra... - Cang-Ngrào à! sao hay hát những câu đứt ruột thế? - Gia quen nết đi rồi! Hai người đi rất thong thả, vì thời khắc đó là cái thời khắc thần tiên. Khi ra đến bờ suối, Peng-Lang ngồi lên một tảng đá lớn, nói rằng: - Ta ngồi đây nói chuyện đã chứ? - Ừ! - Giờ Cang-Ngrào lại hát đi, hát cho gia nghe một mình! - Cang-Ngrào bằng lòng lắm, Peng-Lang à! Rồi Cang-Ngrào sẽ cất tiếng hát, như thổn thức giữa cảnh yên tịnh nên thơ...
* * *
Mừng làm sao!... lại gặp Gầng-Phầng, Anh chẳng biết... Gầng-Phầng đà phụ nghĩa.* * *
Đằng xa, mõ trâu rung lốc cốc, điểm theo tiếng hát bằng cái dịp cổ lổ buồn tênh... Lên rừng xanh, hoa xưa rơi lả tả, Xuống bờ khe, nước cũ đã khan dòng... Gầng-Phầng ơi!... nỡ phụ lòng!...Cang-Ngrào hát xong, cúi nhìn Peng-Lang. Hai tay ôm mặt, Peng-Lang thổn thức khóc thầm: - Peng-Lang đừng làm thế! - Cang-Ngrào à!... Mai sau dù có xảy ra sự gì đi nữa thì Peng-Lang cũng chỉ yêu mến, chỉ một lòng với Cang-Ngrào mà thôi!...