Trong đêm khuya. Bệnh viện im lặng đến rợn người. Tôi kề tai sát mũi thằng bé. Không nghe thấy gì.Vợ thì thầm: "Nó còn thở không?"Tôi nín thinh.Vợ luồn tay vào chăn: "Ngực nó còn ấm."Tôi ngoảnh mặt, ngó ra những ngọn đèn vàng hành lang.Vợ hỏi: "Bây giờ làm sao?"Tôi không trả lời.Vợ rên nhỏ: "Trời ơi! Anh cứ trơ ra, dễ sợ quá." Chừng như vợ muốn khóc ré lên, nhưng ngại làm kinh động những người chung quanh.Tôi uể oải đứng dậy. Lên phòng y tá trực.Tôi báo: "Lâm Khang, giường số ba, không còn thở."Y tá: "Vậy hả? Để tôi gọi bác sĩ.""Không cần thiết nữa.""Tại sao không? Chỉ có bác sĩ mới có đủ thẩm quyền xác nhận nó chết."Thì ra tôi đã hiểu lầm. Gọi bác sĩ không phải để cứu chữa, mà là để chứng nhận một người đã chết thật sự.Cô y tá cầm mảnh giấy, dẫn theo một bác sĩ trẻ vào phòng bệnh. Trên cổ bác sĩ có đeo cái ống nghe. Lần này thì cái ống nghe được sử dụng, chứ không phải chỉ làm một biểu tượng đặc trưng của người thầy thuốc. Ông đặt cái chụp lên ngực thằng nhỏ. Nghe ngóng... Xong. Thu đồ nghề, và chìa tay ra. Cô ta tá trao cho ông mảnh giấy. Ông viết vội những gì đó, và ký tên. Từ lúc bước vào phòng, cho đến lúc đi ra, ông không hề mở miệng nói một tiếng gì. Cái câu "Im lặng là vàng", được ông thể hiện một cách triệt đê?Y tá nói: "Tôi điện thoại cho người đem xuống nhà xác."Tôi ngăn: "Khoan! Chờ sáng mai.""Không được. Quy định, sau khi bác sĩ xác nhận chết, phải đem đi ngaỵ"Nửa giờ sau. Một người đàn ông, lù lù xuất hiện trong bộ quần áo công nhân màu xanh đậm. Mặt sần sùi, xạm đen. Đôi mắt trơ tráo, không có hồn. Đôi mắt từ cõi âm phủ trở về. Ông ta lăn tròn cái xác thằng nhỏ, cuốn gọn gàng trong tấm nylon. Như loài kên kên quắp cái xác chết, ông nách thằng nhỏ ngang hông, đi ra cửa. Tôi thoáng thấy, miệng ông vừa ló ra hai cái nanh. Tôi có quáng mắt không? Nhìn kỷ lại, thì không thấy nữa. Vợ tôi ngồi bệt xuống sàn, ôm mặt rấm rức. Tôi lặng lẽ theo ông, đưa con tôi đi. Từ lầu ba, đi qua những hành lang, đèn vàng lạnh. Đi xuống những bậc cầu thang hun hút âm u, khuya vắng đến rợn người. Đi xuống, đi xuống, đi xuống hoài rồi cũng tới âm ty.Người đàn ông mở cánh cửa sắt. Hơi lạnh và mùi tử khí phả ùa vào mặt. Cái mùi thum thủm chuột chết. Tôi dợm bước theo vào phòng chứa xác, nhưng ông ngăn lại. Ông vào, và quay ra thật nhanh. Tôi có cảm tưởng, ông vất thằng con tôi vào đống tử thi, chứ không phải đặt nhẹ nhàng. Rồi ông đưa tôi vào một gian phòng nhỏ, chìa mảnh giấy bảo ký tên. Tôi ký tên mà không biết trong ấy viết những gì. Giọng ông trầm trầm, ra giá với tôi về việc tống táng, sau khi tổng cộng những tiền hòm, tiền đất, tiền chuyên chở... Tôi còn lòng dạ nào mà tính tới tính lui. Bao nhiêu cũng được.Bận đi lên, chỉ một mình tôi. Trong ánh sáng chập choạng, tôi nhìn thấy rất nhiều đứa bé bám theo hai bên vách thang lầu. Chúng di chuyển như những con thằn lằn hút sát vào tường. Tôi mơ hay tỉnh? Dừng lại, dụi mắt định thần. Hình ảnh ma quái biến mất, nhưng rồi nó dần dần hiện lại từ mờ đến tỏ. Tôi hoảng hồn, chạy ngược về phía nhà xác. Nơi đây chẳng còn ai. Người đàn ông nhà xác đâu rồi? Đành phải đi lên trở lại. Vừa đi, tôi vừa kêu lớn: "Ai ơi... Ai ơi... Ai ơi... " Tiếng kêu vang rền một khu bệnh viện. âm thanh làm tôi đỡ sợ. Một người đàn ông mặc blouse trắng, chạy ra đầu cầu thang: "Có chuyện gì vậy?"Tôi hớt hãi: "Có mạ"ông ta quay lưng, lầm bầm ném ra hai tiếng: "Thằng điên!"Sáng hôm sau. Tôi lên phòng y tá xin giấy khai tử để hoàn tất thủ tục hồ sơ trước khi chôn cất. Trong giấy khai tử ghi, nguyên nhân chết: suy dinh dưỡng. Khốn nạn! Như thế, thằng con tôi chết vì bị tôi bỏ đói. Chứ đâu phải chết vì ỉa chảy. Cuối thế kỷ hai mươi, giữa trái tim Sài Gòn của đất nước, giữa cái nôi của lương tâm thời đại, bác sĩ nào dám xác nhận chết vì bệnh ỉa chảy, người ta sẽ cười thúi đầu!Ai nói thời gian sẽ làm lành những vết thương? Bao nhiêu năm qua rồi, vết thương tôi vẫn còn nguyên đau nhức. Thời gian chỉ làm cho nỗi đau nhức sắc lại, như sắc thuốc Bắc, ba chén nấu còn tám phân. ém xuống tận đáy lòng mà sống. Lâu lâu gợi nhớ, bỗng muốn cầm dao đi giữa bầy thú dữ.Thua keo này, gầy keo khác.Tôi nói với vợ: "Đẻ nữa em ơi."Vợ cự: "Khổ lắm rồi. Không muốn đẻ."Tôi lý luận: "Về nhà chồng. Không tạo con trai nối dõi cho dòng họ nhà chồng. Người xưa cho thế là lỗi đạo làm dâu.""Em có đẻ con trai đấy chứ. Tại không giữ được thôi.""Thì tiếp tục đẻ nữa." Chìu chồng, vợ tôi lại đẻ. Nhưng đẻ con gái. Tôi để vợ toàn quyền đặt tên đứa con này. Vợ đặt: Sơn Cạ Có người hỏi móc tôi rằng, sao không áp dụng cái phương pháp sinh con trai, con gái theo ý muốn, như tôi đã từng bày vẽ cho nhiều người khác? Tôi chỉ cười trừ. Chứ biết nói sao?Tôi sang Mỹ, không theo cái nghĩa bi quan của đời người trôi giạt. Tôi đi có định hướng. Năm lần bảy lượt vượt biên. Cuối cùng, tôi đã tới đích. Sống ở đây, tương đối dễ thở. Tiền bạc, có chính phủ cấp. Quần áo, có nhà thờ lọ Con nít được thương yêu chìu chuộng, cưng như trứng mỏng. Mỗi ngày, chịu khó bỏ vài giờ tới trường, học ú a ú ớ vài câu tiếng Mỹ. Thế là xong nhiệm vụ. Thì giờ còn lại, chẳng biết làm gì. Coi TV, không hiểu tiếng nói, nhìn hình hoài cũng chán. Không có bạn bè đấu láo, cũng buồn. Buồn chán dễ làm cho con người mau già cỗi, chết sớm. Những bạn lính của tôi ngày xưa, hay xâm mình cái câu "khi tôi chết, ai là người xây nấm mộ?". Tôi bây giờ, lẩn thẩn tự hỏi, khi tôi chết ai là người thờ phượng? Con gái lớn lên, theo chồng, nó thờ cha chồng của nó. Còn tôi, không ai khói nhang, linh hồn sẽ bơ vơ lạnh lẽo. Vì thế, tôi muốn có thằng con nối dõi.Tôi tỏ ý cùng vợ: "Đẻ nữa. Kiếm thằng con trai, em ơi."