Chương 6

Đẩy nhẹ chiếc rèm kín mít quamột bên Hạnh Tiên tựa vào cửa sổ và đứng nhìn lên bầu trời cao. Đêm mùa hè không có nhiều mây, nên bầu trời đêm trong vắt. Đứng ở đây, với tầm nhìn lên trên tán của cây điệp vàng xoe tròn bóng lá, Hạnh Tiên có thể thấymột chút trăng hình vành khuyên đang vắt vẻo treo trênmột góc trời nhấp nhánh thật nhiều sao...
Bầu trời đêm bình yên qúa, cao vòi vọi nhưng phẳng lặng và hiền hoà nhưmột dòng sông, nhưng ở phía dưới của nó, cuộc đời và số phận của mỗi con người sao cứ mãi khắc khổ, chấp chới như cánh lục bình trôi...
- Lại không ngủ được phải không? Em cứ đứng thế này không khéo sẽ còn nằm viện dài dài.
Đang mơ màng với những suy nghĩ vẩn vơ, nghe tiếng Đường, Hạnh Tiên quay lại anh rồi nói:
- Mẹ của em đang còn mê man, thì em xuất viện để làm gì chứ?
- Ý của anh là muốn nhắc đến sức khoẻ của em đó. Bệnh cũ chưa hết lại phát sinh bệnh mới, chỉ sợ khi dì Tư ra viện rồi, còn em thì chưa được ra nữa.
Hạnh Tiên thở dài:
- Chẳng thà điều ấy xảy ra, có lẽ em còn thấy dễ chịu hơn. Đàng này mẹ em cứ nằm mê man như vậy suốt ba ngày ba đêm rồi, em chỉ sợ mẹ em...
Đường chậc lưỡi nhìn Hạnh Tiên:
- Sợ gì chứ. Bác sĩ nói mẹ em đã qua thời kỳ nguy hiểm rồi. Sỡ dĩ mẹ em chưa tỉnh là do bà còn đọng chút máu bầm trong não. Vấn đề là thời gian và sự cố gắng của người nhà. Em hãy cố tin tưởng vào khả năng lành bệnh của mẹ chứ.
Hạnh Tiên cười buồn, rồi quay nhìn mẹ cô vừa nói:
- Chính anh cũng bảo em cố mà tin, đúng không? Tại sao lại phải cố để tin chứ? Chẳng lẽ niềm tin ấy có gì chông chênh?
- Chuyện y học và số mệnh luôn luôn là những ẩn số mà không ai dám đoan chắc được. Nhưng nếu như em có niềm tin thì sự chờ đợi của em chắc chắn sẽ nhẹ nhàng hơn.
Hạnh Tiên ứa nước mắt:
- Trước đây em đã từng phải chờ đợi giây phút gặp mặt trong suốt tám năm trời ròng rã. Tuy thời gian dài thật, nhưng ít ra em vẫn cònmột chút niềm tin khi nghĩ đến ngày gặp mặt. Nhưng bây giờ, chỉ mới chờ đợi mẹ em tỉnh lại trong ba ngày thôi, em đã thấy mình không còn đủ kiên nhẫn nữa, anh à.
- Nhưng dì Tư đã qua tình trạng nguy hiểm rồi mà.
- Qua rồi thì sao? mẹ em không chết mà chuyển sang trạng thái của đời sống thực vật thì còn kinh khủng hơn. Sáng nay bác sĩ đã cho em xem kết quả xét nghiệm và kết quả ấy làm cho em đau lòng.
- Biết đâu nhờ vào lòng hiếu thảo của các em, sẽ cómột kỳ tích đến với dì bốn thì sao?
- Anh tin có kỳ tích ư?
- Tin chứ. Anh tin, vì kỳ tích thật sự đã đến với gia đình anh. Đó là đúng vào ngày Lệ Quyên mấtmột năm, trên cây cầu đau thương ấy, ba mẹ anh đã tìm thấy được Hạnh Giang. Và chính sự có mặt của con bé đã làm cho hạnh phúc của gia đình anh được tái tạo lại cho đến bây giờ.
- Và con bé chắc cũng thế. Nó cũng cảm nhận hạnh phúc giống như vậy từ trong gia đình anh?
Đường gật nhẹ, rồi vừa tựa vào tường trầm ngâm, anh vừa nói:
- Vâng, đúng vậy. Và có thể cũng chính vì điều ấy cộng thêm với những uất ức dồn nén tám năm trời đã khiến có bé hành động nông nổi là chối từ me ruột của mình.
- Cũng tột nghiệp nó, vì thật sự cảm giác bị bỏ rơi rất khó chịu.
- Nhưng cái chính là Hạnh Giang đã để sự Oán giận làm ảnh hưởng đến lý trí, nó quên mất là nó cần tình mẫu tử hơn là trả thù...
- Và bây giờ khi nó hiểu ra thì đã qúa muộn... đúng không?
Đường nhìn Hạnh Tiên rồi lắc nhẹ đầu:
- Gì mà bi quan dữ vậy? Theo anh, nên nói là sự bắt đầu thì đúng hơn. Vì con bé cuối cùng đã hiểu ra đâu mới là chân lý, và do vậy anh cam đoan, từ nay sẽ chẳng còn ai hiểu thấu hơn nó nữa đâu.
Giọng Hạnh Tiên buồn thiu:
- Nếu mẹ không tỉnh lại thì sự hiếu thảo của nó, có cũng bằng thừa.
Biết tâm sự đang trĩu nặng trong lòng Hạnh Tiên, Đường chỉ khẽ thở dài:
- Chuyện xảy ra đúng là không ai muốn. Nhưng nếu nó lỡ xảy ra rồi thì chúng ta nên tìm cách khắc phục hậu quả, hơn là làm cho sự việc lại càng trầm trọng thêm. Anh biết Hạnh Giang đang đau khổ lắm và hơn ai hết nó mang trong lòngmột nỗi ân hận giày vò, sự ân hận đó và cả vết thương lòng chôn sâu đã làm cho nó sống dở chết dở. Nếu em thương nó, và nhất là để tránh đi vào vết xe đổ của Hạnh Giang, thì theo anh, em nên an ủi và cảm thông cho Hạnh Giang nhiều hơn là trách phiền nó. Em hiểu không?
- Em biết chứ, vì nó là em ruột của em mà. Và cũng chính vì yêu thương nó thật nhiều nên em đã rất mừng khi gặp lại nó sau tám năm chia cách. Nhưng cứ hễ thấy mẹ nằm thiêm thiếp ở đây, là em lại thấy giận nó ghê gớm. Tại sao nó lại có thể đối xử tệ bạc như vậy với mẹ được chứ?
- Nó cũng là người nên những " hỉ, nộ ái, ố " nó làm sao thoát khỏi. Nhưng dù sao nó cũng phải trả giá cho những hành động thiếu suy nghĩ của nó rồi. Hạnh Tiên à! Anh nghĩ em cũng nên rộng lòng với nómột chút đi.
- Thì em cũng đâu làm gì qúa đáng, chỉ giậnmột chút trong lòng,chẳng lẽ không được sao?
Đường cười cười:
- Bộ em không biết cơn bão lớn vừa ập đến gia đình em, chính là sự tích cóp của những cơn giận nho nhỏ suốt tám năm qua của Hạnh Giang đó sao? Sự giận dữ ghê gớm lắm, bởi nó tăng lên theo cấp số nhân và khi đà bộc phát thì hậu qủa sẽ vô cùng tại hại... em biết không?
Nghe Đường giảng giảimột hồi, Hạnh Tiên bật cười:
- Biết rồi, nói mãi. Em nói là nói vậy, chứ em với Hạnh Giang đâu phái người dưng. Giận thì giận mà thương thì thương chứ bộ.
Đường kéo ghế ngồi xuống cạnh dì Tư rồi gật đầu:
- Ừ, nghĩ vậy thì tốt. Kẻo không khi dì bốn tỉnh lại, dì ấy sẽ mệt đừ hơn, vì cứ phải lập ban hoà giải hai người mãi.
Hạnh Tiên nhìn mẹ rồi thầm thì:
- Cũng tại em sốt ruột thôi mà.
- Hạnh Giang cũng sốt ruột đâu kém gì em. Ở đây thì thôi, chứ cứ về đến nhà là khóc, ngồi đâu cũng khóc đến xót xa. Cứ cái điệu này nếu dì bốn tỉnh lại hơi trễmột chút, anh chỉ sợ nó không còn nước mắt nữa qúa.
Hạnh Tiên thở dài rồi vừa nắm tay mẹ, vừa thì thầm:
- Sự hối hận có sức mạnh tàn phá con người ghê gớm lắm. Nếu mẹ không tỉnh lại thì nhỏ Hạnh Giang sẽ điên lên mất.
Đường nhìn Hạnh Tiên, nhưng không nói gì. Vì anh hiểu trong lòng cô đang quặn thắtmột nỗi đau thầm kín, nhưng cũng thật thiêng liêng, và nỗi đau ấy không phải dễ dàng khuyên giải,một khi dì bốn vẫn còn nằm đấy, bất động nhưmột thân gỗ vô tri... LÚc này bên cạnh nỗi buồn sâu lắng đang dâng kín mặt, Đường vẫn nhận ra được vẻ dịu dàng của Hạnh Tiên sau lớp vỏ thật lạnh lùng của cô. Bất giác, trong lòng anh lại rộn lênmột thứ cảm giác lạ lùng, cái cảm giác chỉ có khi anh ở bên cô...
- Tỉnh rồi! Tỉnh rồi, anh Đường ơi! Mẹ em tỉnh rồi.
Đang thả mình theo những cảm xúc vừa chợt đến, Đường giật mình khi nghe Hạnh Tiên reo lên lần nữa.
- Anh Đường ơi! Mẹ em tỉnh rồi. Cuối cùng thì mẹ em cũng tỉnh rồi.
Quay nhìn về phía dì bốn, Đường cũng thật mừng khi thấy dì bốn bắt đầu hồi tỉnh:
- Đúng là dì bốn tỉnh rồi. Em ở đây với dì, để anh đi mời bác sĩ.
Hạnh Tiên gật đầu rồi níu lấy tay mẹ lay gọi:
- Mẹ! Mẹ Ơi! Tỉnh lại đi mẹ. Mẹ cố mở mắt ra để xem con là ai đây nè.
Cố giương đôi mắt nhọc mệt nhìn Hạnh Tiên với vẻ dò hỏi, dì Tư gắng sức thều thào:
- Cô... cô.... là...
- Con là Hạnh Tiên, là con gái của mẹ đây.
- Lặng đimột lúc vì xúc động, dì bốn nắm chặt tay Hạnh Tiên rồi ứa nước mắt:
- Là... Hạnh Tiên ư?
Vâng con là Hạnh Tiên. Con cũng đã gặp được Hạnh Giang rồi. Chắc chắn nó sẽ mứng lắm khi hay tin mẹ tỉnh lại.
- Nó.... không... nhìn mẹ... đâu.
Hạnh Tiên cười ra nước mắt:
- Không đâu mẹ. Từ lúc mẹ bị tai nạn đến giờ, Hạnh Giang ân hận lắm, nó đau khổ và khóc suốt ngày. Thật ra nó thương mẹ lắm.
Nhắm mắtmột lúc cho nỗi mừng tủi lắng xuống, dì bốn gật đầu:
- Vậy là... tốt... rồi.
Dì Tư vừa nói đến đây thì bác sĩ đến. Vị bác sĩ nhìn thấy vẻ mặt hai người thì bật cười:
- Tỉnh lại thì vui cười chứ, ai lại mếu máo thế kia. Vậy là mừng rồi nhé, tỉnh lại được là tốt rồi. Còn bây giờ chịu khó nghỉ ngơi cho thật khoẻ, đừng trò chuyện nhiều, và phải cố bồi bổ thì mới mau hồi phục được.
- Dạ thưa, cháu cho mẹ cháu ăn được chưa bác sĩ?
- Hôm nay thì cho uống sữa, nước xúp hoặc cháo loãng để dễ tiêu. Mai khoẻ hơn sẽ ăn nhiều thêmmột chút.
- Mẹ cháu khoẻ chứ ạ.
- Đỡ rồi nhưng chưa khỏe hẳn đâu. Với lại, người già thường hồi phục lâu hơn bọn trẻ các cháu. Cái chính mẹ cháu cần bây giờ là sự bình yên trong tâm hồn và những hạnh phúc từ phía gia đình mang lại, có được những thứ ấy thì sức khỏe sẽ trở lại ngay thôi mà.
- Nhưng đến bao giờ mẹ cháu xuất viện được ạ?
- Cháu cứ yên trí, bệnh viện có khi còn cho mẹ cháu xuất viện sớm hơn cháu nữa đấy. Cháu xem cháu kìa, nhập viện cả tuần rồi mà có thấy khá hơn chút nào đâu.
Hạnh Tiên chưa kịp nói gì thì Đường đã vội cướp lời:
- Phải đó bác sĩ. Cô ấy chẳng chịu ăn ngủ gì cả, suốt ngày cứ bỏ giường bệnh của mình mà sang đây ngồi khóc. Cứ như vậy mãi thì cháu biết làm sao?
Vị bác sĩ nhìn Hạnh Tiên cười hiền hòa:
- Con cái hiếu thảo là tốt. Nhưng nếu cháu không biết quý trọng bản thân mình thì cũng giống như cháu đã phạm tội bất hiếu vậy. Bởi vì công lao cha mẹ sinh thành dưỡng dục để cho cháu khôn lớn đâu phải là chuyện đơn giản, đúng không? Chính do thế, để cha mẹ phải lo lắng và xót xa sức khỏe cho mình mãi là không tốt đâu.
Hạnh Tiên cúi đầu nhẹ giọng:
- Cháu biết, nhưng cháu thật sự không an tâm khi mẹ cháu vẫn chưa hồi tỉnh. Cháu sợ mẹ cháu sẽ tủi thân khi tỉnh lại mà không thấy ai bên cạnh.
- Vậy còn bây giờ, mẹ cháu đã tỉnh lại rồi, cháu đã yên tâm chưa?
- Vẫn chưa, vì mẹ cháu còn yếu quá. Cháu muốn được ở lại đây chăm sóc mẹ cháu.
Bác sĩ lắc đầu rồi chỉ vào đồng hồ trên tường và nói với Hạnh Tiên:
- Gầnmột giờ sáng rồi, bác không cho phép bất kỳmột bệnh nhân nào của bác thức suốt đêm như vậy đâu. Đối với mẹ cháu, cháu hãy yên tâm vì tình trạng của bà ấy rất khả quan. Vả lại, ở đây đã có y tá chăm sóc và theo dõi thường trực rồi, bác nghĩ cháu nên về phòng mình nghỉ ngơi có lẽ còn tốt hơn.
- Nhưng mà...
Vị bác sĩ xua tay, vừa quay sang nói với Đường:
- Đường à. Cháu hãy cố gắng tuyết phục cô ấy nghỉ ngơi đi. Quan tâm đến người yêu như vậy là chưa đạt đâu, nhớ cho cô ấy nghỉ ngơi và tẩm bổ nhiều vào mới được.
Đường nhìn vị bác sĩ rồi đính chính:
- Bác à! Cô ấy không phải là...
Vị bác sĩ cười giòn:
- Định chối chứ gì? Nhưng làm sao giấu được bác chứ? Dù gì bác cũng đã có hơn 30 năm kinh nghiệm chốn tình trường rồi mà. Phen này khi bên sui gia khỏe lại, nhất định bác sẽ thúc anh Bửu cưới vợ ngay cho cháu. Thời buổi này, con gái hiếu thảo như cô ấy không dễ kiếm đâu nghe.
- Bác à...
- Thôi, bác phải lên phòng trực đây. Công việc của cháu là thuyết phục hai người bệnh này nghỉ ngơi, còn mọi việc khác đã có bệnh viện lo.
- Vậy còn tình trạng dì Tư?
- Ổn rồi. Huyết áp, nhịp tim đều trở lại bình thường, mắt phản xạ tốt. Mai bác sẽ cho chụp phần đầu lại để theo dõi, cháu yên tâm đi. Bây giờ bác phải đi, cháu gắng lo nhé.
Gật chào bác sĩ, Đường quay trở lại phòng lúng túng:
- Xin lỗi nhé, Hạnh Tiên.
- Sao lại xin lỗi?
- Thì chuyện bác sĩ Mẫn hiểu lầm em là người yêu của anh.
Hạnh Tiên nhìn gương mặt đỏ ửng vì ngượng của Đường mà bật cười:
- Trời! Chuyện đó thì có gì mà anh bối rối ghê vậy. Bình thường thôi mà.
- Bình thường?
- Ừ. Ở nhà nhiều khi anh Du bị phái nữ tấn công, ảnh cũng thường bảo em là người yêu của ảnh để trốn họ vậy, riết rồi em quen.
Giọng Đường sượng sùng:
- Vậy ra hai người là... người yêu của nhau à?
- Làm gì có, chỉ giả bộ thôi.
- Có khi nào giả bộ riết rồi... thành thật không?
- Không đâu. Chỉ đơn giản là...
Hạnh Tiên chưa kịp nói gì thì bất chợt dì Tư khẽ trở mình, đôi mắt nhắm lại vẻ mệt mỏi. Thấy vậy, Đường vội kéo Hạnh Tiên.
- Em đã nghe bác sĩ nói rồi đó. Em nên về phòng vì dì Tư đang rất cần nghỉ ngơi. Cả em cũng vậy nữa, nếu không ngủ đêm nay, có lẽ sáng mai em phải cấp cứu thêm lần nữa đó.
Hạnh Tiên nhăn mặt nhìn Đường:
- Đừng trù ẻo em có được không? Em chỉ muốn ở đây chăm sóc mẹ thôi.
- Nhưng em cũng đang bệnh mà. Ai lại đểmột bệnh nhân đi chăm sócmột bệnh nhân bao giờ?
- Để mẹ Ở đâymột mình, em không yên tâm.
- Sao lạimột mình? Anh sẽ ở đây với dì Tư.
- Nhưng anh đâu là gì của mẹ em?
- Dì Tư là mẹ của Hạnh Giang và em, thì cũng như... mẹ anh.
Hạnh Tiên "xí" dài:
- Mẹ của người ta mà định giành hả?
- Giành thì không dám, anh chỉ "ké" thôi.
- Nhưng anh là đàn ông, chăm sóc mẹ em sao tiện?
- Có gì mà không tiện, em quên ba anh cũng là bác sĩ sao?
Nhìn thấy mẹ mê ngủ trở lại, Hạnh Tiên quay nhìn Đường lo âu:
- Mẹ em ngủ hay mê vậy anh Đường?
Nghe hơi thở điều hòa của dì Tư, Đường nói nhỏ:
- Dì ngủ đấy, em để yên cho dì ngủ, nghe lời anh, về phòng mình nghỉ đi nhé.
- Nhưng...
- Không nhưng nữa, về ngay kẻo bác sĩ la đó.
- Nhưng em không dám về.
- Sao vậy?
- Sợ ma chứ còn sao nữa? Ở bệnh viện.. nhiều ma lắm.
Đường nhìn Hạnh Tiên ngồi co ro thì bật cười:
- Em mà cũng sợ ma nữa à?
- Sao lại không? Ma là người cõi âm, mà người cõi âm... thì... ghê lắm.
Thấy Hạnh Tiên có vẻ sợ, Đường chợt thích đùa:
- Vậy sao? Em quay lại phía sau. Em xem có phải là ma không?
Đang trong tâm trạng sợ sệt, Hạnh Tiên vẫn cố len lén nhìn về phía sau. Bỗng cô hớ lênmột tiếng rồi nhảy xổ vào chỗ Đường và ôm anh chặt cứng. Bất ngờ vì vẻ hoảng hốt dữ dội của Hạnh Tiên, Đường cũng ôm vội lấy cô. Khi thấy Hạnh Tiên gần muốn xỉu đi vì sợ, vừa ôm cô, anh vừa trấn an:
- Nè! Anh đùa thôi mà. Có gì mà em sợ dữ vậy?
Cố trấn áp cơn hoảng loạn trong lòng, Hạnh Tiên nhìn về chỗ phía sau lưng mình lúc nãy rồi lại hét toáng lên:
- Ma... có ma.
Đường nhìn vào chỗ cửa sổ nơi gió phần phật làm thổi tung tấm rèm che cửa sổ hỏi:
- Ma đâu... làm gì có ma. Anh chỉ đùa thôi mà.
- Không là ma thật, em vừa trông thấy nó đứng ở cửa sổ nhìn em.
- Đã nó là không có ma rồi mà. Có anh ở đây thì ma nào dám hiện ra.
- Thật... em nói thật...
Nghe giọng Hạnh Tiên đoan chắc, Đường bước đến chỗ cửa sổ rồi nhìn quanh:
- Đâu, ma đâu? Giờ này khuya rồi, mà cũng phải đi ngủ chứ bộ.
- Em thấy nó đứng nép ở bên tấm màn... màn bị gió thổi bay... em thấy áo nó mặc màu trắng... và mắt nó rất sáng.
- Làm gì có. Chắc là do em tưởng tượng ra thôi mà.
- Không em nhìn thấy đến hai lần, thì đâu phải do tưởng tượng.
Giọng Hạnh Tiên run run:
- Sao anh không tin em? Em thấy ma thật đó.
Thấy Hạnh Tiên gần như khóc, Đường đành gật:
- Tin chứ. Em hét muốn điếc chết anh thế kia thì đâu còn là chuyện đùa đúng hôn.
- Đừng nói với em bằng giọng đó, em thật là đã trông thấy ma, em sợ quá.
Hạnh Tiên vừa nói vừa nhìn ra bầu trời. Lạ thật! Lúc nãy bầu trời trong xanh, cao vợi là thế, vậy mà bây giờ lại đen ngòm và nặng trịch...
- Sắp mưa rồi đó. Em vào phòng đi để anh đóng cửa lại.
Nghe tiếng Đường, Hạnh Tiên khẽ gật. Nhưng khi cô vừa quay gót thì bất chợtmột tiếng sét nổ vang trời làm cô suýt chúi nhủi vì giật mình.
Chụp vội lấy cô, Đường kéo nhanh cô vào lòng rồi ôm cứng. (chu, lợi dụng thời cơ quá hé)
- Trời ơi! Em sợ quá.
- Em đừng sợ, đã có anh ở đây mà.
Nghe tiếng Đường thật gần bên tai và nghe cả hơi thở thật nồng ấm của anh tự dưng Hạnh Tiên run lên. Ngỡ cô còn sợ, vòng tay Đường siết mạnh hơn cùng những lời vỗ về đằm thắm:
- Đừng sợ... Em đừng sợ nhé... Anh luôn ở bên em đây.
Lần đầu tiên trong đời được ở trong vòng tay củamột chàng trai, mà chàng trai đó cô lại đang nuôi nấngmột tình cảm nồng thắm, tự dưng Hạnh Tiên thấy mình thật hạnh phúc... Và rồi giống nhưmột thông điệp từ con tim, vòng tay của Hạnh Tiên lại luồn qua và ôm giữ lấy lưng Đường. Hơi bất ngờ vì vòng tay của cô, nhưng chỉmột thoáng sau, khi cảm nhận được đầy đủ ý nghĩa của cái siết nhẹ thật ân cần của Hạnh Tiên thì anh đã hiểu. Nâng nhẹ gương mặt Hạnh Tiên lên, tim Đường đập rộn ràng khi nhìn thấy đôi môi ngọt lịm của Hạnh Tiên. Anh cúi xuống nhưng bị Hạnh Tiên khẽ đẩy ra:
- Đừng anh. Mẹ kìa.
Liếc nhìn về phía dì Tư, quan sátmột lát, Đường mỉm cười rồi nói khẽ vào tai Hạnh Tiên:
- Yên nào, mẹ đang ngủ say mà.
Vừa dứt lời, Đường đã gắn môi mình vào đôi môi của Hạnh Tiên, rồi khẽ khàng đặt lên đấymột nụ hôn ngọt ngào. Hạnh Tiên nhắm mắt đón nhận nụ hôn của Đường trongmột niềm hạnh phúc vô bờ...
Ngoài kia, mưa chợt ào đến và trongmột chốc, mưa lấp kín cả bầu trời. Thỉnh thoảng, khi có những tia chớp vụt lóe sáng thì ánh sáng của nó soi rõ bóng củamột người đang đứng lặng lẽ dưới mưa. Và có lẽ thật khó chịu khi phải chứng kiến nụ hôn tình yêu của Đường và Hạnh Tiên, chiếc bóng chần chừ như suy nghĩmột lúc rồi hậm hực bỏ đi...
Đang xì xụp nuốt vội tô mì gói thì Hạnh Giang đến, thấy cô, Du xịu mặt:
- Biết ngay mà. Sáng giờ mắt phải cứ giật liên tục nhưng tôi không biết chuyện gì, bây giờ thấy cô thì cô biết rằng mình đúng là không gặp hên rồi.
Nghe Du đón mình bằng giọng khó chịu, Hạnh Giang để túi xách lên bàn rồi nhìn Du, hằn học:
- Anh vô duyên cũng vừa thôi chứ. Nếu không vì cịh Hai tôi nhờ thì tôi đã chẳng mất công đến đây đâu.
- Hạnh Tiên nhờ cô đến đây để làm gì?
- Thì đến để coi anh... chết đói chưa? Chỉ còn bảo tôi mang thức ăn đến cho anh nữa nè. Lội mấy cây số đường, mang toàn món ăn ngon đến viện trợ, không được khen hay cảm ơn câu nào mà còn bị xem như là khắc tinh.
Giọng Du tỉnh queo:
- Chẳng lẽ cô không phải là khắc tinh của tôi sao? Gặp cô đâu là tôi xui đó, không gọi là khắc tinh thì biết gọi là gì?
- Anh là khắc tinh của tôi thì đúng hơn. Người đâu mà khó ưa, cứ hễ mở miệng ra là thấy ghét.
- Tôi nhớ là tôi cũng đâu có ưa gì cô. Con gái gì mà chua ngoa thấy sợ. Nói thật nghe, tôi không hiểu vì sao cô và Hạnh Tiên lại là hai chị em ruột cho được, tính tình hai người khác xa, đúng ramột trờimột vực.
Hạnh Giang giậm chân nhìn Du, giọng bực bội:
- Nè nghe, nói cho anh biết, tôi có chua ngoa hay đanh đá gì cũng không mắt mớ đến anh. Nếu anh còn ăn nói ngang tàng kiểu đó thì đừng trách tôi à.
- Chà, chà! Định hăm dọa đây. Cô định ôm... hôn tôi? Hay là... cô sẽ... nựng tôi vậy?
- Đồ... thô bỉ! Không thèm nói chuyện với anh nữa, tôi về đây. Từ nay, có đói thì cứ tự nhiên... mà chết đi há. Đây chẳng ngu gì làm chuyện bao đồng đâu.
Thấy Hạnh Giang có vẻ giận dữ, vừa đi vừa giằng dỗi, Du vội kêu:
- Ê! Có biến thì biến, còn đồ ăn thì để lại. OK?
- Tại sao phải để lại khi chúng là do tiền của tôi mua?
- Cô mua à?
- Không là tôi, chẳng lẽ là... khỉ trong sở thú?
Du che miệng cười:
- Cái đó cô nói à nghe. Nhưng mà trông cô cũng... hao hao đấy.
- Tôi đã nói là không giỡn nữa đâu. Anh khi người quá đó.
Du nhún vai:
- Tôi là vậy mà. Thích là nói không sợ mếch lòng, nhưng những điều tôi nói không phải là không có lý đâu nghe. Tôi là ân nhân của chị cô, vì vạy việc cô ấy quan tâm tôi là chuyện bình thường thôi. Nhưng nếu việc quan tâm ấy trễ tràng, đương nhiên tôi có quyền bất bình chứ.
- Anh nói trễ là trễ làm sao?
- Còn không trễ à? Tôi đã nhịn đói từ tối hôm qua đến nay rồi. Giờ mới nhớ đến tôi, bộ muốn tôi chết đói sao?
Hạnh Giang che miệng cười:
- Đàn ông con trai gì mà lười chảy thây ra, đói thì đi nấu cơm ăn chứ ở đó mà kêu ca gì. Chị tôi đang nằm bệnh viện vì bệnh chứ đâu có đi chơi mà trách cứ? Vả lại, chị tôi đâu là gì của anh mà phải lo cho anh dữ vậy, muốn có người "cơm dâng nước rót" thì đi mà cưới vợ cho vợ nó lo.
Du xua tay:
- Chuyện vợ con của tôi không khiến cô quan tâm, biết chưa? Vả lại, thật lòng tôi cũng chẳng thèm quan tâm đến mấy chuyện vặt vãnh ấy. Lấy vợ con chỉ thêm phiền.
- Anh cũng phải có vợ để chị Hai tôi được yên thân chứ.một gái,một trai ở trong cùngmột ngôi nhà, nguy hiểm lắm.
Du trợn mắt nhìn Hạnh Giang:
- Ở đây đâu có bom mà nguy hiểm chứ. Vả lại, chị cô và tôi đã ở chung nhà tám năm nay rồi mà có gì đâu.
Hạnh Giang nhìn quanh nhà rồi chậm rãi nói:
- Hồi đó khác, bây giờ khác. Vả lại, chị tôi xinh đẹp như vậy, lỡ khiến ai động lòng thì sao?
Du nghe giọng nói như vậy thì đổ quạu:
- Ê! Nghe nói có ai đó đòi về mà, sao không biến đi cho khuất mắt.
Hạnh Giang nhún vai:
- Đổi ý rồi, thích ở lại chơi thôi.
- Ở đây không ai rảnh mà chơi, về đi.
- Đuổi khách là bất lịch sự lắm, biết không?
- Nhưng đây cóc cần lịch sự, biến đi cho người ta nhờ.
Chưa nói dứt câu, Du đã nhảy mũi lie6`n mấy cái rõ to. Hạnh Giang nhìn anh rồi nói:
- Sổ mũi à? Cảm lạnh rồi đó. Uống thuốc đi.
Du xua tay rồi lắc đầu:
- Cảm gì mà cảm, điên quá. Chỉ tại trời mưa làm khó chịu thôi mà.
- Bộ anh quên... ba tôi là bác sĩ hả? Nghe giọng của anh, tôi cam đoan là anh bệnh trăm phần trăm rồi.
- Tôi bệnh hay không thì mắc mớ gì đến cô?
- Sao lại không mắc mớ chứ? Tôi đến đây theo lời ủy thác của chị Hai tôi mà. Chưa xong việc tôi chưa về đâu.
- Ở đây có việc gì cho cô, ngoài chuyện "thịt" tôi.
Hạnh Giang nhăn mặt:
- Anh ăn nói kinh tởm quá. "Thịt" anh mà làm gì, ô nhiễm môi trường thêm thôi. Tôi đến đây để đưa thức ăn cho anh và dọn dẹp nhà cửa giùm chị Hai. Tôi không muốn nay mai chị tôi xuất viện về đây lại phải cấp cứumột lần nữa, vì sự dơ dáy và bê bối của ngôi nhà này.
- Đây là nhà của tôi, dơ hay sạch mặc kệ tôi.
Hạnh Giang vừa dọn thức ăn trong chiếc túi xách mang theo lên bàn, vừa lắc đầu:
- Không được, cả anh và ngôi nhà này được chị Hai ủy thác cho tôi. Tôi tự thấy phải có trách nhiệm với cả hai.
- Bây giờ cô định làm gì?
- Toàn là những điều có lợi cho anh. Thứ nhất: dọn bữa; thứ hai: dọn dẹp sạch ngôi nhà này. Nói anh đừng buồn, chứ từ bé cho đến giờ, tôi chưa từng thấy nhà ai mà kinh khủng đến vậy. Giống như là nó đã trải qua hàng thế kỷ chưa dọn dẹp... đúng không?
Du nhún vai:
- Phụ nữ là chúa rắc rối. Câu nói này đến bây giờ tôi mới nghiệm ra. Thôi được, cô muốn dọn gì thì dọn, nhưng phải cho tôi ăn. Nhai mì gói hoài tôi ớn đến tận cổ.
Hạnh Giang chỉ tay lên bàn rồi nói:
- Thì đó, dọn cả lên bàn rồi, cứ đến đó mà ăn. Chẳng lẽ đợi người ta đút sao?
Du cười cười:
- Đợi ai chứ không dám đợi cô đâu. Bộ không sợ cô đút chết hay sao?
Giang nhìn Du nguýt dài:
- Cứ cái giọng "đâm heo thuốc chó" đó, có ngày không bị "đút chết" cũng bị bóp chết thôi. Có ăn thì lo ăn đi, còn ở đó mà nhiều chuyện.
Du nhìn thức ăn rồi hỏi:
- Đem nhiều thức ăn vậy, tôi ăn làm sao hết?
- Bộ anh tưởng ănmột ngày thôi sao? Bây giờ anh ăn tô phở này đi, còn thịt gà chiên để chiều. Mai nấu cơm ăn với thịt kho tàu. Tôi mua đủ thức ăn cho ba ngày đó.
- Trời! Có phở, gà chiên và cả thịt kho tàu nữa ư? Thịnh soạn quá.
- Sao lại không? Dù gì tám năm trước anh cũng đã từng có công cứu chị em tôi, tôi chẳng bao giờ quên đâu. Bây giờ gặp lại anh, thấy gia đình anh cưu mang chị tôi, tôi lại càng cảm kích.
- Cảm kích hay công kích? Gặp tôi là cô cứ chỉa... đại bác vào tôi.
Hạnh Giang cười cười, cô nhìn Du lắc đầu:
- Có thể tôi và anh khắc khẩu, nên gặp nhau là gây gổ, chứ tôi hoàn toàn không có ác ý gì với anh hết.
Du liếc vào mớ thức ăn trên bàn rồi nói nhỏ:
- Chưa biết chừng có thuốc chuột trong đó cũng nên, con gái là thâm hiểm lắm.
- Thâm gì? Bộ thuốc chuột không tốn tiền mua sao? Vả lại, vừa tốn tiền mua thức ăn, vừa tốn tiền mua thuốc chuột, tôi đâu có ngu.
- Có thật là cô không ghét tôi không?
- Cũng có thể gọi là oan gia, nhưng cũng không đến nỗi ghét chết. Nhưng mà thôi, anh ăn phở đi, nãy giờ mãi lo nói chuyện, nó nở bằng cái cột nhà rồi kìa.
- Nhưng cô phải đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm cho tôi mới được.
Hạnh Giang vừa thu dọn đống sách báo trên bàn, vừa nhìn Du:
- Tôi đã nói rồi, thà tôi mua thuốc, thuốc chuột, còn hơn thuốc anh mà.
Nghe giọng lưỡi trả lời sắc lẻm của Hạnh Giang, Du biết mình đã gặp phải đối thủ lợi hại. Nhưng vì bao tử đang cồn cào, nên anh kéo vội tô phở về phía mình rồi ăn ngon lành. Đứng nhìn Du ăn, Hạnh Giang bật cười:
- Ai không biết, sẽ tưởng anh vừa từ Somali sang. Giống như chết đói từ kiếp nào vậy.
- Con người tôi là vậy, ăn to nói lớn quen rồi. Vả lại, phở là món ăn tôi thích nhất.
- Vậy còn xôi của chị tôi nấu? Nghe nói chị tôi nấu xôi ngon lắm?
- Đúng là ngon, nhưng ăn trong tám năm, bộ không ngán sao?
- Vậy trong tám năm sống chungmột nhà, anh và chị tôi làm gì?
- Làm gì là sao? Giữa tôi và Hạnh Tiên, cũng giống như cô và Đường vậy thôi.
- Sao giống. Chúng tôi xem nhau là anh em. Còn hai người...
- Thì cũng là anh em bạn bè chứ gì? À! Mà sao cô hỏi vậy? Tính dò hỏi chuyện chi đây?
- Không. Chỉ để biết thôi vậy mà. Tại vì giữa anh và anh Đường, tôi không muốn sau này hai người có chuyện với nhau vì chị tôi.
Nghe Hạnh Giang nói đến đây, Du ngừng ăn, nhìn cô hỏi gấp:
- Cô vừa nói gì vậy? Tôi không hiểu?
- Thì chuyện của chị Hai tôi và anh Đường đó mà. Hình như giữa hai người đó có gì với nhau. Chính vì thế, tôi dọ hỏi ý anh, để biết chắc rằng anh không phải là kẻ thứ ba.
Du nghe những lời nói này thì khó chịu ra mặt:
- Cô đánh giá tôi thấp quá đó. Là kẻ thứ ba à? Tôi không thèm đâu.
- Chuyện tình yêu mà... bộ không thèm mà được sao?
- Nhưng giữ tôi và chị cô đâu có gì.
- Tôi biết, nhưng hình như anh vẫn chưa tỏ thật lòng mình. Mắt của anh đang đỏ lắm.
Du đẩy tô phở quamột bên, giọng mất tự nhiên:
- Chẳng phải cô bảo tôi cảm là gì? Bệnh thì mắt đỏ đấy thôi.
Giọng Giang giễu cợt:
- Chứ không phải khóc hả?
- Mắc mớ gì mà khóc, tôi đâu phải như cô mà "mít ướt" chứ?
- Nếu vậy thì thôi. Không động tâm là tốt rồi. Mai mốt rảnh rỗi, tôi sẽ tìm cho anh mối khác vậy nhé.
- Đây không cần. Dây vào đàn bà con gái chỉ có rách việc thôi.
Vừa sửa lại họ hoa trên bàn thờ ngoại, Giang vừa nhìn Du:
- Tin anh có mà bán lúa giống. Mắt anh đa tình thấy mồ.
Du nhăn nhó nhìn Hạnh Giang:
- Cái cô này. Bộ hết chuyện nói rồi sao? Thôi, đổi đề tài đi. Tôi muốn biết tình hình ở bệnh viện ra sao rồi?
- Vẫn đông đúc vì nhộn nhịp như từ trước đến giờ.
- Cái gì?
- Bệnh viện. Chẳng phải anh đang hỏi tôi đấy à?
- Trời ơi! Tôi hỏi là hỏi mẹ cô và Hạnh Tiên kia kìa, hai người ấy ra sao rồi?
- Lo lắng như vậy, sao mấy hôm nay lại trốn tiệt ở nhà? Chẳng lẽ anh giận gì chăng?
Du xua tay rồi đi tới đi luimột cách nóng nảy:
- Giận hờn gì? Chẳng qua tôi tự thấy mình thừa đi trong cuộc sum họp của gia đình cô thôi. Giống như kẻ đưa đò vậy mà, đưa khách qua sông rồi thì hết bổn phận.
Hạnh Giang dừng tay quét dọn rồi nhìn Du:
- Anh đánh giá chị tôi thấp quá đó. Nếu như chị tôi là người bạc tình, bạc nghĩa thì việc gì phải chăm anh như chăm con thế kia? Vả lại, tính chị tôi, tôi biết, chị ấy mà đã nhận ơn của ai thì có chết, chị cũng không quên.
Du thở dài:
- Cô không hiểu gì hết đâu.
- Sao không hiểu chứ, trông anh cứ quýnh quáng như gà mắc tóc thế kia nghe tôi nhắc đến anh Đường thì tôi biết là anh đã phái lòng chị tôi mất rồi.
Du trừng mắt nhìn Hạnh Giang:
- Cô đừng nói bậy nghe. Phải lòng... phải ruột gì? Chị em cô dữ thấy mồ, ai mà dám yêu?
- Không yêu sao ỉu xìu như bong bóng xì hơi thế kia.
- Đơn giản vì tôi... không thích... Ở nhàmột mình vậy thôi.
- Sao lạimột mình? Thêmmột mình nữa thì có.
- Cái gì?
- Ừ. Sáng nay nghe chị Hai bàn với mẹ tôi là khi xuất viện sẽ đưa mẹ tôi về đây ở.
Du sáng mắt nhìn Hạnh Giang:
- Cô nói thiệt hôn?
- Dóc chết.
- Vậy là dì Tư chịu về đây ở với tôi và Hạnh Tiên ư?
- Mẹ tôi vẫn còn ngại là phải làm phiền anh.
- Sao lại phiền? Tôi còn khoái nữa là đằng khác, càng đông người về đây ở tôi càng vui, chứ ởmột mình... tôi... sợ ma lắm.
Hạnh Giang vừa xếp lại mớ chăn mền trên giường, vừa cười:
- Ma không sợ... anh thì thôi chứ việc gì anh lại sợ ma? Nói thật nha, anh ăn ở bê bối như vầy... ma nào mà dám vào đây để nhát anh? Bộ nó không sợ bị... hôi chết sao?
Du trề môi:
- Miệng lưỡi của cô không thua gì chị cô. Cũng chua như giấm và đanh đá như... mẹ Cám.
- Ừ, chị em tôi là vậy đó, nhưng được cái tốt bụng.
- Bụng là của cô, nên tốt hay xấu ai mà biết. Cũng may là cô không dọn về đây. Chứ nếu không...
- Nếu không thì sao?
- Thì tôi để nhà cho cô ở luôn chứ sao? Dữ dằn quá mà.
Hạnh Giang xoắn đuôi tốc trong tay rồi nhìn Du:
- Anh yên trí đi, tôi không về đây ở đâu mà sợ.
- Sao vậy? Dì và Hạnh Tiên đều ở đây, không lẽ...
- Không lẽ, không chẳng gì... Tôi cũng đâu phải là người bạc tình bạc nghĩa chứ. Ba mẹ nuôi của tôi dù gì cũng đã cưu mang tôi suốt tám năm trời. Nay tôi bỏ đi như vậy thì ba mẹ tôi buồn lắm.
- Còn mẹ và chị cô, cô không sợ họ buồn sao?
- Tôi nghĩ là mẹ tôi hiểu và cảm thông cho tôi. Hoàn cảnh phải vậy thôi mà.
Du ngồi bó gối trên giường trầm ngâm:
- Vậy là cô có cùngmột lúc hai gia đình và hai người mẹ, tôi thật sự ngưỡng mộ cô.
- Ngưỡng mộ hay ganh tỵ đây?
- Cũng có chút ganh tỵ, vì tôi là người không có nhiều diễm phúc đến thế.
- Nhưng mẹ tôi cũng làmột người mẹ tốt, chắc chắn bà sẽ rất thương anh.
- Thương thì ích gì, tôi cần là cần người mẹ của chính mình kìa.
- Nhưng nghe chị Tiên nói là mẹ anh mất rồi mà.
- Cô nắm thông tin về tôi cũng rõ ghê há. Phải. Mẹ tôi chết rồi, người chết là hết, vì vậy cả đời tôi, hai tiếng "mẫu tử" đối với tôi luôn luôn lạ lẫm.
Nghe tâm sự của Du, Hạnh Giang chợt thấy tội nghiệp anh. Vì cô biết mặc dù vẻ ngoài của anh rất cứng rắn, mạnh mẽ, nhưng bên trong, Du làmột người coi trọng tình cảm. Bởi vì anh luôn mang mặc cảm về những thiếu thốn mà anh phải chịu đựng trong suốt cả quãng đời thơ ấu của mình.
- Nhưng mẹ tôi nhất định sẽ đối xử tốt với anh, và có thể bà sẽ xem anh như là con vậy.
- Cô có vẻ tôn sùng mẹ cô quá há.
- Đương nhiên rồi. Vì tôi ít nhất cũng đã cómột quãng đời thơ ấu đẹp đẽ bên mẹ.
- Vậy sao hồi gặp lại dì Tư, cô đối xử với dì ấy tệ vậy?
- Anh không ở tâm trạng của tôi, anh không biết đâu.
- Bị sốc chứ gì? Bộ cô tưởng chỉ có mình cô là bị mẹ bỏ thôi sao? Tôi cũng vậy, nhưng tôi đâu thù ghét mẹ tôi. Mà trái lại, tôi còn mong cómột ngày nào đó bà trở về và sống mãi với tôi, ai ngờ...
Hạnh Giang ngồi xuống ghế rồi nhìn Du tâm sự:
- Anh có biết đêm mà tôi bị bỏ nằm dưới gầm cầu đó tôi đã suýt chết không? Mẹ tôi nói lúc đó thủy triều đã ngấp nghé dưới chân tôi, nếu ba mẹ tôi không phát hiện kịp thời thì tôi sẽ chết hoặc là vì bệnh hoặc là bị nước thủy triều cuốn trôi. Sau đó, tôi được đưa vào bệnh viện và nằm ở đấy gầnmột năm trời vì ốm thập tử nhất sinh. Suốt trong thời gian đó, tôi rất mong gặp lại mẹ và chị nhưng rồi họ Ở đâu không thấy. Khỏi bệnh, tôi đã lang thang trên cây cầu này gần nửa năm trời để chờ đợimột cuộc tái hợp, nhưng rồi cứ liên tiếp thất vọng này đến thất vọng khác làm cho tim tôi tan nát vì bị tổn thương. Vậy rồi tôi theo ba mẹ tôi về Ban Mê Thuột sinh sống vì yêu cầu chuyển công tác của ba. Mãi mấy năm gần đây, ba tôi được chuyển về Sài Gòn nên tôi mới được trở lại.
- Chuyện của cô nghe cũng bi thảm quá.
- Còn hơn cả bi thảm nữa, vì tôi tuy sống trong cảnh giàu sang sung sướng nhưng mơ ước gặp lại gia đình luôn cháy bỏng. Lâu ngày khi mơ ước đó bị tàn lụi dần thì tôi lại thấy hận đời và hận mình biết bao nhiêu.
- Vậy là khi gặp lại mẹ, nỗi hận đó lại có dịp bùng phát?
Hạnh Giang gật đầu rồi vừa khẽ vuốt mái tóc dài của mình, cô vừa nói:
- Phải nói là sự thương nhớ và cả sự hằn thù trong tôi giống nhưmột đại lượng tỉ lệ thuận vậy? Cứ thương bao nhiêu là hận bấy nhiêu.
- Chính vì thế mà cô lại trút cả lên mẹ cô mà không để cho bà kịp thanh minh.
- Đúng vậy. Đúng là sự hờn giận lâu ngày đã trở thành sự thù hận nên khi gặp lại mẹ là tôi nhận ra ngay và cùngmột lúc với sự mừng rỡ là ngọn lửa của sự thù hận tràn ngập con tim tôi. Chính sự thù hận đó đã đẩy tôi đến hành động nông nổi này, dù rằng tôi rất yêu mẹ tôi.
Du chặc lưỡi:
- Cũng may là dì Tư không việc gì chứ nếu như dì ấy... toi đời thì cô cũng không còn tư cách để sống nữa đâu.
Hạnh Giang gật đầu:
- Đúng vậy. Nhiều lúc tôi nghĩ rằng nêu chẳng may mẹ tôi chết đi vì tai nạn này thì có lẽ tôi sẽ phải chết theo. Vì tôi làm sao mà sống được, khi mặc cảm giết mẹ cứ đeo đẳng mãi bên mình?
- Vậy là cô cũng còn may đó. Bởi vì hôm trước tôi nghe bác sĩ nói việc mẹ cô tỉnh lại làmột kỳ tích, vì chấn thương dạng đó thường bị dị chứng rất nặng nề.
Hạnh Giang rút trong người ramột chiếc yếm màu vàng đẫm máu rồi nhìn Du:
- Ngày mẹ tôi bị tai nạn, tôi đã mang chiếc yếm này đến chùa cầu nguyện. Tôi nghĩ: Nếu ông trời muốn lấy mạng của mẹ tôi thì trước hết hãy giết tôi đi đã.
- Cầu nguyện gì mà vô duyên. Ai đời ông trời mà lại đi lấy mạng người bao giờ?
- Vậy mà ông trời đã nghe đó. Tôi nghĩ ông ấy cũng đã bỏ lỗi cho tôi rồi.
- Ông trời thì cũng như con người vậy thôi. Có lồi mà nhận lỗi thì ai mà nỡ chối từ chứ. Cũng như tôi vậy, hôm cô...ng tôi té cái rầm, đau thấy... bà cố luôn, mà tôi cũng đâu có bắt đền.
- Nhưng sau đó tôi đã mời anh đi ăn gì đó với tôi, vậy mà nửa đường lại vọt đi đâu mất tiêu, báo hại tôi kiếm muốn chết.
Du gãi đầu rồi nhìn Hạnh Giang:
- Tôi nghĩ trái đất đúng là tròn, phải hôn? Nếu không thì làm gì có những cuộc gặp gỡ ngộ nghĩnh như vậy. Nhưng nói thật nha, lúc gặp cô, tôi cũng không ngờ cô lại là Hạnh Giang nữa.
- Có lẽ tôi xấu đi.
- Không. Không xấu mà còn trổ mã và xinh đẹp hơn đó.
- Còn anh cũng vậy, tôi cũng không tài nào nhận ra anh chính là anh chàng Du đen hồi đó.
- Bộ bây giờ tôi hết đen rồi sao?
- Không phải. Mà hình như còn đen hơn, chỉ có điều nhìn anh chững chạc hẳn ra và đỡ du côn hơn hồi đó.
- Bộ hồi đó tôi du côn lắm hả?
Hạnh Giang tủm tỉm:
- Còn phải hỏi, du côn và nhếch nhác lắm, nhưng được cái tốt bụng. Không gặp anh đúng là chị em tôi không biết giờ này sẽ ra sao?
Mặt Du tỏ vẻ quan trọng:
- Bây giờ mới biết hả, có sợ muộn không đấy?
- Muộn gì, thì tôi đang hầu hạ anh để đền ơn đây.
- Cô đền ơn bằng cách này, bộ muốn tôi thành ông địa sao?
Hạnh Giang nhún vai:
- Đơn giản thôi, nếu anh không thích số thức ăn tôi mang đến thì tôi sẽ mang chúng về. Ngày mai tôi sẽ đem cho anhmột thùng mì gói để anh dùng cho hợp khẩu vị, há.
Du nghe nói vậy thì hết hồn:
- Ồ, không! Tôi chỉ đùa thôi mà. Trong bao tử tôi mấy hôm nay toàn là mì gói, đêm nằm mơ cũng thấy mì gói, bây giờ bảo tôi ăn mì gói nữa chắc tôi vong mạng quá.
- Nói đùa thôi, chứ tôi muốn, chị Hai tôi cũng không muốn đâu. Cho anh ăn mì gói dài hạn như vậy, tôi e rằng kẻ mạng vong kia không phải là anh mà là tôi đó.
- Là cô? Sao vậy?
- Thì bị nhằn đến nhức xương chứ còn sao nữa. Chị Hai của tôi là cao thủ sốmột về "môn" này mà.
Du nhún vai vẻ từng trải:
- Tưởng gì, vụ đó tôi rành hơn cô, vì tôi đã ở chungmột nhà với cô ta đến tám năm ròng. Gần đây tôi phát hiện mình hình như đã bị mắt chứng... viêm tai.
Nghe giọng khôi hài của Du, Hạnh Giang cười như nắc nẻ. Ngồi nhìn gương mặt Hạnh Giang lúc cười, tự dưng Du thấy thích thích.
- Nè! Bộ hồi đó đến giờ chưa thấy ai cười sao mà nhìn dữ vậy?
Đang ngắm Giang, nghe cô cằn nhằn, Du vội chặc lưỡi:
- Tôi đang nghiên cứu hai cái đồng tiền của cô, giá như mà tôi có chúng thì OK rồi.
Hạnh Giang đang dọn dẹp mớ quần áo cũ, nghe Du nói vậy liền quẳng luôn mớ đồ vào mặt Du:
- Nhảm nhí. Đồng tiền của người ta bộ để cho anh ngắm đấy à?
- Ngắm thì sao nào? Mất mát gì mà cô lo?
- Nhưng tôi không thích, được chưa?
- Vậy chứ cô thích gì?
Hạnh Giang nhăn mũi rồi bảo Du:
- Tôi thích anh thay bộ đồ đó ra vì nó hôi quá.
Du hít hít mấy cái rồi nói:
- Hôi gì mà hôi, mới mặc có mấy bữa thôi mà.
- Bộ anh định để đến cuối năm mới giặt hả?
- Không. Nhưng thay nó bây giờ tôi ngại lắm.
- Ngại gì, phải thay đồ thì tôi mới gửi đi giặt được chứ.
- Đành là vậy. Nhưng thay rồi thì tôi... mặc gì đây?
Nghe Du nói thế, Hạnh Giang đỏ mặt gắt lên:
- Vô duyên. Đàn ông con trai gì mà tệ, mặc đến hết đồ mà cũng còn không chịu giặt, ở dơ như vậy ai chịu cho nổi.
- Cô này mới lạ đó. Chịu nổi hay không chịu nổi cũng đâu mắc mớ gì đến cô.
- Nhưng tôi phải làm theo lệnh chị Hai.
- Thì bây giờ cô đem bấy nhiêu đó đi giặt tạm giùm đi. Mai, cô mang trả lại cho tôi thì tôi xin thay. Chứ bây giờ giao hếtmột trăm phần trăm cho cô thì tôi sẽ... lạnh lắm.
Nghe Du nói đến đây, Hạnh Giang xua tay:
- Kinh tởm quá đi. Thôi được, không thay thì không thay, nhưng đến mai thì không được từ chối đâu đấy nhé.
- Xin tuân lệnh.
Thấy bộ điệu thành khẩn của Du, Hạnh Giang bật cười:
- Ngoan vậy thì tốt, còn bây giờ anh hãy giúp tôi kê lại chiếc giường và tủ này. Vài hôm nữa mẹ tôi sẽ về đây ở, nên tôi muốn mua cho bà ít thứ cần dùng.
- Khỏi cần. Cứ để tôi ngủ ở ghế là được. Mẹ cô và Hạnh Tiên sẽ ngủ mỗi ngườimột giường cho thoải mái.
- Đâu được. Nhà là nhà của anh, mẹ tôi và chị Hai sẽ vào trong buồng. Tôi sẽ mua cho anhmột chiếc giường khác để anh ngủ cho tiện.
- Mua à? Cô cứ mua giường mới cho mẹ cô dùng đi, còn giường cũ để cho tôi. Dù sao tôi đã ngủ trên nó bao nhiêu năm rồi, giờ đổi giường mới, tôi lại thấy không đành lòng.
- Anh có vẻ chung thủy quá nhỉ?
- Chẳng qua là có thời gian lâu dài bên nhau nên sinh tình cảm đó mà.
- Nhưng không có cái cũ đi thì sao có cái mới được chứ?
- Tôi là tuýp người không muốn thay đổi gì cả.
- Có vẻ như anh tìm ra được chân lý gì đó khi đi đến quyết định này.
- Chân lý gì, chỉ đơn giản là sự an phận. Bởi trongmột chừng mực nào đó, sự an phận luôn luôn là ráo chắn an toàn cho thân chủ của nó.
Hạnh Giang nghe Du nói vậy thì trầm ngâm:
- Còn tôi, tôi thì lại muốn thay đổi nhiều quá. Có khi nào vì thế mà cuộc đời tôi lại long đong không?
- Cô đừng hiểu sai ý tôi. Vì cũng có khi tôi làmột con người lập dị, quen nhìn những sự việc quanh mình giản đơn đến độ không ngờ, nên những suy nghĩ của tôi nhiều khi cũng không giống ai. Cuộc sống mà, nếu thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì sẽ tốt hơn chứ. Đúng không?
- Nếu không nghe chị Hai tôi nói về trình độ của anh, tôi còn nghĩ anh làmột nhà xã hội học đó.
- Nhận thức của con người ta đôi khi có từ những va chạm của cuộc sống hàng ngày sẽ thực tế vậy thôi. Vả lại, nghe theo chị cô, tôi cũng đang cố học thêm để bộ não của mình không bị lão hóa đi.
- Anh và chị Hai cùng học à?
- Ừ. Mình nghèo nên theo học trường ban đêm, vất vả lắm mới nhét được chữ vào cái đầu ngốc nghếch này.
- Vậy thì gắng đi, tôi sẽ giúp anh.
- Cô giúp tôi? Tôi không nghe lầm đó chứ?
- Ừ. Tôi may mắn hơn anh và chị Hai là được theo học đến nơi đến chốn. Nếu có gì cần đến tôi thì anh cứ nói.
Du cười toe:
- Vậy là tốt rồi. Có quân sư đây, chắc chắn là không còn đội sổ mãi.
- Tôi chỉ giúp thôi chứ đừng hòng dựa dẫm nhé. Nhưng thôi, chuyện đó sẽ tính sau, bây giờ tôi về. Anh lo ăn uống rồi chuẩn bị Ôn đi. Nghe anh Đường nói tuần sau là thi rồi đó.
- Thi à?
- Ừ? Thi lấy bằng lái. Anh tính sao?
- Còn tính gì nữa, lỡ leo lên lưng cọp rồi...
Hạnh Giang nhìn gương mặt Du mà buồn cười, vì lúc này trông anh giống nhưmột cậu bé đang dỗi hờn. Gương mặt ngộ nghĩnh nhưng cũng rất dễ thương của anh khiến cho Hạnh Giang thấy vui và lần đầu tiên sau những lúc tiếp xúc, cô thấy mình có cảm tình với anh... nhiều hơn.